Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ NGUY HẠI CÔNG SUẤT 30 TẤN/NGÀY TẠI XÃ BÀU CẠN, HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 123 trang )

CÔNG TY TNHH TÂN THIÊN NHIÊN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NHÀ MÁY THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ NGUY HẠI
CÔNG SUẤT 30 TẤN/NGÀY
TẠI XÃ BÀU CẠN, HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI
THÁNG 09/2010
1
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
CÔNG TY TNHH TÂN THIÊN NHIÊN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NHÀ MÁY THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ
LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ NGUY
HẠI CÔNG SUẤT 30 TẤN/NGÀY
TẠI XÃ BÀU CẠN, HUYỆN LONG THÀNH,
TỈNH ĐỒNG NAI.
CHỦ ĐẦU TƯ
THÁNG 09/2010
2
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN 9
1. TÊN DỰ ÁN 9
2. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 9
3. CÔNG SUẤT VÀ SẢN PHẨM 9
4. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG 9
5. KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 9
6. CHỦ ĐẦU TƯ 10
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN 11
1.1. Giới thiệu chủ dự án 11
1.2. Căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo 11


1.3. Sự cần thiết phải đầu tư dự án 15
1.4. Nội dung của dự án 16
1.5. MỤC TIÊU 19
1.6. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 19
1.7. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC NHÀ MÁY 19
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU XỬ LÝ CHẤT THẢI 21
2.1. Nhu cầu xử lý chất thải 21
2.2. Dự kiến lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh 22
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG KỸ
THUẬT HẠ TẦNG 25
3.1. Địa điểm xây dựng 25
3.2. Điều kiện tự nhiên 25
3.3. Đặc điểm địa chất địa hình 26
3.4. Điều kiện thủy văn 27
3.5. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 30
3.6. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học khu vực dự án 35
3.7. Hiện trạng kinh tế xã hội của xã Bàu Cạn 36
3.8. HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN 38
CHƯƠNG 4: HÌNH THỨC VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ 39
4.1. Nội dung của dự án 39
4.3. Hình thức đầu tư khai thác vận hành 42
4.4. Thời gian hoạt động 42
4.5. Hiện trạng khu đất dự án 43
CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI 44
5.1. CÔNG NGHỆ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP 44
CHƯƠNG 6: THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ 67
6.1. Khái quát về tồng mặt bằng 67
6.2. Thiết bị kỹ thuật cho hệ thống xử lý chất thải 74
6.3. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng 78
6.4. Nhu cầu cấp và xử lý nước thải 79

CHƯƠNG 7: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ – HIỆU QUẢ 82
KINH TẾ 82
7.1. TỔNG CHI PHÍ 82
7.2. DỰ KIẾN CHI PHÍ 82
7.3. NGUỒN VỐN DỰ KIẾN CHO CÔNG TRÌNH 84
7.4. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 84
CHƯƠNG 8: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 85
8.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 85
8.2. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 97
3
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
8.3. Chương trình giám sát môi trường 115
8.4. Tổng hợp kinh phí chương trình giám sát môi trường 120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 123
KẾT LUẬN 123
KIẾN NGHỊ 123
CAM KẾT 123
4
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1. Tọa độ địa lý và các vị trí đóng mốc 24
Bảng 0.2: Tốc độ gió tại trạm Biên Hòa 25
Bảng 0.3: Đặc điểm địa tầng của khu vực thực hiện dự án 26
Bảng 0.4: Đặc trưng mực nước tại một số vị trí hạ lưu Sông Đồng Nai – Sài Gòn 27
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh 30
Bảng 3.6. Vị trí lấy mẫu không khí 30
Bảng 3.7. Diễn biến chất lượng nước sông Thị Vải trong giai đoạn 2002 – 2007 30
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 31
Bảng 3.9. Vị trí lấy mẫu nước ngầm 32
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng đất 32

Bảng 3.11. Vị trí lấy mẫu đất 33
Bảng 4.1. Thành phần chất thải công nghiệp nguy hại được thu gom và xử lý bằng lò
đốt chuyên dụng 38
Bảng 4.2. Thành phần chất thải công nghiệp nguy hại được thu gom và xử lý bằng hệ
thống tái chế dung môi (phương pháp chưng cất, ngưng tụ) 38
Bảng 4.3. Thành phần chất thải công nghiệp nguy hại được thu gom và xử lý bằng hệ
thống tái chế nhớt 38
Bảng 4.4. Thành phần chất thải công nghiệp nguy hại được thu gom và xử lý bằng
phương pháp hóa rắn sau đó mang đi chôn lấp an toàn 40
Bảng 4.5. Thành phần chất thải công nghiệp nguy hại được thu gom và xử lý theo
phương pháp súc rửa và tái chế thùng phuy 40
Bảng 5.1. Danh mục máy móc, thiết bị của hệ thống chưng cất thu hồi dung môi 57
Bảng 5.2. Danh mục máy móc, thiết bị của bãi chôn lấp an toàn 65
Bảng 6.1. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình xây dựng cơ bản của dự án.
66
Bảng 6.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục tại mỗi khu đốt chất thải nguy hại 68
Bảng 6.3. Khối lượng và quy mô các hạng mục tại khu tái chế 68
Bảng 6.4. Thông số thiết kế băng tải chuyền ở nhà tiếp nhận 73
Bảng 6.5. Thông số thiết kế băng tải phân loại vật liệu thô 73
Bảng 6.6. Băng tải phân loại vật liệu kích thước nhỏ 74
Bảng 6.7. Thông số thiết kế băng tải tách từ 75
Bảng 6.8. Danh sách các thiết bị, máy móc mới phục vụ cho hoạt động của dự án 75
Bảng 6.9. Nhu cầu nguyên nhiên liệu và năng lượng sử dụng cho dự án 76
5
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
Bảng 6.10: Cân bằng sử dụng nước của dự án 77
Bảng 6.11. Cơ cấu nhân sự của nhà máy 78
Bảng 7.2: Dự kiến vốn đầu tư 79
Bảng 7.3: Mức lương bình quân tháng tính từ năm thứ (3-50) 79
Bảng 7.3. Tổng vốn đầu tư của dự án 81

Bảng 8.4. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường không khí trong giai đoạn
chuẩn bị và xây dựng 83
Bảng 8.2. Mức độ tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 84
Bảng 8.3. Tác động của các tác nhân gây ô nhiễm đến môi trường 85
Bảng 8.4. Các nguồn ô nhiễm không khí tại khu vực Dự án 87
Bảng 8.5. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 90
Bảng 8.6. Các nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn vận hành 92
Bảng 8.7. Tác động của các chất gây ô nhiễm nguồn nước 93
Bảng 8.8. Các nguồn phát sinh CTR trong giai đoạn vận hành của dự án 94
Bảng 8.9. Các biện pháp khống chế ô nhiễm do nước thải 105
Bảng 8.10. Các biện pháp xử lý CTR tại nguồn 112
Bảng 8.11. Tổng hợp kinh phí giám sát chất lượng môi trường 118
DANH SÁCH HÌNH
6
GIỚI THIỆU
Chất thải rắn luôn là vấn đề bức xúc hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới,
lượng rác thải với nguồn phát sinh đa dạng và đang ngày càng gia tăng theo đà phát
triển kinh tế xã hội. Trong thập kỷ tới, tổng lượng chất thải rắn phát sinh được dự báo
sẽ tiếp tục tăng nhanh. Các khu vực đô thị chiếm khoảng 24% dân số cả nước nhưng
lại chiếm hơn 50% tổng lượng chất thải phát sinh, và ước tính trong những năm tới,
lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tăng khoảng 60%, trong khi chất thải rắn công
nghiệp sẽ tăng 50% và chất thải độc hại sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay.
Việc thu gom và xử lý rác đang chiếm một phần đáng kể trong ngân sách Nhà
nước. Nếu công tác quản lý và xử lý chất thải rắn không hiệu quả sẽ gây mất mỹ quan
đô thị, tác động đến ngành du lịch văn hóa của địa phương và đặc biệt ảnh hưởng đến
chất lượng sống của dân cư trong khu vực bởi các mầm bệnh, mùi hôi, vi trùng, nước
rò rỉ… Bên cạnh đó, các loại chất thải nguy hại không được phân loại riêng, chưa trải
qua bất kỳ khâu xử lý kỹ thuật nào mà trộn chung với những chất thải sinh hoạt đưa
đến những bãi chôn lấp vốn chưa được thiết kế hợp vệ sinh ngay từ đầu. Chất thải rắn
công nghiệp và nguy hại không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng, dẫn đến suy thoái môi trường. Điều quan trọng và lâu nay ít được chú ý là một
lượng CTR công nghiệp khá lớn có giá trị kinh tế rất cao lại chưa được tận dụng làm
nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác gây lãng phí khá lớn nguồn tài nguyên
này.
Ðể đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai cần phải chú
trọng công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là khi lập quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội cho các vùng và khu đô thị rất cần thiết phải quy hoạch các khu liên hợp
nhằm thu gom, phân loại và xử lý triệt để CTR sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại sinh
ra, bên cạnh đó tận dụng và tái sinh, tái chế các loại CTR nhằm tạo ra các loại sản
phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
đang ngày càng cạn kiệt dần và giảm chi phí vận chuyển cũng như xử lý chúng, tiết
kiệm ngân sách của Nhà nước đáng kể.
Các công nghệ xử lý chất thải rắn hiện nay vẫn còn nhiều bất cập: chôn lấp bừa
bãi gây ô nhiễm môi trường, chôn lấp hợp vệ sinh thì tốn đất và đặc biệt tính ra chi phí
đầu tư cao ở qui mô nhỏ, trong khi chất thải vẫn còn tồn tại trong thời gian dài (đến 25
năm). Công tác thu gom, phân loại và xử lý triệt để CTR công nghiệp và nguy hại hiện
nay còn khá khiêm tốn. Trong lúc Nhà nước còn đang gặp khó khăn về kinh phí cho
công tác này thì việc xã hội hóa công tác thu gom, phân loại và xử lý CTR công
nghiệp và nguy hại vẫn còn hạn chế.
Hiện tại của nước ta đã ban hành chính sách ưu đãi về xử lý chất thải rắn nhưng
chưa kích thích được việc tư nhân hóa, xã hội hóa công tác này. Công tác thu gom,
phân loại, quản lí chất thải rắn công nghiệp, nguy hại tại các địa phương chưa đáp ứng
được nhu cầu của xã hội và quy mô khá nhỏ nhất là ở các địa phương có nền công
nghiệp phát triển mạnh như Đồng Nai, TP. HCM, Long An…; Gần như chưa có địa
phương nào hình thành và phát triển được các khu liên hợp nhằm thu gom, phân loại
và xử lý triệt để CTR công nghiệp và nguy hại của địa phương mình.
Tỉnh Đồng Nai nói riêng và trên địa bàn huyện Long Thành, Nhơn Trạch, thành
phố Biên Hòa và các khu vực lân cận cũng không ngoại lệ, điều kiện cơ sở hạ tầng
7
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại

phục vụ cho việc quản lý và xử lý rác ở huyện hiện đang còn nhiều bất cập. Khả năng
gây ô nhiễm môi trường từ CTR công nghiệp, CTR nguy hại, các bãi rác tạm, …ngày
càng và khó kiểm soát. Để khắc phục và có biện pháp giải quyết thực trạng trên ở cần
phải xây dựng khu xử lý rác tập trung theo một quy trình hoàn chỉnh, khả thi, trước
mắt vừa giải quyết được vấn đề môi trường hiện tại cho địa phương, mặt khác nhằm
bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững cho khu vực trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước và nhằm hạn chế việc sử dụng quỹ đất công sai mục đích của các bãi
rác tự phát trên địa tỉnh Đồng Nai. Những giải pháp mới nhằm thu hồi, tái chế, tái sinh
những thành phần trong chất thải công nghiệp và nguy hại, có giá trị kinh tế, giúp
mang lại thu nhập đáng kể từ những sản phẩm thu hồi tái sinh này, đồng thời, hạn chế
đến mức thấp nhất lượng chất thải cần phải chôn lấp, xử lý.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có dự kiến quy hoạch 3 khu liên hợp xử lý
CTR sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại tại xã Quang Trung huyện Thống nhất với
quy mô 100 ha; tại xã Vĩnh Tân huyện Vĩnh Cửu quy mô 50 ha và tại xã Bàu Cạn
huyện Long Thành quy mô 100 ha. Tuy nhiên các dự án này cũng mới đang trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng nên chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay của
khu vực.
Với nhu cầu bức thiết như trên, dự án ĐẦU TƯ NHÀ MÁY THU GOM, PHÂN
LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ NGUY HẠI công suất 30
tấn/ngày của Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên ra đời nhằm đầu tư công nghệ Việt
Nam hợp lý đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu
không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà
nước đã kêu gọi “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” hiện nay. Dự án ra đời sẽ
góp phần thu gom, phân loại và xử lý triệt để một phần CTR công nghiệp, nguy hại
trên địa bàn, góp phần tạo ra một phần nhỏ sản phẩm cho xã hội và phát triển bền vững
khu vực. Dự án này sẽ được đầu tư trong khu vực xử lý CTR tại xã Bàu Cạn huyện
Long Thành và hoàn toàn phù hợp với quy hoạch của tỉnh Đồng Nai.
8
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN

1. TÊN DỰ ÁN.
Đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại
công suất 30 tấn/ngày.
2. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.
Ấp 7, Xã Bàu Cạn, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai.
Diện tích: khoảng 10 ha.
3. CÔNG SUẤT VÀ SẢN PHẨM.
 Công suất:
Phạm vi họat động:
– Thu gom toàn bộ CTR công nghiệp và nguy hại của các khu công nghiệp (KCN),
các nhà máy xí nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, Long Thành thuộc tỉnh Đồng
Nai và các khu vực lân cận.
Công suất tiếp nhận dự kiến của khu xử lý được chia làm 2 giai đọan:
Stt Loại chất thải ĐVT
Công suất tiếp nhận
Giai đoạn 1
(2011 - 2020)
Giai đoạn 2
(2021-2050)
01 Nhóm 1: bán phế liệu, bao gồm: sắt,
thép, đồng, gang, giấy, bìa carton,
nhựa phế thải, thủy tinh,…
Tấn/ngày 6,4 6,4
02 Nhóm 2: tái chế dung môi thải, nhớt
thải
Tấn/ngày 2 2
03 Nhóm 3: xử lý bằng phương pháp đốt
(bao gồm chất thải xử lý dịch vụ và
chất thải phát sinh từ hoạt động của
dự án).

Tấn/ngày 6 16
04 Nhóm 4: Súc rửa, tái chế thùng phuy
(khoảng 200 thùng phuy/ngày)
Tấn/ngày 2,4 2,4
05 Nhóm 5: Chôn lấp an toàn tro xỉ lò
đốt và chất thải không có khả năng
đốt, tái chế (bãi chôn lấp diện tích
35.000m
2
)
Tấn/ngày 2,2 3,2
Tổng cộng Tấn/ngày 19,0 30,0
4. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG.
Thời gian hoạt động dự kiến là 50 năm với công suất 30 tấn/ngày khi đạt 100% công
suất.
5. KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
– Việc lựa chọn hình thức đầu tư được thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với Luật
doanh nghiệp, thuận lợi cho việc thu gom rác thải và thu gom phế liệu, đảm bảo vệ
9
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
sinh, môi trường tại khu vực. Đặc biệt chú ý vấn đề môi trường trong việc thu gom,
phân loại và xử lý và xử lý các loại rác, trong đó có cả các loại rác thải độc hại.
– Ước tỉnh tổng vốn đầu tư cho dự án khoảng 38,9 tỷ đồng. Trong đó:
– Vốn chủ sở hữu : 24,56 tỷ đồng (chiếm 63,15%);
– Vốn vay ngân hàng : 14,34 tỷ đồng (chiếm 36,85%).
6. CHỦ ĐẦU TƯ.
- Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên.
- Địa chỉ: 12/2 KP 4, đường số 4 phường An Bình TP. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
- Điện thoại: 0613 837 281 Fax: 0613 393 089
- Người đại diện: Ông Bùi Đức Dũng Chức vụ: Giám đốc

10
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN
1.1. Giới thiệu chủ dự án.
1.1.1 Chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên.
– Địa chỉ: 12/2, KP 4, đường số 4, phường An Bình, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.
– Điện thoại: 061.383 7281 Fax: 061.393 4089
– Người đại diện: Ông Bùi Đức Dũng Chức vụ: Giám đốc.
– Sinh ngày: 19/09/1959. Quốc tịch: Việt Nam.
– Số CMND: 271817278, ngày cấp 15/09/2005, nơi cấp: Công an Đồng Nai.
– Địa chỉ thường trú: 106/5 - khu phố 1 – đường Trần Quốc Toản, phường An Bình,
Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh.
- Mua bán hàng kim khí điện máy, hàng may mặc, vật liệu xây dựng, phế liệu (trừ các
chất thải nguy hại theo danh mục tại Quyết định số 23/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường), nông sản (trừ bông vải, hạt điều), lâm sản (từ
nguồn gỗ hợp pháp), bao bì các loại sơn, hóa chất ngành sơn (trừ hóa chất độc hại
mạnh);
- Môi giới thương mại;
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Dịch vụ tư vấn về môi trường;
- Mua bán nguyên vật liệu xử lý chất thải
- Xử lý chất thải nguy hại rắn;
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp;
- Dịch vụ cầm đồ gia dụng;
- Tháo dỡ công trình.
- Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, xử lý chất thải rắn công nghiệp
(không hoạt động tại trụ sở).

1.2. Căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo
1.2.1. Căn cứ pháp lý về bảo vệ môi trường
Báo cáo được thành lập dựa theo các văn bản pháp lý sau đây:
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá
XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;
- Luật Hoá chất số 06/2007/QH được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XII,
thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008;
11
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ V/v Quy định việc
cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ V/v sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc Sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định về việc
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp
phép hành nghề, mã số quản lý chất thải;
- Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 09/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam

kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng v/v Hướng dẫn
một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Ban hành Danh mục chất thải nguy hại;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND ngày 19/3/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về
việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
- Thông tư số 13/2009/TT-BTNMT ngày 18/8/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quy định về tổ chưc và hoạt động của Hội đồng Thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
12
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
1.2.2. Văn bản pháp lý về đầu tư và xây dựng
- Luật Đầu tư năm 2005 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kì họp
thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ về Quy chế quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng;
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BXD ngày 10/01/2005 của Bộ Xây dựng ban hành

TCXDVN 309-2004 về Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu
chung;
- Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây Dựng về việc ban
hành Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây Dựng về việc ban
hành Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình;
- Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây Dựng về việc hướng
dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Văn bản 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây Dựng về định mức chi phí
quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
1.2.3. Văn bản pháp lý liên quan đến dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH hai thành viên trở lên số
4702000682 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp cho Công ty TNHH Tân
Thiên Nhiên;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế Công ty TNHH có hai thành
viên trở lên có mã số doanh nghiệp 3600648510 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng
Nai cấp cho Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên (đăng ký lại lần thứ 1) ngày 16/6/2010.
- Công văn số 2061/UBND-KT ngày 06/07/2009 của UBND huyện Long Thành về
việc thống nhất chủ trương cho Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên lập dự án đầu tư xây
dựng nhà máy xử lý, tiêu hủy chất thải công nghiệp và nguy hại tại xã Bàu Cạn;
- Công văn số 157/TNMT-QHKH ngày 18/01/2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường
gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên đầu tư Nhà máy
xử lý chất thải;
- Công văn số 873/UBND-CNN ngày 04/02/2010 của UBND Tỉnh Đồng Nai về việc

chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên được lập hồ sơ đầu tư xây
dựng nhà máy xử lý chất thải tại khu xử lý rác Bàu Cạn, huyện Long Thành;
13
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
- Công văn số 750/UBND-KT ngày 17/03/2010 UBND huyện Long Thành V/v đầu tư
nhà máy xử lý chất thải tại khu xử lý rác Bàu Cạn;
- Công văn số 53/CV-CTY ngày 30/3/2010 của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Phúc Thiên Long về việc thống nhất vị trí ranh giới cho Công ty Phúc Thiên Long và
Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên về khu xử lý rác Bàu Cạn;
- Văn bản số 565/SHKCN-QLC ngày 20/04/2010 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
Đồng Nai thẩm định công nghệ Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải
nguy hại tại ấp 7, xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
- Công văn số 1354/UBND-KT ngày 06/05/2010 của UBND huyện Long Thành V/v
thỏa thuận địa điểm cho Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên lập dự án đầu tư xây dựng
nhà máy xử lý tiêu hủy chất thải công nghiệp và nguy hại tại xã Bàu Cạn;
- Công văn số 4455/UBND-CNN ngày 08/06/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc
V/v thỏa thuận địa điểm cho Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên lập thủ tục đầu tư nhà
máy xử lý rác thải tại xã Bàu Cạn, huyện Long Thành;
- Công văn số 1472/TNMT-QH ngày 19/05/2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường
gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên đầu tư Nhà máy
xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại xã Bàu Cạn, huyện Long
Thành.
- Công văn số 1081/SKHĐT-HTĐT ngày 03/06/2010 của Sở Kế hoạch Đầu tư gửi
UBND tỉnh Đồng Nai về việc dự án đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp
và chất thải nguy hại tại xã Bàu Cạn, huyện Long Thành của Công ty TNHH Tân
Thiên Nhiên.
- Thông báo số 5140/TB-UBND ngày 28/06/2020 của tỉnh Đồng Nai về việc thu hồi
đất để thưc hiện dự án đầu tư Nhà máy xử lý rác thải tại xã Bàu Cạn, huyện Long
Thành.
1.2.4. Khung tiêu chuẩn

- TCVN 5949 : 1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và
dân cư (theo mức âm tương đương);
- TCVN 3985: 1999: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực lao động (theo
mức âm tương đương);
- TCXD 51:2008: Thoát nước - Mạng lưới và Công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn
thiết kế;
- QCVN 02:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất
thải rắn y tế;
- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất;
- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại.
-
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt;
14
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;
- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại;
- QCVN 19: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 20: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với một số chất hữu cơ;

- QCVN 22:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
nhiệt điện;
- QCVN 24: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp;
- QCVN 25:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi
chôn lấp chất thải rắn;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (Thông tư số
04/2009/TT-BYT);
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (Thông tư số số
05/2009/TT-BYT).
Ngoài ra, trong quá trình lập báo cáo này Chúng tôi còn tham khảo 02 tiêu
chuẩn môi trường Việt Nam về công sinh thái học (Ecgônômi) sau:
- TCVN 7112 : 2002: Ecgônômi – Môi trường nóng – Đánh giá stress nhiệt đối với
người lao động bằng chỉ số WBGT (nhiệt độ cầu ướt);
- TCVN 7321 : 2003: Ecgônômi – Môi trường nóng – Xác định bằng phân tích và diễn
giải stress nhiệt thông qua tính lượng mồ hôi cần thiết.
– TCVN 6707:2009. Chất thải nguy hại: Dấu hiệu cảnh báo.
1.3. Sự cần thiết phải đầu tư dự án
Điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc quản lý và xử lý rác ở huyện Long
Thành và Nhơn Trạch cũng như toàn khu vực nói chung vẫn còn nhiều bất cập. Hiện
nay công tác thu gom, phân loại và xử lý CTR công nghiệp, nguy hại của các nhà máy
trong KCN và các nhà máy bên ngoài KCN còn khá khiêm tốn và chưa triệt để, chưa
đáp ứng được nhu cầu rất lớn của xã hội. Các đơn vị có chức năng thu gom, phân loại
còn rất ít và trong khu vực chưa có khu liên hợp nào được xây dựng nhằm thu gom,
phân loại và xử lý triệt để loại CTR này.
Với quy hoạch 3 khu vực xử lý CTR công nghiệp, nguy hại và sinh hoạt như đã
nêu ở trên cũng chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nên chưa thể đáp ứng nhu cầu
cấp bách hiện tại.
15
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại

Với chủ trương phát triển công nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường đang là một
vấn đề lớn đối với sự phát triển của tỉnh Đồng Nai. Việc xây dựng các khu xử lý chất
thải tập trung bao gồm hệ thống thu gom, xử lý và tiêu hủy chất thải sinh họat, công
nghiệp nhằm giảm tối đa lượng chất thải không qua xử lý được thải ra môi trường là
hết sức cần thiết. Điều này góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng,
thu hút các nhà đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
Trước tình hình này, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã có Quyết định
7480/QĐ.UBND ngày 26/7/2006 phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch các khu xử
lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020; theo đó Tỉnh quy hoạch
3 khu xử lý rác thải tập trung liên huyện là:
– Xã Quang Trung, huyện Thống Nhất: khoảng 100 ha, dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu
xử lý rác cho huyện Thống Nhất và thị xã Long Khánh. Địa điểm đã thỏa thuận cho
Công ty CP dịch vụ Sonadezi.
– Xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu: khoảng 50 ha, dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu xử lý
rác cho huyện Vĩnh Cửu và khu vực lân cận. Địa điểm đã thỏa thuận cho Công ty
TNHH một thành viên Dịch vụ môi trường đô thị Biên Hòa.
– Xã Bàu Cạn, huyện Long Thành: khoảng 100 ha, dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu xử lý
rác cho huyện Nhơn Trạch và Long Thành. Dự án của Công ty TNHH Tân Thiên
Nhiên sẽ được đầu tư trong khu liên hợp này.
1.4. Nội dung của dự án
1.4.1. Công suất của dự án
 Công suất:
Phạm vi họat động:
– Thu gom toàn bộ CTR công nghiệp và nguy hại của các khu công nghiệp (KCN),
các nhà máy xí nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, Long Thành, thành phố Biên
Hòa và khu vực lân cận.
Công suất tiếp nhận dự kiến của khu xử lý được chia làm 2 giai đọan:
Bảng 1.1. Công suất tiếp nhận dự kiến của khu xử lý
Stt Loại chất thải ĐVT
Công suất tiếp nhận

Giai đoạn 1
(2011 - 2020)
Giai đoạn 2
(2021-2050)
01 Nhóm 1: bán phế liệu, bao gồm: sắt,
thép, đồng, gang, giấy, bìa carton,
nhựa phế thải, thủy tinh,…
Tấn/ngày 6,4 6,4
02 Nhóm 2: tái chế dung môi thải, nhớt
thải
Tấn/ngày 2 2
03 Nhóm 3: xử lý bằng phương pháp đốt
(bao gồm chất thải xử lý dịch vụ và
chất thải phát sinh từ hoạt động của
dự án).
Tấn/ngày 6 16
04 Nhóm 4: Súc rửa, tái chế thùng phuy
(khoảng 200 thùng phuy/ngày)
Tấn/ngày 2,4 2,4
16
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
Stt Loại chất thải ĐVT
Công suất tiếp nhận
Giai đoạn 1
(2011 - 2020)
Giai đoạn 2
(2021-2050)
05 Nhóm 5: Chôn lấp an toàn tro xỉ lò
đốt và chất thải không có khả năng
đốt, tái chế (bãi chôn lấp diện tích

35.000m
2
)
Tấn/ngày 2,2 3,2
Tổng cộng Tấn/ngày 19,0 30,0
17
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
 Sản phẩm
Nhà máy thu gom, phân loại và xử lý rác thải công nghiệp và nguy hại sẽ có các loại
sản phẩm chính sau:
1. Các phế liệu kim loại: Thép, gang, đồng, kẽm…;
2. Các loại giấy: giấy vụn, bìa và thùng carton;
3. Các loại thuỷ tinh: Chai, lọ ;
4. Phế liệu nhựa: bao nilon, tấm nilon gói và bọc đồ, bao bì các loại;
5. Dầu nhớt các loại;
6. Hoá chất, dung môi các loại…;
7. Gỗ các loại…;
1.4.2. Đối tượng của dự án
Rác công nghiệp và CTNH (cho huyện Long Thành, Nhơn Trạch và khu vực lân
cận):
Nguồn gốc phát sinh chủ yếu của rác công nghiệp là từ các cơ sở, các doanh
nghiệp sản xuất trong địa bàn huyện Nhơn Trạch, Long Thành, TP. Biên Hòa và trên
toàn tỉnh Đồng Nai. Đối với các lọai chất thải công nghiệp có giá trị kinh tế như: nhớt
phế thải, dung môi phế thải, thì biện pháp tái sinh thu hồi giúp giảm bớt khối lượng
chất thải cần xử lý, đồng thời mang lại thu nhập đáng kể từ các sản phẩm tái sinh.
Sản xuất công nghiệp ở Nhơn Trạch, Long Thành và các huyện lân cận phát sinh
nhiều chất thải công nghiệp (CTCN) như: nhớt phế thải, dung môi phế thải… Có 07
đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý CTCN và CTNH có đủ chức năng về mặt
pháp lý đang hoạt động trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, trong đó có 03 đơn vị đóng
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chủ nguồn thải liên hệ và ký hợp đồng trực tiếp với các

đơn vị cung ứng dịch vụ, do đó không cơ quan nào nắm chính xác khối lượng và thành
phần CTCN và CTNH thực tế phát sinh từ các KCN trên địa bàn, đồng thời cũng
không biết rõ lộ trình đi của lượng rác này từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, tiêu hủy cuối
cùng.
Mặc dù được ký hợp đồng thu gom và xử lý chất thải rõ ràng, tuy nhiên hiện nay
có tình trạng một số đơn vị cung ứng dịch vụ đem rác thải công nghiệp đổ bỏ bừa bãi
làm phát sinh một bãi rác tự phát gần khu vực đất trồng tràm nằm ở góc Tây Bắc gần
KCN Nhơn Trạch I. Thành phần rác ở đây chủ yếu là vải vụn, bao bì đựng sản phẩm
không đạt yêu cầu, vỏ hộp dầu gội đầu, các giẻ lau dính dầu Các đơn vị này sau khi
thải bỏ đã vun đống và đốt gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Như vậy, có thể nói rằng công tác quản lý và kiểm soát CTR công nghiệp và
CNNH hiện nay còn rất nhiều điều bất cập. Theo quy định tại Điều 36 của Luật Bảo vệ
Môi trường thì chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN phải trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ
thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu
cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong KCN, tuy nhiên
tình hình thực tế hiện nay cho thấy hầu hết các KCN trên địa bàn đều không tuân thủ
đúng các quy định này.
CTNH như bùn cống rãnh, bùn thải từ các nhà máy xử lý nước, chất thải lỏng
hữu cơ nguy hại, chất thải lỏng có lẫn kim loại nặng, chai lọ bao bì đựng hóa chất,
18
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
thuốc bảo vệ thực vật, cặn dầu, những thành phần chất thải độc hại phát sinh từ các
quy trình tái chế rác công nghiệp, các CTNH khác tạo ra từ quá trình sản xuất công
nghiệp… tại các nhà máy sản xuất cũng như ở các khu xử lý chất thải.
Những CTNH kể trên thường không có giá trị về kinh tế để tái sinh thu hồi
nhưng việc thải bỏ bừa bãi chúng mà không qua bất cứ khâu xử lý kỹ thuật nào sẽ gây
ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường đất, nước, không khí xung quanh. Do đó
việc đưa ra biện pháp xử lý triệt để những thành phần CTNH là điều rất cần thiết, giúp
hạn chế thấp nhất những tác động đến môi trường.
1.5. MỤC TIÊU

Mục tiêu của Dự án bao gồm:
– Thu gom, phân loại chất thải rắn công nghiệp và nguy hại nhằm tận dụng các chất
thải rắn công nghiệp có thể sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác;
Ví dụ: sắt thép, gang, giấy, bìa carton, nhựa phế thải, thủy tinh, dầu nhớt …;
– Tái sinh, tái chế một số chất thải thành các nguyên liệu phục vụ cho các ngành
công nghiệp khác; Ví dụ tạo ra dầu nhớt; dung môi phục vụ cho sơn các sản phẩm;
– Xử lý triệt để các chất thải rắn nguy hại nhằm bảo vệ môi trường & phát triển bền
vững.
– Thu gom, đóng rắn chôn lấp an toàn chất thải nguy hại không có khả năng tái chế
hoặc thiêu đốt.
1.6. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Tiến độ thực hiện dự án như sau:
− Từ tháng 01 - 06/2010: Các thủ tục cấp đất và giấp phép đầu tư
− Từ tháng 06 - 09/2010: Lập Báo cáo đầu tư. Báo cáo đánh giá tác động môi
trường; thiết kế cơ sở và kỹ thuật;
− Từ tháng 10/2010 - 3/2011: Xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt máy móc thiết bị,
xây dựng các công trình xử lý môi trường;
− Từ tháng 03 - 06/2011: Chạy thử và vận hành chính thức.
1.7. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC NHÀ MÁY
Tổ chức và quản lý lao động được triển khai như sơ đồ sau:
– Quản lý nhà máy là Ban Giám đốc bao gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc. Các bộ
phận quản lý và sản xuất bao gồm:
– Bộ phận hành chính: Kế toán trưởng; Thủ quỹ; Tổ chức nhân sự; Kinh doanh; Bảo
vệ; Quản lý và giám sát Môi trường; Điện nước và an toàn lao động, lái xe.
– Bộ phận sản xuất: Trưởng các nhóm sản xuất như: tiếp nhận, phân loại, kho, lò đốt;
công nhân trực tiếp sản xuất.
19
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA DỰ ÁN NHƯ SAU:
Hình 0.1. Sơ đồ tổ chức quản lý nhà máy:

Cơ cấu nhân viên: Nhân sự của nhà máy bao gồm 80 người
Bảng 0.2: Cơ cấu nhân viên (Đơn vị tính: người)
Nhân viên Số người
A- Công nhân trực tiếp
1- Công nhân kỹ thuật
2- Công nhân giản đơn
B- Nhân viên gián tiếp
1- Nhân viên văn phòng
2- Kế toán
3- Bảo vệ
4- Tạp vụ, lái xe
* Ban quản lý, điều hành
1- Giám đốc
2- Phó giám đốc
Tổng cộng:
59
10
49
19
05
02
05
07
02
01
01
80
20
BAN GIÁM ĐỐC
BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Công nghệ ( Sản
xuất, Môi trường, An
toàn, điện nước )
Phòng Công nghệ ( Sản
xuất, Môi trường, An
toàn, điện nước )
Phòng Tổng hợp (Hành
Chính, Nhân Sự, Tiền
Lương, Bảo vệ)
Phòng Tổng hợp (Hành
Chính, Nhân Sự, Tiền
Lương, Bảo vệ)
Phòng Kinh doanh (Vận
Chuyển, Lái xe, Xuất
nhập hàng…)
Phòng Kinh doanh (Vận
Chuyển, Lái xe, Xuất
nhập hàng…)
Công Nhân
Công Nhân
Công Nhân
Công Nhân
Công Nhân
Công Nhân
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU XỬ LÝ CHẤT THẢI
2.1. Nhu cầu xử lý chất thải
2.1.1. Nhu cầu xử lý chất thải.
Dự án nhà máy xử lý chất thải sẽ xử lý chất thải công nghiệp (CTCN) ở địa phương.
– Đối với CTCN không nguy hại và CTNH: địa bàn thu gom toàn tỉnh Đồng Nai.

Lượng chất thải dự đóan theo kết quả điều tra khảo sát của khoảng 400 doanh nghiệp
theo sổ Chủ nguồn thải (cấp theo Phụ lục C của Thông tư 12/2006/TT-BTNMT), trong
đó doanh nghiệp trong KCN là 309 và doanh nghiệp ngoài KCN là 91, từ đó ước tính
lượng CTCN phát sinh.
2.1.2. Tổng quan địa bàn thu gom CTCN.
Theo quy hoạch đến năm 2010, tỉnh Đồng Nai sẽ có 34 khu công nghiệp (KCN)
với tổng diện tích 10.704 ha. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 29 khu công nghiệp
(KCN) đang hoạt động với diện tích 9.076 ha, đã thành lập 42 cụm công nghiệp
(CCN) tiểu thủ công nghiệp với diện tích 2.023 ha và còn tiếp tục đầu tư phát triển các
CCN khác. Theo thống kê của Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai, tính đến tháng
02/2009, quy mô diện tích của 29 KCN đang hoạt động như sau:
Bảng 0.1: Danh sách các KCN ở tỉnh Đồng Nai đang hoạt động.
STT Khu công nghiệp Tổng diện tích (ha)
1 Amata 494 ha
2 Biên Hòa 2 365 ha
3 Gò Dầu 184 ha
4 Loteco 100 ha (bao gồm 13 ha diện tích khu chế xuất)
5 Nhơn Trạch 3 688 ha (Giai đoạn 1: 337 ha, giai đoạn 2: 351 ha)
6 Nhơn Trạch 2 347 ha
7 Nhơn Trạch 1 430 ha
8 Sông Mây 474 ha (Giai đoạn 1: 250 ha, giai đoạn 2: 224 ha)
9 Hố Nai 497 ha (Giai đoạn 1: 226 ha, giai đoạn 2: 271 ha)
10 Biên Hòa 1 335 ha
11 Dệt may Nhơn Trạch 184 ha
12 Nhơn Trạch 5 302 ha
13 Tam Phước 323 ha
14 Long Thành 488 ha
15 An Phước 130 ha
16 Định Quán 54 ha
17 Nhơn Trạch 4 315 ha

21
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
STT Khu công nghiệp Tổng diện tích (ha)
18 Nhơn Trạch 2 – Nhơn
Phú
183 ha
19 Nhơn Trạch 2 – Lộc
Khang
70 ha
20 Xuân Lộc 109 ha
21 Thạnh Phú 177 ha
22 Bàu Xéo 500 ha
23 Tân Phú 54 ha
24 Agtex Long Bình 43 ha
25 Long Đức 283 ha
26 Ông Kèo 823 ha
27 Long Khánh 264 ha
28 Giang Điền 529 ha
29 Dầu Giây 331 ha
Tổng diện tích 9.076 ha
(Nguồn: Sở Kế họach và Đầu tư tỉnh Đồng Nai).
Trong đó diện tích KCN ở Huyện Long Thành là 1125 ha và huyện Nhơn Trạch là
khoảng gần 3.342 ha gồm các KCN như Nhơn Trạch 1,2,3,5; Ông Kèo;
2.2. Dự kiến lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh
2.2.1. Chất thải công nghiệp thông thường
Hiện tại các khu công nghiệp ở Long Thành và Nhơn Trạch chưa lấp đầy diện tích nên
lượng chất thải phát sinh khoảng 80,37 tấn/ngày.Với các thành phần tỷ lệ chi tiết trình
bày trong bảng sau.
Bảng 0.2: Tổng hợp khối lượng CTCN thông thường ở huyện Long Thành và
huyện Nhơn Trạch.

TT Tên khu vực
Chất thải rắn công nghiệp (kg/tháng)
Kim lọai Giấy/Gỗ Nhựa Khác Tổng
A. Trong KCN
Huyện Long Thành
1 KCN Long Thành 3.210 36.835 465 9.100 49.610
2 KCN Tam Phước 8.040 460.495 962 53.830 523.777
3 KCN Gò Dầu 2.400 9.745 1.388 7.142 20.675
4 KCN An Phước - - - - -
Huyện Nhơn Trạch
22
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
1 KCN Nhơn Trạch 1 89.078 142.188 10.973 312.982 555.221
2 KCN Nhơn Trạch 2 18.425 39.005 16.870 1.105.000 1.179.300
3 KCN Nhơn Trạch 3 31.323 4.713 3.072 5.121 44.229
4 KCN Nhơn Trạch 4 - - - - -
5 KCN Nhơn Trạch 5 20 1.275 0 1.960 3.255
6 Dệt May Nhơn
Trạch
- - - - -
7 KCN Ông Kèo 3 300 2 5 310
B. Ngoài KCN
1 Huyện Long Thành 5.425 599 70 9.110 15.204
2 Huyện Nhơn Trạch 35 152 1.300 650 2.137
Tổng cộng
(tấn/ngày)
5,34 23,461 1,21 50,35 80,37
Tỷ lệ (%) 6,65 29,19 1,51 62,65 100
(Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liệu của Sở TNMT tỉnh Đồng Nai).
Lượng chất thải công nghiệp thông thường khác bao gồm các loại chất thải

không có khả năng tái chế, tái sử dụng, các loại bùn thải
Trong tương lai, cùng với tốc độ công nghiệp hóa và quá trình lấp đầy diện tích ở
các KCN thì lượng CTCN tại huyện Long Thành và Nhơn Trạch sẽ tăng nhanh trong
những năm tới.
Với khối lượng CTR thông thường như thống kê trong bảng 80,37 tấn/ngày trên
khu vực huyện Long Thành và Nhơn Trạch là con số thống kê chưa kể CTR nguy hại.
Trong khu vực hiện nay có dự án của công ty TNHH TM&DV Phúc Thiên Long đang
lập các thủ tục xin phép đầu tư thu gom CTR sinh hoạt và CTR thông thường cùng với
Công ty Sonadezy đã có chức năng này hoạt động. Do vậy dự án của công ty TNHH
Tân Thiên Nhiên ngoài việc xin phép thu gom CTRCN và CTRNH trên địa bàn 2
huyện Long Thành và Nhơn Trạch sẽ còn xin phép thu gom trên các địa bàn lân cận để
đảm bảo pham vị hoạt động rộng đáp ứng công suất của dự án.
2.2.2. Chất thải nguy hại
1. Đối với việc xử lý CTNH rất đa dạng phức tạp. Việc thu gom xử lý loại chất thải
này tại các KCN của tỉnh mới chỉ có 2 cơ sở có chức năng là Công ty dịch vụ môi
trường Sonadezi trực thuộc Công ty Phát triển KCN Biên Hòa và Doanh nghiệp tư
nhân Tân Phát Tài. Bên cạnh đó, một số doanh nghiêp có phát thải CTNH tự đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý, biện pháp xử lý chủ yếu là đốt trong lò đốt nhiệt cao.
2. Theo số liệu thống kê của Sở Tài Nguyên và Môi Trường năm 2007, lượng chất
thải nguy hại phát sinh từ 400 doanh nghiệp đang hoạt động trong và ngoài khu công
nghiệp ước tính khoảng 61.637 tấn/tháng. Trong đó có 35 doanh nghiệp có lượng phát
sinh chất thải 61.434 tấn/ tháng, chiếm 99,7% lượng chất thải nguy hại phát sinh trên
địa bàn tỉnh. Do đó, lượng chất thải nguy hại của 35 doanh nghiệp sẽ được phân loại
nhằm xác định quy mô công suất các hạng mục xử lý chất thải nguy hại.
23
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
Bảng 0.3: Phân loại và tổng hợp các chất thải nguy hại của 35 doanh nghiệp phát
sinh nhiều nhất chất thải nguy hại theo nguồn gốc phát sinh.
STT Tên chất thải Số lượng (tấn/tháng-25
ngày/tháng)

Số lượng
(tấn/ngày)
I Bùn thải 570 22,8
1 Bùn thải từ HTXLNT 463 18,52
2 Các loại bùn thải khác 107 4,28
II Chất thải lỏng 152 6,08
1 Chất thải lỏng ô nhiễm vô cơ 75 3
2 Chất thải lỏng ô nhiễm hưu

23 0,92
3 Dầu nhớt thải 19 0,76
4 Sơn, bột màu, mực in thải 35 1,4
III Chất thải rắn 347 13,88
1 Sơn, mực in, bột màu, bụi
da, hóa chất thải
198 7,92
2 Bao bì thải 69 2,76
3 Giẻ lau nhiễm hóa chất,
nhiễm dầu
32 1,28
4 Ắc quy, bóng đèn, thiết bị
điện tử thải…
48 1,92
Cộng các loại chất thải 1.069 43
3. (Nguồn số liệu: Tổng hợp từ số liệu của Sở TNMT tỉnh Đồng Nai)
24
Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN
TRẠNG HỆ THỐNG KỸ THUẬT HẠ TẦNG
3.1. Địa điểm xây dựng

Xã Bàu Cạn, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai.
Diện tích: khoảng 10 ha.
3.1.1. Tọa độ địa lý
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp có tọa độ địa lý và các vị trí
đóng mốc được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.5. Tọa độ địa lý và các vị trí đóng mốc.
Ký hiệu mốc
Tọa độ
X (m) Y (m)
1 1186381,01 426947,12
2 1186367,12 427837,14
3 1186253,58 427796,19
4 1186261,26 426932,06
Ghi chú: Tọa độ theo hệ VN2000, Kinh tuyến trục 107
0
45’, múi chiếu 3
0
.
3.1.2. Phạm vi ranh giới
Ranh giới cụ thể của Nhà máy như sau:
Phía Đông: giáp đường đất, cách đường liên xã khoảng cách 680m;
Phía Tây: giáp khu đất lâm trường;
Phía Nam: giáp khu đất lâm trường;
Phía Bắc: giáp khu đất của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phúc Thiên Long (dự kiến
xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt).
3.2. Điều kiện tự nhiên
– Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm: 26,8
o
C, Nhiệt độ trung bình cao nhất: 28,7
o

C,
Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 25,2
o
C.
– Độ ẩm: Mùa mưa trung bình > 78%, Mùa khô thường < 74%.
– Chế độ mưa:Thời gian bắt đầu mùa mưa: khoảng đầu tháng 5 - 6.
+ Thời gian kết thúc mùa mưa: cuối tháng 10 - 11.
+ Lượng mưa trung bình: 1614,5 (mm/năm).
+ Lượng mưa ngày trong tháng lớn nhất: 16,5 mm/ngày.
+ Độ bốc hơi trung bình: 2,3 (mm/ngày).
25

×