Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

LỊCH SỬ TRUYỀN THUYẾT CHÙA GIẢI OAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 2 trang )

LỊCH SỬ TRUYỀN THUYẾT CHÙA GIẢI OAN
Sách Thiền môn đại ý viết: “Nhân Tông từ thuở nhỏ, đã sớm ý thức được
ngun lý đạo Phật, ham chuộng cửa Khơng, chí muốn đi tu, chứ không ưng làm
vua hưởng vinh hoa phú quý. Thánh Tông phải khuyên bảo: Sứ mệnh giao phó rất
nặng nề, phải lo gánh vác trước hết. Nước nhà đang gặp buổi khó khăn trước cơn
gian nguy do người phương Bắc sớm muộn gì cũng sẽ sang mưu sự thơn tính nước
ta. Bổn phận cứu mn dân trăm họ là trên hết, có được làm nổi thì sau mới có thể
tính đến sự tu hành giải thốt bản thân và chúng sinh. Nhân Tông phải tuân lời lãnh
nhiệm vụ chăn dân cứu nước. Sau khi đã làm tròn sứ mệnh bình đắc định nam xong,
yên việc nước nhà, Nhân Tông mới lại đi tu, đắc đạo”.
Nhân Tông (con trai Thánh Tông) sinh năm 1258, năm 21 tuổi lên ngôi vua
(năm 1278). Năm 1293, Nhân Tông nhường ngôi cho con lớn là Thái tử Thuyên
(Trần Anh Tông) về phủ Thiên Trường làm Thái thượng hoàng. Năm 1295 sau khi
đi đánh qn Ai Lao trở về, Nhân Tơng thượng hồng xuất gia đầu Phật. Trước tu ở
chùa Vũ Lâm, huyện Yên Khánh- nay thuộc huyện Gia Khánh (Ninh Bình)- thời
thường vẫn đi về kinh sư và phủ Thiên Trường. Đến năm 1299, Người mới chính
thức đi tu tại vùng núi Yên Tử. Lấy hiệu là Yên Vân đại đầu đà.

Suối Giải Oan

Hành trình bắt đầu sự nghiệp đi tu tại Yên Tử, phải qua một con suối nhỏ.
Truyền thuyết gắn liền với câu chuyện: khi Trần Nhân Tông xuất gia đến núi n Tử
tu hành, khơng muốn Thượng hồng đi tu, vua Trần Anh Tông ngầm sai các cung tần
mỹ nữ tìm đến đây can ngăn, xin vua trở lại triều đình, nhưng Trần Nhân Tơng vẫn
quyết định ở lại Yên Tử và khuyên họ trở về làm lại cuộc đời. Để tỏ lịng trung với
vua, họ đã trẫm mình dưới suối. Một số trong các cung phi đó bị chết đuối nên Trần
Nhân Tông đã cho lập đàn để cúng giải oan cho linh hồn các cung phi ấy. Số cung nữ
ấy định tự tử hết cả, Thượng hoàng đành phải cấp ruộng và nhà bên dưới chân núi,
lập thành làng có tên là Năm Mẫu (mẫu ở đây chỉ cung nữ được hoàn trả về với cuộc



sống thường ngày). Dòng suối ấy từ câu chuyện trên mà có tên là suối Giải Oan. Suối
Giải Oan trở thành ranh giới giữa đời thường và sự nghiệp hành đạo. Đàn tràng nơi
cúng giải oan cho các cung nữ chết đuối sau được lập thành chùa để thờ Phật, chùa
cũng từ đó mà có tên là Giải Oan. Chùa gợi nhớ về sự kiện bắt đầu cuộc đời tu hành
tại vùng núi Yên Tử của Trần Nhân Tông. Cũng tại khu vực chùa Giải Oan ngồi
chùa chính ra cịn có nhà thờ Mẫu, nơi thờ các vị thánh mẫu có mối liên hệ từ các vị
cung nữ đã trẫm mình tại dịng suối Giải Oan. Đây là khu vực chùa đặc biệt so với
các khu vực chùa khác trong hệ thống Yên Tử, là chùa duy nhất có nhà Mẫu. Qua đó,
có sự gắn kết với câu chuyện truyền thuyết tại suối Giải Oan với phong tục thờ tự tại
chùa Giải Oan. Cũng từ câu chuyện nhân văn gắn liền với truyền thuyết chùa Giải
Oan mà cho thấy ở Đức vua Trần Nhân Tơng có tấm lịng cao cả, khoan dung độ
lượng mở đầu cho một tư tưởng riêng của Người, tư tưởng của chân lý cao thượng
hướng tới sự phát triển bền vững của dân tộc. Nhân Tông đi tu và đắc đạo, lập ra
thiền phái Trúc Lâm, có hiệu là Đệ nhất tổ Trúc Lâm đầu đà Tịnh tuệ Giác hồng
Điều ngự. Vị đức vua có một không hai trong lịch sử của nước Đại Việt được vinh
danh là Đức vua - Phật hoàng.
Bài, ảnh: Nguyễn Trung Dũng, phòng TT-QB, 3/12/2012



×