Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.03 KB, 39 trang )

MỞ ĐẦU
Trong sự vận động lịch sử văn hoá nhân loại, báo chí ra đời khá muộn.
Phải đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, những tờ báo đầu tiên mới xuất
hiện ở một số nước châu Âu. Ở nước ta, báo in bằng chữ quốc ngữ xuất hiện
vào giữa thế kỷ XIX, khởi đầu là tờ Gia Định báo (ra số đầu tiên ngày 1-4-
1865).
Trong báo chí, có các thể loại báo chí như : báo in, báo phát thanh, báo
truyền hình, báo mạng điện tử. Truyền hình tuy ra đời sau so với báo in hay
phát thanh nhưng với thế mạnh về sự tích hợp các loại hình truyền thông và
sử dụng hình ảnh sống động, âm thanh, ngôn từ, tác động đến hàng triệu
người cùng một lúc…đã làm cho truyền hình nhanh chóng trở thành một loại
hình truyền thông có sức nặng và sự “công phá” rất lớn trong các vấn đề mà
báo chí đề cập. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số ngày nay, với sự biến
chuyển nhanh chóng của xã hội, nhiều vấn đề được đặt ra cần sự vào cuộc
của báo chí mà trong đó cần những bước đi tiên phong của truyền hình.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều công nghệ mới được ứng
dụng vào trong truyền hình nh ư truy ền h ình
Với hình ảnh và âm thanh sinh động cùng với sự hỗ trợ đắc lực của công
nghệ, truyền hình ngày càng khẳng định vị thế cũng như sức mạnh to lớn
của mình trong đời sống xã hội.
1
Phần I - LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
Truyền hình, hay còn được gọi là TV hay vô tuyến là một loại máy thu
hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm thanh kèm
theo
Năm 1920, hai nhà khoa
học Mỹ Charles Francis
Jenkins và nhà khoa học
Anh John Logie Baird đã
tạo ra vật mẫu thành công
đầu tiên của chiếc TV.


Năm 1927, một người Mỹ
trẻ tuổi là Philo Taylor
Farnsworth đã phát triển
thành công phiên bản thương
mại ống tia cực âm nhằm phát
tín hiệu truyền hình điện tử và
đây là bước đột phá trong
nghệ truyền hình của nhân
loại.
2
Năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và
cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm
chiếm ưu thế là chiếc EMI-Marconi. Năm 1950 có thể chạy 25 khung
hình trên một giây và khá phổ biến tại Anh. Một tiêu chuẩn TV khác có
thể chạy 30 khung hình trên giây và chủ yếu phát triển tại Mỹ.
Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các
showroom ở Mỹ vào đầu những năm 1950
3
Sự phát triển của truyền hình đã đưa các thần tượng nghệ thuật vào
tận các phòng khách nhiều gia đình khắp nước Mỹ, giúp các nam diễn
viên như Milton Berle, Jack Benny và Henny Youngman (trong TV của
bức ảnh) trở nên nổi tiếng.
Ngay khi nhận thấy
nội dung trên TV có giá
trị khai thác, các công
ty lập tức lao vào chạy
đua trong ngành truyền
hình. Thực tế này dẫn
đến sự cần thiết phải có
quy định về tần số phát

sóng của các kênh. Đây
là bức ảnh chụp năm
1952 tại Mỹ với các
kiểu cần antenna thu
phát sóng truyền hình
khác nhau.
4
Sức mạnh của TV là việc phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà
du hành Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng, ngày 20/1/1969
Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc
đầu tiên được hãng RCA giới thiệu năm 1954. Nhưng phải đến những
năm 1960 việc bán các TV màu mới bắt đầu sinh lợi. Tới năm 1974 thì
TV màu đã trở thành biểu tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ.
5
Khi TV đã phổ biến trong các gia
đình Mỹ, giới phát minh lại lao vào
tìm cách thu nhỏ chúng để khách
hàng có thể xem bất cứ đâu khi đang
đi trên đường. Năm 1959, hãng
Philco đưa vào thị trường chiếc TV
chỉ có màn hình rộng 2 inch và có
thể thu cả sóng radio.
Cho tới những
năm 1980, ngành
truyền hình Mỹ do 3
mạng lưới chính
thống trị, trong khi
khán giả tại các nước
châu Âu và châu Á bị
giới hạn trong các lựa

chọn chương trình.
Nhưng với sự xuất
hiện của công nghệ
truyền hình cáp và vệ
tinh đã khiến tình
hình thay đổi và khán
giả có nhiều lựa chọn
đa dạng hơn.
6
Phần II – SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
NGHỆ TRUYỀN HÌNH
I - SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
Những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ đã buộc các đài phát thanh
truyền hình phải điều chỉnh việc phát sóng sau những làn sóng của sự thay
đổi. Ngành công nghiệp này hầu như đã biến đổi tất cả những khía cạnh
trong hoạt động của mình – cách thức các đài phát thanh truyền hình đưa ra
chương trình phát sóng và họ làm chương trình như thế nào, và những gì mà
khán giả cần và khi nào họ cần.
Michael Murrie là Giáo sư viễn thông của Đại học Pepperdine tại Malibu,
bang California. Ông cũng viết bài cho các tạp chí chuyên ngành và học
thuật về các phương tiện truyền thông điện tử.
Sự vinh quang của các đài phát thanh truyền hình Hoa Kỳ trong những câu
chuyện về đấu tranh để tồn tại và thành công.
Đài phát thanh tồn tại được qua thách thức do sự ra đời của truyền hình nửa
thế kỷ trước là nhờ nó đã trở thành một phương tiện xách tay và thay đổi nội
dung từ việc tập trung vào kịch nói sang âm nhạc dành cho khách đi lại bằng
xe buýt hay tàu hỏa. Đài phát sóng AM tồn tại được trước sự phát triển của
đài phát sóng FM nhờ việc đưa ra được các chương trình tin tức và thảo luận
mang tính kích thích suy nghĩ người nghe.
Trong một nửa thế kỷ, truyền hình đã trở thành công cụ giải trí trên cả nước

vào mỗi tối. Người dân Mỹ cùng ngồi với nhau để xem các nhân vật yêu
thích, các chương trình thể thao và thông tin về các sự kiện lịch sử. Truyền
hình vẫn là nguồn cung cấp tin tức và phương tiện quảng cáo chủ yếu có thể
thu hút sự chú ý nhiều nhất của người Mỹ.
Tuy nhiên, ngày nay những thay đổi trong công nghệ, trong cách hành xử
của khán giả và các mô hình kinh doanh đang liên tục thách thức hoạt động
phát sóng truyền thống.
7
Những đối thủ cạnh tranh cũ
Mặc dù những đĩa CD nhạc chất lượng cao xuất hiện, song đài phát thanh
vẫn thu được lợi nhuận nhiều hơn bao giờ hết trong thập kỷ 1990 sau khi có
những thay đổi về quy định của Chính phủ Hoa Kỳ cho phép sự hợp nhất và
sự phát sóng đồng thời cùng một chương trình của nhiều đài phát thanh khác
nhau trong cùng một khu vực đô thị, cũng như sang nhiều khu vực khác.
Tuy vậy, kết quả thường là các chương trình hay nhưng thiếu thông tin về
địa phương.
Hội đồng Truyền thông Liên bang đã cấp phép hoạt động cho 13.450 đài
phát thanh trong năm 2003, gấp hai lần số lượng đài được cấp phép năm
1970. Hoa Kỳ là một trong số ít quốc gia trên thế giới mà ở đó các đài
thương mại, với con số khoảng 10.000, lại lấn lướt đài phát thanh của chính
phủ.
Truyền hình gặp phải trở ngại đầu tiên của nó khi hệ thống ăng-ten dùng
chung hoặc hệ thống truyền hình cáp bắt đầu bắt được tín hiệu từ các đài
truyền hình khác và sau đó có thêm các kênh như CNN hoặc MTV. Những
đài nhỏ của cá nhân bắt đầu hợp nhau lại thành các nhóm khi truyền hình
cáp xuất hiện ở các khu vực đô thị trong những năm 1980. Các đài truyền
hình cố gắng giữ khán giả của mình bằng việc nhấn mạnh rằng các quy định
quốc gia yêu cầu các hệ thống cáp phải hỗ trợ các đài truyền hình địa
phương.
Sự cạnh tranh gia tăng trong những năm 1990 do sự xuất hiện của các vệ

tinh phát sóng trực tiếp, dịch vụ đầu tiên với tín hiệu kỹ thuật số. Truyền
hình cáp cũng đưa ra các dịch vụ kỹ thuật số, làm tăng số lượng kênh từ một
vài chục lên hàng trăm.
Theo thời gian, đặc biệt là khi những quy định về sở hữu được nới lỏng, các
đài truyền hình đối mặt với sự cạnh tranh về các quyền lợi thu được khi làm
chương trình phát sóng. Hiện nay, trong số năm tập đoàn truyền thông hàng
đầu của Hoa Kỳ, tất cả đều sở hữu các kênh truyền hình cáp và ít nhất cũng
sản xuất một số chương trình truyền hình. Bốn trong số chúng sở hữu các hệ
thống phát hình qua cáp, bốn sở hữu các đài và mạng lưới truyền hình phát
sóng, ba sản xuất phim truyện và hai sở hữu hàng trăm đài phát thanh. Mối
quan hệ qua lại giữa chúng và với những tập đoàn truyền thông hàng đầu
khác là phức tạp và khó theo dõi.
8
Trong khi đó, cả phát thanh và truyền hình đều phải đối mặt với việc khán
giả có thể xem qua lịch phát sóng và ghi lại các chương trình vào băng cát-
xét hoặc băng video rồi xem lại khi có thời gian. Đã hàng thập kỷ, quá trình
này thật rắc rối và phức tạp để được coi là một nhân tố quan trọng, cho đến
khi ra đời thiết bị TiVo (một thiết bị quay video kỹ thuật số dùng cho TV cá
nhân) và những thiết bị tương tự có thể sắp xếp chương trình, đơn giản hóa
việc ghi và loại bỏ các chương trình quảng cáo. Đó là lúc tầm quan trọng của
lịch phát sóng bắt đầu giảm đi và bắt đầu một xu hướng hướng tới sự kiểm
soát thuộc về người xem.
Sau đó, trong những năm 1990, số lượng các hộ gia đình sử dụng TV giảm
đi, có lẽ bởi vì người ta quá bận rộn để xem TV. Các bộ phim trên đĩa DVD,
mạng Internet, các trò chơi video và các phương tiện mới khác cũng vào
cuộc cạnh tranh. Theo ngân hàng đầu tư truyền thông Veronis Shuler, vào
năm 2000, tỉ lệ thời gian dùng để xem TV so với thời gian dùng Internet là
8/1, nhưng tỷ lệ này đã giảm còn 4/1 vào năm 2005.
Internet đặt ra những thách thức cạnh tranh song cũng mang đến những cơ
hội cho các đài phát thanh truyền hình. Các nghiên cứu cho thấy, có một số

người vừa vào Internet vừa xem TV cùng một lúc. Truyền hình có thể quảng
cáo cho các chương trình của mình với những tin tức và thông tin về lịch
phát sóng trực tuyến. Một đài phát thanh địa phương cũng có thể giới thiệu
các chương trình của mình ở bất cứ đâu trên thế giới với một đường kết nối
Internet. Các đài phát thanh truyền hình có thể hướng khán giả vào những
trang web của mình để có được thông tin chi tiết hơn, song họ cũng cảm
thấy khó khăn hơn trong việc hướng khán giả của các trang web tới các
chương trình tin tức.
Mặc dù tổng lượng tin tức được xem tăng lên song các nhà đưa tin đã phải
đối mặt với việc khán giả hay thay đổi và khó tính hơn. CNN và các đài
khác cung cấp tin tức, dự báo thời tiết và tin thể thao bất cứ khi nào mà
người xem cần chúng. Nhiều kênh khu vực chỉ phát toàn tin tức khác cũng
học theo cách làm đó. Các đài đưa tin địa phương và đưa tin qua mạng cũng
gia tăng số lượng các chương trình, đặc biệt là vào các buổi sáng.
Không còn những hạn chế về thời gian phát sóng nữa. Tin tức luôn có sẵn và
được cập nhật. Các phóng viên than phiền rằng họ không có thời gian để viết
các câu chuyện bởi vì họ luôn phải đưa được các tin tức mới và trực tiếp.
Việc đưa tin nhanh chóng 24 giờ mỗi ngày cũng như các thông điệp tức thì
từ Internet đã làm cho những người cung cấp tin, chẳng hạn như các nhà
9
chính trị và các chuyên gia quan hệ công chúng, có ít thời gian hơn để phản
ứng, đặc biệt là khi những kênh chỉ phát toàn tin tức làm cho cuộc khủng
hoảng này thêm trầm trọng với những cuộc phỏng vấn phát trực tiếp qua vệ
tinh. Nhiều người xem đã liên tục chuyển kênh từ tin tức sang thời tiết, tin
thể thao hoặc chương trình giải trí. Một số chương trình tin tức thậm chí còn
tăng số lần quảng cáo cho những tin sắp đưa của mình nhằm kéo những
người xem lướt qua các kênh quay trở lại với kênh tin của mình nếu họ
chuyển sang kênh khác.
Phần quan trọng nhất trong các chương trình tin tức của Hoa Kỳ, chương
trình tin tức buổi tối đã bị mất dần khán giả mặc dù đã có những cố gắng để

làm cho các chương trình tin tức trở nên độc đáo thông qua việc đưa thêm
thông tin về bối cảnh và giải thích nhiều hơn. Năm 2005, ba mạng lưới đã
mất đi người dẫn chương trình hàng đầu trong các chương trình tin tức hay
nhất của mình - những nhân vật đã xuất hiện trong hàng thập kỷ - do họ nghỉ
hưu hoặc chết.
Tuy nhiên, các đài phát thanh truyền hình đã tìm được những công nghệ tiên
tiến để cải thiện việc đưa tin của mình. Các chương trình tin tức sử dụng
những hình họa mang tính hiện thực, đặc biệt là những hoạt ảnh về thời tiết
mô tả hướng đi của các cơn bão. Các tin tức trực tiếp phát qua vệ tinh đến từ
khắp nơi - thậm chí là một tàu chở máy bay hay một đoàn xe quân sự đang
lăn bánh qua một sa mạc. Lần đầu tiên, những người dân thường được theo
dõi chiến tranh ở nước ngoài theo cách nó diễn ra. Những phóng viên theo
chân các binh lính trong cuộc chiến Iraq mới đây nhất cũng có các tài khoản
cá nhân trên các trang tin Internet, ngoài việc họ vẫn thường xuyên đưa tin
qua đài phát thanh truyền hình.Tin tức vẫn hấp dẫn đối với người xem và
vẫn sinh lời.
Xét chung, doanh thu của đài phát thanh (19,3 tỉ đô-la) và của truyền hình
(44,8 tỉ đô-la) đạt cao nhất vào năm 2000 và giảm dần trong những năm tiếp
theo. Truyền hình đã phục hồi, phát thanh vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.
Truyền hình cáp thì vẫn tăng đều đặn.
Vấn đề của lĩnh vực phát thanh sâu xa hơn, với tỉ lệ giảm 13% lượng khán
giả trong giai đoạn 1995 – 2005. Doanh thu từ quảng cáo giảm, và do đó giá
trị của đài giảm – đã làm cho một số nhà sở hữu mất đi những khoản doanh
thu khổng lồ, chẳng hạn như tập đoàn phát thanh lớn nhất Clear Channel đã
mất 17 tỉ đô-la trong năm 2002 và 4,9 tỉ đô-la trong năm 2005. Năm 2004,
Clear Channel đã giảm thời gian dành cho quảng cáo khoảng 20% để giữ
10
chân những khán giả có vẻ như không thỏa mãn với quá nhiều chương trình
quảng cáo. Chiến lược là tăng giá và giảm thời gian dành cho quảng cáo.
Năm nay, có một số dấu hiệu cho thấy chiến lược này có vẻ hiệu quả, song

các đài phát thanh vẫn phải đối mặt với những vấn đề khác, trong đó có cuộc
điều tra về payola (trả tiền mặt hoặc tặng quà để được phát trên đài phát
thanh). Các đài phát thanh sử dụng vệ tinh liên tục tăng lên như một loại
hình thay thế cho các đài thương mại và ngoài ra, sự cạnh tranh còn đến từ
iPod (thiết bị nghe nhạc số) và các thiết bị kỹ thuật số tương tự vừa tiện
dụng vừa làm cho âm nhạc có thể đi theo người.
iPod và các thiết bị tương tự có thể lưu trữ các nội dung phát thanh để nghe
lại. Quy trình này, được goi là podcasting, cũng giống như thiết bị TiVo
dành cho đài phát thanh. Nội dung có thể thay đổi từ các chương trình phát
thanh quốc gia đến loại hình tin trên trang web hay tin tức được sản xuất tại
nhà.
Từ lâu, người nghe đã có thể ghi lại chương trình phát thanh và nghe lại
bằng thiết bị di động, song họ chưa bao giờ có nhiều nội dung, sự đa dạng,
sự kiểm soát và khả năng để quản lý thông tin nhiều đến vậy.
Từ nhiều năm, ngành công nghiệp truyền hình đã nhìn thấy trước được việc
tăng cường chất lượng – truyền hình với độ phân giải cao (HDTV). Bây giờ
thì cuối cùng nó đã đến, dù là muộn nhiều năm.
Các đài phát thanh sử dụng kỹ thuật số cũng đã được phát triển trong nhiều
năm, với cam kết đưa ra những thiết bị thu có chất lượng như nghe từ CD và
được cải thiện rất lớn, song ngành công nghiệp này vẫn thiếu sự táo bạo
nhằm tạo ra được sự đầu tư lớn cần thiết cho việc nâng cấp rộng lớn như
vậy. Công nghệ cho phép một đài phát thanh tiếp tục phát tín hiệu tương tự
thường xuyên của nó đồng thời tăng tín hiệu sử dụng kỹ thuật số.
Những đối thủ cạnh tranh mới
Có lẽ truyền hình phát sóng và truyền hình cáp đã bước vào thế kỷ 21 cùng
với HDTV, những kênh mới; và cũng không khác là mấy đối với những
bước nhảy vọt về công nghệ trong những năm 1990 là dịch vụ Internet băng
thông rộng phù hợp túi tiền và công nghệ nén phim video.
Dịch vụ băng thông rộng là DSL (đường truyền kỹ thuật số) do các công ty
điện thoại phát minh, và mô-đem cáp do truyền hình kỹ thuật số sáng tạo ra.

11
Những dịch vụ này đưa Internet tốc độ cao và phù hợp túi tiền tới các hộ gia
đình và các công ty nhỏ.
Công nghệ nén video kỹ thuật số mô tả mọi bit thông tin trong một cấu trúc
video kỹ thuật số, tìm kiếm những thông tin không cần thiết hoặc thông tin
mà con người không hiểu, thu gọn chúng và loại bỏ những gì không cần
thiết. Kết quả là tín hiệu được làm phù hợp với ổ cứng của máy tính và còn
có thể lưu hành được trên Internet. Hàng chục tín hiệu nén này được đưa vào
các ống hoặc đường dẫn điện tử mà mỗi lần chỉ có thể xử lý được một tín
hiệu video. Với bộ nhớ lớn hơn và tốc độ xử lý tốt hơn, các máy tính đặt bàn
có thể dễ dàng chạy hay thậm chí là chỉnh sửa phim video, nhanh chóng
giúp hạ bớt các rào cản đối với các nhà sản xuất nhỏ độc lập.
Công nghệ nén video kỹ thuật số giúp làm cho các tiêu chuẩn truyền hình kỹ
thuật số mới có thể thực hiện được thông qua sự ủng hộ của Chính phủ Liên
bang. Chính phủ yêu cầu các đài truyền hình chuyển được tất cả các kênh và
tín hiệu phát sóng analog sang kỹ thuật số vào năm 2009. Sau những năm
ngần ngại đầu tư vào việc chuyển đổi, hầu hết các đài cuối cùng đã phát
sóng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật số mới, trong đó thường là HDTV. Các
máy thu hình kỹ thuật số đã trở nên phù hợp túi tiền và người tiêu dùng cuối
cùng đã mua chúng. Các màn hình HDTV lớn thậm chí đã lại có thể kéo mọi
người trong gia đình vào phòng khách để cùng xem TV, tất nhiên đi cùng
với nó là việc màn hình TV cũng ngày càng trở nên nhỏ hơn và có thể di
động cùng người xem cá nhân.
Với những thách thức đến từ iPod đối với các đài phát thanh thương mại,
các mạng truyền hình cũng đã nhân cơ hội sản xuất các chương trình vào giờ
cao điểm chỉ với giá 1,99 đô-la mỗi chương trình khi Apple cho ra đời loại
iPod mới có thể xem video được. Có dấu hiệu cho thấy động thái này có thể
giúp thu hút được khán giả.
Tuy nhiên, phương tiện truyền thông mới này đã đe dọa tương lai của loại
hình quảng cáo trên truyền hình truyền thống vốn có lợi nhuận cao. Hai biện

pháp cung cấp tài chính thay thế là phí đăng ký và phí trả cho mỗi chương
trình. Bất kỳ ai cũng có thể đưa phim video lên Google để lưu hành miễn phí
hoặc để mua bán. Các chương trình truyền hình trả tiền theo chương trình
cũng sẵn có trên đài truyền hình cáp hoặc đài phát thanh truyền hình trực
tiếp qua vệ tinh, cũng giống như việc xem và trả tiền theo từng phim. Hiện
nay, các công ty sản xuất, nhà viết kịch, diễn viên, các mạng lưới truyền
thanh và những đối tượng khác đang tranh chấp xem liệu doanh thu được
12
phân chia như thế nào.Các đài truyền hình có thể còn có thêm nhiều thách
thức, lớn và nhỏ khi mà Internet cho lưu hành nhiều phim hơn nữa. Các
công ty công nghệ thông tin và viễn thông đang cho ra đời IPTV (TV dùng
giao thức Internet).
II - Bước đột phá của công nghệ truyền hình
Trước đây, để thu sóng truyền hình, khán giả chỉ cần một tivi (TV) và
một anten xương cá. Ngày nay, khán giả có thể lựa chọn nhiều công
nghệ.
Theo kỹ sư Đặng Tấn Mầu, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật Đài Truyền
hình TPHCM, Chi hội trưởng Chi hội Vô tuyến điện - điện tử TPHCM,
tổng số kênh mà khán giả thu được qua các hệ thống kỹ thuật truyền
hình hiện nay có thể sử dụng tại TPHCM hiện lên đến gần 1.000 kênh
sóng.
Từ năm 1993, với sự xuất hiện của Công ty Truyền hình Cáp Sài Gòn
Tourist (SCTV), khán giả truyền hình TPHCM đã có thêm 2 công nghệ
truyền hình mới để lựa chọn, đó là MMDS (truyền hình viba) và truyền hình
dây dẫn (CATV). Ở thời điểm đó, khi CATV chỉ mới có một số tuyến
đường, thì công nghệ MMDS với ưu thế vượt trội của công nghệ vô tuyến đã
thu hút được một lượng khán giả đáng kể ở các quận trung tâm (như quận
1,3 5, 10…).
Không chỉ dừng lại đó, 5 năm sau đó, phát huy thành quả đã đạt được,
MMDS tiếp tục nâng cấp, mở rộng phục vụ khán giả không chỉ trên toàn địa

bàn TPHCM mà còn vươn ra nhiều tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương,
Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu…
Trong khoảng thời gian đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một số cơ quan,
đơn vị của TPHCM cũng bắt đầu sử dụng truyền hình vệ tinh. Những kiểu
anten thu hình rất mới lạ đã bắt đầu xuất hiện trên những mái nhà thành phố.
Đó là TVRO (công nghệ truyền hình vệ tinh). Công nghệ này cùng với
MMDS và CATV đã tạo nên bước đột phá trong quá trình phát triển công
nghệ thu sóng truyền hình ở TPHCM, đồng thời hình thành nên một cuộc
cạnh tranh khán giả giữa MMDS và TVRO.
Cũng theo kỹ sư Đặng Tấn Mầu, năm 1998, công nghệ truyền hình số DTH
đã bắt đầu xuất hiện ở thành phố với các anten parabol nhỏ gọn thu truyền
13
hình cáp vệ tinh. Đến năm 2001, công nghệ truyền hình số mặt đất được Đài
PTTH Bình Dương triển khai với vùng phủ sóng rộng, bao gồm cả TPHCM
và một vài tỉnh lân cận. Đến năm 2003, công nghệ truyền hình số mặt đất
tiến thêm một bước quan trọng với việc Đài Truyền hình TPHCM lên sóng
truyền hình số, còn truyền hình số Bình Dương thì nâng số chương trình
phát lên gấp đôi (16 chương trình).
Cuộc cạnh tranh của công nghệ truyền hình số bấy giờ đã bước vào giai
đoạn cao trào khi mà thời điểm tháng 10-2004, Đài Truyền hình Việt Nam
triển khai công nghệ truyền hình số qua vệ tinh - DTH phủ sóng toàn quốc,
trong đó TPHCM là một thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng. Tiếp đến,
chưa đầy một năm sau (tháng 5-2005), Đài Truyền hình TPHCM chính thức
đưa vào hoạt động hệ thống truyền hình CATV và truyền hình cáp vô tuyến
Hyper Cable, sau khi lần lượt cả 2 kênh 7 và 9 đã được phát qua vệ tinh với
công nghệ DVB-S.
Trước đó, tháng 4-2005, Công ty Đầu tư phát triển công nghệ truyền hình
Việt Nam (VTC) thuộc Bộ Bưu chính - Viễn thông cũng lên sóng đài phát
truyền hình số thứ 3 phủ sóng ở khu vực TPHCM, khiến cho cuộc cạnh
tranh công nghệ truyền hình càng trở nên gay gắt. Và như vậy, cho đến nay,

một số lớn công nghệ truyền hình hiện đại đã được triển khai ở TPHCM. Có
loại truyền hình trả phí, có loại truyền hình miễn phí (có thể chỉ thu phí qua
thiết bị), nhưng tất cả đã hình thành một cuộc cạnh tranh công nghệ truyền
hình nhằm thu hút tối đa số lượng khán giả về phía mình.

III - Công nghệ truyền hình Việt Nam
Nếu vẽ một biểu đồ về tốc độ thay đổi công nghệ trong truyền hình thì sẽ
thấy đường biểu diễn từ cuối thập niên 60 đến cuối thập niên 90 gần như rất
ít thay đổi.
LCD ra đời làm một cuộc cách mạng trong truyền hình
Phải nói kỹ thuật cấy những bóng bán dẫn phát sáng đã cho ra những tấm
LCD panel đã cải tiến đáng kể độ phân giải truyền hình. Tivi LCD ngày
càng sáng hơn và độ phân giải ngày càng cao hơn. Hình ảnh được tái tạo
không phải bằng kỹ thuật tương tự (analog) mà bằng kỹ thuật rời rạc từng
ảnh điểm (pixel), từ đó khái niệm TV số (digital) ra đời.
14
Những năm đầu thế kỷ 21, Tivi LCD phát triển mạnh mẽ và người ta chứng
kiến sự chuyển tiếp giữa analog và digital. Nếu đỉnh cao của truyền hình
analog là độ phân giải SD (độ nét bình thường) với chuẩn DVD 720x576 thì
đỉnh cao của truyền hình digital hoàn toàn chưa có điểm dừng. Chất lượng
DVD đã lùi về quá khứ, nhường bước cho HD (độ nét cao) ra đời. Hiện nay,
người ta còn có HD-ready và Full-HD.
Tại Việt Nam, thị trường đã có nhiều loại Tivi LCD đạt chuẩn độ nét Full-
HD 1920x1080. Tuy nhiên chưa có nguồn phát tín hiệu cho các Tivi này trừ
các kênh thử nghiệm trong truyền hình cáp. Muốn xem được độ phân giải
Full-HD, người ta phải mua các đầu máy thế hệ mới như Blu-ray nhưng việc
tìm kiếm đĩa phim cho các đầu máy này không dễ dàng gì.
Bởi độ nét cao tức nhiều ảnh điểm (pixel), mỗi frame hình chứa đến 2 triệu
pixel khiến lượng thông tin truyền đi trong mỗi giây vô cùng lớn, người ta
phải dùng nhiều giải thuật nén để tiết kiệm đường truyền và cả vật chứa

phim ảnh độ nét cao. Thông thường, phim được chứa trong đĩa quang học
(như blu-ray) hoặc đĩa cứng HDD. Thiết bị phát hình và truyền dẫn cho Full-
HD bởi vậy rất đắt tiền. Người tiêu dùng mua một chiếc Tivi thì dễ nhưng
nhà đài muốn phát truyền hình Full-HD thì sẽ trở ngại trong kính phí đầu
tư.
Truyền hình sẽ phát triển như thế nào?
Trong lãnh vực truyền hình, phim nhựa tuy vẫn còn ưu thế nhưng là mục
tiêu để các nhà khoa học truyền hình hướng đến. Cách đây 3 năm, người ta
đã giới thiệu chuẩn truyền hình Quad-HD (4 lần HD) 3840x2160. Độ nét của
chuẩn này gấp 4 lần Full-HD.
Chưa hết, chính phủ Nhật còn dự định đến năm 2015 sẽ phát hình Ultra-HD
có độ nét gấp 4 lần chuẩn Quad-HD tức 7680x4320 tương đương 33 mega
pixel, có độ nét có thể cạnh tranh với phim nhựa 35mm. Lúc đó, trong thí dụ
về sân bóng đá với 22 cầu thủ nêu trên, người xem có thể xem chi tiết đến
mức… thấy rõ ánh mắt cầu thủ liếc đi đâu trước khi chuyền bóng.
Truyền dẫn chương trình truyền hình ra sao?
Chất lượng hình ảnh có thể tiến đến chất lượng phim nhựa. Đó là mong
muốn của các nhà khoa hoạc công nghệ nhưng về mặt truyền dẫn chương
trình, sẽ có cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai trường phái:
15

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×