Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật tạo dáng và trang trí gốm hoa lam thời Lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 11 trang )

TIỂU LUẬN
Lịch sử Mỹ thuật
ĐỀ TÀI: “Giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật tạo dáng và trang trí gốm hoa lam thời Lê”

GỐM HOA LAM


I.

Giới thiệu về Gốm hoa lam

** Gốm hoa lam: là sản phẩm gốm được trang trí bằng hoa văn màu lam. Phần lớn
gốm hoa lam thuộc loại sành trắng (sành cứng) cũng gọi là sành sứ.


** Lịch sử
Có lẽ gốm hoa lam xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIV, tức cuối thời Trần.
Cơ sở của sự phỏng đoán này là những đồ gốm hoa lam rất hoàn chỉnh có niên đại rõ
ràng thời Lê sơ (thế kỷ XV) đã được tìm thấy khá nhiều. Để có được những hiện vật
chỉnh chu đó, người ta cho rằng: hẳn phải có những sản phẩm không hoàn chỉnh bằng, ra
đời trước đó hàng thế kỷ, tức là từ khoảng cuối thời nhà Trần.
Gốm hoa lam là cái mốc lớn thứ ba trên tiến trình lịch sử phát triển gốm Việt Nam –
một cái mốc cả về hai phương diện kỹ thuật và nghệ thuật, sau gốm đất nung nổi tiếng
thời tiền sử và sau gốm sành xốp thời Lý – Trần.
Thời hoàng kim của gốm hoa lam là ở thời Lê – Mạc (thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVIII).
Những người thợ gốm Việt Nam đương thời đã sáng tạo ra hàng loạt sản phẩm, đủ các
loại hình, kiểu dáng, với phong cách, bút pháp và nội dung trang trí vô cùng sinh động
và đậm nét dân gian. Kỹ thuật nung gốm cũng được cải tiến, giúp sản phẩm làm ra có
kết cấu hạt chặt chẽ, mịn màng, khiến gốm rất cứng, bền, nhẹ và tiện dụng.
Sử sách, kết quả khai quật khảo cổ học ở Việt Nam và ở nước ngoài, hiện vật tại các
bảo tàng… đã cho biết: đồ gốm hoa lam của ta thời ấy được làm rất đẹp và số lượng rất


lớn, không chỉ phục vụ đủ nhu cầu trong nước. Hàng vạn sản phẩm gốm này có mặt tại
Indonexia, Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Ký, Trung Quốc, Nhật Bản...
Theo một nhà nghiên cứu khoa học người Nhật, xưa kia người Nhật rất ưa chuộng
loại bát cổ vẽ trên men mà gọi quen “Hồng An nam” để uống trà đạo. Những thợ gốm
người Nhật Bản từ những năm 1596 - 1873 đã làm theo đồ gốm cổ Việt Nam, còn gọi là
“gốm Giao Chỉ” (Kotchi).


Gốm Việt tại Nhật theo phong cách Gốm hoa lam

** Các mặt hàng thông dụng, được sản xuất với số lượng lớn: bát đĩa các loại, nậm
rượu, bình hoa, lọ, chân đèn, lư hương, con giống…

II.

Nghệ thuật tạo dáng

Gốm hoa lam dáng thanh thoát, bớt thô mập hơn gốm đất nung và gốm hoa nâu trước
kia là bởi nó có xu hướng vươn lên theo chiều cao. Gốm hoa nâu Lý – Trần phần lớn là
các sản phẩm hình ống (thạp, liễn…), gốm hoa lam Lê – Trịnh mặc dù cũng tạo nhiều
sản phẩm mới tương tự (chân đèn, lư hương, nậm rượu,…) nhưng lại dùng các đường
cong có độ lớn khi tạo dáng. Còn các loại bát, đĩa hoa lam do có xu hướng vươn theo
chiều cao và thanh thoát mà người ta cố ý tạo chân đế cao, to và vững hơn so với bát đĩa
men ngọc thời Lý – Trần.


Sự khác biệt về cách tạo dáng của gốm hoa nâu Lý – Trần và gốm hoa lam Lê –
Trịnh.

Thuộc loại gốm gia dụng, ngoài bát đĩa, còn các loại liễn, ấm, chén, lọ. bình, cốc

uống rượu… Gốm hoa lam ít khi được tạo hình có múi như trên gốm men ngọc trước
kia. Song lại là loại đồ gốm được tạo hình đặc biệt, như loại ấm hình quả bầu nậm. Một
chiếc ấm hoa lam kiểu này đã được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trưng bày trong cuộc
Triển lãm đồ gốm tại Hà Nội (năm 1976).
Ấm hình quả bầu hai ngấn, cao 20 cm, đáy nhỏ. Thân ấm phình ra ở vai. Quai nhỏ tạo
hình xoắn, gắn cao ở giữa vai và cổ ấm. Vòi ấm ở phía bên kia, gắn thấp hơn quai một
chút, hình rất thanh, thoáng đạt, tinh tế mà giản dị. Thân và miệng ấm được nối bằng
phần thắt cổ bồng
Dạng thứ hai của đồ gốm hoa lam là đồ thờ (chân đèn, lư hương…) có kích thước
tương đối lớn, dáng cao. Nhìn chung, đồ gốm thờ thường được tạo hình kiểu con tiện,
với các bộ phận và chi tiết phức tạp, dày đặc họa tiết trang trí. Loại gốm này có phần cầu
kỳ, tinh xảo, toát lên vẻ trang nghiêm, nhằm phù hợp với nơi thờ tự tôn nghiêm. Song
chúng vẫn là các sản phẩm gốm nên vẫn không kém phần trau chuốt.


III.

Trang trí

Trang trí hoa lam trên gốm bằng bút lông và màu lam (hay xanh chàm).
Để trang trí hoa lam có ba cách vẽ:
- Vẽ dưới men: thực hiện trên xương đất mộc rồi tráng lớp men mỏng lên trên.
- Vẽ giữa men: vẽ trên đồ mộc đã tráng một lớp men, vẽ xong lại tráng lên tất cả
một lớp men thứ hai, rất mỏng.
- Vẽ trên men: chỉ vẽ lên lớp men của gốm mộc mà không cần tráng lớp men phủ
lên hoa văn.


Đề tài trang trí trên gốm hoa lam khác rất nhiều so với loại gốm thời trước. Chẳng
hạn, trên góm hoa nâu thường được trang trí với các đề tài hoa điểu, như hoa cúc, hoa

sen, chim èo, chim thước và hình các con vật khác như voi, hổ… Đến gốm hoa lam ta
thấy những đề tài mới được sáng tạo và sử dụng ngày càng nhiều:
- Trên gốm hoa lam gia dụng: chim, hoa, lá, cá, ngựa, rồng, phượng, kỳ lân.
- Trên các đồ thờ: tuy vẽ hình tứ linh theo truyền thống nhưng kiểu dáng của chúng
đã đơn giản hóa và có vẻ hiền lành, gần gũi hơn trước.

** Một số đề tài chủ yếu trên gốm hoa lam đương thời

- Hoa lá:
Hoa cúc dây và hoa sen được sử dụng để vẽ trên gốm hoa lam. Hoa nối nhau thành
đường diềm cành nối cành. Lá cong xoắn, gần với hình mây lửa, khác hẳn hình răng cưa
trên gốm hoa nâu. Lại có những trang trí theo kiểu mô phỏng hoa lá, chỉ lấy cái thần của
hoa lá thiên nhiên, chứ không vẽ theo hình sắc bất kỳ loại hoa, lá cụ thể nào. Lối vẽ này
mang tính tự do, phóng khoáng và sáng tạo của từng nghệ nhân.

- Chim: chim phượng, chim khách…


Là hình tượng phổ biến trên trang trí gốm hoa lam.
Nếu trên gốm hoa nâu chỉ thấy hình chim di, thì trên gốm hoa lam, chim đã bay lượn.
Lối vẽ phóng bút đã tạo nên dáng chim bay nhẹ nhàng, uyển chuyển, đa dạng.
Nho giáo được thể hiện trên gốm hoa lam thời Lê thông qua hình tượng bốn chú sẻ
bay quanh một chim phượng đang xòe lượn – hình tượng quân tử, tiểu nhân.
- Tôm cá:
Hình tôm cá được vẽ, tư thế sống động, ẩn hiện tựa tranh thủy mặc. Không như các
loại gốm trước đó, từng trang trí hình tôm cá bằng đắp nổi, khắc chìm, tô nâu.
- Ngựa:
Trên gốm hoa lam, hình ảnh con ngựa xuất hiện khá nhiều, đặc biệt là trên: lư hương,
bát, bình, lọ. Ngựa bao giờ cũng được vẽ ở tư thế lồng lên phi nước đại. Bằng những nét
bút lông nhấn lướt, lại được men chảy kéo nhòe nhiều nét, con ngwajduf đang tung vó

dù kiểu nào cũng vẫn toát lên nét đẹp lung linh, êm nhẹ.
- Rồng mây:
Hình rồng trên gốm hoa lam mang đậm nét con rồng thời Lê: dáng khỏe, đầu có sừng,
lưng hình yên ngựa, bờm gáy dựng ngược, mình trần hoặc đầy vẩy, rát nhiều móng sắc.

Rồng thời Lý


Rồng thời Trần

Rồng thời Lê
Ngoài ra, để tăng hiệu quả cho những đề tài trang trí kể trên, trên gốm hoa lam cũng
sử dụng một số đồ án hình học. Đó là cá đường chỉ đơn, đường chỉ song song chạy


quanh miệng, vai và đế sản phẩm hay các đồ án kẻ chéo cắt nhau, xen kẽ những chấm
nhỏ.
Nghệ thuật trang trí gốm hoa lam có thể tóm gọn ở mấy từ: nghệ thuật hội họa, đa
phong cách và rất dân gian.

** Hiện nay, vẫn còn nhiều đồ gốm mang dáng dấp và nét trang trí của gốm hoa lam
thời Lê. Không chỉ kế thừa những tinh hoa của lịch sử, nghệ nhân gốm sứ thời nay còn
phát huy, sáng tạo, cho ra những sản phẩm tinh tế, mới lạ nhưng vẫn không đánh mất đi
giá trị truyền thống dân tộc.


Một số đồ gốm phỏng theo gốm hoa lam

~Hết~




×