Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Sưu tầm hiện vật bảo tàng: Sưu tầm những hiện vật liên quan đến Quan họ Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.21 KB, 19 trang )

Sưu tầm hiện vật bảo tàng
Sưu tầm những hiện vật liên quan đến Quan họ Bắc Ninh
I. Khái quát chung về quan họ.
1. Khái quát chung về quan họ Bắc Ninh
- Dân ca quan họ ( hay còn gọi là dân ca quan họ Kinh Bắc) là những làn
điệu dân ca thuộc vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Phân bố ở
vùng văn hóa Kinh Bắc đặc biệt là vùng danh giới 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc
Ninh.
- Ngày 30 tháng 9 năm 2009 tại kì họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính
phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ( từ ngày 28 tháng
9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009 ) quan họ được công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Dân ca quan họ Bắc Ninh là biểu hiện tình cảm của những người quan
họ, tình cảm trong sáng, thủy chung, trân trọng, quý trọng và đề cao nhau chứ
không riêng là tình yêu nam nữ như các loại hình dân ca giao duyên khác. Dân
ca quan họ hát đối nam , đối nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi
có lễ hội hay khi có bạn bè đến. xuyên suốt trong thời gian, giăng đầy trong
không gian kinh bắc quan họ giống như bầu khí quyển đặc thù của mảnh đất
này.
- Trong phạm vi UNESCO công nhận ban đầu chỉ gồm có 49 làng quan
họ. Tiêu biểu là làng Diềm – quê hương của thủy tổ quan họ.
2. Nguồn gốc quan họ
a. Thông qua câu chuyện cổ của vua bà
- Đức vua bà là con vua hùng vương thứ 6 đến tuổi lấy chồng thì nhà
vua cho mở cuộc thi kén phò mã. Vua bà là 1 người rất đoan trang thùy mị là 1
người có tài có đức, Khi tổ chức cuộc thi kén phò mã có rất nhiều người đến
muốn lấy nhưng không biết gả cho ai nên tổ chức cuộc thi tung cầu nhưng vua
1


bà không ưng ý hẹn 3 tháng sau lấy chồng. Bà xin vua cha cùng 49 nam 49 nữ


cùng đi du ngoạn, trên đường đi bị 1 cơn phong vũ cuốn toàn bộ về trên trời,
sau đó lại ngã xuống làng Diềm xưa gọi là ấp Viêm Trang và vua Bà ở lại. Vua
bà khai hoang lập đất, mở rộng nông nghiệp, trồng dâu nuôi tằm ,cấy lúa và
trong khi lao động bà sáng tác ra các lời ca tiếng hát dạy cho mọi người , giúp
mọi người yêu thương quý mến nhau.
b. Thông qua ý kiến khác
- Ý nghĩa của từ “quan họ “ thường được tách thành 2 từ rồi lý giải nghĩa
đen về mặt từ nguyên của “quan “ và “họ”. Điều này dẫn đến kiến giải về
quan họ xuất phát từ âm nhạc cung đình hay gắn với sự tích 1 ông quan khi đi
qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và
dừng bước để thưởng thức.
- Một số quan điểm cho rằng quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn
giáo mang yếu tố phồn thực chứ không phải quan họ bắt nguồn từ âm nhạc
cung đình.
3. Đặc trưng của quan họ
a. Lề lối hát quan họ.
- Hát đối đáp: Bao giờ Quan họ cũng tuân theo lề luật: đối đáp nam nữ,
đối giọng, đối lời và hát đôi nam đối với nữ.Ðối đáp nam nữ là bên gái hát
một bài, tiếp đó, bên trai lại hát một bài, cứ thế dài hết cuộc hát hoặc canh hát.
Ðối giọng: bên hát trước hát bài có làn điệu âm nhạc như thế nào thì bên hát
sau phải hát đối lại một bài cũng có làn điệu âm nhạc như thế, được coi là đối
giọng.Ðối lời: Ðối lời khác với đối giọng không chỉ ở chỗ một bên thuộc lĩnh
vực âm nhạc, một bên thuộc lĩnh vực thơ ca, mà còn khác ở chỗ: nếu bên hát
trước đã hát một lời ca nào đấy (một đoạn thơ, một bài thơ...) thì bên hát sau
cũng sử dụng làn điệu âm nhạc giống như bên hát trước, nhưng lời ca phải
khác đi mà vẫn gắn bó với tình, ý, hình tượng...của lời ca người hát trước để
tạo nên hiệu quả hô-ứng, tương hằng, đối xứng, cảm thông.
2



Hát đối nam nữ, đối giọng, đối lời được coi là sự đối đáp hoàn chỉnh theo
lề lối của Quan họ. Ðiều này cũng giống lề lối của nhiều dòng dân ca khác
- Hát canh: gồm 3 chặng
+ chặng đầu tiên: ở chặng hát này, người ta hát những giọng cổ cũng
gọi là giọng lề lối. Chặng ca những bài cổ là chặng bắt buộc, được duy trì rất
nghiêm, có thể coi là tiêu chuẩn để đánh giá sự nghiêm chỉnh, đúng lề lối
Quan họ. Không làm như vậy sẽ bị chê cười.
+ Chặng giữa tiếp theo sau chặng hát những bài giọng cổ như trên. Lúc
này, Quan họ hát sang những bài thuộc hệ thống mà người Quan họ gọi là
Giọng vặt. Vào chặng ca giọng vặt, không phải ca theo một trình tự bắt buộc
theo thứ tự tên các bài ca
+ Chặng cuối thường diễn ra vào khoảng 12 giờ đêm, 1 giờ sáng, có thể
cuối hoặc gần cuối chặng hát giữa, su lúc người Quan họ mời nhau xơi tiệc
mặn và tiệc ngọt có nơi uống rượu, có nơi không. Quan họ cũng có thể hát đối
đáp thêm một số câu giọng vặt nữa rồi chuyển sang ca những bài ca giã từ
bạn, cũng tức là chuyển sang chặng cuối của canh hát.
- Hát hội : Từ ngày 4 tháng giêng âm lịch cho đến ngày 28 tháng hai âm
lịch, liên tiếp các hội làng diễn ra trong vùng Quan họ. Suốt tháng 8 âm lịch
hàng năm, các làng lại có lệ vào đám, ở hội đình, Quan họ lại có dịp mời nhau
dự hội, ca hát. ở hội có 2 hình thức ca hát:
+ hát vui : hình thức "hát vui đôi câu để vui xuân, vui hội, vui bàu, vui
bạn" là hình thức ca hát Quan họ chủ yếu ở hội.
+ Hát thi: Không phải hội làng nào trong vùng Quan họ cũng có hát thi
hoặc hát giải. Cũng không phải ở một làng nào đấy cứ giữ lệ hàng năm đến
hội là đều có hát giải. Tuỳ từng năm, ví dụ được mùa, làng mở hội to, dài
ngày, Quan họ trong làng náo nức xin dân mời Quan họ các nơi về hát giải...,
thì năm ấy, có thể có hát giải trong hội
- Hát lễ thờ : Sau khi đặt lễ cúng thánh trong tiếng trống thờ uy nghiêm
3



xong, các nhóm Quan họ thường ca một đôi bài theo giọng La rằng để chúc
thánh, chúc dân người an, vật thịnh, phúc, lộc, thọ, khang ninh. Như vậy,
Quan họ gọi là hát lễ thờ.
- Hát cầu đảo: Hát cầu đảo thường chỉ có Quan họ nữ. Dân làng gọi hết
Quan họ nữ trong làng, giữ gìn chay tịnh, đến ăn ngủ tại cửa đền hát liền 2, 3
ngày đêm. Không hát những bài tình tứ trao duyên như Quan họ thường hát
mà chỉ hát những bài có nội dung cầu nguyện mưa thuận gió hoà và chỉ hát
một giọng La rằng.Người ta nói rằng hát như vậy cũng có linh nghiệm.
- Hát giải hạn: Sau khi làm các nghi thức cúng lễ, thường mời 4,5,6 nhóm
Quan họ vừa nam, vừa nữ đến nhà ca một đêm Quan họ với niềm tin rằng có
Quan họ nam nữ dập dìu đến nhà, ca xướng giao hoà đông vui, gắn bó thì cái
may sẽ đến, cái rủi sẽ qua, vững lòng sống trong niềm tin, hy vọng có che chở.
Hát giải hạn không bị gò bó nhiều vào lề lối mà có thể chỉ ca đối đáp một bài
theo giọng La rằng, sau đó bên hát trước muốn hát bài nào thì bên hát sau hát
đối bài đấy
- Hát mừng: Trong những cuộc hát mừng này, Quan họ không phải tuân
thủ lề lối nghiêm ngặt mà cốt sao có nam, có nữ, có đối đáp, hầu hết là ca
những bài giọng Vặt có nội dung lời ca sâu nặng nghĩa tình, gắn bó keo sơn và
không khí hát phải thật vui, nhiều tiếng cười, lời nói vui xen vào khi hát.
- Hát kết chạ:( kết ước hay kết chạ anh em ) Cuộc hát này thường gồm
nhiều bài ca chúc tụng theo giọng La rằng, sau đó là đối đáp một số bài giọng
Vặt mà Quan họ cho là hay, phải có giọng ca thật khéo mới "bắt" nổi. Một
cuộc phô diễn khả năng, trình độ nghệ thuật ca hát kín đáo diễn ra giữa Quan
họ 2 làng, không có phân định hơn thua nhưng không kém phần sôi nổi, hào
hứng. Xong cuộc hát Quan họ kết chạ này, các nhóm Quan họ mới mời nhau
toả đi hát tự do trong hội.
b. Làn điệu quan họ
- Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho
4



tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến
nay, đã có ít nhất 500 bài quan họ với 36 giọng.
- Các làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã
bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, cái ả, Gió
mát trăng thanh, Tứ quý...v..........v........v
c. Phân biệt quan họ
* Quan họ truyên thống :
- Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho
tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Quan họ
truyền thống hát không có nhạc đệm. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan
họ đã được ký âm. Người xưa thường gọi là “ chơi quan họ “. Các bài quan họ
được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được
khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở
các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang
và Bắc Ninh.
- Các làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã
bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, cái ả, Gió
mát trăng thanh, Tứ quý...v..........v........v
* Quan họ mới:
- Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình thức biểu diễn
(hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết
đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng, trên nền nhạc đệm... Thực tế,
quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa
CD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân
khấu, tức quan họ mới. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao
đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau.
Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi,
đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới.

5


- Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền
thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa... Quan họ
mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý
thức.Dù ít hay nhiều nhưng hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là
cách cải biên không có ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên
này. Cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản
quan họ truyền thống. Loại cải biên này không nhiều, ví dụ bài "Người ở đừng
về" là cải biên từ làn điệu "Chuông vàng gác cửa tam quan" (Xuân Tứ cải
biên).
c. văn hóa sinh hoạt quan họ :
* Tục kết bạn ( kết chạ ) :
- Tục kết chạ của người quan họ cũng đều tập trung vào hai mặt chủ yếu
là Lễ và Nghĩa, phản ánh tình người trong cộng đồng và giữa các cộng đồng.
Nội dung, bản chất của tục kết chạ giữa các làng đã được phản ánh qua lời ca
như một hình thức sinh hoạt văn hoá Lễ Nghĩa tiêu biểu của đất và người quan
họ.
“Nghĩa người đem cất trong cơi
Lâu lâu xếp lại, để nơi giường nằm
Mỗi ngày ba, bảy lần thăm
Mỗi ngày ba, bảy lần thăm nghĩa người”.
- Ngày xưa, tổ chức quan họ ở cơ sở được gọi là “bọn quan họ” chứ
không gọi là câu lạc bộ quan họ như ngày nay. Trong một làng quan họ gốc
thường có nhiều bọn quan họ. Có bọn quan họ nam và bọn quan họ nữ. Các
bọn quan họ kết bạn với nhau theo nguyên tắc "Âm- Dương tương cấu". Có
nghĩa là bọn quan họ nam ở làng này kết bạn với bọn quan họ nữ ở làng kia và
ngược lại.
- Theo các nhà nghiên cứu cho biết thì thường có hai loại kết bạn quan

họ: Kết bạn bền vững và kết bạn không bền vững. Loại kết bạn không bền
6


vững, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khoảng bốn, năm năm lại có thể thay
bạn hoặc kết thêm bạn, nghĩa là một bọn có thể kết bạn với nhiều bọn khác ở
các làng. Loại kết bạn này thường không phải là của những làng kết chạ với
nhau. Song, phổ biến và rất được trân trọng trong vùng quan họ Bắc Ninh là
loại kết bạn bền vững. Đây là loại kết bạn truyền đời theo nguyên tắc đối xứng
một- một. Ví như ở làng Diềm có tới hơn chục bọn quan họ nam, nữ song duy
nhất chỉ có bọn quan họ kết bạn với quan họ làng Bựu là bền vững truyền đời.
Như vậy, có thể giả thuyết rằng: Tục kết bạn quan họ chính là bắt nguồn từ tục
kết chạ vốn có từ xa xưa trong các làng quê xứ Bắc.
“Trong sáu tỉnh người đà chưa tỏ
Ngoại năm thành chỉ có Bắc Ninh
Yêu nhau trở lại xuân đình
Nghề chơi quan họ có tinh mới tường”
- Ðã là Quan họ kết bạn thì phải khác giới, khác làng, đều là anh, là chị,
là em của nhau, rất ít khi Quan họ đã kết bạn lấy nhau thành vợ thành chồng.
Dù giữ tình bạn kết trong một số năm, hoặc trọn đời, hoặc truyền đời thì các
Quan họ vẫn cư xử thân thiết, quý trọng, giữ đường đi lối lại thăm hỏi khi vui
buồn đến trọn đời.
- Khi đi hội hè hoặc đi ca hát ở đâu, các Quan họ kết bạn thường hẹn rủ
nhau cùng đi. Mỗi khi làng có hội lệ, hoặc những việc vui mừng Quan họ kết
bạn cũng thường mời nhau đến nhà ca hát.
- Cũng có sự đùm bọc lẫn nhau về vật chất những khi một ai đó trong
nhóm Quan họ kết bạn gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Trong giao tiếp thường giữ gìn phong độ lịch sự từ ngôn ngữ, cử chỉ,
khi đứng, khi ngồi; từ chén nước, miếng trầu, mâm cơm thết bạn...đều biểu lộ
sự tôn trọng, quý mến lẫn nhau. Không có sự suồng sã, thô lỗ, trong giao tiếp

Quan họ.
* Tục rủ bọn:
7


- Muốn đi hát Quan họ phải có bọn: bọn nam hoặc nữ. Có nơi do các anh
lớn Quan họ, chị lớn Quan họ đứng ra rủ bạn cho các em bé Quan họ. Nhưng
cũng có nhiều nơi do lòng yêu thích ca hát Quan họ, còn gọi là chơi Quan họ,
những chàng trai, cô gái, 15,16,17 tuổi tự rủ nhau thành bọn rồi tìm đến một
vài anh lớn, chị lớn hoặc vài cụ Quan họ để học ca hát, rồi nhờ các bậc đi
trước đưa đường, chỉ lối, bắc cầu cho tìm nơi kết bạn...Mỗi bọn Quan họ
thường có 4,4,6 người và được đặt tên từ chị Hai, chị Ba, chị Tư, chị Năm
hoặc anh Hai, anh Ba, anh Tư, anh Năm, có đôi làng có đến anh Sáu, chị Sáu.
Nếu số người đông đến 7,8 người thì có thể đặt thêm: anh Ba (bé), chị Tư
(bé)v.v..mà không đặt anh Bẩy, chị Tám v.v....Không có chị cả, anh cả trong
bọn Quan họ.
- Khi ra hội hoặc giao tiếp giữa các Quan họ, thường gọi nhau bằng tên
anh Hai, chị Ba...hoặc liền anh Quan họ, liền chị Quan họ mà không gọi tên
thật. Trong một bọn Quan họ, tuy chia ra anh Hai, Ba, Tư, Năm...nhưng họ
sống bình đẳng, đùm bọc, thương yêu, gắn bó cùng nhau. Cả ngày lao động,
nhưng đêm đến, họ thường rủ nhau ngủ bọn ở nhà một anh lớn, chị lớn nào
đấy để học câu luyện giọng. Trước tiên là học đủ lối, đủ câu; luyện giọng sao
cho mẫm, cho nền, cho vang, cho ngọt, cho nẩy, cho rền. Sau đó là tập nói
năng, lề lối ứng xử, giao tiếp, rồi mới tiến đến chỗ đi hát hội, kết bạn, hát
canh, hát thi. Cao hơn nữa là biết đặt câu (sáng tác lời thơ làm lời ca), bẻ
giọng (phổ nhạc cho thơ) và ứng đối kịp thời.
d. Trang phục khi hát quan họ
- Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục
của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục
quan họ.

- Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới
quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo
8


dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối
với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo
dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần
trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh...gọi là
áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què
dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu,
hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền
anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp.
- Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy", nghĩa là
liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào
nhau (mớ bảy). Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là
một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm.
+ Yếm thường có hai loại là yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ
viền (dùng cho thanh nữ). Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng,
vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng
tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân
của nữ, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước.Áo dài ngoài
thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh gián
trong khi áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa
hiên, màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm. Yếm
thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên), xanh da
trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hồ thủy (xanh biển)... Giải yếm to
buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước
cùng với bao và thắt lưng.
+ Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ

công; có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai khiến
khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải
biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che giấu đầu các ngón
9


chân.
+ Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ,
đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà tích.
e. Ẩm thực của người quan họ.
- Tiệc ngọt : Khách đến chơi nhà bọn quan họ thường mời chén trà và
miếng trầu têm cầu kì. Miếng trầu của người quan họ có hai loại: giầu têm
cánh phượng và giầu têm cánh quế
- Tiệc mặn : Cơm Quan họ bao giờ cũng phải là “mâm đan, bát đàn”
nghĩa là mâm tròn bằng gỗ, sơn đỏ, bát tiện bằng gỗ cây bạch đàn. Các món
ăn bắt buộc phải có 2 đĩa giò lụa, 1 đĩa thịt gà, ngoài ra là các thức ăn khác tùy
ý. Ăn xong mà có hát canh thì không được uống rượu. Trong bữa, khách ăn
trước, chủ ngồi cạnh ca cho khách nghe. Khách xơi cơm xong, chủ mới ngồi
vào mâm của mình, đến lượt khách ngồi cạnh ca cho chủ nghe.
II. Làng Diềm - cái nôi của quan họ
1. Giới thiệu
- Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, tỉnh Bắc
Ninh. Đây là một ngôi làng cổ, nơi có đền thờ Đức Vua Bà - Thuỷ tổ Quan họ
và các di tích khác nổi bật như đình Diềm , đền Cùng -Giếng Ngọc, không
gian sinh hoạt văn hóa quan họ như nhà chứa, hồ bán nguyệt, bãi hội
- Tương truyền rằng Vua Bà xuống nơi đây khai hoang lập nghiệp :
“ Làng ta thờ đức Vua Bà
Dạy ta quan họ lời ca cổ truyền
Khai làng lập nghiệp quê hương
Dưới sông nước chảy bên trên có cầu

Vua Bà người sáng tạo ra
Trồng dâu dệt lụa thêu hoa nuôi tằm “
- Làng Diềm cũng được coi là cái nôi của quan họ. Trong gia phả làng
được các cụ nghệ nhân kể lại có đoạn :
10


“ Vốn xưa quan họ Bắc Ninh
Muốn tìm tích cũ đến làng Diềm thôn
Thủy tổ quan họ làng ta
Những lời ca xướng Vua Bà đặt ra
Xưa kia nam nữ trẻ già
Ai mà ca được ắt là hiển vinh
Ngẫm xem các giọng cho tinh
Ai mà ca được hiển vinh trên đời
Hừ la kính chúc mấy lời
La rằng sắp đặt ở nơi ý mình
Tình tang bản lan ố tình
Gạo ngang gạo dọc thêm xinh cái hừ
Cơm vàng triền triện đã từng
Thương đuống thương đoạn tin mừng phong thư
Cầm vàng tịnh rằng thờ ơ
Lên giọng đi cấy ngâm thơ một mình
Đào nương ý thức tính tình
Năm cung lễ lót mười cung giãi lòng
Tả lý giọng Huế vùng trong
Du dài giọng Huế lại thêm sinh tiền
Buôn bông buôn mắm thề nguyền
Giăng tay bẻ quạt chẳng phiền ông giăng
Liện sai liện mán giai giăng

Còn các giọng lá nói năng vô vàn “.
2. Nghề “ chơi quan họ “ làng Diềm.
a. Lịch sử
- Người ta không ai biết nghề “ chơi quan họ “ bắt đầu từ khi nào . “ Chơi
quan họ “ thấm nhuần vào tiềm thức của bao thế hệ người dân làng Diềm từ
11


đời này sang đời khác.
- Năm 1948, do chiến tranh ác liệt nên người dân làng đi tản cư, làng
xóm bị đốt phá trong đó có cả gia phả của làng.
- Năm 1951, người dân quay về làng, GS Hoàng Minh Giám lúc bấy giờ
là người khôi phục lại quan họ.
- Trong các làng quan họ chỉ duy nhất làng Diềm có gia phả nhưng do
chiến tranh phá hủy nên chỉ được truyền miệng. Từ đó làng Diềm được công
nhận là cái nôi của quan họ. Đến nay quan họ càng được phát triển và kế
thừa .- Ngày 30 tháng 9 năm 2009 , quan họ được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
- Khi xét danh hiệu nghệ nhân quan họ lần đầu có 6 cụ nghệ nhân làng
Diềm.
b. Thời gian
- Các liền anh , liền chị xưa “ chơi quan họ “ vào tất cả các dịp trong
năm, đặc biệt là khi nông nhàn
- Trong đó đặc biệt từ mùng 6 tháng giêng đến khi mở cửa đền Vua bà
mùng 6 tháng 2 âm lịch trong 3 ngày, đây là dịp mở hội lớn của làng, mọi
người chơi và thi hát quan họ.
- Ngoài ra còn mùng 3 tháng 3 âm lịch và mùng 6 tháng tám âm lịch
c. Không gian
- Không gian lễ hội là nơi các liền anh liền chị chơi quan họ, đối đáp giao
duyên., ngoài ra còn các “ nhà chứa quan họ”

- Đúng theo nguyên nghĩa thì “nhà chứa” đơn giản chỉ là “ngôi nhà” để
“chứa” bọn Quan họ.
Nhà chứa là nơi hội họp, luyện tập, nơi “ngủ bọn” của bọn Quan họ và
lớp đàn em học nghề chơi. Đây cũng là địa điểm đón tiếp và mời cơm Quan
họ bạn, là nơi tổ chức hát canh giữa bọn Quan họ sở tại và bọn Quan họ kết
nghĩa với mình trong những dịp lễ hội của làng. Mỗi bọn Quan họ lại có một
12


nhà chứa riêng. Một bọn Quan họ mới thành lập thì phải tìm một người cao
tuổi trong xóm, có uy tín, đã có thời là liền anh, liền chị và cũng có điều kiện
kinh tế khá giả. Người này có nhà cửa rộng rãi, thoáng mát, khang trang. Quan
họ ngỏ ý xin được dùng nhà này làm nhà chứa của mình. Chủ nhà chứa được
gọi là ông chứa (nếu là chứa bọn Quan họ nam), “bà chứa” (nếu là chứa bọn
Quan họ nữ).
Trong trường hợp không tìm được người và nhà chứa đủ điều kiện như
trên thì các thành viên trong bọn Quan họ luân phiên đăng cai nhà mình làm
nhà chứa. Với hai cách tạo nhà chứa như thế thì chắc chắn bọn Quan họ nào
cũng có nhà chứa.
- Làng Diềm trước đây có khoảng 20 nhà chứa nhưng hiện nay chỉ còn
duy nhất 1 nhà chứa của nghệ nhân Ngô Thị Khu.
- Làng Diềm và làng Bựu kết nghĩa với nhau từ rất lâu đời, liền anh liền
chị 2 làng không được lấy nhau.
3. Di tích làng Diềm gắn liền với quan họ
a . Đền thờ Vua Bà - thủy tổ quan họ
- Đền Vua Bà vốn được khởi dựng từ lâu đời, nhưng đã qua nhiều lần tôn
tạo; dấu ấn kiến trúc điêu khắc cổ nhất còn để lại là đôi “sấu đá” trên thân với
những cụm mây lưỡi mác mang phong cách nghệ thuật thời Lê Trung Hưng;
lớp kiến trúc muộn là của thời Nguyễn-Trên câu đầu của tòa Tiền tế trước đây
còn nguyên dòng chữ Hán: “Hoàng triều Khải Định cửu niên” (1924). Đến

năm 2000, đền được tu bổ xây dựng lại hoàn toàn. Ngôi đền có kiến trúc kiểu
chữ “Vương” gồm: Tiền tế, Thiêu hương và Hậu cung, bộ khung gỗ chạm
khắc trang trí, với các lớp mái ngói đao cong uốn lượn duyên dáng.
- Đền Vua Bà còn bảo lưu được những cổ vật cổ quý như: ngai bài vị,
tượng thờ, sắc phong, hoành phi, câu đối và nhiều đồ thờ tự khác. Tại tòa Tiền
tế, gian giữa treo bức hoành phi khá lớn, chạm khắc trang trí đẹp, sơn son
thiếp vàng rực rỡ, ở giữa nổi bật 4 chữ Hán lớn: “Vương Mẫu giới phúc”, bên
13


cạnh có dòng niên đại “Khải Định Giáp Tý” (1924); hai bên cột là câu đối cổ
ca ngợi công đức của Vua Bà được thờ ở đây: “Vạn cổ cương thường Thần thị
phục/Thiên thu hưởng hỏa cựu như tân”. Hậu cung là nơi phụng thờ tôn
nghiêm, có án thờ và trên án là ngai bài vị, tượng Vua Bà và nhiều đồ thờ
khác. Ngai bài vị bằng gỗ chạm rồng, mây, hoa lá, sơn son thiếp vàng mang
phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Bài vị với dòng chữ Hán “Đương cảnh
thành hoàng quốc vương thiên tử nhữ nương Nam Hải đại vương”. Tượng Vua
Bà ngồi ở giữa lung linh, huyền ảo: trong tư thế xếp bằng, hai tay để nhẹ
nhàng trên đùi, đầu đội mũ vương miện có đính nhiều bông hoa; khuôn mặt
đẹp hiền hậu, tai to dài, cổ kiêu ba ngấn đeo vòng trang sức; áo khoác ngoài
mềm mại, mượt mà. Trên án thờ còn là những đồ thờ tự cổ quý khác như: bát
hương, lộc bình, đài nước, cây đèn, cây nến, lọ hương hoa và đáng chú ý là ba
quả cầu gỗ sơn đỏ đặt cạnh ngai thờ là vật gắn bó với tục “cướp cầu” của hội
đền Vua Bà. Đó còn là một đạo sắc phong niên đại Thiệu Trị 4 (1844), phong
cho người được thờ.
- Sáng mồng 6 tháng 2 âm lịch chính hội, dân làng tổ chức tế lễ thần,
trong nghi lễ có hát quan họ thờ thần của các “bọn” quan họ trong làng với
những giọng lề lối ca ngợi công đức của thần và cầu xin phù hộ cho người
khang vật thịnh, mùa màng phong đăng hòa cốc. Tiếp theo là lễ rước kiệu Vua
Bà quanh làng, tượng trưng cho ngày Vua Bà du ngoạn đặt chân lên đất Viêm

Xá. Sau phần lễ là phần hội với nhiều tục trò vui chơi giải trí
b. Đền Cùng - Giếng Ngọc
- Đền Cùng là ngôi đền có từ thời Lý thờ “nhị nhân thần nữ”. Theo tương
truyền đó chính là hai công chúa con vua Lý Thánh Tông có tên Tiên Dung và
Thủy Tiên. Chuyện kể rằng trong một đêm trăng thanh gió mát, hoàng hậu
đang nằm ngủ chợt thấy có một ánh hào quang rọi khắp cung điện. Từ trong
ánh hào quang chói lọi đó có hai con cá chép vàng hiện ra và xin được đầu
14


thai làm người. Hoàng hậu sau đó mang song thai và hạ sinh ra hai nàng công
chúa đẹp như hoa.Lớn lên, hai nàng công chúa không chỉ đẹp mà còn rất giỏi
việc triều chính. Bấy giờ ở vùng núi Kim Lĩnh của làng Diềm còn hoang sơ,
có nhiều thú dữ. Hai nàng liền xin phép vua cha cho về đây để diệt trừ thú dữ,
giúp dân làng tránh tai họa.Sau này, khi vua cha tận dụng một hang động lớn
dưới chân dãy núi Kim Lĩnh để làm “thủ khố ngân sơn”, hai nàng liền tự
nguyện xin được trông nom, quản lí kho quân lương này. Rồi nhằm tiết Thanh
Minh, một năm nọ, hai nàng cùng hướng về kinh thành lạy ba lạy rồi khấn
“chúng con xin mãi mãi ở lại chốn này để phù giúp dân lành” rồi cùng hóa
thành cá. Dân làng liền lập đền dưới chân núi Kim Lĩnh và đặt tên là đền
Cùng. Giếng Ngọc có trước khi hai nàng công chúa hóa cá. Dân làng Diềm
luôn tin rằng các “cụ cá” trong giếng Ngọc là hiện thân của 2 nàng công chúa
cùng người hầu cận kề có từ hàng nghìn năm nay.
- Theo người dân ở đây thì các “ cụ cá “ có ngàn năm tuổi, không biết
đến từ đâu và ăn gì nhưng luôn sống trong giếng
- Người dân làng Diềm sinh hoạt gắn liền với giếng thiêng nên cho rằng
nguồn nước giúp hát quan họ ngọt giọng, đằm thắm, “vang, rền, nền, nảy “
hơn các vùng khác.
c. Đình Diềm
“Thứ nhất là đình Đông Khang

Thứ nhì đình Bảng, vẻ vang đình Diềm.”
- Theo thần phả của làng và một số câu đối trong đình còn ghi lại, đình
Diềm được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 để thờ Đức thánh Tam Giang (như
mọi làng quê ven sông Cầu), dân làng vẫn lấy năm Nhâm Thân 1692 (năm
dựng mái) làm năm xây đình. Kiến trúc đình Diềm xưa tuân thủ theo kiến trúc
truyền thống của Việt Nam, có nhà tiền tế, có đại đình, ngoài gian giữa có
chạm những hình rồng và mây nét mác, tất cả mọi thành phần của khung nhà
đều bào trơn đóng bén, soi gờ chỉ chạy thẳng. Đình Diềm xưa khá bề thế, gồm
15


3 gian hai chái khép kín thành một chỉnh thể thống nhất và hài hòa. Sau này
do chiến tranh, nhiều kiến trúc độc đáo đã bị phá huỷ, hiện đình chỉ còn 1 gian
2 chái. Ngay từ năm 1964, đình Diềm đã được Nhà nước ta công nhận danh
hiệu di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
- Nét độc đáo của đình Diềm chủ yếu ở chiếc cửa võng và chiếc nhang án
thờ nơi gian giữa. Nhìn tổng thể nhang án được sơn son thiếp vàng rực rỡ,
chân quỳ chạm hình rồng, các tầng diềm được trang trí bằng nhiều hình rồng,
vân mây, hoa bốn cánh với kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm thủng. Hai
bên là ván chạm thủng hình “Song nghê triều dương” (hai con nghê chầu mặt
trời), và 4 con rồng chầu vào vòng sáng nhọn đầu của chữ “Phúc”. Bên cạnh
các hình chạm khắc này, nhang án còn có những hình chạm rất đặc sắc, trong
đó có cả hình tượng các cô thôn nữ xinh đẹp, yểu điệu. Điều đó chứng tỏ
người dân làng Diềm xưa không hề bó buộc, câu nệ mà đưa cả những cảnh
sinh hoạt đời thường vào trang trí tại một nơi thâm nghiêm như đình, chùa.
- Khác với đình rất nhiều nơi khác, từ gần 300 năm trước, “đặc sản” quan
trọng nhất của đình Diềm chính là bức cửa võng “độc nhất vô nhị”. Bức cửa
võng này chạy dài suốt từ thượng lương ở trên độ cao 7m xuống tận nền đình,
gồm bốn tầng lớn xếp theo bậc thấp dần cho đến giáp hao cột cái bên trong.
Tầng nào cũng được chạm khắc tinh tế với nhiều hình khối nghệ thuật, biểu

tượng tứ linh (long, li, quy, phượng) và những đề tài đậm chất nghệ thuật.
Toàn bộ cửa võng thếp vàng rực rỡ, không một mảng trơn bóng, từng nét nhỏ
đều được trang trí kỹ lưỡng khiến cho nổi bật lên, thu hút sự chú ý của mọi
người ngay từ phút đầu mới đến. Theo đánh giá, hầu hết các đình làng xứ Bắc
đều có cửa võng, nhưng không thấy cửa võng nào đẹp và độc đáo như ở đình
Diềm. Nghệ thuật chạm khắc gỗ của cửa võng đình Diềm đã thể hiện được
tinh hoa nghệ thuật điêu khắc gỗ của người nghệ nhân dân gian Kinh Bắc thủa
xưa. Cùng với đôi phỗng trên ban thờ, đình Diềm còn lưu giữ được nhiều cổ
vật quý như lư hương, lộc bình và đặc biệt là 36 đạo sắc phong.
16


3. Nghệ nhân Ngô Thị Nhi
Cụ Ngô Thị Nhi sinh năm 1922, tại làng Viêm Xá (tên nôm là làng
Diềm). Làng Viêm Xá bấy giờ là nhất thôn, nhất xã nên gọi là Viêm Xá xã
thuộc Châm Khê tổng, Võ Giàng huyện. Cụ là thế hệ “chơi Quan họ” thứ ba
trong gia đình. Thế hệ thứ nhất là ông bà của cụ (Cụ Nhi đề nghị không nói
tên tục của ông bà). Thế hệ thứ hai là thân phụ Ngô Quý Thướng và thân mẫu
Trần Thị Nên. Thế hệ thứ ba chính là cụ Nhi. Cả ba thế hệ trên, nhà cụ vẫn
được dùng làm nhà chứa. Cụ Nhi học Quan họ tại gia từ năm lên 10 tuổi
(1932) do song thân phụ mẫu truyền dạy. Nhà cụ lại là nhà chứa, nên mỗi khi
bọn Quan họ đến luyện tập hoặc tiếp Quan họ bạn, tổ chức hát canh, cụ đều
học được một cách tự nhiên. Rồi mỗi khi bọn Quan họ sang chơi hội làng Bịu,
cụ vẫn thường được cho đi theo để kiến học. Do học bằng nhiều cách, thường
xuyên nhiều năm như vậy, mà cụ thuộc lòng hàng trăm giọng Quan họ (cả câu
ra và câu đối), bao gồm cả ba hệ thống giọng: giọng lề lối, giọng vặt, giọng
giã bạn. “Chất Quan họ” thấm nhuần trong người cụ từ đi đứng, lời ăn tiếng
nói, nghĩa tình Quan họ cho tới hiểu biết cả về phong tục tập quán làng mình,
làng bạn… Tới năm 16 tuổi (1938), cụ Nhi chính thức gia nhập tổ chức bọn
Quan họ nữ và nhà cụ vẫn là nhà chứa của bọn Quan họ này. Bọn Quan họ nữ

của cụ kết bạn với một bọn Quan họ nam ở Hoài Thị (Bựu Sim). Bọn Quan họ
của cụ có 12 người, song chỉ có 5 liền chị là trực tiếp đi “chơi Quan họ”.
Trong những năm đi “chơi Quan họ”, cụ Nhi hát đôi với các liền chị Trần Thị
Phụng, Ngô Thị Thì, Nguyễn Thị Tước, Nguyễn Thị Thiền, Nguyễn Thị
Tàn… Cho tới nay, mỗi khi tổ chức hát đối, cụ vẫn thường hát đối với cụ Trần
Thị Phụng và bà Nguyễn Thị Bàn. Cụ được coi là một trong những báu vật
sống của quan họ làng Diềm.
III. Tổng kết
1. Bảo tồn và phát triển quan họ Bắc Ninh
- Quan họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu. Quan họ được
17


lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền
khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan họ trở thành một loại
hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng
chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian
bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với ban đầu. Nhiều giai điệu cổ đã mất
hẳn.
- Nhận diện và kiểm kể Dân ca Quan họ Bắc Ninh theo định kỳ từng
năm.
- Hoàn thành danh sách nghệ nhân quan họ ở tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc
Giang; Xây dựng chính sách đãi ngộ với nghệ nhân như lương, phụ cấp, nhất
là những nghệ nhân được phong tặng “Báu vật nhân văn sống” ở các làng
quan họ trên địa bàn hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.
- Hoàn thiện tư liệu và kết quả nghiên cứu về Quan họ Bắc Ninh, kể cả
những làng quan họ thuộc vùng lân cận.
- Phân loại, hệ thống tư liệu lưu trữ và phục cụ cho việc tiếp cận của cộng
đồng với các tư liệu về Quan họ Bắc Ninh.
- Hỗ trợ cộng đồng phục hồi tập quán, tín ngưỡng và các lễ hội liên quan

đến Dân ca quan họ Bắc Ninh ở các làng quê, khôi phục việc thi hát lấy giải
của các làng quan họ tổ chức
- Thành lập hiệp hội nghệ nhân quan họ Bắc Ninh, trên cơ sở các Câu lạc
bộ ở các làng hiện nay, xây dựng chương trình hoạt động cho hiệp hội để tổ
chức phi chính phủ này đóng vai trò tích cực trong việc truyền dạy cho thế hệ
trẻ.
- Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, học viện âm nhạc quốc gia Việt
Nam nghiên cứu giúp đỡ cộng đồng tổ chức tự quản lí, thực hiện các chương
trình truyền dạy, phục hồi kĩ thuật hát quan họ theo lối hat truyền thống, tìm
các giải pháp để quan họ thích ứng với sự phát triển của các phương tiện âm
thanh của đời sống đương đại.
18


- Hỗ trợ cộng đồng xây dựng nội dung truyền dạy quan họ Bắc Ninh
trong các gia đình, các lớp dạy quan họ Bắc Ninh tại cộng đồng theo địa bàn
làng xã.
- Giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về giá trị của di sản thông qua việc
xuất bản và cung cấp cho cộng đồng những sản phẩm văn hóa quan họ, dân ca
quan họ Bắc Ninh dưới mọi hình thức: đĩa CD, VCD, DVD, sách, tờ gấp
v.v…
- Tạo mọi điều kiện để cộng đồng trình diễn/giao lưu dân ca quan họ Bắc
Ninh với các cộng đồng khác trong nước và ngoài nước.
- Phối hợp ngành du lịch khai thác và phát huy giá trị di sản quan họ một
cách bền vững.

19




×