Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Lễ tết cổ truyền của người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.06 KB, 44 trang )

Lễ tết cổ truyền của người Việt
Lời mở đầu
Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam là
1quốc gia mang trong mình một nền văn hóa lớn, đẹp đẽ và độc đáo. Văn hóa
Việt Nam gắn liền với văn minh lúa nước vì vậy nó vẫn chất phác, đơn sơ,
giản dị, gần gũi nhưng vẫn không kém phần tinh tế. Những nét văn hóa ấy
được gìn giữ và lưu truyền qua bao đời nay. Một trong nhưng viên ngọc quý
của văn hóa Việt Nam là các ngày lễ Tết cổ truyền. Tết cổ truyền dân tộc
không chỉ là nét văn hóa mà là vốn văn hóa quý giá được cha ông ta gây
dựng, bởi vì ngày Tết chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, có những điều đẹp đẽ,
nghĩa tình và thiêng liêng. Từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tang những
giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ
qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông. Những ngày Lễ Tết còn là dịp để mọi người
tưởng nhớ, tri ân tổ tiên,nguồn cội, giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lí “
ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình nghĩa xóm làng.
Sau đây, nhóm xin trình bày nguồn gốc, phong tục, ý nghĩa của các ngày
Lễ tết cổ truyền của dân tộc.
1.Tết Nguyên Đán
Tên gọi(còn gọi là Tết ta, Tết âm lịch, Tết cổ truyền):
Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành. “Tiết” ở đây là thời tiết. “Nguyên”
có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm. “Tết
nguyên đán” bắt nguồn từ Trung Hoa và đến bây giờ, đó vẫn là tết cổ truyền
của người Trung Quốc.
Nguồn gốc: do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian
trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một

1


thời khắc "giao thừa") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một
chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là


Tết Nguyên Đán.
Thời gian: Thường kéo dài trong khoảng 7,8 ngày cuối năm cũ và 7
ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Không gian:Trên đất nước Việt Nam và một vài nước khác có cộng
đồng người Việt sinh sống. Tết nguyên đán
Nghi thức:
Vào 23 tháng Chạp có nghi thức đưa ông Táo (Táo quân) về chầu thiên
đình để tâu với Ngọc Hoàng về chuyện dưới trần gian. Theo quan điểm của
người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả
những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với
Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Ông Táo được cúng vào trưa
hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Lễ cúng gồm có hương,
nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá
chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ). Theo sự tích
ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên thiên đình gặp
Ngọc hoàng.
-

Dựng cây nêu:
Một số gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng cây nêu,
trong khi ở thành phố, phong tục này đã bị lãng quên. Theo phong tục, cây
nêu được dựng lên để chống lại quỷ dữ và những điềm gở. Cây nêu thường
được treo hoặc trang trí thêm những thứ được coi là để dọa ma quỷ như: tỏi,
xương rồng, hình nộm và lá dứa.
2


-

Tất niên:

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29
tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để
ăn cơm buổi tất niên.Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa
ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mùng 1 tháng Giêng (từ 23 giờ hôm
trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0
phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp
Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao
thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm
cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở
khoảng sân trước nhà.
Sắp dọn bàn thờ Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ
tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác
nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ
của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và
hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây đèn thường có
hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng
cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được
quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục
"vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khủy và vươn lên trong bát
hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ
gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi
loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một bát nước trong để
coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy
về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới.

3


-


Giao thừa:
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời
khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời
chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm
rộng rãi, thoáng mát.
Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ
sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

-

Cúng Giao thừa ngoài trời
Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên
binh.. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong
nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một
năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công
việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới.
Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai
quản mình năm cũ trở lại thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ
cai quản Hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn
trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng
kiến lòng thành của chủ nhà. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn
đèn dầu hoặc hai ngọn nến.

-

Ba ngày Tân niên
"Ngày mồng Một tháng Giêng" là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là
ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số,
hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường
không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong


4


nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn
còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha.
"Ngày mồng Hai tháng Giêng" là ngày có những hoạt động cúng lễ tại
gia vào sáng sớm. Sau đó, người ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết
mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương
lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.
"Ngày mồng Ba tháng Giêng" là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ
cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học
theo tục Mồng Ba Tết thầy. Trong những ngày này người ta thường đi thăm
viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm
trong năm mới.
-

Xông đất
Xông đất (hay đạp đất, mở hàng) là tục lệ đã có lâu đời ở Việt Nam.
Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một "khai trương" một năm mới. Họ cho
rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ
được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước
từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ.
Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan
trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà
con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ
sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5 đến 10
phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được
trôi chảy thông suốt.
Xuất hành và hái lộc

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực
hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và

5


gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ
Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần,
hỉ thần... Tại miền Bắc, nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người
Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó
là tục hái lộc. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những
loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý
xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường
đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc
đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên
lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.
Tuy nhiên việc hái lộc ngày nay đã có những quan niệm trái chiều so với
trước đó là: - Việc hái lộc không nên vì có thể có những cành lộc có "Vong"
(linh hồn) bám theo. Khi chúng ta hái lộc về vô tình sẽ mang "Vong" về theo,
nếu "Vong" tốt thì không sao nhưng nếu "Vong" xấu thì có thể làm cho nhà
cửa chúng ta không may mắn... Đây là vấn đề mang tinh Duy tâm tuy nhiên
nó cũng có cái lý của nó. - Tiếp theo việc hái lộc đôi khi làm ảnh hưởng đến
cây xanh cảnh quan đô thị vì tâm lý mọi người đều muốn đem thật nhiều lộc
về nhà cầu may, do vậy đã không ít trường hợp làm hỏng hết cây cối gây ảnh
hưởng đến môi trường... - Cuối cùng việc hái lộc đôi khi dẫn đến xô xát do
việc tranh cướp hoặc hái "trộm" lộc trong các cơ quan nhạy cảm như Ngân
hàng chẳng hạn... Những việc làm này không biết có mang lại may mắn
không nhưng nó phản ánh mặt xấu của Văn hóa ứng xử của những người
trong cuộc...


Chúc Tết

6


Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà
tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan
niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một
Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ
thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là tăng thêm một
tuổi).
Tục thăm viếng
Thăm viếng họ hàng là để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Lời chúc
tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn
đều thành công... Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau tai qua
nạn khỏi hay của đi thay người nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc,
hướng về sự tốt lành.
Đến thăm những người hàng xóm của mình và những gia đình sống gần
với gia đình mình, chúc họ những câu tốt lành đầu năm mới. Những chuyến
thăm hỏi này giúp gắn kết mọi người với nhau, xóa hết những khúc mắc của
năm cũ, vui vẻ đón chào năm mới.
Đến thăm những người bạn bè, đồng nghiệp và những người thân thiết
với mình để chúc họ những câu tốt lành, giúp tình cảm bạn bè gần gũi hơn.
Mừng tuổi
Lì xì : người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay
"hồng bao", gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ
tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát tiên hóa thân)
được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu, vì ma sẽ sợ giấy
màu đỏ.
Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là "Tiền mở hàng". Xưa

còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ
ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.[20]

7


Hóa vàng
Ngày mồng 4 tháng Giêng theo lịch cổ là ngày con nước. Trong ngày
này, người Việt làm lễ cúng tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu và đốt nhiều
vàng mã để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm, đặng phù hộ độ trì
cho con cháu hậu thế làm ăn phát đạt. Tại nhiều vùng ở Đồng bằng Bắc Bộ,
người Việt có tục hát chèo đò đưa tổ tiên trở lại thế giới bên kia.
Tục hóa vàng ngày mồng 4 hoặc mồng 5, không ít gia đình vẫn theo
truyền thống cũ: làm cơm, đốt vàng mã gửi người thân khuất bóng lời cầu
nguyện một năm mới nhiều may mắn. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc
tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn
với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới vô hình bên kia sống
gần với dương gian. ]Vào ngày mồng 4 và mồng 5 tháng Giêng, người ta
kiêng xuất hành vì đây là ngày không tốt.
Khai hạ
Ngày mồng 7 tháng Giêng (cũng có thể là mồng 6 tháng Giêng) là ngày
cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết. Trong ngày này, người Việt làm lễ hạ Cây
nêu, gọi là lễ Khai hạ, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc
làm ăn trong năm mới từ ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng Giêng.
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau
thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày
lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của
chúng.
Một mâm Ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam, gồm cam, quất,

bưởi, chuối và dứa.
Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của
con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Mâm ngũ quả

8


của người miến Bắc gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hay là chuối, ớt,
bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, lê-ki-ma,táo, mãng cầu. Nói chung,
người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất
cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.Mâm ngũ quả
người miền Nam gồm dừa, đu đủ, mãng cầu Xiêm, xoài, sung, với ngụ ý cầu
sung vừa đủ xài. Người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý
nghĩa xấu (kể cả khi đọc trại) như chuối - chúi nhủi, cam - cam chịu, lê - lê
lết, sầu riêng, bom (táo), lựu- lựu đạn... và không chọn trái có vị đắng, cay.
Tranh tết
Phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn
thư... có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức...).
Tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của người
dân Việt Nam và không chỉ người có tiền mới chơi tranh mà người ít tiền
cũng có thể chơi tranh. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của
ngày Tết cổ truyền xưa kia. Những màu sắc rực rỡ như khơi gợi nên cảm giác
mới mẻ ấm cúng rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình của người Việt.
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học
cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ"
nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay
vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối
đỏ.[28] Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Hoa tết
Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào
cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có

9


thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ...; hoa để trang trí thì muôn màu sắc
như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lay ơn, hoa thực dược. Ngoài ra, hoa hồng,
cẩm chướng, loa kèn, huệ tây, lá măng, thạch thảo... cắm kèm sẽ tạo sự phong
phú và mang ý nghĩa sum họp cho bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ
đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia
đình an khang và sung túc.
Thành ngữ Việt Nam có câu Đói giỗ cha, no ba ngày Tết. Tết đến, dù
nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay mượn, xoay xở để có đủ ăn trong
ba ngày Tết sao cho "già được bát canh, trẻ có manh áo mới". Hơn thế nữa, dù
có đói khát quanh năm thì đến Tết, mọi người mà nhất là trẻ em thường được
ăn uống no đủ. Bữa ăn ngày Tết thường có nhiều món, đủ chất hơn và sang
trọng hơn bữa ăn ngày thường. Vì vậy mà người ta cũng thường gọi là "ăn
Tết". Ngoài cơm, ngày Tết còn có:
Bánh truyền thống: bánh chưng, bánh giầy, bánh tét... Đây là các loại
bánh đặc trưng cho phong tục ăn uống ngày Tết ở Việt Nam. Bánh chưng và
bánh giầy còn được gắn với các sự tích cổ của cácvua Hùng, tổ tiên của người
Việt.
Cỗ Tết: dịp Tết người Việt thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các
món cỗ trong nhiều gia đình có thể có bóng bì, canh măng, chân giò có nấm
hương, miến nấu lòng gà, nem rán, xôi gấc,xôi đỗ, thịt gà, thịt đông, món
xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành muối...
Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác để thờ cúng, sau đó dọn ra để đãi
khách. Mứt có rất nhiều loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt

táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen, mứt
chà-là, mứt lạc, mứt me...
Trái cây, mâm ngũ quả, và đặc biệt là dưa hấu đỏ không thể thiếu trong
những gia đình miền Nam.[35] Dưa hấu được chưng cúng nơi bàn thờ Tổ tiên,

10


bên cạnh các loại mứt, mâm ngũ quả, bánh kẹo..., và nhiều quả dưa còn được
gắn thêm chữ Phước - Lộc - Thọ. Sáng mồng một Tết, người nhà cử người bổ
quả dưa để bói cầu may và lấy hên.
Kẹo bánh thì đa dạng hơn như: Kẹo bột, kẹo dồi, kẹo vừng (mè), kẹo
thèo lèo, kẹo dừa, kẹo cau, kẹo đậu phụng (kẹo cu-đơ), bánh chè lam... Ngoài
ra, Tết còn có hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ rang...
Thức uống ngày Tết: Phổ biến nhất vẫn là rượu. Các loại rượu truyền
thống của dân tộc như rượu nếp thơm, nếp cái hoa vàng (người Kinh), nếp
nương (người Thái), nếp cẩm (người Mường), rượu San lùng, rượu ngô
(người H'Mong, người Dao), rượu Mẫu sơn (người Tày, người Nùng), ruợu
Bàu đá (Trung bộ), rượu đế (Nam Bộ)... thường được dùng. Sau bữa ăn,
người ta thường dùng trà xanh. Ngày nay còn có thêm các loại ruợu
của phương Tây, bia và các loại nước ngọt.
Ngoài ra, các gia đình miền Nam thường có thêm nồi thịt kho nước
dừa (thịt kho rệu) và nồi khổ qua hầm và nem bì, dưa giá miền Nam, củ
kiệu ngâm, bánh tráng (để quấn) để ăn mấy ngày tết.[36][37] Miền Bắc có cơm
rượu và thịt đông, dưa hành [38] và ngày trước có chè kho, mọc vân ám, thang
ngày Tết, hiện nay ít được biết đến. [39][40] Miền Trung có dưa món và món tré,
giống giò thủ của miền Bắc nhưng nhiều vị củ riềng, thịt chua và tai heo.
[38]

Thông thường, người nội trợ miền Nam lục tỉnh nghỉ ngơi, không nấu


nướng trong 3 ngày Tết, mà chỉ dùng thức ăn đã được chuẩn bị sẵn trước Tết.
Pháo.
Đến Tết, khi những vị thần tốt đã lên Trời chầu Ngọc Hoàng thì hai vị
thần xấu càng lộng hành và gây nhiều khó khăn cho dân chúng.Dân chúng
biết là Nã-Ông và Nã-Bà rất sợ ánh sáng và tiếng động, cho nên người ta thắp
đèn sáng trong nhà và đốt pháo để đuổi những vị thần xấu nầy đi chỗ khác.

11


Người ta tiếp tục đốt pháo và thắp đèn sáng liên miên cho đến khi Tết đã
hết và những vị thần tốt bảo vệ dân từ Trời trở về.Ngày này, người ta dùng
pháo để đón Giao-Thừa năm mới. Có một sự thay đổi trong ý nghĩa của
truyền thống nầy. Tiếng pháo vui mừng được coi như biểu hiệu của hạnh
phúc hơn là một cách để đuổi hung thần đi nơi khác.
Việt Nam ta có rất nhiều thứ pháo. Chẳng hạn như pháo tống, pháo xiết,
pháo chuột, pháo nổ chậm, pháo thăng thiên, pháo đôi, pháo hoa …
Ngày xưa là vậy, còn ngày nay với nhiều lý do, tập tục đốt pháo ở nước ta đã
được xóa bỏ. Duy chỉ còn pháo hoa là được nhà nước ta tổ chức rất hoành
tráng, đốt vào đêm giao thừa ở các thành phố lớn và được truyền hình trực
tiếp cho mọi người chiêm ngưỡng.
Người xông Đất (nhà)
Người Việt Nam tin tưởng ở sự liên quan giữa con người và huyền bí,
may mắn nên người ta chọn người để xông nhà. Nếu người xông đất là người
vui vẻ thì chủ nhân sẽ có một năm vui vẻ, hạnh phúc. Ngược lại, gặp người
thô lỗ cọc cằn, rượu chè, hút xách, cờ bạc thì năm đó chắc chắn sẽ gặp nhiều
chuyện không may, rắc rối.
Để tránh các điều trên, người ta thường chọn mặt gửi vàng, nghĩa là chọn
trước người xông đất, nếu là người quen thân thì điều đình trước để có sự

phối hợp. Thông thường người được lựa chọn xông đất thường là người có
đạo đức, có gia đình hạnh phúc, sức khoẻ cường tráng.
2. Tết Thượng Nguyên
Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu) vào đúng Rằm tháng Giêng ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa vì Rằm
tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ.
Từ xa xưa trong dân gian Việt Nam đã truyền tụng câu ca:
12


"Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" Xuất phát từ đó. Sau
khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt, cúng gia tiên và ăn cỗ.
Tết Thượng Nguyên - rằm tháng Giêng. Theo sử sách cũ chép lại,
Thượng Nguyên vừa được gọi là lễ vừa được gọi là Tết, một trong những cái
Tết trong năm đầy ý nghĩa của người dân Việt Nam. Lễ Thượng Nguyên có
sách ghi có nguồn gốc từ thời Tây Hán. Lễ được khởi hành vào buổi tối để
cúng thần sao, cầu một năm mưa thuận gió hoà cho mùa màng tốt tươi. Song,
Tết Thượng Nguyên cũng được coi là ngày vía phật. Vào ngày này, Phật tổ
giáng trần tại các chùa để chứng độ lòng trung thành của các tăng ni, phật tử.
Vì thế, các lão bà thường tới chùa để cầu kinh niệm phật. Các cụ vừa lần
tràng hạt, vừa kể lại sự tích của Đức Phật, của Chư vị bồ tát. Chùa Quán Sứ,
trụ sở của Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam là nơi nhiều người tìm đến cầu
khấn. Các đôi lứa, nam thanh nữ tú cũng dắt tay nhau đến cửa Phật, để khấn
nguyện cầu may mắn, tài lộc cho cả năm, không gặp điều giữ chỉ gặp điều
lành. Chùa Hà (Cầu Giấy- Hà Nội) là một địa chỉ có đông các đôi trai gái tìm
về hành hương khấn vái cầu mong được se duyên kết tóc với nhau đến trọn
đời.
Vào ngày rằm tháng Giêng, ở tất cả các chùa, đền, phủ đều nghi ngút
khói nhang của người đến cúng bái. Các tín đồ phật tử đổ về đông, các dịch
vụ phục vụ tín ngưỡng như: hương hoa, vàng, mã của các bà các cô cũng cực
kỳ đắt khách, người mua không mặc cả và người bán không nói thách. Tất cả

mọi người đều vui vẻ hướng về đất Phật với nhiều tâm trạng khác nhau.
Người bán đồ lễ trước cổng chùa Quán Sứ (Hà Nội) cho biết: Ngày nay không
riêng gì lớp người già tới chùa mà lớp thanh niên trẻ tới chùa ngày một đông.
Lớp trẻ thể hiện lòng cung kính ngưỡng mộ hướng về cửa Phật như thế lớp
già cả như chúng tôi cũng mừng vì hướng về Phật là hướng tới cái thiện, ở đời
13


người ta sống không thể thiếu cái thiện, cái thiện nhiều, kỷ cương trật tự xã
hội mới tốt. Thực vậy cùng với tín ngưỡng tâm linh, đầu năm đi lễ rằm tháng
Giêng đã trở thành một phong tục đẹp, một nét sinh hoạt văn hoá trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
Đi lễ chùa đúng dịp lễ Thượng Nguyên là nhu cầu tâm linh của người
Việt. Nếu xa xưa chủ yếu là các bà, các chị thì nay đã thay đổi nhiều. Ngoài
các bà, các chị ăn mặc áo nâu sòng nhà phật, đến đền, chùa còn có nhiều lứa
tuổi khác nhau. Họ là công chức,doanh nhân hay liên doanh nước ngoài.
Nhiều cặp trai gái độ tuổi sinh viên mang đồ lễ tới chùa cầu chúc cho mình
gặp may trong học tập và con đường công danh sự nghiệp. Dẫu là ai, làm gì,
khi đến lễ chùa họ đều thanh thản và thành tâm cầu ước cho bản thân và gia
đình những điều tốt lành.
3. Tết Khai hạ
Theo cách tính của người xưa, ngày mùng Một tháng Giêng ứng vào
gà, mùng Hai - chó, mùng Ba - lợn, mùng Bốn - dê, mùng Năm - trâu, mùng
Sáu ngựa, mùng Bảy - người, mùng Tám - lúa. Trong 8 ngày đầu năm, cứ
ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì
vậy, đến mùng Bảy, thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ
gặp may mắn, hạnh phúc. Mùng Bảy kết thúc Tết Nguyên Đán thì cũng là lúc
bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới. Theo tục
lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng giêng là ngày hạ cây nêu. Cây nêu trồng
trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa

nhà để "trừ ma quỷ", nay được hạ xuống. Lễ hạ nêu còn được gọi là lễ Khai
hạ. Nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng trời đất, người ta còn sửa lễ cúng
Gia tiên, cúng Thổ công và thần tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc

14


thường xuyên mới được bắt đầu trở lại. Theo tục xưa, cây tre dài khoảng 5 –
6m được dùng làm cây nêu. Cây thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp
hoặc chiều 30 Tết. Cây được chôn chặt, trên ngọn cây treo một vòng tròn nhỏ
và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong
tục, dân tộc.
Có nơi người ta treo bó lá dứa, khung tre nứa dán giấy màu xanh đỏ, lá
bùa hình bát quái, vàng mã, câu đối hoặc hình con vật bằng đất nung… Có
nơi lại là túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, chiếc khánh (chuông gió), những
miếng kim loại lớn nhỏ, lá thiên tuế, lông gà, củ tỏi. Khi có gió thổi, chiếc
khánh và những miếng kim loại phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh.
Chiếc khánh, đồng âm với “khánh” có nghĩa là “phúc”có ý nghĩa năm mới
đem lại hạnh phúc cho gia đình. Dưới chân cây nêu có rắc vôi bột và vẽ hình
cung tên. Trong sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập
Hạ chép rằng: "Bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều
dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở
bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu"... có ý nghĩa là để làm tiêu biểu
cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ".
4. Tết Hàn thực

Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. Theo
nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực " là ăn; " Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh.
Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được biết tới nhiều qua
tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc.


15


Đời Xuân Thu (770-221 trước công nguyên), vua Tấn Văn Công, nước
Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở.
Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế.
Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một
miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng
cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng
nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành
lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những
người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng
là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về
nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.
Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu
rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép
Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả
hai mẹ con ông đều chết cháy.
Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt
lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng
3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm
được coi là ngày tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của
những người đã khuất.
Tết hàn thực của người Việt Nam

16



Do giao lưu văn hoá lâu đời với Trung Hoa nên người Việt ảnh hưởng
tết Hàn thực. Ở Việt Nam cũng theo tục ấy và ăn Tết Hàn Thực ngày mồng 3
tháng 3. Tuy nhiên, người ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thế cho đồ
lạnh nhưng chỉ cúng gia tiên, và có ít liên hệ đến Giới Tử Thôi và những
kiêng kỵ khác, mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc. Hàng năm vào ngày này, nhiều
gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi
chè lễ Phật và cúng gia tiên, có lẽ đó cũng là một cách tưởng niệm người thân
trong những ngày tháng cuối xuân.
Ngày ấy các gia đình làm bánh trôi bánh chay cúng ông bà, tổ tiên và
không kiêng đốt lửa. Cũng trong dịp này nhiều nơi làm bánh trôi bánh chay
cúng thần hoàng.
Làng Hát Môn (PhúcThọ - Hà Tây) có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng
ngày 6 tháng 3, theo một truyền thuyết linh dị: Khi Hai bà thua trận từ Cấm
khê chạy về Hát Môn là nơi phất cờ khởi nghĩa, Hai Bà bị thương ở cổ còn ăn
được bánh trôi của Bà hàng mời rồi theo lời chỉ dẫn của Bà hàng (Bà hàng
chính là Tiên hiện đón Hai Bà về Trời) để gieo mình xuống dòng sông Hát
tuẫn tiết.
Hoặc hơn nữa ngày giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 hàng năm lễ
hội cũng dâng cúng bánh trôi. Trong hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu cũng thấy
cúng bánh trôi.
Như thế rõ ràng Tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường
tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

17


Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn
viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi
bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới vì thế bà Hồ Xuân Hương viết :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ
nước đường lên trên.
Ngày nay, cứ mỗi dịp tết Hàn thực về, người dân mọi vùng quê đều làm
bánh trôi, bánh chay. Còn ở thị thành, ngày xuân đi du ngoạn, khách cũng
được hưởng hương vị bánh trôi, bánh chay từ các quán hàng. Giữa thủ đô Hà
Nội, trong những phố cổ du khách có dịp được tận hưởng hương vị bánh trôi
bánh chay mà tưởng đến chuyện xưa nhiều điều thú vị.

4. Tết Thanh minh
Nguồn gốc
Tết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước
phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một
trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,
Triều Tiên.
Tết Thanh minh Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người
phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong,
còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời
xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh
18


(thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tùy
từng năm).
Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết của một năm, đây là dịp tiết trời
trong sáng mát mẻ nhất của năm, và ngày tiết Thanh Minh cách ngày tiết lập
xuân 60 ngày.
Tết Thanh minh mang ý nghĩa cội nguồn, nhắc chúng ta không quên
hướng về quê cha đất tổ. Người dân nhiều nơi kết hợp Tết Thanh minh với

Tết Hàn thực, tức ngày bánh trôi bánh chay, được tổ chức vào ngày 3 tháng
Ba âm lịch. Tuy nhiên, trên thực tế Tết Thanh minh đi theo quy luật vận hành
của mặt trời - lịch dương, chứ không theo lịch mặt trăng - lịch âm, thường rơi
vào ngày 4 hoặc ngày 5 của tháng Tư dương lịch
Phong tục làm cỏ các phần mộ (lễ tảo mộ), sửa sang, thắp hương, đặt hoa
quả thành kính tưởng nhớ ông bà tổ tiên là những hoạt động không thể thiếu
trong ngày lễ quan trọng này
Phong tục
-

Lễ tảo mộ
Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho sạch sẽ. Nhân ngày lễ Thanh
Minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại
và những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người thân
đã khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa
dâng cho vong hồn người quá vãng.
Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi
mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không
khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi
19


mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những
mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối
đèn hương thờ phụng. Mọi người đi tảo mộ ăn vận rất chỉnh tề. Những người
quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và
sum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến
gần trưa. Thường người ta đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh trời quang mây
tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng cỗ con cháu cúng trong
dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày

Tết. Nhiều làng thuộc tỉnh Hà Ðông ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng
nương và cả bãi tha ma đều ngập nước, thì người ta đi tảo mộ vào đầu tháng
chín, sau khi nước đã rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào thì việc thăm nom mồ
mả tổ tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến
nguồn.
-

Cúng lễ trong ngày tết thanh minh
Tết Thanh Minh cũng là dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi
viếng mộ về. Cũng có nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng
riêng một ngôi mộ. Còn sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất
cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng. Người ta thường cúng mặn trong ngày
Thanh Minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi, con
gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mã. Và đồng thời với việc cúng tổ tiên
cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.
Ngoài tục lệ trên, người Việt Nam còn có tục lệ làm bánh trôi, bánh
chay thắp hương, sau đó cả gia đình quây quần bên nhau thưởng thức hương
vị đậm đà của món bánh này.
5. Tết Đoan ngọ

20


Nguồn gốc Tết Đoan ngọ: Không thể quan niệm Tết của người Việt có
từ Trung Quốc
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã
hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội
hàm văn hóa phong phú. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở
Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Vì vậy, Tết Đoan ngọ thực chất
là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của

thời tiết trong năm.
Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên:
Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên.
Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền
ông là tác giả bài thơ Ly Tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ
Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước.
Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã
uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.
Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc
xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất)
rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống
sông cúng Khuất Nguyên.
Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan ngọ,
nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong
thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng
sông Trường Giang.
Truyền thuyết Tết Đoan ngọ tại Việt Nam:

21


Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu
bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau
đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên
có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà
lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà
mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té
ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung
hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị
được chúng.Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để

tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có
người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ. Bởi
vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung
Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.
Ý nghĩa Tết Đoan ngọ
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ
và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu
bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào
ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng
ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái Tết sum họp
đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy
con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.
Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một
mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có
những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.
22


Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm
chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu.
Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu
đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả
chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật...
Theo lệ, đúng ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi
hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt
nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt
như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm
mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

Ngày xưa, vào ngày này, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng
tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... Những em bé chưa biết
đi thì được lấy một ít vôi quyệt vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị
đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ,
chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.
Nơi phố phường, thị thành, không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân có
lệ đi mua lá thuốc mồng 5. Dịp này, những người buôn bán từ quê ra đều
mang theo đủ thứ loại lá bày bán. Lá được xắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt,
người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày
mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi
nhà có người ốm đau. Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài
hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền
Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu.
Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh
23


gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được.
Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con
người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại
bỏ chúng.
Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu
nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái".
Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội
rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng
lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già,
con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.
Phụ nữ các vùng quê miền Bắc phần lớn đều biết "ngả rượu nếp" và
thường tranh thủ dịp này ngả rượu để mang ra Hà Nội bán, có người chỉ trong
một buổi sáng bán được đến cả 10 chậu nếp cẩm.

Còn ở Đà Nẵng, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro.
Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên.
Ngoài ra, theo truyền thống của người miền trong, thịt vịt cũng là một
thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay ngày
này thường tăng hơn so với ngày thường.
7. Tết Trung nguyên( Rằm Tháng 7)
Nguồn gốc ra đời lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan chính thức được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật
Giáo Đại Thừa “Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn”, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch
từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời Tây Tấn, tức khoảng năm 750-801 sau
24


Công Nguyên và được truyền từ Trung Hoa vào Việt Nam, không rõ từ năm
nào.
Chữ Vu Lan, vốn phiên âm từ tiếng Sanscrit: Ullambana, Hán dịch là
giải đảo huyền, có nghĩa là “cứu nạn treo ngược”.
Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của
mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công
ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) – cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Chuyện xưa kể rằng, Mục Liên tên thật là La Bộc. La Bộc là con ông
Phổ Tướng và bà Thanh Đề. Vì gia đình túng thiếu, La Bộc phải đi buôn bán
ở tỉnh Kiên Liên. Khi đã giàu có, La Bộc nhớ tới mẹ già liền cho người về quê
biếu tiền mẹ. Bà mẹ ăn xài hết nhẵn số tiền đó rồi, lại sai người giết chó làm
nhân bánh biếu sư. Đến lúc La Bộc về thì bà mẹ lại chối và nói rằng bao
nhiêu tiền con gửi về cho đã đem cúng cả vào đền chùa miếu vũ rồi. Chẳng
bao lâu bà mẹ chết.
Chịu tang mẹ 3 năm, La Bộc đi qua nước Ki Đô là nơi Phật ở, La Bộc
xin ở lại tu luyện. Phật thương tình ưng thuận, sai thầy Kha Na cắt tóc ông và
đặt tên là Đại Mục Khiên Liên( Mục Liên) và cho vào tu ở chùa Lã Bí trong

rừng Quýt Sơn. Muốn đến rừng Quýt Sơn phải đi qua ngôi chùa Thiên Giai là
nơi có những âm hồn nghe kinh. Mục Liên chỉ nhận ra người cha là Phổ
Tướng còn mẹ là Thanh Đề thì không. Mục Liên ôm mặt khóc, Phật hiện lên
bảo cho biết là Thanh Đề vì khi sống điêu ngoa gian ác nên bị đầy xuống
ngục A Tỳ rồi. Mục Liên nghe vậy liền lặn lội xuống ngục A Tỳ tìm mẹ. Nơi
đây bà mẹ Mục Liên phải chịu trăm ngàn cực hình, thấy con tới bà khóc lóc
nhờ con tìm cách cứu. Mục Liên thấy mẹ bị như vậy liền lấy bình bát, đem

25


×