Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phong tục tập quán Việt: Tết cổ truyền cùa người Khơme (An Giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.96 KB, 2 trang )

TẾT CỔ TRUYỀN CỦA ĐỒNG BÀO KHƠME
(AN GIANG)
Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay 2009 của đồng bào dân tộc Khơ-me sẽ diễn ra vào
các ngày 14, 15 và 16-4. Khắp vùng Bảy Núi và một số xã của các huyện Châu Thành,
Thoại Sơn, Châu Phú đang chuẩn bị đón một cái Tết trong niềm vui trúng mùa, được
giá.
Ông Danh Thế Lộc, dân tộc Khơ-me, là nông dân sản xuất và kinh doanh giỏi ở thị trấn Óc
Eo (huyện Thoại Sơn) cho hay, đồng bào dân tộc Khơ-me núi Ba Thê ngày nay có nhiều
thay đổi, từ việc sản xuất đến nâng cao đời sống, nhà cửa, sinh hoạt và ngay cả chuyện đi
lại, học hành của con em đã tốt hơn. Nước xài cho sinh hoạt hàng ngày luôn đủ đầy, không
còn cảnh khó khăn như trước đây. Chùa Khơ-me Ba Thê cũng được trùng tu lại, trở thành
trung tâm sinh hoạt tâm linh của cộng đồng, đứng đầu là Thượng tọa Chau Chanh.
Tại các xã Cần Đăng, Hòa Bình Thạnh và Vĩnh Thành (huyện Châu Thành), cuộc sống của
đồng bào dân tộc Khơ-me cũng từng bước vươn lên, thoát nghèo bằng những dự án vừa
và nhỏ của các đoàn thể, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền
các cấp. Thượng tọa Danh Thiệp, sãi cả chùa Khơ-me Vĩnh Thành, luôn phấn khởi khi nhìn
thấy sự tiến bộ của đồng bào Khơ-me và sinh hoạt cộng đồng hòa nhập cùng phát triển của
các dân tộc anh em. Tụ điểm sinh hoạt văn hóa và ngôi nhà truyền thống-thư viện trong
khuôn viên chùa được bảo quản tốt; đáp ứng nhu cầu vui chơi và giải trí. "Nhờ tỉnh hỗ trợ
kinh phí, huyện hướng dẫn chuyên môn nhà chùa mới có chỗ nơi đàng hoàng phục vụ
đồng bào và xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh tốt hơn"-Thượng tọa Danh Thiệp khoe.
Bên cạnh đó, hoạt động thể dục thể thao nhất là phong trào bóng chuyền Khơ-me ở Vĩnh
Thành được duy trì và trở thành sinh hoạt nòng cốt của huyện Châu Thành.
Niềm vui nối tiếp niềm vui khi lúa đông xuân 2008-2009, nông dân dân tộc Khơ-me ở các
huyện Châu Phú, Tri Tôn và Tịnh Biên phấn khởi nhờ trúng mùa, được giá và cuộc sống
phum, sóc ngày càng sung túc. Đạt được kết quả trên, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước đối với việc đầu tư, phát triển miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc
biệt khó khăn. Trường trung học phổ thông Dân tộc nội trú An Giang luôn phát triển và xứng
đáng với sự tin cậy của đồng bào. Đại học An Giang hiện cũng có hàng trăm sinh viên là
con em đồng bào Khơ-me theo học các chuyên ngành, phục vụ đào tạo nguồn nhân lực
cho vùng Bảy Núi và cả tỉnh An Giang. Mới đây, Trường trung cấp Nghề Dân tộc nội trú An


Giang cũng được khởi công xây dựng tại ấp Tô Hạ, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, là niềm phấn
khởi lớn đối với thanh niên và người lao động dân tộc Khơ-me trong tỉnh.
Đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay 2009 của đồng bào dân tộc thiểu số Khơ-me, năm
nay, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh An Giang và
UBND huyện Tri Tôn tổ chức "Ngày hội Văn hóa-Thể thao và Du lịch dân tộc Khơ-me tỉnh
An Giang lần VII". Theo ông Hồ Văn Dũng, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Tri
Tôn, nét mới của ngày hội năm nay là có thêm phần hội chợ-triển lãm, diễu hành xe ngựa
(hình thức phục vụ du lịch) và đua bò được tổ chức và hoạt động xuyên suốt từ ngày 10
đến 13-4 với sự tham dự của các huyện có đông đồng bào dân tộc Khơ-me. Đây là dịp gặp
gỡ, giao lưu để bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Khơ-me; đồng thời, giới
thiệu tiềm năng, thế mạnh dịch vụ-du lịch vùng Bảy Núi và tỉnh An Giang.
Việt Báo (Theo An Giang Portal

×