Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

BÀI GIẢNG bài kien thuc tong hop duoc khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.48 KB, 94 trang )

TRệễỉNG ẹAẽI HOẽC VOế TRệễỉNG TOAN
KHOA DC


BI GING

MT S KIN THC TNG HP DC KHOA

Ging viờn biờn son:
Lấ VINH BO CHU
NGUYN TN T

Hu Giang Nm 2015

- -


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢƠNG TOẢN

BÀI GIẢNG MÔN HỌC
Tên môn học: Một số kiến thức chuyên môn
tổng hợp
Trình độ: Cao đẳn Dược
Số tín chỉ: 5
Giờ lý thuyết: 75 tiết
Giờ thực hành:

Thông tin Giảng viên:
 Tên Giảng viên: Lê Vinh Bảo Châu, Nguyễn Tấn Đạt
 Đơn vị: Bộ môn Hóa Dược- Dược lý- Dược lâm sàng- Hóa sinh


 Điện thoại: 0939809525,
 E-mail: ,

NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Điều kiện tiên quyết:
2. Mục tiêu môn học:
- Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp lại kiến thức các môn học chuyên ngành
- Trình bày những kiến thức liên quan đến nguồn gốc tự nhiên của hoạt chất, mô
tả thực vật, phương pháp chiết xuất, định tính, định lượng, ứng dụng trong lâm sàng
và thông tư quản lý trong việc vận chuyển, bảo quản các hoạt chất trên
Phƣơng pháp giảng dạy: sinh viên tự nghiên cứu, tổng hợp kiến thức đã học làm
tiểu luận nộp lại cho giảng viên chấm bài, chỉnh sửa lại tiểu luận và đánh giá cuối
môn dựa trên kiến thức đã chỉnh sửa
3. Đánh giá môn học:
3.1. Thang điểm:
- Điểm giữa kỳ chiếm trọng số 30%. Hình thức: làm tiểu luận
- Điểm cuối kỳ chiếm trọng số 70%. Hình thức thi: trắc nghiệm khách quan

- -


3.2. Số lần dự đánh giá kết quả cuối kỳ hoặc thi cuối kỳ: 01 lần.
3.3. Điểm công nhận đạt: tổng điểm từ 4.0 trở lên (theo thang điểm 10).
3.4. Điều kiện dự đánh giá cuối kỳ hoặc thi cuối kỳ:
Sinh viên được dự thi hoặc đánh giá cuối kỳ nếu không rơi vào một trong các trường
hợp sau:
- Sinh viên không hoàn thành tiểu luận đúng hạn
- Sinh viên nằm trong danh sách bị cấm thi tất cả các học phần của học kỳ do không
đóng học phí hoặc đóng học phí không đúng hạn.
- Sinh viên nằm trong danh sách đề nghị cấm dự thi kết thúc học phần hoặc cấm dự

đánh giá kết thúc học phần do giảng viên giảng dạy học phần đề xuất về trung tâm
Khảo thí và Kiểm định chất lượng.
- Sinh viên vi phạm nội quy, quy chế học vụ và các quy định khác sẽ bị cấm thi theo
quy định.
Lưu ý: Sinh viên bị cấm thi học phần hoặc cấm dự đánh giá kết thúc học phần thì
điểm đánh giá học phần sẽ là 0 điểm.
5. Tài liệu tham khảo:
[1] Hoàng Thị Kim Huyền, Dược lâm sàng, (2006), NXB Y học
[2] Trần Thị Thu Hằng, Dược động học lâm sàng, (2009), NXB Phương Đông
[3] Bộ môn Dược lý – dược lâm sàng, Giáo trình lý thuyết Dược lâm sàng, 2010,
trường đại học Y Dược Cần Thơ
[4] Đỗ Tất Lợi, Cây Thuốc và vị thuốc việt Nam, NXB Y học, 2003
[5] Nguyễn Minh Đức, HPLC, Y học, 2004
[6] Trường ĐHYD Hà Nội, Bài Giảng dược liệu tập II, NXB Y Học, 1998
[7] W. Tang G. Eisenbrand,Chinese drugs of plan orgin.
[8] Bài giảng Dược liệu tập I, trường Đại học Dược Hà nội, Nhà xuất bản Y học,
1998
[9] Bài giảng Dược liệu tập II, trường Đại học Dược Hà nội, Nhà xuất bản Y học,
2001
[10] Cây thuốc Việt nam, Viện dược liệu - Bộ Y tế, NXB KHKT, 1990

- -


[11] Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, Đỗ Tất Lợi, Nhà xuất bản Y học, 1999
[12] Dược điển Mỹ (USP32-NF27)
6. Đề cƣơng môn học:
Tên bài học
Phần lý thuyết
1


Berberin

2

Morphin

3

Digoxin

4

Caffein

5

Strychnin

6

Quinidin

7

Atropin

8

Reserpin


9

Rutin

10

Pilocarpin

11

Quinin

12

Ephedrin

13

Taxol

14

Papaverin

15

Colchicin

16


Glycyrrhizin

17

Theophylin

18

Emetin

19

Eugenol

20

Digitoxin

Số tiết
LT

- -

TH


Tổng

7. Mục lục

Trang
Phần 1-Dƣợc liệu

1

Phần 2-Định tính & Định lƣợng

33

Phần 3-Dƣợc lý

42

Phần 4-Quản lý dƣợc

74

8. Nội dung bài giảng chi tiết

- -


PHẦN 1
A. DƢỢC LIỆU
1.1. CÂY TỎI ĐỘC
Tên khoa học: Colchicum autumnale. Họ Liliaceae.
1.1.1. Mô tả thực vật, bộ phận dùng
Tỏi độc là một loài cỏ sống lâu năm.
Phấn hoa được truyền đi do sâu bọ hay do gió rơi. Tuy nhiên sự phối hợp các giao tử
tiến hành chậm, sau khi thụ phấn nhiều tháng.

Lá cây tỏi độc to, dài, đầu lá hẹp nhọn. Khi quả chín thì lá héo đi và trên mặt đất hầu
như không còn dấu vết gì của cây nữa cho đến khi mùa thu tới lại thấy hoa từ dưới
đất xuất hiện.
Bộ phận dùng: Dò cây tỏi độc hái về phơi khô, hạt phơi hay sấy khô.
1.1.2. Phân bố, thu hái
Tỏi độc là một loại cỏ mọc hoang ở những bãi cỏ những vùng ôn đới lạnh Châu Âu.
Năm 1958, Đỗ Tất Lợi và cộng sự thí nghiệm di thực vào nước ta nhưng chưa thành
công.
Muốn thu hoạch dò cần đào sau khi lá đã hoàn toàn héo và trước khi ra hoa, thường ở
châu Âu tháng thu hoạch tốt nhất là tháng 8. Sau khi đào dò về, người ta hái bỏ thân
mang hoa, cắt bỏ rễ, sau đó phơi khô. Tuy nhiên người ta thấy dùng dò tươi có tác
dụng mạnh hơn. Khi dò còn tươi, ta thấy dò mẫm chắc, khi ép sẽ có một dịch chảy
ra, vị đắng, màu đục như sữa vì chứa rất nhiều tinh bột.
Hạt có thành phần ổn định hơn, dễ phơi hơn, bảo quản dễ hơn, do đó nhiều nước chỉ
công nhận hạt dùng làm thuốc,. Hạt hái vào lúc quả chín, loại bỏ tạp chất rồi phơi
khô.
1.1.3. Thành phần, công dụng
Tỉ lệ colchicin trong dò thay đổi tùy theo mùa, từ 0,1 đến 0,35%.
Trong hạt có 0,5 đến 3% colchicin.
Colchicin là một alcaloid được Hubler chiết được dưới dạng tinh khiết và được
Houdé nghiên cứu kỹ.
Tỏi độc dùng dưới dạng cồn hạt để chữa bệnh thống phong, đối với những cơn đau
thường kết quả làm cho đỡ đau, đỡ sốt. Không nên dùng lâu sợ bị ngộ độc.

1


1.2. DƢƠNG ĐỊA HOÀNG TÍA
Tên khoa học: Digitalis purpurea. Họ Scrophulariaceae.
1.2.1. Mô tả thực vật, bộ phận dùng

Cây thân thảo sống 1, 2 hoặc nhiều năm. Thân nhẵn, màu đỏ tía nhạt. Năm đầu chỉ
có một cụm lá mọc ở gốc, năm thứ hai từ giữa cụm lá đó mọc lên một thân cao, phía
ngọn mang hoa mọc thành chùm.
Bộ rễ rất phát triển. Các gân chính và phụ lá ở mặt dưới nỗi lên rất rõ. Mặt trên của lá
có màu xanh sẫm, mặt dưới màu xanh xám, có lông, cuống lá dài. Tuy nhiên, những
lá mọc ở phần trên chỉ có cuống ngắn hoặc không có cuống.
Quả nang hình trứng, màu nâu nhạt, đầu có mũi nhọn, quả tự nứt khi chín mở ra
thành hai mảnh.
Bộ phận dùng: Lá.
1.2.2. Phân bố, thu hái
Cây mọc hoang và được trồng ở khắp các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Ở nước ta cũng
đã di thực được từ năm 1960 nhưng không nhân rộng. Cây thích nghi ở vùng khí
hậu mát như Sapa, Hà Nội, Vĩnh Phú.
Thời gian thu hái thích hợp nhất là có thể tiến hành vào cuối năm thứ nhất, lúc này lá
cho hàm lượng glycosid cao. Vào năm thứ hai, hái trước khi ra hoa, khi trời khô ráo
và khi lá cây đã chuyển sang màu xanh sẫm, phiến lá dầy.
Khi hái lá, tay nắm phiến lá, kéo về một phía, làm phiến lá đứt khỏi gốc. Những
cuống lá có dính nhiều đất bùn, phải rửa cho sạch rồi phơi cho khô.
1.2.3. Thành phần, công dụng
Làm thuốc điều hoà hoạt động của tim và làm thuốc trị phù thũng toàn thân. Dùng
ngoài làm cho vết thương chóng lành. Làm thuốc trợ tim trong trường hợp suy tim
nhịp không đều, làm nguyên liệu chiết xuất các glycosid tim.
Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng
thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu, còn có tác dụng lợi tiểu. Với liều
cao, nó gây độc mạnh.
1.3. IPECA
Tên khoa học: Cephaelis ipecacuanha. Họ Rubiaceae.
1.3.1. Mô tả thực vật, bộ phận dùng

2



Cây Ipeca thuộc thảo, cao khoảng 20 – 40 cm, sống lâu, cây luôn luôn xanh, có rễ
gồm rất nhiều đốt ngắn họp thành những vòng như nhẫn quanh lõi rễ, lá mọc đối
phiến lá hình bầu dục, lúc đầu có lông, sau nhẵn. Có hai lá kèm dính với nhau lại
thành bẹ giữa hai cuống lá. Hoa màu trắng, quả hình trứng khi chín mầu tím sẫm.
Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô, dược liệu là những mẫu rễ nhỏ, ngoằn ngoèo.
Ngoài mặt sùi thành từng ngấn, màu xám đỏ, mùi đặc biệt, buôn nôn, vị hắc, đắng.
1.3.2. Phân bố, thu hái
Cây mọc hoang ở những rừng thưa như vùng nhiệt đới Brazil. Ipeca đã được trồng ở
Ấn Độ, Malaysia, nhưng nơi trồng và cung cấp chính vẫn là Brazil.
Trồng bằng hạt hay mẫu rễ. Thường thu hoạch rễ từ cây 3 – 4 tuổi, có thể thu lấy rễ
quanh năm. Rễ đào lên, đem rửa sạch, phơi hay sấy khô, cắt thành từng mẫu rồi đóng
vào bao.
1.4. MA HOÀNG
Tên khoa học:
Thảo ma hoàng: Ephedra sinica
Mộc tặc ma hoàng: Ephedra equisetina.
Trung gian ma hoàng: Ephedra intermedia.
Họ Ephedraceae.
1.4.1. Mô tả thực vật, bộ phận dùng
Thảo ma hoàng cao 30 – 70 cm. Mộc tặc ma hoàng, cao tới 2m, cành cứng hơn.
Căn cứ vào chiều dài của đốt, có thể phân biệt hai loài ma hoàng: thảo ma hoàng có
đốt dài hơn (3 – 6 cm), hạt thò ra ngoài, còn mộc ma hoàng đốt ngắn hơn (1 – 3 cm),
hạt không thò ra.
Trung ma hoàng cũng có đốt dài như thảo ma hoàng, nhưng đường kính cành trung
ma hoàng thường hơn 2mm, còn đường kính thảo ma hoàng chỉ khoảng 1,5 – 2 mm.
Bộ phận dùng: ngọn hay phần trên mặt đất, phơi hay sấy khô. Đôi khi dùng cả rễ.
1.4.2. Phân bố, thu hái
Năm 1885 và 1887, hai nhà thực vật học Nhật Bản là Nagai và Hamanashi đã chiết

được từ ma hoàng chất alkaloid gọi là ephedrin.
Ma hoàng chưa thấy ở nước ta, thường nhập từ Trung Quốc. Ma hoàng Trung Quốc
được coi là tốt nhất, vì nhiều hoạt chất. Tại Trung Quốc, ma hoàng chủ yếu là mọc

3


hoang. Ma hoàng dùng trong nước phổ biến nhất là thảo ma hoàng, rồi đến mộc tặc
ma hoàng. Loài trung ma hoàng thường ít khi bán đi nơi khác.
Thường thu hái ma hoàng vào mùa thu, hoạt chất đạt tới 100%. Thần nông bản thảo
quy định ma hoàng phải hái vào tiết lập thu, khi thân còn hơi xanh, bỏ qua các mấu
và quả do chứa rất ít alkaloid.
1.5. HƢƠNG NHU TÍA
Tên khoa học: Ocimum sanctum. Họ Lamiaceae
1.5.1. Mô tả thực vật, bộ phận dùng
Cây thảo cao gần 1 mét. Thân cành màu đỏ tía, có lông. Lá mọc đối, mép khía răng,
thường có màu nâu đỏ, có lông ở cả hai mặt; cuống lá dài. Cụm hoa là chùm đứng
gồm nhiều hoa màu trắng hay tím, có cuống dài, xếp thành vòng 6-8 chiếc. Quả bế
nhỏ. Toàn cây có mùi thơm dịu.
Bộ phận dùng: phần cây trên mặt đất.
1.5.2. Phân bố, thu hái
Loài cây cổ nhiệt đới, thường được trồng lấy lá làm rau ăn, nhưng chủ yếu để làm
thuốc. Có thể trồng bằng hạt vào cuối mùa xuân, sau 6 tháng đã có thể thu hoạch.
Khi cần, thu hái cả cây trừ rễ, lúc cây đang ra hoa, để nguyên hay cắt thành từng
đoạn 2 – 3 cm, rồi đem phơi âm can đến khô.
1.6. CAM THẢO
Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis. Glycyrrhiza glabra. Họ Fabaceae.
1.6.1. Mô tả thực vật, bộ phận dùng
Cây Cam thảo là cây sống lâu năm. thân có thể cao tới 1m hay 1,5m. Toàn thân cây
có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt.

Quả giáp cong hình lưỡi liềm.
Bộ phận dùng; Rễ, rễ to, ngoài màu hồng, trong màu vàng, ngọt, nhiều bột, ít xơ là
tốt.
1.6.2. Phân bố, thu hái
Cây cam thảo có nguồn gốc Uran Glycyrrhiza uralensis hay cây cam thảo Châu Âu
Glycyrrhiza glabra.
Được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mông Cổ, Hungari. Từ năm
1958, cam thảo được du nhập vào Việt Nam. Cây mọc khỏe vào mùa xuân hạ và thu.

4


Lượng chất trong rễ mỗi năm mỗi tăng. Một số tài liệu nói rằng cây trồng thường
không ra hoa.
Trồng bằng hạt hoặc bằng thân rễ. Sau 4 – 5 năm trở lên có thể thu hoạch. Đào rễ và
thân rễ vào mùa xuân hoặc thu đông. Nhưng mùa thu đông cam thảo tốt hơn. Khi đào
thường người ta chỉ lấy rễ, nhưng nhiều khi lấy cả thân rễ.
1.7. Á PHIỆN
Tên khoa học: Papaver somniferum. Họ Papaveraceae.
1.7.1. Mô tả thực vật, bộ phận dùng
Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,7 – 1,5m.
Lá mọc cách, lá phía dưới có cuốn ngắn, lá phía trên không cuốn, mọc ôm vào thân,
mép có răng cưa.
Quả là một nang hình cầu hoặc hình trứng.Quả chín có màu vàng xám. Hạt nhỏ và
nhiều, hơi giống hình thận, trên mặt có vân hình mạng.
Căn cứ vào màu sắc của hoa, hạt, hình dáng và kích thước của quả, theo lối cổ điển
người ta phân biệt ra các thứ sau:
Thứ nhẵn: hoa tím, quả hình cầu rộng, hạt đen tím, trồng ở Trung Á.
Thứ trắng: hoa trắng, quả hình trứng, hạt trắng vàng nhạt, trồng tại Ấn Độ và Iran.
Thứ đen: hoa tím, quả hình cầu ở phía dưới, mở lỗ trên mép đầu nhụy, hạt màu xám,

trồng ở châu Âu.
Thứ lông cứng: hoa tím, cuống hoa và lá phủ đầy lông cứng, ở miền nam châu Âu.
Thứ trắng thường được trồng để lấy nhựa, thứ đen để lấy dầu.
Bộ phận dùng: nhựa thuốc phiện lấy từ quả, hạt, lá.
1.7.2. Phân bố, thu hái
Thuốc phiện có nguồn gốc tại Châu Á, Châu Âu, các nước vùng Địa Trung Hải.
Thuốc phiện được trồng nhiều ở vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới lâu năm.
Tại tam giác vàng biên giới 3 nước Lào, Thái Lan, Myanma nổi tiếng là nơi sản xuất
thuốc phiện lớn nhất thế giới.
Ở Việt Nam, trước đây, vùng cao phía bắc Việt Nam trồng cây thuốc phiện vào vụ
đông, thu hoạch nhựa đầu vụ xuân. Từ 1995, Việt Nam cấm trồng cây Anh Túc.
Tùy theo mục đích trồng để lấy nhựa, lấy dầu hay chiết xuất alcaloid mà có sự thu
hái khác nhau.

5


Lấy nhựa: khi quả còn xanh bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt, phải chích lấy nhựa
vào lúc trời khô ráo.
Lấy hạt ép dầu: thu hoạch quả chín khi thân và lá đã khô vì hạt trong quả có hàm
lượng dầu tối đa và đỡ công phơi sấy.
1.8. CANHKINA
Tên khoa hoc: Cinchona sp. Họ Rubiaceae.
1.8.1. Mô tả thực vật, bộ phận dùng
Có khoảng 40 loài Canhkina.
Canhkina có thể cao đến 15 – 20 m. Lá mọc đối, với lá kèm thường sớm rụng. Hoa
mọc thành chum xim tận cùng, Hạt nhiều, nhỏ, dẹt có dìa hơi có răng.
Tùy theo mục đích chữa bệnh hay làm nguyên liệu chiết alkaloid người ta dùng vỏ
những cây Canhkina khác nhau:
Để làm thuốc bổ, chữa sốt thường người ta dùng vỏ cây Canhkina đỏ - Cinchona

succirubra.
Để chiết alkaloid toàn phần người ta có thể dùng vỏ cây Canhkina đỏ hoặc vỏ
Canhkina vàng Cinchona calisaya.
Vỏ cây Canhkina xám Cinchona officinalis thường được dùng để chế biến rượu khai
vị.
Bộ phận dùng: vỏ thân, vỏ cành và vỏ rễ phơi sấy khô (Cortex Cinchonae)
1.8.2. Phân bố, thu hái
Canhkina có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Vỏ canhkina lần đầu tiên dược giới thiệu ở Anh vào năm 1677.
Tại Việt Nam, canhkina được trồng nhiều ở vùng đất đỏ trên cao nguyên Lang biang,
Trung Bộ.
Tỷ lệ alkaloid trong vỏ cây canhkina tăng dần cho tới năm thứ năm, sau đó giảm dần
xuống. Tuy nhiên, người ta chờ cho cây lớn mới thu hái vỏ, vì khối lượng vỏ mỗi
năm sẽ mỗi tăng.
Thường người ta hái vỏ vào năm thứ 10, vì tỷ lệ quinin không bị giảm, vỏ dày, dễ
bóc hơn. Có hai phương pháp khai thác vỏ là đào và chặt.
Ở Java người ta thường áp dụng phương pháp đào cây bóc lấy vỏ, vỏ cành và vỏ cả
của rễ. Ở Ấn Độ người ta áp dụng phương pháp chặt cây 7 – 8 tuổi.
1.9. THÔNG ĐỎ
6


Tên khoa học: Taxus wallichiana. Họ Taxaceae.
1.9.1. Mô tả thực vật, bộ phận dùng
Chi Taxus có 7 – 8 loài thông đỏ trên thế giới có thể chiết được Taxol.
Cây to thường xanh, cao đến 20 m, thân có nhiều mảnh, khi non màu xanh lục. Lá
mọc so le, thường xếp hai dãy như một lá kép. Cụm hoa đơn tính, khác gốc, nón đực
và nón cái mọc ở kẻ lá. Quả hình trứng dài.
Bộ phận dùng: vỏ thân, rễ, lá.
1.9.2. Phân bố, thu hái

Phân bố rải rác ở vùng ôn đới ẩm, vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao bắc bán
cầu. 2 loài ở Việt Nam là Taxus chinensis thường gọi là thông đỏ lá ngắn và Taxus
wallichiana zucc. gọi là thông đỏ lá dài.
Đầu năm 1960, viện Ung thư quốc gia Mỹ đã tách ra được một hợp chất có hoạt tính
từ cây Thông đỏ gọi là Taxol.
Năm 1967, từ vỏ thân thông đỏ, chiết taxol tinh khiết (paclitaxel). Chế phẩm Taxol®
(Bristol – Myers Squibb).
Taxus chinensis (Thông đỏ lá ngắn) mọc rải rác chủ yếu trong rừng cây lá hẹp trên
đỉnh núi đá vôi ở Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng và Hoà Bình.
Loài Taxus wallichiana zucc (Thông đỏ nam, Thông đỏ Hymalaya) là một trong
những loài có hàm lượng Taxol cao nhất thế giới, chủ yếu ở Lâm Đồng, và một phần
nhỏ ở Khánh Hòa.
1.10. TRÀ
Tên khoa học: Camellia sinensis. Họ Theaceae.
1.10.1. Mô tả thực vật, bộ phận dùng
Cây xanh lâu năm, mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để
thấp hơn 2 mét khi được trồng để lấy lá. Rễ cái dài. Hoa trà màu trắng ánh vàng,. Hạt
có thể ép để lấy dầu.
Bộ phận dùng: búp và lá chè non.
1.10.2. Phân bố, thu hái
Camellia sinensis xuất xứ từ Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó
được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận
nhiệt đới.

7


Chè là một cây nguồn gốc Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc đã biết dùng chè từ
2500 năm trước công nguyên, sau tới Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác.
Ở nước ta chè được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Phú Thọ, rồi tới Tuyên Quang, Hà

Giang, Thái Nguyên, các tỉnh miền Nam cũng trồng rất nhiều.
Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch
để chế biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn mỗi 1 đến 2 tuần.
1.11 VÀNG ĐẮNG:
Tên khác: dây đằng giang, hoàng đằng, hòang dằng lá trắng, dây khai, vàng đắng.
Tên khoa học: Coscinium usitatum Pierre
Thuộc họ: Menispermaceae (Tiết dê)
1.11.1. Mô tả cây
Vàng đằng là một cây leo to, có phân nhánh, mọc bò trên mặt đất hoặc leo lên những
cây gỗ cao. Thân hình trụ, đường kình từ 5-10cm. Thân non màu trắng bạc, thân già
màu ngà, xù xì có vết tích của lá rụng. Cắt ngang thân có hình banh xa với những tia
tủy như nan hoa bánhxe, màu vàng, giữa có vòng lõi tủy xốp. lá mọc so le, mặt trên
xanh, mặt dứới màu trắng nhạt, dài 15-30cm, rộng 10-20cm, có 5 gân (3 gân nỗi rõ).
Mặt dưới có phủ lông tơ. Hoa màu trắng phớt tím, mọc thành xim ở kẽ lá. Cuống hoa
rất ngắn, rễ hình trụ, đầu thuôn hình nón, mặt ngoài màu trắng nhạt, mặt trong màu
vàng, cắt ngang có hình bánh xe với những tia tủy hình nan hoa. Vị đắng.
1.11.2. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang dại rất phổ biến ở miền Đông nam bộ, nam trung bộ, Tây nguyên. Còn
thấy mọc nhiều ở Trung và Hạ lào, Campuchia. Trữ lượng khá nhiều, người ta dùng
thân và rễ, thu hái hầu như quanh năm. Hái về thái mỏng, phơi hay sấy khô, không
phải chế biến gì khác
1.11.3. Thành phần hóa học
Trong vàng đằng có nhiều ankaloid dẫn xuất của izoquinolein, chủ yếu là berberin.
Tỷ lệ berberin chiếm từ 1,5-2-3%
1.11.4. Công dụng và liều dùng
Nhân dân những vùng có cây hoàng đằng mọc hoang dại thường dùng thân và rễ cây
này để nhụôm màu vàng và dùng làm thuốc như vị hoàng đằng làm thuốc chữa sốt,
sốt rét, lỵ, đau mắt. Dùng dưới hình thức bột hay viên. Ngày uống 4-6g.

8



Có thể dùng làm nguyên liệu chiết berberin. Berberin clorua có thể chữa sốt, sốt rét,
lỵ, đau mắt, dùng trong: ngày uống 0,02g - 0,2g dưới dạng thuốc viên. Người ta còn
dùng chữa bệnh về gan, mật, vàng da, ăn uống khó tiêu
Dùng ngoài: chế thuốc đau mắt dưới dạng dung dịch 0,5%-1%
1.12 THUỐC PHIỆN:
Tên khoa học: Papaver somniferum L., họ Papaveraceae.
Cây thuốc phiện còn có tên: A phiến, a phù dung, cổ tử túc, anh túc.
1.12.1 Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,7- 1,5 m, ít phân nhánh, thân mọc thẳng. Lá mọc
cách, lá phía dưới có cuống ngắn, lá phía trên không cuống, mọc ôm vào thân, mép
có răng cưa. Lá hình trứng dài 6-50 cm, rộng 3,5- 30 cm, đầu trên nhọn, ở phía dưới
cuống tròn hoặc hơi hình tim. Gân lá nổi rõ ở mặt dưới.
Hoa to đơn độc mọc ở đầu thân hoặc đầu cành. Có cuống dài 12- 14cm, đài hoa
gồm 2 lá đài màu xanh sớm rụng khi hoa nở, lá đài dài 1,5 - 2 cm. Tràng 4cánh, dài
5-7 cm màu trắng hay tím hoặc hồng. Nhị nhiều, bao quanh một bầu có một ngăn
gồm15- 20 lá noãn dính liền nhau thành hình cầu.
Quả là một nang hình cầu hoặc hình trứng dài 4-7 cm, đường kính 3-6 cm, ở đỉnh
có núm, quả có cuống phình ra ở chỗ nối. Quả chín có màu vàng xám. Hạt nhỏ và
nhiều (25000-30000 hạt/quả), hơi giống hình thận, dài 0,5 – 1 mm, trên mặt có vân
hình mạng, màu xám hay vàng nhạt hoặc xám đen.
Toàn thân cây chỗ nào bấm cũng có nhựa mủ màu trắng, để lâu chuyển thành nâu
đen.
Thuốc phiện là cây được trồng từ lâu đời, nguồn gốc có lẽ từ các nước vùng Địa
Trung Hải. Căn cứ vào màu sắc của hoa, hạt, hình dáng và kích thước của quả, theo
lối cổ điển người ta phân biệt ra các thứ sau:
- Thứ nhẵn (Papaver somniferum var. glabrum Bois): Hoa tím, quả hình cầu rộng,
hạt đen tím, trồng ở Trung Á.
- Thứ trắng (Papaver somniferum var. album DC.) Hoa trắng, quả hình trứng, hạt

trắng vàng nhạt. Trồng tại Ấn độ và Iran.
- Thứ đen (Papaver somniferum var. nigrum DC.) Hoa tím, quả hình cầu ở phía
dưới, mở lỗ trên mép đầu nhụy, hạt màu xám, Trồng ở châu Âu.

9


- Thứ lông cứng (Papaver somniferum var. setigerum DC.) Hoa tím, cuống hoa và
lá phủ đầy lông cứng. Mọc bán hoang dại ở miền nam châu Âu.
Trong các thứ này, thứ trắng thường được trồng để lấy nhựa, thứ đen để lấy dầu.
Trên thực tế người ta vẫn chích lấy nhựa từ quả chưa chín hoặc lấy dầu từ hạt quả
chín già của 2 thứ này. Ngày nay người ta lai giống tạo ra các loài có hàm lượng
alcaloid cao và thu thu được dầu của hạt.
Thuốc phiện được trồng nhiều ở vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới từ lâu, nhưng vì
là cây cho nhựa gây nghiện nên nhiều chính phủ đã cấm trồng thuốc phiện tự do; ở
nhiều nước, nhà nước quản lý trồng và sản xuất thuốc phiện. Các nước trồng nhiều
thuốc phiện Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Tư, Nga, Mianma, Lào …
Tại Đông Nam Á, Tam giác Vàng (biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanma),
nổi tiếng là nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới. Ở Việt Nam, trước đây, vùng
cao phía bắc Việt Nam trồng cây thuốc phiện vào vụ đông, thu hoạch nhựa đầu vụ
xuân. Từ 1995, VN cấm trồng cây Anh Túc và thay thế bằng cây dược liệu, cây ăn
quả, cây công nghiệp. Hiện nay, về cơ bản thuốc phiện đã bị xoá bỏ, tuy nhiên, còn
có một số địa phương có tình trạng tái trồng cây thuốc phiện.
1.12.2 Trồng và thu hái
Thuốc phiện mọc tốt tại các vùng khí hậu mát. Cây chịu được khí hậu lạnh (từ 5100 C) và nóng bức. Nhưng những tuần đầu tiên của sự sinh trưởng thời tiết phải mát
và ẩm, sau đó khí hậu nóng và khô thì cây mới phát triển tốt, ở nước ta cây phù hợp
với khí hậu vùng núi có độ cao 800 – 2000 m. Sau khi phơi khô, lá Coca được bó
thành từng bó, để trong vòng 3 ngày trước khi đưa ra thị trường hoặc làm nguyên
liệu cho quá trình sản xuất cocain.
Ở các nước có mùa đông giá lạnh người ta thường gieo hạt vào mùa xuân, có nơi

gieo hạt vào cuối mùa thu cho tuyết rơi xuống bảo vệ hạtqua mùa đông và thu hoạch
vào cuối tháng 7 đầu tháng 8. Ở nước ta thường gieo vào cuối tháng 10 đầu tháng 11,
thu hoạch vào cuối tháng 3 đầu tháng 4.
Trước đây các nước châu Âu thường trồng loại cây thuốc phiện cho dầu để ép lấy
dầu từ hạt và chiết alcaloid từ quả chín. Mặc dù hàm lượng alcaloid thấp (quả chín
của cây thuốc phiện chưa qua giai đoạn chọn giống chỉ có 0,10 – 0,20% morphin
trong khi đó nhựa thuốc phiện chưa 5 – 15% morphin) nhưng vì việc chích quả lấy
nhựa đòi hỏi nhiều nhân công tốn kém. Còn các nước châu Á thường trồng cây thuốc
10


phiện để chính lấy nhựa. Ngày nay người ta thường trồng các loài thuốc phiện đã
được cải tạo do các biện pháp trồng trọt và lai chọn giống có tỷ lệ alcaloid cao mà
hoạt chất chính là morphin và đạt những yêu cầu về việc thu hái bằng cơ giới. Theo
Mothes, có thể tạo ra những loài thuốc phiện chỉ giàu một alcaloid cần thiết nào đó
(morphin, codein, thebain… ).
Thu hoạch: Tùy theo mục đích trồng để lấy nhựa hay lấy dầu và chiết xuất
alcaloid từ quả mà có sự thu hái khác nhau.
a/ Lấy nhựa: Khi quả còn xanh bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt, phải chính lấy
nhựa vào lúc trời khô ráo. Dụng cụ để rạch có 3 – 5 răng hình dáng khác nhau tùy
theo địa phương, người ta rạch các vết ngang hay dọc hoặc nghiêng, hình xoắn ốc
tùy theo từng nơi. Vết rạch phải đủ sâu tới các ống nhựa mủ của vỏ hoặc khi gặp
mưa nước sẽ theo chỗ rạch vào trong quả làm thối hạt. Có thể rạch một lần hay nhiều
lần trên một quả. Người ta rạch nhựa vào buổi sáng, buổi chiều lấy cạo lấy nhựa.
Hoặc rạch nhựa vào buổi trưa hay chiều hôm trước đến sáng sớm ngày hôm sau cạo
lấy nhựa khô. Nói chung, sau khi rạch trên quả phải để 8 – 12 giờ cho nhựa tiếp xúc
với không khí và ánh sáng làm khô dần. Sau đó dùng dao hoặc dụng cụ đơn giản
bằng gỗ hay bằng sắt lấy nhựa quánh đen phơi nắng cho khô. Nhựa thuốc phiện có
màu sẫm khi cứng lại; người ta đóng thành bánh có kích thước khác nhau (0,3 – 2
kg) và bọc bằng lá thuốc phiện hay bọc giấy đỏ … Ngay nay nhiều nơi người ta

thường trộn nhựa của nhiều đợt lấy khác nhau để có chất lượng đều.
Mỗi quả thuốc phiện có khoảng 0,02g nhựa. Sản lượng tùy vào khí hậu và những
yếu tố ảnh hưởng khác, chúng giao động trong khoảng 5 – 20 kg nhựa cho mỗi hecta.
Năng suất trung bình ở ta thường đạt 10 – 15kg nhựa/1ha. Hàm lượng morphin trong
nhựa thường là 12%.
b/ Thu hoạch quả để chiết alcaloid và lấy hạt ép dầu. Việc chích nhựa như trên
phải làm bằng tay tốn nhiều nhân công. Từ năm 1927 Kabay đã đem trồng thử tại
Hungari để lấy quả chín chiết xuất alcaloid. Phương pháp này cũng có năng suất đảm
bảo việc khai thác đem lại lợi ích kinh tế. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc thu
hoach tối ưu. Có tác giả cho rằng hàm lượng morphin đạt tối đa (0,3 – 0,4%) khoảng
10 ngày trước khi hạt chín hoàn toàn, thời tiết khô ráo thì hàm lượng alcaloid gần
như không đổi, nhưng khi trời mưa thì giảm xuống đáng kể. Nhưng người ta ưa thu
hoạch quả chín khi thân và lá đã khô vì hạt trong quả có hàm lượng dầu tối đa và đỡ
11


công phơi sấy, đồng thời tránh bảo quản khối lượng lớn nguyên liệu như khi thu
hoạch cây còn xanh.
Việc thu hái còn dùng tay ở những nơi trồng ít, còn những nơi trồng lớn thường
dùng máy gặt đập. Năng suất đạt 300 – 500 kg vỏ quả và 300 – 500 kg hạt/ha.
1.12.3 Bộ phận dùng
a. Nhựa thuốc phiện lấy từ quả chín (Opium)
Quan sát bên ngoài: Bánh hình tròn hay hình vuông, có khi hình chữ nhật. Mặt
ngoài màu nâu đen, đôi khi còn sót những mảnh lá hay vỏ quả thuốc phiện. Mặt cắt
mịn hay hơi lổn nhổn. Khi còn mới thì mềm, dẻo, để lâu thì cứng, giòn. Mùi đặc biệt.
vị đắng.
Soi kính hiển vi: Nghiền ít bột thuốc phiện trong dung dịch cloral hydrat 10%, soi
kính hiển vi sẽ thấy: Những hạt nhỏ màu nâu, đứng riêng lẻ hay tụ thành đám, to nhỏ
không đều (nhựa mủ). Mảnh vỏ quả ngoài gồm tế bào hình nhiều cạnh, có thành dày
màu trắng nhạt. Khoang (lumem) hình sao trong chứa một chất màu nâu.

b. Quả (Fructus Papaveris):
- Quả chưa lấy nhựa dùng cho công nghiệp chiết xuất alcaloid có kèm theo đoạn
cuống dài 10 – 12 cm.
- Quả hái sau khi lấy nhựa (anh túc xác, cù túc xác).
Tùy theo thứ mà có hình dạng và kích thước khác nhau, hình trứng hoặc tròn có lỗ
mở hay không. Từ thành quả nang vào trong có 8 – 12 vách phân chia quả thành các
ô không hoàn chỉnh mang hạt.
Quả thu hái trước khi chín hoàn toàn có màu vàng xám nhạt. Ở trạng thái khô quả
không có mùi, vị hơi đắng. Phải loại hạt trước khi đem dùng trong ngành Dược.
Cắt ngang quả sẽ thấy: Vỏ quả ngoài có tế bào nhỏ, bên ngoài phủ một lớp cutin
dày. Vỏ quả giữa bao gồm các tế bào thành bằng cellulose. Vỏ quả trong bào gồm
các tế bào dẹt và lấm chấm kéo dài tới các lá noãn với mô mềm hơi xốp. Trước mỗi
tấm lá noãn trong vỏ quả giữa có một bó libe gỗ với các sợi trụ bì, có các ống nhựa
mủ xếp thành mạng lưới.
c. Hạt (Semen Papaveris)
Hạt hình thận, rất nhỏ, đường kính khoảng 0,1 – 0,2 mm, cân nặng khoảng 0,1 –
2mg, mặt trên hạt có hình mạng. Màu vàng nhạt, trắng, xám, nâu hoặc đen tùy theo

12


từng thứ thuốc phiện. Nội nhũ có nhiều dầu và alơron, phôi rất nhỏ, hạt không có
mùi vị “dầu”.
d. Lá:
Đôi khi cũng được dùng ngoài làm thuốc giảm đau.
1.12.4 Thành phần hóa học
- Lá: Chỉ có vết alcaloid (0,02 – 0,04%).
- Quả: Tỷ lệ alcaloid thay đổi tùy theo nòi.
- Trong quả khô thường có 0,02 – 0,03% alcaloid toàn phần, bằng con đường chọn
giống người ta có thể nâng hàm lượng morphin lên ới 0,8%.

- Ở những quả khô đã lấy nhựa thì hàm lượng alcaloid nhất là morphin chỉ còn lại
rất ít.
- Hạt: Không có alcaloid, chứa 15% glucid, 20% protein, 40 – 45% dầu. Dầu béo
gồm các glycerid của các acid béo không no.
- Nhựa thuốc phiện: Hoạt chất trong nhựa thuốc phiện là các lcaloid (20 – 30%) ở
dạng muối (meconat, lactat,…). Tới nay đã phân lập được khoảng 40 alcaloid. Căn
cứ vào cấu tạo hóa học người ta xếp vào nhiều nhóm.
a. Nhóm morphinan
- Alcaloid chính là morphin: 6,8 – 20,8 % (thường điểu chỉnh tới 10% trong bột
thuốc phiện dược dụng).
- Codein: 0,3 – 3%
- Thebain: 0,3 – 1%

b. Nhóm benzylisoquinolin
- Papaverin: 0,8 – 1,5%
- Laudanin:

13


- Laudanosin:

c. Nhóm platisoquinolin
- Noscapin (= Narcotin): 1,4 – 12,8%
- Narcotolin

d. Nhóm protopin
- Protopin (= Fumarin)
- Cyptopin (Cryptocavin)
Ngoài alcaloid, trong nhựa thuốc phiện còn có:


14


- Các acid hữu cơ: Acid meconic (3 – 5%), acid lactic (1 – 2%), acid acetic,
fumaric, vanilic, gần đây người ta còn thấy có acid cetonic (oxalcetic, pyruvic,
cetoglutaric).
Trong các acid hữu cơ này có acid meconic cần chú ý. Nó cho màu đỏ máu với
muối sắt (III), phản ứng này dùng để định tính nhựa thuốc phiện.
- Ngoài ra còn có nước (5 – 10%), chất vô cơ (5 – 6%), đường, chất nhày và
pectin (20%) ít protid và acid amin tự do, lipid, chất cao su, tanin, men…

1.12.5 Chiết xuất alcaloid
a. Chiết xuất morphin từ nhựa thuốc phiện
Theo phương pháp của Thiboumery: Chiết nhựa thuốc phiện bằng nước nóng. Rót
dịch chiết vào sữa vôi nóng, calci morphinat tan trong nước vôi thừa, còn tạp chất thì
tủa xuống. Lọc, đun sôi dịch lọc và thêm amoni clorid sẽ có morphin base tủa xuống.
Rửa tủa bằng nước, rồi hòa tan trong acid HCl sẽ có morphin hydroclorid, sau cho
kết tinh lại nhiều lấn sẽ thu được morphin hydroclorid tinh khiết.
Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác. Hiện nay người ta còn dùng các nhựa trao
đổi ion, morphin gắn vào nhựa anion có tính kiềm mạnh (anioit), sau đó đem ngâm
tách bằng acid loãng.
b. Chiết từ quả khô chưa chích nhựa:
Theo phương pháp Kabay: Lấy quả thuốc phiện khô có đoạn cuống 10 – 12cm xay
nhỏ. Chiết bột dược liệu bằng nước nóng, cô dịch chiết thành cao đặc, chiết lại bằng
cồn, cất thu hồi dung môi và tủa morphin bằng amoni sulfat ở môi trường kiềm có
benzen. Lấy riêng tủa morphin. Có một số alcaloid khác như codein, narcotin và
thebain… hòa tan trong benzen. Tách lớp benzen rồi lần lượt làm kết tủa để lấy riêng
codein, narcotin và thebain bằng cách tạo muối thích hợp.
Ngoài ra người ta còn phân lập morphin và các alcaloid phụ bằng phương pháp

trao đổi ion.

15


1.12.6 Tác dụng dƣợc lý
Thuốc phiện có tác dụng giảm đau rất tốt nhưng dùng lâu gây nghiện nên đã xếp
thuốc vào thuốc độc bảng A nghiện.
Đối với hệ thần kinh trung ương, thuốc phiện có tác dụng lên vỏ não và trung tâm
gây đau. Dùng liều nhỏ, lúc đầu gây cảm giác kích thích dễ chịu, thoải mái, sau làm
mất cảm giác đau. Với liều cao gây ngủ. Có tác dụng lên trungtaam hô hấp và hành
tủy làm cho nhịp thở thoạt đầu nhanh, nông, sau chậm lại. Khi bị ngộ độc có thể
ngừng thở. Có tác dụng làm giảm kích thích ho.
Đối với bộ máy tiêu hóa: Liều nhỏ kích thích co bóp dạ dày, có thể gây nôn, liều
cao có tác dụng chông nôn, khi uống làm giảm nhu động ruột nên dùng chữa ỉa chảy.
Morphin có tác dụng lên thần kinh trung ương nhất là vỏ não, ức chế trung tâm
đau gây ngủ. Liều thấp kích thích hô hấp, liều cao hơn thì ức chế trung tâm này, liều
cao có thể làm liệt hô hấp. Morphin cũng ức chế trung tâm ho nhưng kém hơn
codein.
Codein ít độc hơn morphin, tác dụng giảm đau kém nhưng tác dung ức chế trung
tâm ho mạnh nên được dùng làm thuốc chữa ho tốt. Lạm dụng thuốc sẽ bị nghiện.
Papaverin kích thích thần kinh ngoại biên, làm giảm co thắt cơ trơn, đặc biệt đối
với dạ dày và ruột.
Noscapin không gây ngủ, co giật ở liều cao nên trong các thuốc phiện người ta
thường loại bỏ nó đi; tuy vậy, đôi khi người ta cũng kết hợp với morphin để làm tăng
tác dụng giảm đau đồng thời ngăn cản hiện tượnglamf liệt trung tâm hô hấp do
morphin. Ngoài ra, noscapin được dùng để điều chế cotacnin có tác dụng cầm máu.
1.12.7 Công dụng và liều dùng:
a. Quả
a/ Đối với quả chưa chích nhựa

- Dùng để chiết xuất morphin, đa phần morphin được chuyển thành codein.
-

Chế cao toàn phần để làm thuốc thay thế cho nhựa thuốc phiện.

-

Dùng làm thuốc giảm đau

b/ Quả đã chích nhựa (anh túc xác)
-

Làm thuốc chữa ho, tả, lỵ, đau bụng, giảm đau. Dùng 4-6g/ngày dưới dạng

thuốc sắc hay hãm.
b. Hạt
16


Một phần được dùng làm thực phẩm cho người hoặc chim. Đa phần dùng để ép
dầu. Dầu dùng để ăn, dùng trong công nghiệp sơn và dùng trong ngành Dược. Dầu
dùng để chế dầu iod (lipiodol hoặc iodolipol) dùng làm thuốc cản quang khi chiếu
các xoang trong cơ thể, chế thuốc xoa bóp, thuốc mỡ… Bã dầu dung làm thức ăn gia
súc.
c. Nhựa thuốc phiện:
- Dùng làm thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc ho, chữa ỉa chảy. Nhựa thường
dùng phối hợp với các vị thuốc dưới dạng cao đơn hoàn tán hoặc ở các dạng:
+ Bột thuốc phiện (10% morphin), uống liều 0,05g/lần và 0,2g/24h
+ Cao thuốc phiện (20% morphin) dùng liều 0,05-0,1g/24h
+ Cồn thuốc phiện (1% morphin), 56 giọt = 1g dùng 1-3g/24h

Nhựa thuốc phiện xếp loại độc A gây nghiện, không được dùng liên tục quá 7
ngày và phải rất thận trọng khi dùng cho trẻ em và người già.
- Dùng để chiết xuất alcaloid. Phần lớn việc sản xuất nhựa thuốc phiện hợp pháp
dùng để chiết xuất morphin. Trên thế giới hàng năm cần hàng trăm tấn.
Morphin dùng làm thuốc giảm đau, chữa co giật mê sảng, động kinh. Thường
dùng dưới dạng morphin hydroclorid để tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Liều tối đa
0,02g/1 lần và 0,05g/24h.
Việc tiêu thụ morphin không nhiều còn phần lớn dùng để điều chế các dẫn chất
như codein, codetylin…
Codein dùng để chữa ho, dùng dưới dạng bột, viên, siro… codetylin cũng có tác
dụng tương tự codein.
Papaverin dùng làm thuốc giảm đau dùng trong bệnh co thắt dạ dày, ruột, mật, co
thắt tử cung trong khi đẻ, đe dọa xẩy thai, co thắt mạch máu… Papaverin dùng trên
thị trường phần lớn được điều chế bằng phương pháp tổng hợp.
Narcein và thebain ít được sử dụng.
d. Lá:
Đôi khi được dùng làm thuốc giảm đau.
1.13 MAO ĐỊA HOÀNG:
Tên khác: Địa chung hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Digitalis purpurea L.
Họ khoa học: Scrophulariaceae.
17


1.13.1 Mô tả: Cây thân thảo, sống 1,2 hoặc nhiều năm. Bộ rễ rất phát triển. Lá mọc
từ gốc, rất dầy, hình trứng tròn dài, mép lá có răng cưa, gân lá hình mạng nhện, nổi
rõ trên mặt lá. Mặt trên của lá có màu xanh sẫm, mặt dưới màu xanh xám, có lông,
cuống lá dài. Tuy nhiên, những lá mọc ở phần trên chỉ có cuống ngắn hoặc không có
cuống. Vào tháng 5-6 cây ra hoa, cọng hoa dài 10-17cm ở trên phủ đầy lông tơ. Hoa
tự mọc thành chùm, hoa mọc lệch về một phía, hoa hình chuông, ở đầu cánh hoa xèo

ra như hình môi. Tràng hoa màu tính đỏ, tím nhạt rồi trắng dần, trong có vết chấm.
Đài hoa có 5 cánh, to nhỏ khác nhau, xếp đè lên nhau như mái ngói. Hoa có hai nhị
đực, bầu hoa có 2 ngăn, núm hoa xẻ thành hình chữ thập. Quả tự nứt khi chín, hình
chiếc dùi trong và có nhiều hạt.
1.13.2 Thu hái, sơ chế: Thời gian thu hái thích hợp nhất là khi lá cây đã chuyển sang
màu xanh sẫm, phiến lá dầy, gân lá nổi rõ, phiến lá thô cứng, các lá mọc ở gốc cây
không phát triển nữa, hơi chuyển dần thành màu xanh lá cây. Lúc này là lúc có thể
hái lá, ở những vùng ấm áp, cây được chăm sóc thì cứ cách 30-40 ngày là có thể hái
lá một lượt. Thời gian thu hái kéo dài từ hạ tuần tháng 4 hoặc tháng 5 đến tháng 11
hoặc hạ tuần tháng 12, trong thời gian này có thể thu hoạch 6-7 lần.
Khi hái lá, tay nắm phiến lá, kéo về một phía, làm phiến lá đứt khỏi gốc. Khi đã hái
đầy tay, thì một tay nắm lá, tay kia nắm cuống, gấp lại cho lá gẫy rời cuống, rồi để lá
và cuống riêng vào hai sọt khác nhau cho tiện phơi khô. Những cuống lá có dính
nhiều đất bùn, phải rửa cho sạch rồi phơi cho khô.
Hoa hái về cũng nên tập trung lại, phơi khô. Hàm lượng tạp chất ở hoa tuy không
cao, nhưng có thể dùng làm chất bổ sung cho bột lá cây ngoài tiêu chuẩn, so với tinh
bột thì kinh tế hơn.
Lá hái về phơi khô ngay, không nên chất thành đống vì dễ bị mốc. Nếu chưa kịp phơi
khô thì phải để ở nơi thoáng gió, tránh làm hư hao thành phần hoạt chất của lá.
Phải sấy khô lá Dương địa hoàng bằng nhiệt độ thấp trong thời gian ngắn. Có nhiều
cách sấy khô, phơi khô hoặc sấy qua lửa. Phơi cần nhiều thời gian, dễ làm lá gẫy
biến màu biến chất. Phơi nắng chỉ thực hiện trong mùa hạ, nhưng phải rải cho mỏng
và đảo đều mới có thể thu hoạch được sản phẩm tốt, nếu nhiệt độ sấy tăng thì hàm
lượng hoạt chất sẽ giảm đi nhanh chóng. Để bảo đảm chất lượng cao, ngoài việc phơi
nắng ra, thì tốt nhất nên sấy trong phòng có nhiệt độ từ 50-700C.
1.13.3 Thành phần hóa học:
18


Có khoảng 20 glycosid tim (digoxin, digitoxin và lanatosid) mà phần genin của

chúng

theo

3

nhóm:

gitoxigenin

(3,14,16-Trihydroxycard-20(22)-enolide),

gitaloxigenin (3,14-Dihydroxycard-20(22)-enolide-16yl formate), digitoxigenin*.
(3,14-Dihydroxycard-20(22)-enolide)
1.13.4 Công dụng: Trợ tim, làm hưng phấn, làm tăng thêm bài tết của dạ dày, làm
thuốc lợi tiểu chống phù thủng.
1.13.5 Bảo quản: Lá Dương địa hoàng dễ bị hút ẩm, biến chất, lượng hoạt chất dễ bị
giảm, dưới ánh nắng mặt trời dễ bị phân giải, nên phải đóng gói kín, để nơi khô ráo
để trong các vật không để ánh nắng xuyên qua.
1.14 CÀ PHÊ:
Có 3 loài chính:
Cà phê chè (Coffea arabica L).
Cà phê mít (Coffea exselea Chev.).
Cà phê vối (Coffea robusta Chev.).
Họ Cà phê - Rubiaceae
1.14.1 Đặc điểm thực vật
Cây cà phê sống lâu năm. Thân gỗ, cao 3-5m (cà phê chè) hoặc 10 – 15m (cà phê
vối, mít. Vỏ thân thường mốc trắng. Cành chia 2 loại: các chồi vượt và các cành
ngang mọc từ các mắt của chồi vượt. Các cành tạo thành tầng quanh thân chính và
cành vượt. Lá đơn, mọc đối, hình dạng khác nhau tùy theo loài: Hình trứng hay hình

lưỡi mác (cà phê chè và cà phê vối) hình bầu dục (cà phê mít). Hoa lưỡng tính, mọc
đơn độc hay thành chùm màu đỏ tím hay đen ngà, có lớp thịt quả bọc quanh hạt. Mỗi
quả có hai hạt, dính vào nhau bởi một mặt phẳng phía trong, mặt ngoài của hạt cong
hình bầu dục.
1.14.2 Phân bố
Cà phê chè (Coffea arabica L) được trồng nhiều ở vùng châu Mỹ la tinh, Trung
Phi, ấn độ, Papua New Guinea, Indonexia, Philippin, Mianma.Thái Lan và Việt
Nam;
Cà phê mít (Coffea exselea Chev.) được trồng nhiều ở Indonexia,Việt Nam, Ấn
Độ, Thái Lan, Đông Timo, Đài Loan, Nigeria, Congo, Liberia, malaysia, Philippin.
Loài cà phê vối (Coffea exselea Chev.) được trồng nhiều ở Indonesia, Việt Nam, Ấn
Độ...
19


Ở Việt Nam, cà phê do người Pháp đưa vào từ cuối thế kỉ XIX hoặc đầu thế kỉ
XX. trồng nhiều ở vùng đồi núi trung du của các tỉnh miền Trung và miền Bắc, vùng
Tây Nguyên như Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai…
1.14.3 Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Hạt và lá
Thu hoạch cà phê bằng cách hái quả chín đang còn ở trên cây, hoặc đợi khi quả
chín rụng rồi nhặt. Mùa hái cà phê từ tháng 11 đến tháng một năm sau, cà phê vối:
tháng 1 – 4, cà phê mít: tháng 4 – 8. Thu hoạch về đem phơi khô, rồi giã cho chóc
vỏ, sẩy sạch; hoặc hái về loại bớt thịt quả bằng cách sát dưới nước, sau đó ủ cho lên
men 2 -3 ngày, rồi rửa sạch, phơi khô, xát sẩy cho hết lớp vỏ giấy ở hạt. Khi rang cà
phê phải rang chín tới giữa hạt mà ngoài không bị cháy, cắt hạt thấy màu bên trong
giống màu bên ngoài. Cà phê rang rồi phải đậy kín.
Lá hái về phơi trong râm mát đến khô.
1.14.4 Thành phần hóa học
Hạt cà phê chứa 0,3 – 2,5% cafein và có ít theobromin, theophyllin, phần lớn

alcaloid kết hợp với acid clorogenic. Ngoài ra còn có chất béo, protein, trigonellin,
đường và chất vô cơ...
1.14.5 Công dụng và liều dùng
- Cà phê sống: Giã nát ngâm rượu uống chữa tê thấp.
- Cà phê rang: Pha nước uống có tác dụng kích thích thần kinh, trợ tim và lợi tiểu
tiện. Có tác dụng giải độc thuốc phiện và say rượu.
Người ta còn dùng viên cà phê ngậm để làm tinh thần sảng khoái, minh mẫn và
chống buồn ngủ trong khi làm việc.
1.15 MÃ TIỀN:
Tên khoa học: Strychnos nux-vomica L, thuộc họ Mã tiền - Loganiaceae.
1.15.1 Mô tả: Cây gỗ cao 5-12m, tới 25m, phân cành trên 7m. Vỏ thân màu xám
trắng. Cành non nhẵn, đôi khi có gai ở nách lá. Lá đơn, mọc đối, mặt trên bóng có 5
gân hình cung, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa mọc ở nách lá đầu cành, hình ngù tán,
mỗi ngù có 8-10 hoa, 4-6 ngù họp thành tán. Hoa trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm.
Quả thịt hình cầu, đường kính 2,5-4cm khi chín màu vàng lục, chứa 1-5 hạt hình tròn
dẹt như chiếc khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt bóng.

20


×