Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Quanli duyet THCSDucHop kimdong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 26 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM ĐỘNG
TRƯỜNG THCS ĐỨC HỢP

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỒNG BỘ DỮ LIỆU THỜI KHÓA BIỂU
TỪ PHÂN HỆ QUẢN LÝ GIẢNG DẠY (VEMIS)
LÊN MẠNG INTERNET VÀ CÁC THIẾT BỊ DI ĐỘNG

Lĩnh vực: Quản lý
Họ và tên tác giả: Nguyễn Hữu Duyệt
Chức vụ: Tổ phó tổ Tự nhiên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng
Yên


Nguyễn Hữu Duyệt
Năm học 2014-2015

Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

2


Nguyễn Hữu Duyệt
MỤC LỤC

Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

3



Nguyễn Hữu Duyệt
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, các nhà trường đang sử dụng Hệ thống phần mềm Quản lý nhà
trường VEMIS bước đầu đáp ứng tốt nhu cầu của bài toán quản lý trường phổ
thông song cũng bộc lộ nhiều khó khăn vướng mắc nảy sinh liên quan đến tất cả
những người tham gia vào hệ thống. Qua tìm hiểu thực tế việc sử dụng phân hệ
Quản lý giảng dạy thì hiện nay tôi nhận thấy:
+ Phân hệ Quản lý giảng dạy có rất nhiều ưu điểm nhưng nhiều đơn vị sử
dụng phân hệ Quản lý giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế vì chưa
khai thác tốt khả năng của phần mềm.
+ Phân hệ Quản lý giảng dạy có thể xuất ra nhiều định dạng thời khóa
biểu khác nhau dưới dạng tệp html nhưng các đơn vị có trang web của nhà
trường việc đưa dữ liệu thời khóa biểu lên mạng Internet còn khó khăn hoặc
tốn kém kinh phí.
+ Các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng ngày
càng phổ biến nên nhu cầu đưa các dữ liệu đó lên các thiết bị di động là cần
thiết.
Góp phần thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công nghệ thông tin năm học
2014-2015 là phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa
học – công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo; tiếp tục
đẩy mạnh sử dụng và khai thác các phần mềm đã được Bộ GD&ĐT cung cấp
miễn phí và dùng thống nhất trên toàn quốc; tích cực khai thác và sử dụng
phần mềm miễn phí mã nguồn mở. Từ những lý do trên, tôi xin trình bày sáng
kiến kinh nghiệm “Đồng bộ dữ liệu thời khóa biểu từ phân hệ quản lý
giảng dạy (Vemis) lên mạng Internet và các thiết bị di động”.

Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên


4


Nguyễn Hữu Duyệt
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Các đặc điểm cơ bản của Hệ thống phần mềm VEMIS
V.EMIS là hệ thống phần mềm phức hợp bao gồm nhiều phân hệ, mỗi phân
hệ là một ứng dụng, với một nhóm các chức năng độc lập phục vụ cho một hoạt
động quản lý cụ thể của nhà trường. Các phân hệ có thể chạy độc lập hoặc liên
kết tương hỗ với nhau và chạy trong một môi trường tích hợp.
Phân hệ Quản lý giảng dạy (VEMIS_Timetable): với 07 khối chức năng
chính: Tệp; Dữ liệu; Thống kê; Nâng cao; Thời khoá biểu (TKB); Cấu hình; Trợ
giúp. Tổng cộng có 34 thao tác nghiệp vụ. Phân hệ quản lý giảng dạy thừa
hưởng tài nguyên từ phân hệ quản lý nhân sự PMIS để lấy danh sách GV và
phân hệ Quản lý học sinh, Quản lý hệ thống của VEMIS để lấy thông tin về hệ
thống khối lớp học, môn học của trường. Ngoài tính năng cơ bản là xếp thời
khóa biểu (TKB) còn có tính năng quản lý việc nhập điểm của giáo viên (GV),
hỗ trợ hiệu trưởng quản lý chất lượng giảng dạy của từng GV. Trách nhiệm nhập
điểm sẽ được giao cho GV thực hiện theo quy định của nhà trường.
Việc đưa dữ liệu thời khóa biểu lên mạng Internet là rất cần thiết cho
người sử dụng hiện nay. Giáo viên, phụ huynh, học sinh và nhà quán lý có thể
truy cập mọi nơi, mọi lúc dữ liệu thời khóa biểu của nhà trường.
Hiện nay được biết nhiều trường có mua các dịch vụ trang web thương
mại tuy nhiên để có tính năng đồng bộ dữ liệu cả một thư mục thì kinh phí
khá lớn và nhiều thao tác phức tạp.
Qua tìm hiểu thì việc sử dụng các phần mềm lưu trữ đám mây hiện nay
rất phổ biến và một trong những phần mềm đó là Google Driver của hãng
Google cung cấp miễn phí. Sử dụng những tính năng ưu việt của phần mềm

giúp người sử dung dễ dàng đưa dữ liệu thời khóa biểu từ phân hệ Quản lý
giảng dạy lên mạng Internet.

Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

5


Nguyễn Hữu Duyệt
2. Các biện pháp tiến hành
a/ Nghiên cứu tài liệu:
Để thực hiện đề tài này, xuyên suốt năm học qua, tôi đã tích cực nghiên
cứu các tài liệu liên quan đến chủ đề của sáng kiến kinh nghiệm, chắt góp
những nội dung, ý kiến hay để bổ sung vào ý tưởng của mình, xâu chuỗi lại để
lập nên dàn ý của sáng kiến kinh nghiệm này.
b/ Nghiên cứu thực tế:
- Tìm hiểu việc sử dụng phân hệ Quản lý giảng dạy, đặc biệt là các biểu
biểu mẫu thời khóa biểu mà phần mềm tạo ra.
- Tìm hiểu về các phần mềm lưu trữ đám mây trên mạng Internet miễn
phí hiện nay phục vụ cho việc đồng bộ dữ liệu một các tự động, đơn giản cho
người sử dụng. Phần mềm sử dụng là Google Driver của hãng Google cung
cấp miễn phí tới 15 GB dung lượng (có thể sử dụng lưu trữ liệu thời khóa biểu
trong nhiều năm vì toàn bộ dung lượng các biểu mẫu thời khóa biểu chỉ
khoảng vài Mb).
- Xem xét, so sánh hiệu quả khi đồng bộ dữ liệu thời khóa biểu từ phân hệ
quản lý giảng dạy (Vemis) lên mạng Internet và các thiết bị di động so với các
giải pháp truyền thống đang áp dụng.
- Tham khảo hệ thống quản lý giáo dục trực tuyến VNEDU, SMAS, phần
mềm thời khóa biểu của các công ty hiện nay.
- Thực hiện đồng bộ lên website nhà trường và các thiết bị di động của

cá nhân. Địa chỉ trang web của nhà trường có chứa dữ liệu thời khóa biểu:
/>
Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

6


Nguyễn Hữu Duyệt
PHẦN II
NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
- Các biểu mẫu thời khóa biểu do phân hệ Quản lý giảng dạy tạo ra được
đồng bộ lên mạng Internet và các thiết bị di động một cách đơn giản, tự động
và hoàn toàn miễn phí.
- Người sử dụng đặc biệt là các cán bộ quản lý phụ trách phân hệ Quản lý
giảng dạy không cần đòi hỏi nhiều kiến thức về mạng Internet đều có thể thực
hiện (sau khi thiết đặt xong thì chỉ cần thao tác Copy và Paste).
- Giáo viên, phụ huynh, học sinh và nhà quán lý có thể truy cập mọi nơi,
mọi lúc dữ liệu thời khóa biểu của nhà trường.
II. ĐỒNG BỘ DỮ LIỆU THỜI KHÓA BIỂU TỪ PHÂN HỆ QUẢN LÝ
GIẢNG DẠY (VEMIS) LÊN MẠNG INTERNET VÀ CÁC THIẾT BỊ DI ĐỘNG
1. Tổng quan

Mô hình tổng thể
Toàn bộ thư mục chứa các biểu mẫu thời khóa biểu do phân hệ Quản lý
giảng dạy tạo ra được Copy và dán vào thư mục đã thiết đặt sẽ được đồng bộ
Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

7



Nguyễn Hữu Duyệt
tự động lên mạng Internet và các thiết bị di động. Từ đó máy tính và các thiết
bị di động có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi một cách dễ dàng.
2. Các bước thực hiện đồng bộ dữ liệu thời khóa biểu từ phân hệ
quản lý giảng dạy (VEMIS) lên mạng Internet và các thiết bị di động.
Sơ đồ tổng quan các bước thực hiện:

2.1 Chuẩn bị
a/ Thiết đặt thư mục đồng bộ dữ liệu.
- Có rất nhiều phần mềm hiện nay cả miễn phí và có trả phí hỗ trợ việc
đồng bộ dữ liệu lên mạng IT. Tuy nhiên quan tìm hiểu thực tế thì công cụ
Google Driver của hãng Google thuận tiện hơn cả vì:
+ Phân mềm của Google thân thiện, dễ sử dụng;
+ Chỉ cần có một địa chỉ Gmail (điều này rất đơn giản, hiện nay trường nào
cũng có một địa chỉ Gmai của Bộ giáo dục và đào tạo)
+ Cung cấp tới 15 Gigabyte dữ liệu miễn phí giúp ta thực hiện việc đồng bộ
và lưu trữ dữ liệu nhiều năm học (vì tất cả các biểu mẫu của một thời khóa biểu
dung lượng mới chỉ khoảng 2MB).
- Các bước thiết đặt
Tải phần mềm
Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

8


Nguyễn Hữu Duyệt
Tải tệp googledrivesync.exe
trên trang chủ của Google
1 hoặc địa chỉ

/>nguyenhuuduyet/vemis
Tiến hành cài đặt như các
phần mềm thông thường,
quá trình cài đặt cần kết nối
mạng Internet. Việc cài đặt
sẽ được tiến hành trong ít
phút

2

Đăng nhập phần mềm
Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

9


Nguyễn Hữu Duyệt
3
- Nhập tên và mật khẩu địa
chỉ Gmai của mình (hoặc
của trường) để đăng nhập.
Lưu ý: việc đăng nhập chỉ
cần thực hiện lần đầu
- Kết thúc bước này sẽ xuất

hiện thư mục

trên

máy tính.


Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

10


Nguyễn Hữu Duyệt

Tạo thư mục để đồng bộ dữ
4 liệu
Mở thư mục Google Driver

đã tạo trên máy tính
trong quá trình cài đặt. Tạo
một thư mục con với tên
TKB
Nháy phải chuột vào thư
mục TKB, chọn Google
Driver/Share … và thiết đặt
như hình để thiết đặt chia sẻ
khi đó mọi người có thể truy
cập trên Internet tới thư mục
này
Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

11


Nguyễn Hữu Duyệt


2.2 Tạo thời khóa biểu
- Mở tệp thời khóa biểu ta đã tạo ra trên phân hệ Quản lý giảng dạy
- Tiến hành lập thời khóa biểu:

Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

12


Nguyễn Hữu Duyệt

- Lúc này phân hệ Quản lý giảng dạy tự động tạo ra một thư mục tại ổ C
với đầy đủ các biểu mẫu thời khóa biểu như hình

Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

13


Nguyễn Hữu Duyệt
2.3 Đồng bộ dữ liệu lên mạng Internet
Bước 1. Mở thư mục chứa thời khóa biểu được tạo ra bởi phân hệ Quản lý
giảng dạy Vemis/ Chọn và copy tất cả các tệp trong thư mục

Bước 2. Dán vào thư mục đã thiết đặt đồng bộ trong thư mục

Từ nay người sử dụng chỉ cần hai bước đơn giản trên mỗi khi có thời khóa
biểu mới muốn đồng bộ nên mạng thì người sử dụng chỉ cần copy và dán vào
thư mục đã thiết đặt là thời khóa biểu tự động đồng bộ lên mạng Internet,
Website và các thiết bị di động.

2.3.1 Đưa thời khóa biểu lên Website
Để đưa toàn bộ dữ liệu thời khóa biểu lên mạng Internet cụ thể là Website
ta chỉ cần thiết đặt một lần như sau:
Bước 1. Tạo liên kết để xem thời khóa biểu

- Mở thư mục TKB trong thư mục

và thực hiện như sau:

Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

14


Nguyễn Hữu Duyệt

Copy liên kết của tệp này

Bước 2. Dán liên kết vào Website
Mở phần soạn thảo Website của đơn vị minh rồi dán địa chỉ liên kết ở bước
một vào một một đoạn văn bản mà ta muốn người sử dụng truy cập vào. Hình
dưới là Website của của cá nhân tôi và của trường THCS Đức Hợp, các trang
web khác làm tương tự.
Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

15


Nguyễn Hữu Duyệt


Điều đặc biệt và tiện lợi là các lần sau khi có thời khóa biểu mới ta không
cần thực hiện thao tác này nữa nhưng thời khóa biểu trên Website vẫn tự động
đồng bộ.
Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

16


Nguyễn Hữu Duyệt
2.3.2 Đồng bộ dữ liệu lên thiết bị di động
Hiện nay, các thiết bị di động điện thoại thông minh và máy tính bảng chủ
yếu sử dụng hệ điều hành iOS hoặc Android. Việc đồng bộ dữ liệu thời khóa
biểu trên hai hệ điều hành này tương tự như nhau do đó tôi xin trình bày cách
đồng bộ trên hệ điều hành Android phiên bản mới nhất 4.4.2.
a) Tải và cài đặt ứng dụng
- Vào kho ứng dụng CH Play và tìm kiếm phần mềm Google Driver

- Tải và cài đặt ứng dụng sau đó đăng nhập bằng địa chỉ Gmail đã đang kí
trên máy tính
b) Xem dữ liệu thời khóa biểu trên điện thoại và máy tính bảng

Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

17


Nguyễn Hữu Duyệt

Chọn một kiểu thời khóa biểu cần xem


Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

18


Nguyễn Hữu Duyệt
c) Cấu hình xem Off line khi không có mạng Internet.
Với tính năng này thi khi không có Internet ta vẫn có thể xem được thời
khóa biểu, khi có Internet thì điện thoại hoặc máy tính bảng sẽ tự động cập nhập
thời khóa biểu mới nhất. Cách thiết đặt:
- Chọn thời khóa biểu cần xem và chọn Lưu trên thiết bị

- Sau này muốn mở ta chỉ việc chọn như hình:

Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

19


Nguyễn Hữu Duyệt
2.3.3 Tự động gửi mail cho giáo viên
Để thực hiện việc tự động gửi mail cho giáo viên ta thực hiện như sau:
- Mở thư mục chứa thời khóa biểu, chọn một trong các biểu mẫu thời khóa
biểu giáo viên cần chia sẻ TKB_teachers
- Nháy phải chuột vào tệp TKB_teachers_days_vertical chọn Google
Drive/Share …

Gõ địa chỉ Email của các giáo viên trong trường vào mục People và lời
nhắn vào mục Add a note sau đó chọn Send để gửi.


Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

20


Nguyễn Hữu Duyệt
Lúc này thì mail của các giáo viên sẽ nhận được bức thư có nội dung là thời
khóa biểu của trường. Điều đặc biệt là sau này khi thời khóa biểu thay đổi thì
thời khóa biểu cũng tự động đồng bộ.

Giáo viên được chia sẻ mở hòm thư điện tử của mình chọn Open là có thể
tải về và xem được thời khóa biểu của mình.
3. Kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm tôi đã tiến
hành đồng bộ dữ liệu thời khóa biểu của đơn vị mình lên mạng Internet và
thiết bị di động của cá nhân. Giáo viên trong nhà trường và học sinh có thể
truy cập mọi lúc mọi nơi rất thuận tiện cho công việc giảng dạy và học tập.
Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các trường sử dụng phân hệ Quản lý
giảng dạy xếp thời khóa biểu. Ngoài ra, việc sử dụng công cụ này có ưu điểm
rất lớn là miễn phí , các đơn vị có thể đưa cả thư mục dữ liệu thời khóa biểu
với nhiều biểu mẫu lên trên mạng Internet một cách thuận tiện, đặc biệt cán
bộ quản lí có thể xem ngay thời khóa biểu của các giáo viên ngay trên thiết bị
di động với thao tác đơn giản giúp rất nhiều cho công tác quản lý.
Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

21


Nguyễn Hữu Duyệt
PHẦN III

KẾT LUẬN
1. Những ưu điểm và hạn chế của sáng kiến:
a/ Ưu điểm:
- Ưu điểm lớn nhất là thực hiện thao tác đơn giản đã đồng bộ được toàn
bộ tất cả các biểu mẫu thời khóa biểu mà phân hệ quản lý giảng dạy tạo ra
lên mạng Internet và các thiết bị di động; không đòi hỏi kiến thức về lập trình
mạng.
- Hoàn toàn miễn phí với dung lượng lưu trữ lớn và độ bảo mật cao
(theo cơ chế bảo mật của hãng Google).
- Chia sẻ cho mọi người; gửi mail cho giáo viên trong trường một cách
hoàn toàn tự động và đặc biệt là miễn phí. Hiện nay, chỉ các phần mềm xếp
thời khóa biểu thương mại có tính phí mới thực hiện được chức năng này.
- Giúp cho không chỉ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường mà còn cho cả
học sinh, phụ huynh học sinh truy cập mọi nơi, mọi lúc một cách cập nhập
nhất.
- Cập nhập thường xuyên: Khi có thời khóa biểu mới thì trên mạng
Internet được đồng bộ ngay; thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính
bảng) của người xếp thời khóa biểu cũng có ngay thời khóa biểu. Các thiết bị
di động có thể xem online hoặc Offline (khi có mạng Internet sẽ được đồng bộ
ngay và sau đó khi không có mạng vẫn xem được thời khóa biểu)
b/ Hạn chế:
Khi thực hiện sáng kiến này trong thực tế có một số hạn chế như sau:
- Qua tìm hiểu thực tế thì số lượng các đơn vị sử dụng Phân hệ Quản lí
giảng dạy còn ít.
- Tâm lý ngại tiếp cận công nghệ thông tin của một số cán bộ quản lý;
nhiều trường chưa có Website riêng nên chưa thấy được nhu cầu của việc
đồng bộ dữ liệu tự động.
- Để thực hiện được online thì cần đường truyền Internet và máy tính.
Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên


22


Nguyễn Hữu Duyệt
Tuy nhiên hiện nay các nhà trường đều có mạng Internet và tiến tới có
Website riêng nên sáng kiến này rất cần thiết.
2. Ý kiến đề xuất
- Tạo điều kiện để mọi giáo viên được tham gia học tập bồi dưỡng các
chuyên đề nâng cao chuyên môn, đặc biệt là ưng dụng CNTT trong dạy học và
quản lý.
- Các cấp quản lý tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và
học, tạo ra ứng dụng bổ ích phục vụ việc học tập không chỉ trên máy tính mà
trên các thiết bị di động khác.
- Nâng cấp hệ thống phần mềm Vemis ngày một hoàn thiện đáp ứng nhu
cầu quản lý của các nhà trường.
- Các nhà trường cần có Website riêng và nhận thức được các lợi ích của
việc đưa dữ liệu thời khóa biểu lên Website của đơn vị mình để giáo viên, học
sinh và phụ huynh dễ dàng tìm hiểu thông tin.
Tóm lại, việc việc đồng bộ dữ liệu thời khóa biểu từ phân hệ quản lý
giảng dạy (Vemis) lên mạng Internet và các thiết bị di động là rất cần thiết.
Sáng kiến đã đáp ứng được một số yêu cầu của nhiệm vụ ứng dụng công nghệ
thông tin vào trong dạy học. Bởi nội dung chuyên đề đã giúp người sử dụng
đặc biệt là các cán bộ quản lý có thể dễ dàng đồng bộ dữ liệu mà không cần
nhiều kiến thức về lập trình mạng Internet. Thông qua các trang web, thiết bị
di động, thư điện tử thì không chỉ có giáo viên, học sinh mà cả phụ huynh học
sinh, các cấp quản lý dễ dàng truy cập thông tin thời khóa biểu mọi lúc, mọi
nơi một cách miễn phí. Sáng kiến góp phần thực hiện việc tiết kiệm kinh phí
trong đầu tư công hiện nay.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong việc đồng bộ dữ liệu thời
khóa biểu từ phân hệ quản lý giảng dạy (Vemis) lên mạng Internet và các

thiết bị di động. Tôi mong với những nghiên cứu của mình có thể đóng góp
phần nào trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin của ngành và đổi
Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

23


Nguyễn Hữu Duyệt
mới công tác quản lý giáo dục. Trong quá trình thực hiện sáng kiến, chắc chắn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và những ý kiến chủ quan. Kính mong hội
đồng đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội
dung của người khác.
TÁC GIẢ

Nguyễn Hữu Duyệt

Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

24


Nguyễn Hữu Duyệt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thái, Nguyễn Hữu Duyệt, Huỳnh Thị Hồng Nam; “Hướng
dẫn sử dụng Vemis phân hệ Quản lý giảng dạy”; Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý
giáo dục SREM; năm 2012.
2. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2014-2015 của Phòng
GD&ĐT huyện Kim Động.

3. Thời khóa biểu phiên bản TKB.NET của VNEDU.
4. Hệ thống phần mềm quản lý nhà trường của Viettel.
5. Phần mềm Hỗ trợ xếp Thời khóa biểu 9.0 TKB Application System 9.0.
6. Mạng Internet.
7. />8. Trang web trường THCS Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
/>
Trường THCS Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×