Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Giải pháp phát triển thương hiệu điện tử của công ty CP Tin Học và Viễn Thông TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 62 trang )

LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo thực tập của mình, em đã nhận
được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô trong Khoa Hệ thống Thông tin
Kinh tế và các Thầy, Cô bộ môn Thương mại Điện tử. Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới các Thầy, Cô đã cung cấp những kiến thức bổ ích và giá trị về môn học cũng
như thực tế cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường CĐ Công Nghệ
Thông Tin Đà Nẵng.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Giảng viên Th.S Bùi Trần Huân
đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo thực tập
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn anh Trần Thanh – Tổng giám đốc công ty CP tin học
và viễn thông T&H cũng như toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, học hỏi và trau dồi kiến thức thực tế của
mình trong thời gian thực tập tại quý công ty.
Cuối cùng, em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
công việc. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty CP tin học và viễn
thông T&H luôn dồi dào sức khỏe, đạt nhiều niềm vui và thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Linh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1

Viết tắt
BGĐ

Giải thích
Ban Giám đốc




2
3
4
5
6
7
8
9

CBCNV
CP
PGĐ
SXKD
CNTT
TMĐT
TNHH
TCT

Cán bộ công nhân viên
Cổ phần
Phó Giám đốc
Sản xuất kinh doanh
Công nghệ thông tin
Thương mại điện tử
Trách nhiệm hữu hạn
Tổng cục thuế



DANH MỤC BẢNG
Thứ tự bảng
Tên bảng
Bảng 1.1
So sánh thương hiệu truyền thống và thương hiệu điện tử
Kết quả bảng cân đối kế toán của Công ty qua các năm 2012
Bảng 1.2
đến 2014
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các
Bảng 1.3
năm 2012 đến 2014

Trang
9
23
27


DANH MỤC HÌNH
Thứ tự
hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7

Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14
Hình 2.15
Hình 2.16
Hình 2.17
Hình 2.18
Hình 2.19
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3

Tên bảng
Giới thiệu logo của một số thương hiệu nổi tiếng
Logo thương hiệu Google được thay đổi liên tục
Biểu đồ doanh thu bán hàng và dịch vụ năm 2012 đến 2014
Biểu đồ lợi nhuận năm 2012 đến 2014
Logo công ty CP tin học và viễn thông T&H
Banner kỷ niệm 15 năm thành lập của công ty T&H
Giới thiệu website công ty T&H
Con số lượt truy cập không ngừng tăng theo từng ngày
Trang chủ website tvh.vn
Trang sản phẩm website tvh.vn
Trang sản phẩm chi tiết website tvh.vn
Phần trên Trang sản phẩm chi tiết website tvh.vn
Phần dưới Trang sản phẩm chi tiết website tvh.vn

Trang Góc công nghệ website tvh.vn
Trang hỗ trợ khách hàng website tvh.vn
Trang giới thiệu thông tin chi tiết của công ty T&H
Trang thông tin liên hệ website tvh.vn
Thứ hạng của tvh.vn trên trang tìm kiếm của Google
Thứ hạng của tvh.vn trên trang tìm kiếm của Google
Giới thiệu trang Fanpage công ty T&H
Thống kê sự tương tác của người xem với trang Fanpage của
T&H
Trang sản phẩm camera quan sát của website tvh.vn
Phần trên trang giới thiệu chi tiết sản phẩm website tvh.vn
Phần trên trang giới thiệu chi tiết sản phẩm website lazada.vn

Trang
3
17
29
29
33
34
35
36
37
38
38
39
39
40
41
41

42
46
47
48
48
53
56
56

PHẦN MỞ ĐẦU
 Lí do chọ đề tài

Sự phát triển của mạng Internet ngày càng lớn, nó gần như trở thành một công
cụ không thể thiếu trong cuộc sống của các cư dân thế kỷ 21. Sự bùng nổ của Internet
đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi người, nó giúp thu hẹp khoảng cách cả về không
gian và thời gian giữa mọi người trên thế giới. Do đó, thương mại điện tử ngày càng
phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần
dần ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình để nâng cao
hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng muốn phát triển thương hiệu


điện tử của mình ra khắp thế giới, nhờ vậy mà nhu cầu về website thương hiêụ điện tử
của các doanh nghiệp cũng tăng cao.
Trong đó thương hiệu điện tử của công ty CP Tin Học và Viễn Thông T&H đã có
chỗ đứng trên thị trường, tuy nhiên nhận thức về thương hiệu điện tử của công ty với
khách hàng còn chưa rõ ràng. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, việc phát
triển thương hiệu điện tử cần có một bước đột phá mới khi mà thị trường truyền thống
đã có quá nhiều doanh nghiệp tham gia. Phát triển thương hiệu điện tử là một tất yếu
khách quan. Tuy nhiên, trong hoạt động phát triển thương hiệu điện tử công ty chưa có
sự đầu tư đúng mức, trình độ nhân lực có hiểu biết về thương hiệu điện tử nói chung

và thương hiệu sản phẩm nói riêng còn hạn chế, chủ yếu chỉ là đăng bài giới thiệu sản
phẩm, dịch vụ lên các diễn đàn hay quảng cáo về công ty trên các trang quảng cáo
miễn phí.
 Xác lập và tuyên bố vấn đề

Xuất phát từ những thực tế khảo sát và qua quá trình thực tập tại công ty, bản
thân em nhận thấy vấn đề phát triển thương hiệu điện tử của công ty đang còn nhiều
vướng mắc, hạn chế về nhiều mặt. Vì vậy em quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp
phát triển thương hiệu điện tử của công ty CP Tin Học và Viễn Thông T&H” cho
khóa luận tốt nghiệp của mình.
 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đề xuất giải pháp nhằm phát triển thương
hiệu điện tử của công ty CP Tin Học và Viễn Thông T&H. Từ mục tiêu chính ta có thể
đưa ra một số mục tiêu cụ thể của đề tài gồm:
- Hệ thống hóa một số lý luận về thương hiệu và thương hiệu điện tử.
- Phân tích thực trạng phát triển thương hiệu điện tử của Công ty CP Tin Học và
Viễn Thông T&H.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng hoạt động phát triển thương hiệu điện
tử cho công ty CP Tin Học và Viễn Thông T&H.
 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: Cơ sở lí luận về việc xây dựng và phát triển thương hiệu điện tử
Chương 2: Phân tích thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu điện tử của
Công ty cổ phần Tin Học và Viễn Thông T&H


Chương 3: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát
triển thương hiệu điện tử của Công ty cổ phần Tin Học và Viễn Thông T&H



MỤC LỤC


8

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỆN TỬ
1.1 Cơ sở lý luận về thương hiệu và thương hiệu điện tử
1.1.1. Lý luận về thương hiệu
1.1.1.1.

Quan điểm về thương hiệu

Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là
một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay
một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ
chức. Thương hiệu sẽ bao gồm cả dấu hiệu trực giác và dấu hiệu tri giác. Trong đó,
dấu hiệu trực giác là những dấu hiệu được cảm nhận thông qua cá giác quan như tên
hiệu (như “trà xanh 100” hay “ sữa Bà Vì”), Logos và Symbols (như logos hình vòng
tròn bên trong có hình mỏ neo của hãng xe Mercedes), khẩu hiệu (như “nâng niu bàn
chân Việt” của Bitis), nhạc hiệu (như nhạc quảng cáo sữa Izzi), kiểu dáng của hàng
hóa và bao bì (như kiểu dáng của chai Coca-Cola, chai Lavie), các dấu hiệu khác như
mùi, màu sắc. Sự hiện hữu của các dấu hiệu tri giác sẽ tác động trực tiếp lên các giác
quan của khách hàng. Do đó họ có thể nhớ ra được sản phẩm, nâng cao khả năng tiếp
nhận thông tin về sản phẩm. Dấu hiệu tri giác như cảm nhận về sự an toàn, tin cậy, giá
trị cá nhân khi tiêu dùng sản phẩm, tạo dựng hình ảnh về sự vượt trội, khác biệt đã tạo
được hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng.
1.1.1.2.


Sự thể hiện của thương hiệu trên môi trường internet
Sự ra đời của internet đã tạo ra cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn

môi trường thể hiện thương hiệu của mình. Không chỉ dừng lại ở môi trường truyền
thống mà doanh nghiệp có thể lựa chọn môi trường internet để thể hiện thương hiệu.
Đây là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp khi muốn quảng bá và phát triển thương
hiệu doanh nghiệp sâu rộng trên thị trường và trong tâm trí khách hàng.
Sự thể hiện thương hiệu trên internet được tiếp cận như là một điểm tiếp xúc
thương hiệu, hay nói khác internet được coi như là một thành tố trong hệ thống nhận
diện thương hiệu. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng đó chính là thương hiệu điện tử.


9

1.1.2. Lý luận về thương hiệu điện tử (E-brand)
Quan điểm về thương hiệu điện tử

1.1.2.1.

Theo một bài viết trên trang tatthanh.com.vn thì thương hiệu điện tử (E-brand)
là thương hiệu được xây dựng, tương tác và thể hiện thông qua internet.
Theo cách tiếp cận trên thì E-brand gắn liền với internet và các sản phẩm trên
internet.
E-brand được xây dựng và thể hiện không chỉ thông qua tên miền mà còn thông
qua giao diện, nội dung và khả năng tương tác của website, các liên kết trên mạng
thông tin toàn cầu và các liên kết khác. Hay nói cách khác, E-brand không chỉ thuần
túy là sự thể hiện của thương hiệu trên mạng internet, mà quan trọng hơn là đề cập đến
khả năng nhận biết và phân biệt của thương hiệu trên mạng, khả năng ghi nhớ, truyền
thông của thương hiệu, khả năng giao tiếp của thương hiệu với công chúng qua
website và những hình ảnh thương hiệu được thể hiện.

E-brand được xem như là một hình thái đặc thù của thương hiệu, hàm chứa các
thành tố như thương hiệu theo cách hiểu thông thường và gắn bó mật thiết với thương
hiệu thông thường. Do đó, hoàn toàn không nên tách rời E-brand với thương hiệu
thông thường.
1.1.2.2.

Các thành tố cơ bản của thương hiệu điện tử

a) Tên miền
Tên miền (Domain name) là định danh của website trên Internet. Tên miền
thường gắn kèm với tên công ty và thương hiệu của doanh nghiệp.
Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước.
Tên miền có hai dạng:
Tên miền quốc tế dạng: www.tencongty.com (.net, .biz .org, .info...)
Tên miền quốc gia dạng: www.tencongty.com.vn (hoặc .net.vn, .biz.vn
.org.vn, .gov.vn...)
Tên miền là một thành tố quan trọng của E-brand. Tên miền của E-brand được
chia làm tên riêng và các cấp độ tên miền.
b) Logo
Logolà một tín hiệu thị giác hay là cách tạo hình tên một công ty, một tổ chức
với những thuộc tính đặc trưng nhất, một hình ảnh tỉnh lọc đơn giản nhất để dễ nhận


10

biết về một đơn vị, một cơ quan, một tổ chức xã hội nào đó khẳng định bản quyền của
đơn vị, cơ quan tổ chức xã hội đối với sản phẩm biểu trưng của mình.
Với đặc tính đa dạng của các yếu tố đồ họa, logo có thể là một hình vẽ, một
cách trình bày chữ viết (tên doanh nghiệp, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hình vẽ và chữ
viết tạo ra một bản sắc riêng của thương hiệu. Logo chính là biểu tượng đặc trưng, là

bộ mặt của thương hiệu, nhằm củng cố ý nghĩa của thương hiệu theo một cách nào đó.
Logo có thể tạo ra liên hệ thông qua ý nghĩa tự có của nó hoặc thông qua chương trình
tiếp thị hỗ trợ.
Các yêu cầu cơ bản đối với một logo: mang hình ảnh của công ty, có ý nghĩa
văn hóa đặc thù, đảm bảo tính cân đối và hài hòa, tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Ví dụ về logo và slogan nổi tiếng:
Hình 1.1: Giới thiệu logo của một số thương hiệu nổi tiếng

Nguồn: www.google.com

c) Các thành tố khác
Các thành tố khác như nhạc hiệu, khẩu hiệu, kiểu dáng bao bì, màu sắc, các yếu
tố vô hình như sự trải nghiệm của người tiêu dùng về tổng hợp các yếu tố hữu hình
trong E-brand không quan trọng bằng trong thương hiệu truyền thống, do đó những
thành tố này có thể có hoặc không có cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển
của E-Brand.
1.1.2.3.

Đặc điểm, vai trò của thương hiệu điện tử trong môi trường Internet

a) Đặc điểm của thương hiệu điện tử

Thương hiệu điện tử có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, E-brand luôn gắn liền với mạng internet. Đặc điểm này xuất phát từ
tính không có giới hạn về không gian và thời gian của internet, chính vì vậy E-band
cũng có đặc điểm này.


11


Thứ hai, E-brand phụ thuộc vào tính duy nhất của tên miền. Tên miền là một
thành tố quan trọng của E-brand, do đó tên miền phải có khả năng bao quát thương
hiệu. Vấn đề pháp lý về tên miền cũng là một trong những yếu tố giúp chống xâm
phạm thương hiệu. Tuy nhiên đặc điểm này lại gây khó khăn cho doanh nghiệp khi
doanh nghiệp muốn mở rộng thương hiệu.
Thứ ba, E-brand không tách rời với thương hiệu thông thường. E-brand là hình
thái thể hiện đặc thù của thương hiệu, như một môi trường thể hiện thương hiệu và
trong chiến lược thương hiệu của bất kỳ một doanh nghiệp nào thì E-brand và thương
hiệu thông thường luôn luôn được kết hợp hài hòa, phối hợp chặt chẽ và bổ sung cho
nhau.
Thứ tư, E-brand chịu sự ràng buộc pháp lý về tên miền. Cũng tương tự như
thương hiệu thông thường, E-brand cũng chịu sự ràng buộc pháp lý về tên miền bởi
luật sở hữu trí tuệ, quy định quản lý tên miền, nhằm tránh sự cạnh tranh không lành
mạnh.
b) Vai trò của thương hiệu điện tử đối với doanh nghiệp
Trong sự phát triển và bùng nổ thông tin toàn cầu và sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt của thị trường truyền thống và trực tuyến như hiện nay, người ta càng nhận ra
vai trò quan trọng của thương hiệu điện tử đối với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Cụ thể như sau:
- E-brand gia tăng khả năng đối thoại doanh nghiệp
Không chỉ là điểm tiếp xúc, nhận biết thương hiệu, E-brand còn làm tăng khả
năng đối thoại thương hiệu.Khả năng đối thoại của doanh nghiệp thông qua E-brand
được thể hiện ở sự tương tác với khách hàng qua website.
- E-brand giúp thiết lập kênh riêng phát triển doanh nghiệp
Một trong những chức năng quan trọng của E-brand là chức năng thông tin và
chỉ dẫn, do đó có thể nói rằng E-brand là một kênh truyền thông quan trọng của doanh
nghiệp. E-brand của mỗi một doanh nghiệp là đặc trưng cho doanh nghiệp đó, trong
khi các kênh truyền thông truyền thống được dùng chung cho các doanh nghiệp thì Ebrand sẽ tạo ra một kênh riêng biệt phát triển cho doanh nghiệp đó mà thôi. Đồng thời
thông qua đó giúp quáng bá thương hiệu doanh nghiệp, đưa thương hiệu doanh nghiệp
đến gần hơn với người tiêu dùng, thu hút họ đến với doanh nghiệp.



12

Không chỉ là quảng bá, E-brand còn kết hợp xúc tiến bán với truyền thông
tương tác thương hiệu để gây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong tâm trí
khách hàng.
- E-brand là sự cam kết của doanh nghiệp với khách hàng
Bằng việc đưa đầy đủ và chính xác các thông tin về sản phẩm/dịch vụ hiện có
của công ty lên website không chỉ giúp khách hàng có thông tin cụ thể về sản
phẩm/dịch vụ chỉ bằng một click chuột thay vì phải đến tận nơi mà qua đó còn củng cố
hơn nữa hình ảnh về sản phẩm/dịch vụ của công ty và thể hiện sự cam kết ngầm định
nào đó của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc lợi ích tiềm ẩn từ
những việc sử dụng hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp đến khách hàng.
- E-brand là tài sản có giá của doanh nghiệp
Thương hiệu điện tử là tài sản có giá của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của rất
nhiều các yếu tố, những thành quả mà doanh nghiệp đã tạo dựng được trong suốt quá
trình hoạt động của mình.
Thực tế, E-brand có thể đem ra trao đổi mua bán với giá trị rất cao. Một số
doanh nghiệp “đầu cơ” tên miền để kinh doanh (tuy không lành mạnh) đã bán lại với
giá rất cao khi một công ty khác muốn mua lại tên miền có liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh công ty họ mà họ chưa kịp tiến hành các thủ tục đăng ký.


13

1.2.2.4.

Sự khác biệt giữa thương hiệu và thương hiệu điện tử
Bảng 1.1: So sánh thương hiệu truyền thống và thương hiệu điện tử


STT
1.

Đặc điểm

Thương hiệu truyền

thống
Cấu tạo tên gọi -Chữ viết, tên gọi thông

Thương hiệu điện tử
-Tên riêng + cấp độ tên miền

thường, gắn với địa danh
hoặc đặc điểm sản phẩm.

2.

-Ví dụ: Phú Quốc, Honda,

- Ví dụ: ebay.com, alibaba.com

Cocacola, ….

nhommua.com, , muachung.vn…

Môi trường

-Hoạt động và ứng dụng


- Hiện diện trên mạng Internet,

ứng dụng

trong môi trường kinh

hoạt động trên nền tảng công

doanh truyền thống, không

nghệ thông tin hiện đại và kết nối

cần môi trường công nghệ

mạng Internet.

thông tin và Internet.
3.

Chí phí đầu tư -Chi phí đầu tư thiết kế,
và duy trì

4.

Tương tác với
khách hàng

duy trì tương đối lớn.
-Thời gian tạo lập được

tương tác với khách hàng

-Trong ngắn hạn, chi phí đầu tư,
phát triển thương đối thấp.
-Tạo tương tác với khách hàng
trong thời gian ngắn.

tương đối lâu, làm tăng chi
phí đầu tư.
-Sử dụng đa dạng các công cụ
5.

Công cụ tương -Công cụ truyền thông truyền thông trên mạng Internet,
tác

truyền thống, như báo đài, ví dụ: email, thư mời, tương tác
truyền miệng, ... nên hiệu online, ..
quả truyền thông không -Sử dụng các công cụ hỗ trợ trực
cao.

tuyến giúp doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí, hiệu quả đạt được
cao, hỗ trợ doanh nghiệp trong
tìm kiếm tập khách hàng tiềm


14

6


Các yếu tố cấu

-

thành

năng.
Yếu tố đọc được: Tên công ty, doanh nghiệp, tên sản
phẩm, câu khẩu hiệu đặc trưng, đoạn nhạc, hát và các

-

yếu tố phát âm khác.
Yếu tố không đọc được: Hình vẽ, biểu tượng, màu sắc

-

hay thiết kế kiểu dáng bao bì.
Sự trải nghiệm của
-

Tên miền

người tiêu dùng
Nguồn: Theo ghi nhận và đánh giá của tác giả

1.2.

Một số yếu tố liên quan tới việc xây dựng thương hiệu điện tử


1
1

Định vị thương hiệu
Xác định môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có

chung một môi trường sống đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm.
Trong hoạt động kinh tế, đó là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất,
người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay
tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra
giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người
tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn
mua được với giá thấp.
Cạnh tranh trong kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu. Nói cách khác, sở
hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra. Do vậy, việc xác định đối thủ cạnh tranh
không phải nhằm mục đích tiêu diệt họ bằng mọi giá, mà nhằm mục tiêu khẳng định
những lợi thế vượt trội của mình. Quá trình này gồm một số gợi ý như:
2

Xác định các đối thủ cạnh tranh chính yếu
Cùng hướng vào cùng một phân khúc
Cung cấp những lợi ích khá tương đồng
Phân tích SWOT thương hiệu cạnh tranh
Xác định khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là khách hàng “sẵn sàng - Readiness” với việc đáp ứng

đồng thời cả hai tiêu chí: khả năng – Ability và khát khao (Needs, willingness); Khách
hàng tiềm năng là khách hàng chưa “sẵn sàng” – khách hàng chi đáp ứng một trong



15

hai tiêu chí trên.
Để xây dựng cơ sở khách hàng, cần lưu ý những lời khuyên dưới đây:
 Đừng nghĩ mình biết nhiều.

Khách hàng tương lai của doanh nghiệp chính là những người hiện mua hàng
của những người khác, nên doanh nghiệp cần lấy các đối thủ cạnh tranh của mình làm
công cụ nghiên cứu. Cái doanh nghiệp cần quan tâm không chỉ là những thứ mà các
đối thủ cạnh tranh bán, mà doanh nghiệp còn cần nắm bắt cách thức mà các đối thủ
cạnh tranh triển khai marketing và bán sản phẩm, dịch vụ.
 Tìm kiếm sự tương hợp hoàn hảo.

Cái quan trọng nhất mà mỗi doanh nghiệp có thể làm là chỉ rõ các nhóm đối
tượng khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong kinh doanh. Doanh
nghiệp cần đặt ra nhiều câu hỏi và tìm lời đáp cho những câu hỏi đó để có định hướng
kích thích khách hàng quay trở lại với doanh nghiệp.
 Xác định các phân khúc thị trường khác

Sau khi xác định rõ ai sẽ là những khách hàng tốt nhất, doanh nghiệp có thể đi
đến cụ thể hóa những phân khúc thị trường cho mình.
 Sử dụng các công cụ thị trường tự do

Internet là nguồn cung cấp thông tin vô giá. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm và
nghiên cứu bất cứ đề tài nào, các ấn phẩm liên quan đến kinh doanh.
 Không được xem nhẹ dịch vụ khách hàng.

Các doanh nghiệp bị mất khách hàng thường do dịch vụ nghèo nàn, chứ không
phải do sản phẩm tồi.

Công việc xác định khách hàng mục tiêu có thể xoay quanh các nội dung như:
-

Thu thập thông tin nhân khẩu
Tìm hiểu lối sống (quan điểm, mối quan tâm, hoạt động)
Phát hiện những nét văn hóa đặc thù
Đánh giá hành vi sử dụng phương tiện truyền thông của khách hàng
Nhận định hành vi tiêu dùng


16

Thấu hiểu khách hàng

3

Trước khi doanh nghiệp bán bất kỳ thứ gì cho ai, trước hết doanh nghiệp phải
thấu hiểu khách hàng. Thấu hiểu là quan tâm lắng nghe đến cái khách hàng mong
muốn, những cái khách hàng thích, những cái khách hàng quan tâm, khả năng tài
chính và những khó khăn mà họ đang mắc phải, từ đó đặt mình vào cương vị của
khách hàng để cảm thông, để sẻ chia đồng thời đưa ra những giải pháp có tính khả thi
cao, nhanh chóng giúp tháo gỡ khó khăn vướng mắc của khách hàng. Nếu người làm
dịch vụ không quan tâm đến vấn đề này thì sẽ không thể biết được những cái mà
khách hàng đang mong đợi, cái mà khách hàng đang quan tâm dẫn đến tình trạng tư
vấn sai mục đích mục tiêu của khách hàng.
Khi mà các đơn vị cung cấp đều có sản phẩm, dịch vụ giống nhau, cùng một giá
thành giống nhau thì sự chọn của khách hàng bao giờ cũng dành cho đơn vị có dịch vụ
làm cho họ cảm thấy hài lòng và thoải mái nhất. Vậy khi đó khách hàng mua cảm giác
được phục vụ chứ không đơn thuần là mua giải pháp mà mình đang quan tâm nữa.
Lợi ích sản phẩm


4

Việc lựa chọn thương hiệu rất phong phú và mức độ khác nhau giữa các thương
hiệu này cũng giảm đi rõ rệt khi mà chức năng và lợi ích của các sản phẩm mang lại
khá giống nhau.
Để chứng tỏ được lợi ích của sản phẩm, các doanh nghiệp cần làm rõ được các
yếu tố sau đây để định vị trong tâm trí khách hàng:
-

Lợi ích chức năng
Lợi ích xúc cảm
Thuộc tính thương hiệu

Như vậy, lợi ích của sản phẩm phải có khả năng hỗ trợ và đảm bảo cho tiêu thức
định vị
5

Tính cách thương hiệu
Tính cách thương hiệu thường góp phần quan trọng trong việc làm cho khách

hàng yêu mến. Đặc biệt là những khách hàng có cùng tính cách với thương hiệu đó (ví
dụ các fan bóng đá thường hay uống Pepsi và trẻ con thì lại rất yêu mến McDonald).


17

Tính cách thương hiệu giúp:
6


Nhận biết thương hiệu
Làm rõ nét định vị
Tạo lý do mua hàng
Tạo cảm giác thân thiện
Là cơ sở để phát triển các thương hiệu phụ
Sự khác biệt thương hiệu
Sự khác biệt hay đặc điểm riêng của hàng hoá sẽ có tác động nhất định, đặc biệt

đối với các hàng hoá ra đời muộn, chịu nhiều áp lực. Khách hàng và người tiêu dùng
luôn muốn cảm nhận sự khác biệt như là một sự cải tiến về chất lượng. Sự khác biệt
trong sản phẩm chưa phải là điều kiện đủ nhưng cũng đóng vai trò quan trọng.
Sự khác biệt là lợi thế để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và đó cũng là
yếu tố để thuyết phục họ chuyển đổi từ sản phẩm đang dùng sang sản phẩm mới. Bí
quyết thành công của một sản phẩm mới là tìm ra những ý tưởng chứa đựng sự khác
biệt rõ ràng, có sức thuyết phục.
Sự khác biệt được đánh giá khi người tiêu dùng cảm thấy khác biệt trong đánh
giá khi sử dụng sản phẩm. Vì thế nó cần được truyền đến người tiêu dùng để nhận biết
và cảm nhận. Như vậy sự khác biệt chỉ được đánh giá là hiệu quả khi được truyền
thông hợp lý và hiệu quả.
Sự kết hợp giữa điểm tương đồng và điểm khác biệt sẽ làm nổi bật ưu thế của
sản phẩm mới, thương hiệu mới. Các điểm tương đồng này có vai trò cân bằng, triệt
tiêu hoặc phủ nhận điểm khác biệt của sản phẩm cạnh tranh.
Một sự khác biệt hoá thành công sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh không thể
sao chép được.
Để thành công, doanh nghiệp phải biết rõ lợi ích cốt lõi của sản phẩm là gì và
doanh nghiệp phải nghĩ xa hơn lợi ích cốt lõi. Đó là sự khác biệt hoá ngoài đặc tính cốt
lõi. Trên hết, đó là những những điều mà các đối thủ cạnh tranh không thể sao chép.
7
Lợi ích cốt lõi thương hệu
Lợi ích cốt lõi là những lợi ích mà người tiêu dùng nhận được khi sử dụng bất

cứ sản phẩm của bất kỳ nhà sản xuất nào trong cùng một ngành hàng.
Ngoài ra, khi dùng một dòng sản phẩm đặc biệt nào đó, nó còn thể hiện và
khẳng định phong cách, cá tính của doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp còn có thể
được cài đặt một số phần mềm miễn phí hay chế độ bảo hành chất lượng.
Tất cả những lợi ích mà khách hàng mong đợi nhận được sẽ hợp thành lợi ích
sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ có một hoặc một vài lợi ích được coi là lợi ích cốt lõi.


18

Những lợi ích ngoài lợi ích cốt lõi tạo nên đặc tính của sản phẩm và nó cũng là vũ khí
cạnh tranh trên thị trường. Đó là lý do giải thích tại sao doanh nghiệp phải thực sự nỗ
lực để tạo ra bước đột phá trong công cuộc bổ sung và hoàn thiện những đặc điểm lợi
ích của sản phẩm với mục tiêu cuối cùng là nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường.
2

Chiến lược định vị thương hiệu
Chiến lược định vị cho thương hiệu của là thông qua các hoạt động nhằm tạo

cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trong tâm trí khách hàng.
Các doanh nghiệp cần tìm cách đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào
nhận thức của khách hàng. Và mỗi khi khách hàng đối diện với thương hiệu của doanh
nghiệp mình là liên tưởng tới sản phẩm của doanh nghiệp.
1
Định vị theo đặc điển nhận dạng thương hiệu
Ví dụ khách sạn A có thể định vị thương hiệu “cao nhất thành phố”. Tuy nhiên
cách định vị nay không đạt hiệu quả tốt nhất vì không chỉ ra được lợi ích trực tiếp đem
lại cho khách hàng. Quảng cáo điện thoại Sagem bởi Publicis tại Pháp, nhấn mạnh đặc
điểm siêu mỏng của điện thoại này.


2

Định vị bằng cách nêu lên lợi ích của sản phẩm (Benefit positioning)
Ví dụ xe Volve tuyên bố về sự an toàn của xe, bia Coors Light tự hào là bia siêu

lạnh của mình. Lợi ích đem lại có thể là lợi ích thực sự hoặc lợi ích cảm xúc mà sản
phẩm đem lại trong tâm trí của khách hàng.
Ưu điểm của định vị này mang tính thuyết phục cao với khách hàng, bởi nó
giúp mọi người nhìn thấy rỏ lợi ích đặc trưng của sản phẩm. Tuy nhiên nhược điểm lại
là sự lỗi thời nhanh chóng.
3

Định vị bằng cách nêu lên tính năng đặc biệt của sản phẩm
Ví dụ Nike định vị một loại giày của mình là loại tốt nhất (so với các loại giày

của đối thủ kể cả các loại giày khác của Nike) dùng cho chạy đua, còn các loại khác là
loại tốt chất chuyên dành cho bóng rổ.


19

Ưu điểm là định vị này dễ tao ra được thị phần nhanh chóng. Giống như nhược
điểm của định vị bằng lợi ích, định vị bằng cách nêu tính đặc trưng của sản phẩm dễ bị
sao chép, thậm chí tính năng vốn được làm ưu điểm dễ dàng nhanh chóng bị trở thành
tầm thường hoặc lỗi thời khi các đối thủ cạnh tranh nghĩ ra thêm các tính năng cập
nhật hơn.
4

Định vị bằng cách đánh trực tiếp vào người sử dụng sản phẩm

Ví dụ Sun Microsystems tuyên bố sản phẩm máy tính và phần mềm của mình là

tốt nhất cho những người thiết kế ảnh Graphic. Phương pháp này phù hợp với những
sản phẩm kén khách hàng.
Ưu điểm là thích hợp để phát triển một dòng sản phẩm mới. Tuy nhiên định vị
này đòi hỏi phải nghiên cứu và phân tích thị trường chính xác để đưa ra những yếu tố
thực sự phù hợp với đối tượng khách hàng.
5

Định vị bằng cách so sánh với đối thủ cạnh tranh
Ví dụ trường hợp 7Up hoặc xe Avis với chiến dịch “We try harder”. Cách định

vị này không được ủng hộ tại một số nước do cạnh tranh không lành mạnh. Thêm nữa
định vị theo cách này không mang tính hấp dẫn với khách hàng.
6

Định vị bằng cách khẳng định về chất lượng hoặc giá
Ví dụ Walmart định vị bản thânh là hệ thống cửa hàng giá rẻ.
Ưu điểm của định vị này là rất rỏ ràng và thu hút ngay được khách hàng thực tế,

chỉ quan tâm đến giá hay chất lượng thôi. Nhược điểm là công ty luôn phải bảo đảm
giá của mình là thấp nhất( giảm lợi nhuận, cắt chi phí sản xuất) trong trường hợp định
vị về giá rẻ, hoặc phải bảo đảm dịch vụ luôn được cải tiến và tốt nhất trong trường hợp
định vị về chất lượng.
3
1

Truyền thông quảng bá thương hiệu
Quảng bá thương hiệu điện tử
Quảng bá thương hiệu điện tử là việc sử dụng các công cụ truyền thông online


nhằm mục đích giúp cho thương hiệu điện tử của công ty được nhiều người biết đến,
thu hút sự quan tâm nhiều nhất của khách hàng và dẫn đến quyết định truy cập vào
website của doanh nghiệp, xem xét và nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ của công ty.


20

Các hoạt động có thể kể đến để quảng bá thương hiệu điện tử đó là quảng cáo, quan hệ
công chúng, các hoạt động xúc tiến bán, marketing và nhiều hoạt động quảng bá khác.
a) Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo qua Internet cũng tương tự như quảng cáo qua các phương tiện
truyền thông đại chúng truyền thống khác, tuy nhiên quảng cáo trực tuyến được tiến
hành trong môi trường mạng internet và sử dụng nhiều công cụ truyền thông online
khác hỗ trợ.
Các phương tiện chủ yếu được sử dụng trong quảng cáo trực tuyến: Các
banner, nút bấm, pop-up…, email - thư điện tử; quảng cáo thông qua các công cụ tìm
kiếm: quảng cáo Keyword, quảng cáo Adword.
b) Quan hệ công chúng điện tử

Các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm các việc quảng bá thành công,
giảm nhẹ ảnh hưởng của các thất bại, công bố các thay đổi, và nhiều hoạt động khác.
Quan hệ công chúng điện tử là việc vận dụng những hình thức trên trong môi trường
internet.
Quan hệ công chúng sử dụng công nghệ Internet bao gồm những nội dung trên
trang web của chính doanh nghiệp, xây dựng các cộng đồng trực tuyến, và các sự kiện
trực tuyến.
Các công cụ của PR trực tuyến: Website của doanh nghiệp và hệ thống thư điện
tử của doanh nghiệp, xây dựng các cộng đồng trực tuyến, sự kiện trực tuyến.

c) Xúc tiến bán điện tử

Xúc tiến bán là hình thức khuyến khích ngắn hạn dưới hoạt động tặng quà hoặc
tặng tiền, giúp đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tới tay người tiêu
dùng; đồng thời giúp tăng nhanh tốc độ đưa hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tới
người tiêu dùng.
Mục tiêu của xúc tiến bán điện tử: đó là nhanh chóng định vị hình ảnh doanh
nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng, khuyến khích người tiêu dùng tiêu dùng nhiều
hàng hơn, mua với số lượng lớn hơn và mở ra những khách hàng mới.
Các hoạt động của xúc tiến bán điện tử: nhóm công cụ tạo nên lợi ích kinh tế
trực tiếp thúc đẩy người tiêu dùng bao gồm: phát coupon, hạ giá, sản phẩm mẫu, các


21

chương trình khuyến mại khác như thi đua có thưởng và giải thưởng (miễn phí hoặc
với mức giá thấp).
d)

Marketing điện tử trực tiếp
Marketing trực tiếp là tất cả các hoạt động truyền thông trực tiếp đến người

nhận là khách hàng hoặc doanh nghiệp và được sử dụng để nhận được những phản
ứng đáp lại dưới hình thức đơn đặt hàng (đặt hàng trực tiếp), lời yêu cầu cung cấp
thêm thông tin (cấp lãnh đạo), hoặc một cuộc đến thăm gian hàng hay những địa điểm
khác của doanh nghiệp nhằm mục đích mua một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ đặc thù
của doanh nghiệp.
Các hoạt động của marketing trực tiếp: Marketing qua điện thoại, các thư điện
tử gửi đi trực tiếp, và catalog đặt hàng qua website. Các chương trình quảng cáo qua
banner mục tiêu và các hình thức khác của quảng cáo và xúc tiến bán mà nỗ lực để có

được những phản ứng đáp lại trực tiếp cũng được coi là marketing trực tiếp. Marketing
điện tử trực tiếp được thực hiện dựa trên cơ sở nền tảng của Internet bao gồm các hoạt
động: email, marketing lan truyền, SMS.

1.2.2.2. Mở rộng thương hiệu điện tử
Mở rộng thương hiệu điện tử được hiểu là việc tận dụng sức mạnh của thương
hiệu điện tử trong việc mở rộng sản phẩm, thị trường hoặc mở thêm các website con.
(Ví dụ website Vatgia.com của công ty CP Vật Giá Việt Nam đã mở rộng thương hiệu
điện tử Vatgia.com bằng cách đầu tư phát triển các dự án với các thương hiệu điện tử
con nhỏ hơn như thương hiệu điện tử Nhanh.vn, mytour.vn, pub.vn, giaonhan.net, …)
Mở rộng thương hiệu điện tử có thể theo hai hướng sau: mở rộng các thương
hiệu điện tử phụ, mở rộng thương hiệu điện tử sang nhóm, mặt hàng khác.
1.2.2.3. Làm mới thương hiệu điện tử
Làm mới thương hiệu điện tử là làm mới sự thể hiện của hình ảnh, hệ thống
nhận diện thương hiệu điện tử của công ty (thể hiện qua giao diện website, banner,
logo, …) nhằm mục đích tạo ra ấn tượng mới để thu hút và gắn kết lòng trung thành
của khách hàng đối với thương hiệu điện tử của doanh nghiệp.


22

Có thể làm mới hình ảnh thương hiệu điện tử bằng cách làm mới hệ thống nhận
diện thương hiệu điện tử: làm mới hoàn toàn hoặc một phần các thành tố cấu thành
thương hiệu điện tử như tên thương hiệu, logo, khẩu ngữ, giao diện website, banner…
Google là ví dụ điển hình trong việc liên tục làm mới logo.
Hình 1.2: Logo thương hiệu Google được thay đổi liên tục

Nguồn : www.google.com

3


Bảo hộ thương hiệu điện tử

1.2.1.Tạo rào cản chống xâm phạm thương hiệu
Nói đến bảo vệ thương hiệu sẽ không chỉ đơn thuần là làm thế nào để đăng ký
bảo hộ được các yếu tố thương hiệu. Hay nói cách khác, một doanh nghiệp muốn bảo
vệ được các thương hiệu của mình thì điều đầu tiên là phải tìm mọi cách ngăn chặn tất
cả các xâm phạm từ bên ngoài (như hàng giả, hàng nhái, sự tạo nhầm lẫn cố tình hay
hữu ý) và sự sa sút ngay từ bên trong thương hiệu (giảm uy tín do chất lượng hàng hóa
suy giảm, không duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng làm giảm lòng tin của
khách hàng với hàng hóa và doanh nghiệp).
1.2.2. Thiết lập các rào cản kỹ thuật bảo vệ thương hiệu
Hiện nay các biện pháp sau đây thường được sử dụng để tạo ra các rào cản về
kỹ thuật trong bảo vệ thương hiệu:
-

Tạo tên thương hiệu và biểu trưng khó trùng lặp
Bao bì và kiểu dáng hàng hóa nên có sự cá biệt cao
Thường xuyên đổi với bao bì và cách thể hiện thương hiệu trên bao bì
Đánh dấu bao bì và hàng hóa bằng phương pháp vật lý.

1.2.3. Thiết lập các rào cản kinh tế và tâm lý trong bảo vệ thương hiệu
-

Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hóa
Khi mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa được mở rộng cũng sẽ đồng nghĩa

với việc tăng cường được tiếp xúc của người tiêu dùng với doanh nghiệp, tạo những cơ
hội tốt nhất để họ có thể lựa chọn đúng hàng hóa, tránh được tình trạng mua phải



23

những hàng hóa giả mạo cả về chất lượng hay kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.
Mạng lưới và hệ thống phân phối hàng hóa, dịch vụ càng mở rộng thì thị phần cho
hàng giả ngày càng thu hẹp, uy tín của thương hiệu ngày càng được khẳng định.
-

Duy trì và nâng cao chất lượng hàng hóa, chất lượng phục vụ
Một thương hiệu sẽ không được bảo vệ chắc chắn nếu nó không tự khẳng định

được mình thông qua chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng quan tâm đến
chất lượng hàng hóa, họ sẵn sàng tìm đến một thương hiệu khác nếu thương hiệu quen
thuộc không làm hài lòng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ hay những giá trị gia tăng
mong đợi. Vì thế, việc nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng như chất lượng
phục vụ của doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng để giữ chân khách hàng và thu hút
thêm khách hàng mới.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIN
HỌC VÀ VIỄN THÔNG T&H
2.1.

Thông tin chung về công ty Cổ phần Tin học và Viễn thông T&H

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Tin học và Viễn thông T&H
Tên công ty viết bằng tiếng Anh: T&H Informatics and
TelecommunicationsCorporation.
Tên viết tắt: T&H CORP.

Vốn điều lệ của công ty được ấn định là: 3.000.000.000đồng
Mã số thuế: 0400353916
Tài khoản số: 56110000004807 tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Đà Nẵng.


24

Địa chỉ trụ sở chính: 18 Văn Cao, Quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng.
Điện thoại: 0511.3650911 - 3655726
Fax: 0511.3655726
Email: ;
Website: www.tvh.vn
Người đại diện theo pháp luật: Trần Thanh
Công ty T&H được thành lập từ năm 1999, là nhà cung cấp sản phẩm và giải
pháp thuộc các lĩnh vực Công nghệ thông tin vàĐiện tử viễn thông. T&H luôn đảm
bảo các sản phẩm và dịch vụ của mình có chất lượng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu và
yêu cầu ngày càng cao của Quý khách hàng.
Công ty Cổ phần Tin học và Viễn thông T&H hình thành và phát triển trên nền
tảng uy tín của Công ty TNHH Tin học và Viễn thông T&H, là công ty chuyên về
Công Nghệ Thông Tin và Điện tử Viễn thông hàng đầu tại Miền trung, Việt Nam,
thành lập năm 1999, là công ty thuộc lĩnh công nghệ thông tin đạt chứng nhận quản lý
chất lượng ISO 9001:2008 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng.
Công ty Cổ phần Tin học và Viễn thông T&H được thành lập là xu hướng tất
yếu của quá trình tích luỹ và phát triển của Công ty TNHH Tin học và Viễn thông
T&H nhằm mở rộng quy mô và năng lực hoạt động của công ty để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao và khắt khe của thị trường và người sử dụng.
Ðội ngũ nhân viên của công ty Cổ phần T&H bao gồm các chuyên viên kỹ
thuật có trình độ chuyên môn, tận tâm, giàu kinh nghiệm đã hoạt động nhiều năm
trong lĩnh vực CNTT và Điện tử Viễn thông, được tuyển dụng và đào tạo một cách
chuẩn mực, chuyên nghiệp.

Sứ mệnh của Công ty Cổ phần Tin học và Viễn thông T&H là phát huy truyền
thống của Công ty TNHH Tin học và Viễn thông T&H: Luôn luôn tiếp nhận mọi
ý kiến của khách hàng, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, để sản phẩm của công ty
khi đến với người sử dụng ngày càng độc đáo và chuyên nghiệp hơn.
Chúng tôi luôn cố gắng hết mình và tuân thủ hoàn toàn phương châm hoạt
động “ Chuyên nghiệp đến từng chi tiết ”, hy vọng sẽ mang đến cho quí khách hàng sự
yên tâm, tin cậy và hài lòng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng được mọi
nhu cầu kỹ thuật phát sinh trong kinh doanh và hoạt động thường ngày.


25

2.1.2. Tình hình nguồn lực tổ chức của công ty cổ phần Tin Học và Viễn Thông
T&H
2.1.2.1.

Về cơ sở vật chất

 Trụ sở công ty
Trong môi trường internet, cửa hàng truyền thống hay trụ sở của công ty ít được
nhắc đến, nhưng không vì thế mà phủ nhận đi vai trò của nó bởi vì hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp không được thực hiện hoàn toàn trên internet. Một địa chỉ trụ
sở chính thuận tiện, dễ dàng đi lại chắc chắn sẽ có lợi thế hơn. Các banner, ấn phẩm
mà công ty trưng bày được nhiều người chú ý hơn. Điều này làm cho hình ảnh của
doanh nghiệp dễ dàng được nhiều người biết đến hơn.
Công ty có trụ sở chính tại 18 Văn Cao, Quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng. Phía
trước trụ sở công ty là hồ Thạc Gián - nơi có phong cảnh trong lành, sạch đẹp, bên
cạnh đó còn có nhiều quán cà phê ven vỉa hè - nơi nhiều người tập trung đến, chính
nhờ vậy sẽ rất dễ dàng cho mọi người biết đến công ty.


 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong những năm qua Công ty không ngừng phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất
tốt hơn để đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên. Đảm bảo ít nhất mỗi
nhân viên có ít nhất một máy tính với kết nối mạng đường truyền cáp quang tốc độ cao
Public 50 MB, ngoài ra còn có hệ thống wifi phục vụ cho nhu cầu của khách hàng khi
đến công ty. Hệ thống sever ổn định luôn kết nối liên tục.
Công ty trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho nhân viên gồm: 40 máy tính xách
tay, 10 máy tính để bàn, 30 bộ bàn ghế làm việc và 1 bộ bàn ghế tiếp khách, 2 máy in,
5 máy quạt trần, 5 máy điều hòa, mạng internet phủ khắp công ty, hệ thống phòng
cháy chữa cháy đạt chất lượng, nguồn điện đảm bảo cung cấp đầy đủ cho hoạt động
kinh doanh của công ty, ngoài ra còn một số dụng cụ văn phòng phẩm, đồ dùng tiếp
khách phục vụ nước nôi cho nhân viên và khách hàng đến thăm.
Công ty luôn tạo điều kiện về trang thiết bị, về PC laptop dành cho nhân viên
cũng như hệ thống mạng, phần mềm quản lý, phần mềm chuyên dụng… Bên cạnh đó,
Công ty còn dành riêng một khu vực thoáng mát, rộng rãi để làm phòng ăn, phòng
nghỉ trưa cho nhân viên tạo không khí sinh hoạt thoải mái và thuận tiện. Không chỉ


×