Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

GIÁO TRÌNH THỰC tập điều DƯỠNG cơ bản ĐHY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 74 trang )

Trng i hc Vừ Trng Ton

Khoa Y

TRệễỉNG ẹAẽI HOẽC VOế TRệễỉNG TOAN
KHOA Y


GIO TRèNH

THC TP IU DNG

Hu Giang1 Nm
2015


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

MỤC LỤC
LẤY DẤU HIỆU SINH TỒN...............................................................................................3
CÁC KỸ THUẬT TIÊM CƠ BẢN.......................................................................................9
RỬA TAY, MẶC ÁO, MANG GĂNG..............................................................................15
TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH..........................................................................................20
KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU.............................................................................................24
KỸ THUẬT ĐẶT SONDE DẠ DÀY.................................................................................28
VÀ SÚC RỬA DẠ DÀY....................................................................................................28
ĐẶT THÔNG TIỂU............................................................................................................35
CÁC TƯ THẾ CHĂM SÓC TRỊ LIỆU..............................................................................41
KỸ THUẬT CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN - HÔ HẤP............................................47


KỸ THUẬT BĂNG BÓ......................................................................................................52
SƠ CỨU BẤT ĐỘNG GÃY XƯƠNG...............................................................................62
KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ XỬ LÝ VẾT THƯƠNG....................................................68

2


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

LẤY DẤU HIỆU SINH TỒN
CN. Đinh Thị Thanh Lan
MỤC TIÊU HỌC TẬP :
 Kể được các vị trí đo mạch, nhiệt độ, huyết áp.
 Biết được các chống chỉ định của phương pháp lấy nhiệt độ.
 Thực hiện được kỹ thuật lấy các dấu hiệu sinh tồn.
 Phát hiện được những bất thường khi đo mạch, nhiệt độ, huyết áp,
nhịp thở.
 Soạn dụng cụ
- Hộp gòn khô.
- Bồn hạt đậu có lót gạc chứa dung dịch khử khuẩn.
- Chai cồn 70o
- Bình cắm kềm và kềm Kelly.
- Nhiệt kế.
- Khăn lau nách (nếu đo thân nhiệt ở nách).
- Chất bôi trơn (nếu đo thân nhiệt ở hậu môn).
- Máy đo huyết áp và ống nghe.
- Đồng hồ có kim giây.
- Bảng theo dõi hoặc sổ tay.

- Bút xanh và bút đỏ.
 Chuẩn bị bệnh nhân
- Thông báo, giải thích cho người bệnh và gia đình biết việc sắp làm.
- Cho người bệnh nằm tư thế thích hợp.
- Người bệnh phải được nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi lấy dấu
hiệu sinh tồn.
1. Đo thân nhiệt
1.1. Đo thân nhiệt ở miệng
* Chống chỉ định:
3


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Lở loét ở miệng.
- Ung thư lưỡi hầu.
- Ói mửa, ho liên tục.
- Trẻ em, người già không có răng.
- Tâm thần, co giật, động kinh.
* Tiến hành:
- Hỏi bệnh nhân có ăn thức ăn nóng hay lạnh trước đó không, nếu có
phải chờ 15 phút sau mới đo.
- Kiểm tra, vẩy mực thủy ngân xuống dưới 35oC hoặc 94oF.
- Yêu cầu bệnh nhân há miệng, cong lưỡi lên, đặt bầu thủy ngân vào
dưới lưỡi hoặc cạnh má.
- Bảo bệnh nhân hạ lưỡi xuống, ngậm miệng chặt lại, giữ yên trong
vòng 3 phút. (Dặn bệnh nhân ngậm kín miệng cho đến lúc lấy ra, không đi
lại, không cắn nhiệt kế, không tự ý lấy nhiệt kế ra).

- Lấy nhiệt kế ra, để ngang tầm mắt, đọc kết quả, ghi vào sổ. Lau sạch
nhiệt kế từ trên xuống rồi đặt vào bồn hạt đậu chứa dung dịch khử khuẩn.
- Giúp bệnh nhân tiện nghi, thu dọn dụng cụ, rửa sạch nhiệt kế, kẻ kết
quả vào phiếu theo dõi.
1.2. Đo thân nhiệt ở nách
* Chống chỉ định: Có ổ loét, ung nhọt ở nách.
* Tiến hành:
- Lau khô hõm nách. Kiểm tra, vẩy mực thủy ngân xuống dưới 35 oC
hoặc 94oF.
- Đặt bầu thủy ngân vào hõm nách (đối bên với điều dưỡng), khép
cánh tay vào thân, giữ yên nhiệt kế trong 10 phút. (Dặn bệnh nhân không tự ý
ngồi dậy, đi lại hay tự ý lấy ra xem).
- Lấy nhiệt kế ra, để ngang tầm mắt, đọc kết quả, ghi vào sổ. Lau sạch
nhiệt kế từ trên xuống rồi đặt vào bồn hạt đậu chứa dung dịch khử khuẩn.

4


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Giúp bệnh nhân tiện nghi, thu dọn dụng cụ, rửa sạch nhiệt kế, kẻ kết
quả vào phiếu theo dõi.
1.3. Đo thân nhiệt ở hậu môn
* Chống chỉ định:
- Có vết thương, lở loét ở hậu môn.
- Phẫu thuật vùng hậu môn.
- Tiêu chảy.
- Mới thụt tháo xong.

- Bé mới sanh.
* Tiến hành:
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng một bên, bộc lộ vùng hậu môn.
- Kiểm tra, vẩy mực thủy ngân xuống dưới 35oC hoặc 94oF. Bôi chất
trơn vào đầu nhiệt kế (khoảng 2,5cm)
- Đặt nhiệt kế vào hậu môn theo hướng rốn, đúng chiều dài quy định
(người lớn 2 - 3cm, trẻ em 1 - 1,5cm), giữ yên 2 - 3 phút.
- Lấy nhiệt kế ra, để ngang tầm mắt, đọc kết quả, ghi vào sổ. Lau sạch
nhiệt kế từ trên xuống rồi đặt vào bồn hạt đậu chứa dung dịch khử khuẩn.
- Giúp bệnh nhân tiện nghi, thu dọn dụng cụ, rửa sạch nhiệt kế, kẻ kết
quả vào phiếu theo dõi.
2. Đếm mạch
* Các vị trí đếm mạch: ĐM thái dương, ĐM cảnh, ĐM cánh tay, ĐM quay,
ĐM bẹn, ĐM khoeo, ĐM mu chân, ĐM chày sau.
* Tiến hành đếm mạch quay:
- Đặt đầu các ngón tay 2 - 3 - 4 lên vị trí ĐM quay. Chú ý tính chất
mạch, tần số, cường độ, nhịp điệu, sức căng.
- Sử dụng đồng hồ có kim giây để đếm mạch trong 1 phút.
- Ghi kết quả và tính chất bất thường của mạch (nếu có) vào phiếu theo
dõi. Cho bệnh nhân nằm lại tiện nghi.
3. Đếm nhịp thở
5


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

* Lưu ý: Không đếm nhịp thở cho bệnh nhân mới tiêm thuốc hoặc uống
thuốc kích thích hô hấp.

* Tiến hành:
- Để người bệnh nằm ngửa trên giường, đặt tay người bệnh lên bụng,
cầm tay người bệnh giống như bắt mạch.
- Quan sát mỗi lần tay người bệnh nâng lên hạ xuống là một nhịp. Chú
ý tần số, nhịp điệu, biên độ, âm sắc.
- Sử dụng đồng hồ có kim giây để đếm mạch trong 1 phút.
- Ghi kết quả và tính chất bất thường của nhịp thở (nếu có) vào phiếu
theo dõi. Cho bệnh nhân nằm lại tiện nghi.
4. Đo huyết áp
* Tiến hành:
- Kiểm tra ống nghe, máy đo, bộc lộ cánh tay người bệnh. Đặt vị trí đo
huyết áp ngang mức tim bệnh nhân.
- Đặt phần giữa túi hơi ngay trên đường đi của ĐM cánh tay cách nếp
khuỷu khoảng 3 - 5cm. Cuộn dải băng quấn sao cho vừa chặt vào cánh tay.
Mắc đồng hồ vào băng quấn. Dây cao su nằm dọc theo động mạch. Khóa van
của máy đo HA, mắc ống nghe vào tai, tìm động mạch ở nếp gấp khuỷu tay
và đặt loa nghe lên.
- Bóp bóng bơm khí vào túi hơi cho đến khi tai không còn nghe thấy
tiếng đập rồi bơm thêm 20 - 30 mmHg.
- Mở van xả hơi từ từ (tốc độ: 3 mmHg/giây), đồng thời ghi nhận tiếng
đập đầu tiên (HA tâm thu). Tiếp tục xả hơi đến khi nghe tiếng đập cuối cùng
trước khoảng im lặng hoặc tiếng thay đổi âm sắc (HA tâm trương).
- Xả hết khí trong túi hơi, tháo băng ra cuộn lại. Cho bệnh nhân nằm
lại tiện nghi. Ghi kết quả vào phiếu theo dõi, thu dọn dụng cụ.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y tế (2011). Kỹ thuật điều dưỡng, NXB y học, Hà Nội.
6


Trường Đại học Võ Trường Toản


Khoa Y

2. Trần Thị Thuận (2007). Điều dưỡng cơ bản 1, NXB y học, Hà Nội.
3. Trần Thị Thuận (2007). Điều dưỡng cơ bản 2, NXB y học, Hà Nội.
Bảng kiểm
STT
NỘI DUNG
1
Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ
2
Bệnh nhân được chuẩn bị tốt
Điều dưỡng đội nón, đeo khẩu trang, rửa tay
3
thường quy
Đo thân nhiệt ở nách
4
Lau khô hõm nách.
Kiểm tra, vẩy mực thủy ngân xuống dưới 35oC
5
hoặc 94oF.
6
Đặt nhiệt kế đúng kỹ thuật
7
Đặt nhiệt kế đúng thời gian quy định
8
Đọc nhiệt kế đúng kỹ thuật
9
Ghi kết quả vào phiếu theo dõi đúng
Đếm mạch

10 Đặt đầu các ngón tay 2 - 3 - 4 lên vị trí ĐM quay
Sử dụng đồng hồ có kim giây để đếm mạch trong
11
1 phút
12 Ghi kết quả vào phiếu theo dõi đúng
Đếm nhịp thở
Đặt tay người bệnh lên bụng, cầm tay người bệnh
13
giống như bắt mạch
14 Đếm nhịp thở đúng cách
15 Ghi kết quả vào phiếu theo dõi đúng
Đo huyết áp cánh tay
Kiểm tra ống nghe, máy đo, bộc lộ cánh tay người
16

17

bệnh. Đặt vị trí đo huyết áp ngang mức tim bệnh
nhân.
Đặt phần giữa túi hơi ngay trên đường đi của ĐM
cánh tay cách nếp khuỷu khoảng 3 - 5cm
Khóa van của máy đo HA, mắc ống nghe vào tai,

18

tìm động mạch ở nếp gấp khuỷu tay và đặt loa

19

nghe lên

Bóp bóng bơm khí vào túi hơi cho đến khi tai
7



Không


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

không còn nghe thấy tiếng đập rồi bơm thêm 20 20
21
22

30 mmHg
Mở van xả hơi từ từ (tốc độ: 3 mmHg/giây)
Xác định đúng huyết áp tâm thu và tâm trương
Ghi kết quả vào phiếu theo dõi đúng

8


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

CÁC KỸ THUẬT TIÊM CƠ BẢN
CN. Đinh Thị Thanh Lan

MỤC TIÊU HỌC TẬP :
 Biết được mục đích, chỉ định, chống chỉ định của tiêm thuốc.
 Nắm vững kiến thức về các dụng cụ tiêm và biết cách sử dụng
chúng theo nguyên tắc vô khuẩn.
 Thực hiện được các kỹ thuật tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm bắp,
tiêm tĩnh mạch theo nguyên tắc vô khuẩn.
I. ĐẠI CƯƠNG
I. Mục đích
Tiêm thuốc là đưa thuốc vào cơ thể qua da để thuốc tác dụng nhanh.
II. Chỉ định
- Bệnh nhân ói nhiều.
- Thuốc dễ bị hủy bởi dịch dạ dày hoặc không ngấm được qua niêm
mạc ruột.
- Bệnh nhân cấp cứu.
- Bệnh nhân không chịu uống thuốc.
- Thử phản ứng dị ứng (tiêm trong da).
III.

Chống chỉ định
- Đối với tiêm bắp : Những thuốc gây hoại tử tổ chức như calci clorua,

uabain…
- Đối với tiêm tĩnh mạch : Những loại thuốc dầu.
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Chuẩn bị người bệnh
- Thông báo, giải thích cho người bệnh và gia đình biết việc sắp làm
giúp người bệnh yên tâm và hợp tác trong quá trình tiêm.
- Hỏi người bệnh có tiền sử bị dị ứng thuốc gì hay không?
- Cho người bệnh nằm tư thế thích hợp.
2. Chuẩn bị dụng cụ

9


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Ống tiêm vô trùng, kim pha thuốc.
- Kềm không mấu và bình cắm kềm.
- Hộp gòn, gạc vô trùng.
- Khay hạt đậu, mâm inox, khăn trải mâm, găng tay.
- Thuốc tiêm, cồn 70o, cồn iod 1%.
- Phiếu thuốc.
- Dây ga rô (đối với tiêm mạch).
3. Tiến hành pha thuốc
- Điều dưỡng sát khuẩn tay, mang găng, đội nón, đeo khẩu trang.
- Đối chiếu tên thuốc, nồng độ, liều lượng với đơn thuốc.
- Sát khuẩn vùng cổ ống dịch pha, chờ khô. Bẻ ống bằng miếng gạc vô
trùng. Khui lọ thuốc, sát khuẩn nút cao su, chờ khô.
- Mở bao ống tiêm, đẩy hết không khí trong bơm tiêm ra, thay kim
tiêm bằng kim pha thuốc để rút dịch pha.
- Kiểm tra lọ thuốc bột rồi bơm dịch pha vào. Lắc đều đến khi thuốc
tan hết. Lấy thuốc vào ống tiêm tương tự như cách rút dịch pha.
- Hủy kim pha thuốc và lắp kim tiêm vào ống tiêm. Kiểm tra nhãn
thuốc và bỏ vỏ thuốc đúng quy định.
4. Tiêm bắp
- Đối chiếu đúng bệnh nhân, để lộ vùng tiêm.
- Xác định vị trí tiêm:
+ Cánh tay: 1/3 giữa cơ delta.
+ Đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài (cơ tứ đầu đùi).

+ Mông: nối gai chậu đến mỏm xương cụt, chia 3 phần bằng nhau,
tiêm 1/3 trên trước ngoài hoặc chia một bên mông làm 4 phần bằng nhau,
tiêm 1/4 trên ngoài mông.
- Sát khuẩn da vùng tiêm rộng 5cm từ trong ra ngoài theo hình xoắn
ốc, kẹp gòn để sẵn.
- Cầm bơm tiêm thẳng đứng, đẩy nhẹ nòng bơm tiêm để đuổi khí.
10


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Một tay dùng ngón cái và ngón trỏ căng da nơi sắp tiêm, tay còn lại
cầm bơm tiêm chếch một góc 60-90o so với mặt da, đâm kim nhanh qua da
ngập 2/3 kim.
- Rút nhẹ nòng bơm tiêm kiểm tra xem có máu vào bơm tiêm không.
Nếu không thì bơm thuốc chậm từ từ đồng thời quan sát sắc mặt người bệnh.
- Sau khi bơm thuốc xong, rút kim nhanh và đặt gòn lên chỗ tiêm.
- Giúp người bệnh tiện nghi, dặn dò những điều cần thiết.
- Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
5. Tiêm trong da
- Đối chiếu đúng bệnh nhân, để lộ vùng tiêm.
- Xác định vị trí tiêm:
+ 1/3 trên mặt trước - trong cẳng tay.
+ 1/3 trên mặt trước - ngaoif cánh tay.
- Sát khuẩn nơi tiêm và chờ cho khô (có thể không cần sát khuẩn trong
trường hợp thử phản ứng).
- Tháo nắp đậy kim tiêm, đuổi khí.
- Căng da. Hướng mặt vát của kim lên trên, đâm một góc 15 o so với

mặt da cẩn thận đến khi mặt vát vừa khuất vào da là đủ.
- Không đổi tay, bơm chậm thuốc, rút kim nhanh, không cần ấn bông
gòn vào vì làm thế thuốc sẽ theo ra bên ngoài. (Khoanh tròn nơi tiêm nếu thử
phản ứng thuốc).
- Giúp người bệnh tiện nghi, dặn dò những điều cần thiết.
- Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
6. Tiêm dưới da
- Đối chiếu đúng bệnh nhân, để lộ vùng tiêm.
- Xác định vị trí tiêm:
+ 1/3 giữa mặt ngoài cánh tay.
+ 1/3 giữa mặt ngoài đùi.
+ Vùng da bụng, cách rốn 5cm.
11


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc, rộng
khoảng 5cm.
- Cầm bơm tiêm thẳng đứng, đẩy nhẹ nòng bơm tiêm để đuổi hết
không khí ra ngoài.
- Một tay dùng ngón cái và ngón trỏ véo da nơi tiêm, tay kia cầm bơm
tiêm đâm kim chếch 30 - 45o so với mặt da (nếu bệnh nhân quá mập có thể
đâm kim vuông góc mặt da), đâm ngập 2/3 kim.
- Giữ bơm tiêm, buông tay vùng da véo, rút nhẹ nòng bơm tiêm kiểm
tra xem có máu vào bơm tiêm không, nếu không có máu thì bơm thuốc từ từ
cho đến khi hết thuốc, vừa tiêm vừa theo dõi sắc mặt bệnh nhân.
- Rút kim nhanh và đặt gòn lên trên chỗ tiêm.

- Dặn người bệnh những điều cần thiết, giúp người bệnh tiện nghi.
- Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
7. Tiêm tĩnh mạch
- Đối chiếu đúng bệnh nhân, để lộ vùng tiêm.
- Xác định vị trí tiêm: Các tĩnh mạch ngoại biên, ưu tiên chọn những
mạch to, rõ, ít di động, mềm mại, không gần khớp.
- Buộc dây ga rô cách nơi tiêm khoảng 5 - 10cm. Sát khuẩn vùng tiêm
từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc, rộng khoảng 5cm.
- Cầm bơm tiêm thẳng đứng, đẩy nhẹ nòng bơm tiêm để đuổi hết
không khí ra ngoài.
- Để mặt vát kim quay lên, một tay căng da nơi tiêm, tay kia cầm bơm
tiêm đâm kim một góc 30 - 40o so với mặt da, hướng mũi kim theo đường đi
của tĩnh mạch.
- Rút nhẹ nòng bơm tiêm kiểm tra xem có máu vào bơm tiêm không,
nếu có máu thì tháo nhẹ dây ga rô, bơm thuốc từ từ vào, vừa tiêm vừa theo
dõi sắc mặt bệnh nhân.
- Khi hết thuốc, rút kim nhanh và đặt gòn lên trên chỗ tiêm.
- Dặn người bệnh những điều cần thiết, giúp người bệnh tiện nghi.
12


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
III. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
- Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu suốt quá trình tiêm thuốc.
- Đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối.
- Xác định đúng vị trí tiêm.

- Khi tiêm thực hiện đúng kỹ thuật 2 nhanh - 1 chậm.
- Tìm hiểu tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân, luôn đem theo hộp
chống sốc khi tiêm thuốc.
- Quan sát sắc diện bệnh nhân khi bơm thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trần Thúy Hạnh (2011). Kỹ thuật điều dưỡng, NXB y học, Hà Nội.
2. Trần Thị Thuận (2007). Điều dưỡng cơ bản 1, NXB y học, Hà Nội.
3. Trần Thị Thuận (2007). Điều dưỡng cơ bản 2, NXB y học, Hà Nội.
Bảng kiểm
STT
NỘI DUNG
1
Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ
2
Bệnh nhân được chuẩn bị tốt
Điều dưỡng đội nón, đeo khẩu trang, rửa tay
3
thường quy
4
Pha thuốc đúng kỹ thuật
5
Đuổi khí trong ống tiêm đúng kỹ thuật
6
Chọn đúng vị trí tiêm, sát khuẩn đúng cách
Tiêm bắp
Căng da, đâm kim chếch một góc 60-90o so với
7
mặt da, đâm kim nhanh qua da ngập 2/3 kim
8
Rút nòng ống tiêm kiểm tra

9
Bơm thuốc chậm
10 Rút kim nhanh, dứt khoác
11 Đặt vào nơi vừa tiêm một miếng gòn khô
Tiêm trong da
Căng da. Để mặt vát kim lên trên, đâm một góc
12
15o so với mặt da, đâm mặt vát vừa khuất vào da
13



Không


Trường Đại học Võ Trường Toản

13
14
15
16
17
18
19
20
21

Khoa Y

Bơm chậm thuốc, rút kim nhanh

Không ấn bông gòn vào chỗ tiêm
Tiêm dưới da
Véo da nơi tiêm, đâm kim chếch 30 - 45 o so với
mặt da, đâm ngập 2/3 kim
Rút nòng ống tiêm kiểm tra
Bơm thuốc chậm
Rút kim nhanh, dứt khoác
Đặt vào nơi vừa tiêm một miếng gòn khô
Tiêm tĩnh mạch
Buộc dây ga rô cách nơi tiêm khoảng 5 - 10cm.
Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài theo hình
xoắn ốc, rộng khoảng 5cm.
Để mặt vát kim quay lên, căng da, đâm kim một

22

góc 30 - 40o so với mặt da, hướng mũi kim theo

23
24
25
26
27
28

đường đi của tĩnh mạch
Rút nòng ống tiêm kiểm tra
Tháo dây ga rô
Bơm thuốc chậm
Rút kim nhanh, dứt khoác

Đặt vào nơi vừa tiêm một miếng gòn khô
Tiện nghi lại cho bệnh nhân, dặn dò điều cần thiết

14


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

RỬA TAY, MẶC ÁO, MANG GĂNG
BS. Nguyễn Vĩnh Nghi
MỤC TIÊU HỌC TẬP
 Thực hành được kỹ thuật rửa tay thường quy
 Thực hành được thao tác rửa tay, lau tay, mặc áo mổ, mang găng tay
vô khuẩn.
Nội dung:
Bước đầu tiên trong bất cứ kỹ thuật vô trùng nào cũng khởi đầu bằng
vệ sinh cơ học với xà phòng tẩy trùng và nước sạch để làm sạch các chất bẩn
cũng như vi sinh vật trước khi sát trùng hoặc khử trùng. Vô trùng trong phẫu
thuật cần nên được hiểu theo nghĩa rộng của nó, nghĩa là việc áp dụng những
kỹ thuật vô trùng, những hóa chất tẩy trùng, sát trùng cùng các phương tiện
khử trùng vào trong công việc sửa soạn bệnh nhân trước mổ, trong phòng
mổ, và sau khi mổ nhằm ngăn ngừa được những biến chứng nhiễm trùng.
Đây là việc làm thực tế và hữu ích hơn là điều trị khi chúng xảy ra.
I. KỸ THUẬT RỬA TAY THƯỜNG QUY
Rửa tay thường qui được áp dụng trong thăm khám, tiếp xúc với bệnh
nhân , trước và sau các thủ thuật, tiếp xúc bệnh phẩm, hóa chất,…
 Các bước thực hiện:
- Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà

hai lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn
tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón
tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay
kia.
- Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và
ngược lại.
- Bước 7: Rửa sạch tay dưới vòi nước
15


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Bước 8: Sấy hoặc lau khô tay bằng khăn sạch
Nhiều lúc có thể thay cho rửa tay thường qui người ta dùng cồn 70 0 để
sát khuẩn làm sạch hai tay, nhất là khi không có điều kiện rửa tay hoặc phải
khám bệnh hàng loạt.
II. KỸ THUẬT RỬA TAY, MẶC ÁO MỔ, MANG GANTS – CÁC
BƯỚC TIẾN HÀNH:
2.1. Nguyên tắc:
2.1.1. Một chiều: Từ đầu ngón tay dần đến khuỷu tay, 1/3 dưới cánh tay,
không quay trở lại.
2.1.2. Bàn tay luôn luôn cao hơn khuỷu tay
2.1.3. Tổng thời gian chà rửa tay 15 phút: trong đó 2/3 thời gian cho chà
rửa 2 bàn tay.

2.2. Chuẩn bị:
- Cắt sạch móng tay.
- Cởi cất tư trang, mặc trang phục riêng khu phẫu.
- Đội mũ sạch trùm kín tóc.
- Mang khẩu trang có hiệu quả.
2.3. Chà rửa tay
2.3.1. Với phương pháp 2 bàn chải:
Bước 1: Rửa sạch tay bằng nước đến 1/3 dưới cánh tay
Bước 2: Rửa tay với xà bông đến 1/3 dưới cánh tay, rửa sạch tay với
nước.
Bước 3: Lấy bàn chải thứ nhất và xà bông, chà kỷ bàn tay thứ nhất trong
5 phút, chú ý đều khắp bàn tay, kẽ ngón, đầu ngón, nếp chỉ tay, ô mô cái,
ngón I, ngón II. Chú ý bàn tay luôn cao hơn khuỷu tay.
Bước 4: Chà đến cổ tay, cẳng tay, khuỷu tay và 1/3 dưới cánh tay theo
nguyên tắc 1 chiều trong khoảng 2 phút. Bỏ bàn chải thứ nhất.
Bước 5: lấy tiếp bàn chải thứ hai, chà bàn tay còn lại như trình tự tay thứ
nhất.
16


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

Bước 6: Xả nước rửa sạch xà phòng, chú ý bàn tay luôn cao hơn khuỷu
tay.
2.3.2. Với phương pháp 1 bàn chải:
- Trình tự như phương pháp 2 bàn chải nhưng theo nguyên tắc đối xứng
và một chiều, bàn tay luôn cao hơn khuỷu tay.
2.4. Sấy hoặc lau khô tay với khăn vô khuẩn

2.4.1. Nếu là khăn nhỏ:
Mỗi tay cho một mặt khăn theo nguyên tắc một chiều.
2.4.2. Nếu là khăn lớn:
Mỗi tay cho một đầu khăn theo nguyên tắc một chiều.
2.5. Mặc áo mổ
Theo nguyên tắc chỉ được tiếp xúc với mặt trong của áo khi chưa mang
gants. Có thể tự mặc với người phụ ngoài cột áo, hoặc người phụ mổ mặc hộ.
2.6. Mang gants tay vô khuẩn:
Có thể mang gants kín hoặc hở, tự mang hoặc người phụ mổ mang hộ,
bảo đảm da tay chỉ được tiếp xúc với mặt trong của gants.
* Khi kết thúc cuộc mổ, áo mổ được cởi ra trước (nhờ người phụ), gants tay
cởi sau, tất cả được cởi tại phòng mổ.
* Khi đang mổ cần thay gants, cách cởi bỏ gants cũng tương tự.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Cẩm nang phòng mổ
2. Bài giảng phẫu thuật thực hành - Trường Đại Học Y Dược TP HCM
3. Techniques in clinical nursing – KOZIER
4. Huấn luyện kỹ năng y khoa – kỹ năng thủ thuật – Trường Đại Học Y
Dược Cần Thơ.

17


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

Bảng kiểm
STT
NỘI DUNG

A Thực hành được kỹ thuật rửa tay thường qui
Diễn giải được nguyên tắc rửa tay trước mổ:
+ Một chiều: Từ đầu ngón tay dần đến khuỷu tay,
B

cánh tay, không quay trở lại.
+ Bàn tay luôn luôn cao hơn khuỷu tay
+ Tổng thời gian chà rửa tay 15 phút: trong đó 2/3

C

thời gian chà rửa 2 bàn tay
Thực hành được thao tác rửa tay, lau tay, mặc
áo mổ, mang găng tay vô khuẩn:
Thầy thuốc trang phục chỉnh tề:
* Nón, khẩu trang.
* Không mang tư trang, tay áo xăn lên trên 1/3 dưới

C1
1
2

3

4
5
6
C2
1


2

3
4
5

cánh tay
RỬA TAY (bằng 1 bàn chải trước mổ)
- Làm ướt tay bằng nước và xà phòng (nói)
- Chà đối xứng
- Chà đúng theo trình tự, đảm bảo nguyên tắc một
chiều từ: (đúng cả 2 bàn tay)
* Đầu ngón, kẻ ngón, bàn, cổ tay
* Cẳng tay, khuỷu, cánh tay
- Bỏ bàn chải đúng
- Rửa tay lại dưới vòi nước (nói)
- Đảm bảo nguyên tắc bàn tay luôn cao hơn khuỷu
tay trong quá trình chà tay
RỬA TAY (02 bàn chải trước mổ)
- Làm ướt tay bằng nước và xà phòng (nói)
- Chà đúng theo trình tự, đảm bảo nguyên tắc một
chiều từ: (đúng cả 2 bàn tay)
* Đầu ngón, kẻ ngón, bàn, cổ tay
* Cẳng tay, khuỷu, cánh tay
- Bỏ bàn chải 1,2 đúng
- Lấy bàn chải 2 đúng
- Rửa lại tay dưới vòi nước (nói)
18




Không


Trường Đại học Võ Trường Toản

6
C3
1
2

Khoa Y

- Đảm bảo nguyên tắc bàn tay luôn cao hơn khuỷu
tay trong quá trình chà tay.
LAU TAY
- Tư thế tay sau khi rửa
- Lấy khăn đúng cách
Lau tay trái (1 mặt, hoặc 1 đầu khăn), đảm bảo đúng
nguyên tắc:

3

* Bàn tay cao hơn khuỷu
* Một chiều
* Khăn không chạm áo
Lau tay phải (1 mặt hoặc 1 đầu khăn), đảm bảo

4


C4
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C5
C6
1
2
3

đúng nguyên tắc:
* Bàn tay cao hơn khuỷu
* Một chiều
MẶC ÁO, MANG GANTS:
- Lấy áo đúng, không chạm bàn
- Mở áo đúng, gọn mặt (T)
- Mặc áo vô khuẩn, gọn
- Lấy gants thứ nhất đúng (mặt trong)
- Lùi xa bàn dụng cụ
- Mang gants thứ nhất đúng, gọn
- Lấy gants thứ 2 đúng (mặt ngoài)
- Mang gants thứ 2 đúng, gọn
- Kéo 2 gants phủ cổ áo đúng kỹ thuật

- Đưa dây cột áo trước bụng đúng
CỞI ÁO:
Đúng, an toàn, trước tháo gants
THÁO GANTS: đúng, an toàn
- Gants 1
- Gants 2
- Phụ mặc áo đúng: kéo áo, lấy dây cột

19


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH
Bs Hà Quang Phục
MỤC TIÊU HỌC TẬP :
 Trình bày 6 mục đích của truyền dịch.
 Tiến hành được kỹ thuật tiêm truyền dung dịch một cách an toàn và
hiệu quả.
 Kể các yếu tố quan trọng trong việc thực hiện kỹ thuật tiêm truyền an
toàn.
I. MỤC ĐÍCH
- Bồi hoàn nước và điện giải, hồi phục tạm thời khối lượng tuần hoàn
-

trong cơ thể.
Thay thế tạm thời lượng máu mất.
Nuôi dưỡng cơ thể.

Đem thuốc vào cơ thể số lượng nhiều trực tiếp vào máu.
Duy trì nồng độ thuốc kéo dài nhiều giờ trong máu.
Mục đích giải độc, lợi tiểu, giữ vein

II. CHỈ ĐỊNH
-

Người bệnh bị mất nước: tiêu chảy, phỏng.
Người bệnh bị mất máu cấp: tai nạn, xuất huyết tiêu hóa
Người bệnh bị suy dinh dưỡng.
Người bệnh cần dùng số lượng thuốc lớn hoặc duy trì đều trong cơ thể.
Người bệnh bị ngộ độc.

III. NHẬN ĐỊNH NGƯỜI BỆNH
-

Tình trạng tri giác: lơ mơ, hôn mê, co giật, động kinh.
Dấu hiệu sinh tồn.
Tĩnh mạch: to mềm mại hay nhỏ, xo cứng.
Tình trạng bệnh lý đi kèm: đa chấn thương, rối loạn chức năng đông

máu.
IV. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH:
-

Đối chiếu người bệnh.
Giải thích cho người bệnh.
Tư thế người bệnh thích hợp.
Kiểm tra dấu sinh hiệu.
Kiểm tra người bệnh có tiền sử dị ứng hay không.

20


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Cho bệnh nhân đi tiêu tiểu nếu được
V. DỌN DẸP DỤNG CỤ
- Xử lý dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn – tiệt khuẩn.
- Trả về chỗ cũ những dụng cụ khác: trụ treo, garrot, gối kê tay.
VI. GHI HỒ SƠ
- Ngày giờ truyền, ngày giờ kết thúc
- Loại dung dịch, số lượng, số giọt theo y lệnh trong 1 phút, thuốc pha
nếu có.
- Tình trạng huyết áp người bệnh trước, trong và sau khi truyền máu.
- Phản ứng của người bệnh nếu có.
- Tên bác sĩ cho y lệnh
- Tên điều dưỡng thục hiện.
VII. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý PHẢI ÁP DỤNG ĐÚNG KỸ THUẬT
VÔ KHUẨN
- Phải áp dụng đúng kỹ thuật vô khuẩn.
- Phải đếm mạch, đo huyết áp trước khi truyền dịch
- Tránh để bọt khí vào tĩnh mạch người bệnh vì có thể gây thuyên tắc
tĩnh mạch.
- Quan sát người bệnh trong suốt thời gian truyền dịch để phát hiện các
dấu hiệu bất thường: 30 -60 phút/lần tùy theo tình trạng.
- Không nên cho dịch chảy quá nhanh vì có thể làm cho người bệnh bị
phù phổi cấp(trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ)
- Nếu người bệnh phản ứng với dịch truyền như lạnh run, mạch nhanh,

khó thở thì phải ngưng truyền ngay và báo cáo với bác sĩ.
- Khi truyền dịch phải chứ ý cẩn thận tốc độ chảy của dịch và tình trạng
người bệnh, đặc biệt là đối với các trường hợp sau:
- Phù phổi cấp
- Bệnh tim nặng
- Tăng áp lục nội sọ
VIII. CÔNG THỨC TÍNH THỜI GIAN CHẢY CỦA DỊCH TRUYỀN
Thời gian chảy = (thể tích dịch truyền X số giọt/ml)/Số giọt theo y lệnh/phút
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đại học Y dược Hà Nội, điều dưỡng cơ bản Tập 2, NXB Y học (2009)
21


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

Bảng kiểm lượng giá thực hiện soạn dụng cụ truyền dịch
STT
1
2
3

4

5
6
7

8


Nội dung



Không

Kiểm tra phiếu truyền máu, y lệnh và chai hoặc túi
máu
Mang khẩu trang, rửa tay
Trải khăn sạch
Soạn dụng cụ vô khuẩn trong khăn:
− Gạc che kim hoặc băng keo cá nhân.
− Bơm tiêm, kim truyền máu
− Bông cồn.
− Bộ dây truyền dịch
− Bình kềm sát trùng da.
Gắn lồng treo vào chai dịch( nếu cầu)
Khui và sát trùng nắp chai dịch truyền
Gắn bộ dây truyền, khóa dây lại, quấn lại vào chai
Soạn các dụng cụ sạch:












Bồn hạt đậu.
Băng keo.
Garro
Găng tay sạch
Túi đựng đồ dơ.
Giấy lót tay.
Trụ treo
Máy đo huyết áp.
Đồng hồ kim giây.
Hôp thuốc chống shock

Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng truyền dịch
ST
T
1
2
3
4
5
6

Nội dung



Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích
Kiểm tra mạch, huyết áp, nhiệt độ
Cho người bệnh đi tiêu tiểu nếu được

Chọn vị trí tiêm thích hợp (mạch to rõ, ít di động)
Cắm dây truyền máu vào túi máu
Treo túi máu lên trụ, cho máu vào 2/3 bầu đếm giọt
22

Không


Trường Đại học Võ Trường Toản

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Khoa Y


Đuổi khí vào bồn hạt đậu có chứa dung dịch khử
khuẩn, khóa lại, che đầu dây truyền an toàn
Bộc lộ vùng tiêm, lót giấy và đặt gối kê tay dưới
vùng tiêm( nếu cần)
Mang găng tay
Buộc garro trên nơi tiêm 10 – 15cm
Sát khuẩn vùng tiêm rộng ra ngoài 5cm
Sát khuẩn lại tay
Đưa kim truyền máu vào tĩnh mạch
Lùi nòng, kiểm tra có máu, tháo garro
Tháo nòng, lắp dây truyền dịch vào kim an toàn
Mở khóa cho dịch chảy với tốc độ chậm
Cố định đốc kim
Che thân kim bằng gạc vô khuẩn
Cố định dây truyền an toàn
Tháo găng tay
Điều chỉnh giọt theo y lệnh
Dặn dò người bệnh những điều cần thiết nếu được
Giúp người bệnh tiện nghi, theo dõi người bệnh trong
suốt thời gian truyền dịch: đo huyết áp, đếm mạch
Ghi hồ sơ

23


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y


KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU
BS. Hà Quang Phục
MỤC TIÊU HỌC TẬP:
 Kể được 2 mục đích của truyền máu.
 Tiến hành được kỹ thuật truyền máu một cách an toàn và hiệu quả.
 Kể được các yếu tố quan trọng trong việc tiến hàng kỹ thuật truyền
máu.
I. MỤC ĐÍCH
- Bồi hoàn số lượng máu đã mất cho cơ thể.
- Bổ sung các yếu tố đông máu.
II. CHỈ ĐỊNH
-

Xuất huyết nặng: do tai nạn, phẫu thuật, bệnh lý.
Thiếu máu nặng: sốt rét, nhiễm ký sinh trùng.
Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc nặng.
Các bệnh về máu: ung thư máu, thiếu G6PD.
Phỏng nặng.

III. NHẬN ĐỊNH NGƯỜI BỆNH
-

Tình trạng tri giác: lơ mơ, hôn mê, co giật, động kinh.
Dấu hiệu sinh tồn.
Tĩnh mạch: to mềm mại hay nhỏ, xo cứng.
Tình trạng bệnh lý đi kèm: đa chấn thương, rối loạn chức năng đông

máu.
IV. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH
- Đối chiếu và giải thích cho người bệnh.

- Tư thế người bệnh thích hợp.
- Kiểm tra người bệnh có tiền sử dị ứng hay phản ứng với máu không.
V. DỌN DẸP DỤNG CỤ
- Xử lý dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn – tiệt khuẩn.
- Trả về chỗ cũ những dụng cụ khác: trụ treo, garrot, gối kê tay.
VI. GHI HỒ SƠ
-

Ngày giờ truyền máu.
Số lượng, nhóm máu, Rh.
Tốc độ truyền máu.
Tình trạng huyết áp người bệnh trước, trong và sau khi truyền máu.
Phản ứng của người bệnh nếu có.
Giờ kết thúc.
24


Trường Đại học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Tên điều dưỡng thục hiện.
VII. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý PHẢI ÁP DỤNG ĐÚNG KỸ THUẬT
VÔ KHUẨN
- Chỉ truyền máu khi người bệnh đã được làm phản ứng chéo tại giường.
- Cho người bệnh tiêu tiểu trước khi truyền máu nếu có thể được.
- Làm phản ứng sinh vật Ochlecber: truyền 20ml máu với tốc đọ theo y
lệnh, rồi cho chảy chậm 8 – 10 giọt/ phút. Sau 5 phút nếu không có triệu
chứng bất thường, cho chảy tiếp tục theo y lệnh như trên 20ml máu nữa, rồi
lại cho chảy chậm trong 5 phút để theo dõi, nếu không co gì xảy ra thì ta

tiếp tục truyền với tốc độ theo y lệnh.
- Triệu chứng bất thường có thể là: sốt, lạnh run, vả mồ hôi, đau vùng
thắt lưng, nhức đầu, nổi mề đây, đỏ mặt, mạch nhanh, khó thở.
- Theo dõi trong khi truyền máu để phát hiện những tai biến có thể xảy
ra
+
Sốt do dụng cụ hoặc kỷ thuật không được vô khuẩn.
+
Phản ứng tan huyết do bất đồng nhóm máu.
+
Co giật do hạ calci máu.
+
Rung thất – ngưng tim do tăng Kali máu.
+
Phản ứng quá mẫn.
+
Phù phổi cấp.
- Khi có các triệu chứng bất thường báo hiệu có tai biến thì phải ngưng
truyền máu ngay, báo cáo với bác sĩ, đòng thời phải chuẩn bị thuốc men
hoặc dụng cụ để xử trí kịp thời.
VIII. CẦN LƯU Ý VÀ THEO DÕI SÁT KHI TRUYỀN MÁU CHO
CÁC TRƯỜNG HỢP SAU
- Bệnh tim : viêm cơ tim, bệnh van tim.
- Xơ cứng động mạch não, huyết áp cao.
- Tăng áp lực nội sọ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Y dược Hà Nội, điều dưỡng cơ bản Tập 2, NXB Y học ( 2009)
A. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng soạn dụng cụ truyền máu
25



×