Tải bản đầy đủ (.docx) (169 trang)

GIAO TRINH NGOẠI BỆNH lý II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 169 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA Y

Giáo Trình

NGOẠI BỆNH LÝ II
ĐƠN VỊ BIÊN SOAN: KHOA Y .

Hậu Giang, 2015


MỤC LỤC


ĐẠI CƯƠNG GÃY XƯƠNG
I- ĐẠI CƯƠNG :
1. Định nghĩa :

Gãy xương là tình trạng thương tổn làm mất tính liên tục của xương do nguyên
nhân có thể do chấn thương hoặc do bệnh lý . Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là
gãy xương hoàn toàn , mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không
hoàn toàn.
l. Nguyên nhân :

Gãy xương do chấn thương : gãy xương xảy ra sau tác động của 1 lực chấn
thương.Có thể do tai nạn giao thông , tai nạn lao động tai nạn sinh hoạt hoặc vết
thương hoả khí
Gãy xương do bệnh lý : một số bênh lí gây phá huỷ xương và làm gãy xương .
Các bệnh hay gặp : u xương ác tính , viêm xương tuỷ xương , lao xương ...
a. Cơ chế gãy xương:


Gãy xương do lực chấn thương tác động có thể theo 2 cơ chế : _chấn thương
trực tiếp : gãy xương xảy ra tại vị trí lực chấn thương tác động vào .Xương
thường bị gãy ngang hoặc gãy nhiều mảnh , lực chấn thương còn gây nên các
thương tổn taịo tổ chức phần mềm .
Lực chấn thương gián tiếp : gãy xương xảy ra ở vị trí xa nơi lực chấn thương tác
động. Các lực tac động vào xương có thể dưới các dạng :
+ Lực giằng dật , co kéo : thường gây bong đứt các mấu , các mỏm xương nơi
bám của các gân hoặc dây chằng .
+ Lực gập góc : làm tăng độ cong của xương , xương gãy ở điểm yếu với mảnh
gãy chéo vát , có thể có mảnh rời hình cánh bướm .

3


+ Lực xoay : xảy ra khi bệnh nhân bị ngã chân tỳ giữ trên mặt đất trong khi
người bị xoay .Xương thường bị gãy chéo vát hoặc xoắn vặn + Lực đè ép :
Thường gây gãy lún ở các vùng xương xốp . Điển hình là ngã từ
cao đập gót xuống đất gây sập đồi gót , lún mâm chày , gãy cổ xương , gãy xẹp
thân đốt sống .
b. Gãy xương do bệnh lí:

Xương bị phá huỷ do bênh lý , có thể gãy tư nhiên hoặc sau 1 lực chân thương
nhẹ .
Gãy xương do mỏi mệt :
TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU TRONG GÃY XƯƠNG :
Môt lực chấn thương tác động gây gãy xương thường gây ra các thưởng tổn tại
xương và thương tổn tổ chức phần mềm xung quanh A. TỔN THƯƠNG TẠI
XƯƠNG
Gãy xương có thể được phân loại theo tính chất thương tổn phần mềm thành
gãy xương kín hoặc gãy xương hở , cũng có thể p-hân loại theo các đặc điểm

của ổ gẫy .Các phân loại bao gồm :
l. Theo tính chất gãy
a. Gãy xương không hoàn toàn

Xương chỉ bị tổn thương 1 phần không mất hoàn toàn tính liên tục .Các loại gãy
không hoàn toàn bao gồm :
Gãy dưới cốt mạc : đường gãy nằm dưới cốt mạc , cốt mạc không bị rách ổ gãy
thường không di lệch . Loại gãy này thường xảy ra ở trẻ em do lớp cốt mạc dày
dai khó bị rách
Gãy rạn hoặc nứt xương : vết nứtchỉ ở 1 phía của vỏ xương
Gãy cành xanh : là kiểu gãy toác giống như bẻ 1 cành cây xanh , ở loại gãy này
1 bên vo xương bị gãy toác còn bên kia bị cong lõm vào gây ra di lệch gập góc .

4


Gãy lún : là loại gãy xảy ra ở các vùng xương xốp , các bè xương xốp bị lún ép
lại dưới tác động của 1 lực nén ép . Ví dụ : gãy lún thân đốt sống, gãy lún mâm
chày
b.Gãy xương hoàn toàn :khi xương gây mất hoàn toàn tính liên tục :
Gãy xương hoàn toàn với đường gãy đơn giản : xương bị gãy hoàn toàn đường
gãy có thể là gãy ngang , gãy chéo , gãy xoắn nhưng không có mảnh rời .
Gãy xương có mảnh rời : xương bị gãy kèm theo có mảnh vỡ rời
gãy xương thành nhiều đoạn : xương có thể bị gãy thành 2 hoặc 3 đoạn ...
2. Theo vị trí gãy :
a. Gãy đầu xương : vị trí gãy ở vùng đầu xương.Đây là vùng xương xốp ,

xương thường dễ liền .Nếu đường gãy thông vào khớp thì gọi là gãy
xương phạm khớp.Nếu đưỡng gãy không thông vào khớp thì gọi là gãy
xương không phạm khớp .Loại gãy này nắn chỉnh bảo tồn khó đạt kết quả

và thường để lại di chứng hạn chế vận động khớp do bất động quá lâu ,
thường phải chỉ định phẫu thuật để khôi phục hình thể mặt khớp , cố định
vững chắc ổ gãy và cho bệnh nhân bận động sớm để phục hồi chức năng
khớp kế cận
b. Gãy

ở chỗ tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương:

Đầu gãy thân xương cứng có thể cắm gắn vào đầu xương xốp , do đó thường dễ
liền xương . Tuy nhiên loại gãy này cũng thường ảnh hưởng tới biên độ vận
động khớp nếu bệnh nhân không tập vận động tích cực Ở trẻ em còn sun tiếp
hợp thì gãy xương có thể xảy ra ở vùng sụn tiếp hợp còn được gọi là bong sụn
tiếp hợp .Loại gãy này xương rất nhanh liền , đòi hỏi phải được nắn chỉnh sớm.
c. gãy

vùng thân xương

5


Đây là vùng xương cứng có ống tuỷ , thường được chia ra gãy
1/3T.1/3G/1/3D.Trong trường hợp xương gãy hoàn toàn thường có di lệch điển
hình tuỳ theo vị trí gãy do các cơ co kéo .
3. Theo đặc điểm của đường gãy

Gãy ngang : là các gãy xương với đường gãy nằm ngang , tạo với trục của thân
xương 1 góc 90°. Loại gãy này thường gặ do lực chấn thương tác động trực tiếp
vào xương tạo nên 1 lực bẻ hoặc gặp trong các gãy xương bệnh lý.Đặc điểm
củaloại gãy naỳ là gãy vững , khó nắn chỉnh , nhưng khi nắn chỉnh được thì ít bị
di lệch thứ phát .

Gãy chéo : Đường gãy xưong nằm chếch , tạo với trục thân xương 1 góc nhọn .
Loại gãy này thường gặp do cơ chế gián tiếp với lực xoay .Đặc điểm gãy không
vững , các đầu gãy có xu hướng bị trượt đi . Nắn chỉnh dễ nhưng khó giữ cố định
, dễ di lệch thứ phát
Gãy xoắn : đường gãy xoắn vặn như vỏ đỗ thường gặp do cơ chế gián tiếp với
lực xoắn vặn. Đặc điểm : các đầu gãy thường sắc nhọn ,dài rất khó nắn chỉnh ,
khó giữ được cố định , dễ di lệch thứ phát .
Gãy cắm gắn : là loại gãy xương ở vị trí tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương
, do lực chấn thương gián tiếp .Đầu xương cứng cắm vào xương xốp.Gãy xương
vững liền xương nhanh .
Gãy bong dứt điểm bám : do các co kéo đột ngột của các cơ làm bong đứt 1 mẩu
xương tại chỗ bám của gân cơ và dây chằng .Ví dụ bong mấu đông lớn xương
cánh tau , bong lồi củ trước xương chày , bong gai chày ...
4. Theo di lệch của các đầu xương gãy :
a. Gãy

xương không di lệch :

Xương bị gãy nhưng các đầu gãy không bị di lệch . Thường gặp trong các loại
gãy xương không hoàn toàn

6


b. Gãy xương có di lệch : các đầu xương gãy bị lệch khỏi vị trí

Cơ chế di lệch : di lệch ổ gãy xương do các yếu tố sau : lực co kéo của các cơ ,
tác động của lực chấn thương , tác động của trọng lượng chi . Lực co kéo của
các nhớm cơ và trọng lưưọng chỉ gay ra những di lệch điển hình , di lêchdo chấn
thương là các di lệch không điển hình nó phụ thuộc vào hướng tác động và độ

mạnh của lực chấn thương .
Các loại di lệch : khi xác định di lệch phải lấy đầu gãy trung tâm làm chuẩn và
đánh giá mức độ di lệch của đầu gãy ngoại vi so với đầu gãy trung tâm.Di lệch
bao gồm 5 loại :
+Di lệch sang bên : đầu xương gãy ngoại vi có thể ra trước , ra sau , vào trong
hoặc ra ngoài so với đầu xương gãy trung tâm.Mức độ di lệch sang bên được
đánh giá theo các mức : 1 vỏ xương , nửa thân xương , 1 thân xương hoặc trên 1
thân xương
+Di lệch chồng hoặc di lệch gây ngắn chi : là loại di lệch làm các đầu xương gãy
di lệch chồng lên nhau .Làm cho chiều dài chi bị ngắn đi so với bình
thường.Mức độ di lệch được tính bằng cm
+Di lệch gập góc : trục của đoạn gãy trung tâm và đoạn gãy ngoại vi di lệch tạo
thành góc.Có 2 cách tính góc : góc di lệch là góc tạo bởivị trí bị lệch đi của đoạn
ngoại ví với vị trí ban đầu của nó , góc mở là góc tạo bởi trục của đoạn gãy
ngoại vi so với trục đoạn gãy trung tâm
+Di lệch xoay : đoạn ngoại vi di lệch xoay quanh trục.Di lệch này có thể nhận
biết trên phim x quang bằng cách so sánh tư thế của đầu gãy trung tâm cà đàu
xương ngoại vi
5.Phân loại theo đặc điểm thương tổn ở t« chức phần mềm
a. Gãy xương kín: là loại gãy xương không kèm theo vết thương ở tổ chức

phần mềm làm thông ổ gãy với môi trường bên ngoài

7


b. gãy

xương hở: là loại gãy xương thông qua môi trường bên ngoài qua


vết thương ở tổ chức phần mềm

8


VIÊM TỦY XƯƠNG - VIÊM XƯƠNG CHẤN THƯƠNG
I. VIÊM TỦY XƯƠNG

Viêm xương tủy cấp chủ yếu gặp ở tuổi học đường ( 80% từ 6-16 tuổi). Vị trí
hay gặp là các đầu xương dài, nơi xương mềm, có tủy đỏ (xương đùi: 35 - 37%,
cẳng chân: 31-32%..). Ở trẻ lớn, viêm xương đường máu ít khi đi quá sụn phát
triển rồi vào khớp, nhưng do cấu trúc đầu trên xương đùi (nằm trong khớp háng)
nên viêm mủ hay phá vào khớp, gây ra trật khớp, viêm tiêu chỏm xương đùi.
Xương càng phát triển càng dễ bị viêm. Liên quan tới tiền sử chấn thương
khoảng 50%. Vi khuẩn chủ yếu là Tụ cầu vàng gây bệnh.
Viêm xương tủy cấp thường thứ phát sau ổ viêm nhiễm của đường hô hấp trên
như viêm tai - mũi - họng, phế quản phế viêm.
Viêm xương tủy cấp ở trẻ em mang tính chất nhiễm trùng toàn thân. Tại chi
viêm, giới hạn viêm không rõ ràng, vừa có tính phá hủy vừa có tính tái tạo
xương mới.
Về mặt điều trị: vừa phải điều trị toàn thân (tăng sức đề kháng, điều trị tiệt căn ổ
viêm nguyên phát), vừa phải điều trị tại chỗ. Tiên lượng tốt nếu điều trị sớm, để
muộn kết quả thường kém và để lại di chứng.
1.1.

Giai đoạn cấp tính

Viêm lan tỏa trong tủy xương, sau đó theo tổ chức liên kết của mạch máu, rồi
theo ống Havers. Ổ mủ hình thành ở hành xương, quanh ổ mủ xương bị tiêu, phá
hủy dưới màng xương và lan ra phần mềm (thành ổ áp xe), cuối cùng vỡ ra

ngoài da thành viêm dò mãn tính.

9


Hình 1. Các giai đoạn của viêm xương cấp tính
1.2.


Giai đoạn mãn tính: có 2 quá trình xảy ra đồng thời với nhau:

Quá trình hủy hoại: tạo các hốc mủ, tổ chức hạt, tổ chức xơ, vi khuẩn và
miếng xương chết.



Quá trình tái tạo: màng xương phản ứng mạnh mẽ sinh ra xương mới

Hình 2. Các giai đoạn của viêm xương mạn tính
1.3.

Biểu hiện lâm sàng

Giai đoạn đầu dấu hiệu mơ hồ, không rõ ràng, dễ bỏ qua.
-

Trẻ bỗng nhiên sốt cao, nhiễm trùng nhẹ.

-


Trẻ kêu đau quanh chi, hạn chế hoạt động (trái với thường lệ).

10


-

Khám thấy sưng nề nhẹ quanh đầu xương (hay gặp nhất viêm xương
quanh gối), ấn vào khớp không đau.

-

Khi bệnh trên 72 giờ thì triệu chứng lâm sàng rõ ràng hơn

Giai đoạn muộn khi viêm đã phá ra tổ chức phần mềm
-

Toàn thân có hội chứng nhiễm khuẩn trùng rõ. Tại chỗ có ổ áp xe cơ ở
chi: sưng - nóng - đỏ - đau và ở giữa bùng nhùng mủ.

-

Nhiều khi có lỗ dò mủ ra ngoài. Lỗ dò mủ do viêm xương có đặc điểm
điển hình: da quanh lỗ dò thâm, da sát xương, mủ chảy qua lỗ dò mùi hôi,
tanh.

1.4.

Xquang:


Trong 7-10 ngày đầu, triệu chứng X quang chưa rõ ràng. Sau 12 ngày, dấu hiệu
viêm xương bắt đầu rõ:
-

Dấu hiệu hủy hoại của xương chính. Dấu hiệu tái tạo, phản ứng xây đắp
của màng xương.

-

Hình ảnh xương “tù” (xương chết). Chụp đường dò nếu có lỗ dò.

-

Chụp cắt lớp xương với Technetium 99 có thể phát hiện đến 90-95% các
trường hợp trong vòng 24 - 48h đầu, ngoài ra có thể chụp cắt lớp xương
với Gallium hoặc Indium 111 đánh dấu bạch cầu. MRI có thể giúp thấy
các thay đổi của phần mềm do phản ứng viêm.

11


Hình 3.Hình ảnh viêm xương trên phim Xquang

12


Hình 4. Hình ảnh áp xe Brodie
Xét nghiệm

1.5.

- Xét
-

nghiệm máu tốc độ máu lắng cao, bạch cầu tăng.

Chọc hút bằng kim để chẩn đoán vi khuẩn học và xác định ổ áp xe. Vị trí
chọc hút thường là chỗ sưng nề nhất, soi tươi và cấy vi khuẩn làm kháng
sinh đồ là cần thiết để giúp cho việc điều trị.

-

Cấy máu. Cấy máu cần tiến hành sớm khi có nghi ngờ về chẩn đoán và
trước khi dùng kháng sinh. Cấy máu có thể phát hiện đến 50% các trường
hợp.

1.6.
-

Chẩn đoán phân biệt. Cần chẩn đoán phân biệt với:

Bại liệt thể sớm, có vùng dịch tễ, không sưng nóng ở chi, khám chuyên
khoa nhi - lây để loại trừ.

-

Bệnh thấp khớp ở vị thành niên: tìm kháng nguyên, kháng thể liên cầu.

-

Bệnh viêm nhiễm phần mềm.


-

U xương (xem bài u xương)

II. VIÊM XƯƠNG SAU CHẤN THƯƠNG

Viêm xương sau chấn thương gặp nhiều ở gãy xương hở, sau mổ kết hợp xương.
thường gặp ở tuổi hoạt động nhiều (20-40 tuổi, ổ viêm khu trú. Viêm xương sau

13


chấn thương gặp ở bất kỳ xương nào, vị trí nào bị gãy, thường gặp sau gãy
xương hở.
Điều trị viêm xương sau chấn thương chủ yếu làm sạch ổ viêm, cố định xương
bằng khung cố định ngoài và kháng sinh toàn thân.
Lâm sàng: Thường gặp sau gãy xương hở, sau mổ kết hợp xương. Bệnh nhân
sốt cao hoặc không sốt, dấu hiệu nhiễm trùng có thể rõ hoặc không. Tại vết
thương: sưng nề, chảy dịch đục hoặc mủ. Nếu nặng hơn có thể thấy lộ xương
viêm, lộ dụng cụ kết hợp xương.
Xquang: có đầy đủ hình ảnh viêm xương, ổ gãy xương cũ hoặc dụng cụ kết hợp
xương

Hình 5. Xquang của viêm xương sau kết hợp xương đùi.
III.ĐIỀU TRỊ VIÊM XƯƠNG
3.1.


Với viêm xương cấp tính ở trẻ em


Nguyên tắc (theo Nade) như sau:

Điều trị phải tích cực, sớm và tính từng giờ. Bất động bằng bột 2 tuần. Cho
kháng sinh liều cao toàn thân.
Tìm ổ nhiễm khuẩn nguyên phát và phải điều trị tiệt căn. Nâng cao sức đề kháng
cho bệnh nhân.


Cụ thể

14


Kháng sinh liệu pháp: Dùng trong 1-3 ngày đầu sau khi có triệu chứng, và sau
khi đã thăm khám lâm sàng và chẩn đoán kỹ. Dùng kháng sinh thậm chí ngay cả
xét nghiệm âm tính. Trừ khi lâm sàng gợi ý đến bệnh khác, bắt đầu điều trị ngay
với cephalosporin hoặc penicillin bán tổng hợp hiệu quả kháng tụ cầu vàng càng
sớm ngay sau khi đã lấy bệnh phẩm để nuôi cấy. Dùng kháng sinh
sau đó nên dựa vào kháng sinh đồ, sau khi đã có kết quả nuôi cấy vi khuẩn, Điều
trị cần tiếp tục ít nhất sau đó 6 tuần để tránh tái phát bệnh.
Phẫu thuật: Phẫu thuật để rạch dẫn lưu mủ, giải ép trong xương và lấy bỏ các
phần hoại tử. Chỉ định khi: chọc hút có mủ đặc, triệu chứng không thuyên giảm
sau điều trị kháng sinh từ 24 - 48 tiếng, hoặc tiền sử đã gợi ý có bệnh viêm
xương đường máu cấp tính. Giải ép là mục đích chính của phẫu thuật sớm. Lấy
bỏ các thành phần hoại tử, mảnh xương chết làm giải phẫu bệnh. Để vết thương
hở hoặc dẫn lưu một vài ngày. Sau mổ, chi cần bất động bột, để chống viêm và
chống nguy cơ gãy. Nguy cơ này còn sau đó nhiều tuần, và chỉ hết khi xương
mới được hình thành.



Kỹ thuật mổ:

Dẫn lưu ổ áp xe dưới màng xương. Khoan một vài lỗ vào thân xương để thăm dò
ống tủy, nếu có mủ trong ống tủy phải mở cửa sổ xương để làm sạch mủ và dẫn
lưu rộng rãi. Đóng da thưa.
3.2.

Với viêm xương mạn tính

Đặc điểm sinh bệnh học của viêm xương tủy mạn tính là sự tồn tại của các hốc
xương chứa mủ hoặc tổ chức hạt nhiễm khuẩn và xương chết. Các hốc này được
bao quanh bởi tổ chức xơ vô mạch, hệ thống ống Havers bị tắc, màng xương và
tổ chức phần mềm xung quang dày lên, tất cả những yếu tố này làm cho kháng
sinh toàn thân có tác dụng rất hạn chế.

15


Chẩn đoán dễ nhầm với u xương, xác định chủ yếu dựa vào Xquang, chọc dò,
nuôi cấy vi khuẩn..
Điều trị phẫu thuật lấy xương chết, nạo viêm, dẫn lưu rộng rãi và kháng sinh
toàn thân. Việc che phủ khuyết xương có thể đơn thuần chỉ là đóng vết thương
hoặc phải tiến hành chuyển vạt, lấp đầy chỗ khuyết xương bằng cơ có chân nuôi.
Điều trị toàn thân: chế độ ăn uống nhiều vitamin.

Hình 6. Phẫu thuật viêm xương
3.3.
-


Với viêm xương sau chấn thương

Nếu diễn biến lâm sàng nhẹ; toàn thân không có hội chứng nhiễm trùng,
tại chỗ không có ổ áp xe; thì điều trị bảo tồn: kháng sinh và chăm sóc vết
thương.

-

Nếu diễn biến nặng thì phải phẫu thuật lấy hết dụng cụ kết hợp xương bên
trong, lấy xương chết, làm sạch đầu xương và ống tủy. Điều kiện cho phép
thì đặt bi Gentamycine hoặc ciment có kháng sinh vùng ổ gãy. Kháng sinh
giải phóng từ từ diệt tận căn ổ nhiễm khuẩn. Cố định xương bằng cố định
ngoài, hoặc bó bột (nếu can xương chắc).

16


Hình 7. Đặt bi Gentamycine tại ổ viêm xương

17


GÃY XƯƠNG VÙNG GỐI
(GÃU XƯƠNG BÁNH CHÈ, GÃY MÂM CHÀY)

GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ (PATELLA)
I. Đặc điểm chung:
□ Là xương vừng to nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi gối (gân cơ tứ đầu

đùi,xương bánh chè và gân bánh chè), che chở mặt trước khớp gối ,tăng

cường sức mạnh cho khớp gối,cho cẳng chân (vai trò: điểm tựa đòn
bẩy),do đó trong điều trị khi lấy bỏ xương bánh chè thì không làm ảnh
hương nhiều mà chỉ làm giảm sức mạnh của hoạt động chức năng tại khớp
gối.
□ Cấu trúc của xương bánh chè:


Bọc bên ngoài là tổ chức xương đặc,ở trong là tổ chức xương xốp,khi gãy
xương bánh chè có thể vở làm nhiều mảnh.



Mặt trước xương bánh chè có nhiều thớ sợi đan chéo nhau.



Hai bên xương bánh chè có cánh xương bánh chè giữ cho xương bánh chừ
không di lệch sang 2 bên.

□ Gãy xương bánh chè


Xương bánh chè nằm sát ngay dưới da, không được cơ che phủ nên dễ bị
tổn thương.



Chiếm 2 -4 % tổng số các trường hợp gãy xương.




Gãy xương bánh chè nêu điều trị sớm-đúng pp sẻ cho kết quả tốt.



Phân độ:( gãy xương nói chung)

18


1. Gãy xương kín (ổ gãy không thông với môi trường bên ngoài)

Theo Tscherne có 4 độ:


Độ 0: gãy xương không có tổn thương mô mềm hoặc chỉ tổn thương nhẹ,
thường là các gãy xương gián tiếp, không di lệch hoặc ít di lệch.



Độ I: gãy xương có sây sát da nông hoặc do đoạn gãy gây chạm thương
mô mềm, gãy xương đơn giản hoặc mức độ trung bình.



Độ II: gãy xương có sây sát da sâu hoặc chạm thương da và cơ khu trú do
chấn thương trực tiếp gây ra. Nếu có đe dọa hội chứng chèn ép khoang
cũng xếp vào gãy xương độ II. Thường là các gãy xương do chấn thương
trực tiếp, mức độ trung bình hoặc nặng.




Độ III: chạm thương hoặc sây sát da lan rộng, lóc da kín hoặc dập nát cơ,
có khi có hội chứng chèn ép khoang hoặc đứt mạch máu chính. Thường là
các gãy xương do chấn thương trực tiếp, mức độ trung bình hoặc nặng.
Xử trí tổn thương phần mềm ở loại gãy này còn khó khăn hơn cả gãy
xương hở độ III.

2. Gãy xương hở (ổ gãy thông với môi trường bên ngoài)

Theo Gustilo có 3 độ:


Độ I: chỉ có da bị thủng, tổn thương mô mềm không đáng kể, rách da dưới
1 cm, thường do đầu xương gãy chọc thủng từ trong ra, xương gãy đơn
giản, nguy cơ nhiễm trùng thấp.



Độ II: rách da dưới 10 cm, tổn thương mô mềm khu trú, mức độ trung
bình, thường do chấn thương trực tiếp gây ra, nguy cơ nhiễm trùng ở mức
độ trung bình.



Độ III: rách da trên 10 cm, tổn thương mô mềm lan rộng, xương gãy nát
nhiều mảnh, nguy cơ nhiễm trùng cao.

o IIIA: có thể khâu kín da và mô mềm che xương lộ


19


o IIIB: phải chuyển vạt che xương
o IIIC: kèm tổn thương động mạch, thần kinh
Il.Chẩn đoán:
1.LS:
-

Đau chói vị trí khớp gối.

-

Không năng chân lên được khỏi mặt ngang nhưng vẫn gấp gối được và đI
lại được khi chân duỗi thẳng.

-

Biến dạng chi.

-

ấn có điểm đau chói.

-

Lạo xạo xương.

-


Dấu hiệu giản cách xương bánh chè( cữ động bất thường).

-

Tràn dịch khớp gối.

-

Bất lực vận động duỗi gối.

2.CLS:
-Echo rất hạn chế trong chuẩn đoán (vì sóng siêu âm khó xuyên qua xương).
-XQ Nghiêng cho giá trị hơn Thẳng( do xương bánh chè bị che khuất).
-MRI có giá trị chẩn đoán hơn CT nhưng cả hai đều ít dùng vì XQ đã đủ CĐ và
giá thành cao???
III.Chẩn đoán phân biệt:

1 .Bong gân khớp gối:
-

Vẩn nhấc gót chân lên được khỏi mặt giường.

2. Tổn
-

thương sụn chêm:

Vẫn đi lại được.

20



-

Có hiện tượng kẹt khớp tái diển( đang đi tự nhiên khớp gối bị mắc cứng
lại,không gấp-duỗi được,phỉa ngôiư nghỉ 2-3 phút,xoa xao tại chỗ rối sau
đo đi lại bình thường).

-

Nghiệm pháp Steimann (+).

-

Nghiệm pháp Mc Murray( +).

-

XQ sau bơm hơi khớp gối: Thấy rỏ vị trí rách sụn chêm.

-

CT/MRI.

-

Nội soi ỗ khớp->Tốt nhất hiện nay.

3. Đứt


dây chằng chéo:

-

Đau vùng khớp gối.

-

Bất lực vận động gần như hoàn toàn.

-

Biến dạng khớp gối.

-

Dấu hiệu ngăn kéo( +).

-

Dấu hiệu Lachmann.

Chẩn đoàn chủ yếu dựa vào LS.
IV. Biến chứng:
1 .Teo cơ tứ đầu đùi,xơ hoá,vôi hoá dây chằng boa khớp->Hạn chế vận

động gấp duỗi gối gây ảnh hưởng xấu tới phục hồi chic năng chi thể.
2. Liền lệch( ->thaói hoá khớp gối).
3. PT


kết xương->Biến chứng Trồi đinh,tụt đinh,đứt dây thép.

4. Viêm mũ khớp gối.
5. Khớp giả.
V. Nguyên

nhân và cơ chế:

1 .Chấn thương trực tiếp: Thường gặp ngã đập dầu gố xướng đất/đập gối

vào vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp/đánh trực tipo từ xương bánh chè.

21


2. Chấn thương gián tiếp: ít gặp hơn( người chơI thể thao do co gấp cẳng

chân đột ngột).
VI. Đặc điểm tổn thương GPB:
1. Vị

trí gãy:

Có thể gãy ngang chính giữa,gảy ở bờ trên/cực dưới( hay gặp).
Có thể( ít gặp) gãy theo chiều dọc/chiều dày.
2.

Đường

gãy:


Có thể gãy ngang,nhiều mảnh,gãy dọc.
3.

Di lệch:

Khi gãy ngang: hay gặp di lệch giản cách( do đầu trên xương bánh chè bị kéo
lên trên và hơi chếch ra ngoài do do cơ tứ đầu đùi).
Điều

VII.

trị:

-Trước hết chọc hút hết dịch máu tụ trong khớp gối
-

Mục đích điều trị:

+ Trả lại diện giải phẫu của khớp (mặt trong xương bánh chè)
+ Vận động sớm.
-Có hai hướng điều trị:
1 .Bão tồn:
1.1.

CĐ: Gãy xương bán chè có di lệch giản cách < 3mm và chênh

diện khớp ở mắt sau xương bánh chè < 1mm/gãy rạn xương bánh chè.
1.2.


PP:

-

Chọc hút hết máu tụ trong khớp( kim 16/18).

-

Bó bột 1/3 đùi -cổ-bàn chân trong tư thể gối duỗi hoàn toàn( máng
bột/tren có rạch dọc) trong 8-10W. (kiểu bột Tutto)

-

Tập vận động.

22


2.

PT: Hiện nay, xương bánh chè vỡ đã được mổ rất thành công. Sau mổ, ổ
gãy được cố định vững chắc; bệnh nhân gấp duỗi, vận động được sớm mà
không cần bó bột hay cố định lâu (làm hạn chế động tác của khớp).
2.1. CĐ:

-

Gãy hở, gãy có di lệch giãn cách trên 3mm và chênh mặt gãy 1mm

-


Gãy có tổn thương dây chằng
2.2. PP:

-

Tốt nhất là pp kết xương bằng cách xuyên 2 đinh Kirscher song song và
buộc néo ép số 8 dựa trên nguyên lý cột trụ của Pauwels.

Ưu: đơn giản,cố định vững chắc ổ gãy,tập vận động được sớm,càng tập càng
nhanh liền xương( thường tập vận động sau 2W).
-

PP khâu cố đinh xương bánh chè bửng chỉ thép.

-

PP buộc vòng thép quanh chu vi xương của Berger: Dùng cho gãy xương
bánh chè nhiều mảnh.

23


GÃY XƯƠNG HỞ

MỤC TIỄU
1.

Trình bày được thương tổn giải phẫu bệnh và sinh lý bệnh của gãy xương
hở.


2.

Mô tả được cách phân loại và các biến chứng của gãy xương hở

3.

Chẩn đoán được gãy xương hở.

4.

Mô tả được cách sơ cứu và thái độ xử trí gãy xương hở.

1.

ĐẠI CƯƠNG

Gãy xương hồ là loại gãy xương kèm vết thương phần mềm và vết thương này
thông vào ổ xương.
Gãy xương hở do nhiều nguyên nhân và chiếm hàng đầu là tai nạn lưu thông do
các loại xe mô tô và ô tô. Trong thòi bình tỷ lệ gãy xương hở chiếm khoảng 810% các tổn thương cơ quan vận động. Trong chiến tranh tỷ lệ này thưòng cao
khoảng 40-45% tổng sô" các vết thương.
Gãy xương hở thường có 40-70% kết hợp với chấn thương nơi khác (đầu, ngực,
bụng...)
Gãy xương hỏ cũng thường xuyên đi kèm với tổn thương mô mềm gây ra hội
chứng chèn ép khoang, đi kèm với tổn thương dây chằng các khớp kế cận.
2.

GIẢI PHẪU BỆNH VÀ SINH LÝ BỆNH


Về mặt tổn thương giải phẫu, một gãy xương hở có thể thấy:
-

Tổn thương mạch máu, thần kinh

-

Tổn thương dây chằng của khớp kế cận

-

Tổn thương phần mềm

24


-

Tổn thương xương

về mặt diễn biến sinh lý bệnh, phải xem xét hai vấn đề.

25


×