Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Giáo Trình Bệnh lý Gan Do Thuốc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.9 KB, 12 trang )

Bệnh lý Gan Do Thuốc
Thuốc là một nguyên nhân quan trọng thường gây tổn thương gan. Điều này
không gây ngạc nhiên, vì gan là cơ quan chủ yếu trong việc thanh lọc, biến đổi sinh
học và đào thải thuốc. Các bất thường bao gồm một phổ bệnh lý rộng từ những thay
đổi nhỏ không đặc hiệu đến tình trạng hoại tử gan tối cấp.
- Tuy nhiên 2 biến chứng quan trọng nhất lại chính là viêm cấp và ứ mật, bệnh
cảnh rất giống với viêm gan siêu vi và tắc nghẽn đường mật.
- Một số bệnh cảnh cấp tính và mạn tính khác cũng có thể xảy ra.
- Bệnh gan do thuốc khá phức tạp, đa dạng với nhiều biểu hiện khác nhau, và có
thể tương tự về mặt lâm sàng với rất nhiều bệnh lý gan khác.
- Sinh bệnh học thay đổi tuỳ theo tác nhân gây hại, và thường không được hiểu
rõ trong đa số các trường hợp.
- Đôi khi thuốc hoặc một trong các chất chuyển hoá của nó gây độc trực tiếp lên
các màng của gan. Kiểu tổn thương này có thể dự báo trước được và tuỳ thuộc liều
lượng, nhưng lại tương đối hiếm gặp.

H1- Sinh bệnh học của viêm gan do thuốc: Thuốc-> Men CYP450->Các chất chuyển
hoá nguy hại->Thiếu hụt glutathione->stress oxyd hoá->Hoại tử tế bào-> các chất trung gian
gây độc hoặc bảo vệ gan-> Tiếp tục tổn thương mô gan hoặc tái tạo mô gan.
- Rất thường xuyên hơn, tổn thương xảy ra không thể dự báo trước và không
liên quan đến liều lượng, trong một thiểu số bệnh nhân dùng thuốc. Trong những
trường hợp đó, nguyên nhân có thể là các yếu tố thuận lợi về mặt di truyền hoặc phản
ứng bất thường của cá thể (idiosyncratic) với thuốc.
- Phản ứng quá mẫn tự miễn (immune hypersensitivity) cũng đã được đề cập
đến, tuy nhiên chỉ một thiểu số trường hợp là có đi kèm với những chứng cứ về phản
ứng miễn dịch như phát ban, viêm đa khớp và tăng eosinophil. Nhiều trường hợp được
xem là quá mẫn (putative hypersensitivity) có thể do các chất chuyển hoá trung gian
của thuốc gây độc ở một số rất ít người nhạy cảm. Trong đa số trường hợp, nguyên
nhân của sự nhạy cảm cá thể không được biết rõ, và sinh bệnh học chính xác của tổn
thương gan vẫn còn chưa rõ ràng.
- Để chẩn đoán trước hết cần phải hỏi kỹ lưỡng về tất cả các loại thuốc mà


người bệnh đã dùng, bao gồm những thuốc mua tự do, thuốc kê đơn và cả những loại
thuốc cấm. Yếu tố thời gian cũng rất quan trọng trong những trường hợp rối loạn chức
năng cấp: Tổn thương xảy ra điển hình trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi bắt đầu
dùng thuốc.
- Những phản ứng khác có liên quan đến tổn thương mạn tính và kín đáo, do đó
cần có thời gian tiếp xúc với thuốc lâu dài, như trong trường hợp xơ hoá do
methotrexate hoặc adenoma gan do dùng thuốc ngừa thai.
- Sinh thiết gan đôi khi cung cấp những chứng cứ quan trọng trong một số
trường hợp tổn thương do thuốc, nhưng đa phần thì tổn thương mô học thường không
điển hình hoặc dễ nhầm với các tổn thương gan nguyên phát. Do đó, trong nhiều
trường hợp, chẩn đoán tổn thương gan do thuốc thường khá mơ hồ hoặc không thể
chứng minh, ngay cả sau khi đã được đánh giá rất kỹ lưỡng.
- Tiên lượng thay đổi nhiều. Tổn thương cấp thường hồi phục sau khi ngưng
loại thuốc gây tai biến, nhưng một số trường hợp hoại tử cấp nặng có thể dẫn đến tử
vong hoặc hoá sẹo sau hoại tử. Đối với những trường hợp tổn thương mạn, tổn thương
tế bào gan và viêm thường chấm dứt sau khi ngưng thuốc, nhưng các mô đã bị xơ hoá
sẽ không thể hồi phục.
- Không thầy thuốc nào có khả năng nhớ hết được vô số những tên thuốc có thể
gây thương tổn gan. Tốt nhất là hãy cảnh giác thường xuyên về khả năng xảy ra tai
biến, nắm vững các dạng tổn thương, và biết rõ những loại thuốc nào hay gây ra tai
biến nhất.

CÁC LOẠI THUỐC ĐÃ ĐƯỢC BÁO CÁO GÂY RA TỪ 5 TRƯỜNG
HỢP
VIÊM GAN CẤP KÈM SUY GAN TRỞ LÊN
Aminosalicylic Acid,
Isoflurane,
Tannic Acid (Hemorhinol),
Isoniazide (Rimifon),
Tienilic Acid

Ketoconazole (Nizoral),
Valproic Acid (Depakine)
Methoxyflurane
Allopurinol (Zyloric)
Methyldopa (Aldomet)
Amiodarone (Cordarone)
Minocyclin (Minocin)
Amodiaquin
Nitrofurantoin (Furadantine)
Amoxicillin + Clavulanic Acid (Augmentin)
Paracetamol (Dafalgan)
Aspirin
Pemoline
Carbamazepine (Tegretol)
Phenacemide
Dactinomycine (Lyovac Cosmegen)
Phenelzine
Dantrolene (Dantrium)
Phenobarbital (Gardénal)
Dapsone
Phenylbutazone
Diclofenac (Voltaren)
Piprofene
Disulfirame (Antabuse)
Propylthiouracil
Enflurane
Pyrazinamide (Tebrazid)
Fluconazole (Diflucan)
Sulfasalazine
Flutamide

Tetracycline
Glafenine (Glifanan)
Tribromoethanol
Halothane
Trichloroethylene
Hycanthone
Troglitazone
Iproniazide
Zidovudine

Bảng dưới đây sẽ giúp phân loại một cách khách quan và nêu lên một số ví dụ
về tổn thương gan do thuốc.

×