Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

thế giới nhân vật trong tập truyện hay viết cho thiếu nhi – nguyên hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.45 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
===

===

VŨ THỊ TƯƠI

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TẬP
“TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI –
NGUYÊN HỒNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Thiếu nhi
Người hướng dẫn khoa học

TS. DƯƠNG THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô giáo trong
tổ bộ môn Văn học thiếu nhi đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường
và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc nhất tới cô giáo của em là
cô Dương Thị Thúy Hằng – người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để


đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Vũ Thị Tươi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình dưới
sự hướng dẫn của cô Dương Thị Thúy Hằng. Đề tài chưa được công bố trong
bất cứ một công trình khoa học nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Vũ Thị Tươi


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 5
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG .......................................................... 6
1.1.Nhân vật văn học ...................................................................................... 6
1.2. Tác giả Nguyên Hồng và tập “Truyện hay viết cho thiếu nhi – Nguyên

Hồng”............................................................................................................. 8
1.2.1. Tác giả Nguyên Hồng ........................................................................... 8
1.2.2. Tập truyện hay viết cho thiếu nhi – Nguyên Hồng .............................. 11
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TẬP “TRUYỆN HAY VIẾT
CHO THIẾU NHI – NGUYÊN HỒNG” ...................................................... 20
2.1.Nhân vật trẻ em ...................................................................................... 20
2.1.1.Những đứa trẻ nghèo khó bất hạnh ...................................................... 20
2.1.2.Những đứa trẻ giàu mơ ước và nhân hậu ............................................. 25
2.2.Nhân vật người lớn ................................................................................. 29
2.2.1.Người phụ nữ ...................................................................................... 29
2.2.2.Những nhân vật người lớn khác ........................................................... 36
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT TRONG TẬP “TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI – NGUYÊN
HỒNG” ........................................................................................................ 41
3.1.Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tình huống truyện ............................. 41
3.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình............................ 46
3.3.Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ và giọng điệu .................... 50
3.3.1.Ngôn ngữ trần thuật giàu tính biểu cảm ............................................... 50


3.3.2.Giọng điệu trần thuật thiết tha ............................................................. 57
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyên Hồng là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học
Việt Nam hiện đại. Sinh ra trong cảnh đất nước lầm than, lớn lên trong sự
nghèo khổ, bất hạnh nên Nguyên Hồng dễ dàng đồng cảm với nỗi thống khổ

của nhân dân. Ông đã đặt trái tim, tâm hồn, hi vọng và lòng tin trên mỗi trang
viết để nói về người cùng khổ và dựng lên bức tranh hiện thực về sự nghiệp
cách mạng trọng đại của dân tộc. Ngòi bút của Nguyên Hồng cũng góp phần
vào không khí sôi động và sự phát triển liên tục của văn học Viêt Nam thế kỷ
XX.
Mặc dù mới chỉ học hết bậc tiểu học và đến với nghề viết văn khá sớm
nhưng Nguyên Hồng đã thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay: Bỉ vỏ
(1937). Hơn 40 năm cầm bút ông đã để lại cho chúng ta một gia tài văn học
đồ sộ với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Bỉ vỏ, Sóng gầm, Cơn bão đã đến,
Cửa biển, Những ngày thơ ấu, Hai dòng sữa… Những tác phẩm của
Nguyên Hồng đã phản ánh một cách chân thực cảm động cuộc sống với
những số phận cụ thể của những người lao động nghèo khổ và quá trình đổi
đời nhờ Đảng, nhờ Cách mạng.
1.2. Khi viết về những người nghèo khổ Nguyên Hồng đặc biệt chú ý đến
phụ nữ và trẻ em. Ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
Nguyên Hồng đến với trẻ em không phải như là một sự ngẫu nhiên. Ngay từ
hai tập sách đầu tay, tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu, nhà văn
đã dụng công viết về những gian truân của họ. Với trái tim tha thiết yêu
thương con người, trong cảm quan của Nguyên Hồng, phụ nữ và trẻ em chính
là những con người yếu đuối, dễ bị tổn thương nhất.
1.3. Những truyện ngắn Nguyên Hồng viết về thiếu nhi được rất nhiều độc
giả nhỏ tuổi yêu thích. Nhiều truyện được tập hợp trong cuốn Truyện hay viết

1


cho thiếu nhi – Nguyên Hồng. Tập truyện gồm 8 truyện ngắn viết về số
phận, tình cảnh của những con người khác nhau và họ đều có điểm chung là
những con người nghèo khổ, bất hạnh và đều phải chịu sự áp bức bóc lột.
Mặc dù nghèo khổ, bất hạnh và chịu áp bức nhưng trong họ vẫn nuôi dưỡng

những ước mơ, hi vọng về một ngày mai tươi sáng. Tập truyện thể hiện cái
nhìn nhân đạo của tác giả đối với con người đặc biệt là trẻ em. Tìm hiểu về
thế giới nhân vật trong tập truyện này sẽ góp phần giúp chúng tôi thâm nhập
vào thế giới nghệ thuật trong những tác phẩm viết về trẻ em của Nguyên
Hồng.
Với tất cả những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài thế
giới nhân vật trong tập “Truyện hay viết cho thiếu nhi – Nguyên Hồng”
làm đối tượng tìm hiểu cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyên Hồng là một trong số những nhà văn ngay từ đầu đã tự xác định
cho mình con đường nghệ thuật đúng đắn và tiến bộ. Ngòi bút của ông hướng
về những con người lao động nghèo khổ, lam lũ. Tư tưởng nghệ thuật của ông
là tư tưởng hiện thực phê phán với chủ nghĩa nhân đạo mãnh liệt và thống
thiết. Con người nhà văn và những sáng tác của ông luôn giành được những
tình cảm yêu thương đằm thắm trong lòng bạn bè và bạn đọc nhiều thế hệ.
Theo khảo sát của chúng tôi cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu, tạp chí, luận án, luận văn… nghiên cứu về nhân vật trong sáng tác của
Nguyên Hồng. Chúng tôi xin điểm lại những ý kiến mang tính nổi trội có liên
quan đến đề tài mà chúng tôi quan tâm.
Khái quát về toàn bộ đời văn Nguyên Hồng, Nguyễn Minh Châu nhận thấy
trong sáng tác của Nguyên Hồng ẩn chứa những mẫu người của xã hội cũ.
Nguyễn Minh Châu thấy rằng: “Ngổn ngang gò đống kéo lên biết bao nhiêu là

2


hạng người, là mẫu người của xã hội cũ”. Đồng thời tác giả cũng cho rằng,
Nguyên Hồng là nhà văn của “thập loại chúng sinh”.
Những nhận xét của Nguyễn Minh Châu giúp chúng ta có cái nhìn đúng
đắn về Nguyên Hồng, về những nhân vật trong văn Nguyên Hồng là những

người thuộc lớp xã hội cũ. Người đọc như cảm thấy những nhân vật trong văn
Nguyên Hồng vừa bước ra và kể lại cuộc đời của chính mình.
Tác giả Bạch Văn Hợp khi đi sâu vào nghiên cứu Đặc điểm phong cách
nghệ thuật của Nguyên Hồng đã chỉ ra trong sáng tác của Nguyên Hồng có
cả nhân vật khác thường như: nhân vật giàu nghĩa khí mang dáng dấp của
người anh hùng hảo hán, nhân vật mang dáng dấp trong cổ tích huyền thoại,
nhân vật nhân từ, thánh thiện và nhân vật quỷ sứ. Những nghiên cứu của Bách
Văn Hợp cho chúng ta cái nhìn mới về nhân vật trong sáng tác của Nguyên
Hồng.
Cũng tìm hiểu về thế giới nhân vật nhưng trong luận văn thạc sĩ Trần Thị
Thanh Yến “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước cách
mạng tháng Tám năm 1945” (2011) lại chia những nhân vật trong truyện
ngắn Nguyên Hồng theo tính cách của nhân vật như: nhân vật cam chịu, nhân
vật vượt lên hoàn cảnh, nhân vật vị tha giàu đức hi sinh và nhân vật tha hóa.
Trong luận án Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm
1945, tác giả Đào Thị Lý đã dành ra hẳn một chương để nói về thế giới nhân
vật trong sáng tác văn xuôi của Nguyên Hồng. Những nhân vật trong sáng tác
của Nguyên Hồng được Đào Thị Lý xếp vào bốn nhóm người trong xã hội đó
là: những người phụ nữ nghèo khổ bất hạnh; những đứa trẻ nghèo khổ không
có tuổi thơ; những người trí thức tiểu tư sản nghèo, giàu hoài bão nhưng bất
lực và bế tắc trước cuộc sống và những nhân vật con người tha hóa. Thông
qua luận án của Đào Thị Lý giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về thế giới nhân

3


vât của Nguyên Hồng. Nó thật phong phú phức tạp đó là cả một thế giới
những người nghèo khổ dưới đáy xã hội
Qua những bài viết và công trình nghiên cứu về thế giới nhân vật trong
sáng tác của Nguyên Hồng, các tác giả đã có những nhận định khách quan và

chính xác về cách xây dựng con người cũng như thế giới nghệ thuật và phong
cách trong các tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn của nhà văn.
Trên đây, chúng tôi đã bước đầu điểm qua những ý kiến đáng chú ý hơn cả
khi bàn đến nhân vật trong sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng. Về riêng tập
“Truyện hay viết cho thiếu nhi - Nguyên Hồng”, cho đến nay, nhìn chung
số lượng ý kiến bàn luận, tìm hiểu, đánh giá còn rất ít. Những ý kiến tìm hiểu
về thế giới nhân vật trong tập truyện này còn thưa vắng hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tập trung
khảo sát và tìm hiểu các nhân vật trong tập “Truyện hay viết cho thiếu nhi –
Nguyên Hồng”, gồm 8 truyện viết về trẻ em, viết cho trẻ em, so sánh với
truyện viết cho trẻ em của tác giả cùng thời để thấy được thành công của
Nguyên Hồng trong việc xây dựng nhân vật. Qua đó giúp chúng tôi có cái
nhìn đầy đủ hơn về quá trình sáng tạo nghệ thuật của ông
4. Mục đích nghiên cứu
Tiếp thu các ý kiến đánh giá về cách xây dựng nhân vật trong sáng tác
Nguyên Hồng của những người đi trước khóa luận đặt ra nhiệm vụ là tìm hiểu
thế giới nhân vật trong tập “Truyện hay viết cho thiếu nhiếu nhi - Nguyên
Hồng” một cách có hệ thống.Từ đó tìm ra cái riêng của nhà văn trong thể loại
truyện viết cho thiếu nhi so với nhà văn cùng thời và khẳng định vị trí của
truyện viết cho thiếu nhi của Nguyên Hồng trong nền văn xuôi hiện đại Việt
Nam.

4


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi vận dụng môt số phương
pháp sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp lịch sử cụ thể
- Phương pháp so sánh đối chiếu
6. Bố cục khóa luận
Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, nội dung chính của khóa luận được
tổ chức thành 3 chương:
Chương 1.Giới thuyết chung
Chương 2. Các kiểu nhân vật trong tập “Truyện hay viết cho
thiếu nhi – Nguyên Hồng”
Chương 3. Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
tập “Truyện hay viết cho thếu nhi – Nguyên Hồng”
Cuối cùng là phần Tài liệu tham khảo

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Nhân vật văn học
Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn
giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh
thiên nhiên, những lời bình luận... đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa
dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính
là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong
tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những
con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng
"Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một
sáng tác"
Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân,
Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...), có thể là những người không có tên (như

thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia...) hay có thể là một đại từ nhân xưng
nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện
đại, như mình- ta trong ca dao...). Khái niệm con người này cũng cần được
hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm từ
văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con
người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật...nhưng lại
gán cho nó những phẩm chất của con người.
Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ
thuật khác. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là
ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng

6


tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối
quan hệ của nó.
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc
sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật,
nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập
đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc
xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực
và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc
đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các
vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ
nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và
ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực
hiện khát vọng tự do, công lí...Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí
Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội
thực dân nửa phong kiên. Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn
đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt

đẹp của con người...
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống
và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả
nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần
thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì
vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi
phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để
hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc
đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất...) nhưng
cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc
đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề

7


của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác
phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người
sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của
tác giả".
1.2. Tác giả Nguyên Hồng và tập “Truyện hay viết cho tiếu nhi – Nguyên
Hồng”
1.2.1. Tác giả Nguyên Hồng
1.2.1.1. Tiểu sử
Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 -11 -1918 tại
phố Hàng Cau, Nam Định trong một gia đình công giáo đang trong thời kì sa
sút. Mười hai tuổi cậu bé Nguyên Hồng mồ côi cha, người mẹ trẻ nghèo khổ
phải đi vào Vinh ở vú, rồi mấy năm sau thì đi bước nữa trong sự ruồng bỏ, hắt
hủi và nhất là chịu cảnh “cấm vận” của gia đình nhà chồng, không được gần
gũi, chăm sóc con mình. Thiếu tình yêu thương, Nguyên Hồng sống nhờ cô
và chịu sự rẻ rúng, khinh miệt của bà. Mười lăm tuổi mới học xong tiểu học,

ông đã bị đày đọa trong các nhà lao trải dài từ Nam Định cho đến Hà Nội và
cuối cùng bị giải đi Phúc Yên. Đến năm mười sáu tuổi, hết hạn tù được tha
ông từ giã quê hương Nam Định để về sống với mẹ và bố dượng ở xóm Cấm,
Hải Phòng. Tại cái xóm nghèo ấy Nguyên Hồng đã trở thành thầy giáo của
những trẻ em nghèo.
Năm 1935 tại Hải Phòng, nhà văn của chúng ta đã gặp được Thế Lữ- người
khai sáng của phong trào thơ Mới. Chính từ cuộc gặp gỡ này, Nguyên Hồng
đã nhận ra ý nghĩa, tầm quan trọng của văn chương, ông coi văn chương là lẽ
sống của đời mình.
Năm 1936, Linh hồn truyện ngắn đầu tay của Nguyên Hồng được in trên
Tiểu thuyết thứ bảy càng đẩy mạnh quyết tâm này của nhà văn. Có thể nói,
Hải Phòng đã trở thành quê hương thứ 2 của ông. Hải Phòng là nơi tác động,

8


ảnh hưởng sâu sắc đến nghiệp văn chương của ông. Chính trong những căn
nhà ổ chuột tối tăm, bẩn thỉu, nghèo khổ của xóm Cấm, Hải Phòng, những
trang viết đầu tiên của tiểu thuyết Bỉ vỏ và Hồi ký Những ngày thơ ấu đã
được hình thành. Bỉ vỏ được in thành nhiều kì trên báo. Năm 1937 tiểu thuyết
Bỉ vỏ của nhà văn nhận được giải thưởng của Tự lực văn đoàn.Từ đó Ngyên
Hồng đã thực sự trở thành một nhà văn của nhân dân.
Năm 1938, trên báo Ngày nay bắt đầu giới thiệu về Những ngày thơ ấu
đưa văn chương Nuyên Hồng đến gần với bạn đọc hơn.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông đảm nhiệm vai trò biên tập cho tạp chí
Tiên phong – cơ quan hoạt động văn hóa mới của Đảng. Thời gian này, ông
cho ra đời một số truyện vừa Ngọn lửa và tập truyện ngắn Địa ngục và Lò
lửa. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Ngyên Hồng cùng một số gia đình văn
nghệ sĩ khác như Ngô Tất Tố, Kim Lân… lên khai phá ấp Kì Nhân. Tại đây
ông tiếp tục tham gia hoạt động trong Hội Văn nghệ Việt Nam, là biên tập

viên cho tạp chí văn nghệ của Hội và phụ trách Trường văn nghệ nhân dân
Trung ương. Năm 1954, hòa bình lập lại ở miền bắc ông và gia đình chuyển
về Hà Nội sinh sống. Nguyên Hồng được phân công công tác tại Hội nhà văn
Việt Nam và làm thư kí cho tòa soạn báo Văn do Nguyễn Công Hoan làm chủ
nhiệm. Do đấu tranh chống lại nhóm Nhân văn– Giai phẩm, Nguyên Hồng
chuyển về tham gia lao động tại nhà máy xi măng Hải Phòng.
Từ năm 1962, ông và gia đình sống tại Cầu Đen, Yên Thế (Bắc Giang). Sau
Hải Phòng thì đây là quê hương thứ hai của ông, là nơi ông gắn bó lâu dài và
viết bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế còn dang dở. Ngày 2/5/1982 khi đang
hoàn thành tập 2 của bộ tiểu thuyết, Nguyên Hồng đột ngột qua đời.
Nguyên Hồng ra đi để lại muôn vàn tiếc thương cho bạn bè, độc giả của
ông. Tri ân cho những cống hiến của ông cho nền văn học nước nhà, Nguyên
Hồng đã được Chính phủ truy tặng huân chương độc lập hạng ba và giải

9


thưởng Hồ Chí Minh đợt 1. Nguyên Hồng không chỉ là một nhà văn lớn của
nền văn học Việt Nam mà còn là người thầy dẫn lối cho thế hệ trẻ bước vào
con đường viết văn.
1.2.1.2. Hành trình sáng tác
Với 46 năm sáng tác của mình, Nguyên Hồng đã để lại cho chúng ta nhiều
tác phẩm có giá trị trên các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, hồi kí, bút
kí. Có thể nói Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Hoàn
cảnh sống khắc nghiệt và cá tính đã định hướng thị hiếu thẩm mỹ của nhà văn
Nguyên Hồng. Điều đó đã tác động đến cảm hứng và tư duy nghệ thuật của
nhà văn, khiến những trang văn cuộc đời bao giờ cũng thấm đượm tinh thần
nhân đạo chủ nghĩa, chan chứa tình cảm yêu thương, tin tưởng ở con người,
nhất là những con người cùng khổ.
Sự nghiệp cầm bút của Nguyên Hồng bắt đầu kể từ khi ông gặp được nhà

thơ Thế Lữ - người mà ông xem là thần tượng của mình.Nguyên Hồng bắt
đầu ra mắt bạn đọc bằng truyện ngắn Linh hồn được in trên Tiểu thuyết thứ
bảy vào năm 1936. Đó là thời gian nhà văn vừa chuyển đến sống ở xóm Cấm,
Hải Phòng, ban ngày ông đi dạy học cho những đứa trẻ con nhà nghèo còn
ban đêm ông lại cặm cụi viết văn. Nhà văn trẻ ấy bước vào nghề với lòng
đồng cảm với những con người nghèo khổ xung quanh mình. Nhưng ông thực
sự thành công khi cho ra mắt tiểu thuyết Bỉ vỏ (1937), ngay sau khi ra mắt
tiểu thuyết này đã được nhận giải thưởng của Tự lực văn đoàn. Năm 1940
ông lại tiếp tục cho ra mắt bạn thiên tự truyện Những ngày thơ ấu ghi lại
những tủi cực của chính mình.
Tiếp nối thành công của hai tác phẩm đầu tay năm 1941, Nguyên Hồng lại
tiếp tục cho ra tập truyện ngắn Bảy Hựu. Đây là tập truyện phản ánh những
cuộc đời bi đát của hạng người lưu manh sống âm thầm lẩn lút trong xã hội.

10


Năm 1943 Nguyên Hồng tham gia tổ chức Văn hóa cứu quốc vừa được
thành lập. Sau cách mạng tháng Tám ông tiếp tục hoạt động trong Hội văn
hóa cứu quốc. Trong thời gian này ngòi bút Nguyên Hồng đã có nhiều chuyển
biến tích cực. Ông là nhà văn trong dòng hiện thực phê phán nhận thức được
chân lý cách mạng vô sản và thể hiện được phần nào trong tác phẩm: Người
đàn bà Tàu (1939), Qua những màu tối (1942), Quán Nải (1943), Hơi thở
tàn (1943), Hai dòng sữa (1943), Vực thẳm (1944), Ngọn lửa (1944), Miếng
bánh (1945).
Thời kỳ tiền khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám, Nguyên Hồng viết Địa
ngục và Lò lửa phản ánh nạn đói năm 1945 và cao trào Việt Minh. Kháng
chiến chống Pháp bùng nổ Nguyên Hồng đưa gia đình lên Việt Bắc, trong
thời gian này ông tham gia thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam và công tác tại
Hội. Năm 1955 ông về Hải Phòng làm báo ở tờ Tin Hải Phòng. Năm 1956

ông lên Hà Nội làm báo Văn Nghệ. Năm 1958 ông lại đưa gia đình lên ấp Cầu
Đen, bản thân ông đi thực tế ở Hải Phòng để bắt đầu viết bộ tiểu thuyết Cửa
biển với 4 tập, hơn 2000 trang: Sóng gầm (1961), Cơn bão đã đến (1968),
Thời kì đen tối (1973), Khi đứa con ra đời (1976).
Từ năm 1962, ông sống cùng gia đình tại ấp Cầu Đen, Yên Thế và bắt tay
vào viết bộ tiểu thuyết dài còn dang dở của cuộc đời mình. Ngày 2/5/1982 khi
đang hoàn thành tập hai của bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế thì ông đột ngột
qua đời.
1.2.2. Tập truyện hay viết cho thiếu nhi – Nguyên Hồng
“Tập truyện hay viết cho thiếu nhi – Nguyên Hồng”, bao gồm một số
truyện hay Nguyên Hồng viết về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi. Trong đó, có 8
truyện: Chuyện cái xóm tha hương ở cửa rừng Suối Cát và con hùm con
mồ côi; Con chó vàng; Giọt máu; Những giọt sữa; Mợ Du; Hai nhà nghề;

11


Tôi dạy học; Cháu gái người mãi võ họ Hoa, được trích từ một số tác phẩm
nổi tiếng của nhà văn và được Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 2013.
Người đọc cảm thấy khâm phục thấm thía với cái tình cái nghĩa của con
người và con vật trong truyện Chuyện cái xóm tha hương ở cửa rừng Suối
Cát và con hùm con mồ côi. Câu chuyện kể về những con người nghèo khổ
phải bỏ quê đi tha hương cầu thực – họ đi tìm vàng. Trên đường đi đến Suối
Cát họ gặp biết bao gian nan, vất vả có người còn bỏ mạng lai nơi rừng sâu
nước độc này: “Nửa tháng rồi đám người càng đi càng thấy biền biệt. Dọc
đường, một ông già, rồi một đứa bé con gái trong bọn ốm quá, cháo cũng
không ăn được nữa, chết” [4, tr. 12]. Vượt qua biết bao rừng núi họ đã đến
được với Suối Cát, nhưng nỗi tuyệt vọng trong họ trào dâng bởi vì Suối Cát
không giống như những lời đồn, mà ngược lại: “Suối Cát không có mỏ vàng
và cũng không có xóm làng, bản trại, không có ai ở, ai thuê ai mướn cả! Ở

đây, một dạo người ta tưởng có mỏ vàng đã kéo nhau đến tìm. Mấy tháng
liền, những người lên trước họ đã dầm mưa, dãi nắng ở các suối khe. Họ ăn
toàn củ mài, củ sắn, ngươi chỉ còn da bọc xương, lại kéo nhau đi nơi khác”
[4, tr. 13]. Cả hội đang chìm trong tuyệt vọng thì một ông già đã đứng lên, đó
là ông Đông người nhiều tuổi nhất trong hội: “Một ông già người gầy như hạc
nhưng đen xạm và rắn đanh sành như sắt, tóc bạc phơ xõa xuống đến vai, cặp
mắt long lanh như mắt tượng Kim Cương ở các chùa…” [4, tr. 14]. Chính ông
cụ Đông là người đã động viên tinh thần cho họ, lấy lại hy vọng cho họ bởi
ông biết nếu cứ như vậy thì cả bọn sẽ chết. Những con người nghèo khổ ấy đã
quyết định ở lại nơi đây an cư lập nghệp, họ cúng thần linh rồi, chặt cây vác
nứa làm nhà. Ngày ngày, họ lên rừng lấy nấm, đào củ mài, kiếm củi, làm
than, bắt cá, cuốc đất trồng ngô, trồng lúa… thấm thoát đã được ba vụ gặt
mùa. Cuộc sống của những con người Suối Cát tưởng rằng đã êm ấm thì một
cơn bão ập đến đã giết chết anh Trong con của ông bà Trong. Ông bà trong đã

12


già cả, ông Trong bị mù chỉ suốt ngày ngồi một chỗ tất cả việc nặng trong nhà
nhờ cả vào anh Trong. Ông bà Trong như sống trong tuyệt vọng kể từ ngày
mất con trai thì thần linh đã đưa đến cho ông bà một đứa trẻ đó là Xin. Cuộc
sống khốn khổ phải đi ở cho một lão nhà giàu, bị lão hành hạ Xin phải bỏ
chốn và lưu lạc đến đây. Số phận đã cho họ gặp nhau, họ nhận nhau là mẹ con
và sống hạnh phúc với nhau. Từ ngày Xin về, nhà ông bà trong no đủ hơn,
Xin lại chịu khó nên nhà cũng đủ ăn không lo đói nữa. Một ngày nọ, đi làm bà
Trong nhặt được một con hùm con bà quyết định mang nó về nuôi, bà đặt tên
cho nó là con Hiền. Con Hiền sống cùng với nhà bà Trong, nhà bà ăn gì nó ăn
nấy. Bà Trong dạy con hùm biết nghe lời, bà quý con hùm như con đẻ của của
mình, bà đi đâu nó cũng đi theo. Tiếng lành đồn xa, tên địa chủ trong vùng –
chính là tên chủ nhà của Xin, đã đến đây đòi mua con Hiền nhưng bà Trong

nhất định không bán dù cho hắn dọa dẫm thế nào. Bấy lâu sau, bà Trong già,
bệnh rồi mất, bà giao con Hiền lại cho Xin, ông Đông và mọi người trong
làng nhờ chăm sóc con Hiền. Ngày bà Trong mất, con Hiền buồn bã không
chịu ăn uống gì ông Đông và mọi người phải khí nó như đứa trẻ con nó mới
chịu ăn. Từ khi quay trở về, tên địa chủ ấm ức vì không mua được con Hiền,
hắn bày mưu tính kế bắt được con Hiền trong một lần đi săn. Hắn giam con
Hiền vào trong chuồng làm bằng gỗ lim. Biết con Hiền đã bị bắt giam ông
Đông, Xin, trai tráng trong làng tìm cách để cứu con Hiền nhưng họ không
thể vượt qua được vòng bao vây của kẻ thù. Ngày hôm ấy, như đánh hơi thấy
người thân thiết của mình nó quyết định phá chuồng, vượt qua hàng rào súng
đạn, nó chạy một mạch về nấm mộ bà Trong. Dân làng Suối Cát thấy con
Hiền trở về thì vui mừng khôn xiết. Họ đã quyết định rời bỏ Suối Cát để bảo
vệ con Hiền. Cái tình, cái nghĩa của dân làng Suối Cát dành cho con Hiền,
dành cho bà Trong khiến người đọc nghẹn ngào. Câu chuyện khép lại tình
cảm thiêng liêng, cao quý, tình đoàn kết giữa con người và con vật. Họ thà bỏ

13


Suối Cát chứ không bao giờ chịu rời nhau, không bao giờ chịu hèn nhục,
không bao giờ chịu những cảnh tàn bạo, bất công, nô lệ.
Truyện Con chó vàng được Nguyên Hồng viết năm 1937, khi đang sinh
sống tại những khu nhà ổ chuột, xóm Cấm – Hải phòng. Truyện kể về hai
nhân vật Điều và Tý Sáu chuyên đi ăn trộm, móc túi ở các khu chợ, bến tàu.
Mấy ngày rồi, chúng không kiếm được gì ăn vì vậy ông lão ăn mày đã rơi vào
tầm ngắm của chúng. Ông lão ăn mày bị mù, có một con chó màu vàng, ông
gọi nó là con Quýt hàng ngày nó dẫn ông rong ruổi khắp các chợ để xin ăn.
Con chó vàng chính là đôi mắt của ông lão ăn mày, là hy vọng của ông.
Nhưng một hôm thằng Tý Sáu đã bắt gặp ông lão ăn mày đang đếm đồng hào,
nó về gọi Điều và hai tên đã lên kế hoạch cướp số tiền ấy. Nhưng con chó

vàng lúc nào cũng theo cạnh ông lão, nó rất dữ nên cả hai tên đã quyết định
đánh bả con chó vàng. Con chó chết đi thì bọn chúng dễ dàng lấy được số tiền
ấy. Theo kế hoạch chúng đã ném bả cho chó vàng, con chó lao tới vồ ngay lấy
miếng mồi. Nghe thấy tiếng sủa ú ớ ông lão ăn mày gọi con chó, nhưng
không thấy đâu. Con chó cố bò lại chỗ ông lão, dãi dớt nó chảy ra: “Con chó
vàng lại sủa lên mấy tiếng ú ớ nữa rồi nó thúc cái mõm há hốc đầy rãi rớt vào
mũi ông già mù. Ông lão ăn mày chớp mấy cái, đoạn bế xốc nó vào lòng, vừa
ghé mũi ngửi mồm nó” [4, tr. 76]. Chứng kiến cảnh này Điều cảm thấy lạnh
người và run lên, Điều giằng lấy cái bị từ tay Tý Sáu và quăng trả lại cho ông
lão. Vì Điều biết rằng con chó ấy là niềm hy vọng của ông lão, con chó ấy
chết thì ông lão cũng không sống được. Nguyên Hồng là nhà văn giàu lòng
nhân đạo, ông đã không để nhân vật của mình lấn sâu vào bùn đen. Chính
giây phút ấy, Nguyên Hồng đã giúp cho nhân vật của mình nhận ra lỗi lầm và
quay đầu lại.
Truyện Giọt máu được Nguyên Hồng viết khi ông sống tại xóm chợ nghèo
ở Hải Phòng và làm thầy giáo cho con em của một số gia đình nghèo. Câu

14


chuyện bắt đầu khi Nguyên Hồng chuyển đến thuê trọ tại một nhà trọ ở tỉnh,
sống chung trong một ngôi nhà ngói năm gian với gia đình bác khán Thành.
Gia đình bác đã từng có nhà cửa, ruộng vườn ở quê nhưng sau một trận lũ lớn
đã quét sạch tất cả, cả hai đứa con trai lớn và con gái lớn của họ cũng bị lũ
cuốn đi. Gia đình họ chỉ còn lại năm người: bác khán Thành trai, bác khán
Thành gái, cái Thạo lớn, cái Thạo bé, cái Tý con. Năm con người ấy bồng bế
nhau ra tỉnh làm ăn, chồng làm “cu ly” cho nhà máy sợi, vợ đi chợ buôn rau,
cái Thạo lớn theo mẹ đi chợ còn cái Thạo bé ở nhà trông em. Trong đó,
Nguyên Hồng đặc biệt chú ý tới nhân vật Thạo bé lẽ ra ở cái tuổi ấy nó phải
được đến trường phải được vui chơi như những đứa trẻ khác. Nhưng vì hoàn

cảnh gia đình con bé ấy đã không được hưởng bất kỳ niềm vui nào của trẻ
thơ: “Trước ánh lửa bếp lom nhom và ánh đèn mù, sắc mặt Thạo càng xạm
thêm, ngây dại và cô độc hơn. Con bé ấy gắp rau húp nước dưa và nhất là xới
cơm đều rón rén như sợ rằng nó không được phép ăn những thứ quý báu lắm
ấy” [4, tr. 86]. Tuy còn nhỏ tuổi, con bé ấy đã ý thức được trách nhiệm của
bản thân đối với gia đình. Vì nhỏ tuổi không thể theo mẹ đi chợ được nên con
bé cảm thấy mình không được hưởng bất kỳ quyền gì cả ngay cả việc ăn uống
nó cũng rón rén như không được phép. Mảnh vườn nhỏ trước sân được nó
dọn dẹp, làm cỏ, xới đất rồi trồng ngô. Được vun xới chăm bón đều đặn đám
ngô ấy đã trổ bông và ra bắp, bác khán Thành trai hứa khi nào bán ngô sẽ cho
Thạo bé bán hết mua lấy con gà để nuôi, đoạn bán gà để mua cho nó bộ quần
áo mới. Nhưng mụ chủ nhà ác độc đã dập tắt hy vọng của đứa trẻ thơ viện cớ
bố Thạo chưa trả tiền nhà mụ đã nhẫn tâm bẻ sạch chỗ ngô của Thạo bé để trừ
nợ. Niềm hy vọng bị dập tắt nó luẩn quẩn hết gốc ngô này đến gốc ngô khác
trông thật tội nghiệp, nó khóc nức dưới cơn mưa rào. Dầm mưa nên Thạo bé
bị ốm, nó sốt cao nhưng chỉ được nằm nhà thương có năm hôm rồi phải về bế
em cho mẹ đi chợ. Tưởng như hy vọng đã bị dập tắt nhưng một buổi sáng tinh

15


sương Nguyên Hồng đã thấy Thạo bé lúi húi bên những gốc ngô cũ nó đang
xới lên và trồng lại đám ngô mới. Người đọc cảm thấy xé lòng trước hình ảnh
ấy, một đứa bé khốn khổ nhưng đầy nghị lực niềm tin.
Chúng ta bắt gặp tiếng gọi thống thiết trong truyện Những giọt sữa, vì
thiếu sữa một đứa trẻ thơ đã chết. Trong khi những đứa trẻ thiếu sữa thì
những mụ đàn bà phú hào lại tắm bằng sữa còn bọn tư sản lại đổ hàng ngàn
thùng sữa xuống biển để bán những thùng còn lại với giá cắt cổ. Tội ác của
bọn thực dân thật dã man, trong khi những đứa trẻ thơ đang quằn quại vì thiếu
sữa thì những người mẹ của nó phải lăn lưng ra làm việc cho bọn chúng, để

phục vụ cho chúng đi xâm lược nước mình. Tiếng gọi thống thiết của nhà văn
kêu gọi chúng ta cần có một nhà thơ, một nhà văn, một bài thơ, hay một trang
văn kêu gọi để đòi sữa cho những đứa trẻ thơ. Những đứa trẻ thơ chúng thực
sự vô tội nhưng vì khát sữa chúng đã chết. Nguyên Hồng kêu gọi mọi người
đứng lên đấu tranh chống lại bọn thực dân đòi lại quyền được sống cho những
đứa trẻ thơ.
Tiếp đến với truyện ngắn Mợ Du được tác giả viết năm (1939 -1943) (Đã
được đăng một phần trên Tiểu thuyết thứ bảy số 277 ra ngày 23-9-1939 trong
truyện Những đêm trắng). Truyện kể về một người phụ nữ đó là mợ Du vì
tình tứ với anh thợ may bị bắt gặp nên mợ phải bỏ chồng: “Mợ Du bỏ chồng!
… Và, như những người lớn, tôi đã ghét và khinh mợ mỗi khi nghe nhắc đến
mợ với cái tội không thể tha thứ ấy” [4, tr. 111]. Người phụ nữ ấy đã “phạm
tội” rồi, cái tội khao khát tình yêu thương và sự chở che ấy đã bị bao người
khinh ghét bởi cái hủ tục lạc hậu, hà khắc. Những lần gặp đứa con trai bé
bỏng, Dũng của mợ, là những lần mợ phải lén lút như có tội. Người đàn bà tội
nghiệp ấy khao khát gặp đứa con trai mình, phải năn nỉ thậm chí là van nài
một đứa trẻ - tác giả Nguyên Hồng, và cho nó hai hào. Mợ Du gặp con thì
“hôn hít vào má, vào trán, vào cằm Dũng rồi khóc nức nở” cho thỏa nỗi nhớ

16


thương mong ước. Tác giả chứng kiến toàn bộ những cuộc gặp gỡ đầy nước
mắt và chính nó đã đánh thức trong ông những cảm xúc về tình mẫu tử. Sự
đồng cảm quá lớn đối với mẹ con Dũng như xoáy vào tâm can người đọc, đầy
đau thương và ê chề. Những tiếng kêu: “Mợ ơi…” đứt quãng trong tiếng nấc
như chính trái tim nhà văn nức nở từng hồi. “Mợ Du đứng vùng lên, hất
mạnh mớ tóc xõa ra đằng sau …”, thời khắc Dũng sợ nhất cũng đến, nó
không biết làm gì hơn ngoài khóc. Đôi mắt vốn ngây thơ và tinh thông của
một đứa bé nay thấm đẫm nước mắt, nhạt nhòa và đày đọa. Mợ Du đau lòng

lắm, ánh mắt mợ cũng trở nên u tối và đau khổ. Không gặp con thì nhớ, gặp
rồi giây phút chia li này làm trái tim hai con người ấy như nghẹt thở. Cũng
như bao người phụ nữ khác, mợ Du khao khát có được hạnh phúc cho riêng
mình nhưng những tiếng gọi của đứa con thơ cứ níu kéo và thổn thức mãi,
khiến cả cuộc đời mợ sống trong dằn vặt đau đớn, không có lấy một phút
thanh thản. Và những lần gặp mặt của hai mẹ con cứ tiếp tục, đau đớn và đầy
nước mắt, bẵng cho đến mười bảy, mười tám năm – một cái chết của một
người phụ nữ ở nơi tha hương mà tác giả được biết qua lời kể của bà chủ nhà.
Không một ai thân thích, không một ai quen biết đám tang ấy diễn ra trong sự
lẻ loi, cô độc. Nguyên Hồng nghẹn lòng khi biết người phụ nữ hốc hác đang
nằm trong cỗ quan tài ấy chính là mợ Du qua những bức thư của thằng Dũng,
mợ vẫn gìn giữ và nâng niu cho tới tận bây giờ. Mợ Du nằm đó nhưng tình
mẹ con vẫn còn ấm nóng trong lòng người phụ nữ cô độc. Nguyên Hồng chợt
nhớ tới Dũng không biết nó còn sống hay đã chết nhưng nhà văn biết chắc
rằng mợ Du đã chết nhưng tình yêu dành cho Dũng vẫn còn mãi.
Hai nhà nghề là truyện ngắn được Nguyên Hồng viết khi sống tại Hải
Phòng, truyện kể về cậu bé tên Nhân người ta thường gọi cậu là Nhân đen.
Bởi vì, nước da cậu đen nhẫy như gỗ lim của bàn học cũ. Cậu kiếm sống bằng
nghề làm xiếc, biểu diễn những tiết mục độc đáo, suốt ngày cậu rong ruổi

17


khắp nơi trong nắng mưa, gió, bụi. Cậu nhận một đứa trẻ về học nghề nhưng
khi học được hết những mánh nghề của Nhân, trong lúc Nhân ốm đau hoạn
nạn thằng bé ấy lại bỏ Nhân mà đi. Tuy bị phản bội nhưng Nhân vẫn cố tìm
một thằng bé khác để truyền nghề. Cuộc sống khó khăn, Nhân lại hay ốm đau
nên cậu quyết định rời bỏ quê hương Hải Dương để đến với đất Hải Phòng
sầm uất. Tưởng rằng ở mảnh đất này Nhân sẽ khấm khá hơn, nhưng càng giàu
có con người ta lại càng keo kiệt. Nhân tìm một nơi thích hợp để biểu diễn hết

những tài năng mà mình có, những tiếng vỗ tay khen ngợi cổ vũ đã xua tan
những mệt nhọc trong người cậu, cậu cố gắng biểu diễn hết những tiết mục
sao cho thật hấp dẫn. Nhưng khi cậu chìa chiếc mũ ra để xin những đồng tiền
bù đắp cho mồ hôi công sức của mình thì những người ấy lại quay đi, họ chỉ
muốn xem không chứ không chịu bỏ ra một đồng để thưởng cho cậu. Nỗi
tuyệt vọng dâng lên trong lòng Nhân thì một tiếng nhạc kêu lên xoang xoảng
đầu phố. Những người vừa xem Nhân biểu diễn lại đổ dồn về đó, một thằng
bé tóc búi kiểu móng lừa dựng ngược, quần áo vải xanh, chân đi giày đế
“kếp” đang biểu diễn những tiết mục nguy hiểm. Thằng bé ấy vừa hát, vừa
hứng những chiếc dao sắc nhọn. So với Nhân tiết mục của thằng bé ấy còn
nguy hiểm hơn nhiều nhưng khi tiết mục kết thúc nó quỳ xuống chìa chiếc giỏ
mây xinh xắn về phía những người xem để chờ những xu hào từ phía họ. Cổ
họng Nhân nghẹn lại khi nhìn thấy cảnh đó, dường như Nhân nhìn thấy hoàn
cảnh của mình cũng giống như thằng bé đó. Nhân chạy tới ôm thằng bé và đỡ
nó dậy, Nhân muốn nói với nó điều gì đó nhưng cổ họng không thể thốt nên
lời. Chúng ta cảm thấy chua xót trước hai đứa trẻ phải tìm những công việc
nguy hiểm đe dọa cả tính mạng để có thể kiếm được bát cơm, manh áo.
Nhưng những con người vô cảm lại quay lưng lại với chúng, bọn họ chỉ muốn
xem không chứ không hề muốn bỏ ra một xu nào để bù đắp lại những giọt mồ
hôi ấy.

18


Tôi dạy học là câu chuyện được Nguyên Hồng viết làm thầy giáo cho
những con em của các gia đình nghèo tại xóm chợ ổ chuột ở Hải Phòng. Nhà
văn gọi cách kiếm sống ấy bằng một cái tên đó là gõ đầu trẻ lẩn lút. Bởi vì,
học trò thì không có giấy khai sinh và là con em của những gia đình nghèo,
còn thầy thì không có giấy phép bởi khai trình khó khăn. Những trường học
ấy lẩn lút trong những xóm chợ nghèo bẩn thỉu, đầy rẫy những rác rưởi, người

và vật sống chung với nhau. Nghề kiếm sống lẩn lút này đã giúp Nguyên
Hồng nuôi sống được bản thân và gia đình của mình. Xóm trọ của người thầy
giáo ấy là một xóm bẩn thỉu đầy rẫy những tệ nạn. Học trò của ông toàn là
con nhà nghèo với những hoàn cảnh đáng thương nhưng những gia đình
nghèo ấy đã gắn bó với ông và đã nuôi sống ông suốt ba năm. Những đứa trẻ
nghèo khổ ấy thường xuyên chậm tiền học bởi những lí do rất đáng thương
như ba mất việc, mẹ sinh em không đi chợ được hay ba bị bắt bỏ “bóp”.
Những con người khốn khổ ấy làm cho nhà văn cảm thấy chua xót, đồng cảm
với nỗi khổ của họ nhưng vẫn phải sống nhờ phải sống dựa vào những đồng
tiền của họ vì không thể nào làm khác được. Ba năm làm nghề giáo lẩn lút, có
những lúc lo lắng hồi hộp khi có đội xếp Tây nhưng cũng có lúc sung sướng
khi được chững kiến cảnh học trò của mình biết đọc, biết viết. Người thầy
giáo ấy đã thôi dạy học lẩn lút hơn bốn năm rồi nhưng mỗi khi nhớ về lại thấy
như mắt mình lạnh rợi. Nhà văn cảm thấy trái tim như rỉ máu khi nghĩ về
những số phận những con người khốn khổ phải sống cuộc sống lẩn lút. Biết
khi nào họ mới có thể được sống một cuộc sống ấm no.
Kết thúc tập truyện là câu chuyện Cháu gái người mãi võ họ Hoa kể về
một gánh võ họ Hoa. Gánh võ gồm hai cha con Hoa ông, Tiểu Hoa và một
con gấu. Họ đi khắp nơi để biểu diễn và tác giả đã được xem cha con họ biểu
diễn. Hai cha con họ Hoa biểu diễn rất điêu luyện, hai người và một con gấu
múa võ đã thu hút được chú ý của rất nhiều người xem. Hình ảnh và cách biểu

19


diễn của họ đã để lại ấn tượng cho tác giả khiến ông liên tưởng đến một câu
chuyện võ hiệp mà hồi nhỏ ông đã từng kể cho bà nội và cha mình nghe về
một gánh võ cũng họ Hoa, chỉ khác là hoa ông già hơn còn cô con gái đã
mười sáu mười bảy. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, gánh võ của cha con ông
Hoa bị phát xít Nhật bắt giam. Chúng hành hạ hai cha con một cách dã man,

Hoa ông không chịu được sự hành hạ của bọn phát xít Nhật nên đã qua đời.
Con gấu cũng chống cự lại bọn chúng đến hơi thở cuối cùng còn Tiểu Hoa bị
chúng hành hạ chỉ còn da bọc xương, may nhờ sự cưu mang của bà con nên
đã qua khỏi.
Chiến tranh bùng nổ tác giả lưu lạc đi khắp nơi để viết bài và không còn
được xem múa võ nữa. Sau một thời gian dài, vào một buổi chiều thu duyên
số đã cho tác giả gặp lại bà Hoa – Tiểu hoa của gánh võ họ Hoa mà ông đã
từng xem. Cô con gái của bà Hoa cũng giống như hình ảnh của bà khi còn
nhỏ. Bà đã kể cho ông nghe tất cả những chuyện đã xảy ra với gánh võ của
mình. Tất cả những tội ác của bọn xâm lược đã giết chết người cha của bà và
cả con gấu nữa. Những đồ vật mà ông được xem cha con họ biểu diễn vẫn còn
đây, tuy chỉ có một điều nhà văn thắc mắc là con gái bà Hoa là con đẻ của bà
hay chỉ là con nuôi sao lại lấy tên là Tiểu Hoa.
Thời gian trôi đi nhưng chiến tranh vẫn chưa kết thúc tác giả lại đi khắp nơi
để viết bài. Năm 1955 giặc Mỹ bắn phá điên cuồng, Nguyên Hồng đã được về
Hải Phòng để lấy tin viết bài. Ông được đồng chí chính trị viên dẫn đi thăm
đội tự vệ thành phố. Thật bất ngờ khi tại đây ông lại được gặp lại hình ảnh của
Tiểu Hoa – chính là con gái của bà Hoa năm xưa. Tiểu Hoa cô bé ngày nào
giờ đã là Hoa Bảo Vân pháo thủ số một của nhà máy. Hoa Bảo Vân vừa giỏi
chiến đấu lại vừa giỏi múa võ, múa kiếm. Người con gái ấy đã thay ông và mẹ
mình chiến đấu chống lại kẻ thủ để bảo vệ tổ quốc.

20


×