Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Truyện đồng thoại võ quảng nhìn từ phương diện chủ đề và nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.84 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
--------***--------

HỒNG NGỌC ÁNH

TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÕ QUẢNG
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CHỦ ĐỀ
VÀ NGHỆ THUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học trẻ em

HÀ NỘI -2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
--------***--------

HỒNG NGỌC ÁNH

TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÕ QUẢNG
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CHỦ ĐỀ
VÀ NGHỆ THUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học trẻ em

Người hướng dẫn khoa học
Th.S TRẦN THỊ MINH



HÀ NỘI -2016


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận khóa luận, tơi đã nhận được sự hướng
dẫn nhiệt tình, chu đáo của ThS. Trần Thị Minh, các thầy cô giảng dạy bộ
môn Văn học trẻ em, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lịng biết ơn trân trọng nhất tới các
thầy cơ giáo, đặc biệt là ThS. Trần Thị Minh- người đã hướng dẫn chỉ bảo tận
tình để tơi hồn thành khóa luận này.
Tuy có nhiều cố gắng song năng lực cịn hạn chế, khóa luận khó tránh
khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy, cơ giáo và các bạn để khóa luận được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Hoàng Ngọc Ánh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Kết quả
nghiên cứu trong khóa luận này là hồn tồn trung thực, khơng trùng với kết
quả của tác giả nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Hoàng Ngọc Ánh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
6. Bố cục của khoá luận.................................................................................. 5
NỘI DUNG ................................................................................................... 6
Chương 1. TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÕ QUẢNG NHÌN TỪ PHƯƠNG
DIỆN CHỦ ĐỀ ............................................................................................. 6
1.1. Võ Quảng và truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi .................................. 6
1.1.1. Giới thiệu tác giả .................................................................................. 6
1.1.1.1. Cuộc đời ............................................................................................ 6
1.1.1.2. Sự nghiệp ........................................................................................... 7
1.1.2. Truyện đồng thoại Võ Quảng viết cho thiếu nhi.................................... 9
1.1.2.1. Khái niệm“truyện đồng thoại”........................................................... 9
1.1.2.2. Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi ................................................ 13
1.2. Các chủ đề chính ................................................................................... 15
1.2.1. Những câu chuyện ngợi ca tình bạn .................................................... 15
1.2.2. Những câu chuyện giúp trẻ thơ khám phá thế giới muôn màu ............. 18
1.2.3. Những câu chuyện ngợi ca lao động chân chính .................................. 22
1.2.4. Những bài học đầu tiên về cuộc sống .................................................. 24
Chương 2. TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÕ QUẢNGNHÌN TỪ PHƯƠNG
DIỆN NGHỆ THUẬT ................................................................................ 30
2.1 Nghệ thuật nhân hóa ............................................................................... 30



2.2. Nghệ thuật tưởng tượng ......................................................................... 32
2.3. Nghệ thuật miêu tả ................................................................................ 34
2.4. Ngôn ngữ và nhạc điệu .......................................................................... 38
2.5. Thời gian - Không gian nghệ thuật ........................................................ 40
2.5.1. Thời gian chuyển dịch theo logic đời thường ...................................... 40
2.5.2. Không gian làng quê đẹp đẽ, yên bình ................................................ 44
KẾT LUẬN ................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 51


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học thiếu nhi là một bộ phận có vai trị quan trọng trong nền
văn học của mỗi dân tộc. Nó có vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân
cách và làm giàu có tâm hồn mỗi con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang
cho các em trong suốt cuộc đời. Văn học thiếu nhi nói chung và truyện viết
cho thiếu nhi nói riêng ở nước ta đã xuất hiện từ đầu thể kỷ XX và đã có một
số tác phẩm tiêu biểu nhưng phải đến sau năm 1945, nền văn học đó mới phát
triển một cách mạnh mẽ với đội ngũ sáng tác đơng đảo như: Tơ Hồi, Sơn
Nam, Trần Hoài Dương, Phạm Hổ, Nguyễn Huy Tưởng,… Tháng 6 năm
1957, Nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập càng thúc đẩy văn học thiếu
nhi phát triển hơn nữa. Để có những thành cơng như vậy phải kể đến cơng sức
của lớp người “khai sơn phá thạch” đầu tiên, trong đó có nhà văn Võ Quảng.
Võ Quảng là một nhà văn, nhà thơ chuyên chỉ sáng tác các tác phẩm
dành riêng cho thiếu nhi. Những sáng tác của ông được bao thế hệ trẻ thơ u
thích và đón nhận. Võ Quảng đến với các em bằng nhiều thể loại: thơ, văn
xi, kịch bản phim hoạt hình…Ở thể loại nào ơng cũng để lại những ấn
tượng tốt đẹp với bạn đọc nhỏ tuổi. Bên cạnh những trang thơ trong sáng và
giàu cảm xúc thì mảng văn xi với những câu chuyện đồng thoại đã ghi
những dấu ấn độc đáo về văn phong Võ Quảng.

Truyện đồng thoại Võ Quảng viết cho thiếu nhilà món ăn tinh thần quý
báu cho nhiều thế hệ trẻ thơ. Có thể nói, sau Dế mèn phưu lưu ký của Tơ
Hồi, bạn đọc lại được hưởng niềm vui thực sự tươi mới, bổ ích và thú vị
trong những truyện đồng thoại của Võ Quảng. Truyện đồng thoại của ơng nhẹ
nhàng thấm thía. Nó mang đến cho trẻ những bài học bổ ích, giúp trẻ vững
vàng hơn trong quá trình hồn thiện nhân cách của mình.

1


1.2. Hiện nay, chương trình giảng dạy văn học thiếu nhi trong nhà
trường các cấp học từ Mẫu giáo, Tiểu học đến Cao đẳng, Đại học chiếm một
dung lượng đáng kể. Với trẻ mầm non, các em được tiếp xúc với những câu
chuyện thông qua tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học,
giúp các em hình thành và phát triển nhân cách một cách tồn diện nhất.Là
một giáo viên mầm non trong tương lai, tôi mong muốn mình khơng chỉ mang
đến cho các em có thêm nhiều hiểu biết về kiến thức mà còn giúp các em biết
thưởng thức cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương trên nhiều phương diện
khác nhau. Vì vậy đề tài: Truyện đồng thoại Võ Quảng nhìn từ phương diện
chủ đề và nghệ thuật theo chúng tơi, có ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng.
Thực hiện đề tài này, người viết mong muốn góp thêm một cách nhìn về
mảng truyện đặc biệt này, qua đó khẳng định tài năng của Võ Quảng trong
lĩnh vực viết cho thiếu nhi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Võ Quảng là một trong những nhà văn hiếm hoi ở nước ta chuyên viết
và viết thành công những tác phẩm văn học cho thiếu nhi nên được rất nhiều
các đồng nghiệp và giới nghiên cứu, phê bình quan tâm. Có thể kể đến các
cơng trình sau:
Luận án tiến sĩ Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới của Vân
Thanh (1982) xoay quanh các loại đề tài chính và các loại truyện viết cho

thiếu nhi trong đó có hẳn một chương về Võ Quảng [xem 18].
Tập sách Bàn về văn học thiếu nhi do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành
năm 1983, sau phần I với tựa đề Thơ viết cho các em, cơng trình đã dành hẳn
phần II với 18 bài viết về Tác phẩm của Võ Quảng [xem 12].
Đặc biệt công trình Võ Quảng - con người, tác phẩm do bà Phương
Thảo - người vợ hiền của Võ Quảng, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu,
dịch thuật văn học biên soạn và được Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành tháng 2

2


năm 2008, đã tập hợp khá đầy đủ các bài viết giúp người đọc hình dung cụ thể
về cuộc đời và sự nghiệp của Võ Quảng.
Ngồi ra cịn rất nhiều bài viết khác như: Một tấm lịng vì tuổi thơ
(Nguyễn Kiên), Tác phẩm và con người (Đoàn Giỏi), Vài cảm nghĩ về văn thơ
của Võ Quảng (Vũ Ngọc Bình), Võ Quảng và văn học thiếu nhi (Vân Thanh),
Đặc điểm truyện đồng thoại của Võ Quảng (Lê Nhật Ký),…
Các bài viết trên đều tập trung nghiên cứu để làm nổi bật vị trí và
những đóng góp của Võ Quảng với nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
Trong bài Đồng thoại qua ngịi bút của Võ Quảng, nhà phê bình văn
học Vũ Ngọc Bình viết: “Phần lớn truyện cấu trí trên những sự tích dân dã.
Câu văn anh thường ngắn và động bởi có lắm động từ. Chỉ vài nét phác họa,
anh đã dựng lên cả một cảnh trí, một tình huống trong đó màu sắc, âm thanh,
ý nghĩ và hành động cùng xơn xao, quẫy cựa lên để rồi sau đó tất cả lại lặng
tắt đi, trầm lắng sau cái ngụ ý, cái nôn náu bên trong câu chữ. Phải chăng vì
thế mà một số đồng thoại của anh mang dáng dấp những ngụ ngôn. Tự nhiên
tôi nghĩ cách viết truyện của Võ Quảng khác nào công phu của một con Trai
trong Trai và Ốc Gai đã chắt lọc ánh sáng màu sắc của mặt trời và mặt trăng,
của sao đêm và biển cả để làm nên ngọc quý. Nếu tư tưởng và ngôn ngữ được
chắt lọc thành những tia sáng và gam màu tinh diệu - rút ra từ cuộc sống và

lao động sáng tạo - thì có thể xem đó là văn chương - “ngọc quý” [1, 5].
Tác giả Bùi Văn Tiếng có bài viết Đơi điều về đồng thoại Võ Quảng.
Ơng cho rằng: “Sẽ là thiệt thịi biết mấy cho văn chương nước nhà, trước hết
cho trẻ em Việt Nam nếu như ngày ấy Võ Quảng của chúng ta vẫn tiếp tục
tham gia chính sự, tham dự chính trường mà không trở thành một người
chuyên sáng tác văn học và nhất là chuyên sáng tác văn học thiếu nhi. Và
cũng sẽ thiệt thòi biết mấy cho văn chương nước nhà, trước hết cho trẻ em
Việt Nam nếu như trong những gì Võ Quảng viết cho thiếu nhi mà khơng có

3


những đồng thoại thấm đẫm chất dân gian như: Bài học tốt, Sự tích những cái
vằn, Mắt Giếc đỏ hoe, Cười, Thêm sức chiến đấu” [17, 2].
Hay tác giả Hà Linh có bài viết Võ Quảng - người hết mình và trọn đời
cho thiếu nhi tập hợp các nhận định của một số tác giả về nhà văn Võ Quảng.
Nhìn chung, Võ Quảng được đánh giá cao về lĩnh vực truyện viết cho thiếu
nhi. Từ đó Hà Linh khẳng định: “Truyện của ông, với sự quan sát tinh tế và
nghệ thuật miêu tả chi tiết, hóm hỉnh, đã làm bật nổi một thế giới tâm hồn trẻ
thơ hồn nhiên, trong trẻo” [9, 3].
Với bài viết Võ Quảng - nhà văn của thiếu nhi, Giáo sư Phong Lê đánh
giá đồng thoại nhỏ nhắn và xinh xắn, hồn nhiên và đậm đà sự sống vui, làm
gắn bó được nhu cầu ham hiểu biết và hướng về điều thiện của các lứa tuổi
trẻ” [8, 2]. Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: “Những trang Võ Quảng, cả văn
và thơ đều chan chứa một tình u thiên nhiên với cây cỏ, hoa trái, chim
mng nơi cảnh sống quanh ta; cùng là chan chứa một tình yêu quê, nơi
những người thân yêu cùng sống, nơi chứa đầy những kỷ niệm thời thơ ấu,
nơi ghi nhận từng bước sự trưởng thành của đời người. Vườn văn thiếu nhi
của ta hơm nay quả có khơng ít người, thậm chí cịn rất đơng người. Nhưng
nhìn vào tất cả họ lại thấy khơng có ai chun như ơng. Họ cịn làm nhiều

việc khác, có người chỉ viết bằng tay trái. Cịn ơng, suốt ngót 50 năm qua, ơng
chỉ viết cho thiếu nhi” [8, 2].
Tác giả Lê Nhật Ký với bài viết: Đặc điểm truyện đồng thoại của Võ
Quảng đã phân tích một số đặc điểm nổi bật của truyện đồng thoại Võ Quảng.
tác giả cho rằng: “Truyện đồng thoại Võ Quảng mang đậm chất dân gian, mở
rộng chức năng phản ánh hiện thực, mang dáng dấp truyện ngụ ngôn. Truyện
đồng thoại Võ Quảng ngắn gọn, ngơn ngữ giàu hình ảnh” [6, 3].
Như vậy, nhìn chung các bài viết đã nghiên cứu và đánh giá đúng
những nét cơ bản tạo nên giá trị độc đáo của mảng truyện đồng thoại Võ
Quảng, viết cho thiếu nhi từ nhiều phương diện, nhưng hầu như chưa có cơng
trình, bài viết nào khai thác đặc sắc của văn xuôi Võ Quảng từ hai phương
4


diện chủ đề và nghệ thuật. Tuy nhiên, ý kiến cụ thể của các nhà nghiên cứu
chính là những gợi ý bổ ích mang tính chất định hướng cho người viết trong
q trình triển khai khóa luận này.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi muốn đi sâu tập trung nghiên cứu truyện đồng
thoại Võ Quảng viết cho thiếu nhi trên hai phương diện chủ đề và nghệ thuật để
thấy được giá trị và những đóng góp của Võ Quảng cho nền văn học thiếu nhi
Việt Nam. Từ đó, rút ra những bài học bổ ích cho cơng tác giảng dạy của bản
thân ở trường Mầm non sau này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận này tập trung nghiên cứu giá trị truyện đồng thoại Võ Quảng
viết cho thiếu nhi.
4.1.Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu truyện đồng thoại Võ
Quảng trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật qua hai tuyển tập:

Tuyển tập Võ Quảng (1988), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Võ Quảng (2014), Nhà xuất bản
Kim Đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp phân tích
6. Bố cục của khố luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của khoá luận gồm hai chương:
Chương 1: Truyện đồng thoại Võ Quảng nhìn từ phương diện chủ đề
Chương 2: Truyện đồng thoại Võ Quảng nhìn từ phương diện nghệ thuật
5


NỘI DUNG
Chương 1
TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÕ QUẢNG
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CHỦ ĐỀ
1.1.Võ Quảng và truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi
1.1.1. Giới thiệu tác giả
1.1.1.1. Cuộc đời
Võ Quảng sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920 trong một gia đình nho trung
lưu ở xã Đại Hồ, huyện Đại Lộc, bên dịng sông Thu Bồn, Quảng Nam - Đà
Nẵng (con sống đã in đậm dấu ấn trong nhiều sáng tác của Võ Quảng). Đây là
một vùng quê tươi đẹp trù phú với bãi mía bờ dâu xanh ngắt, bên bờ sơng Thu
Bồn mát trong tắm đầy kỷ niệm và in dấu trong ký ức tuổi thơ. Say này vừng
quê đó đối với ông trở thành một tình yêu, một nỗi nhớ khắc khoải, sau này
nó cứ trở đi, trở lại trong sáng tác của ơng như một nỗi niềm khơn ngi.
Ơng sớm giác ngộ Cách mạng, bắt đầu tham gia hoạt động chống thực

dân Pháp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Năm 15 tuổi, Võ Quảng
rời quê ra học ở Quốc học Huế.
Năm 17 tuổi, ông tham gia phong trào học sinh yêu nước, gia nhập
Đoàn thanh niên Dân chủ. Năm 19 tuổi, ơng gia nhập Đồn thanh niên phản
đế, làm tổ trưởng, hoạt động bí mật ở Huế. Năm 21 tuổi, ông bị quản chế ở
nhàlao Vĩnh Điện (Quảng Nam), sau đó bị đưa về quản chế ở Đại Hịa cho
đến ngày Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Có thể nói, Xứ Huế là nơi đã ghi
dấu bao kỉ niệm một thời học sinh sôi nổi khao khát đổi thay và hướng đến
Cách mạng của ông. Những ngày hoạt động ở Huế và thời gian bị quản thúc ở
quê nhà, ông đã tranh thủ đọc nhiều và vốn hiểu biết của ơng vì thế cũng được
mở rộng ở nhiều lĩnh vực. Ngoài đọc sách văn học của các tác giả khác, ông

6


còn nghiên cứu cả kinh Tân ước, Cựu ước… Những trang viết quý giá ấy đã
góp phần định hướng về mặt tư tưởng Võ Quảng.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ông nắm giữ nhiều
chức vụ quan trọng. Ông được giao phụ trách chính quyền Đà Nẵng, rồi phụ
trách cơng tác luật pháp ở các tịa án qn sự miền Nam Trung Bộ và tòa án
liên khu 5.
Năm 1954, Võ Quảng tập kết ra Bắc. Ông đã từ chối con đường hoạt
động chính trị - một con đường đầy thuận lợi và triển vọng với đối với ông
lúc bấy giờ - để đi theo nghề viết văn. Ông được điều về công tác ở chức vụ
Uỷ viên Ban nhi đồng trung ương, phụ trách văn học thiếu nhi.
Một thời gian sau đó, ơng được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt
hình Việt Nam. Ơng là Tổng biên tập đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng (từ
1957 - 1964). Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hoá. Năm 1971, về Hội
nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếunhi
- Hội văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu. Năm 2007, ông được

trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Ông qua đời lúc 11
giời 20 phút ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội. Mộ phần của ông đang đặt
tại nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc.
1.1.1.2. Sự nghiệp
Có thể nói, Võ Quảng sinh ra trong giai đoạn lịch sử Việt Nam đầy sóng
gió, hơn thế ơng sớm gắn bó với hoạt động Cách mạng. Đặc biệt, trong đời mình
Võ Quảng có hai bước ngoặt quan trọng. Sau năm 1945, ông tập kết ra Bắc, từ
bỏ con đường hoạt động chính trị đang rộng mở để chuyển sang cầm bút viết văn
vì tình yêu đối với văn học luôn cháy bỏng trong tâm hồn. Ngã rẽ thứ hai là gác
việc sáng tác cho độc giả lớn tuổi cũng đong đầy hứa hẹn để chuyên tâm viết cho
thiếu nhi bằng tình cảm trìu mến, yêu thương. Con đường đi vào thế giới các
em rất khó khăn và mới lạ, nhưng nhà văn đã làm việt không mệt mỏi và kết

7


quả của sự lao động, sự hi sinh, cố gắng, nỗ lực nghiêm túc đó đó đã mang lại
nhiều kết quả tốt đáng tự hòa. Trong những năm qua, sự nghiệp văn chương
của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Võ Quảng từng quan niệm rằng:
“Không nên dè sẻn, khơng nên tính tốn rằng mình sẽ véo mẩu này trong tồn
bộ vốn liếng của mình ra để viết truyện này, cịn mẩu kia thì dành viết truyện
khác. Mỗi khi viết một truyện dù nhỏ nhất, nhà văn cũng phải dốc hết cả cuộc
đời dành trọn cả tấm lịng và sự hiểu biết của mình vào đó” [16, 104].
Thành công trên nhiều thể loại nhưng thơ và văn viết cho thiếu nhi là
lĩnh vực mà ông chuyên tâm sáng tạo nhất. Tại đây ơng có nhiều câu chuyện
triết lí, những trang văn chứa chan cảm xúc. Truyện Võ Quảng viết cho thiếu
nhi thường khai thác những chủ đề về sự nảy nở hồi sinh của con người sau
bão táp Cách mạng, loài vật, cỏ cây khi mùa xuân về. Nhà văn Võ Quảng là
người viết nhiều truyện, thơ cho thiếu nhi với nhiều tác phẩm được các thế hệ
yêu thích như: Cái Thăng (truyện 1961), Thấy cái hoa nở (thơ 1962), Chỗ cây

đa làng (1964), Anh Đom Đóm (thơ 1970), Quê Nội (truyện 1973), Tảng sáng
(truyện 1973), Bài học tốt (truyện 1975), Gà mái hoa ( thơ 1975), Vượn hú
(truyện 1993), Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2 (kịch bản phim hoạt hình). Ngồi
ra ơng cịn có bài thơ đồng dao Mời vào cho trẻ em rất nổi tiếng.
Ông là một trong số ít các nhà văn viết cho thiếu nhi thuộc lớp người
“mở đất”, “khai sơn phá thạch” và gặt hái được thành công lớn. Trong mấy
chục năm liên tục sáng tác thơ văn cho lứa tuổi măng non, ông đã xuất bản
nhiều tập thơ, truyện, kịch bản phim hoạt hình và dịch một số tác phẩm văn học
nước ngoài sang tiếng Việt cũng đều hướng đến đối tượng thiếu nhi.
Tác phẩm của ông được nhiều bạn đọc ủng hộ hoan nghênh và được tái bản
lại nhiều lần. Truyện của ông hấp dẫn bạn đọc bởi sự độc đáo giàu tính triết lí
nhưng khơng khơ khan mà hồn nhiên, vui tươi, hóm hỉnh. Đó là thế giới mn
màu xung quanh trẻ em với cỏ cây, hoa lá, thiên nhiên, đặc biệt là thế giới loài vật.

8


Trong những năm làm ở Ban Văn học thiếu nhi của Bộ văn hóa, ơng
ln chú ý phong trào sáng tác cho thiếu nhi, làm chủ tịch ban chung khảo
một số cuộc thi sáng tác thơ văn và liên hoan phim hoạt hình. Ngồi sáng tác
thơ, truyện, ơng cịn viết nhiều tiểu luận về kinh nghiệm sáng tác cho thiếu
nhi, trong đó đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu bồi dưỡng đạo đức, tình cảm, giáo
dục tư cách làm người cho thế hệ trẻ ngay từ thuở ấu thơ.
Võ Quảng từng bộc bạch tâm sự: “Văn học thiếu nhi có mục đích chủ
yếu là giáo dục các em biết sống tốt đẹp, biết cảm thông, biết yêu thương, biết
quý trọng cái đẹp, phải hiểu rõ nghĩa vụ làm người. Tôi thường chọn viết cho
các em những gì tơi u thương, quen biết, tôi hay viết về sự việc ở chốn thôn
quê, nơi tôi đã từng yêu thương từ nhỏ cho đến lúc khôn lớn. Tôi viết về cuộc
đời sau Cách mạng tháng Tám. Cách mạng tháng Tám đã trả lại tự do cho tôi,
cho bà con tôi. Mong sao chữ tôi viết đó khơng phải là những chữ mà là

những rung động của tâm hồn tôi. Viết cho thiếu nhi là niềm vui và lẽ sống
của tôi trong những năm qua”. Võ Quảng là gương mặt tiêu biểu của văn học
thiếu nhi Việt Nam. Suốt cuộc đời cầm bút viết văn của mình, ơng đã dành
trọn tài năng và tâm huyết cho các em - những đọc giả nhí nhỏ tuổi đầy yêu
mến. Trải qua thời gian những câu chuyện đồng thoại của ơng vẫn gây cho
bạn đọc sự thích thú và nỗi niềm xúc động lớn lao.
1.1.2. Truyện đồng thoại Võ Quảng viết cho thiếu nhi
1.1.2.1. Khái niệm“truyện đồng thoại”
Danh từ đồng thoại xuất hiện trong Việt ngữ được ghi nhận lần đầu tiên
bởi cơng trình Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh. Rất nhiều năm sau đó, nó
được sử dụng vào việc đặt tên cho một tuyển tập văn học. Đó là cuốn Cổ kim
đồng thoại do Lê Văn Chánh biên soạn dựa trên nguồn tài liệuphương Tây,
sách do Nhà xuất bản Minh Tân ấn hành vào năm 1952. Phải đợi thêm gần
chục năm nữa, nó mới chính thức được xác lập làm khái niệm, trở thành thuật

9


ngữ thông dụng, phục vụ hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học - nhất là
văn học thiếu nhi.
Theo thời gian, khái niệm được sử dụng theo hướng càng mở rộng.
Theo một thống kê chưa đầy đủ, khái niệm xuất hiện trong hàng trăm bài viết,
chuyên luận, giáo trình về văn học thiếu nhi nói chung, truyện đồng thoại nói
riêng. Và giờ khái niệm đó khơng cịn xa lạ với mọi người. sNó phản ánh
cách nhìn, cách nghĩ của cộng đồng văn chương Việt Nam về một hiện tượng
văn học, cụ thể là truyện đồng thoại cho trẻ em.
Hầu hết các bộ Từ điển Hán - Việt, Từ điểm Tiếng Việt đều có mục từ
“đồng thoại”. Trong cuối Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh, từ đồng thoại
được hiểu là truyện chép cho trẻ em. Về sau một số từ điển khác cũng giải
thích theo nghĩa đó. Riêng có Từ điển Tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học xem

đồng thoại là một thể loại văn học: “Đồng thoại: thể truyện cho trẻ em trong
đó lồi vật và các vật vơ tri được nhân cách hóa, tạo nên một thế giới thần kì
thích hợp với trí tưởng tượng của các em” [13, 344].
Trong bài viết Tìm hiểu đặc điểm của truyện đồng thoại, nhà nghiên
cứu Vân Thanh đưa ra định nghĩa như sau: “Đồng thoại là một thể loại đặc
biệt của văn học, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và mơ tưởng. Ở
đây, tác giả thường dùng nhân vật chính là động vật, thực vật và những vật vơ
tri, lồng cho chúng những tình cảm của con người (cũng có khi nhân vật là
người). Qua thế giới khơng thực mà lại thực đó, tác giả lồng cho chúng những
tình cảm và cuộc sống của con người. Tính chất mơ tưởng hoặc khoa trương
đó chính là những yếu tố không thể thiếu được trong đồng thoại” [19, 282].
Khái niệm truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam vốn vay mượn từ
Trung Hoa. Nhưng trong quá trình sử dụng, nó đã được quy ước lại, thể hiện
cách hiểu riêng của nền văn học Việt Nam. Khác với Trung Hoa, chúng ta
dùng khái niệm truyện đồng thoại để chỉ một thể loại tự sự hiện đại dành cho

10


trẻ em, sử dụng hình thức nhân cách hóa lồi vật, kể chuyện vật mà gợi truyện
người nhằm đưa đến cho các em những bài học giáo dục nhận thức và thẩm
mĩ… Nhà thơ Định Hải lại cho rằng: “Thiên nhiên là báu vật của tuổi thơ.
Bầu bạn của các em là trái cây, chim muông, đồ vật, sự vật xung quanh mình.
Vì vậy, truyện đồng thoại là món ăn thú vị và cũng có thể nói thích hợp nhất
đối với lứa tuổi nhi đồng” [xem 3].
Đồng thoại là một thể loại có những đặc trưng riêng về nội dung và
nghệ thuật. Hầu hết các tài liệu đều khẳng định “đồng thoại tràn đầy viễn
tưởng và đó là đặc trưng chủ yếu của đồng thoại (…) Hình tượng của đồng
thoại tự do và rộng rãi hơn nhiều so với các tác phẩm văn học khác. Từ mây,
gió, sương, tuyết, ngày tháng đến trời, mây, trăng, sao, từ côn trùng, chim, cá,

thú dữ đến hoa, lá, cỏ cây, từ những vật hữu sinh cho đến vơ sinh, từ vật hữu
hình cho đến vơ hình, từ khái niệm trừu tượng cho đến vật chất cụ thể đều
được nhân hóa trở thành nhân vật có tưởng tượng, có tính cách,có hành động
và lời nói xuất hiện trong đồng thoại” [4, 1156].
Bản thân Võ Quảng cũng có bài viết riêng về truyện đồng thoại đăng
trên Tạp chí Văn học số 1/1982. Bài viết có tên Lại nói về truyện đồng thoại
viết cho thiếu nhi. Ông cho rằng, truyện đồng thoại thuộc số những thể loại
phản ảnh cuộc sống không theo quy luật tả thực, giàu tưởng tượng, gần gũi với
truyện cổ tích và ngụ ngơn. Về nhân vật, ơng thừa nhận có sự tham gia của con
người, nhưng chủ yếu vẫn là loài vật. “Nhân vật của đồng thoại và cuộc sống
trong đồng thoại mở ra đa dạng hơn. Nhân vật trong đồng thoại khơng chỉ là
người mà cịn đủ các lồi vật, lồi có xương sống, hoặc khơng xương sống, biết
nhảy, biết bơi, biết đi, biết lội,…Nhân vật đồng thoại cịn là lồi cỏ cây, hoa quả
mọc ở bất cứ khí hậu nào. Từ cây kim sợi chỉ cho đến đoàn tàu, chiếc cầu sắt đều
có thể biến thành nhân vật đồng thoại” [14, 75]. Đóng góp của ơng trong bài
viết này đã chỉ ra mối quan hệ họ hàng của truyện đồng thoại và cổ tích, dù sự
phân tích cịn ở mức sơ lược.
11


Chúng ta không đồng nhất truyện đồng thoại với truyện cổ tích, mà
xem nó như hai thể loại có quan hệ họ hàng nhưng trước sau vẫn là hai thực
thể độc lập, mang những tố chất thẩm mĩ riêng. Từ Trung Hoa vào Việt Nam,
khái niệm “truyện đồng thoại” đã trải qua một độ khúc xạ và do đó có độ
chênh lệch thuật ngữ nhất định. Truyện đồng thoại cũng giống như truyện cổ
tích và truyện ngụ ngơn, được sáng tác theo một quy luật khác với truyện tả
thực. Trong các truyện tả thực, người viết cũng phải vận dụng yếu tố tưởng
tượng để khái quát cuộc sống. Nhưng trong truyện đồng thoại, sức tưởng
tượng đó càng bay bổng, có lúc đến mức tung hoành.
Trong bài viết Về sức tưởng tượng của đồng thoại, nhà văn Nguyễn

Kiên giới thiệu ngắn gọn về đồng thoại như sau: “Theo tơi hiểu thì đồng
thoại, như ta gọi một cách quy ước với nhau như vậy, là một thể tài hiện đại
nảy sinh trên cơ sở kế thừa và phát triển trực tiếp từ một số thể loại văn học
dân gian như truyện cổ tích, ngụ ngơn, truyền thuyết, truyện vui dân gian,…”
[5, 7]. Xem trong nguồn tài liệu hiện có, chúng tơi thấy Nguyễn Kiên là người
đầu tiên dùng khái niệm truyện đồng thoại của người Việt ở khía cạnh“một
thể tài hiện đại”.
Hay nhà văn Tơ Hồi - người viết đồng thoại sớm nhất và có nhiều tác
phẩm đồng thoại hay qua các thời kỳ từng viết như sau: “Ngày ấy tôi không
cắt nghĩa được cách tôi viết, nhưng dường như về sau tôi vẫn phát triển viết
theo lối ấy. Tất nhiên, biết phân tích và chủ động hơn, có thể vỡ vạc ra được
tư tưởng và phương pháp sáng tác (…) Theo tôi bất kể loại viết nào cho các
em cần đẹp, vui. Như vậy, đồng thoại là loại truyện có nội dung trung thành
về những mặt đó. Đồng thoại đã lạ, càng hấp dẫn, càng gợi cảm, càng đẹp,
càng thơ” [xem 20].
Trần Hoài Dương - nhà văn của nhiều áng đồng thoại hay cho rằng:
“Từ đồng thoại vốn là từ vay mượn của Trung Quốc. Theo đúng nghĩa họ để

12


chỉ “Những truyện chép cho trẻ em”, nhất là lứa tuổi nhỏ, cho nhi đồng.
Nhưng lâu nay ở ta, đồng thoại được hiểu là loại truyện viết mang tính nhân
cách hóa lồi vật, đồ vật, mang nhiều ẩn dụ, ngụ ngôn…Tôi dùng truyện
tưởng tượng là không muốn dùng một khái niệm nước ngoài đã bị hiểu sai đi,
mang một ý nghĩa khác nhiều với nguyên ý bạn đầu của nó”. Đoạn văn trên
được trích trực tiếp từ bức thư do nhà văn trực tiếp gửi Viện văn học Việt
Nam, thư đề ngày 13.03.2007. Theo ông, khái niệm truyện đồng thoại đã
không được sử dụng đúng như cái “nguyên y ban đầu của nó”, nhưng qua thời
gian, nó đã được quy ước lại.

Từ những ý kiến trên đây, chúng tôi thấy khái niệm “truyện đồng
thoại” ở Việt Nam hay ở Trung Hoa đều là truyện cho trẻ em đã được khu
biệt thành một loại truyện sử dụng phương thức nhân cách hóa các lồi vật và
các vật vơ tri, đồng thời từ các khn khổ đó lại được các nhà văn mở rộng ra
các loại truyện về cỏ cây, chim muông, hoa lá,.... Như vậy, theo tôi đồng
thoại trong cách hiểu của chúng ta hiện nay là một khái niệm có nhiều co dãn
với các biên độ rộng hẹp khác nhau, gồm nhiều loại.
1.1.2.2. Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi
Võ Quảng xem truyện đồng thoại là một loại hình văn học rất phù hợp
với thiếu nhi. Nói về loại truyện viết cho thiếu nhi Võ Quảng khi ơng sớm có
những bài viết bàn về thể loại văn học thiếu nhi: Về sách viết cho các em,
truyện đồng thoại cho thiếu nhi, nói về loại truyện sáng tác cho trẻ em, làm
thơ cho các em … Trong những bài viết này, Võ Quảng cho rằng thể loại văn
học dành cho cácem rất rộng, rộng hơn cả người lớn. Mỗi thể thơ, truyện có
thi pháp riêng làm nên diện mạo văn học thiếu nhi. Trong bài phát biểu của
mìnhơng tỏ thái độ rất hứng thú đối với thể loại truyện đồng thoại.
Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Bình từng nói: “Có ai đã nói nhà văn là
nghệ sĩ tư tưởng và nghệ sĩ ngôn ngữ. Đọc Võ Quảng ta đã bắt gặp hai tác

13


phẩm chất ấy, cả trong thơ và trong văn của anh. Tại sao đồng thoại lâu nay
được nhiều cây bút sáng tác cho trẻ em ham thích? Có lẽ một phần vì nó là
mảnh đất cho phép tưởng tượng mặc sức tung hồnh, phần khác - kì thú hơn là dễmượn cái này để nói cái nọ qua biện pháp nhân hóa” [15, 315]. Trong
những sáng tác của Võ Quảng chúng ta khó có thể nhận ra những truyện: Bài
học tốt, Những chiếc áo ấm, Mắt Giếc đỏ hoe, Sự tích vết rạn trên mai Rùa,
Anh Cút Lủi, Vượn hú,… có thể xếp vào loại tác phẩm được sáng tác theo
kiểu đồng thoại. Ở đó chúng ta thấy những nhân vật như chú Rùa, con Hổ,
hay cái Mai… là lớp nhân vật nhưng trước hết là các con vật được nhân cách

hóa, đẩy lên một bậc cao hơn. Vốn là để nói chuyện người, từ những câu
chuyện đó là cho các em thấy được thế giới bên ngoài cuộc sống con người
nhưng cốt lõi cũng là để nhận thức về chính cuộc sống của chúng ta với vơ
vàn những điều thú vị, thân quen và đang chờ được khám phá.
Truyện đồng thoại có thể là câu chuyện về người, vật hay cỏ cây hoa lá
thì người đọc vẫn thấy trong đó hơi thở, tâm hồn của tác giả. Tác giả đã tìm
thấy chính mình trong những câu chuyện đó.Nhờ vậy mà người đọc thấy hay,
thấy xúc động. Sự xúc động đó nói lên giá trị của những tác phẩm văn học.
Trong bức tranh chung về văn học thiếu nhi nước nhà, Võ Quảng đã
định hình cho mình một vị trí vững chắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả nhỏ
tuổi. Những nhân vật như Cục, Cù Lao, những con vật đáng yêu trong truyện
đồng thoại…luôn là hành trang không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của
tuổi thần tiên. Nhận định của nhà nghiên cứu Lê Phong có thể xem là lời tri
ân đối với Võ Quảng - nhà văn của thiếu nhi: “Võ Quảng ra đi trong lặng lẽ
đã ba năm, sau khi đã để lại cho nhiều thế hệ trẻ bao hành trang, tinh thần quý
giá, nó làm giàu cho tâm hồn mỗi con người. Võ Quảng đã chăm chút biết
bao nhiêu cho cái phần sống bên trong ấy của mỗi con người này từ tuổi thơ.
Và ông còn nhắc nhở khi đã đi qua tuổi thơ, càng cần biết chăm chút hơn,

14


nhân hậu hơn, với tất cả những gì thân thiết, những gì cịn sót lại, hoặc ngang
trái trong vận hành đầy vất vả của cuộc đời, cả trong sự tự quên đi niềm vui
và hạnh phúc của người khác” [8, 2].
“Nhìn chung truyện đồng thoại của Võ Quảng viết cho thiếu nhi giản dị
dễ hiểu. Ông từng quan niệm: “Tác phẩm văn học viết cho các em là cơng trình
sư phạm. Người viết cần cân nhắc nên nói cái gì, nói như thế nào để có lợi cho
tâm hồn các em mà không ảnh hưởng đến sự thể hiện nghệ thuật … một quyển
sách tốt có lúc mở cho các em thấy một ước mơ tốt đẹp , ước mơ đó theo đuổi

các em cho tới khi khơn lớn”. Có thể nói những câu chuyện đồng thoại của Võ
Quảng thực sự là những cơng trình sư phạm góp phần giáo dục các em cả về trí
tuệ về thẩm mĩ và phép đối nhân sử thể trong cuộc đời” [10, 33].
1.2. Các chủ đề chính
1.2.1. Những câu chuyện ngợi ca tình bạn
Tình bạn là tình cảm đầu tiên của một đứa trẻ có được khi tiếp xúc với
xã hội bên ngồi. Tình bạn cũng là thước đo sự hịa nhập giữa con người và
xã hội. Ngồi ra tình bạn là nguồn sức mạnh tinh thần giúp trẻ khôn lớn và tự
tin hơn trong cuộc sống. Võ Quảng chú ý đến tình bạn trong đời sống con
người, đặc biệt là đời sống trẻ thơ. Qua cái nhìn hồn nhiên trong trẻo của ông,
tất cả vạn vật thế giới xung quanh đều sống động, có hồn và đều là những
người bạn đối với trẻ thơ. Nhiều câu chuyện của ông viết về đề tài này như là
truyện Trong một hồ nước, Giống nhau, Thêm sức chiến đấu,…Trong một hồ
nước là câu chuyện cảm động, đầy triết lý. Câu chuyện đem đến cho các em
những xúc động về tình bạn gắn bó giữa Giếc và Nịng Nọc: “Đơi bạn rất tâm
đầu ý hợp. Họ chia nhau từng miếng ăn. Họ cùng bơi, cùng trườn, cùng chui,
cùng nhảy thích thú”. Sau một thời gian, Giếc đi dạo chơi quanh hồ khi trở về
Nòng Nọc đã trở thành Nhái Bén nhưng vẫn nhớ đến nhau. Từ đó đơi bạn trở
nên thân nhau, càng lo cho nhau hơn. Tuy điều kiện sống và môi trường khác

15


nhau, trải qua rất nhiều biến động, nhưng đôi bạn vẫn ln nghĩ tới nhau, ln
dành cho nhau những tình cảm chân thành nhất. Đôi bạn ấy vẫn “thân nhau
trong cả cuộc đời, từ lúc bé thơ đến khi khôn lớn”.
Trong truyện Giống nhau, tác giả lý giải tại sao: “Các bạn thường thấy
trong các vườn cây thỉnh thoảng có anh Chèo Bẻo lao đến đánh Quạ để bảo
vệ tổ Chim Cu, ngun nhân vì đơi bên có chỗ giống nhau, do đó họ gần
nhau, trơng chừng cho nhau”. Đó là tinh thần đoàn kết bảo vệ lẫn nhau

của“Chèo Bẻo và Chim Cu tuy không sống bên nhau, nhưng lại gần nhau,
hiểu nhau, có lúc cịn giúp đỡ nhau nữa”.
Hay truyện Những chiếc áo ấm, thông qua các nhân vật biểu trưng, Võ
Quảng giúp các em nhận thức được sức mạnh của tập thể. Khi Thỏ bị rét cóng,
trên mình chỉ có một tấm vải rêu Gặp Nhím, Nhím muốn may cho Thỏ cái áo
ấm. Vải đã sẵn, Kim thì Nhím khơng thiếu, nhưng chưa có kéo để cắt. Phải đi
tìm Bọ Ngựa để giúp nhưng Bọ Ngựa chỉ biết cắt mà không biết vạch, phải nhờ
đến Ốc Sên. Và cuối cùng là nhờ đến Ổ Dộc để may chiếc áo sao cho thật khéo
thật đẹp. Cuối cùng chiếc áo cũng xong, Thỏ rất vui sướng, cảm động trước
tấm lòng của bạn bè: “Và thế là họ bảo nhau dựng một xưởng may áo ấm,
Nhím đóng cái đinh cuối cùng trên tấm biển treo trước cổng với chữ đề:
XƯỞNG MAY ÁO ẤM
Toàn thợ lành nghề”
Tinh thần đoàn kết của các con vật tạo nên một xưởng may để phục vụ
cho tất cả các con vật trong trận rét này. Không chỉ biết đoàn kết với nhau mà
chúng biết chia sẻ nhường nhịn nhau: “Nhưng trong xưởng chẳng ai muốn
nhận may áo cho mình cả. Ai cũng nhường nhịn cho bạn may trước. Nhím lắc
đầu khơng chịu may, chỉ sang Bọ Ngựa, Bọ Ngựa lắc đầu chỉ sang Ốc Sên,
Ốc Sên chỉ sang cho Ổ Dộc… Cuối cùng Ốc Sên và Tằm phải chịu để may
trước” (Những chiếc áo ấm). Mỗi lồi đều có một biệt tài riêng: Nhím thì tạo

16


kim, Tằm thì se chỉ, Ốc Sên thì vạch phấn, Bọ Ngựa cắt vải, Ốc Dộc xâu
chỉ… tất cả cùng biết phát huy hết khả năng của mình để tạo ra chiếc áo ấm
cho mn lồi trong mùa đơng giá lạnh. Chúng đã làm nên cuộc sống sôi
động ở chốn rừng xanh. Đó là bài học đẹp đẽ về tình đoàn kết, sức mạnh của
tập thể. Qua câu chuyện Võ Quảng muốn giáo dục các em tình đồn kết đồng
đội biết nhường nhịn, chia sẻ với nhau, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn.

Trong truyện Thêm sức chiến đấu Sóc đã bị tên Cáo gian tham muốn
cướp mất đò và đồ đạc. Nhưng may sao Sóc được các con vật chạy đến giúp
đỡ nhất là anh Chèo Bẻo và Gõ Kiến hợp sức cùng đánh tên Cao gian tham
đến khi phải cầu xin và trả lại đồ cho Sóc:
“- Kìa! Thằng Cáo! Nhờ bắt lấy nó! Nó cướp hết đồ đạc của tôi rồi!
Mọi người chạy đến. Những tay húc giỏi, đá giỏi, ngoạm giỏi đều đông
đủ. Ai cũng muốn bắt cho được thằng Cáo xảo quyệt.Nhưng đứng trước sông
sâu và nước đang chảy xiết, cả bọn đều thấy bất lực.
Chèo Bẻo vừa bay đến. Hiểu được đầu đuôi câu chuyện, Chèo Bẻo liền
bay vút lên cao rồi phóng thẳng xuống đầu Cáo. Chốc chốc Cáo lại bị Chèo
Bẻo vặt một túm lông. Gõ Kiến cũng vừa bay đến. Gõ Kiến thấy Cáo phải lo
chóng đỡ với Chèo Bẻo liền xà xuống lịng đị, dùng mỏ moi cho kì được cái
nút.Cái nút dần dần mở ra, nước lại chảy vào đò. Chèo Bẻo với Gõ Kiến đã hợp
sức cùng đánh Cáo. Thằng cáo phải gấp rút chống thuyền vào bờ, xin trả lại tất
cả đồ đạc cho Sóc và xin thề sẽ bỏ nghề trộm cướp” (Thêm sức chiến đấu).
Câu chuyện đã để lại cho Cáo một bài học đáng nhớ và khơng bao giờ
dám tái phạm. Qua đó, Võ quảng muốn giáo dục các em tinh thần đoàn kết
giúp đỡ nhau trong lúc hoạ nạn, khó khăn. Đồng thời, phê phán thói tham
lam, độc ác sẽ gặp quả báo, bị trừng trị thích đáng.
Hay nói đến tinh thần đồn kết chăm chỉ của các loài vật trong một
chiếc hồ.Giếc không biết vâng lời luyện tập lời biếng, chỉ tập được ngày đầu

17


những ngày sau Giếc lơ là dần, sao nhãng dần,sau lười biếng và bỏ cuộc.Cịn
Rơ chăm chỉ vâng lời mẹ luyện tập cho có sức vóc. Rơ cịn dạy cho Lươn,Trê,
và Quả sở trường của mình.Sau đó, bạn nào võ nghệ cũng giỏi.Cho đến một
hơm, nước dần nóng lên hồ cạn dần nước. Rô gọi mọi người đi cư đến sông, Rô
cùng các bạn cùng nhau hợp sức đánh bại Rắn độc: “Rắn độc vừa há mồm thì

Rơ đã đánh phóc nhảy vào giữa họng, nút miệng Rắn độc lại. Rắn độc giãy lên
đành đạch. Nhanh như chớp, Cua và Trê xơng vào đâm chém dữ dội. Quả
giáng những địn mãnh liệt. Cua lừa thế cặp ngang lưng, ghìm Rắn độc chống
trả quyết liệt. Nhưng rồi nó đuối dần, đuối dần… Khắp người run lên bần bật,
nó ngã sóng sồi rồi…tắt thở. Cua, Quả hô nhau kéo Rô ra khỏi miệng Rắn
độc” (Mắt Giếc đỏ hoe).
Những câu chuyện đồng thoại của Võ Quảng thật giản dị về tình bạn
xung quanh ta. Truyện của ơng khơng chỉ nói về tình bạn thân thiết gắn bó,
mà nó cịn là những bài học giáo dục sâu sắc, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách,
sống đẹp hơn, tốt hơn. Ông đã rất khéo léo khi dùng các con vật để xây dựng
nên một tình bạn đẹp đẽ, một điều giản dị mà vô cùng sâu sắc. Tình bạn rất
cần thiết cho con người, hãy sống với nhau bằng tình thương và lịng nhân ái,
bé sẽ có nhiều bạn tốt và nhiều niềm vui.
1.2.2.Những câu chuyện giúp trẻ thơ khám phá thế giới muôn màu
Truyện đồng thoại được sử dụng rất nhiều trong chương trình chăm sóc
- Giáo dục Mầm non. Thơng qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học. Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Hà Nguyễn Kim Giang: “Ngoài truyện dân
gian thường kể cho trẻ nghe, một thể loại truyện tiêu biểu nữa được trẻ u
thích trong chương trình làm quen tác phẩm văn học đó là truyện đồng thoại”
[3, 146]. Truyện đồng thoại Võ Quảng giúp các em nhận biết thế giới thực
vật, động vật, các hiện tượng tự nhiên xung quanh mình. Qua đó, các em cảm
nhận được mối quan hệ con người trong gia đình và xã hội. Những kiến thức

18


trong các câu chuyện đó sẽ thơi thúc các em tìm kiếm, tị mị, muốn khám phá
thế giới xung quanh mình.
Trước hết, truyện đồng thoại Võ Quảng giúp các em mở rộng nhận thức
về thế giới loài vật. Những câu chuyện như một cuốn từ điển khoa học đang

chờ các em tìm tịi và khám phá, mang đến cho các em hiểu biết thú vị về quá
trình sinh trưởng hay những đặc điểm tự nhiên của các loài vật bằng những
câu chữ và sự giải thích dí dỏm chứ khơng phải những lời lẽ khô khan,cứng
nhắc.Câu chuyện Trong một hồ nước Võ Quảng đã giải thích sự phát triển từ
Nịng Nọc thành Nhái Bén. Đây là một câu chuyện đầy cảm động và triết lý.
Câu chuyện đem đến cho các em một bài học kì diệu về thế giới tự
nhiên.Khơng phải những lời giáo huấn khơ khan mà nó được Võ Quảng viết
thành một câu chuyện vềquá trình sự biến hóa từ Nịng Nọc thành Nhái Bén.
Nịng Nọc thì sống ở dưới nước nhưng từ khi trở thành Nhái Bén thì lại ở trên
cạn. Truyện giúp trẻ cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ giữa Giếc và Nịng Nọc.
Ngồi ra, còn cung cấp cho trẻ những kiến thức về quá trình biến đổi của Nịng
Nọc đến khi trở thành Nhái Bén: “Một hơm, chợt Giếc nhìn thấy từ phía trên
của bụng Nịng Nọc. Có hai cục thịt lịi ra, Giếc tưởng đó là đơi vậy của Nịng
Nọc đang mọc. Hai cục thịt đó mỗi ngày mỗi dài ra. Hóa ra đó khơng phải đơi
vậy, mà nhìn kĩ, đó là đơi chân trước của Nịng Nọc. Tiếp theo, đơi chân trước
đơi chân sau của Nòng Nọc cũng mọc càng dài càng khỏe. Giếc không hiểu nổi
một việc lạ lùng vậy (…) Nịng Nọc vừa nói vừa chìa mơng cho Giếc nom thấy
những dấu vết cịn lại nơi đã mất đi. Càng để thuyết phục được Giếc, Nòng
Nọc há to mồm, chỉ cho Giếc thấy cái lưỡi của mình. Cái lưỡi đó khơng liền
với cuống họng mà chỉ dính một tý ở đầu mồm. Nịng Nọc cịn chỉ cho Giếc
nhìn lại những chiếc răng. Nói cho đúng, đó khơng phải là răng mà chỉ là
những cục thịt li ti dính với hàm trên của Nòng Nọc… Nòng Nọc thực sự đã trở
thành Nhái Bén”.

19


×