Phụ lục 2.
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN.
Sở Giáo dục và Đào tạo
Trường:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Email:
Họ và tên giáo viên:GV:
Điện thoại:
Email :
Phụ lục III
1
TRƯỜNG THPT
TỔ NGOẠI NGỮ
BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Chủ đề:
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ NƯỚC
TRONG ĐƠN VỊ BÀI 10 – TIẾNG ANH 10- READING
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí luận :
Vốn được xem là "lá phổi" của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng
trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng
ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một một yêu cầu,
nhiệm vụ không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc
các cấp trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của
mình trong công tác phục hồi và phát triển rừng.
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong
mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng là hơi thở của sự sống,
là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ một vai trò rất quan trọng trong
quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Rừng điều hòa khí hậu (tạo ra oxy,
điều hòa nước, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, …) bảo tồn đa dạng sinh
học, bảo vệ môi trường sống, Rừng còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc
phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng, các loại động,
thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu,… ngoài ra nó còn mang ý nghĩa quan
trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng.
Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời
tiết.Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các
dòng hải lưu trên toàn cầu.
Nhưng ngày nay,việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng bất hợp lý
đang làm cho diện tích rừng ngày một thu hẹp,làm phá huỷ hệ sinh thái rừng .Và
2
đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc biến đổi khí hậu trong thời gian qua.Để bảo
vệ cuộc sống của chúng ta hãy cứu lấy rừng
Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước
sạch dự báo sẽ sớm trở thành một thứ tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ trong
thế kỷ trước. Nhưng không như dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên liệu
khác như điện, nhiên liệu sinh học, khí đốt..., nhưng nước thì không thể thay thế và
trên thế giới tất cả các dân tộc đều cần đến nó để bảo đảm cuộc sống của mình, cho
nên vấn đề nước trở thành chủ đề quan trọng trên các hội đàm quốc tế và
những mâu thuẫn về nguồn nước đã được dự báo trong tương lai
2. Thực tiễn:
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD – ĐT tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong dạy học các môn đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên để
có một định hướng nhằm phát huy hiệu quả của việc thực hiện lồng ghép giáo dục
bảo vệ môi trường vào các môn học cụ thể thì chưa có sự hướng dẫn cụ thể của các
cơ quan chức năng thuộc Bộ GD –ĐT, chưa có nhiều tài liệu đề cập đến việc lựa
chọn những nội dung nào trong môn học để thực hiện hiệu quả giáo dục bảo vệ
môi trường.
Nước có ý nghĩa sống còn đối với cuộc sống con người. Bảo đảm an ninh
nguồn nước là vấn đề cực kỳ quan trọng của mọi quốc gia. Suy giảm tài nguyên
nước và mất an ninh nguồn nước là nguy cơ không thể xem thường.
Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học còn góp phần hình thành nhân
cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người
chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi
trường. Lực lượng học sinh, sinh viên của nước ta nói riêng, thế giới nói chung
chiếm một tỉ lệ rất lớn, nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng,
hành vi tất yếu sẽ có sự thay đổi lớn trong công tác bảo vệ môi trường, đó là lí do
tôi chọn đề tài này.
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lí luận :
3
Sự mất đi của rừng đang tàn phá sự đa dạng của các loài động , thực vật
trên trái đất này . Đáng lo hơn khi mà ngày nay các nhà khoa học đang ngắm tời
các sự đa dạng sinh học không đơn thuần là thứ ăn , đò trang sức mà họ còn xem
động , thực vật hoang dã là nguồn vật liệu vô giá để chế tạo thuốc điều trị các căn
bệnh nguy hiểm .
Ngày nay cùng với dân số và chiến tranh, môi trường được coi là một
trong những vấn đề bức xúc nhất của toàn thế giới, vấn đề này không chỉ liên quan
tới sự thay đổi của tự nhiên mà còn ảnh hưởng tới toàn xã hội cũng như chất lượng
cuộc sống của loài người. Với nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, dân số đạt trên
6 tỉ, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, con người đã khai thác quá mức và sử dung
không hợp lí các nguồn tài nguyên dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường
sống bị ô nhiễm nghiêm trọng ở quy mô toàn cầu và đe dọa cuộc sống của con
người trên trái đất.
Ô nhiễm nguồn nước có nguồn gốc tự nhiên là mưa, tuyết tan, gió bão lũ
lụt, các yếu tố này đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn và các vi sinh vật có
hại kể cả xác chết của chúng. Còn nguồn gốc nhân tạo làm ô nhiễm nguồn nước là
do các quá trình thải các chất độc hại dưới dạng lỏng là chủ yếu như các chất thải
sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Sự mất đi của rừng cũng bao gồm sự mất đi của cây , đây là nguyên nhân
chính dẫn đến những trận lũ kinh hoàng vào mũa mưa và những đợt hạn bà chằng
vaog mùa nóng . Cây được xem là nhân tố cơ bản để duy trì vòng tuần hoàn tự
nhiên của nước .
2. Phân tích thực trạng :
Ưu điểm :
Những kiến thức cơ bản trên học sinh được học trong môn Địa Lý ( bài
15 lớp 10 ) , môn sinh học ( Sự đa dạng sinh học và vai trò của hệ sinh thái ) , môn
hóa học ( những phản ứng hóa học … )
Đến với Unit 10 – English 10 học sinh một lần nữa được nhắc lại vai trò
của rừng , của nước trong cuộc sống của chúng ta ; từ đó nâng cao được nhận
4
thức , trách nhiệm của mỗi công dân trong việc bảo vệ tài nguyên của quốc gia
( Luât bảo vệ tài nguyên năm 2005 – Giáo dục công dân 11 , bài 12 ).
Tồn tại :
Giáo dục học sinh một cách toàn diện là mục tiêu phải đạt được ; tuy
nhiên để đạt được mục tiêu đó giáo viên cần tích hợp các môn , các chủ đề một
cách logic nhằm giúp học sinh vận dụng được những gì đã học trong các môn để
giải quyết tình huống thực tiễn một cách có hiệu quả . Câu hỏi được đặt ra đây là
bao nhiêu học sinh được tích hợp các vấn đề thực tiễn để giải quyết sự sự vật , một
hiện tượng?
Đa phần học sinh học tách biệt hoàn toàn các môn học với nhau , các em
không hiểu rằng với môn Tiếng Anh các em có thể tích hợp được rất nhiều môn :
Ví dụ : Trong môn Vật lý gần như các ký hiệu điều là Tiếng Anh : “kph –
kilometre per hour ; m/s – metre per second ; HP – horse power …”
Trong môn Hóa Học : CO2 : Carbon dioxide , Smog : Smoke +
fog ( T0)
Trong địa lý : Vị trí địa lý vùng miền , vòng tuần hoàn nước , động
thực vật , Red List … ( Sinh Học ) …
3. Giải pháp :
Trong chương trình môn Tiếng Anh có nhiều nội dung liên quan đến
giáo dục bảo vệ môi trường, do đó có khả năng tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường thông qua dạy học bộ môn. Tích hợp ở đây được hiểu là sự kết hợp, lồng
ghép các mục tiêu khác nhau thông qua một hoạt động nào đó.
Trong phần Warm-up : Bản thân giáo viên nên cho học sinh phân tích kỹ
tên bài : Qua bài này học sinh cần nắm nội dung gì , nôi dung này có gắn kết với
môn học nào không , trong phần Post giáo viên nên yêu cầu học sinh tự đút kết cho
mình một bài học gì qua chủ đề này
Đối với chương trình Tiếng Anh 10 có nhiều nội dung có thể tích hợp
với các môn khác :
+ Unit 1 : Tích hợp về nền lúa nước Việt nam , Kiểu cách sống của Nông
dân Việt nam …
5
+ Unit 4 : Giúp học sinh Khuyết tật hòa nhập Cộng đồng , tôn vinh
những Thầy cô đã hết lòng giảng dạy ở các trường khuyết tật .
+ Unit 5 : Tích hợp môn Công nghệ
+ Unit 6 : Tích hợp danh lam thắng cảnh Việt Nam
+ Unit 7 : Đa truyền thông
+ Unit 8 : Tích hợp tự hào truyền thống dân tộc Việt nam ( Cuộc sống
xưa , nay ; sự thay đổi vượt bậc)
+ Unit 9 : Sinh vật biển , Động thực vật biển cần được bảo tồn
+ Unit11 : National Parks : Tích hợp với môn Địa Lý , Sinh Học , Hóa
Học , GDCD
+ Unit 12 : Music : tích hợp việc giữ gìn nhạc truyền thống , tự hào dân
tộc.
+ Unit 13 : Tích hợp các phương tiện giải trí
+ Unit 14 : Tích hợp thể thao ( World Cup)
+ Unit 16 : Tích hợp các Kỳ quan thế giới , trách nhiệm công dân trong
việc bảo tồn …. Tích hợp Toán , Lý trong việc xây kim tự tháp
4. Kết quả đạt được :
Qua quá trình lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào nội dung môn
học thì tôi nhận thấy có sự chuyển biến tích cực từ ý thức đến hành động của học sinh.
Cụ thể như việc trang trí lớp học: Trong phòng có các chậu cảnh treo trên tường tạo
nhiều Oxgen trong phòng học, trước hành lang thì cũng được trang trí bởi các chậu
hoa, các bồn hoa cây cảnh của lớp được nhà trường phân công thì các em chăm sóc
rất tốt. Bên cạnh đó thông qua các buổi lao động vệ sinh trường, lớp, vệ sinh lề đường
do địa phương tổ chức thì các em làm việc rất tích cực, hiệu quả. Hưởng ứng tốt
phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp” do nhà trường phát động.
III. KẾT LUẬN:
1. Bài học kinh nghiệm:
Rừng , nước và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau, con người
luôn tác động vào rừng và nước nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Sự phát triển
mạnh mẽ, vượt bậc của dân số, công nghiệp làm cho chất lượng cuộc sống của con
6
người được nâng cao. Nhưng mặt trái của sự phát triển này là sự xuống cấp trầm trọng
của môi trường: Nhiệt độ trái đất tăng dần, thiên tai ngày càng nhiều, cái mà con
người cần nhìn nhận lại đó chính là chính bàn tay của loài người đang dần hủy hoại
nơi sống của con người. Nên việc giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường là
một điều hết sức quan trọng hiện nay.
2. Kiến nghị:
Cần có nhiều hơn các buổi giáo dục ngoại khóa về môi trường, các hội thi hùng biện
Tiếng Anh với chủ đề : “ Bảo vệ môi trường”. Để cho các em có ý thức thật sự về môi
trường thông qua môn học.
3. Kết luận chung:
Tóm lại việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Tiếng Anh
nói riêng và các môn học khác nói chung, thì chúng ta sẽ cho ra đời những con
người tiên tiến, văn minh, có kiến thức họ sẽ giúp cho đất nước cho nhân loại phát
triển cùng với sự trong sạch của môi trường sống.
Cái Tắc , ngày 02 tháng 01 năm 2015
Người viết
Nguyễn Xuân Trúc
7