PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TÂY NINH
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA CÁC BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC MÔN
GDCD Ở LỚP 7A1 TRƯỜNG THCS
NGUYỄN TRÃI
Người thực hiện: LÊ BẢO KỲ
Thành phố Tây Ninh, ngày 22 tháng 02 năm 2017
1
MỤC LỤC
Phần
Trang
Mục lục
2
Danh mục viết tắt
4
Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
5
1.Tóm tắt
7
8
2. Giới thiệu
8
2.1 Hiện trạng
2.2 Nguyên nhân
8
2.3 Giải pháp thay thế
9
3. Phương pháp
10
3.1. Khách thể nghiên cứu
10
3.2. Thiết kế nghiên cứu
10
3.3. Quy trình nghiên cứu
12
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu
13
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận
14
4.1. Trình bày kết quả
14
4.2. Phân tích dữ liệu
14
4.3. Bàn luận
15
5. Kết luận và khuyến nghị
16
5.1. Kết luận
16
5.2. Khuyến nghị
17
6. Tài liệu tham khảo
18
2
7. Phụ lục
19
7.1 Bảng điểm trước và sau tác động
19
7.2 Bảng tính các giá trị
21
7.3 Thiết kế bài học minh họa
22
3
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Viết đầy đủ
Trung học cơ sở
Giáo viên
Học sinh
Kiểm tra
Tác động
Sách giáo khoa
Điểm trung bình cộng
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn
Kĩ năng sống
Giáo dục công dân
Công nghệ thông tin
Cụm từ viết tắt
THCS
GV
HS
KT
TĐ
SGK
Điểm TBC
SMD
KNS
GDCD
CNTT
KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
4
- Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục KNS cho học sinh THCS qua bài học
đạo đức ở môn GDCD ở lớp 7A1 trường THCS Nguyễn Trãi.
- Người thực hiện: LÊ BẢO KỲ
- Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trãi - Thành phố Tây Ninh
Bước
Hoạt động
1. Hiện trạng nguyên nhân - Đa số học sinh lơ là, không hứng thú trong giờ học.
- Học sinh chưa nắm vững, chưa sâu nội dung bài học.
- Học sinh ít đọc sách dẫn đến chưa có kĩ năng khi áp dụng
vào thực tế.
2. Giải pháp thay thế
3. Vấn đề nghiên cứu
- Hướng dẫn học sinh thực hành các nội dung trong sách
giáo khoa trong các hoạt động của lớp, trường.
- Dữ liệu có thể thu thập được: từ các bài kiểm tra 15 phút,
thường xuyên và định kì. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Giả thuyết nghiên cứu:
+ Hoạt động cụ thể của giáo viên trong việc hướng dẫn học
sinh rèn kỹ năng sống qua bài học đạo đức ở lớp 7A1, có
hiệu quả cao nhất.
+ Sự kết hợp tích cực của học sinh trong giờ học môn
GDCD.
4. Thiết kế
- Chọn thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với hai
nhóm tương đương.
- Áp dụng nghiên cứu ở hai nhóm:
+ Nhóm thực nghiệm: lớp 7A1
+ Nhóm đối chứng: lớp 7A2
- Nhóm đối chứng: Sử dụng phương pháp theo hướng dẫn
sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Nhóm thực nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
qua bài học đạo đức ở lớp 7A1 trường THCS Nguyễn Trãi.
- Thời gian: 5 tuần
5. Đo lường
- Dữ liệu: Kiến thức
- Phương pháp:
+ Sử dụng bài kiểm tra 15-20 phút
+ Dạng đề: tự luận
- Dựa vào kĩ năng làm bài, kĩ năng trình bày một vấn đề của
học sinh.
- Dựa vào kết quả của hai nhóm:
+ Nhóm thực nghiệm: làm bài tốt.
+ Nhóm đối chứng: chỉ có học sinh khá giỏi làm bài tốt.
5
6. Phân tích dữ liệu
- Mô tả dữ liệu:
+ Độ tập trung: mode, trung vị, giá trị trung bình
+ Độ phân tán: độ lệch chuẩn
7. Kết quả
- Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp
bậc THCS.
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Giáo dục kĩ năng sống (KNS) là một nội dung quan trọng được thực hiện một
cách có hệ thống trong các nhà trường. Giáo dục KNS giúp học sinh rèn luyện
6
hành vi có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, đối phó với những sức ép
của cuộc sống, phòng ngừa những hành vi có hại cho thể chất và tinh thần của các
em. Giáo dục KNS giúp tăng cường khả năng tâm lí, khả năng thích ứng, giúp các
em có cách thức ứng phó với những thách thức của cuộc sống.
Môn GDCD ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu giáo dục, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, là một môn
học có nhiều khả năng giáo dục KNS cho HS, điều đó được thể hiện:
- Nhiệm vụ và nội dung môn GDCD chứa đựng những yếu tố của giáo dục
KNS, phù hợp với trọng tâm của giáo dục KNS là quá trình đối thoại, tương tác lẫn
nhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của người học để thực hành kĩ năng; phù hợp với
cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn
đề của cuộc sống.
- Một trong những đặc điểm của môn GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung
giáo dục, trong đó có các nội dung giáo dục về các vấn đề xã hội. Vì vậy, việc tích
hợp nội dung giáo dục KNS vào môn GDCD là điều có thể thực hiện và phù hợp
với xu thế hiện nay.
- Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội không thể chỉ xuất phát từ yêu cầu nhà
giáo mà phải xuất phát từ quyền lợi và nhu cầu phát triển của học sinh. Giáo dục
KNS giúp học sinh có những kĩ năng thiết thực để sống an toàn, lành mạnh, có
hiệu quả, do đó học sinh hứng thú học tập và lĩnh hội các chuẩn mực một cách chủ
động, tự giác.
Từ khả năng giáo dục KNS trong môn GDCD được xác định là hết sức quan
trọng và cần thiết, mục tiêu giáo dục KNS trong môn GDCD cũng được xác định
rõ ràng.
Giáo dục KNS trong môn GDCD ở trường THCS nhằm giúp học sinh:
+ Hiểu được sự cần thiết của các KNS giúp cho bản thân có thể sống tự tin,
lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể
chất và tinh thần.
+ Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử trí linh hoạt trong các tình huống
giao tiếp hằng ngày; có kĩ năng tự bảo vệ mình; rèn luyện lối sống có trách nhiệm
với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng.
+ Có nhu cầu rèn luyện KNS trong cuộc sống hằng ngày; ưa thích lối sống
lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện thiếu lành mạnh; tích cực,
tự tin tham gia các hoạt động, có quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
Thực nghiệm được thực hiện từ tuần 7 đến hết tuần 11 năm học 2016 -2017.
* Bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là: 7,75
* Bài kiểm tra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là: 6,23
Kết quả phép kiểm chứng T-test p= 0,000000018 < 0,05 là có ý nghĩa khác biệt
rất lớn giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Lớp thực nghiệm thông qua
bài kiểm tra có kết quả khá tốt so với lớp đối chứng. Chứng tỏ việc lựa chọn
phương pháp hướng giáo dục kĩ năng sống qua các bài đạo đức môn GDCD đã tạo
7
hứng thú cho học sinh và nâng cao kết quả học tập môn GDCD và hạnh kiểm của
học sinh.
2. GIỚI THIỆU:
Qua các ngày được tập huấn trong hè, các buổi học bồi dưỡng nghiệp vụ đặc
biệt là các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên tôi nắm tương đối vững các phương
pháp dạy học môn GDCD. Trên cơ sở đó, tôi xác định việc sử dụng phương pháp
giáo dục kĩ năng viết cho học sinh là biện pháp hữu hiệu tạo hứng thú học tập, giúp
các em áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế một cách dễ dàng.
2.1. HIỆN TRẠNG:
Trong quá trình dự giờ thăm lớp và thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh
trong nhà trường phổ thông hiện nay có xu hướng không mấy mặn mà với môn
GDCD.
Việc giáo dục, rèn luyện KNS là một phạm trù rộng, tất cả các bộ môn, các tổ
chức đoàn thể: Đoàn, Đội….tất cả giáo viên và học sinh đều phải bắt tay vào thực
hiện. Trong đó môn GDCD là môn học có nhiều khả năng để thực hiện nội dung
này nhất. (Hầu hết tất cả các chủ đề và nội dung bài học đều có thể lồng ghép các
nội dung giáo dục KNS)
Trong những năm gần đây, việc giáo dục học sinh trong nhà trường đã
không bó hẹp ở việc giảng dạy , cung cấp tri thức văn hóa mafyeeu cầu cần phải
cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết về kĩ năng trong cuộc sống hàng
ngày. Đặc biệt từ năm học 2011- 2012, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đưa nội dung
giáo dục KNS vào các môn học và đã tập huấn cho đội ngũ cán bộ cốt cán, cho đến
giáo viên trực tiếp đứng lớp ở các cấp học và triển khai nội dung này một cách có
hệ thống. Và đây cũng là xu thế giáo dục chung của nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên khi triển khai và tổ chức thực hiện giáo dục KNS nói chung và
đối với môn GDCD nói riêng nhiều lúc giáo viên còn lúng túng khi lựa chọn KN
thích hợp, việc điều tiết giữa nội dung bài học với các KNS cần giáo dục trong áp
lực thời gian 45’ của một tiết học….
Từ những vấn đề nêu trên, tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục
KNS cho học sinh THCS qua bài học đạo đức ở môn GDCD”.
2.2 NGUYÊN NHÂN:
- Học sinh xem nhẹ môn học ít đầu tư.
- Học sinh ngại khó không chuẩn bị trước bài học ờ nhà.
- Lười đọc sách liên quan đến môn học, bài học.
- Khả năng độc lập suy nghĩ chưa cao.
- Khả năng áp dụng vào thực tế còn thấp.
8
- Kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể chưa đạt yêu cầu.
2.3 GIẢI PHÁP THAY THẾ:
Việc lựa chon và lồng ghép giáo dục KNS phải tùy thuộc vào từng nội dung
bài học cụ thể và tình hình học sinh ở từng địa phương khác nhau
Khi dạy các phạm trù về đạo đức như Lễ độ, tiết kiệm, tôn sư trọng đạo, biết
ơn….chúng ta có thể hình thành và rèn luyện cho các em những KNS sống như kỹ
năng phê phán, thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng đánh
giá, kỹ năng hợp tác , kỹ năng tự nhận thức….
Khi dạy các bài về chủ đề pháp luật thì chúng ta có thể giáo dục cho các em
các kỹ năng: phân tích so sánh, tư duy sáng tạo, tìm kiểm và xử lý thông tin, kỹ
năng kiên định, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng ứng phó…..
Khi dạy lồng ghép giáo dục KNS giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học
sinh một số kỹ năng liên quan đến nội dung bài học:
a. Rèn kỹ năng cho học sinh giải thích các khái niệm trước khi vào bài học:
Giáo viên cần tìm hiểu kỹ các khái niệm liên quan đến nội dung bài học.Khi dặn
dò học sinh cho tiết học sau, giáo viên yêu cầu học sinh chú ý soạn trước một số
khái niệm của bài học sau.
b. Yêu cầu vận dụng khái niệm để giải quyết vấn đề:Sau khi hình thành khái
niệm, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng để giải quyết các tình huống trong
phần Đặt vấn đề của Sách giáo khoa ở mỗi bài học.
c. Rèn kỹ năng tư duy, phê phán những hành vi sai trái: Đây là một việc làm
thường xuyên trong các bài học môn GDCD. Tuy thuộc vào các nội dung cụ thể
trong từng bài học, giáo viên đặt ra một số tình huống vi phạm các nội dung pháp
luật hoặc trái với các chuẩn mực đạo đức đang học, cho học sinh trình bày những ý
kiến đánh giá của mình đối với các hành vi đó, đặt học sinh vào tình huống đó và
đề xuất hướng giải quyết.
d. Rèn kỹ năng vận dụng nội dung bài học để làm bài tập:Sau khi nghiên cứu
tìm hiểu xong phần nội dung bài học, yêu cầu học sinh vận dụng ngay để làm các
bài tập. Phần này giáo viên có thể tách riêng làm một mục trong nội dung bài học,
sau khi đã tìm hiểu xong nội dung lý thuyết hoặc có thể kết hợp đan xen trong từng
mục của nội dung bài học.
e. Rèn kỹ năng vận dụng nội dung bài học để giải quyết một số vấn đề thực
tế: Giáo viên có thể sưu tầm một số tình huống trong thực tế của trường mình để
yêu cầu các em giải quyết.Giáo viên có thể yêu cầu học sinh từ liên hệ và tìm các
tình huống có liên quan đến nội dung bài học để giải quyết.
g. Kỹ năng liên hệ và vận dụng của bản thân: Yêu cầu học sinh tự nhận xét
hoặc kiểm điểm bản thân. (Đặc biệt lưu ý đối với các em thường làm trái với các
nội dung chuẩn mực hoặc các quy định có trong nội dung bài học).
- Vấn đề nghiên cứu:
9
Giáo dục kĩ năng sống qua bài học đạo đức, giáo viên hướng dẫn các em thực
hành thông qua những bài tập cụ thể trong chương trình hoặc những bài tập theo
yêu cầu riêng của giáo viên khi kiểm tra 15 phút, 1 tiết, … và đối chiếu theo thời
gian xem kết quả các em có tiến bộ?
- Giả thuyết nghiên cứu:
Việc vận dụng giải pháp Giáo dục kĩ năng sống qua bài học đạo đức cho học
sinh ở môn GDCD giúp học sinh nắm vững kiến thức kết hợp với việc theo dõi quá
trình thực hành của học sinh đã có tác dụng nâng cao chất lượng học tập bộ môn
GDCD ở lớp 7A1.
3. PHƯƠNG PHÁP:
3.1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
- Giáo viên: Lê Bảo Kỳ – Giáo viên dạy GDCD lớp 7A1, 7A2 trường
THCS Nguyễn Trãi trực tiếp nghiên cứu đề tài.
- Học sinh: : lớp 7A2 (lớp đối chứng) và lớp 7A1 (lớp thực nghiệm)
của trường THCS Nguyễn Trãi.
Lớp 7A1
Lớp 7A2
Số học sinh
Nam
22
21
Tổng số
41
41
Nữ
19
20
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
a. Bước 1: Nghiên cứu tài liệu chuẩn KTKN, xác định mục tiêu bài học. Sau đó
nghiên cứu nội dung bài ở SGK, kết hợp tham khảo hướng dẫn giảng dạy ở SGV...
để định hướng kiến thức cần đạt qua bài học.
Ví dụ: Xác định mục tiêu cần đạt qua bài “Tự tin” (GDCD 7)
1. Kiến thức:
*. HS biết:
Một số biểu hiện của tính tự tin.
*. HS hiểu:
Ý nghĩa của tính tự tin.
2. Kĩ năng:
- Biết thể hiện sự tự tin trong trong công việc cụ thể.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
+ Kĩ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin.
+ Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin.
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
+ Kĩ năng tự nhận thức bản thân về lòng tự tin, tự trọng.
10
3. Thái độ:
Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.
b. Bước 2: Nghiên cứu tài liệu Giáo dục KNS trong môn GDCD ở trường THCS
để xác định những KNS cơ bản cần được giáo dục. Tham khảo các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng tùy theo đối tượng và điều kiện dạy học
cho phù hợp.
Ví dụ: Qua bài học “Tự tin” giáo viên đã xác định được các kĩ năng sống cơ bản
cần được giáo dục và các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
đó là:
* Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục:
- Kĩ năng xác định, phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin, thiếu tự tin.
- Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin, thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng tự nhận thức của bản thân về lòng tự tin, tự trọng.
* Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm.
- Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Xử lí tình huống.
c. Bước 3: Tiến hành soạn bài trên giáo án Word theo bố cục gồm 4 phần:
- Khám phá: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết những gì về
bài học sắp tới;
- Kết nối: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo
cầu nối liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết;
HS được xem một đoạn phim “Bài học về sự tự tin” qua đó rèn luyện cho
học sinh kỹ năng phân tích, quan sát và tư duy phê phán
HS cùng nhau tiếp sức qua trò chơi để rèn luyện kỹ năng hợp tác…
- Thực hành/ luyện tập: tạo cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng thức
thức và kĩ năng vào tình huống có ý nghĩa; điều chỉnh những hiểu biết, kĩ năng còn
sai lệch;
- Vận dụng: Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình
huống, bối cảnh mới;
Sau đó, tiến hành thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử (Ứng dụng CNTT
và các phầm mềm dạy học thích hợp)
d. Bước 4: Chuẩn bị đồ dùng dạy học đã được xác định trong phần chuẩn bị của
giáo viên và học sinh.
Với việc xác định mục tiêu bài học theo chuẩn KTKN, xác định những KNS
cần được giáo dục qua bài học, chúng tôi mạnh dạn tiến hành bài dạy theo các
phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh phát huy tính tự giác, sáng tạo để
tiếp thu bài học dễ dàng hơn, đồng thời giúp các em hình thành và rèn luyện các
KNS cần thiết, phù hợp.
11
Qua tác động giải pháp thay thế 5 tuần, tôi tiến hành kiểm tra viết 15 -20 phút ở
cả hai lớp: thực nghiệm và đối chứng. Sau đó tôi dùng phép kiểm chứng T- test để
phân tích dữ liệu.
Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
5,94
5,97
p=
0.76
p = 0,76 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
KT trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Nhóm TN (học
sinh lớp 7A1)
Kiểm tra 15 phút Vận dụng phương pháp
01
Rèn kĩ năng sống qua bài
học đạo đức môn GDCD
Kiểm tra 15
phút
01
Nhóm ĐC (học
sinh lớp 7A2)
Kiểm tra 15 phút Sử dụng phương pháp
01
học sinh tự thực hành
Kiểm tra 15
phút
01
theo yêu cầu sách giáo
khoa.
N1: Nhóm thực nghiệm (học sinh lớp 7A1)
N2: Nhóm đối chứng (học sinh lớp 7A2)
3.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu tài liệu Giáo dục KNS trong môn GDCD ở trường THCS để xác định
những KNS cơ bản cần được giáo dục. Tham khảo các phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực có thể sử dụng tùy theo đối tượng và điều kiện dạy học cho phù
hợp.
Ví dụ: Qua bài học “Tự tin” giáo viên đã xác định được các kĩ năng sống cơ bản
cần được giáo dục và các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
đó là:
*. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục:
- Kĩ năng xác định, phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin, thiếu tự tin.
- Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin, thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng tự nhận thức của bản thân về lòng tự tin, tự trọng.
12
*. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm.
- Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Xử lí tình huống.
Tiến hành soạn bài trên giáo án Word theo bố cục gồm 4 phần:
- Khám phá: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết những gì về
bài học sắp tới;
- Kết nối: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo
cầu nối liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết;
HS được xem một đoạn phim “Bài học về sự tự tin” qua đó rèn luyện cho
học sinh kỹ năng phân tích, quan sát và tư duy phê phán
HS cùng nhau tiếp sức qua trò chơi để rèn luyện kỹ năng hợp tác…
- Thực hành/ luyện tập: tạo cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng thức
thức và kĩ năng vào tình huống có ý nghĩa; điều chỉnh những hiểu biết, kĩ năng còn
sai lệch;
- Vận dụng: Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình
huống, bối cảnh mới;
Sau đó, tiến hành thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử (Ứng dụng CNTT
và các phầm mềm dạy học thích hợp)
Chuẩn bị đồ dùng dạy học đã được xác định trong phần chuẩn bị của giáo
viên và học sinh.
Với việc xác định mục tiêu bài học theo chuẩn KTKN, xác định những KNS
cần được giáo dục qua bài học, chúng tôi mạnh dạn tiến hành bài dạy theo các
phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh phát huy tính tự giác, sáng tạo để
tiếp thu bài học dễ dàng hơn, đồng thời giúp các em hình thành và rèn luyện các
KNS cần thiết, phù hợp.
Qua tác động giải pháp thay thế 5 tuần, tôi tiến hành kiểm tra viết 15 -20
phút ở cả hai lớp: thực nghiệm và đối chứng. Sau đó tôi dùng phép kiểm chứng Ttest để phân tích dữ liệu.
3.4. ĐO LƯỜNG DỮ LIỆU:
Bài kiểm tra trước tác động là bài tập thực hành: Bài tập 2 SGK/35 – GDCD 7
kì I (hình thức kiểm tra viết thường xuyên)
Bài kiểm tra sau tác động là kết quả bài kiểm tra thường xuyên viết 15 phút ở
tuần 11
Thống kê kết quả sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
4.1. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ:
Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động:
13
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
6.14
7.75
Độ lệch chuẩn
1.36
1.12
Giá trị p của T-test
0.000000018
Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn
SMD
1.19
4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ DỮ LIỆU:
Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực
nghiệm là 7.75 cao hơn nhiều so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là
6.14. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng học tập môn GDCD lớp 7A1 đã được
nâng lên đáng kể.
Độ chênh lệch chuẩn của kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 1.12
điều đó cho ta thấy được mức độ chênh lệch là có ý nghĩa.
- Độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p=0,000000018 < 0,05 cho
thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý
nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không
xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =(7.75 – 6.14) / 1.36 = 1.19. So sánh
với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp Giáo dục kĩ
năng sống qua bài học đạo đức môn GDCD lớp 7A1 ( nhóm thực nghiệm) là rất
lớn.
Giả thuyết của đề tài trên
đã được kiểm chứng.
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
14
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
4.3. BÀN LUẬN:
+ Ưu điểm:
- Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC =7.75; kết quả
bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6.14. Độ chênh lệch điểm số
giữa hai nhóm là 1.61. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và
thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn
lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là: SMD =1.19. Điều này
có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p =
0,000000018 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của
hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
+ Hạn chế:
- Tài liệu phục vụ giảng dạy và giáo dục KNS còn thiếu, chỉ mang tính định hướng nên
giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi các thông tin, tài liệu khác để bổ trợ cho việc dạy học.
- Áp lực về thời gian (45 phút/ tiết)
- Cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư và cải tiến nhiều song nó vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu của việc sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như thiếu không
gian rộng để chia nhóm, di chuyển học sinh trong lớp học khi sử dụng phương pháp
phòng tranh, bản đồ tư duy hay kĩ thuật khăn phủ bàn….
- Học sinh còn rụt rè, nhút nhát trong việc học tập theo phương pháp và kỹ thuật dạy học
mới.
- Trong nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh vẫn xem nhẹ, coi thương môn học
này, chỉ xem đây là một môn học phụ nên chưa thực sự chú tâm, đầu tư cho việc dạy học.
Học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 được học rất nhiều về những đức tính tốt, các điều luật
của pháp luật ….nhưng vẫn còn nhiều hiện tượng học sinh vi phạm kỷ luật, điều này cho
thấy sự vận dụng nội dung bài học vào thực tế của các em chưa cao, các em chưa có các
KNS thích hợp.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
5.1. KẾT LUẬN :
Dạy học gắn với việc giáo dục KNS cho học sinh là một việc làm cần thiết và có
vai trò hết sức quan trọng. Nó trang bị cho các em những kỹ năng khi nghiên cứu bài
mới, vận dụng bài học vào thực tiễn, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, chủ động
trong học tập để kết quả ngày càng cao hơn. Hơn nữa việc rèn luyện KNS cho học sinh
15
được xác định là một nội dung cơ bản trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường phổ thông. KNS thúc đẩy sự phát triển
của cá nhân và xã hội. Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ và là xu thế
chung của các nước trên thế giới. Vì vậy, việc định hướng giáo dục KNS cho học sinh
trong nhà trường nói chung và qua môn học nói riêng cần được xác định rõ về mục tiêu,
nguyên tắc, nội dung và phương pháp, kĩ thuật giáo dục KNS.
Để làm tốt việc giáo dục KNS cho học sinh qua bài học môn GDCD, giáo viên cần
không ngừng tự học, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các kĩ thuật dạy
học trong điều kiện cụ thể để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục KNS cho học sinh.
Giáo viên cần tìm hiểu, xác định đối tượng học sinh của mình để có những phương pháp
giáo dục KNS phù hợp và hình thành những KNS cần thiết cho các em. Ngoài ra, giáo
viên nên định hướng cho các em một số hoạt động chuẩn bị cho bài học mới sau khi học
xong bài để cho các em chủ động tự tin khi học bài mới và tham gia các hoạt động.
Việc rèn luyện và giáo dục KNS cho học sinh là một vấn đề rất phức tạp, có quy
mô lớn. Nó được thể hiện thông qua các tình huống cụ thể trong thực tế cuộc sống, gắn
liền với 4 trụ cột của giáo dục:
+ Học để biết gồm các kỹ năng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra
quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hiệu quả…
+ Học làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm
soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…
Học để sống với người khác gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng,
tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông…
Học để làm: gồm các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt ra
mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…
Từ đấy có thể thấy rằng KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho
cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kỹ năng tự quản lý bản thân và
kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu
quả…Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử
phù hợp với những người khác và xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của
cuộc sống. KNS được hình thành thông qua quá trình sống, rèn luyện, học tập trong gia
đình, nhà trường và ngoài xã hội. Chính vì thế, KNS vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã
hội, chịu ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng và dân tộc.
5.2. KHUYẾN NGHỊ:
- Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn, cần tích cực trau dồi và rèn luyện các
KNS cho bản thân, vì hơn ai hết chính sự tự tin và khả năng giải quyết khéo léo
mọi tình huống xảy ra trong thực tế giảng dạy và cuộc sống của giáo viên chính là
những bài học tự nhiên và có hiệu quả nhất đối với học sinh. “Mỗi giáo viên phải
thực sự là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
- Nhà trường cần đầu từ thêm các tài liệu về giáo dục KNS như: Từ điển
GDCD, các tình huống đạo đức và pháp luật…
16
- Cần có những giải pháp để tuyên truyền trong học sinh và phụ huynh về
tầm quan trong của việc giáo dục KNS để từ đó nâng co hơn nữa chất lượng giáo
dục.
Trên đây là một vài suy nghĩ về việc làm của chúng tôi trong quá trình thực
hiện sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục KNS cho học sinh THCS qua bài học đạo
đức môn GDCD ở lớp 7A1 trường THCS Nguyễn Trãi” nhằm góp phần nâng
cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học và đáp ứng mục tiêu dạy học chú
trọng rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm và thực
hiện tiết dạy minh họa chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự góp ý từ quý cấp quản lí, các thầy cô giáo để chúng ta cùng nhau rút
kinh nghiệm và đi đến thống nhất trong quá trình giảng dạy.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Mạng Internet, giaoandientu.com.vn
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ Bộ GD&ĐT.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 7 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ
GD&ĐT.
- Một số kiến thức, kĩ năng và bài tập nâng cao GDCD 6. 7, 8, 9…
17
7. PHỤ LỤC:
7.1 Điểm kiếm tra trước tác động và sau tác động
7. 2 Bảng tính các giá trị
7.3 Thiết kế bài học minh họa
7.4 Đề và đáp án kiểm tra sau tác động
7.1 BẢNG ĐIỂM TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG:
Nhóm thực nghiệm (Lớp 7A1)
STT
Họ và tên học sinh
KT trước tác động
18
Kiểm tra sau
tác động
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Huỳnh Thị Thúy Ái
Phạm Ngọc Mỹ Anh
Hồng Vân Anh
Đặng Nhựt Anh
Trần Thị Nhựt Băng
Nguyễn Võ Thanh Bình
Phạm Đặng Hải Đăng
Nguyễn Thị Kim Duyên
Thạch Kim Hảo
Phan Minh Hiếu
Nguyễn Trung Hiếu
Lâm Thanh Hoài
Nguyễn Gia Hưng
Đặng Huỳnh Vũ Khang
Trần Quốc Khánh
Nguyễn Quốc Kỳ
Lê Dương Nguyễn Kỳ
Nguyễn Thành Lộc
Trần Hữu Luân
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Trần Trúc Nghi
Trần Hiếu Nghĩa
Nguyễn Thành Nhân
Phan Thị Quỳnh Như
Lê Huỳnh Phú
Trần Hoài Phúc
Nguyễn Đồng Sang Sang
Lê Đặng Duy Tân
Nguyễn Quốc Thái
Lê Thị Thu Thảo
Thiều Thị Thanh Thảo
Nguyễn Thị Diệu Thảo
Nguyễn Hoàng Thiện
Trần Thái Toàn
Trần Quốc Tống
Lê Nguyễn Bích Trâm
Lê Nguyễn Ngọc Trâm
Cao Thị Hồng Trân
Lê Phạm Thảo Trinh
Nguyễn Đình Duy Tuấn
4
6
7
6
5
6
4
5
5
7
6
6
6
5
7
6
7
6
7
7
7
7
8
6
4
5
7
7
5
5
8
5
6
6
7
6
8
7
7
8
19
6
8
9
9
8
9
7
8
8
9
9
7
7
7
9
7
9
7
9
9
9
8
9
7
5
7
8
8
6
7
9
6
7
8
10
7
7
7
8
9
41
Nguyễn Kim Tuyến
6
7
Nhóm đối chứng (Lớp 7A2)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
13
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
Họ và tên học sinh
Nguyễn Huỳnh Thúy An
Phạm Thúy Vân Anh
Lê Thanh Bi
Trần Huỳnh Thiên Đại
Đỗ Tấn Đạt
Lê Ngọc Hân
Nguyễn Phương Hào
Đỗ Nguyễn Như Hảo
Nguyễn Đức Hiếu
Phạm Huỳnh Kim Hoa
Phạm Trung Hòa
Nguyễn Thị Huệ Hương
Nguyễn Quốc Huy
Nguyễn Quốc Khải
Nguyễn Duy Khang
Nguyễn Tuấn Khiêm
Nguyễn Thanh Lâm
Trang Sĩ Luân
Đặng Văn Lực
Nguyễn Trần Xuân Mai
Nguyễn Thị Kiều Mi
Ngô Hoàng Yến Nhi
Nguyễn Thị Hoàng Oanh
Trần Văn Phú
Nguyễn Văn Qui
Nguyễn Hoàng Phú Quí
Nguyễn Hàm Anh Sang
Nguyễn Ngọc Thành
Nguyễn Minh Thành
Nguyễn Thị Thanh Thảo
Nguyễn Quỳnh Thi
Nguyễn Kim Thi
Cao Thị Kim Thoa
Giao Nguyễn Minh Thư
Lê Thị Bích Trâm
KT trước tác động
5
5
7
6
5
4
7
7
5
5
5
7
7
5
5
6
5
9
5
7
8
4
5
7
7
6
7
5
7
5
6
5
4
7
8
20
KT sau tác động
4
5
7
5
5
5
7
7
5
6
3
7
9
5
5
5
6
9
6
7
9
4
5
7
7
6
7
6
7
5
6
4
5
6
7
36
37
38
39
40
41
Hồ Nguyệt Bảo Trang
Văn Quốc Triệu
Nguyễn Thành Trung
Huỳnh Thị Bích Tuyền
Trần Quang Vinh
Trần Thị Tường Vy
6
6
6
7
8
6
6
7
6
6
8
7
7.2 BẢNG TÍNH CÁC GIÁ TRỊ:
Mốt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị p
SMD
Giá trị TBC
Trước tác động
Sau tác động
Trước tác động
Sau tác động
6.00
5.00
7.00
7.00
6.00
6.00
8.00
6.00
6.23
6.07
7.75
6.14
1.096795255 1.227546755 1.123222109 1.356995811
0.261603981
0.000000018
1.189124056
Nhóm ĐC
6.07
6.14
Nhóm TN
6.23
7.75
21
7.3 THIẾT KẾ BÀI HỌC MINH HỌA:
Bài: 11 - Tiết: 14
Tuần dạy: 14
Ngày dạy:
TỰ TIN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
*. HS biết:
Một số biểu hiện của tính tự tin.
*. HS hiểu:
Ý nghĩa của tính tự tin.
2. Kĩ năng:
- Biết thể hiện sự tự tin trong trong công việc cụ thể.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
+ Kĩ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin.
+ Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin.
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
+ Kĩ năng tự nhận thức bản thân về lòng tự tin, tự trọng.
3. Thái độ:
Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.
II. TRỌNG TÂM:
Biểu hiện của tính tự tin.
III. CHUẨN BỊ:
1. GV: Tranh: Hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân.
2. HS: Bảng nhóm. Ca dao, tục ngữ, câu chuyện, tấm gương về tự tin.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định: điểm danh.
2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng
họ? Nêu một số việc làm của bản thân em về việc giữ gìn và phát huy tuyền thống
của gia đình, dòng họ? (8 điểm)
- Bảo vệ, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống.
- Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ;
- Kiên trì học tập, làm theo truyền thống đó và phát triển ở mức độ cao hơn;
- Giới thiệu truyền thống gia đình để nhiều người biết.
Câu 2: Em hãy nêu biểu hiện của sự tự tin? (2 điểm)
- Chủ động, không hoang mang; Cương quyết; Dám nghĩ, dám làm.
GV: Nhận xét, cho điểm.
22
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Hoạt động 1: Vào bài.
GV: Nhận xét phần trả bài, dẫn vào bài
mới.
GV: Bài học hôm nay gồm những nội
dung chính nào?
HS: Trả lời những phần chính của bài.
GV: Chuyển ý.
- Họat động 2: Tìm hiểu truyện.
HS: Đọc truyện.
GV: Bạn Hà học tiếng Anh trong điều
kiện, hoàn cảnh như thế nào?
HS: Góc học tập là căn gác xép nhỏ,
không học thêm, học trong sách giáo khoa,
cùng với anh trai nói chuyện với người
nước ngoài…
GV: Do đâu bạn Hà được tuyển đi du học
ở nước ngoài?
HS: Do Hà là học sinh giỏi toàn diện, nói
tiếng Anh thành thạo, vượt qua kỳ thi
tuyển chọn, là người chủ động, tự tin trong
học tập.
GV: Nêu biểu hiện của sự tự tin ở bạn Hà?
HS: Tin tưởng vào khả năng của bản thân
mình, chủ động trong học tập, ham học…
GV: Nhận xét, bổ sung câu trả lời.
GV: Em hãy nêu bài học rút ra từ truyện
đọc trên là gì?
HS: Phải tin vào khả năng của mình, ham
học, chủ động, tự tin trong học tập.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
- Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Tự tin được biểu hiện như thế nào?
Nêu ví dụ?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Biểu hiện sự tự tin trong công việc cụ
thể: Tự giải quyết công việc của mình; Khi
23
Nội dung bài học
I. TRUYỆN ĐỌC:
Trịnh Hải Hà và chuyến du học
Xin-ga- po.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Một số biểu hiện của tính tự tin:
- Tư tin vào bản thân, chủ động trong
mọi việc; dám tự quyết định và hành
động một cách chắc chắn, không
hoang mang dao động; cương quyết,
gặp khó khăn không nản lòng, chùn bước ;
không phụ thuộc, dựa dẫm vào người
khác.
Ví dụ: mạnh dạn trình bày ý kiến trước
đám đông ; không lúng túng, sợ sệt khi
phải đối mặt với khó khăn mà bình tĩnh
tìm cách giải quyết;...
* Người tự tin chỉ một mình quyết định
công việc, không cần nghe ai và hợp tác
với ai. Em có đồng ý với ý kiến như vậy
không? Vì sao?
HS: không đồng ý...
* Tích hợp KNS: phân tích, so sánh, xác
định giá trị, tự tin, tự nhận thức.
GV: Tự tin có ý nghĩa như thế nào? Trái
với tự tin là gì?
HS: Trái với tự tin là rụt rè...
Nếu không tự tin con người sẽ trở nên
yếu đuối, bé nhỏ.
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
GV: Cho HS xem hình ảnh Nguyễn Ngọc
Ký tập viết chữ bằng chân.
GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì?
HS: Thể hiện tính tự tin.
GV: Để có tính tự tin cần rèn luyện như
thế nào?
HS: Cách rèn luyện
- Tự giải quyết lấy các công việc của mình
trong học tập, lao động, trong các hoạt
động, trong cuộc sống cá nhân.
- Khi gặp khó khăn không nản lòng, không
chùn bước.
- Không phụ thuộc, dựa dẫm vào người
khác.
GV: Nhận xét, chốt ý.
GV: Em hiểu thế nào là tự lập, tự lực và
nêu mối quan hệ giữa tự lập, tự lực
với tự tin?
24
dám nghĩ, dám làm.
- Ví dụ: mạnh dạn trình bày ý kiến
trước đám đông; không lúng túng, sợ
sệt khi phải đối mặt với khó khăn mà
bình tĩnh tìm cách giải quyết;...
2. Ý nghĩa của tính tự tin:
- Tự tin giúp con người có thêm sức
mạnh, nghị lực, sức sáng tạo, làm
nên sự nghiệp lớn.
HS: - Tự lập: là tự xây dựng cuộc sống
cho mình không dựa vào người
khác.
- Tự lực: Tự làm lấy, tự giải quyết
các công việc của bản thân mình.
HS: - Có mối quan hệ chặt chẽ: Người có
tính tự tin mới có tính tự lực, tự lập trong
cuộc sống.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
GV: Tự tin có khác với tự cao, tự đại, ba
phải, rụt rè, tự ti, a dua?
HS: Có khác. Tự cao, tự đại, ba phải, rụt
rè, tự ti, a dua là những biểu hiện lệch lạc,
tiêu cực cần phê phán và khắc phục.
GV: Cho HS lấy ví dụ và chứng minh.
* Tích hợp KNS: phân tích, so sánh, xác
định giá trị, tự tin, tự nhận thức.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
- Họat động 4: Hướng dẫn học sinh làm
bài tập.
GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút).
HS: Thảo luận và trình bày kết quả.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập b
SGK trang 34, 35.
Nhóm 1, 2: Trả lời câu 1, 2, 3, 4, 5.
Nhóm 3, 4: Trả lời câu 6, 7, 8, 9.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét cho điểm.
III. BÀI TẬP:
*. Bài tập b SGK trang 34, 35.
- Đồng ý với ý kiến 1, 3, 4, 5, 6, 8.
- HS: Giải thích.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
?. Tự tin được biểu hiện như thế nào?
- Tin vào bản thân, chủ động trong mọi việc; dám tự quyết định và hành động một
cách chắc chắn, không hoang mang dao động; cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
?. Em hãy đọc 1 số câu ca dao tục ngữ nói về tự tin?
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Có cứng mới đứng đầu gió.
GV: Nhận xét cho điểm. Kết luận toàn bài.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
* Đối với bài học ở tiết học này:
25