Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

500 sinh ly benh MAU FORM CAU HOI (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.65 KB, 53 trang )

BỘ CÂU HỎI HỌC PHẦN SINH LÝ BỆNH MIỄN DỊCH
Đối tượng:DƯỢC ĐẠI HỌC
Mã số đề cương:TCDY087
Số TC(hoặc ĐVHT): 02
Số câu hỏi: 500 câu

Số câu hỏi trên đề: 50 câu/đề thi.
Thời gian làm bài: 60 phút.
Bài 1: Đại cương về sinh lý bệnh.
Câu 1: Phản ứng chéo giữa 2 kháng nguyên xảy ra khi.
A. Chúng có epitop hoàn toàn giống nhau.
B. Chung chia sẻ với nhau một số đặc hiệu epitop.@
C. Khi chúng co khả năng hoạt hóa tế bào T.
D. Khi chúng được trình diện bởi đơn nhân thực bào
Câu 2: Thông thường khi tiêm albumine của chuột nhất trắng dể gây miễn
dịch vào các chủng sau đây dáp ứng miễn dịch mạnh nhất sẽ xảy ra ở chủng;
Chọn câu đúng
A. Chuột nhắt xám.
B. Chuột cống xám
C. Chuột đồng.
D. Thỏ.@
Câu 3: Các thuộc tính nào sau đây thường làm cho một chất có tính sinh miễn
dịch mạnh khi tiêm vào một cơ thể;
A. Khối lượng phân tử cao.
B. Cấu tạo phức tạp.
C. Tất cả các tính chất trên.
D. Tất cả các tính chất trên là cần song chưa đủ.@
Câu 4: Sau khi chủng đậu bò ta phòng được đậu mùa là do.
A. Phân tử kháng nguyên của hai loại hoàn toàn giống nhau.
B. Có phản ứng chéo giữa kháng nguyên của hai loại virus.@
C. Tiêm đậu bò tạo ra được interferon.


D. Do tăng đề kháng không đặc hiệu.
Câu 5: Khả năng tạo ra nhiều đặc hiệu ở Vt và Vh chủ yếu là do.
A. Đột biến của các gien vùng này.
B. Do phép nối ngẫu nhiên giữa các gien nhỏ V,G và V,D,J @
C. Do thay đổi một vài nucleotid khi ghép nói.
D. Do gắn thêm một vài nucleotid khi ghép nói nhờ men tdt.
Câu 6: Khi chuyển lớp Igs thì;
A. Đồng thời có thay đổi đặc hiệu nhận diện kháng nguyên
B. Chỉ có thay đổi đomen Vh
C. Chỉ thay đổi Vl còn Vh giữ nguyên.
D. Giử nguyên Vh vả Vl do đó đặc hiệu nhận diện kháng nguyên không
đổi.@
Câu 7: Khi truyền nhằm nhóm máu hệ ABO có xảy ra hiện tượng tán huyết. Cơ
chế của hiện tượng tán huyết là do;
A. kháng thể đặc hiệu chống kháng nguyên hệ ABO

1


B. do hoạt hóa hệ thống bổ thể theo đường tắt
C. do hồng cầu bị thực bào heo cơ chế opsonine hóa
D. do phối hợp giữa các thành phần của đáp ừng miển dich đặc hiệu va không
đặc hiệu:C va IgM@
Câu 8: Một kháng huyết thanh tươi có kháng thể chống hồng cầu cừu lớp IgG,
để tránh sự ly giải hồng cầu do hoạt hóa bổ thể ta có thể sử dụng các cách sau;
A. ủ kháng huyết thanh560C trong 30 phút
B. pha loãng với huyết thanh tươi (không gây miễn dịch) đến mức tối thiểu
còn ngưng kết
C. pha loãng với huyết thanh đã ủ nóng 560C trong 30 phút đến mức tối thiểu
còn ngưng kết

D. tất cả các cách trên @
Câu 9: Loại tế bào lympho T nào sau đây sẽ đến nhận diện mảnh kháng nguyên
được trình diện trong khuôn khổ phân tử HLA lớp II.
A. CD5
B. CD4@
C. CD8
D. CD28
Câu 10: Phân tử nhóm phù hợp mô lớp I và II có chức năng;
A. vận chuyển kháng nguyên đến tế bào trình diệt kháng nguyên
B. ức chế hiện tương thải loại mảnh ghép trên những cá thể có nhóm phù hợp
mô giống nhau
C. thải loại kháng nguyên đã được xử lý thông qua việc vạn chuyển chúng lên
trên màng tế bào
D. Trình diệt mảnh peptid kháng nguyên cho tế bào T@
Câu 11: Yếu tố nào sau đây có liên quan đến con đường xử lý kháng nguyên
được trình diện trong khuôn khổ nhóm phù hợp mô lớp II;
A. proteosome
B. peptid vận chuyển(TAP)
C. kháng nguyên protein ngoại sinh
D. ß2-microglobulin@
Câu 12: Sự tương quan giữa HLA và bệnh tật có nghĩa là:
A. Người mang HLA đặc biệt đó chắc chắn sẽ bị bệnh.
B. Người mang HLA đặc biệt đó nhất định sẽ không bị bệnh.
C. Người mang HAL đặc biệt đó có nguy cơ mắt bệnh cao hơn hay thấp hơn
so với người không có.@
D. Bất kỳ bệnh ly nào củng có sự tương quang với HLA
Câu 13: Các cytokin có thể tác động lên tế bào theo kiểu nào:
A. autocrine
B. autocrine va paracrine
C. autocrine, paracrine va eudocrine@

D. endocrine va autocrine
Câu 14: Các cytokin nào sau đây có tác dụng gần với IL-1 nhất.
A. IL-2
B. Interferon gamma@
C. TNF
D. IL-6
Câu 15: Sự hợp tác tế bào bị hạn chế do.
A. ti thể không liên kết đặc hiệu với KN được trình diện
B. nhóm PHM lớp II của TB trình diện KN và lympho Th hoàn toàn khác
nhau@
C. phân tử CD3 không phù hợp với nhóm PHM lớp II
D. IL1 do tế bào trình diện KN sản xuất không hoạt hóa được lympho Th

2


Câu 16: Trong đáp ứng thì hai, cái lực của KT đối với KN tăng lên vì.
A. những lympho B trí nhớ ảnh hưởng đến sự sản xuất KT
B. những lympho B co thụ thể ái lực cao mới giành được KN@
C. những lympho B có chuyển lớp KT mới giành được KN
D. sự hợp tác giữa những lympho B và lympho T tốt hơn
Câu 17: Sốc phản vệ:
A. đều có biểu hiện giống nhau cho tất cả các loài động vật
B. là PƯQM type 1 chỉ xảy ra ở cơ quan nào đó
C. sốc phản vệ có biểu hiện khác nhau tùy loài, tùy thuộc cơ quan đặc biệt@
D. sốc phản vệ thường xảy ra trên người và chuột lang
Câu 18: Phản ứng quá mẩn type 1:
A. PU7QM type 1 la bệnh lý do đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
B. PƯQM type 1 la bệnh lý độc tế bào vì phản ứng KN-KT xảy ra trên bề mặt
tế bào

C. PƯQM type 1 la bệnh lý do đáp ứng mmie6n4 dịch dịch thể @
D. PƯQM type 1 gây ra do phức hợp miễn dịch
Câu 19: Điều kiện thuận lợi cho sự lắng đọng phức hợp miễn dịch khi:
A. có thừa KT
B. có sự kết hợp KN-KT tạo phức hợp to
C. có thứa KN va có vị trí lắng đọng thích hợp @
D. có thứa KT vá có vị trí lắng đọng thích hợp
Câu 20: Thuốc nào dung điều trị sốc phản vệ theo cơ chế bệnh sinh:
A. hydrocortisone
B. acetylcholine
C. adrenaline@
D. theophylline
Câu 21: Histamine được phóng thích bởi
A. tế bào mast@
B. lymphocyte
C. sợi bào
D. bạch cầu ái toan
Câu 22: Viêm do PƯQM qua trung gian tế bào:
A. suyễn
B. mày đay
C. phản ứng với DNCB@
D. tai biến do truyền máu
Câu 23: Thời gian xuất hiện bệnh huyết thanh:
A. khoảng 24 giờ
B. 48-72 giờ
C. Khoảng 10 ngày@
D. 1 đến 2 tháng
Câu 24: Biểu hiện lâm sàng của bệnh huyết thanh liên quan đến:
A. sự phóng thích nhiều histamine ở niêm mạc phế quản
B. sự hủy hoại hống cầu với số lượng lớn ở gan và lách

C. lắng đọng phức hợp miễn dịch ở vài loại mô @
D. phá hủy mô bởi lympho T gây độc tế bào
Câu 25: Kháng thể trong phản ứng quá mẫn type 1.
A. là kháng thể IgE, thuộc loại kháng thể tế bào
B. kháng thể IgE được sản xuất nhiều ở người có thể tạng dị ứng@
C. ở người bình thường IgE khong gắng lên tế bào mast nên không gây bệnh
D. IgE là kháng thể duy nhất tham gia PƯQM type 1
Bài 3:Rối loạn chuyển hóa Glucid.
Câu 26: Kháng nguyên trong phản ứng quá mẫn type 1:

3


A. có trọng lượng phân tử nhỏ hơn 10000 dalton, dễ thấm qua tế bào niêm
mạc để kết hợp với IgE nên dễ gây PƯQM type 1
B. xâm nhập bằng đường hô hấp dễ gây bệnh hơn đường tiêu hóa
C. xâm nhập bằng đường tiêm chích thì nguy hiểm hơn đường tiêu hóa @
D. kháng nguyên xâm nhập bằng đường tiêu hóa không thể gây sốc phản vệ
Câu 27: Insulin.
A. do tế bào tụy tiết
B. do tế bào ß tụy tiết@
C. do tế bào tụy tiết
D. do tế bào tụy tiết
Câu 28: Chất nào sau đây là thể cetone.
A. acetic acid
B. acetoacetic acid@
C. chlorhydric acid
D. butyric acid
Câu 29: Trong tiểu đường typ 2, insulin kém tác dụng sinh học do
A. cấu trúc insulin bất thường@

B. trong máu chỉ có proinsulin
C. trong máu chỉ có preproinsulin
D. nồng độ insulin trong máu quá cao
Câu 30: Rối loạn chuyển hóa glucid nội bảo trong tiểu đường tip 2 do;
A. giảm sản xuất glucose ở gan, giảm tiêu thụ glucose ở gan, cơ, mỡ
B. giảm sản xuất glucose ở gan, tăng tiêu thụ glucose ở gan, cơ, mỡ
C. tăng sản xuất glucose ở gan, tăng tiêu thụ glucose ở gan, cơ, mỡ
D. tăng sản xuất glucose ở gan, giảm tiêu thụ glucose ở gan, cơ, mỡ@
Câu 31: Trong bệnh tiểu đường, hậu quả của rối loạn chuyển hoa1glucid gây.
A. tăng dự trữ glycogen
B. tăng tân tạo glucid bằng cách giáng hóa lipid, protid@
C. tăng khả năng đường vào chu trình krebs
D. tăng chuyển hóa theo chu trình pentose
Câu 32: Triệu chứng tiểu nhiều của bệnh tiểu đường do:
A. bệnh nhân uống nhiều nước
B. do đường huyết tăng
C. do đường huyết vượt ngưỡng đường của thận, glucose bị thải kéo theo
nước@
D. do đường có sẵn trong nước tiểu gây lợi tiểu thẫm thấu
Câu 33: Triệu chứng uống nhiều trong bệnh tiểu đường do.
A. bệnh nhân ăn nhiều nên khác
B. do tiểu nhiều gây mất nước điện giải@
C. do đường trong máu cao
D. do yếu tố thần kinh nội tiết
Câu 34: Triệu chứng ăn nhiều trong bệnh tiểu đường do
A. tế bào không sử dụng được glucose @
B. bệnh nhân tiểu nhiều
C. bệnh nhân uống nhiều nước
D. đường trong máu cao
Câu 35: Ngoài các triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, tiểu đường còn

1 triệu chứng điển hình nữa là.
A. nhanh chóng len cân
B. gầy nhanh@
C. phù
D. Sốt
Câu 36: Trong tiểu đường tipy 2, tại thụ thể của tế bào đích;

4


A. số lượng thụ thể giảm
B. khả năng gắn insulin vào tế bào giảm
C. có thể có tự kháng thể thụ thể insulin
D. tất cả các câu trên đều đúng@
Bài 4: Rối loạn chuyển hóa Protid.
Câu 37: Xét nghiệm về cân bằng protid;
A. dựa vào sự đo lượng protid đưa vào cơ thể và lượng protid tiêu thụ
B. còn gọi là cân bằng N
C. xét nghiệm chỉ có giá trị khi đo 1 tuần trở lên
D. tất cả các câu trên đều đúng@
Câu 38: Approtein B48 aprotein cấu trúc của;
A. VLDL
B. LDL
C. HDL
D. Chylomicron@
Câu 39: Quá trình dị hóa LDL bị trở ngại do các nguyên nhân sau đây, ngoại trừ.
A. Apo B100 bị thất thường
B. Apo E bị bất thường@
C. Giảm số lượng LDL receptor
D. LDL recepror không đưa được LDL vào trong tế bào

Câu 40: Thiếu hụt apo CII làm tăng chủ yếu
A. VLDL@
B. IDL
C. LDL
D. Chylomicron
Câu 41: Thiếu hụt lipoprotein lipase làm tăng chủ yếu;
A. VLDL
B. LDL
C. HDL
D. Cholomicron@
Bài 5, 6: Viêm - Rối loạn lipid
Câu 42: Chọn câu đúng về quá trình viêm
A. Viêm là một quá trình sinh hóa và tế bào xảy ra trong mô.@
B. Viêm gồm 3 quá trình sung, nóng và đỏ.
C. Viêm thường các tế bào bạch cầu giảm nhanh.
D. Tất cả sai.
Câu 43: Nguyên nhân gây viêm gồm mấy nguyên nhân.
A. 1 nguyên nhân.
B. 2 nguyên nhân.@
C. 3 nguyên nhân.
D. 4 nguyên nhân.
Câu 44: Nguyên nhân bên trong là
A. Các trường hợp hoại tử tổ chức do nghẽn mạch xuất huyết, viêm tắc
động mạch, rối loạn thần kinh dinh dưỡng và bệnh tự miễn.@
B. Các trường hợp hoại tử tổ chức do nghẽn mạch xuất huyết, viêm tắc
động mạch.
C. Là nhiễm khuẩn như vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm …
D. Các yếu tố chấn thương từ bên ngoài.
Câu 45: Phân loại viêm do nguyên nhân
A. viêm do nhiễm khuẩn hoặc viêm không do nhiễm khuẩn.@

B. viêm thanh dịch, viêm tơ huyết hoặc viêm mủ.
C. viêm cấp hoặc viêm mãn.

5


D. Viêm nông hoặc viêm sâu.
Câu 46: Phân loại viêm tính chất.
A. Viêm nông hoặc viêm sâu.
B. Viêm đặc hiệu hoặc viêm không đặc hiệu.@
C. Viêm cấp hoặc viêm mạn.
D. Viêm thanh dịch, viêm tơ huyết hoặc viêm mủ.
Câu 47: Phân loại viêm theo vị trí
A. Viêm nông hoặc viêm sâu.@
B. Viêm đặc hiệu hoặc viêm không đặc hiệu.
C. Viêm cấp hoặc viêm mạn.
D. Viêm thanh dịch, viêm tơ huyết hoặc viêm mủ.
Câu 48: Các hóa chất trung gian có hoạt tính từ tế bào Mast như;
A. Serotonin.
B. Prostaglandins.
C. Leukotrienes.
D. Tất cả đúng.@
Câu 49: Ứ máu trong quá trình viêm là do.
A. Do tác động của chất gây co mạch.
B. Do sự tê liệt của thần kinh vận mạch.@
C. Do tế bào nội mô không hoạt hóa.
D. Do tế bào mast tham gia vào thực bào.
Câu 50: Ứ máu trong quá trình viêm là do
A. Do tác động của chất gây dãn mạch.@
B. Sự di chuyên của các tế bào viêm.

C. Do tế bào máu không hoạt hóa.
D. Do tế bào mast tham gia vào thực bào.
Câu 51: Dịch rỉ viêm là:
A. Dịch do quá trình viêm xảy ra nhanh.
B. Dịch do các tế bào bạch cầu bị chết.
C. Dịch được hình thành tại ổ viêm ngay từ khi có xung huyêt động.@
D. Các thành phần hòa tan và vô hình trong máu.
Câu 52: Cơ chế hình thành dịch rỉ viêm có mấy cơ chế.
A. 2 cơ chế.
B. 3 cơ chế.@
C. 4 cơ chế.
D. 5 cơ chế.
Câu 53: Cơ chế tăng áp lực thủy tĩnh là.
A. Tại gian bào ổ viêm tăng do sự hiện diện của các sản phẩm xuất tiết tại
gian bào ổ viêm.
B. Tại ổ viêm tăng lên ngay khi có xung huyết động mạch.@
C. Các khe giữa các tế bào nội mô thành mạch từ 25 A+ lên đến 80 –
100A+.
D. Tấ cả đúng.
Câu 54: Cơ chế tăng tính thấm thành mạch là:
A. Tại gian bào ổ viêm tăng do sự hiện diện của các sản phẩm xuất tiết tại
gian bào ổ viêm.
B. Tại ổ viêm tăng lên ngay khi có xung huyết động mạch.
C. Các khe giữa các tế bào nội mô thành mạch từ 25 A+ lên đến 80 –
100A+.@
D. Tấ cả đúng.
Câu 55: Cơ chế tăng áp suất thẩm thấu là
A. Tại gian bào ổ viêm tăng do sự hiện diện của các sản phẩm xuất tiết tại
gian bào ổ viêm.@


6


B. Tại ổ viêm tăng lên ngay khi có xung huyết động mạch.
C. Các khe giữa các tế bào nội mô thành mạch từ 25 A+ lên đến 80 –
100A+.
D. Tấ cả đúng.
Câu 56: Tế bào thực bào gồm
A. Đại thực bào.@
B. Eosinophil.
C. Lymphocyte.
D. Tất cả đúng.
Câu 57: Tế bào thực bào gồm;
A. Tiểu cầu.
B. Hồng cầu.
C. Huyết tương.
D. Tất cả sai.@
Câu 58: Môi trường thực bào ( Chọn câu đúng).
A. Nhiệt độ từ 36 – 37oC.
B. Nhiệt đô từ 37 – 39 oC.@
C. Nhiệt đô từ 39 – 40 oC.
D. Tất cả đúng.
Câu 59: PH trong quá trình viêm là:
A. PH acid.
B. PH baze.
C. PH trung tính.@
D. Tất cả sai.
Câu 60: Quá trình thực bào diễn ra qua mấy giai đoạn.
A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.@

C. 4 giai đoạn.
D. 5 giai đoạn.
Câu 61: Biểu hiện tại chỗ trong quá trình Sưng trong viêm là:
A. Là do áp lực được tạo ra từ sự tích tụ dịch xuất tiết chèn ép vào các đầu
mút thần kinh.
B. Là hậu quả của việc gia tăng một cách ồ ạt lưu lượng máu đến ổ viêm.
C. Xuất hiện khi có sự tích tụ nhiều dịch xuất tiết.@
D. Bởi sự rối loạn vận mạch và sự xuất tiết.
Câu 62: Biểu hiện tại chỗ trong quá trình Đau trong viêm là
A. Là do áp lực được tạo ra từ sự tích tụ dịch xuất tiết chèn ép vào các đầu
mút thần kinh.@
B. Là hậu quả của việc gia tăng một cách ồ ạt lưu lượng máu đến ổ viêm.
C. Xuất hiện khi có sự tích tụ nhiều dịch xuất tiết.
D. Bởi sự rối loạn vận mạch và sự xuất tiết.
Câu 63: Biểu hiện tại chỗ trong quá trình Nóng và Đỏ trong viêm là.
A. Là do áp lực được tạo ra từ sự tích tụ dịch xuất tiết chèn ép vào các đầu
mút thần kinh.
B. Là hậu quả của việc gia tăng một cách ồ ạt lưu lượng máu đến ổ
viêm.@
C. Xuất hiện khi có sự tích tụ nhiều dịch xuất tiết.
D. Bởi sự rối loạn vận mạch và sự xuất tiết.
Câu 64: Biểu hiện toàn thân của quá trình viêm gồm;
A. Sốt.
B. Tăng bạch cầu.
C. Tăng Protein huyết tương.
D. Tất cả đúng.@

7



Câu 65: Sốt trong quá trình viêm là do
A. Là một chất hóa học tác động trực tiếp đến vùng dưới đồi, một nơi trên
não điều hòa thân nhiệt của cơ thể.@
B. Trong viêm chủ yếu là tăng bạch cầu đa nhân trung tính.
C. Là do được kích thích bởi một vài sản phẩm của viêm trong đó có bổ
thể C3a.
D. Là những chất phản ứng giai đoạn cấp.
Câu 66: Viêm mạn tính là do.
A. Quá trình viêm kéo dài 1 tuần.
B. Kéo dài 2 tuần hoặc hơn.@
C. Kéo dài 3 ngày.
D. Kéo dài 5 ngày.
Bài 7: Rối loạn thân nhiệt – sốt.
Câu 67: Thành phần của dịch viêm, có các tính chất sau, ngoại trừ;
A. thành phần chủ yếu của dịch viêm là protein
B. protein trong dịch viêm nhiều nên phản ứng Rivalta(+), lúc đó protein
trong dịch viêm đã vượt qua 15mg/l
C. dịch viêm có kháng thể, bạch cầu, fibrinogene nên luôn có lợi vì có thể
tiêu diệt yếu tố gây viêm
D. BC ái toan ức chế sự tăng tính thấm thành mạch do đó có thể hạn chế sự
tạo quá mức dịch viêm@
Câu 68: Nguyên nhân gây viêm;
A. viêm có thể do các nguyên nhân từ bên ngoài như vật lý, hóa học, sinh học
B. viêm có thể do chấn thương hoặc do tắt ngẽn mạch máu
C. viêm có thể do xuất huyết
D. tất cả các câu trên đều đúng@
Câu 69: Các chất sau đây có thể gây xung huyết ổ viêm, ngoại trừ.
A. histamine
B. arachidonic acid@
C. Bradykinin

D. C3a, C5a
Câu 70: Bạch cầu xuyên mạch do các chất gây hóa ứng động sau đây, ngoại trừ:
A. C3a, C5a
B. LBT4
C. LTC4@
D. Protein từ vi khuẩn
Câu 71: Sự thành lập dịch viêm chủ yếu do;
A. tăng áp lực tại ổ viêm trong giai đoạn xung huyết
B. do sự tăng tính thấm thành mạch bởi histamine và các enzyme từ bạch cầu
C. do bradykinin và các sản phẩn từ arachidonic acid
D. câu a và c đúng@
Câu 72: Các chất sau đây giúp tiêu hủy đối tượng thực bào, ngoại trừ:
A. hydrolase
B. lysozyme
C. cobalaminebinding protein@
D. myeloperoxydase
Câu 73: Hypochlorous acid có các tác động sau đây;
A. tiêu hủy vi khuẩn
B. gây tổn thương mô
C. hủy hoại enzyme antiprorease
D. hoạt hóa enzyme alpha 1 antiprorease@
Câu 74: Tình trạng nhiễm khuẩn tái đi tái lại do thiếu sót của hệ thống của tế
bào đơn nhân

8


thực bào, do các nguyên nhân sau đây;
A. giảm bạch cầu do thuốc
B. bạch cầu không vận động được

C. do dùng corticoids
D. do dùng kháng viêm không steroids@
Câu 75: Thân nhiệt có thể giảm, ngoại trừ:
A. khi có rối loạn chuyển hóa năng lượng như:tiểu đường, xơ gan,….
B. Do phản xạ điều nhiệt mất tác dụng khi thân nhiệt giảm quá thấp(<
34,50C )
C. Do rối loạn trung tâm điều nhiệt khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ
thấp@
D. Khi hạ thân nhiệt nhân tạo sau khi đã ức chế phản xạ điều nhiệt
Câu 76: Chất gây sốt nội sinh(EP) có các tính chất sau, ngoại trừ.
A. là một protein có trọng lượng phân tử khoảng 13000
B. không thể phát hiện được ở bệnh nhân đang sốt dù trên thực nghiệm gây
được sốt và không có hiện tượng dung nạp @
C. chất EP giống với IL1
D. có thể thu được từ sự ủ bạch cầu tại ổ viêm
Câu 77: Yếu tố gây sốt.
A. các yếu tố gây sốt tác động lên trung tâm điều nhiệt làm sản xuất ra
arachdonic acid, lúc đó điểm điều nhiệt sẽ thay đổi
B. virus, vi khuẩn, và các loại kháng nguyên đều có thể gây sốt@
C. các tế bào bướu có thể gây sốt do tác động trực tiếp lên trung tâm điều
nhiệt
D. các chất từ ổ viêm và ổ hoại tử có thể hoạt hóa tế bào lympho gây sốt
Câu 78: Sốt có lợi cho cơ thể vì các lý do sau đây, ngoại trừ;
A. sốt làm tăng hệ đề kháng, giúp ích cho sự thực bào
B. người ta thường dùng loài bò sát để nghiên cứu về lợi ích của sốt
C. sốt có lợi vì có tác dụng diệt khuẩn
D. sốt có lợi cho cơ thể nên không nên làm hạ sốt vì bất kì lí do nào vì như
thế là có hại cho sự chống đỡ của cơ thể@
Câu 79: Chất gây sốt nội sinh tham gia vào sự bảo quản cơ thể nhờ các tác động
sau đây, ngoại trừ:

A. thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào
B. tăng sản xuất bổ thể
C. tăng albumine huyết@
D. tăng fibrinogenne huyết
Câu 80: Khi phát sốt, sự gia tăng thân nhiệt là do các thay đổi sau đây, ngoại trừ.
A. tăng sản nhiệt, giảm thải nhiệt
B. rối loạn trung tâm điều nhiệt@
C. do chất gây sốt gắn trê bề mặt tế bào ở hypothalamus
D. do PGE2 gây tăng điểm điều nhiệt
Câu 81: Các chất sau đây có thể g6y sốt do tác động lên trung tâm điều nhiệt vì
là chất gây sốt.
A. thyroxine
B. interferon@
C. thuốc dùng để trị bệnh Parkinson
D. amphotericin
Câu 82: Sốt là phản ứng có lợi, tuy nhiên cũng gây nhiều bất lợi, hạ nhiệt là cần
thiết trong các trường hợp sau, ngoại trừ.
A. thiểu năng vành
B. sốt kéo dài@
C. có tiền căn động kinh

9


D. sốt quá cao(>410C )
Câu 83: Các bằng chứng sau đây chứng tỏ sốt là 1 phản ứng có lợi, ngoại trừ:
A. sốt diệt được vi khuẩn
B. sốt tồn tại trong quá trình tiến hóa
C. người ta dùng loài lưỡng thê bị nhiễm khuẩn để ngiên cứu lợi ích của sốt@
D. sốt làm giảm sắc huyết thanh

Bài 8: Rối loạn cân bằng kiềm toan.
Câu 84: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trọng lượng cơ thể.
A. 50%.
B. 60%.@
C. 70%.
D. 80%.
Câu 85: Điều hòa chuyển hóa nước và điện giải bằng các cơ chế sau;
A. Điều hòa tức khắc.
B. Điều hòa bằng thần kinh.
C. Điều hòa bằng nội tiết.
D. Tất cả đúng.@
Câu 86: Phân loại mất nước: Mất nước độ I khi:
A. Mất > 10% lượng nước toàn cơ thể.
B. Mất 5 – 10 % lượng nước toàn cơ thể.
C. Mất < 5% lượng nước toàn cơ thể.@
D. Mất > 15 % lượng nước toàn cơ thể.
Câu 87: Phân loại mất nước: Mất nước độ II khi.
A. Mất > 10% lượng nước toàn cơ thể.
B. Mất 5 – 10 % lượng nước toàn cơ thể.@
C. Mất < 5% lượng nước toàn cơ thể.
D. Mất > 15 % lượng nước toàn cơ thể.
Câu 88: Phân loại mất nước: Mất nước độ III khi
A. Mất > 10% lượng nước toàn cơ thể.@
B. Mất 5 – 10 % lượng nước toàn cơ thể.
C. Mất < 5% lượng nước toàn cơ thể.
D. Mất > 15 % lượng nước toàn cơ thể.
Câu 89: Dựa vào lượng điện giải có mấy loại mất nước.
A. Có 2 loại.
B. Có 3 loại@
C. Có 4 loại.

D. Có 5 loại.
Câu 90: Dựa vào lượng điện giải loại mất nước nào sau đây đúng.
A. Mất nước độ I.
B. Mất nước đẳng trương.@
C. Mất nước toàn thể.
D. Mất nước tạm thời.
Câu 91: Dựa vào thành phần dịch cơ thể mất nước loại nào sau đây đúng:
A. Mất nước nhược trương.
B. Mất nước ưu trương.
C. Mất nước nội bào.@
D. Mất nước đẳng trương.
Câu 92: Biểu hiện lâm sàng của mất nước là;
A. Da nhăn nheo.
B. Thiểu niệu.
C. Huyết áp giảm.
D. Tất cả đúng.@
Câu 93: Mất nước ra ngoài thận là do.

10


A. Do sử dụng thuốc lợi tiểu liều thấp.
B. Do thiếu hụt hormone.@
C. Do đổ mồ hôi nhiều.
D. Do nắng nóng.
Câu 94: Những bệnh nào sau đây gây mất nước ngoài ra do thận: Chọn câu
đúng
A. Đái tháo nhạt.@
B. Sử dụng nhiều thuốc không cần thiết.
C. Suy dinh dưỡng.

D. Ngộ độc.
Câu 95: Mất nước do các cơ chế ngoài thận như
A. Tiêu chảy.@
B. Tăng huyết áp.
C. Dùng nhiều thuốc lợi tiểu.
D. Tiểu đường.
Câu 96: Ứ đọng Na nguyên phát do thận gặp trong bệnh:
A. Tiêu chảy.
B. Tiểu đường.
C. Viêm vi cầu thận.@
D. Tiểu ít.
Câu 97: Rối loạn cân bằng Starling có mấy cơ chế gây phù:
A. 2 cơ chế.
B. 3 cơ chế.
C. 4 cơ chế.@
D. 5 cơ chế.
Câu 98: Cơ chế tăng áp suất thủy tĩnh là do;
A. Do giun chỉ gây phù chân voi.
B. Do khe hở giữa các tế bào nội mô thành mạch dãn.
C. Do protein huyết tương giảm.
D. Do ứ trệ tuần hoàn hoặc do tăng áp lực máu.@
Câu 99: Cơ chế giảm áp suất keo là do:
A. Do giun chỉ gây phù chân voi.
B. Do khe hở giữa các tế bào nội mô thành mạch dãn.
C. Do protein huyết tương giảm.@
D. Do ứ trệ tuần hoàn hoặc do tăng áp lực máu.
Câu 100: Cơ chế tắc mạch bạch huyết là do
A. Do giun chỉ gây phù chân voi.@
B. Do khe hở giữa các tế bào nội mô thành mạch dãn.
C. Do protein huyết tương giảm.

D. Do ứ trệ tuần hoàn hoặc do tăng áp lực máu.
Câu 101: Giảm Natri máu khi:
A. Lượng Na+ < 120 mmol/lít.
B. Lượng Na+ < 130 mmol/lít.
C. Lượng Na+ < 135 mmol/lít.@
D. Lượng Na+ < 140 mmol/lít.
Câu 102: Giảm Natri máu giả tạo gặp trong bệnh nào sau đây.
A. Giảm đường máu.
B. Tăng đường máu.@
C. Tiểu nhiều.
D. Vô niệu.
Câu 103: Tăng Natri máu khi: Chọn câu đúng:
A. Khi lượng Na+ >135 mmol/lít.
B. Khi lượng Na+ >140 mmol/lít.

11


C. Khi lượng Na+ >145 mmol/lít.@
D. Khi lượng Na+ >150 mmol/lít.
Câu 104: Nguyên nhân gây tăng Natri máu là do;
A. Lượng nước uống vào không đủ.
B. Mất nước qua da, qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.
C. Mất nước qua thận.
D. Tất cả đúng.@
Câu 105: Sự chuyển dịch Kali giữa nội bào và ngoại bào là:
A. Vận chuyển đơn thuần.
B. Vận chuyển tích cực.
C. Vận chuyển chủ động.@
D. Tất cả sai.

Câu 106: Vai trò của hô hấp trong cân bằng acid – bazơ
A. Sự tăng hoặc giảm hô hấp sẽ làm tăng hoặc giảm H2CO3.@
B. Tái hấp thu HCO3- .
C. Thông qua hệ đệm.
D. Tất cả sai.
Câu 107: Rối loạn cân bằng acid – base được biểu hiện nhiễm toan khi.
A. PH tăng.
B. PH giảm.@
C. PH trung hòa.
D. Tất cả sai.
Bài 9: Rối loạn nước và điện giải.
Câu 108: Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây giảm thể
tích đáng kể.
A. xuất huyết
B. tiêu chảy@
C. tắt ruột
D. nôn
Câu 109: Cơ chế nào sau đây sẽ dẫn đến phù và tăng thể tích tuần hoàn hữu hiệu:
A. giảm áp lực keo;
B. tăng tính thấm thành mạch
C. tắt mạch bạch huyết
D. tăng áp lực thẩm thấu@
Câu 110: Rối loạn nào sau đây sẽ gây ra giảm natri huyết thật sự(true
hyponatremia);
A. tình trạng tăng lipid/ máu
B. tình trạng tăng protid/ máu
C. tình trạng tăng tiết quá mức ADH@
D. tình trạng tăng đường huyết
Câu 111: Các nguyên nhân sau đây có thể gây ra tăng natri huyết, NGOẠI TRỪ:
A. hôn mê khiến cho bệnh nhân không tự uống nước được;

B. tiêu chảy thẩm thấu
C. lợi tiểu thẩm thấu
D. hội chứng tiết quá mức ADH( SIADH)@
Câu 112: Tăng kali huyết có thể xảy ra trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ.
A. suy giảm độ thanh lộc cầu thận( như trong trường hợp suy thận mạn)
B. tiêu chảy@
C. tế bào bị phá hủy( như trong trường hợp tán huyết)
D. cơ chế bị nhiễm toan
Câu 113: Các cơ chế sau đây sẽ dẫn đến giảm kali huyết, NGOẠI TRỪ
A. cơ thể giảm tiết insulin@
B. lượng kali dưa vào cơ thể không đầy đủ

12


C. thận tăng thải trừ kali
D. mất dịch qua đường tiêu hóa( nôn ói, tiêu chảy)
Câu 114: Các nguyên nhân sau đây sẽ gây ra tình trạng giảm thể tích, NGOẠI
TRỪ;
A. mất nước qua thận
B. tiêu chảy
C. bỏng, mất nước qua da
D. tăng tiết ADH quá mức@
Câu 115: Rối loạn cân bằng xuất nhập nước(giữa cơ thể và môi trường) sẽ biểu
hiện chủ yếu bằng.
A. tình trạng tăng hoặc giảm thể tích
B. tình trạng tăng hoặc giảm nồng độ natri huyết@
C. tình trạng tăng hoặc giảm nồng độ kali huyết
D. tình trạng tăng hoặc giảm tổng lượng natri trong cơ thể
Câu 116: Nồng độ kali huyết không những phụ thuộc vào tốc độ đưa kali vào cơ

thể và tốc độ thải trừ mà còn phụ thuộc vào 1 yếu tố quan trọng là;
A. cân bằng xuất nhập nước(giữa cơ thể và môi trường)
B. nồng độ natri huyết
C. sự phân bố dịch giữa khu vực nội mạch vào gian bào
D. sự chuyển dịch kali giữa nội bào và ngoại bào@
Câu 117: Nguyên nhân nào sau đây hiếm khi gây tăng kali huyết:
A. nhiễm toan chuyển hóa
B. tán huyết
C. tăng lượng kali ăn vào@
D. thận giảm thải trừ kali
Câu 118: Bệnh nhân có thể bị nhiễm kiềm chuyển hóa khi:
A. bị tiêu chảy kéo dài
B. bị tiểu đường
C. dùng thuốc lợi tiểu nhóm thiazide, furosemide quá mức@
D. tăng acid lactic trong máu
Câu 119: Rối loạn vận mạch tại ổ viêm:
A. tại nơi tổn thương hiện tượng co mạch lúc đầu là do tác động của chất gây
co mạch
B. chất gây dãn mạch trong viêm chủ yếu là histamine
C. hiện tượng xung huyết động mạch và tĩnh mạch chủ yếu là do các chất gây
dãn mạch@
D. ứ trệ tuần hoàn trong viêm là do các mạch máu bị tổn thương, đông máu,
tắt mạch
Câu 120: Sự hình thành dịch viêm, có các tính kchat61 sau đây, ngoại trừ:
A. dịch viêm được hình thành là do tăng áp lực thủy tĩnh khi có xung huyết
B. dịch viêm được thành lập chủ lyếu là do tăng tính thấm dưới tác dụng của
chất gây dãn mạch
C. chất gây dãn mạch gồm histamine, kininogene, PGE1, PGE2, LT@
D. các chất gây dãn mạch tác động chủ yếu là tạo các khoảng trống trên màng
căn bản của mao mạch làm cho các chất có phân tử lớn có thể thoát ra

Bài 10:Rối loạn tạo máu.
Câu 121: HbA.
A. HbA là Hb chủ yếu của bào thai
B. La công thức 2ß2@
C. Hb luôn có mặt ở tất cả người trưởng thành bình thường
D. HbA suy giảm ở người lớn tuổi
Câu 122: Hb chủ yếu của bào thai là:

13


A. HbA
B. HbC
C. HbF@
D. HbT
Câu 123: Bệnh thiếu máu hồng cầu liềm
A. là bệnh lý do rối loạn gen cấu trúc@
B. là bệnh lý do rối loạn gen điều hòa
C. là bệnh lý do rối loạn tủy xương
D. tất cả các câu trên đều sai
Câu 124: Bệnh thiếu máu hồng cầu liêm:
A. có hồng cầu biến dạng hình liềm khi phân áp oxy cao
B. do đột biến acid amin ở chuỗi alpha
C. do sự đảo base T thành A ở gen cấu trúc@
D. tất cả các câu trên đều đúng
Câu 125: Hb S trong thiếu máu hồng cầu liềm;
A. được giải mã từ GUG thành Val
B. có độ hòa tan của Deoxy Hb S giảm
C. có Deoxy Hb S bị kết tủa khi phân áp oxy giảm
D. tất cả các câu trên đều đúng@

Câu 126: Bệnh Thalassémie.
A. là bệnh lý do rối loạn gen cấu trúc
B. là bệnh lý do rối loại gen điểu hòa@
C. là bệnh lý do enzym bất thường
D. là bệnh lý do rối loạn tủy xương
Câu 127: Trong bệnh Thalassémie, chiếm đa số là:
A. Hb A
B. Hb B
C. Hb F@
D. Hb T
Câu 128: Trong bệnh thalassémie, có sự bất thường về Hb là do
A. gen chuỗi Y không bị ức chế@
B. gen ß được giải ức chế
C. có sự thay đổi ở bộ ba mật mã nucleotic
D. sự chuyển mã thành mRNA sai
Bài 11: Sinh lý bệnh hệ tuần hoàn.
Câu 129: Sức cản ngoại vi phụ thuộc vào yếu tố:
A. Thể tích máu trở về và sức đàn hồi của thành mạch
B. Sức co cơ tim và độ nhớt của máu
C. Độ nhớt của máu và sức đàn hồi của thành mạch@
D. Lưu lượng tim và sức co cơ tim
Câu 130: Tỷ lệ dân số trên thế giới cao huyết áp là
A. 10%@
B. 20%
C. 30%
D. 40%
Câu 131: Tỷ lệ cao huyết áp vô căn trong số các bệnh nhân cao huyết áp:
A. 65%
B. 30%
C. 95%@

D. 5%
Câu 132: Tỷ lệ cao huyết áp triệu chứng trong số các bệnh nhân cao huyết áp
A. 5%@

14


B. 15%
C. 95%
D. 35%
Câu 133: Lưu lượng tim là.
A. Lượng máu đẩy vào động mạch chủ trong một lần tâm thu.
B. Thể tích máu tâm thất trái đẩy vào động mạch chủ trong một phút.@
C. Lượng máu hệ tĩnh mạch đổ vào tim phải.
D. Trở lực mà tim phải thắng để đẩy máu từ động mạch chủ về tim phải.
Câu 134: Thể tích máu trở về là.
A. Lượng máu đẩy vào động mạch chủ trong một lần tâm thu.
B. Thể tích máu tâm thất trái đẩy vào động mạch chủ trong một phút.
C. Lượng máu hệ tĩnh mạch đổ vào tim phải.@
D. Trở lực mà tim phải thắng để đẩy máu từ động mạch chủ về tim phải.
Câu 135: Sức cản ngoại vi là;
A. Lượng máu đẩy vào động mạch chủ trong một lần tâm thu.
B. Thể tích máu tâm thất trái đẩy vào động mạch chủ trong một phút.
C. Lượng máu hệ tĩnh mạch đổ vào tim phải.
D. Trở lực mà tim phải thắng để đẩy máu từ động mạch chủ về tim phải.@
Câu 136: Cung lượng tim là
A. Lượng máu đẩy vào động mạch chủ trong một lần tâm thu.@
B. Thể tích máu tâm thất trái đẩy vào động mạch chủ trong một phút.
C. Lượng máu hệ tĩnh mạch đổ vào tim phải.
D. Trở lực mà tim phải thắng để đẩy máu từ động mạch chủ về tim phải.

Câu 137: Cung lượng tim bình thường là:
A. 40ml
B. 50ml
C. 60ml@
D. 70ml
Câu 138: Tỷ lệ phụ nữ trẻ bị hạ huyết áp thế đứng:
A. 10%
B. 15%
C. 25%@
D. 39%
Câu 139: Tỷ lệ người trên 65 tuổi bị hạ huyết áp thế đứng.
A. 10%
B. 20%@
C. 25%
D. 39%
Câu 140: Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc hướng tâm thần bị hạ huyết áp thế
đứng
A. 39%@
B. 20%
C. 25%
D. 29%
Câu 141: Công của tim gồm;
A. Công co cơ.
B. Công đẩy máu.
C. Công phung phí.
D. Tất cà đều đúng.@
Câu 142: Hội chứng Cushing gây tăng huyết áp do:
A. Tăng tiết catecholamine.
B. Tăng tiết aldosterone.
C. Tăng tiết ACTH.@


15


D. Tăng tiết GH.
Câu 143: Cao huyết áp do rối loạn chuyển hóa mỡ liên quan đến bệnh
A. Xơ vữa động mạch.@
B. Béo phì.
C. Hở van động mạch chủ.
D. Hẹp động mạch chủ.
Câu 144: Cao huyết áp do rối loạn chuyển hóa mỡ liên quan đến lipoprotein.
A. HDL.
B. LDL.@
C. IDL.
D. Chylomicron.
Câu 145: Giảm huyết áp gặp trong các trường hợp
A. Shock, trụy tim mạch, ngất.@
B. Trụy tim mạch, ngất, hội chứng Conn.
C. Ngất, hội chứng Cushing.
D. Shock, hẹp động mạch thận, ngất.
Câu 146: Yếu tố sinh bệnh trong việc hình thành và tiến triển xơ vữa động
mạch
A. Tổn thương mạch máu, sự hình thành huyết khối.@
B. Co mạch máu, tăng áp lực thành mạch.
C. Dãn mạch máu, tăng lượng máu lưu thông.
D. Tăng dộ nhớt của máu, tăng sức đàn hồi thành mạch.
Câu 147: Trong suy tim cấp xảy ra quá trình rối loạn chuyển hóa:
A. Sử dụng năng lượng.
B. Dự trữ năng lượng.
C. Tạo năng lượng.@

D. Biến đổi năng lượng.
Câu 148: Vitamin B1 liên quan đến quá trình rối loạn chuyển hóa nào ở cơ
tim.
A. Dự trữ năng lượng.
B. Tạo năng lượng.@
C. Biến đổi năng lượng.
D. Sử dụng năng lượng.
Câu 149: Bản chất cơ chế biểu hiện lâm sàng của suy tim phải.
A. ứ máu ngoại vi@
B. ứ máu ở phổi
C. thiếu máu nuôi tim
D. giảm thông khí phổi
Câu 150: Cơ chế gây giảm bài tiết nước tiểu trong suy tim;
A. máu đến thận giảm
B. giảm độ lọc cầu thận
C. tăng giữ nước và muối
D. tất cả các câu trên đều đúng@
Câu 151: Men chuyển( converting enzyme ) ảnh hưởng đến huyết áp thông qua;
A. histamine – serotonin
B. prostaglandine – leokotrieène
C. prostaglandine – insulin
D. rennin – angiotensin@
Câu 152: Hội chứng conn gây cao huyết áp do:
A. .tăng tiết catecholamine
B. Tăng tiết glucocorticoid
C. Tăng tiết aldosterone@
D. Tăng tiết testosterone

16



Bài 12:Sinh lý bệnh hệ hô hấp.
Câu 153: Trên lâm sàng “hô hấp” được hiểu như
A. hô hấp ngoài @
B. hô hấp trong
C. thông khí
D. hô hấp tế bào
Câu 154: Hen phế quản là bệnh lý gây:
A. rối loạn giai đoạn thông khi1do giảm cử động hô hấp;
B. giới hạn thông khí
C. rối loạn hô hấp tế bào
D. tắt ngẽn thông khí@
Câu 155: Rối loạn giai đoạn thông khí do rối loạn cử động hô hấp là cơ chế của
các bệnh sau đây, ngoại trừ;
A. sốt bại liệt
B. gù vẹo cột sống
C. các thuốc ức chế hô hấp
D. hen phế quản@
Câu 156: Ở tư thế đứng máu đến đáy phổi nhiều hơn đỉnh phổi vì các lý do sau
đây, ngoại trừ;
A. áp xuất màng phổi ở đáy âm sớm hơn đỉnh phổi
B. áp xuất thủy tinh ở đáy lớn hơn đỉnh phổi
C. mạch máu ở đáy phổi nhiều hơn đỉnh phổi
D. đáy phổi nhiều máu hơn đỉnh phổi@
Câu 157: Diện tích khuếch tàn là:
A. diện tích bề mặt của phổi
B. tổng diện tích các phế nang
C. tổng diện tích các phế nang được thông khí tốt và tưới máu tốt@
D. tổng diện tích các phế nang có V/Q = 0,8
Câu 158: Phế nang hoạt động như một shunt là phế nang có nồng độ các khí

trong máu rơi khỏi nó gần giống với máu tĩnh mạch vào mao mạch phổi vì:
A. khí lưu thông ở phế nang quá ít
B. máu đến tưới phế nang quá nhiều
C. khí lưu thông ở phế nang so với máu tưới quá ít@
D. khí lưu thông ở phế nang so với máu tưới quá nhiều
Câu 159: Tỷ lệ V/Q tốt nhất cho sử trao đổi khí:
`
A. 0,5
B. 0,6
C. 0,8
D. 1
@
Câu 160: Các bệnh lý sau đây làm giảm diện tích khuếch tán, ngoại trừ:
A. phù phổi cấp
B. viêm phổi thùy
C. liệt cơ hoành@
D. khí phế thủng
Câu 161: Hiện tượng căn bản trong suy tim là.
A. cơ tim tăng sử dụng năng lượng
B. giảm sức co cơ tim @
C. cơ tim làm việc quá mức
D. cơ thể thiếu máu nặng
Câu 162: Sự vận chuyển Oxy từ phổi đến các tổ chức thực hiện nhờ các quá trình
kết hợp và phân ly Oxy và Hemoglobin là
A. Một quá trình sinh lý chứ không phải là sinh hóa.@

17


B. Một quá trình sinh hóa chứ không phải là sinh lý.

C. Hai quá trình sinh lý và sinh hóa.
D. Chỉ một quá trình duy nhất là sinh hóa.
Câu 163: Bình thường kết hợp HbO2 bão hòa tới.
A. 90 – 95%.
B. 95 - 97%.@
C. 97 – 99%
D. 98 - 100%
Câu 164: Dung tích chung của phổi (khối lượng phổi hay tổng phế dung) là lượng
khí chứa trong phổi sau khi
A. Hít vào tối đa.@
B. Hít vào bình thường.
C. Hít vào chậm.
D. Hít vào khó.
Câu 165: Dung tích chung của phổi bao gồm: dung tích sống và dung tích cặn
hay lượng cặn:
A. Dung tích sống của phổi.
B. Dung tích thở ra gắng sức.
C. Dung tích sống và dung tích cặn hay lượng cặn.@
D. Dung tích thở ra bình thường.
Câu 166: Dung tích sống (phế hoạt dung, phế dung sinh hoạt) là lượng khí lớn
nhất cố thở ra được sau khi hít vào tối đa.
A. 1,5 – 3 l/p.
B. 3,5 – 4,5 l/p.@
C. 2,5 – 3,5 l/p.
D. 2 – 4 l/p.
Câu 167: Giảm dung tích sống thường gặp trong một số bệnh lý hô hấp như;
A. Tràn dịch màng phổi.
B. Tràn khí màng phổi.
C. Viêm màng phổi.
D. Tất cả đúng@

Câu 168: Lượng cặn là lượng khí còn lại trong phổi sau khi thở ra tối đa:
A. Bình thường lượng cặn chiếm từ 1/3 – 1/ 6 dung tích chung của phổi.
B. Bình thường lượng cặn chiếm từ 1/3 – 1/ 5 dung tích chung của phổi.
C. Bình thường lượng cặn chiếm từ 1/3 – 1/ 4 dung tích chung của phổi.@
D. Bình thường lượng cặn chiếm từ 1/2 – 1/ 6 dung tích chung của phổi.
Câu 169: Lượng khí thở ra tối đa trong 1 giây (VEMS) và tỷ số Tiffeneau (hệ số
giữa VEMS và dung tích sống) giảm khi:
A. Có tắc nghẽn đường phế quản.
B. Tắc nghẽn phế nang.
C. Tắc nghẽn đường lưu thông khí quản.@
D. Không tắc nghẽn.
Câu 170: Khó thở có thể gặp trong các bệnh sau;
A. Các bệnh phổi làm giảm phân áp Oxy, tăng phân áp CO2 va giảm pH máu.
B. Các bệnh tim mạch, máu ảnh hưởmg đến sự vận chuyển O2 và CO2
C. Các bệnh rối loạn chuyển hóa, rối loạn cân bằng axit bazơ…
D. Tất cả đúng@
Câu 171: Nguyên nhân gây ngạt gồm các nguyên nhân sau;
A. Do không khí thở không thay đổi (ngạt trong phòng kín, sập hầm…)
B. Do tắc nghẽn hoàn toàn đường lưu thông khí đạo: tắc dị vật (ở trẻ em), phù nề
thanh quản, co thắt, bóp cổ…
C. Do phế nang bị tràn ngập nước: chết đuối, phù phổi cấp…
D. Tất cả đúng @

18


Câu 172: Diễn biến của ngạt thường qua mấy giai đoạn.
A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.@
C. 4 giai đoạn.

D. 5 giai đoạn.
Câu 173: Nguyên nhân gây hen phế quản là.
A. Lao phổi
B. Dị ứng.@
C. Do viêm phổi.
D. Tất cả sai.
Câu 174: Hen phế quản là một bệnh.
A. Không di truyền.
B. Di truyền2.@
C. Có di truyền và không di truyền.
D. Tất cẩ đúng
Câu 175: Phù phổi cấp là do
A. Là một cấp cứu nội khoa do phế bào và chất đệm khe bị tràn đầy huyết tương
gây ngạt thở.@
B. Là một cấp cứu nội khoa không do phế bào và chất đệm khe bị tràn đầy huyết
tương gây ngạt thở.
C. Do viêm phổi gây nên.
D. Do hen phế quản gây nên
Câu 176: Nguyên nhân gây phù phổi;
A. Do biến chứng của suy tim trái.
B. Do nhiễm độc.
C. Do thần kinh.
D. Tất cả đúng@
Câu 177: Rối loạn hô hấp trong OAP là.
A. Khó thở ngày càng giảm.
B. Khó thở ngày càng tăng.@
C. Khó thở thường nhẹ hơn hen phế quản.
D. Tất cả sai.
Câu 178: Rối loạn về huyết áp trong OAP là.
A. Huyết áp động mạch tăng dần.

B. Huyết áp động mạch giảm dần@
C. Huyết áp động mạch bình thường.
D. Huyết áp động mạch không tăng và không giảm.
Câu 179: Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi;
A. Do các vết thương lồng ngực.
B. Do lao phổi.
C. Do apxe phổi.
D. Tất cả đúng@
Câu 180: Nguyên nhân gây suy hô hấp;
A. Do hậu quả của bệnh lý về phổi.
B. Do tổn thương dây thần kinh.
C. Do bệnh lý tim mạch.
D. Tất cả đúng.@
Câu 181: Biểu hiện chủ yếu của suy hô hấp là:
A. Khó thở là triệu chứng không có trong suy hô hấp.
B. Khó thở là triệu chứng khởi phát sau cùng.
C. Khó thở là triệu chứng khởi phát đầu tiên.@
D. Tất cả sai.
Câu 182: Suy hô hấp biến đổi khí trong máu gồm;

19


A. paO2 giảm tới 92mmHg, nặng, cấp tính có thể dưới 50mmHg.
B. SaO2 giảm dưới 94%, nặng và cấp tính giảm dưới 70%.
C. paCO2 tăng thêm 44mmHg, nặng, cấp tính tăng trên 80mmHg.
D. Tất cả đúng@
Câu 183: Bản chất cơ chế biểu hiện lâm sàng của suy tim trái là.
A. ứ máu ngoại vi
B. ứ máu ở phổi@

C. thiếu máu nuôi tim
D. giảm thông khí phổi
Câu 184: Tác dụng của chất surfattan
A. Thay đổi sức căng bề mặt trong phế nang, giúp phổi không bị xẹp.@
B. Làm hạn chế cử động của lồng ngực.
C. Hạn chế khả năng dãn nở phổi trong hoạt động hô hấp.
D. Làm giảm thông khí.
Câu 185: Bệnh lý làm hạn chế hoạt động của cơ hoành, ngoại trừ:
A. Gan to.
B. Cổ chướng.
C. Phù phổi.@
D. Căng chướng dạ dày.
Câu 186: Rối loạn thông khí tắc nghẽn phân biệt thành các loại sau, ngoại
trừ;
A. Tắc nghẽn đường dẫn khí cao.
B. Tắc nghẽn đường dẫn khí sụn.
C. Tắc nghẽn đường hô hấp màng.
D. Tắc nghẽn trong phế nang.@
Câu 187: Thiếu chất surfattan thường gặp ở.
A. Người già.
B. Trẻ đẻ non.@
C. Phụ nữ có thai.
D. Người suy dinh dưỡng.
Câu 188: Trong trường hợp rối loạn thông khí tắc nghẽn, khi thăm dò chức
năng hô hấp
A. Chỉ số đánh giá sự lưu thông khí giảm.@
B. Chỉ số đánh giá sự lưu thông khí tăng.
C. Chỉ số đánh giá thể tích khí tăng.
D. Chỉ số đánh giá sự lưu thông khí bình thường.
Câu 189: Các bệnh ý thường gặp trong rối loạn thông khí, ngoại trừ:

A. Ngạt.
B. Hen phế quản.
C. Khí phế thủng.@
D. Bệnh núi cao thực nghiệm.
Câu 190: Cơ thê không thể bù trừ được tình trạng thiếu oxy dù có được cung
cấp them khi ở độ cao;
A. 3000 – 4000m.
B. 6000m.
C. Trên 6000m.
D. Trên 10000m.@
Câu 191: Các triệu chứng thiếu oxy như mệt, buồn nôn, khó thở, chậm suy
nghĩ xuất hiện khi
A. Ở độ cao 3000 – 4000m.@
B. Ở độ cao 6000m.
C. Ở độ cao trên 6000m.
D. Ở độ cao trên 10000m.

20


Câu 192: Trong bệnh núi cao thực nghiệm, độ nặng của rối loạn thông khí
phụ thuộc vào, ngoại trừ.
A. Độ cao.
B. Thành phần không khí.@
C. Trạng thái thần kinh.
D. Vận động cơ.
Câu 193: Ngạt là tình trạng.
A. pO2 phế nang giảm.
B. Thiếu O2 và tăng CO2 trong thành phần không khí thở.@
C. Giảm pCO2 trong máu.

D. Tăng pO2 trong phế nang.
Câu 194: Nguyên nhân gây ngạt, ngoại trừ;
A. Do không khí không được thay đổi.
B. Do giảm thể thích khí hít vào.
C. Do phế nang tràn đầy dịch.
D. Do không khí trong phổi không lưu thông.@
Câu 195: Diễn tiến của ngạt trải qua bao nhiêu giai đoạn.
A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.@
C. 4 giai đoạn.
D. 5 giai đoạn.
Câu 196: Khi nào xuất hiện triệu chứng ngạt:
A. Lượng O2 không khí giảm 10 – 14%, CO2 tăng 6- 8%.
B. Lượng O2 không khí giàm 12 – 13%, CO2 tăng 8 – 10%.
C. Lượng O2 không khí giảm 12 – 14%, CO2 tăng 6 – 8%.@
D. Lượng O2 không khí giảm 14 – 16%, CO2 tăng 12 – 14%.
Câu 197: Khi nào bệnh nhân có thể chết vì ngạt
A. Khi O2 giảm còn 8%, CO2 tăng 12%.@
B. Khi O2 giảm còn 9%, CO2 tăng 8%.
C. Khi O2 giảm còn 10%, CO2 tăng 14%.
D. Khi O2 giảm còn 11%, CO2 tăng 10%.
Câu 198: Hen phế quản là tình trạng bệnh lý gặp trong:
A. Rối loạn khuếch tán.
B. Rối loạn vận chuyển oxy.
C. Rối loạn thông khí.@
D. Rối loạn hô hấp tế bào.
Câu 199: Hen phế quản thường diễn ra.
A. Theo 2 pha.
B. Theo 3 pha.@
C. Pha sớm và pha trễ.

D. a, c đúng.
Câu 200: Diện tích màng khuếch tán:
A. Diện tích giữa các phế nang.
B. Diện tích giữa các khoãng kẽ.
C. Diện tích phế nang được thông khí tốt và tuần hoàn tốt.@
D. Diện tích phế nang có V/Q = 0,8.
Câu 201: Sự khuếch tán máu tối ưu khi;
A. V/Q = 0,7.
B. V/Q = 0,8.
C. V/Q = 0,9.
D. V/Q = 1.@
Câu 202: Màng khuếch tán là.
A. Màng phế nang – phế nang.

21


B. Màng phế nang – mao mạch.@
C. Màng mao mạch – mao mạch.
D. Màng phế nang – màng phổi.
Câu 203: Màng khuếch tán gồm:
A. 6 lớp.
B. 7 lớp.
C. 8 lớp.@
D. 9 lớp.
Câu 204: Trên thực tế, lớp nào của màng khuếch tán có khả năng tăng chiều
dày
A. Lớp dịch lót phế nang.@
B. Lớp tế bào nội mạc.
C. Thành mao mạch.

D. Màng hồng cầu.
Câu 205: Hiệu số khuếch tán là
A. Khuynh áp của chất khí giữa phế nang và mao mạch.@
B. Khuynh áp của chất khí giữa phế quản và phế nang.
C. Khuynh áp của chất khí giữa phế nang và phế nang.
D. Khuynh áp của chất khí giữa phế nang và nhu mô phổi.
Câu 206: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu số khuếch tán, ngoại trừ;
A. Thành phần không khí thở thay đổi.
B. Áp lực không khí thở thay đổi.
C. Thời gian máu chảy qua mao mạch.
D. Số lượng phế nang.@
Câu 207: Bệnh lý gây rối loạn khuếch tán thường gặp, ngoại trừ.
A. Khí phế thũng.
B. Ngạt.@
C. Viêm phổi.
D. Phù phổi cấp.
Câu 208: Phế nang căng to, giãn rộng, tế bào vách phế nang bị phá hủy →
nhiều phế nang thông với nhau, tổ chức xơ phát triển → hẹp tắc lòng phế
quản tận là những tổn thương gặp trong:
A. Viêm phổi.
B. Phù phổi cấp.
C. Khí phế thũng.@
D. Viêm phổi thùy.
Câu 209: Phù phổi cấp là tình trạng
A. Phế nang bị tràn ngập bởi chất dịch.@
B. Một vùng phổi hay một thùy phổi bị đông đặc.
C. Các phế nang thông với nhau.
D. Phế nang căng to, dãn rộng.
Câu 210: Các bệnh lý gây rối loạn quá trình vận chuyển oxy;
A. Bệnh lý của hệ tuần hoàn.

B. Bệnh lý của máu.
C. Mạch tắt động – tĩnh mạch.
D. Cà a, b, c.@
Câu 211: Hậu quả của giảm tốc độ tuần hoàn, ngoại trừ:
A. Giảm O2 máu.
B. Giảm O2 tổ chức.
C. Thiếu máu.@
D. Rối loạn chức năng tế bào.
Câu 212: Thiếu máu mãn là bệnh lý
A. Thiếu máu về số lượng.@

22


B. Thiếu máu về chất lượng.
C. Thiếu máu ác tính.
D. Thiếu máu do bất thường cấu trúc Hb.
Câu 213: Thiếu máu cấp:
A. Mất hồng cầu.
B. Mất hồng cầu, Hb.
C. Mất hồng cầu, huyết tương, Hb.@
D. Mất hồng cầu, bạch cầu, Hb, huyết tương.
Câu 214: HbF, HbS là bệnh lý gặp trong, ngoại trừ.
A. Thiếu máu về chất lượng.
B. Thiếu máu về số lượng.@
C. Bất thường cấu trúc Hb.
D. Rối loạn gen cấu trúc.
Câu 215: Bệnh nhân sẽ chết nhanh chóng khi.
A. MetHb tăng trên 3mg%.
B. HbCO tăng lên 75%.@

C. HbO2 tăng 10%.
D. SulfHb tăng.
Câu 216: Hô hấp tế bào
A. Sự oxyt hóa các chất hữu cơ từ thức ăn ở trong tế bào dưới tác dụng của
O2.@
B. Sự khử các chất hữu cơ từ thức ăn ở trong tế bào dưới tác dụng của O2.
C. Sự oxuyt hóa và khử các chất hữu cơ từ thức ăn dưới tác dụng của O2.
D. Sự phosphoryl hóa các chất hữu cơ từ thức ăn dưới tác dụng của O2.
Câu 217: Hệ thống men chính tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, ngoại
trừ;
A. Các men tách hydro.
B. Các men vận chuyển hydro.
C. Các men vận chuyển điện tử.
D. Các men tách oxy.@
Câu 218: Tác nhân gây ức chế men tách hydro.
A. Cyanua.
B. Thuốc ngủ.@
C. Cacbonoxyt.
D. Sulfua.
Câu 219: Tác nhân gây ức chế men vận chuyển hydro:
A. Thuốc ngủ.
B. Cacbonoxyt.
C. Fluor.@
D. Sulfua.
Câu 220: Tác nhân ức men vận chuyển điện tử;
A. Urethan.
B. Cyanua.
C. Fluor.
D. Sulfua.@
Câu 221: Suy hô hấp, chọn câu sai:

A. Tình trạng cơ quan hô hấp ngoài mất khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho
cơ thể.
B. Gây thiếu oxy máu.
C. Gây thiếu oxy tổ chức.
D. Suy hô hấp là bệnh.@
Câu 222: Chỉ số Tiffeneau
A. Tỷ lệ FEV1/VC.@

23


B. Tỷ lệ PEF/VC.
C. Tỷ lệ VC/VEMS.
D. Tỷ lệ FEV1/VEMS.
Câu 223: Chỉ số Tiffeneau bình thường.
A. 70 – 75%.
B. 75 – 80%.@
C. 80 – 85%.
D. 85 – 90%.
Câu 224: Cơ chế bệnh sinh của phù phổi cấp;
A. do ứ máu ở phổi
B. áp xuất thủy tĩnh mao mạch phổi tăng thắng áp xuất keo
C. sự trao đổi khí tại phổi bị ngăn cản
D. tất cả các câu trên đều đúng@
Bài 13: Sinh lý bệnh hệ tiêu hóa.
Câu 225: Các hậu quả sau đây xảy ra sau khi dạ dày bị nhiễm H.pylori,NGOẠI
TRỪ;
A. viêm dạ dày bề mặt mãn tính
B. tăng gastrin trong máu
C. tăng tiết acid ở dạ dày

D. dị sản niêm mạc tá tràng ở dạ dày@
Câu 226: Thuốc kháng viêm không steroid làm giảm prostaglandin ở dạ dày gây
nên các ảnh hưởng sau đây lên niêm mạc dạ dày,NGOẠI TRỪ;
A. tăng tiết HCL
B. giảm tiết chất nhày
C. giảm tiết bicarbonate
D. tăng sinh tế bào@
Câu 227: Enterotoxine của vi khuẩn Vibrio cholerea gây ra
A. tăng AMP vòng nội bào@
B. tăng GMP vòng nội bào
C. tăng Ca++ nội bào
D. a và b
Câu 228: Tình trạng tăng AMP vòng nội bào sau khi enterotoxine của vi khuẩn
Vibrio cholerae bám vào niêm mạc ruột sẽ gây ra;
A. ức chế sự hấp thu Natri trung bình
B. ức chê sự hấp thu NAtri đi kèm glucose
C. gia tăng tính thấm của màng tế bào vùng hẻm tuyến đối với ion ClD. a và c@
Câu 229: Tiêu chảy tiết dịch gây:
A. mất nước nhiều hơn mất NaCl
B. mất NaCl nhiều hơn mất nước
C. nước và NaCl bị mất tương đương nhau@
D. giảm Ca máu
Câu 230: Tiêu chảy thẩm thấu;
A. mất nước nhiều hơn mất NaCl
B. mất NaCl nhiều hơn mất nước
C. mất nước nội bào do độ thẩm thấu dịch ngoại bào cao hơn nội bào
D. a và c@
Câu 231: Tắc ruột cơ học có tắc nghẽn mạch máu gây ra rối loạn sinh lý sau đây;
A. tích lũy nước và hơi phía trên chổ tắc
B. hoại tử đoạn ruột bị tắc

C. thủng ruột
D. các câu trên đều đúng@

24


Câu 232: Cơ chế gây hội chứng kém hấp thu do sự phát triển vi khuẩn đường ruột
quá mức;
A. vi khuẩn phân cắt muối mật kết hợp thành acid mật tự do làm giảm nồng
độ muối mật trong ruột
B. vi khuẩn và acid mật tự do gây tổn thương niêm mạc ruột
C. vi khuẩn phân hủy enzyme của tụy
D. a và b@
Câu 233: Tình trạng tăng đường huyết và rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân
xơ gan là do những cơ chế sau, NGOẠI TRỪ;
A. tình trạng kháng insulin do giảm khối lượng tê bào gan
B. glucagon trong máu tăng do giảm thanh lọc ở gan
C. các bất thường ở receptor đối với insulin ở tế bào gan
D. nồng độ insulin trong máu giảm do rối loạn bài tiết insulin@
Câu 234: Các yếu tố đông máu sau dây được gan tổng hợp cần có vitamin k,
NGOẠI TRỪ:
A. II
B. VII
C. XI@
D. IX
Câu 235: Trong bệnh xơ gan, rối loạn đông máu là do;
A. gan giảm tổng hợp các yếu tố đông máu
B. giảm ti6u3 cầu do cường lách
C. các rối loạn hấp thu vitamin k kèm theo
D. a,b và c@

Câu 236: Các cơ chế sau đây gây gan nhiễm mỡ, NGOẠI TRỪ;
A. sự gia tăng lượng acid béo đổ về gan
B. tăng tổng hợp acid béo hay giảm oxy hóa acid béo
C. tăng a- glycerol phosphate
D. tăng tổng hợp apoprotein@
Câu 237: Vàng da ở trẻ sơ sinh là do.
A. tình trạng huyết tán nội mạch sau sinh
B. men glucuronosyl transferase chưa phát triển đầy đủ@
C. thiếu chất vận chuyển Y và Z
D. rối loạn trong khâu bài tiết bilirubin liên hợp
Câu 238: Vàng da do viêm gan là do rối loạn quá trình;
A. thu nhận bilirubin tự do ở tế bào gan
B. liên hợp bilirubin tại tế bào gan
C. bài tiết bilirubin tại tế bào gan
D. a,b và c@
Câu 239: Trong vàng da do tắt mật ngoài gan, phosphate kiềm trong máu tăng
cao là do:
A. phosphate kiềm ngấm qua tế bào gan vào máu
B. phosphate kiềm ngấm qua khoảng Disse và theo mạch bạch huyết vào
máu
C. áp lực cao trong đường dẫn mật kích thích tế bào biểu mô ống dẫn mật
và tế bào gan tăng sản xuất phosphate kiềm@
D. a và b
Câu 240: Các yếu tố sau đây góp phần tạo ra dịch cổ trướng, NGOẠI TRỪ:
A. tăng áp lực tĩnh mạch cửa
B. giảm abunuien huyết
C. tắt mạch bạch huyết ở vùng cửa@
D. ứ dịch bạch huyết từ bề mặt gan

25



×