Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

2 đề thi hs giỏi lớp 11 môn địa lí 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.75 KB, 7 trang )

Đề 1

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề gồm có 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Chứng minh quy luật địa đới thể hiện rõ qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất.
b. Tại sao thảm thực vật và đất đài nguyên chỉ phân bố ở nửa cầu Bắc mà không phân bố ở nửa cầu
Nam?
Câu 2 (1,5 điểm)
Tại sao cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Ý nghĩa của việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí đối với sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Trình bày những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
b. Kể tên một số sự kiện nổi bật cho thấy vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm của toàn nhân
loại.
Câu 4 (2,5 điểm)
a. Chứng minh Pháp có nền kinh tế phát triển toàn diện. Nguyên nhân của sự phát triển đó.
b. Tại sao việc phát triển kinh tế biển ở khu vực Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện
nay?
Câu 5 (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Dân số và sản lượng lương thực của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2012
Năm
1985
1995
2004
2012
Dân số (triệu người)
1.058
1.211
1.300 1.390


Sản lượng lương thực (triệu tấ
423
590
340
419
n)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực và bình quân
lương thực đầu người của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2012.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người của
Trung Quốc giai đoạn trên.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11

Câu 1 (2,0 điểm)
a. Chứng minh quy luật địa đới thể hiện rõ qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất

Khái niệm quy luật địa đới

Quy luật địa đới thể hiện qua chế độ nước của mạng lưới sông ngòi: chế độ nước sông
theo sát chế độ mưa của các đới khí hậu:
o
Ở Xích đạo sông nhiều nước quanh năm.
o
Ở chí tuyến sông ít nước có một mùa lũ chủ yếu vào mùa hạ do mưa mùa hạ
chiếm ưu thế.
o
Ở ôn đới sông điều hoà hơn, lũ vào mùa xuân.
o
Ở cận cực có một mùa cạn do nước bị đóng băng vào mùa đông.
o

Ở cực nước sông ở thể rắn.

Quy luật địa đới còn thể hiện ở nguồn cung cấp nước cho sông ngòi: càng gần Xích
đạo lượng nước do mưa cung cấp càng lớn, càng gần cực lượng nước do băng tuyết tan
cung cấp càng lớn.

Quy luật địa đới còn thể hiện ở mật độ mạng lưới sông theo sát sự phân đới các đới
mưa.
b. Tại sao thảm thực vật và đất đài nguyên chỉ phân bố ở nửa cầu Bắc mà không phân bố ở nửa cầu
Nam?

Chỉ có ở BCB: đây là thảm thực vật và đất hình thành và phát triển ở khí hậu cận cực
lục địa, phân bố vĩ độ 50oB trở về cực Bắc do ở đây góc nhập xạ nhỏ, lượng nhiệt nhận
được ít, nhiệt độ thấp phù hợp với sinh vật đới đài nguyên, từ đó hình thành đất đài
nguyên.




Không phân bố ở NBC vì: từ 50 oN – 62oN không có lục địa, diện tích hoàn toàn là đại
dương, không có khí hậu cận cực lục địa, vì vậy không có kiểu thảm thực vật và đất đài
nguyên. Từ 62oN đến cực Nam là lục địa châu Nam Cực nhưng nhiệt độ ở đây thấp hơn
cực Bắc, chỉ có hoang mạc lạnh, thực vật đài nguyên cũng không phát triển được.
Câu 2 (1,5 điểm) Tại sao cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Ý nghĩa của việc xây dựng
cơ cấu kinh tế hợp lí đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Cần phải chuyển dịch CCKT vì
o
CCKT phụ thuộc vào các nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên, các điều kiện kinh tế xã hội (trong và ngoài nước).

o
Các nhân tố này luôn thay đổi theo không gian và thời gian vì thế CCKT phải
thay đổi cho phù hợp.

Ý nghĩa của việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí
o
Giúp nền kinh tế các nước phát triển với tốc độ nhanh, vũng chắc, thúc đẩy
quá trình hội nhập.
o
Khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn lực để phát triển kinh tế
o
Góp phần tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống
o
Thúc đẩy quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.

Cơ hội
o
Trao đổi hàng hoá trên thị trường thế giới thuận lợi, mở rộng thị trường tiêu
thụ và cạnh tranh bình đẳng
o
Thuận lợi trong tiếp nhận và sử dụng các thành tựu của khoa học và công
nghệ, kinh nghiêm tổ chức, quản lí sản xuất
o
Tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại, chia sẻ, hợp tác bảo vệ môi
trường.

Thách thức
o

Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá, đòi
hỏi vốn, có nguồn nhân lực kĩ thuật cao.
o
Nguy cơ làm mai một các giá trị văn hoá và đạo đức truyền thống, cạn kiệt
nhanh chóng tài nguyên và suy thoái môi trường rất lớn..
o
Tình trạng phụ thuộc vốn, kĩ thuật công nghệ và vật tư thiết bị vào nước ngoài
ngày càng chặt chẽ.
b. Kể tên một số sự kiện nổi bật.....
Sự kiện giờ "Trái Đất", Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển, Các hội nghị Thượng đỉnh
toàn cầu về Phát triển bền vững, Hội nghị Biến đổi khí hậu toàn cầu ... (nêu được 2 sụ kiện đúng được
0,25đ)
Câu 4 (2,5 điểm)
a. Chứng minh Pháp có nền kinh tế phát triển toàn diện. Nguyên nhân của sự phát triển.

Chứng minh Pháp có nền kinh tế phát triển toàn diện
o
Nông nghiệp:
o
Đứng hàng đầu châu Âu, đóng góp tới 20% tổng sản phẩm nông
nghiệp của EU. Đứng đầu EU về xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Xuất
khẩu nông sản trong 20 năm qua tăng 5 lần và đạt khoảng 26 tỉ Euro mỗi
năm.
o
Phát triển toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi với các sản phẩm như:
ngũ cốc, đường, sữa, thịt.
o
Công nghiệp: Phát triển cả CN truyền thống và CN hiện đại. Xây dựng được
vành đai công nghệ cao ở miền nam và tây nam với nhiều trung tâm nổi tiếng.
o

Dịch vụ: Chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế Pháp chiếm 70%
GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu đứng thứ 5 thế giới.

Nguyên nhân
o
Do có vị trí địa lí thuận lợi: phía tây châu Âu, giáp Địa Trung Hải, biển Măng-sơ,
biển Bắc, kề cận với khu vực kinh tế năng động nhất châu Âu.


Thế mạnh về tự nhiên (tự nhiên phong phú đa dạng, tiềm năng giàu có để
phát triển đa dạng các ngành kinh tế), kinh tế xã hội (dân cư có mức sống cao,
nhu cầu lớn thị trường rộng, trình độ lao động chất lượng cao, có nền KT phát
triển lâu đời ở châu Âu, giữ vai trò chủ chốt trong EU).
b. Tại sao việc phát triển kinh tế biển ở khu vực Đông Nam Á ....

ĐNA có vùng biển rộng, gấp nhiều lần so với diện tích đất liền, khi nguồn tài nguyên
trên đất liền ngày càng cạn kiệt thì vùng biển có ý nghĩa quan trọng.

Vùng biển ĐNA giàu tài nguyên: sinh vật, khoáng sản, du lịch, điều kiện phát triển
giao thông vận tải (phân tích)

Những thế mạnh về tài nguyên biển được khai thác sẽ góp phần quan trọng vào phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống nhân dân, tạo mặt
hàng xuất khẩu và là cửa ngõ giao lưu với các nước.

Việc phát triển kinh tế biển còn là cơ sở khẳng định chủ quyền biển đảo trong khu
vực.
Câu 5 (2,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ
* Tính bình quân lương thực đầu người

Năm
1985
1995
2004
2012
BQ lương thực (kg/người)
321,4
346,0
325,4
424,5
* Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người của
Trung Quốc 1985 - 2012 (%).
Năm
1985
1995
2004
2012
Số dân
100,0
114,5
122,9
131,4
Sản lượng lương thự
100,0
123,2
124,4
173,5
c
BQ lương thực/người

100,0
107,7
101,2
132,1
o




Vẽ biểu đồ đường, gồm 3 đường (các dạng khác không cho điểm).
Yêu cầu:
o
chính xác khoảng cách năm, số liệu
o
đầy đủ tên, chú giải
o
biểu đồ đẹp, trực quan.
(Thiếu và sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm).
b. Nhận xét và giải thích ...

Nhận xét
o
Số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực của Trung Quốc giai
đoạn 1985 – 2012 đều tăng nhưng mức độ tăng khác nhau.
o
Sản lượng lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (dc), tiếp theo là bình
quân lương thực đầu người nhưng không ổn định (dc), số dân tăng chậm nhất
(dc)

Giải thích

o
Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất do chính sách hiện đại hóa trong SXNN,
dân số tăng chậm nhất do chính sách KHHGĐ triệt để. Bình quân lương thực đầu
người tăng do sản lượng lương thực tăng nhanh hơn dân số.
Lưu ý: nếu thí sinh trình bày theo cách khác so với hướng dẫn chấm, nhưng đúng về nội dung vẫn cho
điểm tối đa.


Đề2
hời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2, 0 điểm)
a. Trình bày nội dung của thuyết kiến tạo mảng. Nêu vai trò của lớp Manti đối với lớp vỏ Trái Đất.
b. So sánh sương mù và mây.
Câu 2 (1,5 điểm)
a. Tại sao nói đô thị hóa có tác động tích cực làm thay đổi phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá
trình sinh, tử và hôn nhân theo hướng tích cực hơn?
b. Nêu những thách thức của vấn đề tài nguyên và môi trường mà các nước đang phát triển phải đối
mặt.
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Nêu những hệ quả của xu hướng khu vực hóa kinh tế. Liên hệ với Việt Nam.
b. Vì sao ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của Nhật Bản?
Câu 4 (2,5 điểm)
a. Chứng minh rằng EU là một tổ chức kinh tế khu vực có mức độ thống nhất, liên kết cao. Hiểu biết của
em về mối quan hệ giữa EU và Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay.
b. Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì.
Câu 5 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Số lao động và cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của Hoa Kì và Ấn Độ năm 2010.
Nước
Số lao động
Cơ cấu (%)

(Triệu người)
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Hoa Kì
154,5
2,7
23,9
73,4
Ấn Độ
509,3
53
19,0
28,0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể quy mô và cơ cấu lao động phân theo ngành của Hoa Kì và Ấn Độ năm 2010.
b. Nhận xét sự khác nhau về cơ cấu lao động của hai nước nói trên và giải thích.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11

Câu 1 (2, 0 điểm)
a. Trình bày nội dung của thuyết kiến tạo mảng. Nêu vai trò của lớp Manti đối với lớp vỏ Trái Đất.

Nội dung thuyết kiến tạo mảng
o
Thuyết kiến tạo mảng cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị
biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là
một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.
o
Các mảng kiến tạo lớn: mảng Thái Bình Dương, mảng Ôxtrâylia - Ấn Độ, mảng
Âu - Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.

o
Các mảng kiến tạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái
Đất, mà chúng còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương.
o
Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên
của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.
o
Trong khi di chuyển, các mảng có thể tách xa nhau, xô vào nhau hoặc hút
chờm lên nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là
nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,...

Vai trò của lớp Manti đối với lớp vỏ TĐ
o
Quyển mềm của bao Manti có ý nghĩa lớn đối với vỏ TĐ. Đây là nơi tích tụ và
tiêu hao nguồn năng lượng bên trong sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi


cấu trúc bề mặt TĐ như hình thành các dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng
động đất, núi lửa...
b. So sánh sương mù và mây.

Giống nhau: Đều do hơi nước ngưng tụ tạo thành.

Khác nhau:
o
Sương mù: Hơi nước ngưng tụ ở lớp không khí gần mặt đất. Hình thành trong
điều kiện độ ẩm tương đối cao, khi quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có
gió nhẹ.
o
Mây: Hơi nước ngưng tụ ở trên cao.

o
Không khí càng lên cao càng lạnh, đến một độ cao nào đó sẽ bão hòa hơi
nước, tiếp tục lên cao, độ ẩm bão hòa giảm xuống, không khí phải nhả bớt hơi
nước, cùng với hạt nhân ngưng đọng, ngưng tụ lại thành những hạt nhỏ, nhẹ, tụ
lại thành đám gọi là mây.
Câu 2 (1,5 điểm)
a. Tại sao nói đô thị hóa có tác động tích cực làm thay đổi phân bố dân cư và lao động, thay
đổi các quá trình sinh tử và hôn nhân theo hướng tích cực hơn?

Đô thị hóa làm thay đổi phân bố dân cư, lao động: các đô thị ngày càng mở rộng quy
mô diện tích, nâng cao vai trò kinh tế - xã hội, là địa bàn thu hút đầu tư trong và ngoài
nước đã góp phần thu hút dân cư và lao động, xu hướng là tỉ lệ dân thành thị càng
tăng, lao động trong khu vực II và kv II tăng, xuất hiện càng nhiều các đô thị lớn, cực
lớn.

Sự phân bố dân cư ngay trong các đô thị cũng có những thay đổi, trước đây dân cư đô
thị tập trung chủ yếu ở trung tâm, ngày nay những thay đổi trong quy hoạch đô thị
cùng với sự phát triển mạnh của giao thông đô thị đã xuất hiện các khu dân cư ở ngoại
ô nhằm giảm thiểu tác động do sức ép của dân cư lên cơ sở vật chất đô thị và môi
trường đô thị.

Đô thị hóa cũng làm thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân theo hướng tích cực: Tuổi
kết hôn muộn hơn, thu hẹp độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ, làm giảm tỷ suất sinh đẻ của
dân số, chất lượng cuộc sống gia tăng, phúc lợi xã hội được cải thiện nên cũng sẽ làm
cho tỉ lệ tử giảm đáng kể.
b. Nêu những thách thức của vấn đề tài nguyên và môi trường mà các nước đang phát triển phải đối
mặt.

Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt do tình trạng
chậm phát triển về kinh tế, thiếu vốn, thiếu công nghệ, nợ nước ngoài, chiến tranh,

sức ép của gia tăng dân số.

Nhiều công ty tư bản ở các nước phát triển chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm
môi trường sang các nước đang phát triển làm cho vấn đề môi trưởng thêm phức tạp.
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Vì sao ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của Nhật Bản?

Đất nước là quần đảo với 4 đảo lớn và hàng ngàn đảo nhỏ, đường bờ biển dài, việc
giao lưu kinh tế xã hội trong nước và quốc tế chủ yếu thực hiện bằng đường biển.

Đất nước nghèo tài nguyên, nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa gắn liền với hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa và thị trường thế giới nên do đó GTVT biển có vị trí đặc biệt
nhằm hỗ trợ cho việc XNK.

GTVT biển có nhiều ưu thế: giá rẻ, chở được hàng nặng, cồng kềnh đi xa, đường giao
thông có sẵn nên đỡ tốn chi phí làm đường do đó giảm chi phí sản xuất, tăng lợi
nhuận.
b. Hệ quả của khu vực hóa nền kinh tế. Liên hệ Việt Nam.

Hệ quả khu vực hóa kinh tế
o
Tạo nên động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự
do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu
vực với nhau, góp phần bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.
o
Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trường
khu vực rộng lớn, tăng cường quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới


Đặt ra cho các quốc gia những vấn đề cần giải quyết: Tự chủ về kinh tế, quyền

lợi các quốc gia...

Liên hệ Việt Nam
o
Thuận lợi: Mở cửa thị trường cho nước ta thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, phát
huy các tiềm lực kinh tế của đất nước. Thu hút đầu tư, hợp tác phát triển về
nhiều mặt từ các nước trong khu vực.
o
Khó khăn: Việc cạnh tranh với các nước có trình độ kinh tế cao hơn gây nên
những bất lợi cho Việt Nam.
Câu 4 (2,5 điểm)
a. Chứng minh rằng EU là một tổ chức .... Hiểu biết về mối quan hệ EU- Liên bang Nga

Chứng minh:
o
Số lượng các nước thành viên tăng liên tục và hiện nay là một trong những tổ
chức có nhiều nước thành viên nhất, đến năm 2007 đã có 27 nước thành viên.
o
Sự liên kết trong EU diễn ra trên nhiều mặt khác nhau: kinh tế, chính sách đối
ngoại và an ninh, tư pháp và nội vụ.
o
EU đã thiết lập được thị trường chung với 4 mặt tự do lưu thông, sử dụng đồng
tiền chung Ơ–rô.
o
Nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị không phải do chính phủ các
quốc gia thành viên đưa ra mà do các cơ quan đầu não cua EU quyết định (gồm;
Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng châu Âu, Ủy ban liên
minh châu Âu)
o
Thực hiện nhiều dự án liên kết sản xuất lớn, thành công như: sản xuất tên lữa

đẩy Arian, máy bay E-bớt, đường hầm xuyên biển Măng-sơ...Năm 2000 có 140
liên kết vùng khác nhau trong EU.

Mối quan hệ giữa EU – Liên bang Nga:
o
Quan hệ giữa EU và Liên bang Nga khá căng thẳng.
o
Nêu được một số sự kiện về mối quan hệ diễn ra trong thời gian gần đây
b. Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất ...

Do tự nhiên của Hoa Kì phân hóa đa dạng, tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp cho
mỗi loại cây trồng, vật nuôi. (Ví dụ: ở phía Bắc là các nông sản ôn đới, ở phía Nam là
các nông sản cận nhiệt đới, ở phía Đông là các nông sản ưa ẩm, ở phía Tây là loại nông
sản chịu hạn).

Nông nghiệp Hoa Kì có thị trường rộng lớn, đa dạng, nông nghiệp hàng hóa phát triển
mạnh.

Hình thức tổ chức sản xuất trang trại với diện tích lớn, tạo ra nhiều sản phẩm theo
mùa vụ trên cùng một lãnh thổ.
Câu 5 (2,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất:

Tính chênh lệch tỉ lệ bán kính của 2 hình tròn:
o
R Hoa Kì = 1, 0 đvbk, R Ấn Độ = 1,82 đvbk

Vẽ biểu đồ dạng tròn, các dạng khác không cho điểm.

Yêu cầu: chính xác về tỉ lệ,bán kính chú thích, tên biểu đồ (thiếu mỗi ý trừ 0,25đ)

b. Nhận xét và giải thích ...

Nhận xét:
o
Có sự khác nhau về cơ cấu lao động phân theo ngành của Hoa Kì và Ấn Độ:
Hoa Kì có tỉ trọng lao động nông nghiệp thấp nhất, tỉ trọng lao động dịch vụ cao
nhất. Ấn Độ có tỉ trọng lao động nông nghiệp cao nhất, và tỉ trọng lao động công
nghiệp thấp nhất (dc)

Giải thích:
o
Do sự khác nhau về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất
lao động xã hội.
o
Hoa Kì đã trải qua quá trình CNH khá lâu, nền kinh tế đang chuyển sang kinh
tế tri thức. Ấn Độ đang tiến hành CNH – HĐH cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm
hơn, từ đó sự chuyển dịch cơ cấu lao động có sự khác nhau.
o




×