Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận triết học: Quan hệ giữa kinh tế thị trường với vấn đề nhân quyền, dân chủ. Vận dụng vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.76 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
Quan hệ giữa kinh tế thị trường với vấn đề nhân quyền,
dân chủ. Vận dụng vào Việt Nam.
GVHD
Học viên
Mã HV
Lớp

: PGS.TS. Đoàn Quang Thọ
:
:
:

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2016

Mục lục


Lời nói đầu
Hiện nay, vấn đề con người nổi lên ở vị trí trung tâm trong những suy tư của nhân
loại. Sự gia tăng ngày càng nhiều những quan điểm ngày càng lớn về vấn đề con người,
không chỉ từ phía các nhà khoa học mà cả từ phía các chính trị gia, các nhà hoạch định
chính sách, các nhà quản lý… Đương nhiên điều này gắn liền với vai trò quyết định của
nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của sự phát triển của mọi hình thái xã hội.
Để có phương hướng nhận thức và giải quyết đúng đắn những vấn đề liên quan đến
con người, một điều kiện không thể thiếu là chúng ta phải nắm được những quan điểm cơ
bản về con người, quyền con người (nhân quyền). Triết học nói chung và triết học


phương Tây nói riêng cung cấp phương pháp luận nghiên cứu con người và quyền con
người. Triết học phương Tây là cái nôi ra đời của tư tưởng nhân quyền và cũng là nơi mà
vấn đề nhân quyền được được đề cao và giải quyết có hệ thống. Chính vì vậy việc phân
tích và đánh giá tư tưởng con người trong triết học nhân bản phương Tây mà cụ thể là
thời kỳ cận đại giúp chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn về con người và quyền con
người trong đời sống sản xuất và xã hội.
Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ xây dựng và phát triển nền kinh tế thi
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu đặt ra là chúng ta cần từng bước xây dựng
và phát triển lực lượng sản xuất đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong đó
người lao động là một bộ phận không thể thiếu. Hơn bao giờ hết nguồn nhân lực “vừa
hồng vừa chuyên” là yếu tố chủ chốt, quyết định sự thành công hay thất bại của công
cuộc xây dựng này. Việc nghiên cứu con người và nhân quyền trong triết học phương tây
thời kỳ cận đại sẽ giúp các nhà quản lý có cơ sở lý luận khoa học để đưa ra được các
chính sách và các quyết định đúng đắn trong việc vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo đời
sống của nhân dân.


I.

QUAN HỆ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VỚI NHÂN QUYỀN


Nhân quyền, hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người và không
bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.
Nhân quyền được xem là một trong mười sáng kiến làm thay đổi thế giới, cùng với nông
nghiệp, phân tâm học, thuyết tương đối, vắc xin, thuyết tiến hóa, World Wide Web, xà
phòng, số không, và lực hấp dẫn. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas
Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ.
Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson
đã nêu, mà chính các chính phủ đó được lập ra để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền

mà mọi cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của mình.
Khái niệm kinh tế thị trường dùng để chỉ trình độ phát triển cao của kinh tế hàng
hóa, được đặc trưng bởi phương thức phân bỏ các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế
không tuân theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp – đó là kiểu tổ chức kinh tế được
định đoạt từ một trung tâm kế hoạch của nhà nước, mà là theo cơ chế thị trường – tức cơ
chế phân bổ nguồn lực tự do trên thị trường theo nguyên tắc kích thích các nhân tố sáng
tạo trong việc huy động và phát huy các nguồn lực cho quá trình phát triển sản xuất và
kinh doanh, nhờ đó cơ chế này có thể huy động được tối đa và sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực, tức là các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội vào việc tăng trưởng và
phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bên cạnh những kết quả tích cực
cũng đặt ra những vấn đề, thách thức trên các lĩnh vực, trong đó có vấn đề dân chủ, nhân
quyền.
Hiện nay, sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế đến công tác bảo đảm quyền con người, trước tiên, diễn biến theo hướng
tích cực, là: Cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội để thúc đẩy công tác bảo đảm và giải
quyết vấn đề quyền con người; phát triển theo hướng đa dạng nhu cầu về quyền con
người và thách thức mới đối với bảo đảm quyền con người; tạo ra những cơ hội thuận lợi
để Việt Nam phát triển kinh tế nhanh và bền vững - điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền
con người; góp phần làm thay đổi tư duy pháp lý về quyền con người; thúc đẩy công tác
bảo đảm quyền con người tiệm cận ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn luật pháp, chuẩn
mực và tập quán quốc tế; qua đó quyền con người không chỉ được bảo đảm ở cấp độ
quốc gia mà còn ở cấp độ quốc tế; bầu bạn trên thế giới hiểu được thành tựu về nhân
quyền của Việt Nam; và các quốc gia phương Tây cũng buộc phải điều chỉnh thái độ,
chính sách của họ đối với vấn đề quyền con người của Việt Nam, cơ bản theo hướng hợp
tác.


Trong quá trình đổi mới, đồng thời có những tác động đan xen cả tiêu cực và tích
cực đến thực hiện quyền con người, như: gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng

lớp dân cư trong xã hội, tiềm ẩn những bất bình đẳng trong quá trình bảo đảm quyền con
người; sự bộc lộ một cách đa dạng, có khi gay gắt, nhiều vấn đề cũ đồng thời xuất hiện
những vấn đề mới liên quan đến công tác bảo đảm quyền con người (quyền sở hữu đất và
bất động sản; bảo vệ quyền có việc làm và nghề nghiệp; bảo vệ quyền của người tiêu
dùng; quyền về môi trường; quyền sở hữu trí tuệ; quyền của kiều dân nước ngoài định cư
tại Việt Nam và Việt kiều; gia tăng vai trò của các tổ chức phi chính phủ quốc gia và
quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quyền con người; quyền của người đồng tính,...).
Sự tác động của biến động kinh tế, nhất là của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu vừa qua, đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam; sự tác động đa chiều của
truyền thông và dư luận xã hội trong điều kiện tồn tại, phát triển các mạng xã hội; sự tác
động của pháp luật và cơ chế nhân quyền quốc tế, khu vực đến công tác bảo đảm quyền
con người,... cũng tác động đến thực hiện quyền con người.

II.

VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI
CẬN ĐẠI

1.

Tư tưởng nhân quyền trong triết học phương Tây thời cận đại

Vấn đề nhân quyền trong triết học phương Tây thời kỳ cận đại được đề cập trong
quan niệm về con người của các nhà triết học thời kỳ này. Vấn đề này được đề cập xuyên
suốt trong tư tưởng của các nhà triết học Anh – Pháp thế kỷ XVII đến các nhà khai sáng
Pháp thể kỷ XVIII. Một số đại diện tiêu biểu thời kỳ này như: Phranxis Bêcơn, Tômát
Hôpxơ, Rơnê Đêcáctơ, Giooc Beccơli, các nhà triết học khai sáng Pháp,...
1.1 Phranxis Bêcơn (1561-1621)
Phranxis Bêcơn (Francis Bacon) là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. C.Mác coi
Ph.Bêcơn là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ

Ph.Bêcơn, lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn phát triển mới với những
màu sắc riêng.
Ph.Bêcơn sinh trong một gia đình quý tộc Anh. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học
Kembritgiơ, ông công tác nhiều năm trong ngành ngoại giao cho vương triều Xtiua. Mặc
dù sống ở nước Anh trước thời kì cách mạng tư sản, nhưng Ph.Bêcơn là người nhiệt liệt
ủng hộ những cải cách tư sản nhằm phát triển đất nước, ủng hộ sự phát triển của khoa học
và triết học. Những tác phẩm lớn của ông là Đại phục hồi các khoa học (1605), Công cụ
mới (1620)...


Ph.Bêcơn coi con người là sản phẩm cuả tạo hoá, do vậy khoa học về con người
cũng là khoa học về tự nhiên. Tiếp thu quan niệm của Arixtốt về con người, Ph.Bêcơn
chia linh hồn thành các dạng "linh hồn thực vật", "linh hồn động vật", "linh hồn lý tính".
Hai phần đầu thuộc về linh hồn cảm tính, có cả ở thực vật và động vật. Trong con người,
linh hồn cảm tính là một dạng chất lỏng, pha loãng trong cơ thể. Chúng vận động theo
các dây thần kinh, tựa như các đường ống, tác động lên các giác quan, điều khiển chức
năng sống của cơ thể. Bộ phận linh hồn này có thể bị huỷ hoại cùng cơ thể khi con người
chết đi. Linh hồn lý tính có nguồn gốc từ Thượng đế. Đó là một khả năng kì diệu mà
Chúa đã ban cho con người, mang tính thần thánh. Vì con người có cả hai dạng linh hồn
nên con người vừa rất gần với động vật lại vừa có cái gì đó siêu phàm, và do đó, bản chất
con người không cho phép con người theo lập trường hoàn toàn vô thần. Con người cần
có tôn giáo để vượt qua những lúc con người mềm yếu, bất lực. Tôn giáo mang lại cho
con người niềm tin nhưng nhà thờ không được phép dùng các biện pháp chống lại các
nhà vô thần, không được cản trở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người.
Nhìn chung, quan niệm trên của Ph.Bêcơn thể hiện sự thoả hiệp giai cấp tư sản Anh
thời đó với các vấn đề tôn giáo.
1.2 Tômát Hôpxơ (1588-1679)
Tômát Hôpxơ (Thomas Hobbs) là nhà triết học nổi tiếng, đại biểu của chủ nghĩa
duy vật Anh thế kỷ XVII, người có công cụ thể hoá và phát triển nhiều quan niệm duy
vật của Ph.Bêcơn. Ông sinh trong một gia đình linh mục ở nông thôn nước Anh. Ngay từ

nhỏ ông đã học và thông thạo tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cổ. Khi còn là sinh viên
Trường đại học Tổng hợp Ôxpho, ông tích cực nghiên cứu các vấn đề vật lý và lôgic.
Trong thời gian nổ ra cách mạng tư sản Anh (1642-1648), ông cùng nhiều bạn bè lưu
vong sang Pháp và nhiều nước khác. Đây là thời kì ông viết nhiều tác phẩm triết học.
Theo T.Hôpxơ, vấn đề trung tâm của triết học là vấn đề con người. Các tác phẩm
Về con người (1658), Về người công dân (1642)... của ông đều bàn về vấn đề này. Từ
việc coi con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể đạo đức và tinh thần,
ông chia triết học thành triết học tự nhiên và triết học đạo đức, hay còn gọi là triết học xã
hội.


Con người, theo T.Hôpxơ là một thực thể thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã
hội. Về bản tính tự nhiên, mọi người khi sinh ra đều như nhau, sự khác nhau nhất định
giữa họ không lớn. Nhưng con người ai cũng có khát vọng và nhu cầu riêng của mình.
Đây là tiền đề để con người làm điều ác. Mỗi người đều ích kỉ, vì lợi ích riêng của mình
mà có thể chà đạp tất cả. "Con người là một động vật độc ác và ranh ma hơn cả chó sói,
gấu và rắn". Mỗi người hành động trước tiên là "vì tính ích kỉ yêu bản thân mình chứ
không phải vì xã hội, không phải vì lợi ích của người khác". Vì thế mà đẩy loài người đến
chiến tranh liên miên, gây ra bao nhiêu đau khổ và chết chóc. Công lý và khoa học về
pháp quyền, bởi vậy, luôn luôn bị bác bỏ bởi những ngòi bút và thanh kiếm. Theo
T.Hôpxơ, bản tính tự nhiên của con người đó là tính ích kỉ; trạng thái xã hội mà con
người sống là "một cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả".
Tuy nhiên, theo T.Hôpxơ, "trạng thái tự nhiên" trên đây của con người ngày nay
không còn nữa; nó tồn tại một cách trọn vẹn ở thời nguyên thuỷ xa xưa. Tư tưởng của
T.Hôpxơ được Đácuyn áp dụng vào thế giới động vật và phát hiện ra quy luật đấu tranh
sinh tồn và chọn lọc tự nhiên của các loài sinh vật. Sau đó những người theo chủ nghĩa
Đácuyn xã hội truyền bá, áp dụng trở lại xã hội.
Quan niệm của T.Hôpxơ mặc dù chưa đánh giá đúng mức đặc trưng riêng của loài
người so với loài vật, chưa thấy được bản tính xã hội, tính nhân loại của con người,
nhưng nó mang những yếu tố hợp lý nhất định: Một mặt, nó cho thấy sự tương đồng nào

đó giữa loài người và loài vật, mặt khác, nó chỉ ra rằng, chính lợi ích của các cá nhân là
một trong những động lực trực tiếp của hoạt động của con người và phát triển của xã hội.
1.3 Rơnê Đêcáctơ (1596-1654)
Rơnê Đêcáctơ (Rene Descartes) là nhà triết học, nhà bách khoa toàn thư vĩ đại
người Pháp. Có thể nói, cùng với Ph.Bêcơn, "Đêcáctơ đã tạo ra một cuộc cách mạng
trong lịch sử tư tưởng triết học" Tây Âu cận đại.
Rơnê Đêcáctơ sinh trong một gia đình quý tộc miền Nam nước Pháp. Mồ côi mẹ từ
nhỏ, ông được bố cho học ở một trường phổ thông nổi tiếng ở Liaflet. Bất mãn với
chương trình học thời đó, ông tuyên bố rằng, kết quả duy nhất trong thời gian học phổ
thông là làm cho ông dốt thêm. Ông đặc biệt say mê nghiên cứu về triết học và khoa học
tự nhiên. Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Các quy tắc chỉ đạo lý tính (1630), Thế
giới (1633), Các nguyên lý của triết học (1644), Suy diễn về phương pháp (1637-1638).
R.Đêcactơ là nhà triết học nhị nguyên, chủ yếu bàn về nhận thức luận và phương pháp
luận và là người sáng lập chủ nghĩa duy lý.


R.Đêcactơ khẳng định, con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác. Theo
quan điểm nhị nguyên luận, ông hoàn toàn tách biệt thể xác và linh hồn, coi chúng có
nguồn gốc từ hai thực thể tư duy và quảng tính hoàn toàn tách biệt. Ông coi linh hồn con
người là một thực thể mà bản chất của nó là tư duy, tồn tại không cần đến và không phụ
thuộc vào bất kì một sự vật vật chất nào. Linh hồn là bất diệt, nó không bị phân huỷ khi
con người chết. Con người có được là do Thượng đế ghép linh hồn vào thể xác. Cơ thể
con người là chỗ trú chân tạm thời của linh hồn khi anh ta sống.

1.4 Giooc Beccơli (1685-1753)
Giooc Beccơli (George berkeley) là nhà triết học nổi tiếng người Anh, đại biểu điển
hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Ông sinh trong một gia đình quý tộc miền Nam
Ailen. Năm 15 tuổi ông đã học tại Đại học Tổng hợp Đublin. Ông say mê nghiên cứu
thần học, toán học, triết học cho đến cuối đời. Ông có nhiều tác phẩm như Kinh nghiệm
của thuyết thị giác mới (1709), Khái niệm về các nguyên lý của nhận thức con người

(1710)...
Cũng như các nhà duy tâm khác, G.Beccơli quan niệm con người bao gồm linh hồn
và thể xác; linh hồn là cái quyết định. Thể xác thuộc về các vật thể tự nhiên, tức các cảm
giác. Do vậy, thể xác tồn tại được là nhờ linh hồn cảm nhận nó. Thể xác phải tuân theo
cái gậy chỉ huy của linh hồn.
Đối với linh hồn con người, G.Beccơli cho rằng, "tồn tại nghĩa là cảm nhận". Có
nghĩa là linh hồn chỉ tồn tại khi nó cảm nhận các sự vật khác mà trước hết là cảm nhận
thể xác của con người.
1.5 Điđơrô và các nhà triết học Khai sáng Pháp thế kỉ XVIII
Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển quan trọng trong
tiến trình phát triển tư tưởng triết học Tây Âu và thế giới. Triết học Khai sáng Pháp thế
kỷ XVIII là sự kế tục và phát triển mới về chất các khuynh hướng tư tưởng bài trừ siêu
hình học thế kỉ XVII, cũng như đánh giá lại các giá trị tuyền thống. Nó bắt đầu từ việc
phê phán không thương tiếc các quan niệm cũ về thế giới và con người.
Là vũ khí lí luận của giai cấp tư sản Pháp trong thời kì chuẩn bị cho cuộc đại cách
mạng tư sản Pháp 1789, được hình thành bởi các nhà Khai sáng Pháp, triết học Khai sáng
Pháp có nhiệm vụ thu hút, giác ngộ, tập hợp đông đảo mọi tầng lớp tiến bộ trong xã hội,
hướng họ tới cuộc đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư sản.
Chính vì vậy mà triết học Khai sáng Pháp có nội dung cơ bản là duy vật, tiến bộ, nó đề
cập nhiều đến tiến bộ xã hội, tự do của con người...


Cùng với sự hưng thịnh của văn hoá Pháp thời kì này, trên lĩnh vực tư tưởng có
nhiều nhà khai sáng, họ vừa là các nhà triết học, vừa là những người uyên bác về nhiều
lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học. Tiêu biểu là Sáclơ Đờ Môngtexkiơ (1689-1775),
Phrăngxoa Mari Vônte (1694-1778), Giăng Giắc Rutxô (1712-1778), Đeni Điđrô (17131784), Giulen Ôphrơ Lamettri (1709-1751), Hônbách (1729-1789), Henvêtiúyt (17151771)... Ở đây chỉ đề cập đến tư tưởng triết học của các nhà duy vật vô thần Pháp mà
người giữ vai trò lãnh đạo là Đ.Điđrô.
Đ.Điđrô sinh tại một thành phố ở Đông Bắc nước Pháp, trong một gia đình thợ thủ
công. Sau nhiều năm học ở Pari, do chịu ảnh hưởng tư tưởng của các nhà khai sáng, ông
từ bỏ ý định thành nhà hoạt động tôn giáo, như mong muốn của người cha. Ông là người

khởi xướng và chủ biên bộ Bách khoa toàn thư của khoa học, nghệ thuật và thủ công
nghiệp (1751-1780). Đây là một trong những bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của thế giới
- một trong những di sản văn hoá vĩ đại không chỉ của nước Pháp mà cả Tây Âu thế kỉ
XVIII nói chung. Nó có vai trò rất to lớn trong việc xây dựng và truyền bá thế giới quan
khai sáng. Ông có nhiều tác phẩm như Tư tưởng triết học (1746), Cuộc dạo chơi của nhà
hoài nghi luận hay là Alleax (1747), là tác giả nhiều tác phẩm văn học mang đầy tính triết
lý như Nữ tu sĩ, Người cháu của ông Ramô...
Đ.Điđrô cho rằng con người được cấu thành từ thể xác và linh hồn. Thể xác và linh
hồn thống nhất hữu cơ với nhau. Linh hồn không có nguồn gốc từ chúa mà là một tổng
thể các hiện tượng tâm lý. Bản thân nó cũng là đặc tính của vật chất. Ông viết: "Không có
cơ thể con người thì nó (tức linh hồn) không là cái gì cả. Tôi khẳng định rằng, không có
cơ thể con người thì không thể giải thích được cái gì cả". Ông nhấn mạnh, cơ thể con
người là khí quan vật chất của tư duy, ý thức cũng như mọi quá trình tâm lý của anh ta.
Ông đã nhận thấy, nhân cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh môi trường xung
quanh nhưng chưa hiểu được rằng, bản thân môi trường và hoàn cảnh đó cũng là sản
phẩm của hoạt động con người. Và vì vậy, cả con người lẫn hoàn cảnh sống của nó đều
mang tính lịch sử. Đây cũng là hạn chế chung của các triết học trước Mác.
2.

Đánh giá chung về tư tưởng nhân quyền trong triết học phương Tây thời kỳ
cận đại


Sau thời kỳ Phục hưng là thời kỳ Cận đại. Thời kỳ này khoa học tự nhiên rất phát
triển, đã có rất nhiều nhà khoa học đã dám đứng lên chống lại hệ tư tưởng thống trị tôn
giáo thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ khoa học. Đây là giai đoạn
phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa đang dần thay thế phương thức sản xuất Phong
kiến. Các cuộc cách mạng Tư sản nổ ra ở khắp nơi và một trong các cuộc cách mạng triệt
để nhất là cuộc cách mạng Tư sản Pháp. Các nhà triết học Khai sáng thực hiện cuộc đấu
tranh này là J. Lamêtri, D. Điđrô, C. Henvêtiuýt, H. Hônbách. Họ xây dựng nên thế giới

quan vô thần, chống lại siêu hình học.
Theo các nhà triết học Khai sáng thì con người là một bộ phận của giới tự nhiên, là
một động vật suy nghĩ nhờ giác quan. Tư tưởng của con người chịu sự quy định của cấu
trúc cơ thể trong sự tác động qua lại với môi trường và điều kiện sống. Con người là một
thể thống nhất hữu cơ giữa hai mặt thể xác và linh hồn. Con người là sản phẩm của hoàn
cảnh, của xã hội nên cần thay đổi hoàn cảnh xã hội, quan hệ phong kiến…Cơ sở để cải
tạo cuộc sống hiện tại, để vươn tới con người là lý tính. Lý tính của con người là sản
phẩm do sự tác động của vật chất đến các giác quan gây nên cảm giác. Cảm giác là nguồn
gốc của lý tính, lý tính của con người bắt nguồn từ kinh nghiệm. Phương pháp để đạt tới
lý tính là quan sát và thực nghiệm. Như vậy, các nhà Khai sáng đấu tranh vì thắng lợi của
“vương quốc trí tuệ” trên cơ sở tự do chính trị, bình quyền. Các nhà Khai sáng coi đấu
tranh vì quyền lợi mà thiên nhiên ban tặng cho mình là “con người tự nhiên”. Việc tuyên
truyền cho “con người tự nhiên” dẫn đến khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” là khẩu
hiệu phổ biến thời cách mạng Tư sản Pháp. Các nhà triết học Khai sáng cho rằng bản tính
con người là không ác và con người cần được giáo dục đúng đắn có nghĩa là được khai
sáng. Con người được giáo dục đúng đắn sẽ trở thành “kẻ ích kỷ sáng suốt” với nguyên
tắc của nó là “hãy tự lo liệu cuộc sống cho mình và người khác cũng được sống”. Theo
nguyên tắc này thì một chế độ thích hợp sẽ là chế độ đảm bảo sự bình đẳng của mọi công
dân, không phụ thuộc vào tầng lớp, dân tộc… Một chế độ như vậy sẽ mở ra khả năng làm
lợi cho mỗi người, ít bị đau khổ và thoả mãn một cách tối đa, không làm thiệt hại tới
những quyền lợi cá nhân của những người khác.


Tư tưởng nhân quyền xuất hiện rất phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trong
khi quan hệ sản xuất Phong kiến không còn phù hợp thì sự ra đời của phương thức sản
xuất Tư bản chủ nghĩa đã thay thế một cách hoàn chỉnh. Tư tưởng nhân quyền cũng đã
tạo ra một tiền đề vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự hình thành và phát triển chủ nghĩa
Tư bản. Như chúng ta đã biết, một trong hai điều kiện để có được nền kinh tế thị trường
đó là sự “tự do”. Để có thể phát triển nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường thì tư
tưởng của các nhà Tư sản lúc bấy giờ là tìm cách giải phóng con người, giải phóng sức

lao động. Con người phải được tự do về thân thể, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do tín
ngưỡng v.v… và được tự do bán sức lao động của mình. Thời kỳ này quyền con người rất
được đề cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ mở đường thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển, còn nếu không phù hợp thì nó sẽ kìm hãm thậm chí còn đẩy lùi sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Chính nhờ sự phù hợp đó mà kinh tế Tư bản chủ nghĩa thời kỳ này vô
cùng phát triển.

III. XÂY DỰNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VỚI VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.

Thực hiện nhân quyền trong xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam

1.1 Nhân quyền Việt Nam trong lịch sử
Nhân quyền nếu hiểu theo nghĩa là quyền tự nhiên, là các quyền tự có của mỗi cá
nhân, không ai có thể ban cho hay tước đoạt thì đã tồn tại từ lâu trong lịch sử Việt Nam.
Bảo vệ nhân quyền và thực hành nhân ái là những phẩm chất đã từng tồn tại hàng nghìn
năm trong cuộc sống đời thường của người Việt.
Trong lịch sử, người Việt Nam luôn phải đấu tranh giành quyền được sống trong
độc lập tự do (một nhân tố cơ bản trong nhân quyền), và xây dựng cuộc sống nhân ái
(yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người và người). Trong hiện thực xã hội Việt Nam,
hai phạm trù nhân quyền và nhân ái luôn gắn bó với nhau. Trong nhân quyền có nhân ái
và ngược lại trong nhân ái có nhân quyền. Một số ý kiến còn khẳng định rằng: "tổ tiên
người Việt chúng ta đã tiến gần những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ngày nay".


Trong thời kỳ cổ, đã có một số sự tích nói lên quyền tự do của con người cho dù chỉ

là manh nha như sự tích về Tiên Dung và Chử Đồng Tử nói lên quyền tự do luyến ái của
nam nữ, sự tích về Mai An Tiêm nêu lên quyền và khát vọng tồn tại của người Việt cổ.
Nhiều truyện cổ tích, thần thoại hay truyền thuyết khác đều có nội dung ca ngợi quyền
được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người.
Trong thời kỳ phong kiến, ở một số triều đại nhất định, quyền con người cũng được
tôn trong và được pháp luật bảo vệ, điều này có thể ảnh hưởng của triết lý Phật Giáo vốn
thịnh hành vào thời kỳ phong kiến. Trong luật pháp của Nhà Lê mà đặc biệt là Bộ Luật
Hồng đức thì quyền bình đẳng đã được quy định trong tương quan nam và nữ (các bà có
quyền làm nữ quan, với ưu đãi trong thủ tục thiết triều; vợ bình quyền với chồng về
quyền dân sự và tài sản, trách nhiệm dân sự...), trong tương quan giữa các chủng tộc
(người thiểu số được xét xử theo tục lệ của họ, được tự trị về hành chánh) hay một số
chính sách kinh tế xã hội: nhà nước có nghĩa vụ giúp ngươi nghèo khó,tật nguyền, cô nhi,
quả phụ về lương thực, nơi ở, thuốc men; binh sĩ, tội nhân đang giam cầm, dân đinh đi
sưu dịch cũng được săn sóc...Đó là những quy định bảo vệ quyền của phụ nữ, bảo vệ
quyền sống đối với người vô gia cư, người già, trẻ em (nhất là trẻ em gái), quyền được
bảo vệ thân thể… sớm hơn tư tưởng nhân quyền của nhiều quốc gia phương Tây.
Nhân quyền còn được thể hiện qua một số chính sách ngoại giao, đối xử với tù binh
chiến tranh của các triều đại phong kiến Việt Nam, ở triều Trần, sau khi chiến thắng quân
Nguyên - Mông, nhà Trần cũng đã tha cho nhiều tù binh, hàng tướng về nước, bảo toàn
mạng sống cho họ (trừ trường hợp của Ô Mã Nhi), thời nhà Lê, thông qua hội thề Đông
Quan, nghĩa quân Lam Sơn đã tha bổng và tạo điều kiện cho quân Minh trở về nước an
toàn với chủ trương lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường đạo.[9]
Thời Tây Sơn, sau khi đánh thắng quân Thanh, Quang Trung đã cho phép trao trả tù binh,
thông thương giữa hai nước, cho Hoa kiều lập đền thờ các binh sĩ đã tử trận (Đền Sầm
Nghi Đống, Gò Đống Đa...).
Một khía cạnh khác là quyền tự do thân thể, trong lịch sử, nên chế độ chiếm hữu nô
lệ đã không tồn tại sâu đậm trong dân tộc Việt Nam. Những gia nô, nô tỳ tuy tồn tại đến
tận thời Lý, Trần nhưng họ vẫn có thân phận con người, có quyền sống và có cơ hội để
thành đạt như Dã Tượng, Yết Kiêu, từng là gia nô, trở thành danh tướng. Trần Hưng Đạo
đã đề cao những con người đại diện cho tầng lớp này. Năm 1292 vua Trần Nhân Tông đã

ban hành một đạo chiếu với nội dung “Những người mua dân lương thiện làm nô tỳ thì
phải cho chuộc lại". Năm 1401, nhà Hồ ban hành phép hạn nô, các quý tộc bị hạn chế số
nô tì, số thừa ra (những nô tì không có chúc thư 3 đời) bị sung công, bồi thường cho chủ
5 quan một người. Cho dù còn có những hạn chế nhưng chính sách này đã góp phần làm
giảm lượng người lệ thuộc trong xã hội.


Có thể nói, Việt Nam tuy không phải là nơi sản sinh ra thuật ngữ nhân quyền nhưng
rất giàu truyền thống nhân đạo, nhân văn và khái nhiệm nhân quyền đi liền với tinh thần
nhân đạo, tình cảm yêu thương con người, tính nhân nghĩa, nhân ái. Nhân dân Việt Nam
yêu chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn, cởi mở với sự đa dạng và dung hợp trong
tiếp nhận giá trị từ bên ngoài. Tư tưởng nhân quyền ở Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần
nhân đạo. Điều này đã tồn tại từ rất sớm trong lịch sử thành văn của dân tộc.
1.2 Nhân quyền Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
“Ôn cố tri tân”, nhìn lại lịch sử để rồi liên hệ và ứng dụng cho thực tiễn của chúng
ta hiện nay những giá trị của lịch sử. Nước Việt Nam ta đang trong giai đoạn chuyển
mình, xây dựng chủ nghĩa Xã hội có nền kinh tế phát triển cao và toàn diện nhằm đưa
nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là
xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu cho một xã hội
tốt đẹp, dân giàu - nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Qua hơn 20 năm đổi
mới chúng ta đã giành được rất nhiều những thành tựu kinh tế đáng kể, bộ mặt của đất
nước đã thay đổi từng ngày, đời sống của nhân dân ngày một được nâng cao.
Nhìn lại thời kỳ trước đổi mới (thời kỳ bao cấp). Chúng ta thực hiện nền kinh tế tập
trung bao cấp, ngăn sông cấm chợ, thị trường bị chia cắt, không có sự thông thương giữa
các vùng miền và điều đó đã đẩy nền kinh tế Việt nam tới sự khủng hoảng nghiêm trọng.
Tất nhiên cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Thực hiện cơ chế kinh tế này chúng ta đã
huy động một cách tối đa các nguồn lực cho việc giành lại độc lập và thống nhất đất nước
và kết quả không thể phủ nhận được là việc chúng ta đã đánh đuổi được hai thế lực hùng
mạnh bậc nhất thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành lại độc lập và toàn vẹn
lãnh thổ. Tuy vậy, cái gì cũng có cái giá của nó, nền kinh tế Việt nam từ những năm 1980

cho đến trước đổi mới đã phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng kinh tế xã hội trầm
trọng, tồi tệ. Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, chậm đổi mới, năng suất lao động thấp, lạm
phát cao tới ba con số làm cho đời sống của nhân dân rất khó khăn. Xã hội ẩn chứa và
xuất hiện nhiều thói hư tật xấu, các loại tệ nạn xã hội và lòng tin của quần chúng nhân
dân bị hao tổn .


Đứng trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới cơ chế kinh tế,
chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Giai đoạn này bắt đầu
từ Đại hội VI tức là từ cuối năm 1986. Nền kinh tế đã bước đầu tìm được quỹ đạo phát
triển của nó là: Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (đây chính là tư tưởng tự do
kinh tế). Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần nhằm khơi dậy những tiềm năng
mà trước đó đã ngủ quên và huy động mọi nguồn lực, phát huy tối đa các ưu thế của các
nguồn lực để phát triển nền kinh tế mà đã. Một trong những tiềm năng to lớn đó là tiềm
năng về con người. Khi đã được cởi trói bỏi cơ chế, được tự do trong tư duy, tự do tìm
kiếm công việc thì các thành viên trong xã hội sẽ phát huy được khả năng tìm tòi, sáng
tạo cùng góp sức xây dựng nền kinh tế, được tự do làm ăn buôn bán để làm giàu cho bản
thân và cho xã hội.
Hội nghị Trung ương 6 đã họp vào tháng 3 năm 1989, tổng kết 2 năm thực hiện
Nghị quyết Đại hội VI, tìm ra những chỗ đúng, sai và đã đưa ra một quan điểm mới trong
quản lý kinh tế; thừa nhận cả nước chỉ có một thị trường thống nhất do nhiều lực
lượng kinh tế thuộc các thành phần cùng tham gia. Cả nước chỉ có một thị trường
nên chỉ có một cơ chế giá là giá thỏa thuận, giá kinh doanh.
Như vậy nhờ có chính sách đúng đắn mà chúng ta đã từng bước vượt qua được khó
khăn, đưa nền kinh tế tăng trưởng một cách ổn định trong những năm qua. Vậy chính
sách đúng đắn đó là cái gì? Đó chính là tư tưởng nhân quyền triết học phương Tây đã đề
cập đến từ thời Cận đại.
2.

Đánh giá về việc thực hiện nhân quyền trong xây dựng và phát triển nền kinh

tế thị trường ở Việt nam

Sau năm 1975 và đến trước 1990, vấn đề nhân quyền của Việt Nam tương đối nhức
nhối, đặc biệt là đối với một số tầng lớp dân ở miền Nam Việt Nam, dẫn tới hàng triệu
người bỏ nước tị nạn. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu quá trình Đổi mới, hội nhập với thế
giới. Việt Nam ký kết các hiệp ước về quyền con người khi tham gia vào các tổ chức
quốc tế và theo đó lần lượt thay đổi các chính sách nhân quyền của mình.
"Hiến pháp Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức
khỏe... không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo." Tuy nhiên một số tổ chức nước ngoài
lại cho rằng có khoảng cách xa giữa những điều ghi trong hiến pháp và thực tế. Tuy
nhiên, việc thực hiện các quyền này bị cắt giảm, thậm chí vô hiệu hóa, bởi hệ thống quy
định pháp luật để đảm bảo "các chính sách và lợi ích của Quốc gia”.


Trong báo cáo năm 2009, Tổ chức UNPO nói rằng nhìn chung, mặc dù vẫn còn
nhiều bất cập trong thực hiện nhưng chính quyền Việt Nam nên được khen ngợi vì đã đưa
một số quyền cơ bản như tự do tôn giáo vào trong hiến pháp quốc gia và đã phê chuẩn
Công ước Quốc tế về Quyền con người. Đề cập tới tự do kinh tế, báo cáo viết ""Nền kinh
tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, bình quân 7,5%/năm. Các thành phần kinh
tế được khuyến khích phát triển, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt
trong vấn đề tạo việc làm và cải thiện đời sống của người dân". Báo cáo cho rằng Việt
Nam đã đạt được sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về các loại hình thông tin đại chúng,
đời sống tín ngưỡng sinh động và phong phú trong xã hội Việt Nam, cũng như việc đảm
bảo quyền của phụ nữ, trẻ em và người tàn tật.
Tháng 8 năm 2010, Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên cho phép một đoàn chuyên gia
độc lập của Liên Hợp Quốc được vào nghiên cứu về quyền con người, sau nhiều năm từ
chối. Việt Nam từng tuyên bố: “Không cho phép bất cứ cá nhân và tổ chức đến để điều
tra tự do tôn giáo hay quyền con người” (theo Báo cáo Liên hợp quốc). Chuyên gia độc
lập của Liên hợp quốc sau cuộc điều tra nói Việt nam còn phải làm nhiều để cải thiện đời

sống nhân dân. Chính phủ không cho phép tư nhân tham gia hoạt động một số lĩnh vực
(nhập khẩu xăng dầu, truyền tải điện). Chính phủ kiểm soát giá xăng dầu, điện. Không
giống như đa số các quốc gia trên thế giới, người dân không có quyền sở hữu đất đai.
Hiện tại, ngay bản thân một số báo chí trong nước cũng kêu gọi thay đổi hiến pháp công
nhận quyền sở hữu đất đai. Tình trạng tham nhũng, cửa quyền còn rất nặng nề, ảnh
hưởng tới sự tiếp cận công bằng đối với các cơ hội kinh doanh. Kinh doanh ở Viêt Nam
quan trọng cần quan hệ. Bất công bằng trong xã hội ngày càng lớn.
Trong báo cáo của mình giải trình tại Hội thảo của Hội đồng liên hợp quốc về nhân
quyền, Việt Nam đã liệt kê những thành quả đã đạt được cũng như các mặt chưa đạt được
trong vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Tuy nhiên báo cáo cũng thừa nhận ở Việt Nam
vẫn còn những bất cập, khó khăn tồn tại cần giải quyết, trong đó hệ thống pháp luật còn
thiếu đồng bộ, có chỗ còn chồng chéo mâu thuẫn, chưa theo kịp thực tiễn, dẫn đến khó
khăn, thậm chí hiểu sai làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính hợp hiến, tính khả thi và
minh bạch trong qua trình đảm bảo quyền con người. Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp
Quốc đã thông qua báo cáo này của Việt Nam. Báo cáo cũng được các nước đánh giá
cao.





×