Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HOÁ TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.32 KB, 10 trang )

PHÒNG GD&ĐT PHÙ CỪ
TRƯỜNG THCS NGUYÊN HÒA
Số: 20/QĐ-THCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nguyên Hòa, ngày 10 tháng 02 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy tắc ứng xử văn hoá
trong trường THCS Nguyên Hòa
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS NGUYÊN HÒA
Căn cứ vào Điều lệ Trường trung học cơ sở (Ban hành kèm theo Thông tư
số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT);
Thực hiện công văn số 27/GD&ĐT ngày 09/02/2017 của Phòng GD&ĐT
Phù Cừ về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hoá trong trường học.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này là Quy tắc ứng xử văn hoá của
Trường THCS Nguyên Hòa.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THCS Nguyên Hòa
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (báo cáo);
- Như Điều 3 (thực hiện);
- Lưu: VP.

Đặng Hùng Cường



1


QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRƯỜNG
THCS NGUYÊN HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-THCS
ngày 10/02/2017 của Hiệu trưởng THCS Nguyên Hòa)
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi và đối tượng điều chỉnh.
1. Quy tắc ứng xử trong Trường THCS Nguyên Hòa (gọi tắt là Quy tắc
ứng xử) quy định tại Quyết định này áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động (dưới đây gọi chung là viên chức) đang công tác tại trường
THCS Nguyên Hòa.
2. Viên chức ngoài việc thực hiện Quy tắc ứng xử của Trường THCS
Nguyên Hòa tại văn bản này còn phải thực hiện nghiêm túc Quy chế chuyên
môn, Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước theo quy
định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày
02/08/2007 và quy định về đạo đức nhà giáo tại quyết định số 16/2008/QĐBGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD-ĐT và quy định tại các Thông tư, Điều lệ
Trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày
28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Luật Giáo dục và sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11; Luật viên chức số
58/2010/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2010 và các quy
định pháp luật khác.
3. Trong trường hợp các văn bản pháp luật nói trên thay đổi, viên chức
trong cơ quan thực hiện theo các nội dung các văn bản mới.
Điều 2: Mục đích
Mục đích quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong

nhà trường nhằm:
1. Quy định các chuẩn mực xử sự khi giảng dạy, công tác, thực hiện các
mối quan hệ xã hội; biết những việc phải làm hoặc không được làm; đảm bảo
đúng trách nhiệm của người cán bộ, nhà giáo.
2. Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và quan hệ xã
hội của cán bộ, giáo viên, nhân viên; nâng cao ý thức trách nhiệm tránh gây
phiền hà, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
3. Là căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lí khi có cán bộ, giáo
viên, nhân viên sai phạm các chuẩn mực xử sự trong khi thi hành nhiệm vụ, công
vụ và trong quan hệ xã hội; là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, nhân dân, phụ huynh
2


học sinh giám sát việc chấp hành pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên
trường THCS Nguyên Hoà.
Chương 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3: Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Tuân thủ và gương mẫu thực hiện đúng chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế chuyên môn của ngành;
không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện để nâng cao năng lực, phẩm chất
chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử có văn hóa để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
2. Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên bao
gồm những việc phải làm và không được làm theo quy định của Bộ Luật lao
động; Pháp lệnh cán bộ công chức; Luật giáo dục; Luật phòng, chống tham
nhũng; Điều lệ trường trung học và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Điều 4: Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
1. Những điều cán bộ giáo viên, nhân viên nên làm:
a) Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên được

quy định trong Điều lệ trường trung học, Quy chế hoạt động dân chủ của nhà
trường và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
b) Có thái độ giảng dạy nhiệt tình, nhẹ nhàng, thân ái với học sinh; thận
trọng, khách quan, công bằng khi nhận xét đánh giá học sinh; lắng nghe, tôn
trọng các ý kiến của học sinh, hướng dẫn cho học sinh hiểu và thực hiện đúng
nội quy, quy định của nhà trường.
c) Tận tụy với công việc được giao, có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện
hết chức trách, nhiệm vụ được giao.
d) Trong thời gian giảng dạy, làm việc tại trường, cán bộ, giáo viên, nhân
viên phải đeo thẻ viên chức, phải có trang phục phù hợp với văn hóa, thẩm mỹ
nhà trường, nhằm định hướng văn hóa thẩm mỹ cho học sinh.
đ) Không được phép lợi dụng danh nghĩa nhà giáo để thực hiện hành vi
trái qui định, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho học sinh và phụ huynh; tổ
chức dạy thêm trái qui định;
e) Không dùng các lời nói, hành động xâm phạm nhân phẩm học sinh,
không dùng điểm số để trách phạt học sinh khi vi phạm kỷ luật.
Điều 5: Ứng xử trong giao tiếp với phụ huynh học sinh và nhân dân.
a) Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
thực hiện việc trao đổi thông tin thường xuyên với gia đình học sinh bằng các
hình thức như trao đổi trực tiếp, bằng điện thoại hoặc qua sổ liên lạc điện tử.
3


b) Tiếp xúc với phụ huynh học sinh tại nhà trường theo đúng giờ quy định;
khi giao tiếp cần trao đổi thông tin ngắn gọn, phải bảo đảm thông tin chính xác;
c) Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phải kịp thời trong thực hiện
việc tiếp dân và giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân
dân và học sinh.
d) Khi tiếp phụ huynh, tiếp dân phải sử dụng ngôn từ có văn hóa; phải
lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân dân; hướng dẫn, giải thích cặn kẽ những

vướng mắc của học sinh và phụ huynh học sinh; giải quyết kịp thời những yêu
cầu, nguyện vọng chính đáng, báo cáo cho Giám hiệu trực giải quyết những
vướng mắc của phụ huynh, của nhân dân những nội dung không thuộc quyền
hạn của mình, không để chậm trễ, phiền hà.
đ) Không sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho học sinh, phụ huynh và
nhân dân)
e) Không làm sai lệch hồ sơ, thông báo không chính xác kết quả học tập,
rèn luyện của học sinh với phụ huynh.
Điều 6: Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tiêu cực trong
giáo dục.
a) Tuân thủ các nguyên tắc, qui định, kế hoạch của nhà trường, các qui
chế chuyên môn trong việc soạn, giảng, chấm chữa, ra đề thi, đánh giá học sinh;
b) Cung cấp thông tin, báo cáo trung thực về các vụ việc tiêu cực trong
giáo dục nếu phát hiện có các hành vi vi phạm;
c) Tạo điều kiện để phụ huynh, Ban thanh tra nhân dân tham gia kiểm tra
phòng, chống tiêu cực trong nhà trường theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện đúng qui định về hồ sơ học sinh, thông tin kết quả học tập và
rèn luyện của học sinh;
đ) Không cản trở, can thiệp trái quy định vào quá trình thanh tra, kiểm tra
của các cấp có thẩm quyền.
e) Không lợi dụng chức trách, quyền hạn của mình làm mất đoàn kết nội
bộ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh,
làm giảm sút uy tín của nhà trường.
Điều 7: Ứng xử đối với công việc.
a) Chủ động về thời gian, đảm bảo đúng tiến độ; Báo cáo, thống kê phải
trung thực về số liệu;
b) Khi cần thiết, phải chủ động phối hợp tốt với các bộ phận, cá nhân
trong cơ quan để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
c) Thường xuyên báo cáo tiến độ công việc về nhà trường;


4


d) Tất cả công việc được giao, các hội thi kết thúc đều phải thực hiện làm
báo cáo tổng kết, hoàn thiện hồ sơ lưu trữ.
Điều 8: Ứng xử trong hội họp, sinh hoạt tập thể.
1. Trong hội họp.
a) Phải nắm được nội dung, chủ đề cuộc họp, hội thảo, hội nghị; chủ động
chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu. Có mặt trước giờ quy định ít nhất 05 phút để ổn
định chỗ ngồi; tuân thủ quy định của người điều hành cuộc họp, hội nghị, hội thảo.
b) Tắt điện thoại di động hoặc để ở chế độ rung, không làm ảnh hưởng
đến người khác; Không mang theo các phương tiện nghe, nhìn, máy vi tính (Trừ
trường hợp cho phép của chủ tọa);
c) Giữ trật tự, tập trung theo dõi, nghe, ghi chép các nội dung cần thiết;
không nói chuyện và làm việc riêng hoặc tự do trao đổi- thảo luận; không bỏ về
trước khi kết thúc cuộc họp, không ra vào, đi lại tuỳ tiện trong phòng họp. Phát
biểu ý kiến ngắn ngọn, rõ ràng, đúng trọng tâm, đúng nội dung và theo điều
hành của Chủ tọa hoặc Ban tổ chức;
d) Chấp hành tốt các yêu cầu của chủ tọa, phát biểu đúng yêu cầu của chủ tọa.
đ) Khi kết thúc cuộc họp: Để khách mời, lãnh đạo cấp trên ra trước,
không xô đẩy, chen lấn, dọn dẹp lại chỗ ngồi (ghế, ngăn bàn, bàn) ngay ngắn…
2. Trong sinh hoạt tập thể.
a) Gương mẫu, thực hiện tốt yêu cầu của người tổ chức, đặc biệt trong các
hoạt động có học sinh và nhân dân.
b) Hòa đồng, vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình trong hoạt động để làm gương
cho học sinh noi theo.
Điều 9: Ứng xử với cán bộ lãnh đạo, với đồng nghiệp.
1. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý.
a) Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức
và văn hóa công vụ trong nhà trường; nắm bắt kịp thời tâm lý, tôn trọng và phát

huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ giáo viên khi thực hiện nhiệm
vụ; bảo vệ danh dự chính đáng của cán bộ giáo viên khi có phản ánh, tố cáo
không đúng sự thật.
b) Hướng dẫn cấp dưới triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đôn
đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính,
việc thực hiện quy chế chuyên môn;
c) Gương mẫu cho cấp dưới học tập, noi theo về mọi mặt. Nắm vững tư
tưởng, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của cấp dưới; chân thành động viên, chia
sẻ khó khăn vướng mắc trong công việc, cuộc sống của cấp dưới.

5


d) Tôn trọng cấp dưới, cởi mở và thân tình. Không cửa quyền, hách dịch,
quan liêu, trù dập, thành kiến với cấp dưới.
2. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên.
a) Ứng xử với cấp trên và nhà trường.
- Tuyệt đối chấp hành quyết định của lãnh đạo nhà trường và chịu trách
nhiệm khi thực hiện quyết định đó; nếu thấy quyết định không phù hợp với thực
tiễn thì báo cáo ngay cho người ra quyết định; nếu bị ép buộc phải chấp hành
quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không
chịu trách nhiệm về quyết định đó.
- Thực hiện việc góp ý, phê bình đúng lúc, đúng chỗ, với mục đích xây
dựng. Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình hoặc dùng đơn thư nặc danh,
mạo danh làm chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm tổn hại uy tín của đồng nghiệp
và nhà trường.
b) Ứng xử với đồng nghiệp.
- Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín chính đáng của
đồng nghiệp; khi giúp đỡ, hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp phải thực sự chân
thành, trong sáng. Thấu hiểu chia sẻ khó khăn trong công tác và cuộc sống;

- Khiêm tốn, chân thành, tôn trọng sở thích cá nhân; bảo vệ uy tín danh dự
của đồng nghiệp, không ghen ghét, đố kị, lôi bè kéo cánh, phe nhóm gây mất
đoàn kết nội bộ;
- Luôn có thái độ cầu thị, thẳng thắn, chân thành tham gia góp ý trong
công việc, cuộc sống với mục đích xây dựng. Không suồng sã, nói tục trong hội
họp, sinh hoạt; xưng hô phải đúng mực thể hiện nhân cách văn hoá, lịch sự và
thân mật.
c) Ứng xử với học sinh.
- Thương yêu, quí trọng học sinh;
- Tôn trọng nhân cách của học sinh, mềm mỏng nhưng kiên quyết,
nghiêm khắc khi xử lý vi phạm của học sinh;
- Luôn tạo điều kiện để học sinh vươn lên trong học tập;
- Đảm bảo công bằng, công tâm, không phân biệt đối xử, không có thái độ
trù dập học sinh.
d) Ứng xử trong giao tiếp qua điện thoại, Internet:
- Sử dụng tiết kiệm, chỉ sử dụng điện thoại đúng mục đích công việc
chung của cơ quan, đơn vị. Không sử dụng vào việc riêng.
- Khi gọi điện thoại để trao đổi cần chuẩn bị trước nội dung (ngắn gọn, rõ
ràng, cụ thể)

6


- Khi nhận điện thoại có lời chào hỏi, xưng tên, chức danh, bộ phận làm
việc của mình thái độ nhã nhặn, lịch thiệp tạo điều kiện tối đa cho người cần gặp
khi nội dung có liên quan và nhã nhặn, lịch thiệp từ chối những nội dung không
liên quan đến công việc nhà trường.
- Khi trao đổi nội dung đầy đủ, rõ ràng cụ thể. Âm lượng vừa đủ nghe, nói
năng từ tốn, rõ ràng, xưng hô phải phù hợp với đối tượng nghe, không nói quá
to, thiếu tế nhị, gây khó chịu cho người nghe và ảnh hưởng đến những người

xung quanh.
- Sử dụng Internet: Thực hiện nghiêm túc về sử dụng Internet của nhà
trường.
Điều 10. Ứng xử với người thân trong gia đình.
a) Có trách nhiệm giáo dục, thuyết phục, vận động người thân trong gia
đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, không vi phạp pháp luật.
b) Thực hiện tốt đời sống văn hoá mới nơi cư trú. Xây dựng gia đình văn
hoá, hạnh phúc, hoà thuận.
c) Không để người thân trong gia đình lợi dụng vị trí công tác của mình
để làm trái quy định. Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh
nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.
d) Sống có trách nhiệm với gia đình, đặc biệt là đối với cha mẹ và con cái.
đ) Thực hiện theo Luật hôn nhân và gia đình Số: 52/2014/QH13
Điều 11. Ứng xử với nhân dân nơi cư trú.
a) Gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương
chính sách của Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi cư trú.
b) Kính trọng, lễ phép với người già, người lớn tuổi. Cư xử đúng mức với
mọi người. Tương trợ, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn, sống có tình có
nghĩa với hàng xóm, láng giềng.
c) Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân nơi cư trú. Không tham gia, kích động, bao che các hành vị trái pháp luật.
Điều 12. Ứng xử nơi công cộng đông người.
a) Thực hiện nếp sống văn hoá, quy tắc , quy định nơi công cộng. Giúp
đỡ, nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật khi lên, xuống tàu
xe, khi qua đường.
b) Giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh nơi công cộng. Kịp thời thông báo cho
cơ quan, tổ chức đơn vị có thẩm quyền các thông tin về các hành vi vi phạm
pháp luật.


7


c) Không có hành vị hoặc làm những việc trái với thuần phong mỹ tục.
Luôn giữ gìn phẩm chất của một người làm công tác giáo dục.
Điều 13: Ứng xử nơi công cộng.
1. Chấp hành các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công
cộng; không hút thuốc nơi trường học và những nơi công cộng; không sử dụng
bia, rượu và các chất kích thích khi lên lớp.
2. Không được lợi dụng chức vụ quyền hạn để tạo thanh thế khi tham gia
các hoạt động xã hội; tham gia, tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm
pháp luật; không tham gia cờ bạc dưới mọi hình thức.
3. Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền
biết các thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật.
CHƯƠNG III
QUI TẮC ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH
Điều 14. Giao tiếp giữa học sinh với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường:
1. Trong giao tiếp phải: lễ phép, kính trọng, không được vô lễ xúc phạm
đến thân thể, nhân phẩm, danh dự của cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường.
2. Ngôn ngữ phải thể hiện đúng tư cách của người học sinh, tuyệt đối
không nói dối, nói tục, chửi thề.
Điều 15. Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh:
1. Trong giao tiếp phải lịch sự, tuyệt đối không được sử dụng lời nói thô
tục, xúc phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm bạn bè.
2. Ngôn ngữ ứng xử phải trong sáng, thân thiện. Không nói dối, nói tục,
chửi thề.
3. Giao tiếp ứng xử phải thể hiện: khiêm tốn, tế nhị, ứng xử một cách có
văn hoá, có đạo đức của người học sinh.
4. Trong giao tiếp thể hiện tính trung thực, khoan dung, độ lượng nhằm

tăng tinh thần đoàn kết, nhân ái trong mỗi học sinh.
Điều 16. Hành vi đạo đức đối với bản thân học sinh.
1. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị,
trung thực và khiêm tốn.
2. Chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn
giao thông. Tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và
phòng chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
3. Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập. Biết tự
học, tự nghiên cứu.
4. Sử dụng các trang mạng xã hội có văn hóa, đúng qui định của pháp luật.
8


5. Thực hiện nghiêm túc các qui định về nề nếp học sinh, để xe đúng qui
định, giữ gìn và bảo vệ tài sản cá nhân và tài sản của người khác.
6. Khi ra khỏi trường trong thời gian tham gia các hoạt động giáo dục
cũng như trong thời gian nhà trường quản lý phải xin phép giáo viên chủ nhiệm
hoặc giáo viên trực ban và báo với bảo vệ trường.
7. Trước khi nghỉ học phải gửi giấy xin phép có xác nhận của đại diện cha
mẹ học sinh đến trường hoặc đại diện cha mẹ học sinh điện thoại trực tiếp cho
giáo viên chủ nhiêm lớp.
8. Các hành vi học sinh không được làm:
a) Xúc phạm nhân phẩm danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ,
nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
b) Gian lận trong học tập kiểm tra, thi cử.
c) Đánh nhau gây rối trật tự an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
d) Làm việc riêng, sử dụng điện thoại di động trong giờ học và sinh hoạt.
đ) Hút thuốc, uống rượu bia, đánh bài. Tàng trữ, sử dụng ma tuý, hung
khí, chất nổ, chất độc...Lưu hành, sử dụng văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ, tham
gia tệ nạn xã hội.

e) Học sinh đi xe máy. Học sinh đi xe đạp, xe đạp điện trong sân trường,
để xe không đúng qui định, ăn quà vặt trong thời gian học tập ở trường. Tụ tập
trước cổng trường.
f) Phá hoại tài sản của nhà trường. Lãng phí điện, nước
g) Không được nói dối và bao che những khuyết điểm của người khác.
9. Trang phục học sinh:
a) Phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc
học tập sinh hoạt ở nhà trường, đi học phải mặc đúng trang phục theo quy định.
b) Đầu tóc phải gọn gàng, không nhuộm tóc.
c) Thực hiện nghiêm túc qui định về nề nếp và trang phục của đội viên khi
có mặt tại trường học.
CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ
Điều 17: Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
1. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có trách nhiệm thực hiện đúng
các quy định tại Quy tắc này.
2. Vận động các thành viên trong nhà trường thực hiện đúng các quy định
trong Quy tắc này; phát hiện và báo cáo cho các tổ chức đoàn thể, Ban giám
hiệu nhà trường về những vi phạm của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

9


Điều 18: Trách nhiệm của tổ chức, đoàn thể, tổ chuyên môn, Ban
giám hiệu nhà trường.
1. Quán triệt, hướng dẫn và triển khai thực hiện Quy tắc này đến mỗi
thành viên.
2. Niêm yết, công khai Quy tắc này tại phòng hội đồng và website của trường.
3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc này của mỗi thành viên trong
trường.

4. Góp ý, phê bình, chấn chỉnh, xử lí các vi phạm hoặc đề nghị các cấp
xử lí theo thẩm quyền.
Điều 19. Tổ chức thực hiện.
1. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ,
viên chức và học sinh và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy tắc này.
2. Phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên, Đội TNTP HCM trong việc
tuyên truyền, phổ biến, theo dõi, đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên
và học sinh.
Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức, đoàn thể trường THCS
Nguyên Hoà có trách nhiệm thực hiện tốt những quy định này. Thực hiện tốt sẽ
được tuyên dương , vi phạm quy định này sẽ bị xử lí theo nội qui cơ quan và các
quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
- PHT; (Phối hợp thực hiện.)
- Tổ CM; (Thực hiện)
- CĐ; (Đôn đốc phối hợp thực hiện).
- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

Đặng Hùng Cường

10



×