Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu đa dạng thành phần loài tuyến trùng giống mylonchulus (mononchia, mylonchulidae) tại một số tỉnh vùng đông bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH-KTNN

-----------------------

NGUYỄN THÙY LINH

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN
LOÀI TUYẾN TRÙNG GIỐNG
MYLONCHULUS (MONONCHIA,
MYLONCHULIDAE) TẠI MỘT SỐ TỈNH
VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Động Vật Học

Người hướng dẫn khoa học:
TS. VŨ THỊ THANH TÂM

HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Thanh Tâm, người
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ khoa học và tạo điều kiện của phòng tuyến
trùng học, viện sinh thái và tài nguyên Sinh vật đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Và trân trọng cảm ơn sự hỗ
trợ của nhà trường đại học sư phạm Hà Nội 2, ban chủ nhiệm Khoa Sinh trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã hết sức giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng em tỏ long biết ơn chân thành tới gia đình em, nơi mà em nhận


được sự hỗ trợ, chia sẻ, động viên để vượt qua mọi khó khăn trong học tập cũng
như trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2016
Tác giả khóa luận

NGUYỄN THÙY LINH

i


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng, các mẫu nghiên cứu đã được lấy tại một số tỉnh vùng
đông bắc Việt Nam (Hà Giang, Hải Phòng, Lạng Sơn, Tuyên Quang) và được thu
mẫu, phân loại mẫu đúng phương pháp như trong khóa luận đã đưa ra. Mọi số liệu
và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn chính xác, trung thực. Các
thông tin đã được trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn chính xác, nó được lấy từ
các tài liệu có nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2016
Tác giả khóa luận

NGUYỄN THÙY LINH

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................0
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
THUẬT NGỮ SINH HỌC ........................................................................................v

DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................2
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn .................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................4
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................4
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .....................................................................4
1.3 Một số tỉnh vùng đông bắc Việt Nam: .............................................................4
1.3.1. Hà Giang: ...................................................................................................4
1.3.2. Lạng Sơn: ...................................................................................................5
1.3.3. Đảo Bạch Long Vĩ – tỉnh Hải Phòng: .......................................................5
1.3.4. Na Hang- tỉnh Tuyên Quang: ....................................................................6
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................9
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................9
2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................9
2.3. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................9
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................9
2.4.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ........................................................9
2.4.2. Phương pháp tách lọc tuyến trùng và lên tiêu bản: ...................................9
2.4.3. Phương pháp định loại, đo vẽ tuyến trùng: .............................................10
iii


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................11
3.1. Đa dạng thành phần loài tuyến trùng ăn thịt giống Mylonchulus tại một số
tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam. ............................................................................11

3.1.1. Danh sách các loài tuyến trùng thuộc giống Mylonchulus
(Mylonchulidae, Mononchida) tại một số tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam. ......11
3.1.2. Mô tả các loài tuyến trùng ghi nhận mới cho khu hệ tuyến trùng Việt
Nam ....................................................................................................................12
3.1.3. Mô tả các loài gặp ở một số tỉnh vùng đông bắc Việt Nam đã được ghi
nhận ở Việt Nam. ...............................................................................................17
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................41
KẾT LUẬN ...........................................................................................................41
KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................42
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.......................................................................................42
TÀI LIỆU TIẾNG ANH .......................................................................................42

iv


THUẬT NGỮ SINH HỌC
a

Tỷ lệ giữa chiều dài cơ thể chia cho chiều rộng cơ thể

b

Tỷ lệ giữa chiều dài cơ thể chia cho chiều dài thực quản

c

Tỷ lê giữa chiều dài cơ thể chia cho chiều dài đuôi

c’


Tỷ lệ chiều dài đuôi chia cho chiều rộng đuôi tại hậu môn

L

Chiều dài cơ thể

V

Tỷ lệ giữa chiều dài từ đầu đến âm hộ chia cho cả chiều dài
cơ thể

Anus

Hậu môn

Amphids

Một đôi cơ quan cảm giác nằm ở phần đầu

Buccal cavity

Khoang miệng

Didelphic

Kiểu hệ sinh dục có hai sinh sản phát triển đều nhau về hai
phía của cơ thể

Monodelphic


Kiểu hệ sinh dục chỉ có một nhánh sinh sản phát triển về phía
trước của cơ thể

Mono-

Kiểu sinh dục chỉ có một nhánh sinh sản phát triển về phía

opisthodelphic

sau của cơ thể

Ovary

Buồng trứng

TAF

Dung dịch cố định giun tròn

Supplements

Các nhú sinh dục thường có hình ống, hình gai hoặc hình
chén ở trước và ngang lỗ huyệt của con đực

Vulva

Lỗ sinh dục con cái

v



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Số đo loài Mylonchulus oceanicus……………………………………….15
Bảng 2. Số đo loài Mylonchulus amurus………………………………………….18
Bảng 3. Số đo loài Mylonchulus brachyuris……………………………………...20
Bảng 4. Số đo loài Mylonchulus curvicaudaus…………………………………...23
Bảng 5. Số đo loài Mylonchulus doliolarius……………………………………...25
Bảng 6. Số đo loài Mylonchulus hawaiiensis……………………………………..28
Bảng 7. Số đo loài Milonchulus nailitalensis……………………………………..31
Bảng 8. Số đo của loài Mylonchulus paraindex…………………………………..33
Bảng 9. Số đo loài Mylonchulus polonicus……………………………………….35
Bảng 10. Số đo loài Mylonchulus sigmaturus…………………………………....37

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Mylonchulus oceanicus (A-C) …………………………………………17
Hình 2. Mylonchulus amurus (A-C)…………………………………………….20
Hình 3. Mylonchulus brachyuris (A-C) ……………………………………..….22
Hình 4. Mylonchulus curvicaudaus (A-C) ……………………………………...25
Hình 5. Mylonchulus doliolarius (A-C) ………………………………………...28
Hình 6. Mylonchulus hawaiiensis (A-C) ………………………………………..30
Hình 7. Milonchulus nailitalensis (A-C) ………………………………………..33
Hình 8. Mylonchulus paraindex (A-C) ………………………………………….35
Hình 9. Mylonchulus polonicus (A-C) …………………………………………..37
Hình 10. Mylonchulus sigmaturus (A-C) ……………………………………….40


vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tuyến trùng (giun tròn) là ngành động vật không xương sống phong phú và
đa dạng nhất trong giới động vật, có thể nói chắc chắn rằng khoảng 90% số lượng
cá thể trong thế giới động vật đa bào là tuyến trùng. Tuyến trùng sống tự do trong
mọi môi trường sinh thái như: đất, nước ngọt, nước lợ vùng cửa sông và ở biển.
Ngoài ra chúng ký sinh phổ biến ở người, động vật có xương sống, động vật không
xương sống trên cạn, dưới nước và ở các cây trồng và cây hoang dại.
Tuyến trùng ăn thịt bao gồm toàn bộ các loài bộ Mononchida, một ít loài thuộc
các bộ Aphelenchida, Rhabditida, Enoplida và Dorylaimida. Vai trò quan trọng của
nhóm tuyến trùng này trong các hệ sinh thái đất là phân giải các chất hữu cơ làm
giàu cho đất. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng như các sinh vật chỉ thị trong quá
trình đánh giá chất lượng môi trường đất (Bonggers, 1993). Đặc biệt các loài tuyến
trùng ăn thịt thuộc bộ Mononchida từ những năm 70 của thế kỷ này đã được nhiều
quốc gia sử dụng trong đấu tranh sinh học phòng trừ nhiều loài nấm, sâu bệnh hại,
và tuyến trùng ký sinh gây hại trên cây trồng (Jairajpuri & Khan, 1982).
Nghiên cứu tuyến trùng ăn thịt mà trước hết là điều tra nghiên cứu và phân
loại nhằm xác định được thành phần loài tuyến trùng, trong đó xác định được những
loài là thiên địch có tiềm năng lớn cho đấu tranh sinh học, phân bố của chúng trong
thiên nhiên và vai trò của chúng trong các hệ sinh thái đất và đất ẩm ướt có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn rất lớn.
Giống Mylonchulus là một giống tương đối lớn với 58 loài đã được ghi nhận
ở các vùng khác nhau trên thế giới trong tổng số 431 loài tuyến trùng thuộc bộ
Mononchida (W. Ahmad & M. S. Jairajpuri, 2010).
Ở Việt Nam, tuyến trùng ăn thịt giống Mylonchulus đã được nghiên cứu từ từ
những năm 90 của thế kỷ 20 bởi PGS. TSKH Nguyễn Vũ Thanh và được viết trong

1


cuốn sách “Động vật chí Việt Nam: Giun tròn sống tự do Monhysterida,
Araeolaimuda, Chromadorida, Rhabditida, Enoplida, Mononchida, Dorylaimida”
năm 2007. Tuyến trùng thuộc giống Mylonchulus là một giống quan trọng thuộc họ
Mylonchulidae, cho đến nay đã ghi nhận được 65 loài tại các vùng nghiên cứu trên
thế giới. Ở Việt Nam, giống Mylonchulus đã ghi nhận được 21 loài tại khắp các vùng
trên cả nước.
Vùng Đông Bắc Việt Nam là một vùng địa lý đặc biệt ở Việt Nam với kết cấu
núi đá vôi và khí hậu vùng cận nhiệt đới gió mùa. Chính vì vậy, nghiên cứu về khu
hệ tuyến trùng nói riêng ở vùng Đông Bắc hay tuyến trùng thuộc giống Mylonchulus
là rất cần thiết, từ đó có thể so sánh với các vùng khí hậu khác như vùng Tây Bắc,
vùng Trung Bộ hay khu vực Tây Nguyên.
Vì vậy tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đa dạng thành phần loài tuyến
trùng giống Mylonchulus (Mononchia, Mylonchulidae) tại một số tỉnh vùng
Đông Bắc Việt Nam” với mục đích bổ sung thông tin về khu hệ tuyến trùng ở những
khu vực này.
2. Mục đích nghiên cứu
1. Bước đầu nghiên cứu, xác định danh sách thành phần loài tuyến trùng giống
Mylonchulus (Mylonchulidae, Mononchida) và phân bố của chúng tại một số tỉnh
vùng đông bắc Việt Nam.
2. Mô tả chi tiết các loài tuyến trùng giống Mylonchulus gặp ở một số tỉnh
vùng đông bắc Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định danh sách thành phần loài tuyến trùng ăn thịt giống Mylonchulus
(Mylonchulidae, Mononchida) và phân bố của chúng tại một số tỉnh vùng đông bắc
Việt Nam.
2



- Đo vẽ/chụp ảnh và mô tả các loài tuyến trùng giống Mylonchulus và phân
bố của chúng tại một số tỉnh vùng đông bắc Việt Nam.
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Nhằm góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu sự đa dạng thành phần loài
tuyến trùng ăn thịt bộ Mononchida tại vùng đông bắc Việt Nam.

3


CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới tuyến trùng ăn thịt được biết tới từ những năm 50 của thế kỷ 19,
nó đặc biệt được quan tâm vào những năm 20 của thế kỷ 20 đến thời kỳ 1960-1980
tuyến trùng ăn thịt đã được nghiên cứu khá hoàn chỉnh về thành phần loài ở nhiều
quốc gia trên thế giới như Brazil, Canada, Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Anh,
Itali, SNG, Hunggari, Pakixtan, Ấn độ, Cộng hoà Nam Phi, Australia, New Zealand.
Năm 1981 Jairaipuri và Khan đã dựa vào kết quả nghiên cứu về phân loại học của
nhóm tuyến trùng ăn thịt mononchida đã được công bố trên toàn thế giới, đã tu chỉnh
và hoàn thành về cơ bản hệ thống học, về các taxon phân loại, đồng thời cũng đã
đưa ra khoá định loại các họ, các giống và các loài trong bộ mononchia này.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tuyến trùng sống tự do trong đất bộ ăn thịt Mononchida được nghiên cứu ở
Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước và đến nay đã ghi nhận được 56 loài
thuộc 4 họ 10 giống tại các địa điểm nghiên cứu trên cả nước.
1.3 Một số tỉnh vùng đông bắc Việt Nam:
1.3.1. Hà Giang:
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam. Phía đông giáp
tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên
Quang. Về phía bắc, Hà Giang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn

Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tọa độ: 22°49′00″B 104°58′51″Đ
Diện tích: 7.914,9 km²
4


1.3.2. Lạng Sơn:
Lạng Sơn còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Có vị
trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao
Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km,
Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh:
49 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên:
60 km.
Diện tích: 8.320,8 km²
1.3.3. Đảo Bạch Long Vĩ – tỉnh Hải Phòng:
Tỉnh Hải Phòng:
Hải Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía
Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc
Bộ thuộc biển Đông- cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km. Thành phố
cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Đông Đông Bắc.
Tọa độ: 20°51′59″B 106°40′57″Đ
Diện tích: 1.527,4 km²
Đảo Bạch Long Vĩ:
Vị trí địa lý: Bạch Long Vĩ ("đuôi rồng trắng") là một đảo đồng thời là
một huyện thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Đây là đảo xa bờ nhất
trong vịnh Bắc Bộ, nằm ở khoảng giữa vịnh, cách hòn Dáu (Hải Phòng) 110 km,
cách đảo Hạ Mai (Vân Đồn, Quảng Ninh) 70 km.
Tọa độ : 20°08′41″B 107°42′51″Đ
Diện tích: 3,045 km²

Trong đó, khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ có phạm vi là vùng đất liền trên
đảo và ven bờ biển có ranh giới bên ngoài xác định theo đường nối các điểm lồi
của đường đẳng sâu 30 m, có vĩ độ trải từ 20º07'35" đến 20º08'36" vĩ Bắc và kinh
5


độ trải từ 107º42'20" đến 107º44'15" kinh Đông. Tổng diện tích khu bảo tồn biển
Bạch Long Vĩ là 27.008,93 ha, trong đó 2.570,15 ha thuộc phạm vi bảo vệ nghiêm
ngặt, phân khu phục hồi sinh thái: 4.599,96 ha; phân khu phát triển: 6.887,44 ha;
vùng biển phía ngoài khu bảo tồn: 9.673,55 ha; vành đai bảo vệ: 3.277,84 ha.
Các giá trị đa dạng sinh học:
Với một vùng biển, đảo không rộng, song tại khu vực này có mặt bốn hệ
sinh thái (HST) khác nhau; trong đó HST rạn đá, san-hô có vai trò quan trọng đối
với việc duy trì TN và MT khu vực. Tính đến nay, tại KBTBBLV ghi nhận được
1.090 loài sinh vật biển, 367 loài thực vật trên cạn, 45 loài chim, lưỡng cư, bò sát
và 451 loài cá. Đáng chú ý, rạn san-hô khu bảo tồn thuộc loại tốt nhất ở miền bắc
Việt Nam, do độ bao phủ nhiều nơi đạt đến 90%. Với 94 loài san-hô được phát
hiện trong một khu vực tương đối nhỏ, cho thấy đa dạng sinh học của san-hô là rất
cao; đặc biệt khu vực đông bắc đảo, có tới hơn 80 loài...
1.3.4. Na Hang- tỉnh Tuyên Quang:
Tỉnh Tuyên Quang:
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có phía Bắc
giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc
Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giápVĩnh Phúc, phía Tây-Nam giáp Phú Thọ, phía
Tây giáp Yên Bái.
Tọa độ: 21°46′38″B 105°13′42″Đ
Diện tích: 5.867,3 km²
Huyện Na Hang:
Vị trí địa lý: Na Hang nằm về phía Bắc của Tuyên Quang. Thị trấn Na Hang
cách thành phố Tuyên Quang chừng 110 km.

Diện tích : 865,50 km²

6


Trong đó, khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang có diện tích: 22.401,5 ha, tọa
độ: 22°16’ – 22°31’ vĩ độ Bắc; 105°22’ – 105°29’ kinh độ Đông, nằm trên địa bàn
các xã Khâu Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú, Thanh Tương của huyện Na
Hang tỉnh Tuyên Quang.
Các giá trị đa dạng sinh học:
Thực vật:
Tại khu BTTN Na Hang còn khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới vẫn
còn ở tình trạng nguyên sinh hoặc chỉ thay đổi chút ít bởi sự tác động của con
người. Trong đó có khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi, tuy nhiên còn có những
vùng rừng thường xanh còn lại trên các đai thấp (Cox 1994). Cho đến nay đã xác
định được trên 2.000 loài thực vật (McNab et al. 2000), trong đó có nhiều loài
được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (Anon. 1996) như Trai (Garcinia fragraeoides),
Mun (Diospyrus mollis), Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Lát Hoa
(Chukrasiatabularis A.juss), Đinh (Markhamia stipulata), Thông tre (Podocarpus
neriifolius), Hoàng đàn, Trầm gió theo Hill và Hallam (1997).
Động vật:
Tuy chưa điều tra đầy đủ, nhưng bước đầu đã ghi nhận được 90 loài thú, 263
loài Chim, 61 loài Bò sát và 35 loài Ếch nhái. Kết quả đó cho thấy khu BTTN Na
Hang có tính ĐDSH cao, có 13 loài thú ghi trong Sách đỏ Việt Nam (Anon. 1992),
đặc biệt là sự tồn tại của các loài Linh trưởng đang bị đe doạ trên toàn cầu. Đây là
nơi duy nhất ở Việt Nam có loài Voọc mũi hếch sinh sống với quần thể lớn nhất.
Trong hai năm gần đây, dựa theo kết quả quan sát của Kiểm lâm và dự án TCP, đã
nhiều lần phát hiện có đàn Voọc đông tới 50 cá thể (Lê Hồng Binh pers com. 2000
– 2001). Tuy nhiên, đến nay có thể kết luận tại Khu bảo tồn Voọc mũi hếch có 2
quần thể sống tách biệt ở hai khu Tát Kẻ và Bản Bung. Căn cứ vào các số liệu thu

thập được từ trước đến nay, có thể dự đoán số lượng của chúng như sau: Tại khu

7


Tát Kẻ có từ 120 – 150 cá thể; ở khu Bản Bung có khoảng 50 – 60 cá thể (Hạt
Kiểm lâm RĐD Na Hang pers. com.2001).
Theo Wikramanayake et al. (1997), thì tổ hợp rừng trên núi đá vôi Na Hang
nằm trong hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới Bắc Đông Dương. Tại đây có 8 loài Khỉ
hầu bị đe doạ tuyệt chủng mang tính toàn cầu. Vùng phân bố thế giới của loài
Voọc mũi hếch và Voọc đầu trắng đều ở trong hệ sinh thái này, cho nên Quỹ bảo
tồn thế giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đây là vùng nằm trong 01 của 223 hệ
sinh thái có giá trị ĐDSH cao nhất trên thế giới (Olson & Dinnerstein, 1998).
Nhìn chung cho đến nay các số liệu thu được về khu hệ động, thực vật tại
đây còn bị hạn chế, cần triển khai thêm công tác điều tra đánh giá đầy đủ hơn

8


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các loài tuyến trùng ăn thit thuộc giống
Mylonchulus (Mylonchulidae, Mononchida) tại các tỉnh: Hải Phòng, Hà Giang,
Tuyên Quang và Lạng Sơn.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2015 dự kiến kết thúc vào tháng 04/2016.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Các mẫu đất được thu từ những sinh cảnh khác nhau thuộc một số tỉnh vùng
đông bắc Việt nam như: Hà Giang, Hải Phòng , Tuyên Quang và Lạng Sơn.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
o Các mẫu đất được thu ngẫu nhiên tại các dạng sinh cảnh khác nhau thuộc một số
tỉnh vùng đông bắc Việt nam như: Hà Giang, Hải Phòng , Tuyên Quang và Lạng
Sơn,... thường là những nơi đất tơi xốp hoặc gần các nguồn suối ẩm.
o Dùng xẻng chuyên dụng đào các hố nhỏ có kích thước 20x20x20 cm xung quanh
các gốc cây rừng hoặc cây bụi. Gạt lớp đất trên bề mặt khoảng 5cm, sau đó thu mỗi
mẫu đất trong các hố nhỏ với trọng lượng 500g/mẫu. Các mẫu đất được chứa trong
các túi nilon chuyên dụng.
o Các mẫu đất được ghi nhãn với đầy đủ các nội dung: thời gian, địa điểm, tọa độ GPS,
cây chủ (nếu có) và các đặc điểm sinh cảnh xung quanh,…
2.4.2. Phương pháp tách lọc tuyến trùng và lên tiêu bản:
9


o Các mẫu đất được tiến hành tách lọc tuyến trùng theo phương pháp dùng bộ rây lọc
có các kích thước lỗ 1000-250-100-63 µm (Cobb, 1918) kết hợp với phương pháp
rây lọc tĩnh (cải tiến từ phương pháp phễu lọc Baermann). Tuyến trùng sau đó được
thu lại bằng rây lọc có kích thước lỗ 40 µm.
o Tuyến trùng thu được sẽ được xử lý nhiệt 60°C để định hình cơ thể, sau đó được bảo
quản bằng dung dịch TAF (7 formalin 40% : 2 triethanolamine : 91 nước cất).
o Mẫu dung dịch chứa tuyến trùng sẽ được pha loãng đến thể tích là 20 ml, sau đó 2
ml mẫu sẽ được lấy ngẫu nhiên và toàn bộ tuyến trùng trong đó sẽ được tiến hành
giám định và phân tích mẫu.
o Làm trong tuyến trùng và lên tiêu bản theo phương pháp Seinhorst (1959) có sử dụng
kính lúp OLYMPUS.
2.4.3. Phương pháp định loại, đo vẽ tuyến trùng:
o Quá trình định loại được tiến hành dưới kính hiển vi OLYMPUS với các độ phóng
đại khác nhau (đến x1000).
o Quá trình đo và vẽ tuyến trùng được thực hiện qua ống kính vẽ OLYMPUS đồng bộ

kết nối với kính hiển vi.
o Phân loại dựa theo W. Ahmad & M. S. Jairajpuri, 2010 và các tài liệu liên quan khác.

10


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đa dạng thành phần loài tuyến trùng ăn thịt giống Mylonchulus tại một số
tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.
3.1.1. Danh sách các loài tuyến trùng thuộc giống Mylonchulus
(Mylonchulidae, Mononchida) tại một số tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu thành phần loài tuyến trùng ăn thịt giống Mylonchulus
(Mylonchulidae, Mononchida) được trình bày trong danh sách:
Bộ Mononchida Jairajpuri, 1969
Họ Mylonchulidae Jairajpuri, 1969
Giống Mylonchulus (Cobb, 1916) Altherr, 1953
1. Mylonchulus amurus Khan & Jairajpuri, 1979
2. Mylonchulus brachyuris (Butschli, 1873) Cobb, 1917
3. Mylonchulus curvicaudatus Mulvey & Jensen, 1967
4. Mylonchulus doliolarius Andrassy, 1992
5. Mulonchulus hawiiensis (Casidy, 1931) Goodey, 1951
6. Mylonchulus nainitalensis Jairajpuri,1970
7. Mylonchulus paraindex (Cobb, 1906) Cobb, 1917
8. Mylonchulus polonicus (Stefanski,1915) Cobb,1917
9. Mylonchulus oceanicus Adrassy, 1986
10. Mylonchulus sigmaturus (Cobb, 1917) Altherr, 1953
Kết quả nghiên cứu tuyến trùng ăn thịt giống Mylonchulus tại một số tỉnh vùng
Đông Bắc Việt Nam đã ghi nhận được 10 loài, chiếm 58,8% tổng số loài thuộc
giống Mylonchulus đã được ghi nhận ở Việt Nam. Trong đó, có 2 loài được ghi
nhận ở tỉnh Hà Giang là: Milonchulus nainitalensis, Mylonchulus sigmaturus, 2

loài được ghi nhận ở Thành phố Hải Phòng: Mylonchulus brachyuris, Mulonchulus
hawiiensis, 3 loài ghi nhận ở Lạng Sơn: Mylonchulus amurus, Mylonchulus

11


doliolarius, Mylonchulus oceanicus và ở Tuyên Quang có 3 loài được ghi nhận:
Mylonchulus curvicaudatus, Mylonchulus paraindex, Mylonchulus polonicus
Trong số đó có 4 loài được phát hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, đó là các
loài:
Mylonchulus brachyuris (Butschli, 1873) Cobb, 1917; Mulonchulus hawiiensis
(Casidy, 1931) Goodey, 1951; Mylonchulus paraindex (Cobb, 1906) Cobb, 1917;
Mylonchulus sigmaturus (Cobb, 1917) Altherr, 1953. Những loài còn lại chỉ xuất
hiện rải rác ở một số nơi trên thế giới.
Trong số 10 loài được ghi nhận tại một số tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam có
1 loài là ghi nhận mới lần đầu tiên cho khu hệ tuyến trùng Việt Nam, đó là loài
Mylonchulus oceanicus Adrassy, 1986.
3.1.2. Mô tả các loài tuyến trùng ghi nhận mới cho khu hệ tuyến trùng Việt
Nam
3.1.2.1. Bộ Mononchida Jairajpuri, 1969
Đặc điểm:
Adenophorea. Cơ thể lớn và mập, vỏ cutin rất dày. Vùng môi mở rộng, các
môi với nhú môi rất phát triển. Xoang miệng được cơ hóa rất mạnh, phần gần đáy
(¼ chiều dài xoang miệng tính từ đáy) của xoang miệng có răng hoặc nhiều răng,
có hoặc không có các đỉnh răng ở phía bên bụng dọc theo khoang miệng. Vách
dưới bụng có hoặc không có răng. Amphid nhỏ dạng chén nằm phía sau môi. Thực
quản dài hình trụ, được cơ hóa mạnh với ống thực quản rất dày. Đoạn nối giữa ruột
với thực quản có cấu tạo van dạng ống hoặc không có dạng ống. Các tuyến thực
quản có đơn nhân (có 1 nhân), một bên lưng và 2 cặp dưới bụng, lỗ đổ của chúng
nằm phía sau, gần vòng thần kinh. Hệ bài tiết nếu nhìn thấy được thì bao giờ cũng

ở dạng túi, ống bài tiết đôi nằm trong tế bào lớn đơn nhân. Hệ sinh sản ở con cái
đôi, nếu đơn thì có thể ở dạng đơn sau (opisthodelphic) hoặc đơn trước
12


(prodelphic). Nhú vulva có thể có hoặc không. Con đực không có cặp nhú sinh dục
ở gần huyệt, nhưng bù lại chúng có nhiều các cặp nhú sinh dục khác giữa bụng.
Gai sinh dục đôi và giống hệt nhau, trợ gai và các đoạn đệm thường là có. Có ba
tuyến đuôi với mỗi tuyến có một nhân, ống đổ của tuyến đuôi nằm trên mút đuôi
hoặc ở gần mút đuôi. Giun tròn thuộc bộ Monochid là những loài ăn thịt, đa số có
cuộc sống trong đất, đất âm ướt, một số ít sống trong đất ngập nước và sông ngòi,
không sống trong nước nợ và nước biển.
3.1.2.1.1. Họ Mylonchulidae Jairajpuri, 1969
Đặc điểm:
Mononchoidea. Cơ thể có kích thước trung bình. Xoang miệng hóa kitin rất
mạnh, có hình dạng cái chén, hoặc dạng chén phễu và được thu hẹp về phía đáy
xoang miệng. Răng lưng lớn, có dạng (giống như) móc, nằm ở phần đầu (phía
trước) của xoang miệng với đỉnh răng nhọn và hướng về phía trước. Đối diện với
răng lưng là răng bên thành bụng- nhiều răng nhỏ xếp thành các hàng ngang xoang
miệng hoặc mọc rải rác hoặc vừa răng xếp theo hàng và răng xếp lung tung trong
xoang miệng. Hai cái răng nhỏ bên thành bụng nằm về phía sau các hàng răng
ngang có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy. Ngoài ra có thể có các răng nhỏ nằm
rải rác hoặc dẫy đỉnh răng mọc dọc theo xoang miệng cũng có thể có và nó nằm về
phía trước của xoang miệng. Đoạn nối giữa ruột với van thực quản không có cấu
tạo dạng ống. Đuôi ngắn dạng chóp cong từ bên lưng, tuyến đuôi và ống nhả
thường rất phát triển xong cũng có trường hợp không có.
Họ Mylonchulidae chỉ có một phân họ là Mylonchulinae, Jairajpuri, 1969 và
với 67 loài tuyến trùng ăn thịt thuộc 7 giống dưới đây:
Branchonchulus Andrassy, 1958
Granonchulus Andrassy, 1958

Margaronchulus Andrassy, 1972
Megaonchulus Jairajpuri & Khan, 1982
13


Mylonchulus Cobb,1916
= Mononchus (Mylonchulus Cobb, 1916) Andrassy, 1992
= Paramylonchulus Jairajpuri & Khan, 1982
= Pakmylonchulus Khan & Saeed, 1987
Oligonchus Andrassy, 1976
Polyonchulus Mulvey & Jensen, 1967
3.1.2.1.1.1. Giống Mylonchulus (Cobb, 1916) Altherr, 1953
Syonym (tên động vật):
= Mononchus (Mylonchulus Cobb, 1916) Andrassy,1992
= Paramylonchulus Jairajpuri & Khan, 1982
= Pakmylonchulus Khan & Saeed, 1987
Đặc điểm:
Mylonchulinae. Cơ thể thường có chiều dài từ 0.5 mm đến 2.9 mm. Xoang
miệng hình vại hoặc dạng phễu, với thành xoang miệng bên lưng dày hơn thành
bên bụng. Răng lưng rất lớn, hình càng cua (kìm) với đỉnh răng nhọn hướng về
phía trước và thường nằm phía trước của xoang miệng. Mỗi thành bên bụng xoang
miệng có nhiều răng nhỏ- dạng vuốt ít hoặc nhiều chúng được xếp theo các hàng
ngang. Thành bên bụng với 3 hoặc nhiều hàng răng nhỏ, xếp ngang trong xoang
miệng và các dãy răng này thường nằm ở trên cùng vị trí của đỉnh răng lưng. Cặp
răng bụng thường mọc đối với gốc của răng lưng. Đoạn nối thực quản với ruột có
cấu tạo không phải dạng ống. Hệ sinh sản ở con cái hầu hết thuộc kiểu
amphidelphic, với hai nhánh buồng trứng đối xứng, trải dài về hai phía cơ thể, chỉ
có ở 18% số loài hệ sinh sản đơn- thuộc kiểu mono- prodelphic. Vulva nằm ở vị trí
52-72% chiều dài cơ thể. Con đực gặp ở khoảng 60% số loài, có gai giao cấu dài
và cong, trợ gai đơn hoặc kép có hoặc không có miếng phụ bên hông với 6-16 nhú

sinh dục. Đuôi giống nhau ở cả con đực và con cái và ở các loài khác nhau rất đa

14


dạng về hình thái. Tuyến đuôi rất phát triển theo kiểu nhóm hoặc nối tiếp, ống đổ ở
giữa đuôi hoặc lệch sang phía lưng.
Đây là các loại tuyến trùng hay bắt gặp trong môi trường đất và nước ngọt,
chúng có sự phân bố rất rộng trên toàn thế giới, cho đến nay, chúng chỉ còn chưa
được phát hiện ở Bắc Cực mà thôi. Giống Mylonchulus hiện đã ghi nhận được 65
loài.
3.1.2.1.1.1.1. Mylonchulus oceanicus Adrassy, 1986
Số đo của loài Mylonchulus oceanicus được trình bày trong bảng 1:
Bảng 1. Số đo loài Mylonchulus oceanicus
Hawaii (USA)

Lạng Sơn

?

10

1,06-1,23

1,03-1,19

a

24-26


20,8-25

b

3,0-3,2

2,9-3,3

c

34-35

29,2-46,6

c’

1-1,2

0.8-0,9

V (%)

63-64

62,8-66,8

Chiều dài xoang miệng (µm)

26-29


25,5-29

Chiều rộng xoang miệng (µm)

16-17

15-17,6

Chiều dài thực quản (µm)

350-410

348,8-393,8

Vị trí răng tính từ đáy (%)

80-82

75,6-83,9

Chiều rộng cơ thể tại vulva (µm)

-

44-57,2

Chiều rộng cơ thể tại hậu môn (µm)

-


29-40,5

Chiều dài ruột thẳng (µm)

-

22,9-38,7

Chiều dài đuôi (µm)

31-35

24,6-38,7

N
L (mm)

15


Mô tả:
Con cái: Giun tròn mập mạp, có kích thước nhỏ, dài 1,0-1,2 mm. Cơ thể sau
khi định hình thường cong về phía bụng với hình chữ C. Lớp cutin, dày 1,5-1,2
µm. Vùng môi rộng 24-28 µm. Khoang miệng có kích thước trung bình, dài 25,529 µm và rộng 15-17,5 µm, hình phễu. Lỗ amphid hình chén. Răng bên lưng có
kích thước rất lớn, đỉnh răng nằm ở 80-86% chiều dài khoang miệng tính từ đáy.
Vách xoang miệng bên bụng có 7 hàng răng nhỏ xếp ngang. Răng giữa xoang
miệng không có. Thực quản hình trụ, có chiều dài 333-369 µm. Lỗ bài tiết không
quan sát được. Ruột thẳng dày, dài 21-24 µm, ngắn hơn chiều rộng cơ thể tại hậu
môn. Hệ sinh dục kếp có hai nhánh buồng trứng đều phát triển về phía trước và
phía sau. Cơ thắt không có gianh giới tiếp giáp giữa tử cung với ống dẫn trứng. Âm

đạo ngắn. Đuôi ngắn, đầy đặn, cong gần như hình bán nguyệt ở đường viền lưng
của nó, có chiều dài 19-24 µm hoặc bằng 0,65-0,75 chiều rộng cơ thể tại hậu môn.
Mút đuôi cong tròn tù. Ba tuyến đuôi phát triển, ống nhả nằm ở phần lưng của đuôi
Con đực: Không tìm thấy.
Ghi chú: Các phép đo và mô tả mẫu vật ở Việt Nam tương ứng với tất cả các loại
mẫu từ Hawaii, Hoa Kỳ (Andrassy,1986) và mẫu khác từ Okinawa, Nhật Bản
(Ahmad et al., 2010) ngoại trừ đuôi ngắn hơn (c= 47-56 vs 39-49)
Đị điểm cư trú: Cao Lộc (Lạng Sơn)

16


Hình 1: Mylonchulus oceanicus (A-C)
A. Cấu tạo phần đầu; B. Cấu tạo phần đuôi; C. Cấu tạo cơ quan sinh sản con cái.
3.1.3. Mô tả các loài gặp ở một số tỉnh vùng đông bắc Việt Nam đã được ghi
nhận ở Việt Nam.
Danh sách các loài gặp ở một số tỉnh vùng đông bắc Việt Nam đã được ghi nhận
trước đó:
1. Mylonchulus amurus Khan & Jairajpuri, 1979
2. Mylonchulus brachyuis (Butschli, 1873) Cobb, 1917
3. Mylonchulus curvicaudatus Mulvey & Jensen, 1967
4. Mylonchulus doliolarius Andrassy, 1992
5. Mylonchulus hawiiensis (Casidy, 1931) Goodey, 1951
6. Mylonchulus nainitalensis Jairajpuri,1970
7. Mylonchulus paraindex (Cobb, 1906) Cobb, 1917
8. Mylonchulus polonicus (Stefanski,1915) Cobb,1917
17



×