Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Lession pdf 4049 03 sinh ly sinh san tren heo nai giai doan de 1465179763

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.59 KB, 16 trang )

Swine- Physiology

Sinh lý sinh sản của nái

Giai đoạn đẻ
1

TAM: Nguyen Van Tam


Nội dung

2

1.

Giới thiệu.

2.

Dấu hiệu đầu của sự sinh con.

3.

Hormon kiểm soát sự sinh con.

4.

Sinh con.

5.



Phát hiện dấu hiệu sinh con và sự trợ giúp.


Giới thiệu
• Sinh con và nuôi con là giai đoạn rất quan trọng
trong sản xuất heo.
• Tỷ lệ heo chết cao trong 02 giai đoạn này.
• Hiểu những khả năng có thể xảy ra, có thể cải
thiện số heo con/lứa; trọng lượng heo cai sữa và
rút ngắn thời gian lên giống lại, cũng như số lứa
đẻ/năm và kéo dài tuổi thọ nái.
• Heo nái đẻ trước 109 ngày mang thai- gọi là “Sẩy
thai”. Nếu đẻ sớm từ 109- 113 ngày mang thai
gọi “Đẻ non”.
3


Dấu hiệu đầu của sinh con
 Heo nái sinh con vào thời gian cuối của thai kỳ.
 Thường sinh con từ 112-115 ngày mang thai, khi
thai đã trưởng thành và trở thành heo con.
 Heo nái chuẩn bị đẻ có một số dấu hiệu như hồi
hộp bồn chồn, ít nghỉ ngơi và có dấu hiệu cắn ổ ở
nơi không có sẵn ổ đẻ cho nó.
 Thấy dấu hiệu co bóp ở hông, bụng và đuôi khi nái
chuẩn bị chuyển dạ đẻ con đầu tiên.
 Hô hấp của nái sẽ tăng dần (bình thường là 25-30
nhịp/phút) tăng dần lên 80 nhịp/phút trong 5-6 giờ
đầu trước khi có dấu hiệu sinh. Sau đó nhịp hô hấp

giảm xuống là dấu hiệu bắt đầu đẻ.
4


Dấu hiệu chuẩn bị đẻ
 Gần đẻ: các bầu vú của nái bắt đầu căng và cứng.
 Sữa có thể chảy ra thành dòng ở đầu núm vú: có
sẵn sữa cho heo từ 6- 8 giờ trước khi nái sinh.
 Trong bụng nái: heo con sẽ di chuyển dần trong tử
cung đến cổ tử cung đang mở. Sức mạnh của sự co
thắt cơ tử cung sẽ phá vỡ màng ối và đẩy dịch ối
cùng heo con ra ngoài.
 Nái có dịch ối màu máu bầm chảy ra là dấu hiệu sẽ
sinh con trong vòng 2 giờ nữa.
 Nái có dịch ối màu xanh nâu chảy ra là dấu hiệu sẽ
sinh con trong vài phút nữa.
5


Hormon (Nội tiết tố) chuẩn bị đẻ
Hormon Progesterone giảm từ ngày mang thai thứ 111 đến
ngày đẻ => hạn chế cho nái ăn nhiều trong giai đoạn này.

6


Hormon kiểm soát sự sinh con
Hormon Prostaglandin kích thích não tiết ra Oxytoxin và
buồng trứng tiết ra Relaxin.


7


Hormon kiểm soát sự sinh con
 Bào thai khi đạt tăng trưởng giới hạn sẽ tiết ra
Glucocorticoid. ACTH tuyến yên kích thích tiết
PGF (prostaglandin) kiềm hãm tiết Progesterone. Tất
cả những hiệu ứng trên phóng thích Oxytoxin và
Prolactin cũng như Relaxin trong buồng trứng, tiếp
tục kiềm hãm tiết Progesterone.
 Prolactin trong huyết tương tăng ở giai đoạn cuối và
duy trì suốt trong giai đoạn nuôi con.
 Relaxin được hình thành từ lõi của thể vàng và dự
trữ trong thời gian mang thai. Trước khi nái sinh 1224 giờ, Relaxin tăng nhanh và đạt đỉnh, đưa vào máu
làm xương chậu, cổ tử cung, dây chằng nái giãn nở.
8


Hormon kiểm soát sự sinh con.
 Oxytoxin gây co thắt cơ trơn trong tuyến vú và tử
cung để tiết sữa và tống heo con sơ sinh ra ngoài.
 Sử dụng 10mg Prostaglandin/nái mang thai được
110 ngày, có thể kích thích nái đẻ đồng loạt sau
27- 30 giờ. Không nên kích thích đẻ sớm cho nái
mang thai 109 ngày.
 Không nên tiêm Oxytoxin trước khi đẻ.
 Liều dùng Oxytoxin là 20-50 UI. Oxytoxin hoạt
động rất nhanh và vô họat nhanh, nếu dùng quá
liều gây nguy hiểm cho nái.


9


Giai đoạn sinh heo con
 Các cơ hỗ trợ co bóp tống heo con ra. Cơ trơn co bóp
từ Tử cung- Cổ tử cung- Âm đạo và ra ngoài Âm hộ.
 Nếu đẻ bình thường: mũi heo con ra trước và chân
được giấu/co vào thân => đi ra xuôi.
 Từ vị trí bào thai xa nhất trong tử cung đến khi sinh ra
ngoài, heo con di chuyển đi khoảng 12- 15cm và suốt
thời gian này cuống rún vẫn còn kết nối với nhau để
cung cấp oxy cho heo con, giúp heo con tồn tại đến
khi sinh.
 Những heo con đầu tiên có cơ hội sống tốt nhờ uống
đủ sữa đầu và ít bị ngộp thở hơn các heo con sinh sau.
10


Giai đoạn sinh heo con.
 Khảo sát thấy khoảng 40% heo con sơ sinh chết do
chết trắng (bị ngộp- chưa thở nên phổi trắng).
 Thời gian trung bình đẻ 2 heo con là 15 phút, bình
thường là từ 0- 30 phút.
 Thời gian đẻ kéo dài hơn bình thường làm heo con
yếu và chết non.
 Thời gian đẻ kéo dài từ 2- 2.5 giờ hoặc hơn 5 giờ có
thể gọi là đẻ khó.
 Nái đẻ khó thường do nái quá mập, táo bón và bị
stress nóng, các yếu tố stress ảnh hưởng đến cơ thể.
11



Dấu hiệu nái sắp đẻ.

12


Nái đang đẻ.

13


Hỗ trợ nái đẻ khó.

 Sử dụng găng tay vô trùng và được bôi trơn.
 Đưa tay từ từ vào và tìm tư thế của heo con.
14


Hỗ trợ nái đẻ khó.

 Sửa tư thế của heo con, túm lấy hai chân trước/hai
chân sau/hàm dưới hoặc hốc mắt: nắm chắc và kéo ra.
15


Cám ơn bạn đã hoàn thành bài học.
Xin mời bạn trả lời các câu hỏi.

16




×