Bài điều kiện môn Xã hội học Văn hóa
Đề bài: Xây dựng đề cương chi tiết cho đề tài:
“Suy nghĩ về vai trò chủ thể văn hóa của giới trẻ Việt
Nam hiện nay?”
Bài làm:
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ đã từng nói: “Thanh niên là rường cột nước nhà,
đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” Điều đó khẳng
định vai trò của giới trẻ là vô cùng to lớn và bao trùm rất
nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa.
Thế hệ trẻ Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong
việc gìn giữ, xây dựng bản sắc văn hóa. Hơn nữa đây vốn là
lực lượng tiên phong trong các hoạt động, trong đó có các
hoạt động văn hóa – xã hội của cộng đồng. Chính vì tham gia
thường xuyên vào các hoạt động văn hóa – xã hội nên họ là
tác nhân trực tiếp tác động tiêu cực hoặc tích cực đến bản
sắc văn hóa nước nhà.
Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi chúng ta đang tiến
hành hội nhập để phát triển kinh tế – văn hóa, điều đó đồng
nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận sự hòa nhập, giao
thoa văn hóa. Cùng với đó là thời đại công nghệ thông tin
bùng nổ, các phương tiện thông tin ngày càng phong phú,
đặc biệt là sự phát triển của công nghệ internet. Tất cả sự
thay đổi trên đã tác động rất lớn đến bản sắc văn hóa dân
tộc. Bên cạnh những tác động tích cực thì hiện nay những
luồng văn hóa ngoại lai đang xâm nhập vào trong xã hội Việt
Nam, nó đã và đang tác động đến nền văn hóa truyền thống
đã tồn tại hàng ngàn năm. Đối tượng ảnh hưởng nhiều nhất
chính là giới trẻ, bởi họ là những người trẻ tuổi, năng động và
rất nhạy bén trong việc tiếp thu các loại hình văn hóa. Giới
trẻ là đối tượng dễ tiếp thu văn hóa từ đó dễ thay đổi nếp
sống văn hóa đã có sẵn, vì vậy có thể nói giới trẻ giữ vai trò
quan trọng trong việc làm chủ văn hóa, kế thừa, giữ gìn và
xây dựng văn hóa nước nhà phát triển.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
- Đây là một vấn đề hay, trước đó cũng đã có nhiều đề tài
nghiên cứu về vấn đề này, song chỉ là những đề tài có liên
quan chứ chưa đi sâu vào Vai trò Chủ thể Văn hóa của giới
trẻ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1: Mục đích
- Đề tài góp phần làm rõ hơn về việc giới trẻ hiểu như thế
nào về vai trò chủ thể văn hóa.
3.2: Nhiệm vụ
- Nghiên cứu về các lý thuyết văn hóa – chủ thể văn hóa.
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao vai
trò làm chủ văn hóa của giới trẻ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề
tài.
4.1: Đối tượng nghiên cứu
Giới trẻ Việt Nam, độ tuổi từ 15 – 25.
4.2: Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh, sinh viên của một số trường cấp 3 và đại học.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp liệt kê so sánh
- Phương pháp điền dã thực tế.
6. Bố cục đề tài
3 phần:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về Văn hóa và vai trò chủ thể
văn hóa của giới trẻ
- Chương 2: Giới trẻ với vai trò là chủ thể văn hóa.
- Chương 3: Một số kết luận đánh giá về Vai trò chủ thể
văn hóa của giới trẻ và giải pháp thiết thực góp phần nâng
cao vị thế của Giới trẻ với văn hóa nước nhà.
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về Văn hóa và
vai trò chủ thể văn hóa của giới trẻ
1.1: Khái niệm “Văn hóa”
1.1.1: Định nghĩa chung về “Văn hóa”
- Văn hóa là sản phẩm của loài người,bao gồm giá trị vật
chất, giá trị tinh thần, và giá trị xã hội. Văn hóa được tạo ra
và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội.
Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người,
và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội
hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành
động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ
phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong
các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con
người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con
người tạo ra.
1.1.2: Một số định nghĩa văn hóa tiêu biểu
- Định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh
- Định nghĩa văn hóa của PSG, TSKH Trần Ngọc Thêm
- Định nghĩa văn hóa của UNESCO…
1.2: Giới trẻ
- Giới trẻ thường là những người trong độ tuổi thanh thiếu
niên (tức là dao động khoảng từ 15 - 25).
- Giới trẻ - trẻ trung, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám
làm, là trụ cột của một quốc gia, lực lượng tích lũy tri thức,
kinh nghiệm để mai sau bước vào đời, đem tài năng sức lực
cống hiến cho quốc gia, dân tộc.
1.3: Khái niệm chủ thể văn hóa
Con người trong sự tương tác với văn hóa, có ba khía
cạnh:
- Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa
- Con người cũng là sản phẩm của văn hóa
- Con người cũng là đại biểu mang giá trị văn hóa do
mình tạo ra.
Nói tóm lại, con người chính vừa là chủ thể văn hóa vừa
là khách thể văn hóa.
Tuy nhiên ở đề tài này, đề cập đến vấn đề Chủ thể văn
hóa, nên có thể bàn đến ba nội dung:
- Sở hữu văn hóa
- Thực hành văn hóa
- Sáng tạo văn hóa
1.4: Vai trò chủ thể văn hóa của giới trẻ
Giới trẻ cần hiểu được vai trò của mình đối với văn hóa –
Chính là vai trò làm chủ văn hóa, thể hiện qua việc:
- Giới trẻ sở hữu văn hóa,nguồn vốn văn hóa nước nhà
tích lũy trong mỗi bạn trẻ Việt Nam.
- Thực hành văn hóa, sử dụng văn hóa vào các mục đích
khác nhau, tùy theo hoàn cảnh.
- Sáng tạo văn hóa, góp phần làm phong phú thêm vào
vốn văn hóa của dân tộc.
Chương 2: Giới trẻ với vai trò là chủ thể
văn hóa.
2.1: Những biểu hiện tích cực thể hiện vai
trò chủ thể văn hóa của giới trẻ Việt Nam
2.1.1: Giới trẻ với việc sở hữu văn hóa.
Giới trẻ có trong tay kho tàng văn hóa Việt Nam.
2.1.1.1: Sưu tầm, lưu trữ các tác phẩm văn hóa độc đáo:
- Sách báo, tranh ảnh, tư liệu về văn hóa Việt Nam:
Sưu tầm các bài viết hay về văn hóa Việt Nam qua các
thời kỳ: thời kỳ dựng nước giữ nước truyền thuyết Văn Lang,
Âu Lạc, thời kỳ độc lập tự chủ với các triều đại phong kiến,
thời kỳ đất nước chống xâm lược phương Tây, và văn hóa
ngày nay…
- Sưu tầm những sách truyện, thơ của các tác gia nổi
tiếng:
Tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du), Tác phẩm Bình ngô
đại cáo (Nguyễn Trãi), Nhật ký Đặng Thùy Trâm…
- Những câu chuyện, những bài hát dân gian Việt Nam:
+ Những câu chuyện thần thoại đặc sắc: Sơn Tinh Thủy
Tinh, Truyền thuyết An Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ…
+ Những câu chuyện cổ tích: Tấm Cám, Sự tích trầu
cau…
+ Bài hát dân gian.
2.1.1.2: Lưu trữ, gìn giữ các sản phẩm văn hóa độc đáo
- Sản phẩm vật thể
- Sản phẩm phi vật thể
2.1.1.3: Gìn giữ các di sản văn hóa
- Di sản văn hóa độc đáo
- Di sản văn hóa được thế giới công nhận
- Di sản văn hóa đang cần bảo vệ khẩn cấp
2.1.2: Việc thực hành, sử dụng văn hóa của giới trẻ
2.1.2.1: Sử dụng văn hóa phục vụ đời sống hàng ngày
Văn hóa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của mọi người
nói chung cũng như giới trẻ nói riêng.
- Nhìn từ góc độ Văn hóa vật thể - phi vật thể.
- Nhìn từ góc độ Văn hóa – Hệ thống giá trị - chuẩn mực.
2.1.2.2: Giới trẻ biến đổi văn hóa vì lợi ích của mình
- Biến đổi theo thị hiếu của lứa tuổi.
- Biến đổi theo xu thế chung của thời đại.
- Biến đổi để phù hợp với xã hội hiện đại năng động, phát
triển.
2.1.2.3: Giới trẻ biến đổi văn hóa để phù hợp với nhu cầu
của mình
- Phát minh ra các giá trị văn hóa.
- Đi sâu tìm tòi, khám phá các giá trị văn hóa mới.
- Phổ biến, lan tỏa, đưa văn hóa đến những vùng đất mới.
2.1.2.4: Giới trẻ kế thừa, giữ gìn, phát triển vàlưu truyền
văn hóa
Văn hóa là một dòng chảy, được lưu truyền qua thời gian
- Kế thừa truyền thống văn hóa của cha ông.
- Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phát triển văn hóa nước nhà.
- Lưu truyền các giá trị văn hóa cho các thế hệ sau này.
2.1.3: Giới trẻ với vai trò làm mới nguồn văn hóa,
sáng tạo những giá trị mới.
Giới trẻ làm mới nguồn văn hóa, sáng tạo những giá trị
mới bằng cách tạo ra nhiều các tác phẩm văn hóa, và ghi dấu
ấn đặc biệt của mình vào trong các tác phẩm ấy.
2.1.3.1: Giới trẻ sáng tạo các tác phẩm văn hóa
Giới trẻ ngày nay năng động sáng tạo, bản lĩnh, và đa
năng. Họ sáng tạo các tác phẩm văn hóa với vai trò là:
- Nhà văn, nhà thơ.
- Nhạc sỹ.
- Nghệ sỹ nhiếp ảnh.
- Họa sỹ.
- Biên kịch…
2.1.3.2: Giới trẻ ghi dấu ấn của mình trong các tác phẩm
văn hóa của mình
- Thể hiện được cái tôi cái nhân, những cái nhìn mới mẻ,
đa dạng về các vấn đề xã hội.
- Thể hiện sức sống tràn ngập của giới trẻ, những suy
nghĩ táo bạo, mạnh dạn.
- Phong cách sáng tác mới mẻ, phá cách…
2.2: Giới trẻ quay lưng với văn hóa
2.2.1: Những biểu hiện tiêu cực
2.2.1.1: Đánh mất vai trò chủ thể văn hóa của mình
- Mơ hồ với văn hóa nước nhà.
- Phá hoại văn hóa, thuần phong mỹtuc.
- Sáng tác, truyền bá văn hóa phẩm trái với chuẩn mực…
2.2.1.2: Vô văn hóa - Sử dụng những văn hóa phản cảm,
đánh mất thuần phong mỹ tục.
- Hiện tượng nói tục chửi bậy, nói tiếng lóng.
-Ứng xử với bề trên kém cỏi, vô lễ.
- Bạo lực học đường.
- Lối sống đua đòi, buông thả, hưởng thụ và thực dụng.
- Văn hóa cuồng thần tượng.
- Sống theo lối sống phương Tây:Sống thử, Sính ngoại, Ăn
mặc hở hang phản cảm…
2.2.2: Tác động của những biểu hiện tiêu cực đối
với văn hóa
- Giới trẻ đánh mất đi vai trò chủ thể văn hóa của mình
- Một bộ phận lớn giới trẻ VN đang bị tha hóa: sống không
có hoặc sai mục đích, thiếu vắng lý tưởng và giá trị sống cho
tương lai, xa đọa vào những tệ nạn xã hội...
- Văn hóa nước nhà bị ảnh hưởng: Việt Nam với một thế
hệ trẻ “thừa” kiến thức nhưng lại “thiếu” văn hóa sẽ không
thể phát triển.
- Bản sắc văn hóa dân tộc mất đi vẻ đẹp truyền thống,
gây mất thiện cảm đối với bạn bè thế giới.
2.3: Nguyên nhân
2.3.1: Nguyên nhân giới trẻ thể hiện tốt được vai
trò chủ thể văn hóa của mình.
2.3.1.1: Nguyên nhân khách quan
- Gia đình, nhà trường, xã hội quan tâm đến thế hệ trẻ,
ngay từ đầu đã ý thức về việc giáo dục cho thế hệ trẻ cách
sống có trách nhiệm với văn hóa.
2.3.1.2: Nguyên nhân chủ quan
- Bản thân mỗi bạn trẻ có ý thức trong việc nhận thức vai
trò quan trọng của mình trong việc làm chủ văn hóa.
- Giới trẻ Việt Nam hiện nay có bản lĩnh, năng động sáng
tạo, bên cạnh việc kế thừa giữ gìn tốt vốn văn hóa dân tộc,
còn biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong
phú thêm vốn văn hóa nước nhà.
2.3.2: Những lý do vì sao giới trẻ quay lưng với văn
hóa nước nhà.
2.3.2.1: Nguyên nhân khách quan
- Tác động của nền kinh tế thị trường, giới trẻ chạy theo
lối sống thực dụng
- Cuộc sống càng văn minh hiện đại bao nhiêu thì con
người càng làm nô lệ cho nhiều thứ.
- Gia đình không thực hiện tốt việc xây dựng nếp sống có
văn hóa, thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống.
- Phía nhà trường: việc giáo dục đạo đức, giáo dục công
dân cho người học gần như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ
yếu.
2.3.2.2: Nguyên nhân chủ quan
- Lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi của giới
trẻ.
- Lạm dụng hội nhập toàn cầu để làm những chuyện phi
đạo đức.
-Thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm của bản thân đối với
văn hóa dân tộc…
Chương 3: Một số kết luận đánh giá về
Vai trò chủ thể văn hóa của giới trẻ và giải
pháp thiết thực góp phần nâng cao vị thế
của Giới trẻ với văn hóa nước nhà.
3.1: Kết luận, đánh giá
- Nhìn chung, giới trẻ đã thể hiện được vai trò của mình
trong việc làm chủ văn hóa dân tộc, góp phần vào việc kế
thừa, gìn giữ, phát triển văn hóa nước nhà.
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận giới trẻ
thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm đối với văn hóa đất nước, cần
có những giải pháp để ngăn chặn kịp thời những hành vi sai
lệch văn hóa.
3.2: Một số giải pháp
3.2.1: Về phía gia đình
- Mỗi gia đình, xây dựng nếp sống văn hóa, giáo dục cho
thế hệ con em ngay từ bé về lối sống có văn hóa, có nền nếp.
- Cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con noi theo.
3.2.2: Về phía nhà trường:
- Tăng cường các bài học giáo dục đạo đức, giáo dục công
dân cho thế hệ trẻ.
- Giáo dục thế hệ học sinh sinh viên có lối sống trách
nhiệm đối với quốc gia dân tộc nói chung, đối với văn hóa nói
riêng.
3.2.3: Về phía xã hội:
- Đảng và Nhà nước ban hành các chính sách phát triển
văn hóa, đẩy mạnh hệ thống giáo dục về mặt văn hóa cho
giới trẻ:
+ Giáo dục cội nguồn, truyền thống yêu nước cho thế hệ
trẻ.
+ Giáo dục lịch sử, đặc biệt là lịch sử của dân tộc kể từ
ngày có Đảng, có Bác Hồ cho thế hệ trẻ.
+ Giáo dục đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa (XHCN) cho
thế hệ trẻ trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc
tế.
3.2.4: Về phía học sinh sinh viên
- Tu dưỡng đạo đức khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Tích cực sống và học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ
đại.
- Thế hệ trẻ rèn luyện cho mình những phẩm chất cơ bản:
có bản lĩnh chính trị vững vàng; có trình độ học vấn rộng; có
tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả; có khả năng tổ chức
quản lý, sử dụng tốt ngoại ngữ; biết nhiều nghề, thạo một
nghề; sáng tạo trong học tập, lao động, công tác; tận tâm,
trách nhiệm, kỷ luật; dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo
hiểm; biết xây dựng cuộc sống gia đình, thật thà, giữ gìn chữ
tín...
3.3: Kết luận chung
Bản sắc văn hoá là sức sống tiềm ẩn của mỗi quốc gia,
dân tộc. Giữ gìn và phát huy bản sắc trong điều kiện ngày
nay là trách nhiệm của toàn xã hội. Xã hội, nhà trường và gia
đình cần làm tốt hơn nữa vai trò giáo dục của mình đối với
thế hệ trẻ.
Mỗi người, mỗi thành viên trong quốc gia dân tộc, đặc
biệt là thế hệ trẻ cần tích cực chủ động thể hiện được vai trò
chủ thể Văn hóa của mình trọng bối cảnh đất nước đẩy mạnh
giao lưu hội nhập toàn cầu.