Tải bản đầy đủ (.doc) (375 trang)

Tịnh Độ Ngũ Kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 375 trang )

TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG GHPGVN

TỊNH ĐỘ ĐẠO TRÀNG
LIÊN ĐĂNG - THÍCH TIẾN ĐẠT

TÞNH §é
NGò KINH

1


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
HÀ NỘI – PL.2558 – DL 2014

PHỤ LỤC

TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Trang
1. San Định Tịnh Độ Ngũ Kinh tựa …………. 5
2. Phật Thuyết A Di Đà Kinh…………………11
3. Phật thuyết Vô Lượng Thọ Kinh ................. 25

4. Phật thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh
……………………………………………. 119
5. Lăng Nghiêm Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Chương
………………………………………………..155
6. Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm
……………………………………………. 157


7. Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm
Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh ............. 189
8. Kim Cương Bát Nhã …………………....... 283
9. Kinh Đại Bảo Tích Pháp Hội Phát Thắng
Chí Nhạo…………………………......... 311

2


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

SAN ĐỊNH TỊNH ĐỘ NGŨ KINH TỰA
Ấn Quang Đại Sư
Pháp môn Tịnh Độ, lớn không gì ngoài trùm
khắp ba căn, gồm thu lợi độn. Chín cõi chúng sinh bỏ
Pháp môn này thì trên không lấy gì viên thành Phật
Đạo. Mười phương chư Phật, lìa Pháp môn này, dưới
không lấy gì độ khắp quần sinh. Hết thẩy Pháp môn,
không đâu chẳng từ Pháp giới này lưu xuất. Hết thẩy
Hành môn không đâu chẳng quay về Pháp giới này.
Nếu luận về đại căn cơ thì mở đầu thực ở Hội Hoa
Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử sam học khắp các bậc tri
thức, cuối cùng ở dưới tòa của Đức Phổ Hiền, nhờ uy
thần của Ngài gia bị, chỗ chứng đắc ngay bằng với
Đức Phổ Hiền, ngang bằng với chư Phật, là bậc Bồ
Tát Đẳng Giác. Bồ Tát Phổ Hiền lại dùng mười đại
nguyện vương khuyến khích Thiện Tài và Hoa
Nghiêm Hải Chúng cùng bốn mốt vị Pháp thân Đại Sĩ
hồi hướng vãng sinh Thế giới Tây Phương Cực Lạc
để được viên mãn quả vị Phật. Đó chính là quy tông

kết đỉnh của một bộ Kinh Hoa Nghiêm. Song Kinh
Hoa Nghiêm chỉ rõ Pháp một đời thành Phật, mà quy
tông ở việc cầu sinh Tịnh Độ. Vậy nên biết một Pháp
Tịnh Độ là Vô Thượng Đại Pháp thành thủy thành
chung và mười phương ba đời hết thẩy chư Phật, trên
thành Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh. Đó là chỗ
thấy biết của bậc Đại căn cơ, hàng nhị thừa còn chẳng
3


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

thấy nghe, huống chi kẻ bạc địa phàm phu ư? Đến
Hội Phương Đẳng đặc biệt vì chúng sinh chuyên
thuyết ba Kinh Tịnh Độ khiến hết thẩy hoặc Phàm
hoặc Thánh, cùng nhau tu trì, khiến ngay đời này ra
khỏi Sa Bà ngũ trược, sinh nơi Cửu Phẩm ở Tây
Phương. Phật ở nước Ma Kiệt Đà nơi non Thứu Lĩnh
giảng về nhân địa ban đầu tu hành của đức Phật A Di
Đà, bỏ nước xả ngôi xuất gia học đạo phát bốn mươi
tám Đại nguyện, lại trải qua nhiều kiếp y theo nguyện
đó mà tu hành, đến khi phúc tuệ viên mãn thành tựu
Phật quả, chiêu cảm thế giới trang nghiêm mầu nhiệm
vô cùng, mười phương chư Phật đều tán thán, mười
phương Bồ Tát, cùng hàng Nhị thừa hồi tiểu hướng
đại và hạng phàm phu đầy đủ hoặc nghiệp, đều được
vãng sinh bình đẳng được Phật nhiếp thụ, đó là Kinh
Vô Lượng Thọ.
Đức Thế Tôn lại ở nơi cung vua nước Ma Kiệt
Đà, nói tịnh nghiệp tam phúc và mười sáu Pháp Diệu

Quán, khiến hết thẩy chúng sinh đều biết: “Tâm này
là Phật, Tâm này làm Phật, chư Phật chính biến tri
hải, từ tâm tưởng sinh”. Còn tâm này là chúng sinh,
tâm này làm chúng sinh, chúng sinh phiền não nghiệp
hải, từ tâm tưởng sinh, liền đã so sánh tỏ rõ. Nếu hay
thấu tỏ nghĩa này, ai chịu luân hồi oan uổng. Chưa rõ
nhân sinh chín phẩm, đều mong cùng tu Thượng
phẩm, đó là Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật.
Trong vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ, thuyết
4


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

minh Y báo Chính báo nhiệm mầu khiến người nghe
sinh tín kính. Khuyến khích người nghe, nên phát
nguyện cầu sinh Tịnh Độ, lại khiến hành giả chấp trì
danh hiệu để lập Hạnh. Tín – Nguyện – Hạnh là
cương tông của Pháp môn Tịnh Độ. Đầy đủ ba Pháp
này, hoặc trọn đời chấp trì danh hiệu đã được nhất
tâm; Hoặc lâm chung mới nghe chỉ xưng mười niệm,
đều được nhờ Phật tiếp dẫn, vãng sinh Tây Phương,
đó là Kinh A Di Đà. Ba bộ Kinh này chuyên bàn về
Tịnh Độ, mà Kinh A Di Đà nhiếp cơ rộng lớn vì thế
các tông Thiền Giáo Luật đều dùng Kinh này làm
khóa tụng hằng ngày. Các Kinh Đại Thừa có nói đến
Tịnh Độ rất nhiều, chẳng thể kể hết. Mà chương Đại
Thế Chí Niệm Phật Viên Thông trong Kinh Lăng
Nghiêm, quả thật là một lời khai thị tối diệu cho
người niệm Phật. Chúng sinh quả như “đều nhiếp sáu

căn nối liền tịnh niệm” để mà niệm Phật, chẳng
những hiện tiền, đương lai nhất định thấy Phật mà
còn gần thì chứng Viên thông xa thì thành Phật Đạo.
Vì thế đem chương này xếp vào sau ba Kinh, mà còn
đem phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của Kinh Hoa
Nghiêm tạo thành nhất đại duyên khởi của Pháp môn
Tịnh Độ. Khiến cho người đọc biết một Pháp này,
chính là bản hoài xuất thế của chư Phật. Nếu đem so
với Pháp môn tự dựa vào sức mình để đoạn hoặc
chứng chân, liễu sinh thoát tử, thì sự khó dễ cách xa
như trời với đất vậy. Vì thế, chín cõi cùng theo về,
5


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

mười phương cùng tán thán, nghìn Kinh cùng xiển
dương, muôn Luận đều tuyên nói. Người tu Tịnh độ
nếu chẳng đọc tụng năm bản Kinh này thì quả là
thiếu sót. Do vậy cần phải có một bộ Tịnh Độ Ngũ
Kinh độc bản rõ ràng để tiện cho việc đọc tụng tu
trì. Nếu luận về duyên khởi của Pháp môn, nên lấy
Kinh Vô Lượng Thọ làm đầu, nay tiện cho đọc tụng
nên lấy Kinh A Di Đà làm đầu, thứ đến Kinh Vô
Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Đại Thế Chí
Niệm Phật Viên Thông Chương và cuối cùng là
Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, lấy đây làm định bản
của Tịnh Độ Ngũ Kinh.
Dân quốc năm thứ 22 (1933) Quí Dậu
tiết nguyên đán.

Thường Tàm Quý Tăng Thích Ấn Quang
cẩn soạn.

6


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

PHẦN I

TÞNH §é NGò
KINH

7


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

LIÊN TRÌ TÁN:
Liên trì hải hội, Di Đà Như Lai,
Quan Âm, Thế Chí tọa Liên Đài,
Tiếp dẫn thượng kim giai
Đại thệ hoằng khai
Phả nguyện ly trần ai.
Nam mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát
Ma Ha Tát ! (3 lần)

KHAI KINH KỆ
Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp,
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ,

Ngã kim kiến văn đắc thụ trì,
Nguyện giải Như Lai chân thực nghĩa.
Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni
Phật! (3 lần)

8


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ KINH
Hán dịch: Diêu tần Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập dịch
Việt dịch: Liên Đăng – Thích Tiến Đạt

Chính thực Tôi nghe: Một thời Đức Phật,
ở nước Xá Vệ, vườn Cấp Cô Độc, cây của Kỳ
Đà, cùng với các bậc, Đại Tỷ khiêu Tăng, một
nghìn hai trăm, năm mươi vị dự hội, đều là
những bậc, Đại A La Hán, đại chúng đều biết:
Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền
Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên,
Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đa, Chu Lợi Bàn Đà
Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều
Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lư Phả La Đọa, Ca Lưu
Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân La, Bạc Câu La, A
Nậu Lâu Đà, và nhiều bậc Đại đệ tử như thế.
Cùng các Bồ Tát Ma Ha Tát, Văn Thù Sư Lợi
Pháp Vương Tử, A Dật Đa Bồ Tát, Càn Đà Ha
Đề Bồ Tát, Thường Tinh Tiến Bồ Tát, cùng với

nhiều Đại Bồ Tát, khác như thế nữa. Cả Vua
Đế Thích, vô lượng chư Thiên, đại chúng câu
hội.
Bấy giờ Đức Phật, bảo với Trưởng lão,
9


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

Xá Lợi Phất rằng: từ đây đi về hướng Tây, qua
mười vạn ức cõi Phật. Có thế giới tên là Cực
Lạc, cõi ấy có Phật, hiệu A Di Đà, hiện đang
thuyết Pháp.
Xá Lợi Phất này! cõi đó vì sao, tên là
Cực Lạc? Chúng sinh nước đó, không có các
khổ, chỉ hưởng điều vui, nên gọi Cực Lạc.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! cõi nước Cực Lạc,
bẩy lần lan can, bẩy lần lưới giăng, bẩy lần
hàng cây, đều là bốn báu, bao bọc xung quanh.
Bởi thế nước kia, tên là Cực Lạc.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc,
có ao bẩy báu, trong ao đầy đủ, nước tám công
đức, đáy ao thuần dùng, cát vàng trải đất. Bốn
bên đường đi, đều do vàng bạc, lưu ly, pha lê
hợp thành. Trên có lầu gác, cũng dùng vàng
bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não, để
mà trang nghiêm. Hoa sen trong ao, to như
bánh xe, màu xanh ánh sáng xanh, màu vàng
ánh sáng vàng, màu đỏ ánh sáng đỏ, màu trắng
ánh sáng trắng, màu nhiệm ngát hương.

Xá Lợi Phất này! Cõi nước Cực Lạc,
thành tựu công đức, trang nghiêm như thế.
10


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

Lại nữa, Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật kia,
thường nổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày
đêm sáu thời, trời đều mưa xuống, hoa Mạn Đà
La. Chúng sinh cõi đó, thường khi sáng sớm,
lấy những y cách, đựng các diệu hoa, cúng
dàng phương xa, mười muôn ức Phật, kịp đến
giờ ăn, trở về Bản quốc, ăn xong cơm nước, đi
dạo thảnh thơi.
Xá Lợi Phất này! Cõi nước Cực Lạc,
thành tựu công đức, trang nghiêm như thế.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Nước kia thường
có, nhiều các loại chim, màu đẹp vẻ lạ, như
chim Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Vũ, Xá Lợi,
Ca Lăng Tần Già, và chim Cộng Mệnh. Các
loài chim ấy, ngày đêm sáu thời, tiếng hót hòa
nhã, âm thanh diễn nói: năm căn năm lực, bẩy
phận Bồ Đề, tám Thánh Đạo phận, các Pháp
như thế. Chúng sinh cõi ấy, nghe tiếng ấy rồi,
thẩy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá Lợi Phất này! Ông chớ cho rằng, các
loài chim ấy, thật vì tội báo, mà phải sinh ra, sở
dĩ vì sao? Cõi nước Phật kia, không có ba
đường ác.

11


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

Này Xá Lợi Phất, cõi nước Phật đó, cái
tên đường ác, còn không thể có, huống chi lại
có, đường ác thật ư? Những loài chim ấy, đều
do Đức Phật A Di Đà, muốn cho Pháp âm,
truyền bá khắp nơi, mà biến hóa ra.
Xá Lợi Phất này! cõi nước Phật kia, gió
nhẹ lay động, các hàng cây báu, các lưới ngọc
giăng, phát ra đủ thứ, âm thanh vi diệu, giống
như trăm nghìn, những thứ âm nhạc, đồng thời
tấu lên. Người nghe tiếng đó, tự nhiên đều sinh,
vui lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá Lợi Phất này! Cõi nước Phật đó,
thành tựu công đức, trang nghiêm như thế.
Xá Lợi Phất này! Ý ông thế nào? Phật đó
vì sao, hiệu A Di Đà?
Này Xá Lợi Phất! Bởi Đức Phật ấy,
quang minh vô lượng, chiếu khắp mười
phương, không có chướng ngại, vì thế nên
hiệu, là A Di Đà.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Thọ mệnh Phật
kia, cùng với nhân dân, vô lượng vô biên, a
tăng kỳ kiếp, nên gọi là A Di Đà. Xá Lợi Phất
này! Phật A Di Đà, thành Phật đến nay, đã
được mười kiếp.
12



TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

Lại nữa, Xá Lợi Phất! Đức Phật kia có,
vô lượng vô biên, đệ tử Thanh Văn, đều là La
Hán, chẳng thể tính đếm, có thể biết được, các
chúng Bồ Tát, cũng lại như thế.
Xá Lợi Phất này! Cõi nước Phật kia,
thành tựu công đức, trang nghiêm như thế.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc,
chúng sinh sinh đến, đều là không còn thoái
chuyển, trong đó có nhiều, Nhất sinh Bổ xứ.
Số đó rất đông, chẳng thể tính đếm, có thể biết
được, chỉ có thể nói, vô lượng vô biên, a tăng
kỳ mà thôi!
Xá Lợi Phất này! Chúng sinh nghe rồi,
phải nên phát nguyện, nguyện sinh nước kia.
Sở dĩ vì sao? Vì được cùng với, chư Thượng
Thiện Nhân, câu hội một nơi.
Xá Lợi Phất này! Chẳng thể lấy chút,
thiện căn, phúc đức, nhân duyên, được sinh
nước kia.
Này Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam, hay
thiện nữ nào, nghe nói A Di Đà Phật, chấp trì
danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc
ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc
sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không loạn.
13



TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

Người đó đến lúc mệnh chung, Phật A Di Đà,
cùng các Thánh chúng, hiện trước người đó.
Người đó mệnh chung, tâm không điên đảo,
liền được vãng sinh, cõi nước Cực Lạc, Phật A
Di Đà.
Xá Lợi Phất này! Ta thấy lợi ích, nên nói
Kinh này, nếu có chúng sinh, nghe lời nói ấy,
phải nên phát nguyện, sinh đến nước kia.
Xá Lợi Phất này! Như ta ngày nay, tán
thán công đức lợi ích, chẳng thể nghĩ bàn, của
Đức Phật A Di Đà. Thì phương Đông có, Đức
A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di
Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, còn
nhiều Phật khác, như cát sông Hằng, đều ở
nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng, che
khắp ba nghìn, đại thiên thế giới, nói lời thành
thật rằng: Chúng sinh các ngươi, nên tin Kinh
này, là một Bản Kinh: “xưng tán công đức,
chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều
cùng hộ niệm.”
Xá Lợi Phất này! Thế giới phương Nam,
có Đức Nhật Nguyệt Đăng Phật, Danh Văn
Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tu Di Đăng
Phật, Vô Lượng Tinh Tiến Phật, còn nhiều Phật
14



TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

khác, như cát sông Hằng, đều ở nước mình,
hiện ra tướng lưỡi dài rộng, che khắp ba nghìn
đại thiên thế giới, nói lời thành thật rằng: Chúng
sinh các ngươi, nên tin Kinh này, là một Bản
Kinh: “xưng tán công đức, chẳng thể nghĩ bàn,
hết thẩy chư Phật, đều cùng hộ niệm”.
Xá Lợi Phất này! Thế giới phương Tây,
có Đức Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng
Phật, Vô Lượng Tràng Phật, Đại Quang Phật,
Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang
Phật, còn nhiều Phật khác, như cát sông Hằng,
đều ở nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng,
che khắp ba nghìn, Đại thiên thế giới, nói lời
thành thật rằng: Chúng sinh các ngươi, nên tin
Kinh này, là một Bản Kinh: “xưng tán công
đức, chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều
cùng hộ niệm”.
Xá Lợi Phất này! Thế giới phương Bắc,
có Đức Diệm Kiên Phật, Tối Thắng Âm Phật,
Nan Trữ Phật, Nhật Sinh Phật, Võng Minh
Phật, còn nhiều Phật khác, như cát sông Hằng,
đều ở nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng,
che khắp ba nghìn, Đại thiên thế giới, nói lời
thành thật rằng: Chúng sinh các ngươi, nên tin
15


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH


Kinh này, là một Bản Kinh: “xưng tán công
đức, chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều
cùng hộ niệm.”
Xá Lợi Phất này! Thế giới Hạ phương, có
Đức Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Quang
Phật, Đạt Ma Phật, Pháp Tràng Phật, Trì Pháp
Phật, còn nhiều Phật khác, như cát sông Hằng,
đều ở nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng,
che khắp ba nghìn Đại thiên thế giới, nói lời
thành thật rằng: Chúng sinh các ngươi, nên tin
Kinh này, là một Bản Kinh: “xưng tán công
đức, chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều
cùng hộ niệm.”
Xá Lợi Phất này! Thế giới Thượng
Phương, có Đức Phạm Âm Phật, Tú Vương
Phật, Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật,
Đại Diệm Kiên Phật, Tạp Sắc Bảo Hoa
Nghiêm Thân Phật, Sa La Thụ Vương Phật,
Bảo Hoa Đức Phật, Kiến Nhất Thiết Nghĩa
Phật, Như Tu Di Sơn Phật, còn nhiều Phật
khác, như cát sông Hằng, đều ở nước mình,
hiện ra tướng lưỡi dài rộng, che khắp ba nghìn
Đại thiên thế giới, nói lời thành thật rằng:
16


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

Chúng sinh các ngươi, nên tin Kinh này, là một

Bản Kinh: “xưng tán công đức, chẳng thể nghĩ
bàn, hết thẩy chư Phật, đều cùng hộ niệm.”
Xá Lợi Phất này! Ý Ông thế nào? Vì sao
Kinh này, lại có tên là: “Hết thẩy chư Phật, đều
cùng hộ niệm?”
Này Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam, hay
thiện nữ nào, nghe Kinh này rồi, thụ trì không
quên, và nghe danh hiệu, của các Đức Phật, thì
thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, đều được chư
Phật, hết thẩy hộ niệm, chẳng còn thoái
chuyển, nơi Đạo Vô Thượng, Chính Đẳng
Chính Giác. Vì thế cho nên, này Xá Lợi Phất!
Các ông đều nên, tin nhận lời Ta, và lời của
các, Đức Phật đã nói.
Xá Lợi Phất này! Nếu có người nào,
muốn sinh cõi nước, Phật A Di Đà, ai đã phát
nguyện, ai nay phát nguyện, ai sẽ phát nguyện,
thì những người ấy, đều chẳng thoái chuyển,
nơi Đạo Vô Thượng, Chính Đẳng Chính Giác.
Ở cõi nước kia, hoặc đã sinh về, hoặc nay sinh
về, hoặc sẽ sinh về. Vì thế cho nên, này Xá Lợi
Phất! Các Thiện nam tử, Thiện nữ nhân nào,
17


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

nếu có ai tin, phải nên phát nguyện, sinh sang
nước kia.
Xá Lợi Phất này! Như Ta hôm nay, xưng

tán công đức, chẳng thể nghĩ bàn, của các Đức
Phật, các Đức Phật ấy, cũng lại xưng tán, công
đức của Ta, chẳng thể nghĩ bàn, mà nói lời này:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hay làm những
việc, rất khó hiếm có, ở ngay cõi nước Sa
Bà, có năm ác trược: Kiếp trược, Kiến trược,
Phiền não trược, Chúng sinh trược, Mệnh
trược, thế mà chứng được, Vô Thượng
Chính Đẳng Chính Giác. Vì các chúng sinh,
nói ra Pháp ấy, là Pháp hết thẩy, thế gian khó
tin.
Xá Lợi Phất này! Phải nên biết rằng, Ta ở
nơi đời, có năm ác trược, làm việc khó làm,
chứng được quả vị, Vô Thượng Chính Đẳng
Chính Giác. Vì hết thẩy thế gian, nói Pháp khó
tin này, thật là việc rất khó.
Phật nói Kinh này rồi, Ngài Xá Lợi Phất,
và các Tỷ khiêu, hết thẩy thế gian, Trời, Người,
A tu la, và các cõi khác, nghe điều Phật dậy,
vui mừng tin nhận, đỉnh lễ rồi lui.
18


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

Đức Phật thuyết Kinh A Di Đà!
Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn
Bản Đắc Sinh Tịnh Độ Đà La Ni:
Nam mô a di đa bà dạ. Đa tha dà đa dạ, đa
địa dạ tha. A di rị đô bà tỳ. A di rị đá tất đam bà tỳ.

A di rị đá, tì ca lan đế. A di rị đá, tì ca lan đá. Dà di
nị. Dà dà na. Chỉ đá ca lệ, sa bà ha. (3 biến)

TÁN A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di
Hám mục trừng thanh tứ Đại Hải
Quang trung hóa Phật vô số ức
Hóa Bồ Tát chúng diệc vô biên
Tứ thập bát nguyện độ chúng sinh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật!
(3 lần)
Nam mô A Di Đà Phật!
(…...)
A Di Đà Phật!
(…...)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát! (10 lần)
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát! (10 lần)
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát! (10 lần)
19


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
(10 lần)


PHÁT NGUYỆN
Mười phương ba đời Phật
A Di Đà bậc nhất
Chín phẩm độ chúng sinh,
Uy đức không cùng cực,
Nay con nguyện quy y
Sám hối tội ba nghiệp,
Phàm có các phúc thiện,
Dốc lòng đem hồi hướng
Nguyện cùng người niệm Phật
Cảm ứng hiện tùy thời
Lâm chung cảnh Tây Phương
Rõ ràng ngay trước mắt
Thấy nghe đều tinh tiến,
Cùng sinh nước Cực Lạc.
Thấy Phật dứt sinh tử
Như Phật độ hết thẩy.
Đoạn vô biên phiền não
Tu vô lượng Pháp môn
Thệ nguyện độ chúng sinh
Hết thẩy thành Phật đạo
Hư không còn cùng tận
Nguyện con mãi vô cùng
20


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

Hữu tình và vô tình
Cùng viên thành Chủng Trí


TAM TỰ QUY
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sinh,
thể giải đại đạo, Phát Vô Thượng Tâm. (1 lễ)
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sinh,
thâm nhập Kinh tạng, trí tuệ như Hải. (1 lễ)
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sinh,
thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại. (1 lễ)

HỒI HƯỚNG
Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ
Nhược hữu kiến văn giả
Tức phát Bồ Đề tâm
Tận thử nhất báo thân
Đồng sinh Cực Lạc Quốc.

21


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

LƯ HƯƠNG TÁN
Lư hương sạ nhiệt,
Pháp giới mông huân,
Chư Phật hải hội tất giao văn,
Tuỳ xứ kết tường vân,
Thành ý phương ân,

Chư Phật hiện toàn thân.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha
Tát! (3lần)

KHAI KINH KỆ
Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp,
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thụ trì,
Nguyện giải Như Lai chân thực nghĩa.
Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni
Phật! (3 lần)

22


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ KINH
Tào Ngụy: Sa môn Khương Tăng Khải dịch
Việt Dịch: Sa môn Thích Tiến Đạt

Tôi nghe như vậy, một thời Phật ở, trong
núi Linh Thứu, nơi Thành Vương Xá, cùng Đại
Tỷ khiêu, vạn hai nghìn người, hết thẩy Đại
Thánh, đã được thần thông. Các vị đó là: Tôn
giả Liễu Bản Tế, Tôn giả Chính Nguyện, Tôn
giả Chính Ngữ, Tôn giả Đại Hiệu, Tôn giả
Nhân Hiền, Tôn giả Ly Cấu, Tôn giả Danh
Văn, Tôn giả Thiện Thật, Tôn giả Cụ Túc, Tôn
giả Ngưu Vương, Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca

Diếp, Tôn giả Già Da Ca Diếp, Tôn giả Na Đề
Ca Diếp, Tôn giả Ma Ha Ca Diếp, Tôn giả Xá
Lợi Phất, Tôn giả Đại Mục Kiền Liên, Tôn giả
Kiếp Tân Na, Tôn giả Đại Trụ, Tôn giả Đại
Tịnh Chí, Tôn giả Ma Ha Chu Na, Tôn giả
Mãn Nguyện Tử, Tôn giả Ly Chướng, Tôn giả
Lưu Quán, Tôn giả Kiên Phục, Tôn giả Diện
Vương, Tôn giả Dị Thừa, Tôn giả Nhân Tính,
Tôn giả Gia Lạc, Tôn giả Thiện Lai, Tôn giả
La Vân, Tôn giả A Nan, các vị đó đều, là bậc
Thượng Thủ. Lại cùng Đại Thừa, các vị Bồ
23


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

Tát, ở trong hiền kiếp, Phổ Hiền Bồ Tát, Diệu
Đức Bồ Tát, Từ Thị Bồ Tát… Hết thẩy Bồ Tát,
cùng đến dự Hội. Lại có mười sáu, các vị
Chính Sĩ, nhóm ông Hiền Hộ: Thiện Tư Nghị
Bồ Tát, Tín Tuệ Bồ Tát, Không Vô Bồ Tát,
Thần Thông Hoa Bồ Tát, Quang Anh Bồ Tát,
Tuệ Thượng Bồ Tát, Trí Tràng Bồ Tát, Tịch
Căn Bồ Tát, Nguyện Tuệ Bồ Tát, Hương
Tượng Bồ Tát, Bảo Anh Bồ Tát, Trung Trụ Bồ
Tát, Chế Hạnh Bồ Tát, Giải Thoát Bồ Tát, thẩy
đều tu theo, đức của Phổ Hiền, đầy đủ vô
lượng, hạnh nguyện Bồ Tát, an trụ hết thẩy, các
Pháp công đức. Dạo khắp mười phương, dùng
Pháp phương tiện, vào tạng Phật Pháp, cứu

kính bỉ ngạn. Trong vô lượng thế giới, hiện
thành Đẳng Giác. Ở cung Đâu Suất, rộng tuyên
chính Pháp, xả bỏ cung trời, giáng thần thai
mẹ, từ hông phải sinh, hiện đi bẩy bước, hào
quang rực rỡ, chiếu khắp mười phương, vô
lượng cõi Phật, sáu thứ chấn động, cất lời nói
rằng: “Ta sẽ ở đời, là bậc Vô Thượng, Thích
Phạm theo hầu, Trời người quy ngưỡng. Thị
hiện học tập, toán số văn học, bắn cung cưỡi
ngựa, thông suốt võ thuật, quán triệt các sách,
24


TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

vào nơi vườn sau, diễn võ thi tài. Hiện ở trong
cung, thụ hưởng sắc vị, thấy già bệnh chết, ngộ
lý vô thường, bỏ nước xả ngôi. Cưỡi con Bạch
mã, vào núi học đạo, sai người mang về, mũ
báu anh lạc, bỏ áo châu báu, mà mặc Pháp
phục, cạo bỏ râu tóc, ngồi dưới gốc cây, siêng
tu khổ hạnh, trải qua sáu năm, tu hành như
Pháp. Ở đời năm trược, tùy thuận quần sinh,
hiện có trần cấu, tắm rửa sông Kim, Trời vít
cành cây, vin vào đó mà, ra khỏi sông ao. Linh
cầm bay theo, đến chốn đạo tràng, điềm lành
cảm ứng, nêu tỏ công đức, nhận cỏ cúng dàng,
trải làm tòa Phật, dưới cội Bồ Đề, kết già đoan
tọa, phóng Đại quang minh, khiến Ma Vương
biết. Ma đem quyến thuộc, đến mà thách đấu,

bên dùng trí lực, chế ngự hàng phục, đắc Pháp
vi diệu, thành Vô thượng Giác. Thích Phạm
khuyến thỉnh, chuyển bánh xe Pháp. Phật liền
dạo bước, thuyết Pháp độ sinh: đánh trống
Pháp, thổi loa Pháp, cầm kiếm Pháp, dựng cờ
Pháp, nổi sấm Pháp, lóe chớp Pháp, tưới mưa
Pháp, nói Pháp thí. Thường dùng Pháp âm,
giác ngộ thế gian, quang minh chiếu khắp, vô
lượng cõi Phật. Hết thẩy thế giới, chấn động
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×