Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Điều tra, thu thập số liệu, xây dựng tập đoàn giống lúa có khả năng kháng rầy nâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.99 KB, 17 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Chuyên đề 1.4)
Nội dung 1: Điều tra, thu thập số liệu, xây dựng các tập đoàn giống lúa bản
địa của Việt Nam (tập trung các giống có chất lượng tốt, có khả năng chống
chịu với các điều kiện bất lợi sinh học và phi sinh học)
Chuyên đề 1.4: Điều tra, thu thập số liệu, xây dựng tập đoàn giống lúa có
khả năng kháng rầy nâu

MỞ ĐẦU
Lúa được coi là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: Lúa mỳ,
lúa và ngô. Trong đó có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực
chính, 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Như
vậy, lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% dân số trên thế giới.
Trong những năm gần đây, nước ta đã có những bước tiến vượt bậc về sản
xuất lúa gạo và đã mang lại nhiều lợi ích cho người sản xuất và cho ngành lương
thực phục vụ xuất khẩu nhờ vào việc sử dụng các giống lúa có năng suất cao cùng
với việc thâm canh tăng vụ. Nhưng chính điều này cũng là một cơ hội cho sự bùng
phát dịch hại.
Để đảm bảo tính ổn định và nâng cao năng suất, phẩm chất lúa, ngoài các
yếu tố khác như giống, kỹ thuật canh tác điều kiện thời tiết khí hậu…, sâu bệnh là
một yếu tố hết sức quan trọng, nó là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, phẩm
chất và sản lượng lúa. Cây lúa bị rất nhiều loài sinh vật gây hại như: sâu cuốn lá
nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, chuột…, trong đó rầy nâu là một trong những đối
tượng gây hại nguy hiểm nhất vì ngoài việc chích hút gây hại trực tiếp, rầy nâu
còn là môi giới truyền bệnh virus cho lúa như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.Theo
Reissig Henrichs (1993), sự gia tăng về số lượng và thành phần nhóm rầy hại thân
do nguyên nhân, mở rộng diện tích trồng lúa, tạo điều kiện cho rầy pháp tán và lây
lan trên diện rộng. Tăng số vụ lúa trong năm tạo điều kiện cho rầy phát triển thành
dịch, cơ cấu giống thường xuyên được thay đổi, thay thế các giống chống chịu tốt
năng xuất thấp thay bằng các giống cho năng xuất cao nhưng ngược lại tính chống



1


chịu sâu, bệnh lại kém. Trồng nhiều giống mới thay giống liên tục làm phát sinh
nhiều loài rầy mới gây hại mạnh hơn. Ngoài ra, rầy lưng trắng và rầy xám cũng
thường xuyên xuất hiện trên các giống lúa đặc biệt trên các giống nhiễm cùng với
rầy nâu và được coi là những dịch hại quan trọng đối với trồng lúa nhiệt đới và
cận nhiệt đới Châu Á.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tái phát, song chủ yếu sử dụng
thuốc hoá học quá nhiều, lại không đúng liều lượng, cũng có thể không đúng cách,
…[1]. Ở Việt Nam, vào năm 1958 rầy nâu phát sinh thành dịch phá hại lúa chiêm
xuân giai đoạn trỗ - chín ở các tỉnh phía Bắc. Ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông
Cửu Long, đồng bằng ven biển khu 5 và Thừa Thiên Huế. Năm 1974 diện tích lúa
bị rầy nâu hại ở các tỉnh phía Nam lên tới 97.860 ha, đặc biệt từ tháng 11/1977,
trong suốt 3 tháng11-1, rầy nâu gây thành dịch trên diện tích rộng 200.000 ha.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), trong những năm 1999 - 2003, diện tích lúa bị
hại do rầy nâu và rầy lưng trắng gây ra trong cả nước là 408.908,4 ha trong đó
miềnBắc là 213.208,8 ha, miền Nam là 195.699 ha. Năm 2006 tại các tỉnh thành
phía Nam, tổng diện tích nhiễm rầy nâu toàn vụ là 200.039 ha chiếm 12,8% diện
tích gieo trồng. Như vậy, diện tích lúa bị hại và hại nặng do rầy nâu gây ra xếp
hàng thứ ba trong chín loài dịch hại lúa chủ yếu[3]. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây
đa số các giống đang gieo trồng chủ yếu các giống mẫn cảm với rầy nâu ở nước ta.
Ngày nay nhóm rầy hại thân đang được sự quan tâm của các nhà bảo vệ thực vật.
Để khắc phục tình trạng trên việc đi sâu nghiên cứu về nhóm rầy hại thân và tìm ra
biện pháp phòng chống chúng hợp lý, góp phần tích cực cho công tác bảo vệ thực
vật đạt hiệu quả cao, đưa ra được những khuyến cáo trong việc bố trí cơ cấu giống
cây trồng hợp lý để giảm áp lực của dịch hại, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực
vật và lượng thuốc độc trên đơn vị diện tích, đồng thời chọn tạo ra các giống cây
trồng kháng rầy là rất cần thiết.

Nghiên cứu cải thiện giống lúa kháng rầy hiện nay chia ra làm hai
hướng chính.
Khai thác sự đa dạng tự nhiên về nguồn gen kháng rầy qua chọn lọc trực
tiếp trong điều kiện mang bệnh hoặc chọn lọc nhờ sự hiểu biết về di truyền của các
2


tính trạng số lượng và chọn lọc nhờ sự trợ giúp của các chỉ thị phân tử[5]. Chỉ thị
phân tử thực chất là những biện pháp kỹ thuật giúp phát hiện ra những đoạn ADN
liên kết chặt với các gen cần xác định. Thông qua việc phát hiện những đoạn liên
kết với gen đích cho phép chúng ta khẳng định sự có mặt hay vắng mặt của gen
kháng rầy. Việc sử dụng chỉ thị phân tử có thể giúp xác định nhanh sự có mặt của
gen kháng rầy, giúp các nhà chọn giống chủ động trong việc chọn lựa các tổ hợp
lai hiệu quả. Nhờ đó, quá trình chọn tạo giống kháng rầy trở nên nhanh, hiệu quả,
tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của.
Tạo giống chuyển gen hoặc giống có gen biểu hiện ở mức độ khác với gen
sẵn có để thay đổi khả năng kháng rầy[2]. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về
chuyển gen và thay đổi biểu hiện của gen để tăng khả năng kháng rầy vẫn chưa đạt
được nhiều thành công. Do đó, trong chọn giống cây trồng, hướng nghiên cứu khai
thác sự đa dạng tự nhiên về nguồn gen giữa các giống bố mẹ để dùng trong lai tạo
vẫn đang được sử dụng một cách có hiệu quả.

I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY LÚA
Cây lúa thuộc họ hòa thảo (Graminae), tộc Oryzae, chi Oryza, có tổng số
nhiễm sắc thể 2n = 24. Oryza có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới
ẩm của Châu Phi, Nam và Đông Nam Châu Á, Nam Trung Quốc, Nam và Trung
Mỹ và một phần ở Úc Châu (Chang, 1976 theo De Datta, 1981). Trong đó, chỉ có
2 loài là lúa trồng, còn lại là lúa hoang hằng niên và đa niên. Loài lúa trồng quan
trọng nhất, thích nghi rộng rãi và chiếm đại bộ phận diện tích lúa thế giới là Oryza

sativa L. Loài nầy hầu như có mặt ở khắp nơi từ đầm lầy đến sườn núi, từ vùng
xích đạo, nhiệt đới đến ôn đới, từ khắp vùng phù xa nước ngọt đến vùng đất cát
sỏi ven biển nhiễm mặn phèn … Một loài lúa trồng nữa là Oryza glaberrima
Steud., chỉ được trồng giới hạn ở một số quốc gia Tây Phi Châu và hiện đang bị
thay thế dần bởi Oryza sativa L. (De Datta, 1981).
Tateoka (1963, 1964) (trong Oka, 1988) lại phân biệt 22 loài, trong đó,
cũng thống nhất 2 loài lúa trồng O. sativa L. và O. glaberrima Steud. Ông xem

3


dạng lúa Châu Phi (O. perennis Moench) như là một loài riêng, O. barthii A.
Chev., và dạng lúa Châu Á và Châu Mỹ thuộc về loài O. rufipogon Griff. Ông
cũng bổ sung 2 loài mới: O. longiglumis Jansen và O. angustifolia Hubbard
(Bảng1).
Năm 1928 – 1930, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã đưa lúa trồng thành 2
loại phụ: “indica” và “japonica” trên cơ sở phân bố địa lý, hình thái cây và hạt, độ
bất dục khi lai tạo và phản ứng huyết thanh (Serological reaction). Các nhà nghiên
cứu Nhật Bản sau đó đã thêm một nhóm thứ 3 “javanica” để đặt tên cho giống lúa
cổ truyền của Indonesia là “bulu” và “gundil”.
Từ “Janvanica” có gốc từ chữ Java là tên của một đảo của Indonesia. Từ
“Japonica” có lẽ xuất xứ từ chữ Japan là tên nước Nhật Bản. Còn “Indica” có lẽ có
nguồn gốc từ India (Ấn Độ). Như vậy, tên gọi của 3 nhóm thể hiện nguồn gốc xuất
phát của các giống lúa từ 3 vùng địa lý khác nhau. Bảng 2 so sánh đặc tính của 3
nhóm này.
Bảng 1: Các loài Oryza theo Takeoka (1963) với số nhiễm sắc thể,
kiểu gien và phân bố địa lý
Nhóm/loài
Nhóm Oryzae
Sativa L.

Rufipogon Griff.
Barthii A. Chev.
glaberrima Steud.
breviligulata A. Chev. et Roehr.

2n

Kiểu gien

24
24
24
24
24

AA
AA
AA
AA
AA

Khắp thế giới, lúa trồng
Châu Á, Châu Mỹ
Châu Phi
Châu Phi, lúa trồng
Châu Phi

australiensis Domin
eichingeri A. Peter
punctata Kotschy

officinalis Wall.
minuta J.S. Presl
latifolia Desv.
alta Swallen
grandiglumis Prod.
Nhóm Schlechterianae

24
24
24, 48
24
48
48
48
48

EE
CC
BB, BBCC
CC
BBCC
CCDD
CCDD
CCDD

Châu Úc
Châu Phi
Châu Phi
Châu Á
Châu Á

Châu Mỹ
Châu Mỹ
Châu Mỹ

4

Phân bố địa lý


schlechteri Pilger
Nhóm Granulatae
meyeriana Baill.
Nhóm Ridleyanae
ridleyi Hook. F.
longiglumis Jansen
Nhóm Angustifoliae
brachyantha A. Chev. et Roehr.
angustifolia Hubbard
perrieri A. Camus
tisseranti A. Chev.
Nhóm Coarctatae
Coarctata Roxb.

New Guinea
24

Châu Á

48
48


Châu Á
New Guinea

24
24
24
24

FF
Châu Phi
Malagasy
Châu Phi

48

Châu Á

Châu Phi

Hiện nay, diện tích trồng lúa chiếm trên 1/10 diện tích đất trồng trên thế
giới và có 15 nước trên thế giới trồng lúa với diện tích hơn hơn 1 triệu ha, trong đó
có tới 13 nước ở Châu Á. Riêng Trung Quốc và Ấn Độ chiếm khoảng 50% diện
tích trồng lúa và 56% sản lượng lúa toàn cầu. Bangladesh, Indonexia, Thái Lan
mỗi nước đều có diện tích trồng lúa lớn hơn tổng diện tích trồng lúa của tất cả các
nước Mĩ La tinh. Châu Phi có diện tích trồng lúa gần bằng diện tích trồng lúa của
Việt Nam, nhưng sản lượng lúa lại thấp hơn Việt Nam từ 2-3 lần .
Bảng 2: Đặc trưng hình thái và sinh lý tổng quát của 3 nhóm giống lúa

Đặc

tính
Thân
Chồi


Hạt

Sinh
học

INDICA

- Thân cao
- Nở bụi mạnh
- Lá rộng, xanh nhạt
-Hạt thon dài, dẹp
-Hạt hầu như không
có đuôi
-Trấu ít lông và lông
ngắn
-Hạt dễ rụng
-Tính quang cảm rất
thay đổi

JAVANICA

JAPONICA

-Thân cao trung bình
-Thân thấp

-Nở bụi thấp
-Nở bụi trung bình
-Lá rộng, cứng, xanh nhạt -Lá hẹp, xanh đậm
-Hạt tròn, ngắn
-Hạt to, dầy
-Hạt không đuôi tới có
-Hạt không có đuôi hoặc
đuôi dài
có đuôi dài
-Trấu có lông dài và
-Trấu có lông dài
dầy
-Ít rụng hạt
-Ít rụng hạt
-Tính quang cảm rất
-Tính quang cảm rất yếu
thay đổi
5


Nguồn: Chang, 1965.
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TÁC HẠI CỦA RẦY
Rầy là một trong những loài sâu gây hại lớn nhất cho lúa. Rầy được chia
thành nhiều loài khác nhau, trong đó phổ biến là rầy nâu và rầy lưng trắng gây
thiệt hại rất lớn về năng suất cũng như chất lượng lúa.
1.2.1 Đặc điểm hình thái Rầy nâu
Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal), thuộc họ Delphacidae, bộ Homoptera.
Trứng rầy nâu có dạng “quả chuối tiêu”, mới đẻ trong suốt, gần nở chuyển màu
vàng và có hai điểm mắt đỏ. Trứng rầy nâu đẻ thành từng ổ từ 5-12 quả nằm sát
nhau theo kiểu “úp thìa”, đầu nhỏ quay vào trong, đầu to quay ra ngoài biểu bì

ngoài của bẹ lá.
Rầy non rất linh hoạt, mới nở có màu xám trắng, tuổi 2-3 trở lên có màu
nâu vàng, trong điều kiện mật độ cao có màu nâu sẫm. Con trưởng thành có màu
nâu tối, con đực nhỏ hơn con cái. Có 2 dạng rầy trưởng thành: loại cánh ngắn và
loại cánh dài.
1.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại
Vòng đời của sâu gai từ 25- 30 ngày và thay đổi theo mùa
+ Thời gian trứng: 5- 14 ngày
+ Thời gian rầy non: 12- 32 ngày
+ Thời gian rầy trưởng thành: 3- 20 ngày
Rầy cái trưởng thành có thể đẻ 150- 250 trứng và có tính hướng sáng mạnh.
Con trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây từ dảnh và lá lúa. Rầy nâu xâm
nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Rầy nâu phát sinh với
mật độ cao và gây hại nặng vào giai đoạn trước lúc lúa trỗ bông, ngậm sữa và bắt
đầu chín[1]. Nếu chỉ đơn thuần rầy gây hại không là môi giới truyền bệnh thì đánh
giá mức gây hại của rầy nâu là không lớn nhưng cách phòng trừ loại rầy này lại
tương đối khó. Rầy nâu có phản ứng kháng, nhiễm với các giống lúa rất rõ, nó có
6


khả năng hình thành các nòi sinh học mới khi có sức ép chọn lọc của môi trường
đủ lớn. Rầy có khả năng di cư đám đông rất xa và kháng thuốc cao. Rầy nâu còn
có tác hại chủ yếu là truyền lan các loại virut [3]. Nguy hiểm hơn cả là bệnh vàng
lùn và lùn xoăn lá lúa. Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, độ ẩm
cao, mưa nắng xen kẽ. Ở Miền Nam rầy có thể gây hại liên tục các vụ lúa, còn ở
phía Bắc cháy rầy thường xảy ra vào tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng
10 (vụ mùa) [4].
Tỉ lệ rầy nâu N. lugens có thể truyền bệnh khác nhau theo từng vùng trên ruộng
lúa, và biến động từ 5- 60 % [11], [12], [14]. Tỷ lệ rầy truyền bệnh có thể được
tăng lên bằng cách chọn lọc và nhân mật số các cá thể rầy có khả năng truyền

virut, nhưng lại giảm đi khi không còn áp lực chọn lọc [12]. Với rầy nâu N.
lugens, tỉ lệ truyền bệnh không khác biệt rõ ràng giữa rầy đực và cái, giữa rầy đen
đậm và đen nhạt, giữa rầy cánh dài và cánh ngắn [12]. Tuy nhiên, rầy non có khả
năng truyền bệnh cao hơn và có giai đoạn ủ virut ngắn hơn rầy trưởng thành [11].

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA THU THẬP MẪU
- Thu thập tài liệu, tìm hiểu về sự phân bố của các giống địa phương của
Việt Nam qua các tài liệu khoa học liên quan;
- Điều tra thực tế; phỏng vấn, lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi lấy mẫu.
Nhận dạng, mô tả tại chỗ những đặc điểm nổi bật và kế thừa các nghiên cứu có
trước;
- Thu thập các mẫu hạt, bảo quản ở điều kiện phòng thí nghiệm để phục vụ
các thí nghiệm ở mức phân tử.
2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH CHỐNG CHỊU RẦY NÂU
Đánh giá tính chồng chịu rầy nâu theo hướng dẫn của IRRI, 1997 [13] như
sau: Các giống lúa được gieo vào ô bàn cờ 50 ô, mỗi giống gieo 3 ô, mỗi ô 15 hạt,
gieo ngẫu nhiên 45 hạt cho 3 lần nhắc lại, các giống được đánh giá tính kháng và
nhiễm ở từng ô. Viền xung quanh ô bàn cờ là giống nhiễm TN1 (giống đối chứng).

7


Mạ được 3-4 lá thật bắt đầu thả rầy tuổi 2, thả theo 5 điểm, đảm bảo 5-6
con rầy cho 1 tép mạ.
Theo dõi mạ đến khi giống TN1 bắt đầu cháy thì tiến hành đánh giá theo
thang 9 cấp của IRRI
Cấp 0: không bị hại
Cấp 1: bị hại rất nhẹ
Cấp 3: lá thứ nhất hoặc thứ hai biến vàng bộ phận

Cấp 5: biến vàng và lùn rõ rệt, khoảng 10- 25% cây bị héo
Cấp 7: hơn nửa số cây héo hoặc chết, cây còn lại bị lùn nặng hay héo dần
Cấp 9: tất cả các cây bị chết

III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THU THẬP
3.1. Kết quả điều tra khả năng kháng rầy nâu của tập đoàn lúa Nếp, lúa
Nương
Kết quả điều tra khả năng kháng rầy và một số đặc điểm chính của các
giống lúa nếp và lúa nương được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả điều tra khả năng kháng rầy và một số đặc điểm chính của các

TT

SĐK

Tên giống

1

5104

Ka tiêu

2

4609

Kháu khỉnh

3


2484

4

1406

Khẩu giăng
căm
Khẩu tan pỏn

5

7006

Nếp lùn

6

3612

7
8

giống lúa nếp, lúa nương
Năng
Nguồn
suất
Phẩm
TGST

gốc
(tạ/ha
chất
)

Kháng
rầy

Hòa
Bình

152

73,26

Thơm

KV

130

43,95

Thơm ít

KV

-

139


84,46 Không thơm

NC

-

133

67,56 Thơm ít

NC

-

125

63,76 Không thơm

KV

139

83,89 Không thơm

NC

3922

Plẩu tâu đằng

dạng 2
Tan nọi

-

133

26,53 Không thơm

NC

2021

Khẩu mèo

-

135

78,94

NC

8

Không thơm

Một số đặc điểm chính
Cây cứng, đẻ nhánh mạnh
Cây trung bình, bông to, đẻ

nhánh mạnh
Cứng cây trung bình, đẻ
nhánh mạnh
Cây cứng, không đẻ nhánh
Cây thấp, cứng cây trung
bình, đẻ nhánh mạnh
Cứng cây trung bình, đẻ
nhánh mạnh
Cứng cây yếu, đẻ nhánh yếu
Cứng cây yếu, đẻ nhánh
mạnh


9

412

Nếp bồ hóng
Hải Dương

Hải
Dương

145

39,47 Không thơm

NC

Lia tón


-

123

47,04

Không thơm

NC

Nếp râu

-

131

70,44 Không thơm

NC

-

130

56,24 Thơm ít

NC

-


135

42,95

NC

-

144

52,59

Yên
Bái

131

49,91 Thơm ít

NC

Kháu mặc
buộc

-

131

45,08 Không thơm


KV

7186

Tẻ nương

-

131

55,55 Thơm ít

NC

18

9408

Ló đếp cẩm

149

35,12 Không thơm

KV

19

7099


Kháu căm pị

135

38,86 Không thơm

KV

Cứng cây yếu, đẻ nhánh
mạnh
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh
Cây trung bình, đẻ nhánh
cụm
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh
Cây trung bình, đẻ nhánh
yếu
Cứng cây rất yếu, đẻ nhánh
yếu
Hạt thóc to. Cây trung bình,
đẻ nhánh cụm
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh
Cứng cây trung bình, đẻ
nhánh mạnh
Cây cứng, đẻ nhánh mạnh ,
chịu hạn tốt, ít sâu bệnh
Cây trung bình, đẻ nhánh

mạnh

10

930

11

2049

12

1898

13

1980

14

958

Tan lanh

15

1801

Nếp cái nương


16

8673

17

20

2104

-

139

78,97 Thơm ít

KV

Cây cứng, đẻ nhánh cụm

21

4180

Khẩu đang
đanh
Nếp cái đỏ

-


139

53,46 Không thơm

NC

22

7021

Khẩu lao

-

126

41,33 Thơm ít

KV

23
24

8260
9963

Blào đang
Kháu điển lư

139

139

37,33 Thơm ít
54,76 Thơm ít

KV
KV

25

2380

Nếp cẩm

Ninh
Bình

Cây cứng, đẻ nhánh mạnh
Cứng cây trung bình, đẻ
nhánh cụm
Cứng cây,
Cây cứng, đẻ nhánh mạnh

139

43,28 Không thơm

NC

Cây cứng, đẻ nhánh yếu


26

1990

Ne nương

-

128

41,19 Thơm ít

NC

27

2056

Nếp cẩm đen

-

149

31,11 Không thơm

NC

Khẩu nua

nương
Nếp nương
cẩm

Thanh
Hóa
Hoà
Bình

Không thơm

NC

Cây trung bình, đẻ nhánh
yếu
Cây cứng, đẻ nhánh mạnh

Qua bảng 3.1 cho thấy: Trong số 27 giống lúa nếp, lúa nương nghiên cứu có 10
giống có khả năng kháng vừa (chiếm 37,03%) và 16 giống bị nhiễm cao với rầy
nâu (chiếm 59,26%).
3.2. Kết quả điều tra khả năng kháng Rầy nâu của tập đoàn lúa Tám
Kết quả điều tra khả năng kháng rầy và một số đặc điểm chính của các
giống lúa Tám được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả điều tra khả năng kháng rầy và một số đặc điểm chính của các
TT

SĐK

Tên giống


Nguồn

giống lúa Tám
TGST Năng
Phẩm chất

9

Kháng

Một số đặc điểm chính


suất
(tạ/ha)

gốc

rầy

159

31,3

Rất thơm, cơm
ngon

NC

153


37,8

thơm ít

NC

155

31,7

thơm ít, cơm ngon

NC

159

38,6

thơm ít

NC

158

37,5

thơm ít

NC


159

42,8

thơm ít

NC

157

47,1

Có hương thơm

NC

Hải
Dương

155

38,3

Có hương thơm

NC

-


159

55,3

Có hương thơm

NC

155

40,8

Có hương thơm

NC

157

31,5

Có hương thơm

NC

157

28,7

thơm ít, cơm ngon


NC

-

157

32,1

thơm ít

NC

Tám Xuân
Hồng

-

159

37,1

Có hương thơm

NC

5120

Tám Nghĩa
Hồng


Nam
Định

158

39,7

Rất thơm, cơm
ngon

NC

16

5121

Tám con

-

158

34,8

Có hương thơm

NC

17


5122

41,5

thơm ít

NC

5124

157

35,8

thơm ít

NC

19

5125

Nam
Định
Nam
Định
Nam
Định

154


18

Tám Nghĩa
Lạc
Tám Hải
Giang
Tám Nghĩa
Sơn

158

46,7

Có hương thơm

NC

20

6212

Tám cổ rụt

-

159

28,5


Có hương thơm

NC

Tám tức Tây
Bắc
Tám trắng
Vĩnh Phúc
Tám đen Hà
Đông
Tám thơm
Hải Dương
Tám thơm
Thái Bình
Tám tròn Hải
Dương
Tám đứng
Hải Dương
Tám xoăn có
râu Hải
Dương
Tám nghệ hạt
đỏ
Tám xoan
Vĩnh Phúc
Tám xoan Hải
Hậu
Tám thơm ấp
bẹ


1

233

2

259

3

268

4

287

5

290

6

305

7

307

8


313

9

316

10

317

11

1048

12

2375

13

5118

Tám tiêu

14

5119

15


Tây Bắc
Vĩnh
Phúc
Hà Tây
(cũ)
Hải
Dương
Thái
Bình
Hải
Dương
Hải
Dương

Vĩnh
Phúc
Nam
Định
Nam
Định

10

Cây cao, yếu, đẻ nhánh cao.
Năng suất trung bình.
Cứng cây yếu, đẻ nhánh
yếu
Cây trung bình, đẻ nhánh
yếu
Cây trung bình, đẻ nhánh

mạnh
Cây trung bình, đẻ nhánh
yếu
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh
Cây trung bình, đẻ nhánh
yếu
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh
Vỏ gạo mầu trắng, hạt thóc
nhỏ, thon, cây cao, yếu, khả
năng đẻ nhánh cao
Cứng cây yếu, đẻ nhánh
mạnh
Cứng cây yếu, đẻ nhánh
mạnh
Cứng cây trung bình, đẻ
nhánh mạnh

Cứng cây yếu, đẻ nhánh
mạnh
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh


Nam
Định

160

53,1

thơm ít, cơm ngon

NC

-

153

32,7

Có hương thơm

NC

Tám xoan
Bắc Ninh


Bắc
Ninh

158

36,3

Có hương thơm

NC

Tám Xuân
Đài
Tám Xuân
Bắc

Nam
Định

158

32,5

Rất thơm, cơm
ngon, dẻo

NC

-


157

30,9

thơm ít

NC

Tám nghển

-

157

45,5

thơm ít

NC

21

6238

Tám xoan

22

6240 Tám cao cây


23

314

24

5117

25

5123

26

6239

Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh
Cứng cây yếu, đẻ nhánh
mạnh
Hạt thóc nhỏ, thon, cây cao,
yếu khả năng đẻ nhánh cao.
Năng suất cao
Khả năng đẻ nhánh mạnh,
cây yếu dễ đổ
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh
Cây trung bình, đẻ nhánh
mạnh


Qua bảng 3.2 cho thấy: Tập đoàn lúa Tám bị nhiễm cao với rầy nâu (trong
số 26 giống lúa Tám nghiên cứu cả 26 giống đều bị nhiễm cao với rầy nâu)
3.3. Kết quả điều tra khả năng kháng rấy nâu của tập đoàn lúa miền Nam
Kết quả điều tra khả năng kháng rầy và một số đặc điểm chính của các
giống lúa miền Nam được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả điều tra khả năng kháng rầy và một số đặc điểm chính của các
giống lúa miền Nam

11


TT Tên giống

Nguồn
gốc

TG
ST

Năng
suất
(tấn/ha)

Phẩm
chất

Kháng
rầy

1


OM5930

VL

95-100

4-8

Mềm cơm
Thơm nhẹ

K

2

OM6377

VL

95-100

4-8

Mềm cơm
Thơm nhẹ

K

3


OM5471

VL

4

OM4088

VL

90

4-8

Dẻo, thơm nhẹ

K

5

OM4101

VL

90

4-8

Mềm cơm, thơm

nhẹ

Ktb

6

OM5472

VL

95

4-8

Mềm cơm

Ktb

7

OMCS20
00

VL

95

4-8

Mềm cơm


Ktb

8

OM5451

VL

95

4-8

Mềm cơm

Ktb

9

OM 6976

VL

Cơm mềm và
xốp

K

10 OM4097


VL

94

4-8

Mềm cơm

K

11 OM8923

VL

98

4-8

Mềm cơm

K

12 OM4488

VL

95

4-8


CL8
13 (Cửu
Long)

VL

96

4-8

14 AS996

VL

99

4-8

15 OM2395

VL

95

4-8

16 OM4498

VL


95

4-7

OM6561
-12

VL

98

4-8

Cơm mềm, thơm
nhẹ

K

18 OM 5629

VL

95-100

5-9

Cơm xốp

K


19 OM6916

VL

95-100

5-8

Cơm mềm

K

20 OM6918

VL

95-100

5-8

21 OM7348

VL

95-100

5-8

17


95

4-8

95-100 5-10

Mềm cơm

Mềm cơm
Mềm cơm

Dẻo, thơm
Mềm cơm
Mềm cơm

Cơm mềm

12

Cơm mềm

K

K
K
Ktb
Ktb
K

K

K

Một số đặc điểm chính
Chiều cao cây 97-104cm, cứng cây,
lá đòng ngắn, năng suất cao 58tấn/ha , Amylose 25%
Chiều cao cây 100cm, cứng cây ,
năng suất cao, cơm mềm có mùi
thơm nhẹ, Amylose 24.5%
Chiều cao cây 95-105cm, năng suất
cao, Amylose 25%
Chiều cao cây 90-95cm, năng suất
khá,cơm mềm dẻo, thơm nhẹ
Amylose 20-22%
Chiều cao cây 95, năng suất khá,
cơm mềm và có mùi thơm nhẹ,
Amylose 24.0%
Chiều cao cây 105cm, năng suất
cao ,cơm mềm, Amylose 24%
Chiều cao cây 103cm, năng suất cao,
độ đồng đều ổn định, Amylose 24%
Chiều cao cây 102 cm, cứng cây
năng suất cao , cơm mềm, Amylose
24.5%,
Chiều cao cây 100-110cm, cứng cây,
đẻ khỏe, bông to, chùm, năng suất rất
cao ở cả hai vụ ĐX và HT, cơm mềm
và xốp, Amylose 25%
Chiều cao cây 90-95 cm, năng suất
cao 4-8tấn/ha, cơm mềm Amylose
25%

Chiều cao cây 96-104cm, năng suất
cao 5-8tấn/ha, cơm ngon, Amylose
24.5%
Chiều cao cây 100 cm, năng suất cao
4-8tấn/ha, cơm mềm ngon cơm ,
Amylose 24.5%
Chiều cao cây105 cm, năng suất cao
4-8tấn/ha, cơm mềm ngon cơm ,
Amylose 24.5%
Chiều cao cây 95-100 cm, năng suất
cao 4-8 tấn/ha, cơm mềm ngon cơm,
Amylose 24%
Chiều cao cây 98 cm, năng suất cao
4-8tấn/ha, cơm mềm ngon cơm,
Amylose 24%
Chiều cao cây 95-105 cm, năng suất
cao 4-7tấn/ha, cơm mềm Amylose
26%
Chiều cao cây 95-105 cm, năng
suất cao 4-7tấn/ha, cơm mềm và có
mùi thơm nhẹ, Amylose 26%
Chiều cao cây 95-105cm, năng suất
cao, Amylose 25%
Chiều cao cây 100-105cm, năng
suất cao, Amylose 4.5%
Chiều cao cây 100-105cm, năng suất
cao, Amylose 24%
Chiều cao cây 100-105cm, năng suất
cao, Amylose 24%



Qua bảng 3.3 cho thấy: Trong số 47 giống lúa ở miền Nam có 10 giống có
khả năng kháng rầy (chiếm 21,27%); có 6 giống có khả năng kháng trung bình
(chiếm 12,76%) và 19 giống bị nhiễm cao với rầy nâu (chiếm 40,42%). Hầu như
các giống lúa chât lượng, có hương thơm đều nhiễm rầy cao.
3.4. Kết quả điều tra khả năng kháng rầy nâu của một số giống lúa Địa
phương khác
Kết quả điều tra khả năng kháng rầy của một số giống lúa địa phương khác
được trình bày ở bảng 3.4 (số liệu do Trung tâm TNTV cung cấp).
Bảng 3.4. Kết quả điều tra khả năng kháng rầy của một số giống lúa địa phương

ID
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26

STT
R49
R32
R21
TH-73
TH-106
TH-108
TH-132
TH-134
TH-151
TH-166
TH-211
2
9
14
15
25
32
NA-15
NA-51
NA-111

NA-119
NA-122
KH16
KH21

Lưu ĐKT

SĐK

Tên giống

5882
6993
7092
9247
9385
9403
9405
9410
9412
9413
9419
9439
9441
9445
9448
9449
9455
9459
9468

9480
9492
9495
9497
9514
9516
9884

Lúa râu
Khẩu liến
Kháu mắc cái
Xương gà
Lọ cao lan
Kháu hạng niêu
Kháu sét
Kháu căm panh
Kháu trăm
Kháu niêu kén tập
Kháu say khòn
Kháu hom
Plào plợt chùn
Plào tờ sái
Plào tăng panh
Plào lo đóng
Plào cô cả doàng
Kháu trăm niêu
Khâu giáng
Khâu mặc cải
Kháu đam đọi
Khâu pang

Khâu pe lạnh
Coi may
Coi ba đất
Chấn thơm

Đạo ôn

3.5. Kết quả xây dựng tập đoàn giống lúa kháng Rầy nâu

13

5

Bạc lá
3
5
7
9
7
7
7
7
9
7
9

7
7
7
5

7
7
7
7

Rầy nâu
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

0
0


Qua kết quả điều tra, chúng tôi đã xây dựng và thu thập được tập đoàn 35
giống lúa ưu tú có khả năng kháng Rầy nâu cao phục vụ các nghiên cứu ở mức
phân tử (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Tập đoàn giống lúa có khả năng kháng Rầy tốt

TT

SĐK

Tên giống

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

9884
6993
7092
9247
9385
9403
9405
9410
9412

9413
9419
9439
9441
9445
9448
9449
9455
9459
9468
9480
9492
9495
9497
9514
9516

Chấn thơm
Khẩu liến
Kháu mắc cái
Xương gà
Lọ cao lan
Kháu hạng niêu
Kháu sét
Kháu căm panh
Kháu trăm
Kháu niêu kén tập
Kháu say khòn
Kháu hom
Plào plợt chùn

Plào tờ sái
Plào tăng panh
Plào lo đóng
Plào cô cả doàng
Kháu trăm niêu
Khâu giáng
Khâu mặc cải
Kháu đam đọi
Khâu pang
Khâu pe lạnh
Coi may
Coi ba đất
OM8923
CL8 (Cửu Long)
AS996
OM2395
OM4088
OM 6976
OM5471
OM 5629
OM6377
OM6561-12
14

Ghi chú

Kí hiệu

Hạt
Hạt

Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt
Hạt

Hạt
Hạt
Hạt

R1
R2
R3
R4
R5
R6
R7
R8
R9
R10
R11
R12
R13
R14
R15
R16
R17
R18
R19
R20
R21
R22
R23
R24
R25
R26

R27
R28
R29
R30
R37
R32
R33
R34
R35


IV. KẾT LUẬN
Đã điều tra tổng số 126 giống lúa, đã thu thập được 22 mẫu kháng Rầy tốt
(tập trung ở các giống lúa ở miền Nam điều tra) và 16 mẫu kháng Rầy ở mức
trung bình.
Đã chọn ra tập đoàn gồm 35 mẫu giống lúa kháng Rầy nâu để phân tích đa
dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử SSR.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Bá Bổng, Nguyễn Văn Huỳnh, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Văn Chiến, Ngô
Vĩnh Viễn, Mai Thành Phụng, Phạm Văn Dư và Rogelio Cabunagan. 2006.
Sổ tay hướng dẫn phòng trừ rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại
lúa. Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn).
2. Bùi Chí Bửu, K.Reganayaki, A.S Reddy. 1997. Phân tích di truyền tính
kháng rầy nâu của giống lúa hoang nhờ marker. NXB Nông nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh tài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Đức Khiêm. 2006. Giáo trình Côn Trùng Nông Nghiệp. NXB
Nông nghiệp Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Đệ. 1994. Giáo trình cây lúa. Tủ sáchThư viện Sách, Mỗi

Ngày Một Cuốn Sách Đại học Cần Thơ.
5. Nguyễn Thị Giáng Đan. 2008. Phát hiện gen kháng rầy nâu trên một số
giống lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long bằng marker phân tử.
6. Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Liên. 2005. Khảo sát tính kháng rầy nâu
Nilaparvata lugens S. của các giống lúa Đồng bằng Sông Hồng và miền núi
phía bắc Việt Nam. Hội nghị côn trùng học toàn quốc.
7. Nguyễn Văn Luật luận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành
Luật. 2002. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

15


8. Nguyễn Xuân Lý. 2005. Khảo nghiệm đặc tính nông học, năng suất, phẩm
chất của 15 giống lúa quốc gia A2 tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ
đông xuân 2004 – 2005
9. Ngô Vĩnh Viễn (2007), Kết quả nghiên cứu và xây dựng mô hình phòng
chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại Long An và Bến Tre, vụ Đông
Xuân 2006-2007. Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Bảo vệ thực vật năm
2006, kế hoạch công tác năm 2007.
10. Trịnh Đình Đạt. 2006. Công Nghệ Sinh Học, tập 4. NXB Giáo dục.
Võ Thị Hương Lan. 2006. Giáo Trình Sinh Học Phân Tử Tế Bào Và Ứng
Dụng. NXB Giáo dục.
Tiếng Anh
11. Dyck V.A., Thomas B. (1979), The brown planthopper problem. In: Brown
Planthopper: Theat to Rice Production in Asia. IRRI, Philippines. Pp 3-17
12. Iwasaki M., Nakano M., and Shinkai A. (1982), “Variation in the
transmission rates of rice grassy stunt virus in various colonies of brown
planthopper”, Proc Assoc Plant Prot Kyushu, 28:1-3.
13. IRRI (International Rice Research Institute) (1997). Rice almanac, second
edition. IRRI, Los Banos, Philippines. 181 pp.

14. Iwasaki M., Nakano M., and Shinkai A. (1985b), “Detection of rice grassy
stunt virus in planthopper vectors and rice plants by ELISA”, Ann
Phytopanthol Soc Jpn. 51: 450 – 458
15. Kumar S., Shobha R., Krishnaiah K. (1996). In Report of the INGER
monitoring visit on finegrain aromatic rice in India, Iran, Pakistan and
Thailand. IRRI, Philippines, pp. 21-44
Web
/>
/> />Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2011
Chủ nhiệm đề tài
Người báo cáo

TS. Khuất Hữu Trung
KS. Trần Duy Cường
Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế

TS. Phạm Thị Lý Thu
16


17



×