Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chuyền đề Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.74 KB, 19 trang )

Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I..................................................................................................................3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DIỄN BIẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH SÓC
TRĂNG......................................................................................................................... 3
I.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.......................................................3
I.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..................................................3
I.1.2. Hiện trạng môi trường......................................................................................6
CHƯƠNG II............................................................................................................... 11
QUY HOẠCH QUẢN LÝ TỔNG HỢP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG...................................................................................................................11
II.1. DIỄN BIẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH SÓC TRĂNG..........................11
II.1.1. Nhiệt độ.........................................................................................................11
II.1.2. Lượng mưa....................................................................................................12
II.1.3. Mực nước......................................................................................................12
II.1.4. Xâm nhập mặn..............................................................................................13
II.1.5. Hạn hán.........................................................................................................14
II.1.6. Bão, áp thấp nhiệt đới...................................................................................14
II.1.7. Các yếu tố thời tiết cực đoan .......................................................................15
II.2. QUY HOẠCH TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG....15
II.2.1. Mục tiêu........................................................................................................15
II.2.2. Các nội dung của quy hoạch tổng hợp.........................................................15
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)



Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

MỞ ĐẦU
Tài nguyên, môi trường là điều kiện và phương tiện hoạt động sống của con
người, nó liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức
khoẻ, đến quyền sinh tồn và quyền phát triển của con người. Mối quan hệ tương tác
chặt chẽ giữa môi trường tự nhiên, sức khoẻ và quyền con người là rất rõ ràng. Sự suy
thoái tài nguyên, ô nhiễm, thảm hoạ môi trường gây tác hại lớn đến phát triển kinh tế xã hội, sức khoẻ thể chất tinh thần và mức độ hưởng thụ các quyền con người của cả
nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
Trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu từ trước đến nay thực chất vẫn là
hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường. Với tình hình thời tiết khí hậu ngày càng
khắc nghiệt hơn và không theo một quy luật nào, nó đang là mối hiểm họa mang tính
chất toàn cầu, tác động trực tiếp đến tài nguyên và môi trường sống của người dân nơi
đây. Để bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng
sinh học vừa đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vừa làm giảm nhẹ thiệt
hại và phòng chống thiên tai đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững, việc “Quy
hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường” là việc làm có tính cấp bách
và mang tính chiến lược.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

2


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DIỄN BIẾN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TẠI TỈNH SÓC TRĂNG

I.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
I.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
I.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên 3.311,76 km 2, xấp xỉ 1% diện tích
của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Dân số trung bình năm 2009 là
1.293.165 người.
Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thành phố Sóc Trăng và các
huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm,
Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Trần Đề, trong đó thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị –
kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh.
Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 4 tỉnh trong vùng ĐBSCL:
-

Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.

-

Phía Đông – Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu.

-

Phía Tây – Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.

-

Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km.

b) Đặc điểm địa hình, địa mạo

Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần
đất bằng xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm ở
phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ biến thiên không lớn, chỉ từ 0,2 – 2m so với
mực nước biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 – 1,0m. Địa hình của tỉnh
có dạng hình lòng chảo thoải, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong,
từ biển Đông và kênh Quản lộ thấp dần vào đất liền với những giồng đất ven sông,
biển.
Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau:
- Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành,
Thạnh Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập dài vào
mùa mưa.
- Vùng địa hình cao ven sông Hậu và ven biển, gồm các huyện Vĩnh Châu,
Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, cao trình từ 1,2 – 2 m, giồng cát cao đến 2m.
- Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và huyện Kế Sách.
Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương
thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất là
vào mùa khô.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

3


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

Địa hình vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng có sự phân bậc rõ rệt ở 3 mức độ
sâu:
- Độ sâu từ 0 – 10m nước: nhìn chung địa hình khá thoải và bằng phẳng. Khu
vực cửa sông có địa hình khá phức tạp, thay đổi theo mùa do tương tác động lực sông
biển, có nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch.
- Độ sâu từ 10 – 20m nước: địa hình có dạng sườn dốc. Địa hình khu vực cửa

sông (phía Đông Bắc) dốc hơn phía Tây Nam. Đây là giới hạn ngoài của khu vực lắng
đọng trầm tích hiện đại và vì thế địa hình thường thay đổi theo thời gian.
- Độ sâu 20 – 30m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều sóng cát, một số
khu vực phân bố các cồn ngầm thoải.
c) Đặc điểm địa chất
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng được
hình thành bởi các loại trầm tích nằm trên nền đá gốc Mezoic xuất hiện từ độ sâu gần
mặt đất ở phía Bắc đồng bằng cho đến độ sâu khoảng 1.000 m ở gần bờ biển. Các
dạng trầm tích có thể chia thành những tầng chính sau:
- Tầng Holocene: nằm trên mặt, thuộc loại trầm tích trẻ, bao gồm sét và cát.
Thành phần hạt từ mịn tới trung bình.
- Tầng Pleistocene: có chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển.
- Tầng Pliocene: có chứa sét lẫn cát hạt trung bình.
- Tầng Miocene: có chứa sét và cát hạt trung bình.
I.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Phân loại đất toàn tỉnh có 6 nhóm đất chính:
- Đất cát: diện tích 8.491 ha chiếm 2,65% diện tích tự nhiên, phân bố theo các
giồng cát chạy dọc ven biển thuộc Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên. Đất có thành phần cơ giới
nhẹ, sử dụng trồng rau màu.
- Đất phù sa: diện tích 6.372 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung
ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú. Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha sét đến sét pha thịt,
thích hợp cho trồng lúa tăng vụ, cây ăn trái đặc sản.
- Đất gley: diện tích 1.076 ha chiếm 0,33% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng
trũng, ngập nước mùa mưa thuộc các xã phía Bắc huyện Kế Sách. Đất có thành phần
cơ giới lớp mặt là sét, lớp dưới là thịt pha sét, hiện được sử dụng để trồng lúa một vụ
và nuôi thả thủy sản.
- Đất mặn: diện tích 158.547 ha, chiếm 49,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả
các huyện trong đó tập trung với diện tích lớn ở các huyện Vĩnh Châu, Long Phú và Mỹ
Xuyên. Đất mặn từ nhiều đến ít, thành phần cơ giới từ thịt đến thịt pha sét và thịt pha

cát, hiện đang được sử dụng trồng lúa, rau màu, cây ăn trái và chủ yếu cho nuôi trồng
thủy sản.
- Đất phèn: diện tích 75.823 ha, chiếm 23,7% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải
rác ở các huyện, tập trung thành diện tích lớn ở các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Mỹ
Xuyên và một phần ở Thạnh Trị, Vĩnh Châu. Đất chua có hàm lượng mùn thấp, thành
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

4


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Hiện đất được sử dụng chủ yếu để trồng lúa, cây
ăn trái và nuôi trồng thủy sản.
- Đất nhân tác: diện tích 46.146 ha, chiếm 21,82% diện tích đất tự nhiên, phân
bố ở tất cả các huyện, tập trung nhiều nhất ở Kế Sách và Long Phú. Đất phát triển trên
nền đất phù sa cũ do canh tác lâu đời nên bạc màu, độ phì thấp, hiện phần lớn được sử
dụng để trồng lúa 2- 3 vụ và rau màu.
Đặc điểm địa hình, đất đai của vùng đồng bằng ven biển cửa sông Hậu tạo cho
Sóc Trăng tiềm năng thế mạnh về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hạn
chế chủ yếu là địa hình bị chia cắt khá mạnh bởi sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phần
nào gây trở ngại cho xây dựng kết cấu hạ tầng và giao thông đi lại đường bộ, đất đai
phần lớn là đất bãi bồi ven sông và ven biển, nhiều nơi bị nhiễm mặn mùa khô, một số
nơi bị úng ngập mùa mưa để đáp ứng yêu cầu sản xuất phải đầu tư nhiều cho công
trình thủy lợi.
b) Tài nguyên nước
Mạng lưới dòng chảy sông ngòi, kênh rạch (có thể lưu thông tàu, thuyền qua
lại) có mật độ dày bình quân hơn 0,2 km/ km 2 trong đó quan trọng nhất là sông Hậu
chảy ở phía Bắc tỉnh ngăn cách Sóc Trăng với Trà Vinh và sông Mỹ Thanh chảy ở
phía Đông Nam tỉnh là nguồn cấp nước chủ yếu cho sản xuất đồng thời là tuyến đường

sông ra biển của tỉnh. Phần lớn mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chịu ảnh hưởng xâm
mặn vào mùa khô và do tác động của chế độ thủy triều lên xuống ngày 2 lần với mực
nước dao động trung bình 0,4 - 1 m. Lưu lượng nước sông Hậu mùa mưa trung bình
khoảng 7000- 8000 m3/s vào mùa khô giảm xuống chỉ còn 2000- 3000 m 3/s làm nước
mặn xâm nhập sâu vào khu vực bên trong đất liền (Long Phú, Mỹ Tú), tương tự vào
mùa khô nước mặn xâm nhập qua sông Mỹ Thanh theo kênh rạch vào tới vùng phía
Tây (Thạnh Trị ) của tỉnh gây khó khăn về nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm khá dồi dào, nước ngầm mạch sâu từ 100- 180 m, chất lượng
nước tốt để sử dụng cho sinh hoạt, nước ngầm mạch nông từ 5- 30 m thường bị nhiễm
mặn vào mùa khô.
c) Tài nguyên rừng
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng, diện tích rừng và đất lâm
nghiệp theo 3 loại rừng tính đến 31/12/2009 là 10.397,5 ha chiếm 3,2 % diện tích của
tỉnh, chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển phân bố tập trung ở Vĩnh Châu, Trần Đề và
Cù Lao Dung. Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng đến phát triển bền vững của
tỉnh chủ yếu là chống xói mòn, mặn hóa, cát hóa đất ven biển, bảo vệ cân bằng sinh
thái các vùng cửa sông đồng thời phục vụ cho phát triển du lịch.
d) Tài nguyên biển

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

5


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

Sóc Trăng có bờ biển chạy dài 72 km (chiếm 2,21% chiều dài bờ biển cả nước)
với 3 cửa sông chính là cửa Định An, cửa Trần Đề (sông Hậu) và cửa Mỹ Thanh (sông
Mỹ Thanh) có điều kiện để phát triển kinh tế biển nhất là về khai thác, nuôi thủy sản,
vận chuyển đường biển và du lịch biển. Nguồn lợi thủy sản, vùng biển là nơi trú ngụ

của nhiều loại thủy, hải sản nước lợ và nước mặn có giá trị kinh tế. Qua điều tra xác
định có 661 loài cá, 35 loài tôm trong đó có cả các loài tôm hùm, tôm rồng, 23 loài
mực gồm các họ mực nang, mực ống và mực sim, ngoài ra còn có nhiều loài cua, ghẹ
và nhuyễn thể khác. Khả năng khai thác hải sản gần bờ có thể được trên 20 nghìn
tấn/năm, ngoài ra còn có điều kiện vươn ra khai thác xa bờ để tăng sản lượng và hiệu
quả khai thác lên hơn nữa.
I.1.2. Hiện trạng môi trường
I.1.2.1. Hiện trạng môi trường đất
Phân tích các mẫu đất tại các vị trí khác nhau trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong
năm 2010, kết quả như sau:
Chất lượng đất
- Độ phì nhiêu
Nhìn chung các mẫu quan trắc có độ chua (pHKCL) tương đối thấp và dao động
trong khoảng 3,59 – 7,87. Điều này cho thấy độ chua của đất từ chua nhiều đến kiềm
yếu. (mùa khô pH thấp hơn mùa mưa).
Hữu cơ tổng số của các mẫu đất phân tích rất thấp: từ 0,216 – 1,992 % (từ thấp
đến trung bình). Chất hữu cơ của đất là chỉ tiêu số một về độ phì và ảnh hưởng đến
nhiều tính chất đất, như vậy các loại đất ở đây hạn chế cho mục đích trồng trọt. Kali
trao đổi cao, dao động từ 0,67 – 68,9 mg/100gr đất.
Ô nhiễm đất
- Độc tố, kim loại nặng
Qua kết quả phân tích cho thấy hầu hết các mẫu đất phân tích đều có sự xuất
hiện của các độc tố như SO 42-, Fe tổng tự nhiên nhưng hàm lượng không đáng kể. Môi
trường đất chỉ có thể coi là bị ô nhiễm khi toàn bộ phản ứng môi trường có SO 42- >
0,1%.
Như vậy, qua kết quả phân tích cho thấy môi trường đất tỉnh Sóc Trăng đất bị
chua ít đến trung bình là phổ biến, vào mùa khô giá trị pH đất thấp hơn mùa mưa do
tình trạng khan hiếm nước ngọt và gia tăng xâm nhập mặn vào nội đồng. Ngoài ra,
cũng do yếu tố phèn, mặn trong môi trường đất nên độ phì đáp ứng cho mục đích nông
nghiệp tại các mẫu vùng ven biển rất thấp, chỉ dùng cho các mục đích nuôi trồng thủy

sản là chính.
I.1.2.2. Môi trường nước
a. Môi trường nước mặt
 Diễn biến môi trường nước 2006 – 2009
Qua kết quả quan trắc phân tích chất lượng môi trường nước mặt do Sở Tài
nguyên và Môi trường thực hiện từ năm 2006 đến năm 2009 cho thấy: Giá trị BOD 5,
COD trong nước khá cao, tăng dần từ năm 2006 đến năm 2009. Hầu hết đều cao hơn

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

6


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

so với giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2008 (loại B1).
Trong đó giá trị cao nhất đối với BOD5 là 6 lần, đối với COD là 28,4 lần.
Biểu đồ 1: Biểu diễn nồng độ BOD5 trong nước mặt các huyện từ năm 2006 - 2009

Bên cạnh đó, nồng độ Nitơ tổng và Photpho tổng trong nước là rất cao, tất cả
đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép là 1,0 mg/l (đối với Nitơ tổng) và 0,1 mg/l (đối với
Photpho tổng). Đây là ngưỡng giới hạn cho phép gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa, do
Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) quy định. Điều này chứng tỏ, nguồn nước tại các
kênh rạch đã có dấu hiệu của hiện tượng phú dưỡng hóa.
Biểu đồ 2: Diễn biến nồng độ N tổng và P tổng trong nước mặt tại các huyện từ
năm 2008 – 2009

Nhận xét: Chất lượng nước tại hầu hết các kênh rạch dẫn nước tại các huyện
trên địa bàn tỉnh hiện đang có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (năm 2009 BOD 5 vượt từ 1,02
– 5,6 lần; COD vượt từ 1,05 – 4,56 lần), chất rắn lơ lửng, kim loại (nước mặt sông Hậu

tại khu vực Đại Ngãi (NM12) có nồng độ Cu trong nước vượt giới hạn cho phép đến
41,6 lần) và đặc biệt là nước đã có dấu hiệu bị phú dưỡng hóa (N tổng vượt từ 2,3 –
22,9 lần và P tổng vượt 43 – 180 lần vào năm 2009).
Tại các khu vực nông thôn, nguồn nước bị ô nhiễm chủ yếu là do nước thải từ
hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (đây là 2 nguồn chủ yếu làm gia
tăng thành phần hữu cơ, chất dinh dưỡng có trong nước).
Tại các khu vực thị trấn, thị tứ, nước thải đô thị và công nghiệp, chất thải rắn là
các nguồn chủ yếu gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các nhánh kênh rạch trong
nội thị. Một số kênh rạch nhỏ hiện đang dần dần trở nên ô nhiễm nặng (kênh Nước
Mắm, kênh Giồng Chùa, kênh Bến Bạ...), nước thải không được xử lý thải trực tiếp
vào lòng kênh, ngay cả chất thải rắn cũng được người dân vứt bỏ bừa bãi gây cản trở
dòng chảy, làm thay đổi chất lượng nước mặt và đặc biệt là dẫn đến tình trạng ngập
úng vào những thời điểm nước lớn hoặc mưa to.
Tiêu biểu cho trường hợp này là kênh Nước Mắm chảy qua khu vực thị trấn
huyện Vĩnh Châu hiện đang bị ô nhiễm nặng, nguyên nhân được xác định là do ảnh
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

7


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

hưởng bởi nước thải sinh hoạt của người dân và chất thải rắn. Hiện nay, địa phương đã
có dự án cải tạo dòng kênh trở thành đường dẫn nước thải cho cả thị trấn.
 Hiện trạng môi trường nước 2010
Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong 2 mùa tỉnh Sóc Trăng do
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thực hiện (kết quả ở phần phụ lục) cho thấy: nguồn
nước mặt có hàm lượng SS khá cao (mẫu cao nhất vượt 21 lần), nguồn nước đang có
dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Trong đó giá trị BOD5 vượt từ 1,1 – 2,5 lần; COD vượt từ 1
– 2,3 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT(loại B1).

Biểu đồ 3: Biểu diễn nồng độ BOD5 và COD trong môi trường nước mặt tỉnh Sóc
Trăng

Ngoài ra, nguồn nước mặt tỉnh Sóc Trăng cũng đang có dấu hiệu ô nhiễm dinh
dưỡng cục bộ và bị nhiễm mặn, đặc biệt là vào mùa khô, cụ thể: hàm lượng Nitrit vượt
quy chuẩn cho phép từ 1,25 – 13,1 lần; hàm lượng Amoni vượt từ 1 – 4,2 lần; Clorua
vượt từ 2 – 23,3 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT(loại B1).
Biểu đồ 4: Biểu diễn nồng độ Nitrit, Amoni và Clorua trong môi trường nước mặt
tỉnh Sóc Trăng

Tóm lại, từ kết quả phân tích các mẫu nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cho
thấy: nguồn nước có độ đục tương đối cao, có dấu hiệu ô nhiễm dinh dưỡng, hữu cơ
cục bộ. Kết quả phân tích cũng cho thấy có sự khác biệt về hàm lượng các thông số ô
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

8


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

nhiễm giữa 2 mùa trong năm: vào mùa khô các thông số ô nhiễm hữu cơ và độ mặn
cao hơn so với mùa mưa. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn nước ngọt hạn chế, gia tăng
tình trạng xâm nhập mặn và triều cường vào mùa khô. Trong khi đó, các chỉ tiêu ô
nhiễm dinh dưỡng vào mùa mưa cao hơn mùa khô do các quá trình rửa trôi bề mặt.
b) Môi trường nước ngầm
Để đánh giá chất lượng môi trường nước ngầm tỉnh Sóc Trăng, Trung tâm Kỹ
thuật Môi trường tiến hành lấy mẫu, phân tích các mẫu nước tại các vị trí khác nhau
trên địa bàn tỉnh trong năm 2010, kết quả như sau:
Giá trị pH trong nước ngầm dao động trong khoảng 6,36 – 8, môi trường nước
mang tính chất trung tính đến kiềm yếu, nhìn chung nằm trong giới hạn cho phép theo

QCVN 09: 2008/BTNMT, đảm bảo dùng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, tình
trạng ô nhiễm vi sinh tại các mẫu khá cao với hàm lượng dao động từ <3 – 2.400
MPN/100ml (mẫu cao nhất vượt quy chuẩn cho phép đến 800 lần) với sự hiện diện của
coliform ở hầu hết các mẫu.
Biểu đồ 5: Biểu diễn giá trị pH và tổng Coliform trong nước ngầm tỉnh Sóc Trăng

Ngoài ra đã thấy sự hiện diện các kim loại nặng trong các mẫu nước ngầm như:
tổng Sắt, Pb, As, Mn nhưng với hàm lượng không đáng kể và thấp hơn QCVN 09:
2008/BTNMT nhiều lần, riêng mẫu tại trạm cấp nước xã Lịch Hội Thượng có chứa
hàm lượng các kim loại (tổng Sắt, Pb, Mn) vượt quy chuẩn cho phép.
Tóm lại, tình trạng ô nhiễm vi sinh trong nước ngầm tỉnh Sóc Trăng là đáng báo
động, điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là tình trạng khoan
giếng tràn lan không kiểm soát với yếu tố không đúng kỹ thuật, giếng sau sử dụng
không trám lấp đúng kỹ thuật gây nên tình trạng nhiễm vi sinh từ bề mặt đất xuống các
tầng nước bên dưới.
I.1.2.3. Hiện trạng môi trường không khí
Từ kết quả phân tích cho thấy: nồng độ bụi tổng dao động tại các mẫu từ 0,18 –
0,71 mg/m3, vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1 – 2,4 lần so với QCVN
05:2009/BTNMT; độ ồn dao động từ 57,5 – 75,2 dBA. Ngoài ra, qua kết quả phân tích
còn phát hiện thấy hàm lượng các khí SO 2, NO2, CO… trong môi trường không khí
tuy ở mức độ thấp và nhỏ hơn quy chuẩn cho phép nhiều lần.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

9


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

Biểu đồ 6: Biểu diễn nồng độ bụi tổng và độ ồn trong môi trường không khí tỉnh

Sóc Trăng

Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng còn
khá tốt, hàm lượng các khí độc hại do các hoạt động kinh tế nói chung nằm trong giới
hạn cho phép. Riêng hàm lượng bụi tổng và độ ồn tại một số vị trí, chủ yếu tập trung
tại các giao lộ giao thông, khu dân cư, nơi tập trung đông người và phương tiện giao
thông vượt quy chuẩn/tiêu chuẩn cho phép.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

10


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

CHƯƠNG II
QUY HOẠCH QUẢN LÝ TỔNG HỢP BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
II.1. DIỄN BIẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
II.1.1. Nhiệt độ
Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5 - 11 với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng
4 với gió mùa Đông Bắc, Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong giai đoạn 25 năm (1985 2009) dao động trong khoảng 26,5 - 270C, và đỉnh điểm là vào năm 2009 (đạt 27 0C),
nhiệt độ thay đổi thất thường không diễn ra theo bất kỳ quy luật nhất định và có xu
hướng khắc nghiệt hơn như “nóng thì càng nóng hơn và lạnh thì càng lạnh hơn”.
Ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu trên toàn cầu và biến đổi khí hậu đã thể
hiện ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1985 - 2009 trên cả 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt
độ tối thấp và nhiệt độ tối cao. Nhiệt độ cao nhất qua các năm dao động trong khoảng
từ 35,1 - 37,10C (chênh lệch 2,00C) và nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng 16,7 20,70C (chênh lệch 4,00C), nhiệt độ với sự chênh lệch mức nóng nhất và lạnh nhất qua
các năm 14,4 - 19,50C. Biểu hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng

lạnh nhất trong cùng một năm tại Sóc Trăng có sự khắc nghiệt và có chiều hướng ngày
càng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2000, sự chênh lệch này là 14,4 0C,
năm 2006, 2008 là 15,10C do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina nên thời tiết dịu hơn.
Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 4 trong năm, do tháng 4 là thời kỳ chuyển
tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam, đây cũng là thời kỳ nắng nóng nhất
trong mùa khô. Do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời
tiết nóng trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, nên nhiệt độ trung bình của năm sau
so với năm trước chênh lệch đến 0,2 - 0,4 0C (giai đoạn 1987, 1988, 2000, 2002, 2005,
2006, 2007, 2009 nhiệt độ ở mức 26,9 - 270C). Tuy nhiên đến năm 2008 do ảnh hưởng
của hiện tượng La Nina (giảm nhiệt độ bề mặt đại dương – trái ngược với hiện tượng
El Nino) nên nhiệt độ trung bình của năm tại tỉnh đã giảm xuống còn 26,6 0C ( là một
trong những năm thấp nhất trong giai đoạn 1985 - 2009) và đây cũng là năm mà viện
nghiên cứu không gian NASA cho là lạnh nhất kể từ đầu thập kỷ đến nay, Tuy nhiên
tổ chức khí tượng thế giới (WMO) sau khi tổng hợp dữ liệu từ hai cơ quan giám sát
khí hậu của Anh và Mỹ lại kết luận, năm 2008 vẫn nằm trong số 10 năm nóng nhất
lịch sử, Nhiệt độ trung bình năm 2008 là 15,1 độ C, cao hơn nhiệt độ trung bình năm
1961-1990, mức tham chiếu chuẩn.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

11


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

Biểu đồ: Diễn biến nhiệt độ qua các năm 1985 - 2009

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
II.1.2. Lượng mưa
Tại tỉnh Sóc Trăng cả số ngày mưa và tổng lượng mưa đều tập trung vào các

tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến hết tháng 11. Mưa ở Sóc Trăng thường không kéo dài
liên tục nhiều ngày mà phổ biến là mưa trận cách quãng nhau số ngày mưa bình quân
khoảng 130 ngày/năm, lượng mưa trong thời kỳ này chiếm từ 90 - 95% lượng mưa cả
năm với tổng lượng mưa đạt khoảng 1,176mm, Tuy nhiên vào những tháng mùa khô
trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc, xuất hiện những đợt mưa trái mùa với tổng lượng
mưa chỉ đạt khoảng 171mm, Lượng mưa trung bình trong các tháng dao động từ 30 50mm, Lượng mưa thấp hoặc không mưa thường xảy ra vào tháng 1 - 2.
Qua bảng thống kê diễn biến lượng mưa từ năm 1985 - 2009 tại tỉnh Sóc Trăng
cho thấy lượng mưa giai đoạn 1990 - 1993 và các năm 2004, 2006, 2009 là khá thấp,
thời kỳ ảnh hưởng đỉnh điểm của hiện tượng El Nino làm cho mùa khô năm 2006 2007 trở nên gay gắt hơn và khô hạn hơn so với thông thường. Hiện tượng “mưa nắng
thất thường” do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu là vào mùa mưa, tần suất
mưa và chu kỳ mưa đã có sự thay đổi đáng kể, trong những năm qua mưa thường đến
sớm hơn, kéo dài và kết thúc muộn, chứ không còn theo quy luật của mấy chục năm
trước. Cụ thể trong năm 2007, 2008, mùa mưa kéo dài mãi đến tháng 12 và tháng 1
năm sau, muộn hơn mấy năm trước hơn 1 tháng. Mùa lũ cũng có độ trễ, đỉnh lũ
thường xuất hiện muộn. Tình trạng mưa kéo dài, lũ về đạt đỉnh muộn và trùng vào lúc
triều cường hàng tháng khiến cho vùng hạ lưu nhiều nơi bị ngập, Tuy nhiên, đến năm
2009 thì mùa mưa lại đến muộn hơn (bắt đầu vào khoảng giữa tháng 5) khoảng 10 - 15
ngày và kết thúc sớm hơn (cuối tháng 10).
II.1.3. Mực nước
Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và các sông rạch trong tỉnh Sóc Trăng
diễn biến khá phức tạp, mực nước đạt đỉnh cao nhất vào những tháng mùa mưa cuối
năm và đầu năm sau ( khoảng từ tháng 9 đến hết cuối tháng 2 hoặc nữa tháng 3 năm
sau hàng năm ), hầu hết mực nước các tháng mùa mưa những năm sau xấp xỉ hoặc cao
hơn những năm trước.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

12



Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

Biểu đồ: Diễn biến mực nước tại trạm Đại Ngãi qua các năm 1985 – 2009

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
II.1.4. Xâm nhập mặn
Biểu hiện xâm nhập mặn tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn (năm 1985-2009)
được đo tại các trạm trên sông Mỹ Thanh, Sông Hậu, kênh Nhu Gia và kênh Maspero
cho thấy: mặn chủ yếu trong các tháng đầu năm từ (tháng 1 đến nữa đầu tháng 5) xâm
nhập chủ yếu vào vùng cửa sông và đi sâu vào nội đồng. Độ xâm nhập mặn vào hệ
thống sông ngòi, kênh rạch ở tỉnh Sóc Trăng đang có diễn biến bất thường và phức tạp
từ năm này qua năm khác, có cả sự thay đổi về thời gian, phạm vi và nồng độ mặn. Có
những năm do mùa mưa kết thúc sớm hơn và xâm nhập mặn đã nhập quá sâu vào
trong cửa sông và nội đồng. Nồng độ mặn thay đổi theo đặc thù từng năm phụ thuộc
vào lượng nước sông Mekong chảy vào cũng như các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy
triều trên toàn vùng theo thời gian và tổng lượng.
Sóc Trăng thuộc tiểu vùng cửa sông Cửu Long theo sông Hậu thì vào mùa kiệt,
lượng nước ngọt từ thượng nguồn chảy về rất hạn chế. Mặt khác, do độ dốc lòng sông
nhỏ, địa hình thấp tạo điều kiện nước mặn tiến sâu vào nội đồng. Trong mùa khô
lượng dòng chảy nhỏ hơn, cộng với gió chướng thổi mạnh, liên tục nên tốc độ xâm
nhập mặn vào nội đồng nhanh hơn dự báo. Những dòng chảy trên toàn hệ thống sông
Mekong đang ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm 10 - 20cm nên dòng chảy đổ ra
cửa biển rất thấp, làm mặn xâm nhập sớm và lấn sâu vào đất liền gần 40km. Những
ngày triều cường kết hợp với gió chướng thổi mạnh, mặn xâm nhập sâu đến 80km.
Tại vị trí đo qua từng năm cho thấy độ mặn cao nhất tại các trạm đo tăng, cao
nhất vào năm 2005 do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng
thời tiết nóng trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạn
kéo dài. Độ mặn cao nhất của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biến
thất thường và thấp hơn cùng kỳ 2005. Đến năm 2010 do mùa mưa kết thúc sớm (cuối
tháng 10) năm 2009, mực nước đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốc xuống nhanh và ở

mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, Trong khi đó gió Đông Bắc hoạt động khá mạnh và
thủy triều vùng ven biển Đông ở mức cao nên từ đầu tháng 1/2010 đến nay mặn đã
xâm nhập khá mạnh vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, do ảnh hưởng của
hiện tượng El-nino nên trong các tháng 2,3,4 và những ngày đầu tháng 5 thời tiết các
nơi trong tỉnh tiếp tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào các sông rạch trong
tỉnh và đạt mức cao nhất năm 2010 là: tại Đại Ngãi độ mặn cao nhất 11,6‰; tại Trần
Đề 26,6‰; tại Thạnh Phú 16‰; và tại TP,Sóc Trăng 5,2‰.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

13


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

II.1.5. Hạn hán
Hạn hán Sóc Trăng đều tập trung vào những tháng mùa khô trong năm, mùa
khô trên địa bàn tỉnh thường bắt đầu vào cuối tháng 10 hoặc giữa tháng 11 hàng năm
và kết thúc vào cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 năm sau hàng năm. Tuy nhiên, theo số
liệu thống kê tình hình hạn hán tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2006 - 2010 với diễn
biến phức tạp hơn cả về thời gian, mức độ và có xu hướng tăng đợt hạn hán vào những
năm sau kế tiếp. Cụ thể, theo nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăngvào
năm 2006 xuất hiện 2 đợt hạn hán ( đợt 1 từ ngày 18/8 - 24/8, đợt 2 vào đầu tháng 9);
năm 2007 xuất hiện 3 đợt hạn hán ( đợt 1 từ ngày 5/6 - 9/6, đợt 2 từ 17/7 - 27/7, đợt 3
từ 5/9 - 10/9); năm 2008 xuất hiện 3 đợt hạn hán ( đợt 1 từ ngày 2/6 - 8/6, đợt 2 từ
10/7 - 21/7, đợt 3 từ 22/8 - 31/8).
II.1.6. Bão, áp thấp nhiệt đới
Trong những năm trước đây trên thế giới cũng như Việt Nam bão, áp thấp nhiệt
đới là một hiện tượng tự nhiên theo quy luật. Đối với bão trước đây tại nước ta thường
xảy ra theo quy luật, khoảng tháng 5, 6, 7 xảy ra ở vùng các tỉnh ven biển Bắc bộ;
tháng 8, 9 bão xảy ra ở ven biển Trung bộ; tháng 10, 11, 12 xảy ra ở Nam bộ. Theo số

liệu thống kê 50 năm trở lại đây (1949 - 1998) ở khu vực phía Nam Việt Nam đã xuất
hiện 33 cơn bão trong đó chỉ có 8 cơn bão đổ bộ vào khu vực biển Sóc Trăng. Tuy ít
bão nhưng cơn bão số 5 – cơn bão Linda (1997) là những trận bão lịch sử đã ghi nhận
bởi hậu quả nặng nề mà chúng gây ra cho các tỉnh vùng ĐBSCL (trong đó có tỉnh Sóc
Trăng).
Những năm gần đây quy luật đó không còn nữa mà nó đã trở nên bất thường,
số lượng cơn bão, tần suất và cường độ của các cơn bão đổ bộ vào nước ta tăng nhanh
rõ rệt, các cơn bão thường lệch theo quỹ đạo phía Nam và thường kết thúc muộn.
Nguy hiểm hơn, số lượng các cơn bão hướng vào vùng ĐBSCL, khu vực mà trong quá
khứ rất ít khi hứng chịu bão, ngày càng nhiều với cường độ khá lớn. Sự biến đổi khí
hậu còn được thể hiện rõ rệt qua hai hiện tượng El Nino và La Nina dẫn đến sự hạn
hán và mưa không theo quy luật. Theo kinh nghiệm của những năm trước, khi xuất
hiện El Nino đã xảy ra nhiều cơn bão trái quy luật, kết hợp với tần số không khí lạnh
(gió mùa đông bắc) ít hơn và kết thúc sớm hơn mọi năm, dẫn đến mùa đông ấm hơn
bình thường ở các tỉnh phía Bắc. Thường xảy ra sau hiện tượng El Nino là hiện tượng
La Nina với biểu hiện là những cơn bão và ấp thấp nhiệt đới với cường độ mạnh gây
mưa nhiều trên diện rộng kèm theo giông lốc. Các cơn bão và áp thấp nhiệt đới
thườmg xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm tại các tỉnh phía Nam Bộ nói
chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
Số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Sóc
Trăng không nhiều. Tuy nhiên, những hiện tượng bất thường của thời tiết như sự hình
thành của áp thấp nhiệt đới ngay trên khu vực biển Đông, một số cơn bão có cường độ
rất mạnh (cấp 12, trên cấp 12) đã xảy ra; lốc xoáy cục bộ xuất hiện nhiều. Ảnh hưởng
về tai biến thiên tai nặng nhất trong những năm gần đây là cơn bão số 9 năm 2006 và
trong năm 2007 là cơn bão số 7 gây thiệt hại nặng nề và người và của. Riêng trong
năm 2008 tuy là ảnh hưởng của hiện tượng La Nina gây mưa nhiều trên diện rộng cả
nước nhưng riêng tỉnh Sóc Trăng trong năm này lại không ảnh hưởng trực tiếp nhiều.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)


14


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

II.1.7. Các yếu tố thời tiết cực đoan
Trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp, các đợt nắng
nóng, số ngày nắng nóng, các đợt rét, số ngày rét, lốc xoáy đã có sự thay đổi, tăng lên
và tác động ngày càng lớn. Nắng nóng gay gắt trong mùa khô, mùa mưa có lượng mưa
tương đối nhiều, thường xuyên xảy ra lốc xoáy, giông, sét.
II.2. QUY HOẠCH TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
II.2.1. Mục tiêu
• Mục tiêu lâu dài
Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường do quá trình công
nghiệp hoá, đô thị hoá. Đẩy mạnh công tác chủ động phòng ngừa và xử lý ô nhiễm,
góp phần cải thiện môi trường công cộng, khu dân cư, bảo đảm sức khỏe và nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân. Đồng thời bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học vừa đáp ứng các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội vừa đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững.
• Mục tiêu trước mắt
Hoạch định một cách tổng quát và đầy đủ Chương trình quản lý tổng hợp tài
nguyên môi trường tỉnh Sóc Trăng, là cơ sơ để tỉnh triển khai các chương trình cụ thể
nhằm giải quyết các vấn đề môi trường góp phần phát triển bền vững.
II.2.2. Các nội dung của quy hoạch tổng hợp
II.2.2.1.Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Sử dụng hợp lý tài nguyên, đảm bảo không làm tổn hại đến nhu cầu sử dụng
của thế hệ mai sau. Khai thác các tài nguyên không tái tạo một cách tiết kiệm, có hiệu
quả. Khai thác các tài nguyên tái tạo một cách có giới hạn, đảm bảo có thể tự phục hồi
và tái sinh. Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên, vận dụng phương thức
quản lý tổng hợp để bảo vệ và sử dụng bền vững.

Bảo vệ và phát triển những khu vực vùng đệm tuyến đê ngăn mặn thuộc huyện
Vĩnh Châu, Long Phú Tiếp Nhật và huyện Cù Lao Dung do việc phát triển ngành nuôi
trồng thủy sản.
Bảo vệ và phát triển các vùng sinh thái đặc trưng của tỉnh: hệ thống rừng phòng
hộ ven biển Vĩnh Châu, Long Phú, hệ sinh thái vùng cửa sông, ven biển: cửa biển Mỹ
Thanh, cửa biển Trần Đề, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh
học và phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch. Đây là những vùng sinh thái có năng
suất sinh học rất cao nhưng lại nhạy cảm, dễ tổn thương do các tác động bên ngoài.
Quy hoạch phát triển hợp lý các vùng nuôi tôm, phát triển các mô hình nuôi
thủy sản sinh thái vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa cải tạo và bảo vệ nguồn tài
nguyên đất, nước. Hạn chế tối đa các hoạt động lấn chiếm đất rừng, nhất là rừng ngập
mặn để nuôi trồng thủy sản.
Bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước dưới đất do phục vụ cho tưới
tiêu, nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp), quá trình sản xuất công nghiệp và
các khu dân cư.
Xây dựng mạng lưới quan trắc và thực hiện theo dõi, đánh giá và dự báo diễn
biến sự thay đổi về mực nước, lưu lượng và chất lượng nước ngầm dưới đất để có kế
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

15


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ngầm.
Kiểm soát, quản lý các giếng khoan khai thác về lưu lượng, chất lượng. Đảm
bảo lưu lượng khai thác hợp lý, phù hợp với khả năng tái tạo, bổ cập lại của các tầng
nước.
Tập trung đẩy mạnh công tác đầu tư nghiên cứu, khảo sát thăm dò tiềm năng
khoáng sản của tỉnh về trữ lượng và khả năng cho phép khai thác. Xây dựng các kế

hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo khả năng phục hồi các tài
nguyên thiên nhiên như: khai thác cát ven sông, đất sét, nước ngầm, san lấp...
Quy hoạch các vùng, các tầng khai thác nước ngầm cung cấp cho nhu cầu sinh
hoạt đời sống và sản xuất của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Chấm dứt việc khai thác
nước ngầm không đúng yêu cầu kỹ thuật gây ô nhiễm nước ngầm và nguy cơ xâm
nhập mặn.
Chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi, không có kế hoạch, gây lãng
phí tài nguyên, huỷ hoại môi trường, suy thoái đất, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm
ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, sản xuất, an ninh quốc phòng, các công trình thủy
lợi, đê điều.
Đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ xung yếu ven biển; bảo
vệ đê sông, đê biển; khai thác hợp lý; tránh tình trạng làm chuyển đổi dòng chảy gây
xói lở các bờ sông xung yếu; chống xói lở đê, kè trên sông, rạch bằng các giải pháp
thích hợp. Xử lý nghiêm các hành vi chặt phá, lấn chiếm rừng phòng hộ, lấn chiếm
trong khu vực vùng đệm.
II.2.2.2. Qui hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái nhạy cảm
- Quy hoạch môi trường trong phát triển KT-XH ở các vùng ven biển, đặc biệt
là quy hoạch môi trường cho bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn của tỉnh
đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong khu vực, quy hoạch các rừng đặc dụng ngập
mặn phòng hộ ven biển có giá trị như là lá chắn bảo vệ môi trường Lâm-Ngư và bảo
vệ môi trường trong mục tiêu phát triển.
- Phân vùng sinh thái trong quy hoạch bảo tồn và phát triển các vùng đất ven
biển trong đó tập trung tiếp cận tổng hợp đa ngành, đa mục tiêu. Đẩy nhanh tiến độ
thực hiện các dự án bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Nâng
cao tỷ lệ che phủ cửa rừng và cây lâu năm đến năm 2010 lên trên 20% và đạt 22-23%
trong giai đoạn 2015-2020.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trồng mới, trồng bổ sung rừng ngập
mặn ven biển và đặc biệt là nghiêm cấm bao chiếm bãi bồi cửa sông để nuôi trồng
thủy sản làm hủy hoại diễn thế tự nhiên bồi tụ và phát triển rừng ngập mặn non trẻ.
- Hạn chế, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường biển; bảo vệ và phát

triển bền vững hệ sinh thái biển và ven biển, cảnh báo và có biện pháp xử lý nghiêm
các hành vi gây hủy hoại nguồn lợi thủy sản, ô nhiễm môi trường.
- Bảo tồn tính đa dạng sinh học, tránh khai thác bừa bãi động vật hoang dã làm
suy giảm tính da dạng sinh học ở tỉnh Sóc Trăng.
+ Lập kế hoạch chi tiết bảo vệ rừng ngập mặn cho từng xã trên địa bàn các
huyện.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

16


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

+ Đánh giá lại tính hiệu quả của mô hình quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng
đồng đã thực hiện tại xã Vĩnh Hải (huyện Vĩnh Châu) nhằm nhân rộng ra các khu vực
khác. Đồng thời cần soạn thảo một cơ chế thống nhất cho việc quản lý tài nguyên dựa
vào cộng đồng và cơ chế về hoạt động quản lý, khai thác sử dụng các bãi bồi ven biển.
- Bảo tồn vùng nghêu giống tại bãi nghêu Trà Sết (Vĩnh Hải, Vĩnh Châu), bãi
nghêu ở xã An Thạnh III, An Thạnh Nam (huyện Cù Lao Dung).
- Bảo tồn quần thể dơi ngựa lớn tại khu vực đuôi cồn Cù Lao Dung.
- Bảo tồn hệ sinh thái cù lao. Ví dụ như các vùng đệm ven sông Cồn Tròn, sông
Bến Bạ, (huyện Cù Lao Dung).
- Xây dựng chính sách bảo tồn đa dạng sinh học
- UBND tỉnh cần thực hiện việc giao cho UBND huyện trực tiếp quản lý, bảo
vệ rừng ngập mặn.
+ Duy trì, kiểm soát chặt chẽ việc triển khai các chính sách, văn bản pháp lý
và quy định liên quan đến bảo vệ và bảo tồn các loài bị đe dọa.
+ Xây dựng, và ban hành chính sách hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho cộng đồng
dân cư nghèo sinh sống phụ thuộc vào việc khai thác các nguồn lợi từ rừng ngập mặn

và bãi bồi, trong đó chú trọng đến ổn định sinh kế cho các đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Huy động các bên liên quan xây dựng chiến lược bảo tồn, phát triển bền vững
hệ sinh thái ven biển.
+ Xây dựng các chế tài thích hợp trong việc xử phạt các vi phạm về khai thác
sử dụng nguồn lợi tự nhiên.
+ Tăng kinh phí cho cán bộ quản lý rừng, kinh phí trồng rừng.
II.2.2.3. Phát triển bền vững vùng bờ
- Phát triển bền vững vùng bờ tỉnh Sóc Trăng nhằm đạt đến viễn cảnh một vùng
bờ giàu đẹp, phát triển đa ngành, được quản lý tốt bằng cơ chế điều phối liên ngành.
- UBND tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với tỉnh Trà Vinh trong công tác quản lý tài
nguyên vùng cửa sông Hậu. Đồng thời UBND các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao
Dung phối hợp với nhau trong việc triển khai các dự án khai thác tài nguyên trong
huyện mình.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng thực hiện phân vùng chức năng
vùng bờ và xây dựng kế hoạch sử dụng tổng hợp tài nguyên vùng bờ theo hướng thích
ứng với BĐKH và nước biển dâng.
- Xác định và sắp xếp ưu tiên các vấn đề tài nguyên, môi trường liên quan đến
các địa phương, đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan trong việc lập kế hoạch và
quản lý các chương trình, dự án có liên quan đến nhiều địa phương.
- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường chung để giải quyết các vấn đề liên địa
phương như chương trình phát triển nguồn lợi hải sản (nghêu, cá kèo, tôm, cua), tài
nguyên du lịch (du lịch sinh thái Cù Lao Dung, Trần Đề - Vĩnh Châu), ứng phó với
BĐKH và nước biển dâng.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

17


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
BĐKH là vấn đề lâu dài, các tác động của BĐKH rất phức tạp bao gồm các tác
động hiện tại và các tác động tiềm tàng. BĐKH đã gây ra những tác động trực tiếp hay
gián tiếp đến khí hậu, thiên tai, môi trường,... khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Sóc
Trăng nói riêng, tác động mạnh đến nguồn tài nguyên và môi trường một cách rõ nét.
Những biến động về môi trường tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của
tỉnh nếu không kịp thời quy hoạch quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên vốn có và bảo
vệ môi trường trong quá trình phát triển bền vững, đặc biệt trong việc quản lý đới bờ
(vùng ven biển) là là vùng chịu ảnh hưởng của nhiều trung tâm tác động của mô hành
tinh như các cao áp, áp thấp nóng,….. Việc đầu tiên cần:
Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái nhạy cảm
Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái, tài nguyên môi trường.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

18


Quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Báo cáo HTMT năm 2006-2009 - Sở TNMT - Năm 2009

2.

Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009 và phương hướng hoạt động năm 2010

phòng tài nguyên khoáng sản - Sở TNMT - Năm 2009.

3.

Số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng – Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam
Bộ - Năm 2010.

4.

Niên giám thống kê Sóc Trăng năm 2009 – Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng – Năm
2009.

5.

Báo cáo Quy hoạch bố trí dân cư nông thôn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2006 2010 và định hướng đến năm 2015 - Sở NN&PTNT - Năm 2007

6.

Báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường năm 2009 Sở TNMT - Năm 2009

7.

IPCC, 2007. The 4th assessement report of the Intergovernmental Panel on
limate Change

8.

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (được thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008).


9.

Báo cáo phát triển con người, năm 2007/2008 của UNDP - Cuộc chiến chống
biến đổi khí hậu: đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

19



×