Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Nâng Cao Kết Quả Học Tập Về Địa Lí Các Châu Lục Cho Học Sinh Khối Lớp 7 Thông Qua Việcứng Dụng Phần Mềm Seterra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.04 KB, 19 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP VỀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC
CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 7 TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU –
TP.NHA TRANG- TỈNH KHÁNH HOÀ THÔNG QUA VIỆC
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SETERRA.
Tóm tắt đề tài
Các kỹ năng của học sinh trong học tập môn Địa lí ở trường THCS nói chung và lớp 7
nói riêng có rất nhiều hạn chế, đặc biệt là kỹ năng bản đồ. Ví dụ: các bài về tự nhiên, kinh tế
xã hội các Châu lục ở Địa lí lớp 7. Để hỗ trợ việc học tập, rèn luyện kỹ năng này, sách giáo
khoa cũng có khá nhiều hình ảnh minh hoạ. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và
sử dụng thêm các phương tiện bổ trợ như tranh, ảnh, bản đồ…Giáo viên hướng dẫn học sinh
quan sát kèm theo xác định bản đồ với mục đích giúp cho học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên,
đối với nội dung khó như khi xác định và nắm bắt được vị trí địa lí các Châu lục, quốc gia,
thủ đô thì học sinh rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em rất hạn chế vì ranh giới, kí
hiệu và tên thủ đô của các nước thường được biểu thị bằng kí hiệu rất nhỏ nên các em rất
khó xác định.
Giải pháp của tôi là sử dụng phần mềm seterra có nội dung phù hợp vào một số bài
thuộc chủ đề Địa lí các Châu khối lớp 7 thay vì sử dụng các hình ảnh, bản đồ trong sách giáo
khoa và coi đó là nguồn cung cấp thông tin chính giúp các em rèn luyện kỹ năng bản đồ.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm lớp tương đương: 2 lớp 7 trường THCS
Nguyễn Đình Chiểu - TP. Nha Trang - Khánh Hoà. Lớp 7/3 là thực nghiệm và 7/2 là lớp đối
chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài:
- Bài 29: Dân cư, xã hội Châu Phi
- Bài 32 – 33: Các khu vực Châu Phi
- Bài 34: Thực hành: So sánh nền kinh tế của ba khu vực Châu Phi.
- Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
- Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kỳ


và vùng công nghiệp “Vành đai Mặt trời”
- Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp
thực nghiệm đã đạt kết qủa học tập cao hơn lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp
thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,66; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,24.
Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,0009 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa
điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng
phần mềm seterra trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập các bài Địa lí các Châu cho
học sinh khối 7 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu – TP Nha Trang – Khánh Hoà.
Giới thiệu
Môn Địa lí là một môn học được rất nhiều người yêu thích, bởi vì nó đem lại nhiều
kiến thức bổ ích, giúp chúng ta hiểu được Trái Đất ta đang sống được cấu tạo như thế nào, vị
trí địa lí của các Châu lục, các quốc gia trên thế giới, hay vì sao nước Nhật Bản hay bị động
đất còn nước ta thì rất ít.
Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

3


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

Trong đề tài này, tôi muốn giới thiệu với bạn đọc một phần mềm giúp các em học sinh nắm
rõ vị trí địa lí của các Châu lục, các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, các em còn được
biết thủ đô và quốc kỳ của tất cả các quốc gia này, thông qua việc làm các bài tập. Thầy cô
giáo giảng dạy môn Địa lí cũng có thể sử dụng phần mềm này, để kiểm tra kiến thức địa lí
của học sinh. Đó chính là phần mềm Seterra.( xem chi tiết ở phần phụ lục)

Trong phần địa lí các Châu của khối lớp 7, các hình ảnh về Châu lục, quốc gia, thủ
đô…là những hình ảnh kích cỡ nhỏ, kém sinh động, khó xác định. Phần mềm seterra tạo ra
những hình màu rực rỡ, sinh động, chi tiết, chính xác… góp phần nâng cao chất lượng công
cụ, thiết bị đồ dùng dạy học và góp phần rèn luyện tốt kỹ năng bản đồ cho học sinh.
Qua việc khảo sát trước tác động, dù tôi đã cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở
dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên,
phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh biết nhưng chưa hiểu sâu sắc về các đối
tượng địa lí, kỹ năng xác định bản đồ.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng phần mềm seterra thay
cho các phiên bản tranh ảnh, bản đồ trong sách giáo khoa và khai thác nó như một nguồn
dẫn đến kiến thức.
Giải pháp thay thế: Sử dụng phần mềm seterra để miêu tả vị trí địa lí các Châu lục,
các quốc gia, thủ đô, quốc kì… giáo viên chiếu bản đồ cho học sinh quan sát, nêu hệ thống
câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu một số đề tài, tài liệu ứng dụng CNTT trong giảng dạy
môn Địa lí, các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa
CNTT vào dạy học.
Các đề tài, tài liệu trên chủ yếu bàn về sử dụng CNTT như thế nào trong dạy học nói
chung mà chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào việc sử dụng phần mềm seterra trong dạy
học địa lí các Châu.
Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới
PPDH thông qua việc sử dụng phần mềm seterra hỗ trợ cho giáo viên khi dạy loại kiến thức
về tự nhiên, dân cư, kinh tế các Châu lục.
Qua nguồn cung cấp thông tin sinh động đó, học sinh tự khám phá ra kiến thức khoa
học.Từ đó, truyền cho các em lòng tin vào khoa học, say mê tìm hiểu khoa học cùng ứng
dụng của nó trong đời sống.
Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm seterra vào dạy các bài Địa lí các châu
lục của khối lớp 7 có nâng cao kết quả học tập của học sinh không?
Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng phần mềm seterra trong dạy học các bài Địa lý các
Châu lục của khối lớp 7 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu sẽ nâng cao kết quả học tập của

học sinh.
Phương pháp
a. Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn trường THCS Nguyễn Đình Chiểu vì trường có những điều kiện thuận
lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
*Giáo viên:
Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

4


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

Nguyễn Khắc Quang dạy cùng dạy 2 lớp 7/2 và 7/3
*Học sinh:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới
tính. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính của học sinh lớp 7 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu – Nha
Trang – Khánh Hoà
Số học sinh các nhóm

Lớp

Tổng số

Nam


Nữ

7/2
29
16
13
7/3
29
17
12
Ý thức học tập, đa số các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động học tập.
Về thành tích học tập của học kỳ I năm học 2010 – 2011, hai lớp tương đương nhau về điểm
số của tất cả các môn học.
b.Thiết kế
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 7/3 là nhóm thực nghiệm và lớp 7/2 là nhóm đối chứng.
Tôi dùng điểm trung bình chung học kỳ I môn Địa lí làm bài kiểm tra trước tác động. Kết
quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép
kiểm chứng t – test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm
trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
6,5

Thực nghiệm
6,8

TBC
p=

0,474
p = 0,474 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm
và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
( được mô tả ở bảng 2):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Thực nghiệm

Kiểm tra trước
tác động

Tác động

Dạy học có sử dụng phần mềm
seterra.
Đối chứng
Dạy học không sử dụng phần mềm
O2
seterra.
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T – test độc lập
O1

Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Kiểm tra sau
tác động
O3
O4


Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

5


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

c.Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng phần mềm seterra, quy trình
chuẩn bị bài như bình thường.
- Dạy lớp thực nghiệm:Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng phần mềm seterra.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời
khoá biểu để đảm bảo tính khách quan.Cụ thể:
Bảng 4.Thời gian thực nghiệm
Thứ
ngày
Thứ hai
3.1.2011
Thứ ba
11.1.2011
Thứ năm
13.1.2011
Thứ năm
20.1.2011

Môn


Tiết theo
PPCT

Tên bài dạy

Địa lí

37

Các khu vực Châu Phi

Địa lí

39

Thực hành: So sánh nền kinh tế của ba khu vực
Châu Phi.

Địa lí

40

Khái quát Châu Mĩ

Địa lí

42

Dân cư Bắc Mĩ


45

Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền
thống ở Đông Bắc Hoa Kỳ và vùng công nghiệp
“Vành đai mặt trời”

Thứ năm
Địa lí
17.2.2011

d.Đo lường
Điểm kiểm tra trước tác động là điểm trung bình chung học kỳ I môn Địa lí. Điểm kiểm tra
sau tác động là điểm sau khi học xong các bài địa lí các Châu lục. Điểm kiểm tra sau tác
động là điểm của 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 15 phut. (xem chi tiết
ở phần phụ lục)
Sau đó, tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.( xem chi tiêt ở phần phụ lục)
Phân tích dữ liệu và kết quả
Bảng 5.So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị p của T-test
Chênh lệch giá trị TB chuẩn
(SMD)
Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Đối chứng
7,24

1,72

Thực nghiệm
8,66
1,29
0,0009
0,82

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

6


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động.Sau tác động kiểm chứng
chênh lệch điểm trung bình bằng T- test cho kết quả p = 0,0009 cho thấy sự chênh lệch giữa
điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa, là không ngẫu
nhiên mà do kết quả của tác động.
8,66 – 7,24
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
= 0,82
1,72
Theo bảng tiêu chí cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,82 cho thấy mức độ
ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phần mềm seterra đến kết quả học tập của nhóm thực
nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài: “Sử dụng phần mềm seterra trong dạy học các bài địa lý các Châu lục
của khối lớp 7 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh”

đã được kiểm chứng.

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình
bằng: 8,66 kết quả kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình bằng: 7,24.
Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,42; điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp
đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình
cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,82. Điều này có
nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là
0,0009 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không
phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
*Hạn chế:
Nghiên cứu này sử dụng phần mềm seterra trong dạy học các bài Địa lý các Châu lục
của khối lớp 7 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng
có hiệu quả, người giáo viên phải có trình độ CNTT và trình độ ngoại ngữ, có kỹ năng thiết

Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

7


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011


kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng thông tin trên mạng internet, biết thiết kế bài
học hợp lí.
Kết luận và khuyến nghị
*Kết luận:
Sử dụng phần mềm seterra trong dạy học các bài Địa lí các Châu lục của khối lớp 7
trường THCS Nguyễn Đình Chiểu thay thế cho các hình ảnh, bản đồ trong sách giáo khoa đã
nâng cao kết quả học tập của học sinh.
*Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm nhiều hơn trong việc bồi dưỡng trình độ tin
học và ngoại ngữ cho giáo viên.
Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về CNTT và ngoại ngữ, biết
khai thác thông tin trên mạng internet, có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy
học hiện đại.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và
đặc biệt là giáo viên cấp Trung học cơ sở có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học Địa lí
các Châu lục để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – nhà xuất bản Đại học sư phạm.
Mạng internet.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Địa lí – ưu và nhược – Mai Thị Thuỷ
trường THPT Lộc Thành – Lâm Đồng.
Ứng dụng phần mềm power point trong giảng dạy Địa lí tự nhiên các châu – Đặng
Thị Huệ - Khoa Địa lí – Trường đại học sư phạm Hà Nội.
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá hoạt động nhận thức của học
sinh trong dạy học Địa lí các trường phổ thông – Đậu Thị Hoà- Khoa Địa lí –
Trường đại học sư phạm Hà Nội.
Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng Địa lí tự nhiên- Mã số: LA9172.


Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

8


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
I.KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 37 - Bài 32: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp cho HS
1/ Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân
cư, kinh tế của khu vực Bắc Phi và Trung Phi.
2/ Kỹ năng:
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế để hiểu và trình bày được các đặc
điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Bắc Phi và Trung Phi.
3/ Thái độ:
Có thái độ học tập đúng đắn.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Tư duy: thu thập, phân tích, so sánh, và xử lý thông tin.
- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác , giao tiếp khi
làm việc theo nhóm.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Thảo luận theo nhóm; đàm thoại gợi mở; thuyết giảng tích cực; trình bày 1 phút.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ 3 khu vực kinh tế Châu Phi .
- Bản đồ kinh tế Châu Phi .
- Máy chiếu,phần mềm Seterra
V. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao Châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới , khoáng sản và
nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực ?
- Châu Phi có bao nhiêu đô thị trên 1 triệu dân ? Nêu tên các đô thị trên 5 triệu dân ? (
slide 1)
3. Bài mới :
Giới thiệu : Châu Phi có trình độ phát triển kinh tế - xã hội rất không đều: Các nước Nam
Phi và Bắc Phi phát triển hơn, các nước Trung Phi một thời gian dài trải qua khủng hoảng
kinh tế lớn.
Hoạt động của GV – HS
Hoạt động 1: tìm hiểu khu vực Bắc Phi:
-Hoạt động cá nhân; Hoạt động nhóm:

Nội dung chính
1. Khu vực Bắc Phi:

? Xem lược đồ 32.1 Châu Phi chia làm mấy khu
vực? chỉ bản đồ 3 khu vực. (làm 3 khu vực: Bắc
Phi, Trung Phi, Nam Phi )( slide 2)
Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu


9


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

Hoạt động của GV – HS
Nhóm 1:
? Dựa vào lược đồ 27.1 cho biết Bắc Phi có
những môi trường nào? Đặc điểm tự nhiên ra sao?
(ở ven biển phía tây bắc có rừng rậm, sâu trong
nội địa có xavan và cây bụi lá cứng, lùi xuống là
hoang mạc Xahara là hoang mạc nhiệt đới lớn
nhất thế giới mưa không quá 50 mm) ( slide 3)
Nhóm 2:
Tìm hiểu đặc điểm dân cư?
? Gọi HS chỉ tên và giới hạn của các nước Bắc
Phi?
( slide 4)
Nhóm 3:
? Xem lược đồ 32.2 kể một số sản phẩm nông
nghiệp và các khoáng sản của Bắc Phi?
Nhân xét đặc điểm kinh tế Bắc Phi? (slide 5)
Hoạt động 2: Tìm hiểu khu vực Trung Phi
Hoạt động nhóm:
Nhóm 1: So sánh sự khác nhau về địa hình, khí
hậu, giữa phía Đông và phía Tây? ( slide 6)

Nhóm 2: Đặc điểm dân cư Trung Phi?

? Quan sát lược đồ 32.1 nêu tên các nước Trung
Phi?
( slide 7)
Nhóm 3: Đặc điểm kinh tế Trung Phi?
? Xem hình 32.2 nêu tên các cây công nghiệp ở
Trung Phi ? (cà phê, ca cao, bông, cọ dầu). ( slide
8)
? Nông nghiệp ở Trung Phi phát triển ở những khu
vực nào? Tại sao lại phát triển ở đó?
(ở phía đông của Trung Phi có nhiều cà phê do
có nhiều đất đỏ badan thuộc sơn nguyên Êtiôpia
và phía tây của Trung Phi có nhiều lạc và ca cao
ở ven biển)

Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Nội dung chính
-

-

Tự nhiên: thiên nhiên thay
đổi từ ven biển phía Tây Bắc
vào nội địa theo sự thay đổi
của lượng mưa.
Hoang mạc Xa ha ra – hoang
mạc nhiệt đới lớn nhất Thế
giới.( nóng và khô)

- Dân cư Bắc Phi chủ yếu là người

Ả Rập và người Béc-be thuộc chủng
tộc Ơ-rô-pê-ô-it theo đạo Hồi
Kinh tế tương đối phát triển dựa trên
cơ sở các ngành dầu khí và du
lịch.Do có sự thay đổi từ Bắc xuống
Nam nên cơ cấu cây trồng có sự
khác nhau giữa các vùng.
2. Khu vực Trung Phi:
Tự nhiên: Có sự khác nhau giữa
phía Đông và phía Tây.
+ Phía tây: Bồn địa. có mưa tương
đối nhiều.
+ Phía Đông: Sơn nguyên, nhiều hồ,
mát mẻ.
- Dân cư: là khu vực đông dân nhất
Châu Phi; chủ yếu là người Ban tu
thuộc chủng tộc Nêgrôit, có tín
ngưỡng đa dạng.
- Kinh tế: phần lớn là các quốc gia
chậm phát triển, chủ yếu dựa vào
trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ
truuyền, khai thác lâm sản, khoáng
sản, trồng cây công nghiệp để xuất
khẩu.

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

10



Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

4.CỦNG CỐ:
- Hãy nêu và xác định vị trí các quốc gia ở Bắc Phi trên phần mềm seterra?
- Hãy nêu và xác định vị trí các quốc gia ở Trung Phi trên phần mềm seterra?
5. HDVN:
- Về nhà học bài, làm bài tập 1 trang 104 và bài tập bản đồ.
- Chuẩn bị trước bài 33. CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (tt)
+ Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực Nam Phi.

Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

11


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

Tiết 38 - Bài 33: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (tt)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp cho HS
1/ Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân
cư, kinh tế của khu vực Nam Phi.
Nắm vững những nét khác nhau giữa các khu vực Bắc Phi, Trung phi và Nam Phi.

2/ Kỹ năng:
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế để hiểu và trình bày được các đặc
điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Nam Phi.
3/ Thái độ:
Có thái độ học tập đúng đắn.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Tư duy: thu thập, phân tích, so sánh, và xử lý thông tin.
- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi
làm việc theo nhóm.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Thảo luận theo nhóm; đàm thoại gợi mở; thuyết giảng tích cực; trình bày 1 phút.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Bản đồ các khu vực châu Phi . Bản đồ tự nhiên châu
Phi . Bản đồ phân bố lượng mưa châu Phi. Bản đồ các môi trường châu Phi.
- Máy chiếu, phần mềm seterra.
V. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp : (1ph) Báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : (4ph)
- Nêu sự khác nhau về kinh tế của Bắc Phi và Trung Phi?
- Hãy dựa vào hình 32.3 nêu tên những nước có nhiều dầu mỏ ở Bắc Phi? ( slide 1)
3 .Bài mới: (35ph)
Giới thiệu: để hiểu về kinh tế - xã hội khu vực Nam Phi ta sang bài 33.
Hoạt động của GV – HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu khu vực Nam Phi:
? Xem lược đồ 32.1 hãy xác định giới hạn của khu
vực Nam Phi? (Slide 2)
? Xem lược đồ 26.1,Từ màu sắc như vậy Nam Phi
có độ cao trung bình khoảng bao nhiêu? (trung
bình hơn 1000 m).( slide 3)
? Dựa vào vị trí của Nam Phi, vậy Nam Phi ở môi
trường nào? (Nam Phi nằm trong môi trường

nhiệt đới). ( slide 4)
- Cho HS tách nhóm:
* Nhóm 1:
Quan sát hình 27.1 cho biết tên của các dòng biển
nóng ở phía đông của KV Nam Phi ? Và có ảnh
Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Nội dung chính
3. Khu vực Nam Phi:
- Tự nhiên: Địa hình cao ở phía
Đông Nam, trũng ở giữa.
- Khí hậu nhiệt đới là chủ yếu; thực
vật thay đổi từ Đông sang Tây theo
sự thay đổi của lượng mưa.

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

12


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

Hoạt động của GV – HS
Nội dung chính
hưởng đến lượng mưa như thế nào? ( slide 5)
(dòng biển nóng Mũi Kim và dòng biển nóng
Môdămbích lượng mưa ở phía đông nhiều càng
về phía tây mưa càng giảm).

* Nhóm 2 và 3:
(slide 5)
Quan sát hình 27.2 cho biết vai trò của dãy
Đrêkenbec đối với lượng mưa ở 2 sườn của dãy núi
này?
(dãy Đrêkenbec chắn gió nên đồng bằng duyên
hải và các sườn núi hướng ra biển có mưa nhiều
còn ở sườn phía tây ít mưa).
* Nhóm 4: Cho biết thực vật từ đông sang tây thay
đổi như thế nào.( slide 6)
(phía đông có nhiều mưa có rừng rậm nhiệt đới
dần về phía tây là rừng thưa và xavan).
- Quan sát hình 32.1 nêu tên các nước khu vực
Nam Phi? ( slide 7)
+ Bắc Phi chủ yếu là người Ả rập, Béc be thuộc
- Dân cư: thành phần chủng tộc đa
Ơrôpêôit .+ Trung Phi chủ yếu là người Nêgrôit. dạng (Nêgrôit, Môngôlôit, Ơrôpêôit
+ Nam Phi chủ yếu là người Nêgrôit, Ơrôpêôit và và người lai), phần lớn theo đạo
người lai. Riêng ở đảo Mađagaxca là người Man Thiên Chúa.
gát thuộc chủng tộc Môngôlôit.
- Tệ nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi ở Nam Phi
đã được xoá bỏ.
- Quan sát hình 32.2 nêu sự phân bố của các loại
- Các nước ở khu vực Nam Phi có
khoáng sản và các ngành công nghiệp của Nam
trình độ phát triển kinh tế rất không
Phi?(khoáng sản: Uranium, Crôm; công nghiệp
đều, Cộng hoà Nam Phi là nước
như: luyện kim màu, hoá chất, dệt, cơ khí, sản
công nghiệp phát triển nhất Châu

xuất ôtô). (Slide 8)
Phi.
4.CỦNG CỐ:
- Tại sao phần lớn Bắc Phi & Nam Phi đều nằm giữa môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu
Nam Phi ẩm và dịu hơn khí hậu Bắc Phi?
- Nêu một số đặc điểm của công nghiệp và nông nghiệp của cộng hoà Nam Phi?
- Xác định các quốc gia khu vực Nam Phi trên phần mềm seterra?
- Làm bài tập trắc nghiệm xác định tên thủ đô các quốc gia Châu Phi trên phần mềm seterra.
5. HDVN:
- Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 106 và làm bài tập bản đồ.
- Chuẩn bị trước 2 câu hỏi bài 34.

Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

13


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

II.ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Họ và tên:……………………………………
Lớp…………………………………………..
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ( mỗi câu đúng được 1 điểm)
Câu 1: Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Bắc Phi:
A.Ca – mơ – run

C.Ai cập
B.Li-bi
D.Ma – rốc
Câu 2: Quốc gia nào sau đây thuộc khu vực Trung Phi:
A.Sát
C.Li –bê - ri - a
B.An –gô - la
D.Xu – đăng
Câu 3: Cai – rô là thủ đô của nước nào:
A.Nam Phi
C.Ni – giê
B.Trung Phi
D.Ai cập
Câu 4: Đây là Quốc kì của quốc gia nào:

A.Ê – ti – ô – pi –a .
C.Ma – đa – ga – x – ca .
B.Tan – da – ni – a .
D.Ma – rốc.
Câu 5: Quốc gia ở Châu Phi có thu nhập bình quân đầu người trên 1000USD/năm:
A.Sát
C.Li – bi.
B.Ghi – nê.
D.Xô – ma – li .
Câu 6: Đô thị trên 10 triệu dân của Bắc Mĩ:
A.Ôt – ta – oa .
C.Niu – I – ooc .
B.Tô – rôn – tô .
D.Oa – sinh – tơn .
Câu 7: Đây là Quốc kỳ của quốc gia nào:


A.Ca – na – đa .
C.Mê – hi – cô .
B.Hoa kì .
D.B- ra - xin.
Câu 8: Thủ đô của ca – na – đa :
A.Bu – ê – nôt – ai – ret .
C.Xan – ti – a – gô.
B.Ôt – ta – oa .
D.Oa – sin – tơn .
Câu 9: Đô thị trên 5 triệu dân của Nam Mĩ:
A.Ca – ra – cat .
C.Li – ma .
B.Ô – ri – dôn – tê .
D.Môn – tê – ni – vi – d – ô .
Câu 10: Pê – ru không tiếp giáp với quốc gia nào:
A.B – ra – xin .
C.Ê – cu –a – đo .
B.Bô – li – vi – a .
D.Ac – hen – ti – na .
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Đáp án A
C
D
D
C
C
C
B
C
Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

10
D

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

14


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

III.BẢNG ĐIỂM
LỚP THỰC NGHIỆM
TT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

Họ và tên
Lưu Gia Bảo
Nguyễn Thanh Cảnh
Phạm Thị Thu Diệu

Nguyễn Tiến Dũng
Lê Tấn Đạt
Nguyễn Ngọc Hiền
Trần Minh Hiếu
Phạm Minh Hiếu
Nguyễn Minh Hoàng
Sử Khắc Hồng Huệ
Nguyễn Văn Khanh
Phạm Trung Kiên
Bùi Quốc Linh
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Trần Thị Yến Linh
Phan Lê Thanh Mai
Võ Lê Nhật Minh
Huỳnh Văn Nhân
Hồ Nguyễn Tố Như
Lê Nguyễn Thiên Phương
Nguyễn Hồng Quang
Đỗ Thị Thanh Tâm
Đào Ng. Thị Kim Thảo
Trần Thị Xuân Thảo
Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Lê Trương Thanh Tín
Hồ Ngọc Toản
Lê Minh Trung
Nguyễn Anh Tuấn

Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Điểm KT trước

Tác động
7.6
5.4
7.1
4.6
8.4
8.1
5.7
6.2
5.8
7.1
5.1
6.8
5.8
5.6
7.1
7.6
6.8
7.9
8.8
4.3
5.5
6
8.2
8.4
5.1
9.5
7.3
6.2
8.7


Điểm KT sau
tác động
10
8
9
8
10
10
8
8
8
9
7
9
8
8
9
10
8
10
10
6
7
6
10
10
7
10
10

8
10

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

15


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

LỚP ĐỐI CHỨNG
TT

Họ và tên

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

Lê Đặng Thuỳ Dung
Trần Tiến Đạt
Nguyễn Trường Giang
Nguyễn Thanh Hà
Nguyễn Phi Hào
Phan Văn Hiếu
Võ Chí Hiếu
Hồ Quốc Huy
Vũ Trần Ngọc Huyền
Võ Tiến Hưng
Trần Vũ Đăng Khoa
Kiều Phạm Gia Linh
Nguyễn Thành Luân

Nguyễn Hoàng Minh
Nguyễn THị Thảo Nguyên
Hồ Thanh Nhật
Bùi Thanh Phong
Lê Như Quỳnh
Nguyễn Ngọc Sơn
Nguyễn Thị Hồng Thắm
Nguyễn Diệp Phương Thảo
Lâm Đạt Thành
Nguyễn Tấn Thành
Nguyễn Thị Thanh Thảo
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
Nguyễn Lâm Uyên Trân
Ngô Minh Tuyến
Nguyễn Thị Mỹ Uyên
Nguyễn Nhật Bình Xuyên

Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Điểm KT trước
tác động
6.3
8.5
4.2
7.5
3.9
5.6
6.2
6.1
7.6

8.1
2.7
5.3
6
8.1
5.1
9.2
4.1
4.2
5.7
8.1
8.6
6.4
7.7
7.2
7.6
7.3
5.3
7.3
8.4

Điểm KT sau
tác động
7
10
5
9
5
6
7

7
8
9
3
6
7
9
6
10
5
5
6
9
9
7
8
8
8
8
6
8
9

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

16


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng


Năm học 2010 – 2011

PHỤ LỤC PHẦN MỀM SETERRA
Seterra – Phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập môn Địa lí

Thầy cô và các em học sinh có thể tải phần mềm tại địa chỉ:
/>Dưới đây là giao diện chính của phần mềm:

Với phần mềm Seterra, các em học sinh sẽ được học, được tìm hiểu, luyện tập kiến
thức dưới dạng làm những bài tập. Có 3 dạng bài tập chính đó là:
- Tìm vị trí nước hoặc thủ đô, trung tâm, thành phố của một nước của một Châu lục nào đó
hay tìm các Châu lục trên thế giới…
- Trả lời các câu hỏi về thủ đô của một nước nào đó như: Hà Nội là thủ đô của nước nào?
Hay Thủ đô của Nhật Bản là gì?
- Tìm quốc kỳ của một nước.
Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

17


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

Để bắt đầu, chúng ta lựa chọn một Châu lục nào đó trong danh sách phía bên trái, ví dụ chọn
North America. Khi đó trong bản đồ thế giới nhỏ phía trên, vùng này được đổi sang màu
xanh sáng. Bên phải danh sách các châu lục là một danh sách các bài tập, các test, danh sách
bao gồm đầy đủ các bài tập về tìm vị trí địa lí, thủ đô hay cờ… của một nước thuộc vùng đã

chọn này. Đặc biệt, nếu trong vùng này có một số nước lớn, vùng lớn, trong danh sách bên
phải sẽ có rất nhiều bài tập kèm theo với các nước, vùng lớn này như tìm vị trí Bang, vị trí
các thành phố lớn, các thành phố trong một vùng, …

Có thể xem được kết quả những bài đã làm trước đó bằng cách chọn nút
, khi đó tự các em có thể đánh giá được mình có tiến bộ hay không.
Phần mềm này còn được hỗ trợ một số ngôn ngữ thông dụng ngoài tiếng Anh như tiếng:
Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,… Để chọn ngôn ngữ khác, chọn nút
, sau đó chọn ngôn ngữ trong phần Language:

Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

18


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

Còn bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về phần mền Seterra này, bằng cách lựa
chọn châu Á trong danh sách phía bên trái. Khi đó, có thể thấy trong danh sách phía bên phải
có đầy đủ các bài tập: như tìm các nước, thủ đô, thành phố, quốc kỳ các nước của châu Á.
Và Trung Quốc là một nước lớn tại châu này nên có thêm một số bài test như tìm vị trí các
tỉnh, trung tâm lớn,… Ngoài ra còn các bài test cho một số vùng như: vùng Trung Đông,
vùng Đông Nam Á…

Lựa chọn dòng đầu tiên trong danh sách bên phải “Asia: Countries”: tìm các nước của châu
Á, khi đó xuất hiện màn hình lớn, đó chính là bản đồ châu Á.


Trên thanh menu có dòng thông báo
: hãy click chuột vào nước Nhật Bản.
Còn toàn bộ các nước thuộc Châu Á đều có màu xanh trên bản đồ lớn phía dưới menu.
Lúc này, bạn hãy bắt đầu làm bài tập bằng cách nhìn trên bản đồ Châu Á, xem nước Nhật
nằm ở vị trí nào, nếu ngay trong lần kích chuột đầu tiên, bạn kích chuột vào đúng vị trí nước
này trên bản đồ, màu sắc của nước này trên bản đồ sẽ được thay đổi từ xanh thành trắng:
Dòng thông báo phía trên thanh menu sẽ được đổi sang tên một nước khác của Châu Á.
Nếu kích chuột lần thứ 2 đúng, màu sắc của nước đó sẽ được đổi thành màu vàng nhạt. Nếu
kích chuột lần thứ 3 đúng, màu sắc của nước đó sẽ được đổi thành màu vàng đậm hơn.
Nếu kích chuột đến lần thứ 3 mà bạn vẫn chưa tìm đúng được nước có tên như trên thanh
menu đưa ra, phần mềm sẽ tự động đổi màu sắc của nước đó thành một màu xanh khác. Và
Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

19


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

khi bạn kích chuột vào, màu sắc của nước này sẽ bị đổi thành màu đỏ:

Để biết được kết quả làm bài của những lần trước chọn nút “High scores” ở góc trên bên
trái, khi đó chúng ta sẽ biết được những lần trước chúng ta làm được bao nhiêu phần trăm
trong bài test này. Bên cạnh nút này là phần hiển thị kết quả làm bài tính theo phần trăm và
thời gian làm bài
. Sau khi hoàn thành toàn bộ bài test này, phần

mềm cũng sẽ tự động đưa ra bảng kết quả này.
Tiếp theo, chúng ta chuyển sang làm bài tập tìm thủ đô “Asia: Capitals”. Vào màn hình
chính của chương trình, chúng ta sẽ vẫn thấy phần lớn màn hình là bản đồ của châu Á. Tuy
nhiên, trên thanh menu phía trên sẽ là chọn một thủ đô nào đó, chẳng hạn như
, thủ đô của mỗi nước đều được đánh dấu bằng một ngôi sao màu
xanh:

Thực hiện bài test này cũng giống như làm bài tìm vị trí các nước, chúng ta sẽ kích chuột
vào thủ đô được đưa ra trên thanh menu, và màu sắc của thủ đô sẽ được thay đổi theo số lần
ta kích chuột sai, cho đến khi tìm đúng thủ đô.
Chuyển sang bài test trả lời câu hỏi bằng cách chọn “Asia: Capital Quiz”. Khi đó, chương
trình sẽ đưa ra hai loại câu hỏi dạng: “The capital of Thailand is…” hoặc “Tokyo is the
capital of…”. Phía dưới câu hỏi sẽ có 4 phương án trả lời, bạn sẽ trả lời bằng cách lựa chọn
1 trong số 4 phương án đó. Nếu chọn đúng, đáp án sẽ được chuyển sang màu xanh. Nếu
chọn sai, đáp án vừa chọn sẽ chuyển sang màu đỏ, phần mềm sẽ tự đông chuyển sang câu
hỏi khác khi bạn tìm được đáp án đúng.
Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

20


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2010 – 2011

Để chuyển sang bài test tìm quốc kỳ, chúng ta chọn “Asia: Flags”. Phần này, thanh menu
phía trên cũng giống những phần trước, và câu thông báo sẽ đưa ra tên các nước, phía dưới
màn hình chính có 16 quốc kỳ của 16 nước thuộc châu Á.


Chúng ta cũng sẽ làm bài tập này bằng cách lựa chọn quốc kỳ ứng với tên nước được đưa ra
trên thanh menu. Sau khi hoàn thành bài test với 16 nước, có thể chọn nút “Restart” để
chuyển sang bài test khác với 16 quốc kỳ của 16 nước khác cũng thuộc châu Á.
Trên đây là 3 dạng bài tập chính đối với khu vực châu Á, ngoài ra còn rất nhiều bài tập hay
và bổ ích khác như tìm các nước thuộc khu vực Trung Đông, khu vực Đông Nam Á, hay tìm
các tỉnh của một nước lớn thuộc châu Á là Trung Quốc,… Các bạn hãy thực hành tiếp
những bài tập này để bổ sung kiến thức địa lí cho mình.

Người thực hiện: Nguyễn Khắc Quang

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

21



×