A PHẦN MỞ ĐẦU
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Quá trình dạy học không chỉ đơn giản là giáo viên lên lớp thực hiện
giờ dạy theo giáo án và học sinh chỉ ngồi nghe, ghi chép một cách thụ động.
Mà quá trình dạy học là cả một nghệ thuật của người giáo viên được kết hợp
nhuần nhuyễn giữa tính sư phạm, tính khoa học, tính chính xác và tính thực
tiễn nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học ở trường THCS cũng như đạt kết quả
mục tiêu của quá trình dạy học.
Để dạy học đạt kết quả, quá trình dạy học cần phải được thực hiện
những yêu cầu cơ bản, trong đó có yêu cầu sử dụng và khai thác có hiệu quả
phương tiện trực quan trong dạy học, nhất là đối với phân môn địa lý ở
trường THCS. Nhưng trên thực tế việc sử dụng phương tiện trực quan trong
dạy học hiện nay chưa khai thác đúng mục đích và chưa phát huy hết vai trò
ý nghĩa của phương pháp trực quan trong dạy học.
Trong xã hội hiện đại ngày nay việc đổi mới nội dung dạy học đã dẫn
tới việc đổi mới cả phương pháp dạy học, một trong những hướng mới của
phương pháp dạy học hiện nay là việc khai thác kiến thức từ phương tiện
trực quan trong dạy học. Nghĩa là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả, phát
huy vai trò, ý nghĩa của phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và
đối với phân môn địa lý nói riêng. Đó là niềm trăn trở của những con người
đang trực tiếp giảng dạy hàng ngày và của nhiều nhà giáo dục. Với tư cách
là giáo viên sư phạm chuyên ngành địa lý, để có thể giảng dạy tốt phân môn
của mình thì việc sử dụng thành thạo, khai thác có hiệu quả kiến thức thông
qua các phương tiện trực quan trong dạy học là một yêu cầu quan trọng. Vì
vậy tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp nâng cao kết quả sử dụng
phương tiện trực quan trong dạy học môn địa lý 6 ở trường THCS’’
II . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi:
Do điều kiện không cho phép nên trong đề tài nhỏ này, tôi chỉ nghiên
cứu một số phương pháp nhằm nâng cao kết quả sử dụng phương tiện trực
quan trong dạy học địa lý ở một số bài trong chương trình sách giáo khoa địa
lý lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Cơng Trứ
2. Đối tượng:
Việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn địa lý theo
chương trình sách giáo khoa địa lý lớp 6.
III . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi dùng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và tổ hợp các phương pháp, khoa học
bằng con đường dùng suy luận dựa trên các tài liệu khác nhau:
- Nhóm các phương pháp thực tiễn sư phạm:
+ Điều tra thực tiễn sư phạm.
+ Quan sát dự giờ và trực tiếp giảng dạy.
+ Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh.
+ Phương pháp điều tra tổng hợp toán học.
Các phương pháp trên được kết hợp với nhau trong quá trình nghiên
cứu để phân tích, tổng hợp, đánh giá tìm ra các mấu chốt thiết thực của vấn
đề nghiên cứu.
IV . CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Mục tiêu chung của môn địa lý :
Môn địa lý trong nhà trường THCS nhằm giúp cho học sinh có những
kiến thức phổ thông cơ bản cần thiết về trái đất – Môi trường sống của con
người và những hoạt động của loài người trên bình diện quốc tế, dân tộc.
Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn và
làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lý phù hợp với yêu cầu của
đất nước và xu thế thời đại.
2. Mục đích, yêu cầu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học
môn địa lý lớp 6 :
2.1 Mục đích:
Nhằm giúp cho học sinh có được những kỹ năng đáp ứng được mục
tiêu giáo dục đề ra trong giai đoạn hiện nay, đã được nghị quyết TW2 khoá
VIII khẳng định: “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của học sinh.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy
học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.’’
Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục, tại điều 24.2 “
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niền vui, hứng thú học tập cho
học sinh.’’
Đối với học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp THCS các em tiếp xúc với một
chương trình học có tính chuyên môn hoá cao. Nội dung kiến thức địa lý chủ
yếu là những vấn đề địa lý tự nhiên đại cương rất trừu tượng và khó khăn đối
với các em trong quá trình tiếp thu kiến thức. Chính vì vậy phần lớn kiến
thức trong SGK được chuyển tải thông qua hệ thống kênh hình, mô hình, sơ
đồ, bản đồ, biểu đồ, để giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhớ được
nội dung bài học bền lâu và góp phần rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh ,
việc rèn luyện kỹ năng địa lý không chỉ giúp học sinh khai thác kiến thức
qua các kênh hình để phục vụ cho nội dung bài học, mà còn rèn luyện cho
học sinh phương pháp tự học tự nghiên cứu, giúp các em có được những kỹ
năng cần thiết để phục vụ cho quá trình học tập ở các lớp trên, và ứng dụng
vào trong cuộc sống hàng ngày, ngoài ra việc rèn luyện các kỹ năng còn
giúp cho học sinh thích ứng với các phương pháp dạy học tập trung vào
người học, phù hơ
̣
p với mục tiêu dạy học, quan điểm dạy học hiện nay mà
nghị quyết TW2 khoá VIII đặt ra.
2.2 Yêu cầu:
Việc rèn luyện kỹ năng địa lý là cả một quá trình lâu dài và phức tạp,
nó không chỉ dừng lại ở một lớp học, cấp học mà nó theo suốt trong quá
trình học tập của học sinh. Đôí với học sinh lớp 6 sau khi học xong chương
trình, học sinh biết quan sát, khai thác và thu nhập thông tin, ( các kiến thức
địa lý ) qua tranh ảnh, hình vẽ, biết sử dụng bản đồ địa lý và các sơ đồ đơn
giản, biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng địa lý ở địa
phương.
3 Phân loại hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa địa lý lớp 6:
3.1 Cơ sở để phân loại : Dựa vào mục tiêu yêu cầu của chương trình
địa lý lớp 6.Sau khi học xong môn địa lý lớp 6 học sinh phải:
* Kiến thức:
- Biết trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời, vị trí của trái đất
trong hệ mặt trời, hai vận động chính của trái đất là vận động tự quay quanh
trục và vận động quanh mặt trời, cùng các hệ quả cả nó.
- Biết các lớp cấu tạo bên trong của trái đất, đặc điểm của mỗi lớp
( Đặc biệt là vai trò của lớp vỏ trái đất) Sự phân bố lục địa, đại dương trên bề
mặt trái đất.
- Biết khái niệm của bản đồ, một số yếu tố của bản đồ, một số loại
của bản đồ và tác dụng của bản đồ.
- Biết các thành phần tự nhiên và đặc điểm của mỗi thành phần tự
nhiên cũng như các mối quan hệ giữa chúng.
* Kỹ năng:
- Biết quan sát, khai thác và thu nhập thông tin các kiến thức qua tranh
ảnh, hình vẽ.
- Biết sử dụng bản đồ địa lý và vẽ sơ đồ đơn giản.
- Biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng địa lý ở địa
phương .
3.2 Dựa vào nội dung chương trình SGK địa lý lớp 6 .
Nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Trái đất:
- Trái đất trong vũ trụ.
- Cấu tạo của Trái Đất.
- Thực hành, nhận xét sự biến đổi bề mặt trái đất trên bản đồ
bằng hình vẽ.
Chương2 : Bản đồ
- Bản đồ.
- Một số yếu tố của bản đồ.
- Các loại bản đồ.
- Thực hành đo vẽ trên bản đồ.
Chương 3 : Thành phần tự nhiên và nhân văn của môi trường:
- Thành phần tự nhiên của môi trường, địa chất, địa hình, các
dạng địa hình, địa hình núi lửa.
- Thực hành.
- Khí hậu thuỷ văn, thời tiết, khí hậu, thời tiết( sông lưu vực
sông, hồ, biển, đại dương…)
- Thực – động vật trên trái đất.
2.3 Phân loại hệ thống kênh hình trong SGK địa lý lớp 6.
Bảng: Phân loại hệ thống kênh hình trong SGK địa lý lớp 6.
TT Phân loại Chức năng sử dụng Bài – Đề
mục dạy
1 Quả địa cầu - Dùng xác định hình dạng, kích
thước của trái đất và hệ thống kinh
vĩ tuyến.
- Xác định vận động tư quay quanh
trục của trái đất
Bài 1 – Mục 2
Bài 2 – Mục 1
2 Bản đồ, lược
đồ
- Bản đồ kiến tạo mảng
- Các bản bồ dùng thể hiện các phép
chiến đồ.
- Bản đồ đo tính tỷ lệ, khoảng cách
trên bản đồ
- Bản đồ xác định phương hướng,
tính toạ độ địa lý.
- Bản đồ dùng để đọc các đối tượng
trên bản đồ.
- Bản đồ phân bố lượng mưa ở trên
thê giới.
- Bản đồ thể hiện các dòng biển ở
trên đại dương.
- Lược đồ địa hình có tỷ lệ lớn.
Bài 5 – Mục 2
Bài 6 – Mục 1
Bài 7 – Mục 1
Bài 9 – Mục 3
Bài 11
Bài 21 – Mục 3
Bài 24 – Mục 2
Bài 17 - mục 2
3 Mô hình - Hệ mặt trời Bài 1 – Mục 1
- Vận động của trái đất quay quanh
mặt trời và các mùa
- Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn
khác nhau theo mùa.
- Mô hình lúi lửa.
- Địa hình đồng bằng và cao nguyên.
- Hệ thống sông và lưu vực sông
Bài 3 – Mục 1
Bài 4 – Mục 1
Bài 13 – Mục 2
Bài 15–Mục
1,2
Bài 23 – mục 1
4 Tranh ảnh - Núi được hình thành do nội lực.
- Cảnh tượng sau khi động đất sảy ra.
- Núi trẻ Himalaya, núi đá vôi, động
đá vôi và thạch nhũ.
- Bình nguyên, cao nguyên
- Sự thay đổi nhiệt theo vĩ độ
- Các hướng gió chính trên trái đất và
hoàn lưu khí quyển.
- Các đới khí hậu trên trái đất.
- Hồ ở miệng lúi lửa.
- Thuỷ triều lên, xuống ở bãi biển.
- Rừng mưa nhiệt đới, hoang mạc,
động vật, miền khí hậu lạnh, miền
đồng cỏ nhiệt đới.
Bài 13 – Mục 1
Bài 13 – Mục 2
Bài14– Mục
2,3
Bài 15–Mục1,
2
Bài 19 – Mục 3
Bài 20 – Mục 2
Bài 22 – Mục 1
Bài 23 – Mục 2
Bài 24 – Mục 2
Bài 25 – Mục 1
5 Biểu đồ - Biểu đồ lượng mưa Bài 21 – Mục 3
Qua bảng phân loại cho ta thấy, hầu hết trong các bài học đều có hệ
thống kênh hình để phục vụ cho nội dung bài học. Mục đích giáo viên
thuận lợi trong việc thực hiện phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực của người học và tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ
động, sáng tạo trong học tập, góp phần phát triển tư duy nhận thức và rèn
luyện kỹ năng.
B NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ :
1. Tồn tại:
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ tại trường tôi nhận thấy phương pháp
trực quan dùng trong dạy học địa lý ở trường chỉ có bản đồ, tranh ảnh, quả
cầu địa lý, còn các mô hình, phòng thí nghiệm, đèn chiếu phim, các mẫu
vật…… hầu như không có.
Qua một số tiết dự giờ địa lý có sử dụng phương tiện trực quan là bản
đồ địa lý và quả địa cầu ( có kiểm tra đánh giá bằng phiếu học tập và thực
hành ở một số đối tượng học sinh) kết quả được thu như sau:
Tên
lơ
́
p
Tổng số
học sinh/1 lớp
Số lượng
học sinh đạt yêu cầu
Số lượng
học sinh chưa yêu cầu
Số lượng % Số lượng %
6A 30 10 33,33 20 66,67
6B 27 8 29.63 19 70,37
6C 25 10 40,0 15 60,0
Với kết quả thu được ở trên chúng ta nhận thấy việc dạy học có kết
hợp với phương pháp trực quan chưa đạt kết quả yêu cầu cơ bản, trong một
lớp ( 6A) chỉ có 10/30 học sinh biết được một số yêu cầu nhỏ còn lại 20/30
học sinh chưa biết được vấn đề gì. Kết quả này đòi hỏi chúng ta phải làm gì
để nâng cao việc dạy học có kết quả với phương tiện trực quan.
Mặt khác khi trực tiếp trò chuyện với học sinh đa số các em đều có
suy nghĩ môn địa lý là môn học khô khan, khó và là môn phụ đã ăn sâu vào
tiềm thức của học sinh và một số giáo viên .Điều này chứng tỏ môn địa lý
không được học sinh quan tâm, chú ý trong khi học. Còn về trình độ kỹ năng
thì sao? . Qua trò chuyện với một số học sinh khối 6 các lớp trực tiếp dạy
như 6A,6B, 6C, trong nhà trường được biết: Hầu hết các em không có các
khái niệm hình ảnh trực quan như : hình cầu, hình e líp gần tròn… Và khi
yêu cầu các em xác định trên tranh ảnh giáo khoa các em đều không biết
khai thác và sử dụng như thế nào? . Điều này cho thấy kiến thức và kỹ năng
của các em rất mơ hồ và không chắc chắn, Các em chỉ học thuộc kiến thức
ghi trên lớp “ như một cái máy” mà không hiểu gì về bản chất vấn đề mình
đang nói. Hay nói các khác với kiến thức và kỹ năng như thế các em không
thể tìm hiểu, không thể tư duy kiến thức trên phương tiện trực quan.
Như vậy việc sử dụng phương tiê
̣
n trực quan trong khai thác kiến
thức địa lý chưa mang lại kết quả đặt ra, dẫn đến chất lượng dạy học môn
địa lý ngày càng kém chất lượng. Tìm hiểu nguyên nhân của tồn tại trên là
rất cần thiết, vì trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng
khai thác phương tiện trực quan trong dạy và học hiện nay.
2 Nguyên nhân :
2.1 Nguyên nhân từ phía giáo viên: