Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG QUẾ TẠI TỈNH YÊN BÁI (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG QUẾ
TẠI TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG QUẾ
TẠI TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Chí Thiện

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa
công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông
tin xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Đặng Thị Thu Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ
của Thầy giáo hướng dẫn, các anh, chị, đồng nghiệp, bạn bè, cơ quan và gia đình tôi
đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thiện luận văn này.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trần Chí Thiện, thầy giáo
hướng dẫn luận văn cho tôi, thầy đã giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúng đắn,
nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, lôgíc, qua đó đã giúp cho đề tài nghiên cứu
của tôi có ý nghĩa thực tiễn và có tính khả thi.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND các huyện Văn
Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Sở Nông nghiệp, Công thương, các doanh nghiệp, các hộ
nông dân trồng, chế biến, thu mua sản phẩm quế... đã giúp tôi nắm bắt được thực
trạng, cũng như những vướng mắc và đề xuất giải pháp phát triển ngành hàng quế
cho tỉnh Yên Bái.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp đã góp ý
và tạo điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn.

Ngoài ra, bên cạnh sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các đồng nghiệp, tôi
còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè và gia đình để hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Chí Thiện đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Đặng Thị Thu Hương


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ...................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................. 2
4. Nội dung nghiên cứu và những đóng góp của luận văn .......................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÀNH HÀNG ................ 4
1.1. Cơ sở lý luận về ngành hàng ................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm ngành hàng ................................................................................... 4

1.1.2. Tác nhân ......................................................................................................... 5
1.1.3. Chức năng...................................................................................................... 6
1.1.4. Sản phẩm ....................................................................................................... 7
1.1.5. Mạch hàng, luồng hàng trong phân tích ngành hàng ................................... 7
1.1.6. Phân tích ngành hàng ..................................................................................... 8
1.1.7. Chuỗi giá trị trong phát triển ngành hàng .................................................... 12
1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành hàng ...................................................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn phát triể n ngành hàng nông nghiê ̣p .......................................... 17
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển ngành hàng sản phẩm nông nghiệp của các
nước trên thế giới ................................................................................................... 17
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển ngành hàng ở các địa phương trong cả nước ......... 22
1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong việc phát triển ngành hàng quế của Việt
Nam và tỉnh Yên Bái ............................................................................................. 23


iv
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 25
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 25
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ...................................................... 25
2.2.2. Phương pháp chọn địa bàn và mẫu nghiên cứu ........................................... 26
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ................................................................. 28
2.2.4. Phương pháp phân tích ................................................................................ 28
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 32
2.3.1. Giá trị sản xuất (GO) ................................................................................... 32
2.3.2. Chi phí trung gian (IC) ................................................................................ 32
2.3.3. Chi phí tăng thêm (AC) ............................................................................... 32
2.3.4. Khấu hao TSCĐ (A) .................................................................................... 32
2.3.5. Tổng chi phí (TC) ........................................................................................ 33
2.3.6. Giá trị gia tăng (VA) .................................................................................... 33

2.3.7. Thu nhập thuần (GPr ) .................................................................................. 33
Chương 3. THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG QUẾ TẠI TỈNH YÊN BÁI ......... 34
3.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 34
3.1.1. Vị trí, địa lý địa hình .................................................................................... 34
3.1.2. Khí hậu, thủy văn ......................................................................................... 35
3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................ 35
3.1.4. Điều kiện kinh tế và xã hội .......................................................................... 38
3.1.5. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................... 40
3.1.6. Đánh giá chung ............................................................................................ 45
3.2. Thực trạng ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái ..................................................... 47
3.2.1. Khái quát chung về cây quế và sản phẩm quế Yên Bái ............................... 47
3.2.2. Thị trường cung và tiêu thụ sản phẩm quế trên thế giới hiện nay ............... 47
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái ............. 53
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm Quế ........ 53
3.3.2. Tập quán sản xuất, nhu cầu thị trường......................................................... 54
3.3.3. Trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học trong khai thác, thu mua,
chế bến bảo quản.................................................................................................... 55


v
3.3.4. Năng lực tổ chức hoạt động xuất khẩu sản phẩm quế của một số
doanh nghiệp .......................................................................................................... 56
3.3.5. Tác động của cơ chế chính sách xuất nhập khẩu và quản lý điều hành
của địa phương ....................................................................................................... 57
3.4. Phân tích, đánh giá thực trạng ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái ............................. 59
3.4.1. Phân tích SWOT về ngành hàng Quế của Yên Bái ..................................... 59
3.4.2. Nông dân trồng quế ..................................................................................... 62
3.4.3. Người thu gom sản phẩm quế ...................................................................... 79
3.4.4. Cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm quế.................................................... 84
3.4.5. Người bán buôn sản phẩm quế .................................................................... 89

3.4.6. Đánh giá kết quả hoạt động của ngành hàng quế của Yên Bái qua
phân tích ngành hàng ............................................................................................. 92
3.4.7. Những hạn chế và nguyên nhân làm chậm sự phát triển ngành quế
Yên Bái .................................................................................................................. 96
Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG QUẾ TẠI TỈNH
YÊN BÁI ................................................................................................................ 100
4.1. Quan điểm, định hướng, kế hoạch phát triển ................................................... 100
4.1.1. Quan điểm và Định hướng phát triển ........................................................ 100
4.1.2. Kế hoạch phát triển .................................................................................... 100
4.2. Giải pháp phát triển ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái ..................................... 101
4.2.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................... 101
4.2.2. Giải pháp phát triể n ngành hàng quế củ a tỉnh Yên Bái đinh
̣ hướ ng
tớ i 2020................................................................................................................ 101
4.3. Một số kiến nghị............................................................................................... 108
4.3.1. Kiến nghị với các cấp chính quyền ............................................................ 108
4.3.2. Kiến nghị với các tác nhân tham gia ngành hàng quế ............................... 109
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 111
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 113


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CC

Cơ cấu


CGT

Chuỗi giá trị

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT


Khoa học kỹ thuật



Lao động

PTNT

Phát triển nông thôn

SL

Sản lượng

TB

Trung bình

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế
giai đoạn 2010 -2015 ............................................................................ 39

Bảng 3.2.

Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn
2010 - 2015 .......................................................................................... 44

Bảng 3.3.

Nhu cầu và lượng nhập khẩu bình quân/năm mặt hàng quế giai
đoạn 2010-2015 .................................................................................... 48

Bảng 3.4.

Bảng các nước nhập khẩu quế chính trên thế giới .............................. 50


Bảng 3.5.

Các nước xuất khẩu quế trên thế giới năm 2015 .................................. 51

Bảng 3.6.

Giá mặt hàng quế trên thế giới một số năm qua ................................... 52

Bảng 3.7.

Phân tích SWOT chuỗi giá trị sản phẩm quế ....................................... 61

Bảng 3.8.

Thông tin cơ bản của các hộ sản xuất quế ............................................ 64

Bảng 3.9.

Đặc điểm cơ bản của các hộ trồng quế ................................................. 66

Bảng 3.10. Tình hình sản xuất quế bình quân của các hộ điều tra năm 2015 ........ 68
Bảng 3.11. Hạch toán chi phí trồng mới bình quân 1 ha của tác nhân hộ sản
xuất quế ................................................................................................ 70
Bảng 3.12. Chi phí đầu tư bình quân 1 ha của việc sản xuất sản phẩm quế ........... 71
Bảng 3.13. Giá bán của hộ sản xuất cho từng tác nhân trong chuỗi ....................... 72
Bảng 3.14. Giá bán sản phẩm quế bình quân (2013-2015) .................................... 73
Bảng 3.15. Người quyết định giá bán và quan hệ mua bán .................................... 76
Bảng 3.16. Kết quả sản xuất quế của hộ nông dân cho 1 ha quế năm 2015 ........... 77
Bảng 3.17. Kết quả sản xuất quế của hộ cho 1 tấn vỏ quế khô năm 2015 ............. 78

Bảng 3.18. Thông tin chung về tác nhân thu gom quế tại các địa phương
điều tra .................................................................................................. 80
Bảng 3.19. Giá thu mua và bán từng loại sản phẩm quế của người thu gom ......... 81
Bảng 3.20. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của tác nhân thu gom
sản phẩm quế ở địa bàn điều tra năm 2015 .......................................... 82
Bảng 3.21. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của tác nhân thu gom
1 tấn vỏ quế khô năm 2015 .................................................................. 83
Bảng 3.22. Đặc điểm cơ bản của các cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm quế ........ 85


viii
Bảng 3.23. Chi phí một ngày hoạt động sản xuất và kinh doanh của cơ sở
chế biến ................................................................................................. 86
Bảng 3.24. Kết quả và hiệu quả một ngày hoạt động của cơ sở thu mua và
chế biến sản phẩm quế .......................................................................... 87
Bảng 3.25. Kết quả và hiệu quả hoạt động của cơ sở thu mua và chế biến 1
tấn sản phẩm quế khô năm 2015 .......................................................... 88
Bảng 3.26. Đặc điểm cơ bản của người bán buôn sản phẩm quế ........................... 90
Bảng 3.27. Kết quả kinh doanh của tác nhân bán buôn sản phẩm quế năm 2015 ....... 91
Bảng 3.28. Lợi ích và chi phí theo các năm bình quân 1ha quế trồng.................... 94
Bảng 3.29. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các tác nhân tham gia vào ngành
hàng quế ở tỉnh Yên Bái ....................................................................... 95


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) .................................................. 30


Sơ đồ 3.1:

Chuỗi giá trị đối với nông dân trồng quế ........................................... 63

Sơ đồ 3.2:

Chuỗi giá trị người thu gom sản phẩm quế ........................................ 79

Sơ đồ 3.3:

Chuỗi giá trị cơ sở sản xuất và chế biến sản phẩm quế...................... 84

Sơ đồ 3.4:

Chuỗi giá trị người bán buôn sản phẩm quế ...................................... 89

Sơ đồ 3.5:

Luồng hàng sản phẩm quế ở địa bàn nghiên cứu ............................... 93

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015 ......... 40
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu thành phần dân tộc tỉnh Yên Bái ............................................ 43
Biểu đồ 3.3: Mật độ dân số theo huyện, thị tỉnh Yên Bái năm 2015 ...................... 44
Biểu đồ 3.4: Độ tuổi của người nông dân trồng quế ở các đơn vị điều tra ............. 65
Biểu đồ 3.5: Tình hình thu nhập của các nhóm sản xuất quế ................................. 68
Biểu đồ 3.6: Cơ cấu chi phí đầu tư trồng mới 1ha quế ........................................... 70
Biểu đồ 3.7: Giá bán sản phẩm quế cho từng tác nhân trong chuỗi ....................... 73
Biểu đồ 3.8: Giá bán sản phẩm quế bình quân (2013-2015) .................................. 74
Biểu đồ 3.9: Lý do nông dân bán quế cho người thu gom ...................................... 75

Biểu đồ 3.10: Nguồn thông tin về giá của người nông dân trồng quế ...................... 75


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lâm sản ngoài gỗ là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế xã hội, đặc biệt đối với các cộng đồng có đời sống gắn liền với rừng. Chủ
trương của Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển Lâm nghiệp trong đó
Lâm sản ngoài gỗ ngày càng được phát triển chú trọng như (Quế, mây, song, tre,
nứa, nấm,…).
Đối với rừng Yên Bái, ngoài thành phần các loài cây gỗ còn có rất nhiều loài
lâm sản ngoài gỗ. Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ thì cây quế được đánh giá là
một trong những sản phẩm chủ lực, chất lượng thuộc vào loại tốt nhất Việt Nam. Cây
quế được coi là lợi thế của địa phương không những có giá trị kinh tế cao mà còn
đem lại nhiều giá trị về y học, thực phẩm góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường
sinh thái, giữ đất, giữ nước ở những vùng đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa
dạng các nguồn gen quý của cây bản địa, đồng thời góp phần ổn định và cải thiện đời
sống cho người dân giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc xóa đói giảm nghèo và nâng cao
thu nhập cho các hộ dân. Nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ rừng quế,
hàng ngàn gia đình có cuộc sống ổn định và trở nên giàu có nhờ cây quế.
Một trong những vấn đề cốt lõi của phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa đó
là thực hiện đồng bộ các giai đoạn của chuỗi giá trị gồm: Nghiên cứu, trồng/sản
xuất, chế biến và thương mại.
Tuy nhiên thực trạng chung là các thông tin về ngành lâm nghiệp nói chung,
sản phẩm quế nói riêng tới người nông dân còn ít, sản xuất nhỏ lẻ, do trồng nhiều
nhưng cây quế chưa được qui hoạch tổng thể một cách toàn diện, chưa được đầu tư
thích hợp, chưa hiểu nhiều về kỹ thuật gây trồng và công tác chọn giống còn chưa
tốt, quá trình khai thác vỏ quế còn tuỳ tiện, không đảm bảo qui trình kỹ thuật, việc

thu mua vỏ quế bị buông lỏng, do tư thương quản lý và điều hành, các hoạt động
liên quan đến sản xuất sản phẩm quế trong chuỗi giá trị hàng hóa nông sản còn rời
rạc, liên kết yếu, từ đó hiệu quả kinh tế cây quế, lợi ích tối đa cho các tác nhân tham
gia ngành hàng quế của tỉnh chưa cao. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn như trên
tôi đã chọn và tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phân tích ngành hàng Quế
tại tỉnh Yên Bái”.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Phản ánh thực trạng ngành hàng quế và phân tích các tác nhân tham gia
ngành hàng quế ở tỉnh Yên Bái. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
ngành hàng quế ở tỉnh Yên Bái, qua đó góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành hàng Quế.
- Đánh giá thực trạng về ngành hàng Quế ở tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện, phát triển ngành hàng quế qua đó nâng
cao chuỗi giá trị của ngành hàng này ở tỉnh Yên Bái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ sản xuất quế trên địa bàn nghiên cứu.
- Các tác nhân tham gia ngành hàng quế: Người sản xuất, người thu gom,
công ty chế biến thu mua sản phẩm quế, người bán buôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu trong vòng 3 năm
(2012- 2014). Đề xuất giải pháp phát triển ngành hàng Quế trong giai đoạn tới.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu ngành hàng Quế ở tỉnh Yên Bái (cụ thể
tại huyện Văn Yên và huyện Trấn Yên). Vì hiện nay diện tích trồng quế của tỉnh

Yên Bái tập trung chủ yếu ở 3 huyện Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên thì đề tài tập
trung nghiên cứu tại huyện Văn Yên là vùng quế phát triển truyền thống.
- Phạm vi về nội dung: Ngành hàng quế sẽ là một chuỗi liên tục các khâu từ
khi trồng đến chế biến, mua bán và tiêu dùng. Do khuôn khổ về thời gian có hạn
nên khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi chỉ tập trung tìm hiểu mối liên kết giữa
các tác nhân, phân tích chi phí, lợi nhuận cũng như sự phân phối giá trị gia tăng và
lợi nhuận giữa các tác nhân trong ngành quế của tỉnh Yên Bái.


3
4. Nội dung nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
4.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Nghiên cứu phân tích ngành
hàng quế là xem xét chuỗi giá trị; mỗi khâu (công đoạn) trong cả quá trình tạo ra
nhiều hay ít giá trị gia tăng và phân bổ lợi ích giữa các tác nhân; mối liên kết
giữa các tác nhân. Mỗi khâu được thực hiện bởi một tác nhân (Tác nhân hộ trồng
quế; tác nhân người thu gom; tác nhân cơ sở chế biến sản phẩm quế; tác nhân
người bán buôn).
4.2. Đóng góp của luận văn
- Những đóng góp về lý luận:
Hệ thống hóa, luận giải và làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn, khung phân
tích về ngành hàng Quế. Luận văn đã chỉ ra các tác nhân tham gia trong ngành hàng
Quế ở tỉnh Yên Bái và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển ngành hàng Quế.
- Những đóng góp về thực tiễn:
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ngành hàng Quế. Luận văn đã chỉ
ra rằng các điều kiện thuận lợi, tiềm năng để có thể phát triển ngành hàng Quế trong
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; từ đó đưa ra các nhóm giải pháp nhằm
phát triển ngành hàng Quế ở tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành hàng
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái
Chương 4: Giải pháp phát triển ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái


4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÀNH HÀNG
1.1. Cơ sở lý luận về ngành hàng
1.1.1. Khái niệm ngành hàng
Ngành hàng xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào năm 1960, được sử dụng nhằm xây
dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông nghiệp. Các vấn đề được
quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ thống sản xuất tại địa phương được
kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản [8].
Những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong nghiên
cứu ngành hàng nông sản do J.P Boutonnet đưa ra đó là: "Ngành hàng là một hệ
thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế
biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên cũng như
với bên ngoài" [5].
Theo Fabre (1994): Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế
(hay các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm
cuối cùng. Như vậy, ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động xuất phát
từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung
gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay
nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ. Nói một cách khác, có thể
hiểu ngành hàng là tập hợp những tác nhân (hay những phần hợp thành tác nhân)
kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất tiếp đó là gia công, chế biến và tiêu thụ ở

một thị trường hoàn hảo của sản phẩm nông nghiệp [8].
Nói chung, ngành hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt
chẽ với nhau trong một quá trình sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản
phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chúng ta thấy rằng ngành
hàng là một chuỗi tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và cũng là một chuỗi những thị
trường, nó kéo theo những luồng vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ.
Như vậy, mọi ngành hàng là một chuỗi các tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và
cũng là một chuỗi những thị trường. Điều đó kéo theo những luồng vật chất và
những bù đắp bằng giá trị tiền tệ.


5
Ngành hàng cho phép mô tả từ nguồn tới ngọn một chuỗi liên tiếp các hoạt
động sản xuất, chế biến, tiêu thụ vì sự phối hợp hoạt động của từng tác nhân trong
ngành hàng. Trong quá trình từ điểm sản xuất sản phẩm đầu tiên (nguồn) tới sản
phẩm cuối cùng (ngọn) trong quá trình vận hành của một ngành hàng đã tạo ta sự
chuyển dịch các luồng vật chất trong ngành đó. Ta có thể xem xét sự dịch chuyển
theo ba dạng cơ bản sau [8]:
- Sự dịch chuyển về mặt thời gian:
Sản phẩm được tạo ra trong thời gian này lại được tiêu thụ ở thời gian khác.
Sự chuyển dịch này giúp ta điều chỉnh cung ứng thực phẩm theo mùa vụ. Để thực
hiện tốt sự chuyển dịch này cần phải làm tốt công tác bảo quản và dự trữ sản phẩm.
- Sự dịch chuyển về mặt không gian:
Trong thực tế, sản phẩm được tạo ra ở nơi này nhưng lại được dùng ở nơi
khác. Ở đây đòi hỏi phải nhận biết được các kênh phân phối của sản phẩm. Sự
chuyển dịch này giúp ta thỏa mãn tiêu dùng trong vùng, mọi tầng lớp nhân dân
trong nước và đó cũng là cơ sở không thể thiếu được để sản phẩm trở thành hàng
hóa. Điều kiện cần của chuyển dịch về mặt không gian là sự hoàn thiện của cơ sở hạ
tầng, công nghệ chế biến và chính sách mở rộng giao lưu kinh tế của Chính phủ.
- Sự chuyển dịch về mặt tính chất:

Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác động của
công nghệ chế biến. Ở đây, yếu tố vật chất của sản phẩm vẫn còn giữ nguyên nhưng nó
được sàng lọc, chiết xuất hoặc phụ thuộc thêm các yếu tố vật chất phụ da nào đó để tạo
ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chuyển
dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản phẩm ngày càng phong phú và nó được
phát triển theo sở thích người tiêu dùng và trình độ chế biến. Hình dạng và tính chất
của sản phẩm bị biến dạng càng nhiều lần thì càng có nhiều sản phẩm mới được tạo ra.
1.1.2. Tác nhân
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt
động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Ta có thể hiểu tác nhân là những
hộ, những doanh nghiệp. Tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh
tế của họ. Tác nhân được phân chia làm hai loại: Tác nhân có thể là người thực hiện
(hộ nông dân, hộ kinh doanh, người tiêu thụ…) và tác nhân tinh thần có tính tượng
trưng (các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy…), theo nghĩa rộng, người ta
dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng một hoạt động như:


6
- Tác nhân “nông dân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ nông dân.
- Tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các thương nhân.
- Tác nhân “người tiêu thụ” để chỉ tập hợp tất cả những người tiêu thụ.
- Tác nhân “ngói” để chỉ tập hợp tất cả các hoạt động bên ngói lãnh thổ (trên
quan điểm trao đổi, một tác nhân cấu thành một “lãnh thổ”, kinh tế đóng kín bởi
một “biên giới”).
Trong các đồ thị và các sơ đồ tổ chức người ta thể hiện “tác nhân” bằng một
hình chữ nhật.
Với các hoạt động kinh tế riêng của mình, các tác nhân này thực hiện từng
nội dung chuyển dịch trong các chuỗi hàng khác nhau.
Trên thực tế có một số tác nhân chỉ tham gia vào một ngành hàng nhất định
và có nhiều tác nhân có mặt trong nhiều ngành hàng của nền kinh tế quốc dân. Có

thể phân loại các tác nhân thành nhóm tuỳ theo bản chất hoạt động chủ yếu trong
ngành hàng như sản xuất của cải, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ, hoạt động tài chính
và phân phối. Có 5 loại hình cơ sở để phân loại các tác nhân kinh tế được gọi là
“các khu thể chế” bao gồm:
- Những doanh nghiệp sản xuất của cải vật chất.
- Những cơ quan tài chính tiến hành các hoạt động tài chính.
- Các hộ gồm tập hợp những người được xét dưới góc độ những hoạt động
kinh tế riêng gắn liền với đời sống gia đình.
- Những cơ quan quản lý hành chính, phục vụ mà không bù lại trực tiếp.
- Tác nhân bên ngói bao gồm tất cả các tác nhân kinh tế ở ngoài lãnh thổ
quốc gia.
1.1.3. Chức năng
Mỗi tác nhân có hoạt động kinh tế riêng, đó chính là chức năng của nó trong
chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với tên tác nhân. Các chức năng kế tiếp
nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng.
Các tác nhân đứng sau thường có chức năng hoàn thiện các sản phẩm của các tác
nhân đứng kề trước nó cho đến khi chức năng của các tác nhân cuối cùng ở từng
luồng hàng kết thúc thì ta đã có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng.


7
1.1.4. Sản phẩm
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ta sản phẩm riêng của mình, trừ
những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản
phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra của
quá trình sản xuất của từng tác nhân. Trong ngành hàng, sản phẩm của các tác nhân
trước là chi phí trung gian của các tác nhân kề sau nó. Chỉ có sản phẩm của tác nhân
cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng mới là sản phẩm cuối cùng của ngành
hàng. Quá trình đó cứ diễn qua từng mạch hàng và giá trị hàng hoá của các tác nhân
kế tiếp ngày càng tăng lên. Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong

phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm chính.
1.1.5. Mạch hàng, luồng hàng trong phân tích ngành hàng
1.1.5.1. Mạch hàng
Ta hiểu mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân. Mạch hàng chứa đựng
quan hệ kinh tế giữa hai tác nhân kề nhau và những hành vi di chuyển sản phẩm. Hình
dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua từng mạch hàng, đồng thời giá trị sản
phẩm được tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo và tăng lên ở từng tác nhân.
Một tác nhân có thể có mặt trong một hoặc một số mạch hàng. Mạch hàng càng phong
phú, quan hệ giữa các tác nhân càng chặt chẽ, chuỗi hàng càng bền vững. Điều đó có
nghĩa là nếu có một tác nhân nào đó cản trở sự phát triển của mạch hàng nào đó thì sẽ
gây ảnh hưởng xấu có tính chất dây chuyền đến các mạch hàng đứng sau nó và ảnh
hưởng chung đến hiệu quả kinh doanh của cả chuỗi hàng [8].
1.1.5.2. Luồng hàng
Những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ tác nhân đầu tiên đến
tác nhân tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong một ngành hàng. Các
luồng hàng bao gồm tất cả các chuyển dịch của cải dịch vụ hay tài sản được thực
hiện qua các tác nhân. Những trao đổi đó có thể xác định bởi vì một sự thực là
chúng vượt qua biên giới của các tác nhân. Mặt khác, việc bố trí lại lao động giữa
các khâu trong quá trình sản xuất đến khâu chế biến và lưu thông để nối dài chuỗi
hàng, từ đó sẽ tạo nhiều điều kiện cho phân công lao động xã hội phát triển và
kích thích quá trình sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú hơn,
thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của xã hội. Mọi luồng hàng bắt đầu từ tác
nhân đầu tiên và kết thúc ở tác nhân cuối cùng của ngành hàng [8].


8
1.1.5.3. Luồng vật chất
Luồng vật chất bao gồm một tập hợp liên tiếp các sản phẩm do các tác nhân
tạo ra được lưu chuyển từ tác nhân này qua tác nhân khác kề sau nó trong từng luồng
hàng. Mỗi khi dịch chuyển đến một tác nhân khác, luồng vật chất có thể thay đổi về

số lượng tuỳ theo các hệ số kỹ thuật hay thay đổi về chất lượng mà đôi khi cả về hình
thái tuỳ theo công nghệ chế biến ở từng mạch hàng. Trong phân tích ngành hàng
thông thường người ta chỉ đề cập đến luồng vật chất của những sản phẩm chính.
1.1.5.4. Hệ số kỹ thuật
Đó là hệ số quy đổi, các tỷ lệ so sánh cũng như các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Các
hệ số kỹ thuật rất khác nhau về chủng loại và tính chất. Nó được quy định bởi các cơ
quan đo lường, thiết kế của nhà nước hay tổng hợp qua khảo sát thực tế, hệ số kỹ thuật sẽ
giúp tính toán suy rộng từ các kết quả điều tra mẫu trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy,
chúng cần được đảm bảo tính chính xác và chỉ sử dụng trong phạm vi cho phép.
1.1.6. Phân tích ngành hàng
1.1.6.1. Điều kiện phân tích ngành hàng
Ta biết rằng, phân tích ngành hàng là một phương pháp tĩnh và những tài
liệu thu thập được là những thông tin trong quá khứ. Mặt khác, so với phương pháp
nghiên cứu truyền thống trước đây, phân tích ngành hàng là một phương pháp mới,
hiện đại và có nhiều ưu thế hơn trong việc tính toán hiệu quả kinh tế của từng khâu
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều kiện của phương pháp này là chỉ cho
phép phân tích một ngành hàng độc lập [8].
Với yêu cầu của sự phát triển hiện nay cần thiết phải xét đến hoạt động đa
dạng và tính phân tán của những quyền lợi cùng quyết định của tất cả các tác nhân
tham gia vào ngành hàng ở mọi mức độ khác nhau. Phân tích ngành hàng chỉ là
một sự mô hình hoá hạn chế sự liên kết kinh tế và kế toán. Vì vậy, nó phải được
phân tích bằng những phân tích ngang và đặc biệt là việc điều tra và phân tích kinh
tế - xã hội trong dân chúng. Nếu không có quan điểm biện chứng và thông thoáng
thì chúng ta sẽ có những giải pháp không ăn khớp với sự phát triển kinh tế chung
và làm hại đến chính ngành hàng chúng ta đang nghiên cứu. Đôi khi những giải
pháp cho sự phát triển về những ngành hàng được nghiên cứu riêng rẽ lại mâu
thuẫn với nhau, thập chí triệt tiêu lẫn nhau. Chính vì vậy, khi phân tích ngành
hàng cần kết hợp với dự báo kinh tế cần thiết và các sự kiến về quyết định có liên
quan tới ngành hành trong tương lai.



9
1.1.6.2. Ý nghĩa và tác động của phương pháp phân tích ngành hàng
Phân tích ngành hàng cho phép xác định những quan hệ mang tính tuyến
tính, tính bổ xung và tính lưu thông giữa các giai đoạn khác nhau của quá trình chế
biến bên trong các hệ thống nông nghiệp. Nói một cách cơ bản hơn, nó làm nổi bật
các mối liên hệ, những hiệu quả bên ngoài, những quan hệ hợp tác và ảnh hưởng từ
những then chốt chiến lược, sự làm chủ được chúng bảo đảm được sự khống chế
một số tác nhân [5],[8]. Sự phân tích này làm thành một không gian của sự phát
triển những chiến lược của các tác nhân trong ngành hàng.
Tính hữu ích của phân tích ngành hàng đối với phân tích các chính sách được
thể hiện trên hai mặt sau:
- Với tư cách là khung kế toán, phân tích ngành hàng cho phép ta lưu giữ
một cách có hệ thống một phần lớn thông tin cần thiết cho các phân tích kinh tế đích
thực, tiếp theo tổng kết tài chính.
- Với tư cách là công cụ, phân tích ngành hàng cho phép ta lập bảng tổng kết
tài chính với đầy đủ các nguồn hoạt động nối tiếp nhau trong toàn bộ ngành hàng.
Như vậy, ta có thể thấy phân tích ngành hàng là sự thể hiện toàn bộ các hoạt
động của tất cả những người hoạt động gọi là “tác nhân” quy tụ vào sản xuất hay
gia công chế biến một sản phẩm nhất định. Việc thể hiện đó cho phép ta xác định
các biên hạn của ngành hàng và các tác nhân của nó, hơn nữa ta xây dựng các tài
khoản kinh tế tương ứng với các hoạt động của các tác nhân bên trong ngành
hàng.Theo các phương pháp nghiên cứu trước đây. Chúng ta thường tách rời kết
quả nghiên cứu đối với từng công cụ sản xuất, chế biến, lưu thông của một ngành
hàng.Sự tách biệt đó với kết quả nghiên cứu rời rạc tạo nên những nhận định phiến
diện và hạn chế lớn đến sự phát triển của ngành hàng. Nghiên cứu ngành hàng theo
một chuỗi liên tiếp của các hoạt động, một chuỗi liên tiếp của các tác nhân, một
chuỗi liên tiếp của các thị trường sẽ giúp chúng ta nhìn nhận một cách tổng quát sự
vận hành của ngành hàng, từ đó thấy được sự liên quan mật thiết giữa các tác nhân,
các công đoạn của ngành hàng. Bằng cách đó ta có thể nhận biết được sự phát triển

của tất cả các khâu, từ đó có những đánh giá xác đáng từng khâu, thấy được những
mặt yếu kém, những ách tắc trong từng khâu trong toàn bộ ngành hàng. Qua đó, ta
đưa ra những giải pháp hợp lý cho sự phát triển của từng khâu mà không gây nên
tác động chồng chéo nhau hay triệt tiêu lẫn nhau. Những vấn đề nêu trên không
những có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách của chính phủ mà còn giúp cho


10
người phân tích có những nhận định đúng đắn về sự phát triển của ngành hàng và
người sản xuất kinh doanh có những đối sách phù hợp nhằm lựa chọn các yếu tố
đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình với mục đích đạt được kết
quả sản xuất cao nhất và chi phí sản xuất thấp nhất.
1.1.6.3. Mô tả về ngành hàng
- Kênh tiêu thụ
Kênh tiêu thụ có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản
xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền
sở hữu các hàng hóa khi chúng được mua bán qua các tác nhân khác nhau.
Kênh tiêu thụ (kênh phân phối) là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản
xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình tạo ra dòng
vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Có thể nói đây
là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu
người mua và người tiêu dùng hàng hóa của người sản xuất. Tất cả những người tham
gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh, các thành viên nằm giữa
người sản xuất và người tiêu dùng là những trung gian thương mại, các thành viên
này tham gia nhiều kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau.
Có 2 loại kênh tiêu thụ là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp: Kênh trực tiếp là
kênh mà nhà sản xuất trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng, không thông
qua kênh trung gian. Kênh gián tiếp là kênh mà người sản xuất bán hàng cho người
tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống trung gian (thu gom, bán buôn, bán lẻ).
- Liên kết ngang

Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví dụ: liên
kết những người nghèo sản xuất/ kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm/ tổ hợp tác) để
giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm, tăng số lượng hàng bán. Nông dân hợp tác với
nhau và mong đợi có được thu nhập cao hơn từ những cải thiện trong tiếp cận thị
trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ (Ví dụ: Tổ chức mua vật tư đầu vào
theo tập thể có thể tạo ra một số lợi ích cho các thành viên bao gồm: mua vật tư với
giá thấp nhờ mua số lượng lớn và trực tiếp từ người cung cấp; tổ chức mua theo tập
thể sẽ giảm được chi phí vận chuyển nếu phải mua xa; tiêu thụ qua tập thể, tổ chức
có khả năng hợp đồng bán với số lượng lớn, đảm bảo uy tín và đà rủi ro...).


11
- Liên kết dọc
Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của chuỗi (Ví
dụ: Tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm).
Liên kết dọc có tác dụng: Giảm chi phí chuỗi; Có cùng tiếng nói của những
người trong chuỗi; Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ bởi pháp luật Nhà
nước; Tất cả tác nhân trong chuỗi đều nắm được thông tin thị trường để có kế hoạch
sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; Niềm tin phát triển chuỗi cao hơn.
- Tác nhân:
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trung tâm, hoạt
động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân có thể là những hộ hay
những doanh nghiệp... tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế
của họ (Pierre Fabre, 1994). Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh
tế, độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ,
những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động
kinh tế của họ. Tác nhân được phân ra làm hai loại: tác nhân có thể là người (hộ nông
dân, hộ kinh doanh,...) và tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà
máy) [5]. Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp
các chủ thể có cùng một hoạt động.Ví dụ tác nhân “nông dân” để chỉ tập hợp tất cả

các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ thương nhân;
tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi không gian phân tích.
Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính
là chức năng của nó trong chuỗi hàng.Tên chức năng thường trùng với tên tác
nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức năng chế
biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn... Một tác nhân có thể có một hay nhiều
chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất
của luồng vật chất trong ngành hàng. Quá trình vận hành của một sản phẩm từ
khâu đầu tiêu cho đến khâu cuối cùng thực hiện là nhờ các tác nhân, có thể nói tác
nhân là những mắt xích quan trọng trong bất cứ một chuỗi giá trị nào. Thông qua
các mắt xích ấy lượng hàng vật chất được vận chuyển nhịp nhàng để đến tận tay
người tiêu dùng cuối cùng. Giữa các tác nhân trong từng mắt xích luôn tồn tại
những mối quan hệ nhất định. Khi nền kinh tế càng phát triển, sản xuất chuyên


12
môn hóa ngày càng sâu thì mối quan hệ đan xen ràng buộc càng chặt chẽ, không
chỉ có quan hệ về lượng vật chất mà còn quan hệ công tác quản lý, kiểm soát chất
lượng sản phẩm. Có thể chia tác nhân làm hai loại: tác nhân là người thực hiện và
tác nhân tinh thần có tính tượng trưng.
- Sản phẩm
Trong một chuỗi giá trị, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình,
trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là
sản phẩm cuối cùng của chuỗi giá trị mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra
quá trình sản xuất của từng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại sản
phẩm nên trong phân tích chuỗi giá trị thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản
phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân đầu
tiên (Pierre Fabre, 1994).
1.1.7. Chuỗi giá trị trong phát triển ngành hàng
1.1.7.1. Khái niệm về chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị có thể đươ ̣c giải thích theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Chuỗi giá
trị theo nghĩa hẹp: là mô ̣t loạt các hoạt đô ̣ng thực hiện trong mô ̣t công ty để sản xuất
ra một sản phẩ m nhất đinh.
̣ Các hoạt đô ̣ng này có thể bao gồm giai đoạn xây dựng
khái niệm và thiế t kế, quá triǹ h mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiế p thị và phân phố i,
thực hiện các dịch vụ hậu mãi đến người tiêu thụ sản phẩ m cuố i cùng… Tất cả
những hoạt động này trở thành mô ̣t chuỗi kế t nối người sản xuất với người tiêu
dùng. Mă ̣t khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá tri ̣ cho thành phẩ m cuố i cùng. Nói
cách khác, CGT theo nghĩa hẹp là các hoạt động trong cùng mô ̣t tổ chức hay một
công ty theo khung phân tích của Porter (1985) [5].
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng: là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương
nhân, người cung cấp dịch vụ…) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được
bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu và
chuyển dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, chế
biến… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản,
thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật
tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng gói và tiếp thị (Sonja Vermeulen et
al., 2008). Nói cách khác, CGT theo nghĩa rô ̣ng là: Một chuỗi các quá trình sản xuất
từ đầu vào đế n đầu ra; Một sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản


13
xuất, nhóm sản xuất, doanh nghiệp và nhà phân phố i liên quan đế n mô ̣t sản phẩ m cu ̣
thể ; Một mô hình kinh tế trong đó kế t nố i việc lựa chọn sản phẩ m và công nghệ
thích hơ ̣p với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan để tiế p câ ̣n thi ̣trường.
1.1.7.2. Đặc điểm mặt hàng quế
Vài nét về cây quế
Cây quế tên khoa học là Cinnamomum Cassia.BL thuộc họ long não Lauraceae.
Tên tiếng anh là Cinnamon, tên thông thường là cây quế, ở Việt Nam, nhân dân ta

gọi với tên gọi khác nhau theo từng địa phương như Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế
Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế [3].
Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao
trên 15 mét, đường kính thân cây có thể đạt 1,3 m. Quế có lá đơn mọc cách hay
gần đối lá, có ba gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các
gân bên gần như song song, mặt trên lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm. Quế lá
to trưởng thành dài từ 18-20 cm, quế lá nhỏ từ 6-8 cm, cuống lá dài khoảng 1
cm. Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ cây
màu xám và hơi nứt rạn theo chiều dọc. Các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa,
gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, trong đó vỏ cây có chứa nhiều tinh dầu nhất.Tinh
dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 7090%. Cây quế sinh trưởng đến 8 hoặc 10 tuổi thì ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá
đầu cành, hoa ra thành từng chùm, hoa nhỏ bằng nửa hạt gạo, màu trắng hay
phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4, 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Quả
quế chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển màu tím than, mỗi quả chứa một hạt
hình bầu dục, một kg hạt chứa khoảng 2500-3000 hạt. Quế có bộ rễ phát triển
mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng đan rộng và đan chéo vào nhau, vì
vậy cây quế có khả năng sống tốt ở những vùng đồi núi dốc. Cây quế lúc nhỏ ưa
bóng râm, khi lớn thì cần nhiều ánh sáng và khi trưởng thành thì hoàn toàn chịu
sáng. Tinh dầu quế có vị cay, thơm, ngọt nên rất được ưa chuộng. Quế thường
được gieo trồng vào tháng 1, 2 âm lịch khi mà điều kiện thời tiết rất phù hợp cho
cây con phát triển. Trong 2 đến 3 năm đầu, người trồng tiến hành tỉa thưa và
trồng dặm để đảm bảo cho mật độ trồng không quá 3000 cây/ha. Thời gian 5
năm đầu cần chú ý chăm sóc cây, che nắng cho cây con vì khi còn non cây ưa
bóng râm, khi cây đã trưởng thành thì không phải chăm sóc nhiều. Sau khi trồng
được khoảng 10 năm thì cây quế có thể cho thu hoạch. Việc thu hoạch được tiến


14
hành trong hai vụ, từ tháng 2 tới tháng 4 và từ tháng 9 tới tháng 11. Thời kì này
hàm lượng tinh dầu tập trung nhiều nhất trong vỏ quế [6].

Khi cây quế đến tuổi cho khai thác, người trồng sẽ tiến hành thu hoạch. Việc
thu hoạch có thể được tiến hành bằng cách chặt hạ cả cây xuống, sau đó chặt hết các
cành lá rồi tiến hành bóc vỏ hoặc người ta không chặt cây mà chỉ khai thác một
phần vỏ để cây quế có thể được khai thác nhiều lần. Việc khai thác một phần vỏ
được tiến hành bằng cách người ta không chặt cây quế mà chỉ bóc tách một phần vỏ
quế.Khi bóc vỏ người ta không bóc hết phần biểu bì ở trong cùng để sau một thời
gian nó sẽ tự tái sinh thành lớp vỏ mới. Sau khi khai thác được khoảng 1 năm thì
cây quế lại có thể cho khai thác lần tiếp theo. Cách khai thác này mới được nhân
dân áp dụng gần đây và trong quá trình khai thác đòi hỏi người trồng quế phải rất
khéo tay và có nhiều kinh nghiệm thì mới tiến hành được.
Các sản phẩm chính của cây quế
Tuy cây quế là một loại thực vật sống lâu năm nhưng sản phẩm chính của
cây quế không phải là gỗ như những loại cây khác mà lại là vỏ quế.Từ trước tới
nay khi nói tới quế thì người ta thường nghĩ ngay tới vỏ quế.Tuy nhiên sản xuất
quế không chỉ lấy mỗi vỏ mà cành và lá của nó cũng có thể dùng để ép lấy tinh
dầu.Từ lâu nay chúng ta chỉ chủ yếu xuất khẩu vỏ quế thô mà chưa chú ý xuất
khẩu tinh dầu quế mặc dù đây là một loại sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Xuất
khẩu tinh dầu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu các
mặt hàng quế bởi vì công nghệ chưng cất tinh dầu quế của ta vẫn còn rất lạc hậu.
Ngoài hai sản phẩm chính trên, gỗ quế cũng được dùng nhiều trong ngành công
nghiệp và thủ công nghiệp khác.
1.1.7.3. Ý nghĩa và vai trò của ngành hàng Quế trong nền kinh tế xã hội
- Ngành hàng quế ý nghĩa và tác dụng nhiều mặt trong việc giải quyết việc
làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cư dân nông thôn, trong việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng phát triển kinh tế, ổn định xã hội.
- Tạo việc làm Việc phát triển ngành nghề, kéo theo sự phát triển những
vùng trồng cây làm nguyên liệu; ngành chế biến lương thực, thực phẩm đã thúc đấy
ngành trồng trọt, chăn nuôi phục vụ cho chế biến. Do sản xuất, kinh doanh ngày
càng tăng, các dịch vụ như tín dụng, ngân hàng, các dịch vụ khoa học kỹ thuật phục
vụ nâng cao năng suất lao động, dịch vụ về đời sống, v.v... cũng có thêm điều kiện

phát triển, làm phong phú cuộc sống ở nông thôn [11].


×