Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.14 KB, 18 trang )

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY CÀ
PHÊ TRUNG NGUYÊN


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

2


LỜI MỞ ĐẦU
Để đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường, có một sản
phẩm tốt thôi chưa đủ, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu
của mình thành một thương hiệu được khách hàng ưa chuộng. Một
sản phẩm thành công cần sự kết hợp giữa chất lượng sản phẩm và
cách làm truyền thông hiệu quả. Chất lượng là phần cốt lõi để giữ
khách và làm họ quay lại mua sản phẩm, truyền thông là cách để
khách hàng biết, nhớ đến thương hiệu và mua dùng thử. Khi đã có
một sản phẩm đủ tốt thì chiến lược truyền thông thông minh và hiệu
quả là con đường duy nhất còn lại để mang lại thành công cho
thương hiệu. Có nhiều công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng để
đạt được điều này như quảng cáo, quan hệ công chúng, khuyễn mãi,
bán hàng cá nhân, bán hàng qua điện thoại, hội chợ thương mại,
triển lãm thương mại… Để hiểu rõ hơn và cụ thể hơn về điều này,
nhóm chúng tôi tập trung phân tích phương thức truyền thông cụ thể
của một doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường đó là công ty
cà phê Trung Nguyên.

3



NỘI DUNG
I.

Giới thiệu về thương hiệu cà phê Trung Nguyên
Ra đời năm 1996, Trung Nguyên là nhãn hiệu cà phê non trẻ của
Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành
thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng trong và
ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm
trong thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy
thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ
phần Trung Nguyên, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên,
Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần thương mại và
dịch vụ G7 và Công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với
các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà,
cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối , bán lẻ hiện
đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công
ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình nhượng quyền tại Việt
Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã xây dựng được mạng lưới gần 1000
quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài
như: Mỹ, Nhật, Singapore, Capuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Ba Lan,
Ucraine. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã
được xuất khẩu trên 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng
điểm như Mỹ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng xây
dựng được hệ thống 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối
G7 Mart trên toàn quốc.
1. Lịch sử hình thành và phát triển
- 16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột (kinh doanh trà, cà phê)

4



-

1998: Trung Nguyên xuất hiện ở Thành Phố Hồ Chí Minh bằng khẩu
hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán

-

cà phê Trung Nguyên.
2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu

-

tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản
2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng

-

quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan
2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời
2003: Ra đời sản phẩm cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các

-

quốc gia phát triển
2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới
600 quán cà phê tại Việt Nam, 121 nhà phân phối,7000 điểm bán

-


hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm
2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy
cà phê lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là
10000 tấn/năm và cà phê hòa tan là 3000 tấn/năm. Đạt chứng nhận
UREPGAP ( Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà phê ngon)
của thế giới. Chính thức khai trương khu du lịch Trà Tiên Phong Quán
tại Lâm Đồng. Phát triển số lượng quán cà phê lên đến con số 1000
quán cà phê và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các
quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, Singapore, Thái Lan,

-

Campuchia, Trung Quốc, Ucraine, Mỹ, Ba Lan.
2006: Đầu tư và phát triển hệ thống phân phối G7 Mart lớn nhất Việt
Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước,
đẩy mạnh phát triển nhượng quyền quốc tế. Ra mắt công ty liên

doanh Vietnam Global Gateway có trụ sở đặt tại Singapore.
2. Tầm nhìn và sứ mạng
- Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền
kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy,
chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.

5


- Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho
người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào
trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.


6


II.

Chiến lược truyền thông của cà phê Trung Nguyên.
1. Quảng cáo: Phân tích mẫu quảng cáo qua truyền hình
.1 Mẫu quảng cáo “G7, Cà phê hoà tan thứ thiệt”
“Có những loại cafe đậm vừa, đậm đà, đậm đà hơn
Nhưng chỉ có G7 - Cafe Hoà tan thứ thiệt”

*Đánh giá chung:
Mẫu quảng cáo ấn tượng, hình ảnh đẹp, âm thanh sống động lôi
cuốn người xem. Trong đó có hình ảnh cây búa tượng trưng cho sự “
Công Lý” có giá trị thức tĩnh tính tự tôn dân tộc cũng như thói quen
uống cà phê hòa tan. Câu slogan “G7- café hòa tan thứ thiệt” gây
sốc và như thử thách với tất cả các loại cà phê khác ( nổi bật đó là
Nestcafe), tạo ấn tượng cho người xem.
“Khi không đủ thời gian cho Trung Nguyên
Hãy pha cho mình 1 ly cà phê thơm ngon G7
G7- café hòa tan thứ thiệt-Một sản phẩm của Trung Nguyên”
- Là một thông điệp quảng cáo dễ thương và rất khôn ngoan, rất ấn
tượng của Trung Nguyên. Vì quảng cáo cho café hòa tan mà vẫn
không quên café phin ( một đắc trưng cho văn hóa café việt). Ở đây
Trung Nguyên đã định vị và đề cao café phin ở 1 vị thế cao hơn đồng
thời đưa ra 1 giải pháp để người yêu thích café lựa chọn. Đó là G7
thứ café hòa tan nhưng vẫn không mất đi giá trị của niềm đam mê
café. Có thể nói đây là 1 mẫu quảng cáo khá sáng tạo và mạo hiểm
của Trung Nguyên.

- Có thể câu Slogan “Đậm vừa, đậm đà, đậm đà hơn” của họ là muốn
tuyên chiến trực tiếp với loại cafe 3 trong 1 của Nestle. Họ cũng có
cafe 3 trong 1 mà cảm giác “sự thực” không thua kém gì cafe phin.
Cafe phin bao giờ cũng thơm và dậy mùi hơn cafe hoà tan.
7


1.2 Mẫu quảng cáo Cafe G7 - xây dựng thương hiệu mang đậm bản
sắc dân tộc.
Café Trung Nguyên là một minh chứng cho sự thành công của
thương hiệu Việt. Một trong những sự thành công của thương hiệu
này đó chính là việc sử dụng chiến lược Maketing hiệu quả - đặc biệt
là xây dựng một thương hiệu café hòa tan mang đậm bản sắc dân
tộc.
Mẫu quảng cáo đã đưa ra hình ảnh những người nông dân “chân
lấm tay bùn” với hình ảnh các loại nông sản tiềm năng như lúa gạo,
trà, hồ tiêu, cà phê mặc dù xuất khẩu nhiều nhưng Việt Nam luôn tồn
tại một nghịch lý là càng được mùa thì sản phẩm nông nghiệp càng
bị mất giá, người nông dân luôn luẩn quẩn với bài toán về đầu ra cho
sản phẩm. Vì vậy thương hiệu café G7 của Trung Nguyên ra đời như
muốn nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản Việt Nam tự
tin vươn ra thị trường thế giới. Việc xây dựng thương hiệu gắn với các
địa danh, vị trí địa lý của từng vùng là một cách tốt nhất để vẽ bản
đồ nông sản Việt Nam trên thế giới, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế
của nước nhà.
Mẫu quảng cáo được Trung Nguyên tập trung khai thác đó chính
là yếu tố tinh thần qua việc vận động, thuyết phục khách hàng, các
nhà phân phối ủng hộ hàng Việt Nam chất lương tốt, khơi gợi tình
cảm đối với doanh nghiêp trong nước đang nỗ lực xây dựng thương
hiệu nông sản Việt Nam.

Việt Nam có rất nhiều mặt hàng rất được thế giới ưa chuộng
nhưng không có sản phẩm nào có thương hiệu. Bởi giá trị cốt lõi của
thương hiệu thực ra chính là uy tín và hàng hóa chính là hình ảnh
con người Việt Nam, là nét văn hóa của quốc gia chứ không phải đơn
thuần là một mặt hàng để bán.

8


Với những ý tưởng đó, Trung Nguyên phải là nơi cung cấp những
giá trị văn hóa là môi trường “Khơi nguồn sáng tạo” nơi hướng con
người đến những điều tích cực chứ không chỉ là nơi bán café. Trung
Nguyên đã xây dựng hình ảnh 1 thương hiệu mang đậm đà bản sắc
dân tộc khi phát động chương trình “Xây dựng thương hiệu nông sản
Việt Nam”. Mẫu quảng cáo là bước khởi đầu đáng động tới ý thức
tiêu dùng hàng hóa Việt, mà cụ thể hơn là về thương hiệu cho ngành
nông sản vốn là 1 thế mạnh của Việt Nam
Xây dựng thương hiệu đẳng cấp ở một thị trường mới nổi có vẻ
là mâu thuẩn. Nhưng trường hợp Trung Nguyên cho thấy điều đó có
thể thực hiện được. Bằng sự kết hợp yếu tố văn hóa dân tộc, các giá
trị và yếu tố thương hiệu giàu khát vọng mà qua đó các tầng lớp tri
thức trẻ nhìn thấy trong đó và khát khao khẳng định , Trung Nguyên
làm thay đổi thị trường café Việt Nam và thay đổi thế giới trong
tương lai.
Đánh giá phương thức này:
a, Ưu điểm
+ Gây chú ý cao, bắt mắt, hấp dẫn, làm cho người tiêu dùng có thể
liên tưởng tới chất lượng, có thể kết hợp nghe nhìn, từ ngữ, hành
động
+ Phạm vi tiếp cận rộng có thể thiếp cận tời hơn 60% hộ gia đình

của cả nước trong giờ cao điểm
+ Phạm vi địa lý có chọn lọc theo địa phương hoặc cả nước
+ Chi phí phần ngàn thấp
b, Nhược điểm
+ Chi phí tuyệt đối lớn và thời gian quảng cáo ngắn
9


+Tuổi thọ của chúng không cao phải tốn nhiều chi phí để thay đổi
thông điệp quảng cáo cho mới lạ, bắt mắt, đỡ gây nhàm chán
+ Khó nhắm vào một thành phần nhân khẩu học. Ngay cả khi bạn có
1 đoạn quảng cáo thuyết phục thì cũng khó có thể khiến khách hàng
đứng dậy và đi mua sản phẩm ngay.
2. Khuyến mãi.

Cũng như những doanh nghiệp khác, Trung Nguyên sử dụng hình
thức khuyến mãi như một phương thức kích cầu. Nhằm tác động trực
tiếp và tích cực tới việc tăng doanh số, Trung Nguyên đã có những
chính sách khuyến mãi cho từng thời điểm với khẩu hiệu Sáng tạo
cùng Trung Nguyên, đón nhận cơn lốc quà tặng.
Các chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng như:
-

Chương trình khuyến mãi “Uống cà phê đẳng cấp gặp vận may lớn”.
Chương trình được tổ chức nhằm tri ân hàng chục triệu khách hàng
đã luôn ủng hộ và tin dùng những sản phẩm cà phê của Trung

-

Nguyên trong suốt những năm qua.

Như trong năm 2016 này, Trung Nguyên đã đồng loạt giảm giá nhiều

-

sản phẩm cà phê từ 10% - 15% cho khách hàng.
Không những tạo nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng
mua trực tiếp sản phẩm, Trung Nguyên còn có chương trình khuyến
mãi cho các hệ thống buôn bán lẻ như tặng thẻ cào, xe máy, TV, cà
phê. Đây là một chiến thuật vô cùng thông minh của doanh nghiệp
khi tạo cả sự ủng hộ từ các đại lý để có thể bán hàng với số lượng

lớn.
3. Quan hệ công chúng.
Lần đầu tiên Trung Nguyên gây được sự chú ý cho người tiêu
dùng đó là sự kiện thử mùi vào ngày 23/11/2013. Tại Dinh Thống
Nhất lần đầu tiên trong lịch sử, một thương hiệu Việt Nam chưa có
tên tuổi, đã tổ chức một cuộc thử mùi với quy mô 11000 người tham
10


gia với hai sản phẩm là G7 và Nescafe của Nestle- thương hiệu nổi
tiếng toàn cầu trong lĩnh vực cafe hòa tan. Kết quả nghiêng về G7
với 89%, và đã phá tan đi định kiến “đồ ngoại tốt hơn đồ nội”. Vì vậy,
những so sánh chiến lược sẽ khập khiễng trong cuộc chiến G7Nescafe, nhưng yếu tố “thương hiệu Việt” có thể được xem như là lợi
thế chiến lược của Trung Nguyên G7. Suy cho cùng thì cà phê hoà
tan là sản phẩm tiêu dùng dạng không cần công nghệ cao, được mua
về dùng vì tính tiện dụng.Vì vậy, nếu giá cả và chất lượng thuyết
phục được người tiêu dùng thì yếu tố tình cảm sẽ đóng góp nhiều
vào quyết định mua hàng. Mặc nhiên, các hoạt động quan hệ cộng
đồng và tạo sự ủng hộ của công luận báo chí đóng vai trò quyết định

trong việc chiếm lấy phần tình cảm của dân Việt Nam.
Đặc biệt, vào đầu năm 2013, khi Starbucks tiến vào thị trường
Việt Nam, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã có phát biểu gây sốc khi tuyên
bố trên Rueter.com về starbucks, “Họ không bán cà phê, họ đang
bán thứ nước mang mùi vị cà phê với đường trong đó. Ngoài ra họ
hát rất hay về phát triển bền vững nhưng cuối cùng thì lợi nhuận thu
về là điều mà họ quan tâm. Họ đâu có trồng cà phê, có phải không?
Còn chúng tôi thì trồng cà phê”. Cuộc đối đầu của hai đại gia nhà cà
phê khiến công chúng chú ý, và vô tình mang lại hiệu ứng cho hai
thương hiệu này được nhiều người biết đến hơn.
Hình ảnh của TGĐ Đặng Lê Nguyên Vũ luôn được giới thiệu như
một người hết lòng vì vị thế của Việt Nam trên thương trường nội địa
và quốc tế. Bản thân ông TGĐ là một “thương hiệu” đầy uy tín và có
những tính cách thương hiệu hết sức phù hợp cho một công cuộc
“chiến đấu” vì thương hiệu Việt. Bởi thế, khi ông cất tiếng “Kính Thưa
Đồng Bào!”, G7 của ông nhận được sự ủng hộ mạnh của báo chí và
công luận.

11


Trung Nguyên đã tiến hành nhiều hoạt động hướng đến cộng
đồng như việc cùng với đoàn TNCS HCM xây dựng các chuỗi chương
trình dài hạn với mục tiêu “Xây dựng thế hệ trẻ sáng tạo vì khát vọng
Việt”. Chương trình tặng một trăm triệu cuốn sách khởi nghiệp cho
23 triệu thanh niên Việt Nam và dành ra 10.000 bản đầu tiên của
sách nghĩ giàu làm giàu trao tặng trực tiếp cho thanh niên tại ngày
hội và chiến lược này rất thành công với những nguyên tắc tiếp thị
truyền miệng của Trung Nguyên như sau:
1. Độc đáo : Chẳng ai bàn tán về một thương hiệu hay 1 câu

chuyện bình thường. Những câu chuyện liên quan đến việc trao tặng
sách miễn phí sẽ được nhiều người quan tâm. Khách hàng cảm thấy
đó là một điều bất ngờ mà Trung Nguyên dành tặng cho họ . Ngoài ra
Trung Nguyên còn tổ chức các buổi tọa đàm , với các diễn giả nổi
tiếng, các cá nhân thành công để nói về khát vọng sống để chia sẻ
truyền cảm hứng tới độc giả ...
2. Hài lòng vui vẻ : Tiếp đến làm sao cho khách hàng hài lòng vui vẻ
.Không phải bỏ ra chút tiền nào và họ vẫn được tặng những cuốn
sách có giá trị. Chắc chắn họ cảm thấy hài lòng và sẽ chia sẽ trên
các kênh mạng xã hội ...
3. Tôn trọng, tin tưởng : Từ lâu Trung Nguyên phần nào là niềm tự
hào thương hiệu Việt trong mắt công chúng. Sự tôn trọng từ tầm
nhìn thương hiệu, đến những ước mơ ra biển lớn, hay cách xây dựng
văn hóa café, thành phố café của Trung Nguyên. Khách hàng không
tôn trọng, không tin tưởng về thương hiệu sản phẩm, họ sẽ ko đi nói
về chiến dịch của bạn.
4. Dễ chia sẻ : Rất dễ dàng để công chúng có thể chia sẻ sự kiện.
Bởi TN đã tạo điều kiện đơn giản để khách chia sẻ. Đơn giản là có nút
share trên các kênh social, hay chia sẻ ngay trực tiếp trên các kênh
thông tin chinh thức của TN café . Trang fanpage “100 triệu cuốn
12


sách” có tới 44 nghìn người thích. Hay “Cùng Trung Nguyên phụng
sự” với 35 nghìn người thích cùng với các website của chiến dịch
cũng được công chúng rất quan tâm.
Quỹ học bổng “khơi nguồn sáng tạo tài năng trẻ” được công ty
Cà phê Trung Nguyên tài trợ, Trung Nguyên còn đồng hành với
chương trình Ngày hội cà phê Buôn Mê Thuột từ khi bắt đầu tới nay,
lễ hội được tổ chức hai năm một lần và vinh dự được Thủ tướng chính

phủ công nhận là lễ hội cấp quốc gia.
Trung Nguyên đã thực hiện các chiến lược PR rầm rộ để quảng bá
thương hiệu như:
- Tổ chức chuỗi sự kiện mang tên “Thế giới cà phê- cà phê thế giới”
gồm các hoạt động:
Ngày hội cà phê với hoạt động cụ thể: khách hàng sẽ được
thưởng thức chương trình ca nhạc kèm theo việc được thưởng thức
các hương vị cà phê của Trung Nguyên mà họ yêu thích, xây dựng
chương trình hoạt động ngoài trời bằng việc tạo ra các không gian
mở tại các công viên của các thành phố lớn cho quý khách hàng có
thể dùng thử cà phê và chụp ảnh với không gian chủ đạo của cafe
Trung Nguyên,...
4. Bán hàng trực tiếp.
a) Đối với nhà phân phối.

Với mặt hàng chính là cà phê, Trung Nguyên đã tận dụng cả những
hình thức phân phối truyền thống và hiện đại để đạt được kết quả
lớn nhất.

13


- Hệ thống phân phối truyền thống.
Với hệ thống phân phối truyền thống, sản phẩm sau khi hoàn
thiện sẽ được phân phối đến nhà phân phối, các siêu thị bán lẻ (BigC,
FiviMart, Co.op Mart…), nhà bán lẻ, rồi đến tay người tiêu dùng cuối
cùng. Trung Nguyên đã phát triển một hệ thống phân phối rộng
khắp, giúp các sản phẩm của công ty luôn sẵn với khách hàng. Công
ty đã thiết lập được hệ thống gồm 121 nhà phân phối, 7000 điểm
bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc và nhiều nước

trên thế giới. Một vài ví dụ nhà phân phối của Trung Nguyên như:
công ty CP Blue Way, công ty CP Thương mại và dịch vụ Ngọc Hà…
- Trung gian phân phối hiện đại:
Hệ thống G7 Mart
+ Đây là hệ thống bán lẻ theo hình thức nhượng quyền đầu tiên ở
Việt

Nam.

+ Có 200 nhà cung cấp cho toàn bộ chuỗi cửa hàng G7 trên cả nước.
+ Điểm nổi bật nhất của G7 mart, theo như tầm nhìn của Trung
Nguyên chính là việc đáp ứng thói quen mua sắm nhỏ lẻ của người
Việt Nam và thường mua gần nhà.
Chính vì vậy, những G7 mart thường được dàn dựng với quy mô
nhỏ như 1 cửa hàng tạp hóa và nằm len lỏi giữa các con hẻm. Tuy
nhiên, G7 mart lại khắc phục được nhược điểm của hình thức phân
phối truyền thống là các cửa hàng tạp hóa khi định giá bán thấp,
đồng nhất, bảo đảm giống như 1 siêu thị và ứng dụng IT trong quá
trình quản lý.
– Việc ra đời hệ thống G7 mart thể hiện tầm nhìn chiến lược và tham
vọng muốn giành thế vững trên hệ thống phân phối của Việt Nam.
Hệ thống siêu thị.
14


– Qua phân tích trên, chúng ta thấy Trung Nguyên sử dụng kênh
phân phối dọc cho hệ thống phân phối của mình.
Với một hệ thống phân phối rộng khắp như vậy, Trung Nguyên
đã có mặt tại 63 tỉnh thành, trên 50 quốc gia trên thế giới và hứa
hẹn sẽ tiếp tục vươn xa hơn nữa, Trung nguyên sẽ có mặt khắp mọi

nơi.
b) Đối với các nhà cung ứng.

Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh,
quyền lực đàm phán của DN đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên
thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực
cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành.
Trung Nguyên mở các lớp đào tạo, tập huấn về kĩ thuật cho nông
dân. Lớp tập huấn đã thu hút được đông đảo người dân tham gia.
Chương trình tập huấn lần này góp phần tăng diện tích nguồn
nguyên liệu cà phê bền vững của Trung Nguyên lên 2.500ha với
1.500 hộ nông dân tham gia. Đây là một trong những hoạt động
chiến lược của Công ty Trung Nguyên nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nguyên liệu để tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt. Áp
dụng tiêu chuẩn UTZ cho các vùng nguyên liệu. Qua đó, công ty
Trung Nguyên đảm bảo việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, góp
phần bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định về thương mại và
công ước lao động quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị
trường, đặc biệt là thị trường thế giới.
c) Đối với các nhà phân phối.

- Trung Nguyên đã có những thay đổi mang tính đồng bộ:

15


Một loạt các quán với diện mạo mới của chuỗi quán nhượng
quyền Trung Nguyên gắn liền với tinh thần sáng tạo, văn hóa nghệ
thuật như: Hội quán không gian sáng tạo, Cà phê thứ 7, Hội quán

sáng tạo thanh niên, Cà phê sách, góp phần mang đến hình ảnh mới
chuyên nghiệp hơn của chuỗi quán cà phê nhượng quyền Trung
Nguyên.
- Kích thích thành viên trong kênh phân phối:
+ Thành viên trong kênh nếu được khuyến khích và động viên liên
tục thì họ sẽ hoàn thành công việc với hiệu quả cao hơn.
Trung Nguyên đã thực hiện chính sách chiết giá một cách nhất
quán và đưa ra các chế độ khen thưởng cụ thể đối với các nhà phân
phối. Ví dụ: Tăng thêm hoa hồng, tăng cường các đợt khuyến mại
ngoài các dịp lễ, Tết… Ngoài ra còn tặng ô dù, quạt điện, tủ trưng
bày… có in hình logo của công ty, hỗ trợ trang trí cửa hàng trong hệ
thống cửa hàng nhượng quyền…
+ Tăng mức chiết khấu, phần quà cho các nhà phân phối thanh toán
nhanh, thanh toán ngay, đúng thời hạn.
+ Ngoài hình thức thưởng về vật chất, họ cũng cần sự động viên về
tinh thần. Mỗi quý, Trung Nguyên đã tổ chức Hội nghị khách hàng để
các nhà phân phối có cơ hội tiếp xúc với nhau. Qua đó tuyên dương
các nhà phân phối hoạt động tốt. Không những thế, Trung Nguyên
còn tổ chức các chuyến tham quan, du lịch… có tác động rất tốt tới
góc độ tâm lý mỗi cá nhân.
+ Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các nhà phân phối:
Trung Nguyên đã tiến hành xem xét kiểm tra để đánh giá thường
xuyên hiệu quả phân phối thông qua doanh số bán. Với các nhà phân
phối hoạt động không hiệu quả trong thời gian dài, thực hiện nhắc
16


nhở hoặc cắt hợp đồng. Đây là biện pháp thân thiện và cần thiết để
công ty hoàn thành các mục tiêu phân phối.
d) Đối với khách hàng cá nhân của Trung Nguyên.


Khách hàng của Trung Nguyên chủ yếu là các khách hàng cá
nhân, những người mua hàng tại những điểm bán lẻ hoặc là thưởng
thức cà phê trong chuỗi cửa hàng của Trung Nguyên. Tại hệ thống
chuỗi quán cao cấp của Trung Nguyên, ngoài các loại hạt đã rang,
khách còn có thể mua máy xay cà phê tay để khi họ muốn, họ có thể
chỉ xay đúng lượng hạt đủ dùng cho một phin cà phê và thưởng thức
trọn vẹn toàn bộ trải nghiệm như một barista thực thụ.

17


Trung Nguyên còn xây dựng làng cà phê ở Đắk Lắk để khách du
lịch tới tham quan và thưởng thức cà phê trong một không gian rất
gần gũi với thiên nhiên. Đây là một mô hình khá độc đáo mà Trung
Nguyên xây dựng để tạo một hình ảnh mới mẻ trong lòng khách
hàng của mình. Trung Nguyên luôn tìm mọi cách để đáp ứng tốt nhất
các khách hàng của mình.

KẾT LUẬN
Với những gì đã và đang làm được, Trung Nguyên đã góp phần
tiếp sức để những hạt cà phê thấm đẫm mồ hôi của người nông dân
Việt Nam được chắp cánh xa hơn bằng hương vị đậm đà và mang
đậm bản sắc văn hóa dân tộc cùng sứ mệnh “kết nối và phát triển
những người đam mê cà phê trên toàn thế giới”. Trên con đường đó,
truyền thông là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định sự
thành công của công ty. Trung Nguyên cần không ngừng sáng tạo và
xây dựng các phương thức truyền thông hiệu quả để sản phẩm của
mình có dấu ấn đậm hơn trong tâm trí người tiêu dùng nhưng đồng
thời phối hợp chặt chẽ với các yếu tố khác như chất lượng sản phẩm,

giá thành sản phẩm, chăm sóc khách hàng... để ngày càng nâng cao
thương hiệu công ty, đưa công ty phát triển tới một tầm vóc mới.

18



×