Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

BAI GIANG DAU THAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.62 KB, 116 trang )

BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC
LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
1. TÊN HỌC PHẦN:
Tiếng Việt: Đấu thầu trong các dự án đầu tư
Tiếng Anh: Procurement on the investment project
Mã học phần:
Tổng số tín chỉ: 2
2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Kinh tế đầu tư
3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC:
Các môn Kinh tế đầu tư và Lập dự án đầu tư
4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Đấu thầu là một cách thức lựa chọn nhà cung cấp trong nền kinh tế thị trường
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn của nhà nước.
Môn học cung cấp các nội dung liên quan tới hoạt động đấu thầu trong dự án
đầu tư. Những nội dung này bao gồm: nguyên tắc thực hiện đấu thầu, phương
pháp lập kế hoạch đấu thầu cho dự án đầu tư, các phương thức tổ chức đấu
thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu, quy trình thực hiện đấu thầu đối với một
gói thầu, phương pháp soạn thảo hồ sơ mời thầu, phương pháp đánh giá hồ
sơ dự thầu, quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu ở Việt Nam.
5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:
Sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về đấu thầu với vai trò là bên mời
thầu, từ đó có thể tổ chức hoặc quản lý được hoạt động đấu thầu trong các dự
ấn đầu tư sử dụng vốn của nhà nước ở các cấp độ.
6. NỘI DUNG HỌC PHẦN:
PHÂN BỔ THỜI GIAN

STT


Nội dung

Tổng số
tiết

1
2
3
4
5
6
7

Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Kiểm tra
Cộng

3
6
4
6
8
2
1
30


Lý thuyết
3
5
3
4
6
2
1
24

Thảo
luận
0
1
1
2
2
0
0
6

Ghi
chú

1


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
Một số định nghĩa về hoạt động đấu thầu trong các tài liệu sẽ được giới thiệu
cho người học và phân tích sự khác biệt trong các định nghĩa. Đây là một hoạt
động cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nhà nước ở hầu hết mọi
quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ có thể thực hiện được trong
điều kiện nhất định, đó là: nền kinh tế phải có tính thị trường. Muốn hoạt động
này đạt được mục đích thì các bên tham gia nhất thiết phải tuân thủ một số
nguyên tắc. Những nguyên tắc này sẽ được phân tích một cách cụ thể. Phạm vi
môn học được xác định một cách rõ ràng, đó là chỉ nghiên cứu hoạt động đấu
thầu trong các dự án đầu tư sử dụng vốn của nhà nước hoặc đo nhà nước quản
lý.
1.1. Khái niệm
1.2. Vai trò của đấu thầu
1.2.1. Đối với bên mời thầu
1.2.2. Đối với nhà thầu
1.2.3. Đối với nền kinh tế
1.3. Nguyên tắc thực hiện đấu thầu
1.4. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu môn học
Tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng môn Đấu thầu trong các dự án đầu tư, Đinh Đào Ánh Thủy
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dự án đầu tư là một tập hợp các công việc có liên quan chặt chẽ với nhau, trong
đó có những công việc được thực hiện thông qua đấu thầu. Vì vậy, việc lập kế
hoạch đấu thầu của dự án có vai trò quan trọng và kế hoạch đấu thầu được coi
như một trong các công cụ quản lý dự án. Chương 2 sẽ trình bày phương pháp
lập kế hoạch đấu thầu cho dự án đầu tư đồng thời phân tích các ví dụ thực tế để
sinh viên có thẻ lập được ké hoạch đáu thầu cho nhữn dự án nhỏ và đơn giản.
2.1. Gói thầu
2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Phân loại
2.2. Kế hoạch đấu thầu của dự án đầu tư
2.2.1. Sự cần thiết phải lập kế hoạch đấu thầu của dự án đầu tư
2.2.2. Trình tự và nội dung lập kế hoạch đấu thầu của dự án đầu tư
2.3. Phương thức thực hiện đấu thầu
2.3.1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
2.3.2. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
2.3.3. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
2.3.4. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
2


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

2.4. Hình thức lựa chọn nhà thầu
2.4.1. Cạnh tranh rộng rãi
2.4.2. Chào hàng cạnh tranh
2.4.3. Cạnh tranh hạn chế
2.4.4. Chỉ định thầu
2.4.5. Hợp đồng trực tiếp
2.4.6. Tự thực hiện
Tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng môn Đấu thầu trong các dự án đầu tư, Đinh Đào Ánh Thủy
2. Báo Đấu thầu, các số gần nhất
3. Hướng dẫn về đấu thầu của các tổ chức tài chính quốc tế WB, ADB, JICA
4. Trang thông tin điệ tử www:masamcong.mpi.gov.vn
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Để lựa chọn được nhà thầu cho mỗi gói thầu thì Bên mời thầu phải thực hiện
theo một quy trình nhất định gồm nhiều bước. Những công việc cần phải làm và
cách thực hiện từng công việc trong các bước sẽ được phân tích cụ thể. Sau khi

phân tích quy trình tổng quá thì sinh viên sẽ xác định quy trình cụ thể cho từng
hình thức lựa chọn nhà thầu.
3.1. Chuẩn bị đấu thầu
3.1.1. Chuẩn bị nhân sự
3.1.2. Sơ tuyển nhà thầu hoặc lập danh sách ngắn
3.1.3. Chuẩn bị hồ sơ mời thầu
3.2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
3.2.1. Thông báo mời thầu
3.2.2. Phát hành hồ sơ mời thầu
3.2.3. Nhận hồ sơ dự thầu
3.2.4. Mở thầu
3.2.5. Đánh gía hồ sơ dự thầu
3.2.6. Thông báo kết quả đấu thầu
3.3. Ký kết hợp đồng
Tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng môn Đấu thầu trong các dự án đầu tư, Đinh Đào Ánh Thủy
2. Hướng dẫn về đấu thầu của các tổ chức tài chính quốc tế WB, ADB, JICA
3. Luật Đấu thầu của Việt Nam, chương 2 mục 1.

3


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO HỒ SƠ MỜI THẦU
Hồ sơ mời thầu có thể ví như đề thi của một cuộc thi, bao gồm các yêu cầu của
bên mời thầu mà nhà thầu cần đáp ứng khi tham gia đấu thầu. Hồ sơ mời thầu là
căn cứ để các nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu lựa chọn nhà
thầu. Chương này sẽ trình bày các yêu cầu đặt ra đối với hồ sơ mời thầu, từ đó
xác định quy trình soạn thảo cũng như các nội dung cần thiết khi soạn thảo hồ sơ

mời thầu đối với ba loại gói thầu là: dịch vụ tư vấn, xây lắp và cung cấp hàng
hóa.
4.1. Vai trò và yêu cầu đối với hồ sơ mời thầu
4.2. Trình tự soạn thảo hồ sơ mời thầu
4.2.1. Chuẩn bị nhân sự
4.2.2. Tỏ chức soạn thảo
4.3. Nội dung soạn thảo hồ sơ mời thầu
4.3.1. Hồ sơ mời thầu tư vấn
4.3.2. Hồ sơ mời thầu xây lắp
4.3.3. Hồ sơ mời thầu cung cấp hàng hóa
Tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng môn Đấu thầu trong các dự án đầu tư, Đinh Đào Ánh Thủy
2. Hồ sơ mời thầu mẫu (SBD) của các tổ chức tài chính quốc tế WB, ADB,
JICA, UNTRAL
3. Luật Đấu thầu của Việt Nam, chương 2 mục 3, điều 32.
4. Nghị định 85/2009/ND- CP, Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, chương 4,5.

CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ
LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Sau khi tiếp nhận hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ tiến hành đánh giá để lựa chọn
nhà thầu. Mỗi loại gói thầu có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp khác
nhau để đánh giá hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu của các gói thầu tư vấn có thể
được đánh giá bằng 5 phương pháp, hồ sơ dự thầu cung cấp hàng hóa có thể
đánh giá bằng 3 phương pháp, trong khi hồ sơ dự thầu xây lắp chỉ có một
phương pháp. Mỗi phương pháp đánh giá có ưu điểm cũng như hạn chế riêng, vì
vậy tùy theo đặc điểm cụ thể của từng gói thầu, bên mời thầu sẽ lựa chọn
phương pháp đánh giá phù hợp.
5.1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu tư vấn
5.1.1. Đánh giá sơ bộ

5.1.2. Đánh giá chi tiết bằng phương pháp chất lượng tốt nhất
5.1.3. Đánh giá chi tiết bằng phương pháp chất lượng- chi phí hợp lý nhất
5.1.4. Đánh giá chi tiết bằng phương pháp ngân sách cố định
4


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

5.1.5. Đánh giá chi tiết bằng phương pháp chi phí thấp nhất
5.1.6. Đánh giá chi tiết bằng phương pháp dựa trên năng lực chuyên môn
5.2. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu xây lắp
5.2.1. Đánh giá nội dung kỹ thuật
5.2.2. Đánh giá nội dung tài chính
5.3. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu cung cấp
hàng hóa
5.3.1 Phương pháp giá đánh giá
5.3.2. Phương pháp tính điểm
5.3.3. Phương pháp tính tỷ lệ Giá/Điểm
Tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng môn Đấu thầu trong các dự án đầu tư, Đinh Đào Ánh Thủy
2. Hướng dẫn về đấu thầu của các tổ chức quốc tế WB, ADB, JICA
3. Luật Đấu thầu của Việt Nam, chương 2 mục 3, điều 35.
4. Nghị định 85/2009/ND- CP, Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, chương 4,5.

CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
Ở VIỆT NAM
Hoạt động đấu thầu muốn đạt được mục đích là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
thì nó rất cần đến sự quản lý chặt chẽ của các tổ chức sở hữu vốn. Điều này càng
quan trọng khi nguồn vốn là của nhà nước, đây là nguồn vốn có nguy cơ bị sử

dụng một cách kém hiệu quả do đặc điểm sở hữu. Hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều qua tâm đến vấn đề này, đặc biệt là ở Việt Nam, vốn của nhà nước và
do nhà nước quản lý đã, đang và còn sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn
đầu tư toàn xã hội. Do đó trong chương này, sinh vien sẽ được làm quen với
những vấn đề mang tính pháp luật liên quan tới quản lý nhà nước đối với hoạt
động đấu thầu.
6.1. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu
6.1.1. Mục tiêu và nội dung quản lý nhà nước
6.1.2. Các cơ quan và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà
nước đối với hoạt động đấu thầu
6.1.3. Vài nét về Luật Đấu thầu của Việt Nam
6.2. Vai trò của các tổ chức quốc tế trong quản lý hoạt động đấu thầu
6.2.1. Ngân hàng Thế giới
6.2.2. Ngân hàng phát triển châu Á
6.2.3. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng môn Đấu thầu trong các dự án đầu tư, Đinh Đào Ánh Thủy
2. Hướng dẫn về đấu thầu của các tổ chức quốc tế WB, ADB, JICA
5


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

3. Luật Đấu thầu của Việt Nam, điều 60,61,66,67,68.
4. Nghị định 85/2009/ND- CP, Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, điều 54,55

7.TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Bài giảng môn Đấu thầu trong các dự án đầu tư, Đinh Đào Ánh Thủy
Báo Đấu thầu

Hướng dẫn về đấu thầu của các tổ chức quốc tế WB, ADB, JICA
Luật Đấu thầu của Việt Nam.
Nghị định 85/2009/ND- CP, Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
6. Trang thông tin điện tử muasamcong.mpi.gov.vn

1.
2.
3.
4.
5.

8. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP:
- Dự lớp đầy đủ: hệ số 0,1. Điểm tối đa :8 điểm
- Thảo luận: hệ số 0,1. Điểm tối đa : 2 điểm
- Bài kiểm tra: hệ số 0,2. Điểm tối đa :10
- Thi cuối học phần: hệ số 0,7. Điểm tối đa : 10

6


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
1.1. Khái niệm
Khi một cá nhân hoặc tổ chức muốn mua hàng hoá, muốn thuê tư vấn hay muốn
xây dựng công trình thì cá nhân,tổ chức này (được gọi là bên mua) có thể thực hiện lựa
chọn nhà cung cấp theo hai cách khác nhau. Cách thứ nhất, bên mua sẽ trực tiếp và tự
do trao đổi với những nhà cung cấp hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc các đơn vị xây

dựng trên thị trường (được gọi là bên bán) về nhu cầu của mình để đạt được thỏa thuận
về chất lượng và giá cả. Trong trường hợp này, bên mua thường đồng thời là chủ sở
hữu khoản tiền dành cho việc mua sắm nên có toàn quyền lựa chọn người bán và mức
giá. Ví dụ, một doanh nghiệp tư nhân khi cần đầu tư máy móc thiết bị mới bằng nguồn
vốn tự có thì doanh nghiệp này thường liên hệ trực tiếp với một vài doanh nghiệp sản
xuất hoặc cung cấp máy móc thiết bị để trao đổi về nhu cầu của mình trước khi ký kết
hợp đồng cung cấp. Trong quá trình trao đổi với các nhà cung cấp, bên mua có thể
thay đổi yêu cầu của mình về chủng loại máy móc thiết bị. Thông thường, nhà cung
cấp được lựa chọn là doanh nghiệp đã có mối quan hệ với bên mua hoặc được bên mua
biết đến qua các cá nhân hay tổ chức trung gian. Mức giá thoả thuận có thể vượt mức
giá dự tính mà bên mua đã xác định trước đó.
Cách thứ hai là bên mua tổ chức một cuộc thi để nhiều nhà cung cấp trong
nước cũng như nước ngoài cùng tham gia một cách cạnh tranh và trên cơ sở các đề
xuất của những nhà cung cấp này bên mua sẽ tiến hành đánh giá để lựa chọn được đề
xuất tốt nhất. Việc tổ chức cuộc thi được tuân thủ theo những quy định sẵn có và được
đặt dưới sự kiểm soát của các tổ chức, cơ quan quản lý. Trong trường hợp này, bên
mua thường là các tổ chức và không phải là chủ sở hữu thực sự của khoản tiền được sử
dụng. Các quyết định của bên mua đối với việc lựa chọn nhà cung cấp phải dựa vào ý
kiến thẩm định của các tổ chức, cơ quan quản lý nguồn tiền này. Với cách thực hiện
như vậy nên bên mua không dễ dàng thay đổi được các yêu cầu mua sắm của mình và
mức giá đạt được không vượt quá mức giá mà bên mua đã dự tính và đã được tổ chức
sở hữu (hoặc quản lý) vốn chấp thuận, trừ một số trường hợp bất khả kháng.
Cách thực hiện thứ hai ở Việt Nam thường được gọi là đấu thầu. Ví dụ, khi
UBND tỉnh A sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện dự án xây dựng trụ sở
7


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

làm việc thì tất cả các hoạt động chi tiêu trong phạm vi dự án này (từ việc lập dự án,

thiết kế, xây dựng nhà đến việc trang bị bàn ghế, thiết bị làm việc…) đều phải được
tiến hành theo quy định của pháp luật liên quan, cụ thể là Luật Đấu thầu của Việt Nam.
Vốn đầu tư trong nền kinh tế được huy động từ hai nguồn, đó là nguồn vốn do
nhà nước quản lý (bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn của các DNNN, vốn do nhà
nước vay của các tổ chức quốc tế hoặc của các nước khác,...) và vốn của tư nhân (bao
gồm tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài). Trong thực tế, nguồn vốn do nhà
nước quản lý thường có xu hướng sử dụng kém hiệu quả do có đặc điểm là sở hữu
chung. Vì vậy, để đảm bảo rằng nguồn vốn này được sử dụng hiệu quả hơn (hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội) thì cần có sự kiểm soát chặt chẽ đối với các tổ chức, cơ
quan được nhà nước uỷ quyền sử dụng vốn.
Theo nghĩa rộng, đấu thầu có thể được hiểu là cách thức lựa chọn nhà cung cấp
(hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ) mà trong đó bên mua và bên bán (các nhà cung
cấp) cùng phải tuân thủ theo các quy định của tổ chức quản lý nguồn vốn sử dụng cho
hoạt động mua bán này. Theo nghĩa hẹp, đấu thầu được hiểu là cách thức lựa chọn
nhà cung cấp (hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ) áp dụng trong trường hợp sử dụng
vốn do nhà nước quản lý. Chủ thể thực hiện việc lựa chọn này có thể là các tổ chức
của chính phủ ở các cấp (trung ương và địa phương), các cơ quan quản lý nhà nước và
cả một số doanh nghiệp nhà nước, còn nhà cung cấp thì có thể thuộc bất kể thành phần
kinh tế nào. Bên cạnh thuật ngữ đấu thầu thì một thuật ngữ khác trong thời gian gần
đây cũng hay được sử dụng ở Việt Nam khi đề cập đến cách lựa chọn nhà cung cấp
của các tổ chức, cơ quan chính phủ và sử dụng vốn do nhà nước quản lý, đó là mua
sắm công (public procurement) hay mua sắm của chính phủ (government
procurement).
Hoạt động đấu thầu chỉ có thể thực hiện được trong nền kinh tế thị trường vì ở
đó có sự cạnh tranh giữa những nhà cung cấp - đây là điều kiện cần thiết cho bên mua
trong việc lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất. Thực tế ở Việt Nam cho thấy rằng, trước
thời điểm năm 1986, khi nền kinh tế còn mang nặng tính bao cấp, kế hoạch hoá tập
trung cao độ, không có tính cạnh tranh nên các doanh nghiệp (ở thời điểm đó chủ yếu
là các doanh nghiệp nhà nước) chỉ sản xuất và kinh doanh những gì mà Nhà nước
giao, còn người tiêu dùng (tổ chức hoặc cá nhân) chỉ có thể mua những gì được sản

xuất và không có quyền lựa chọn theo nhu cầu. Có thể nói rằng trong thời kỳ 1945 8


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

1986, ở Việt Nam chưa có hoạt động đấu thầu do chưa hội tụ đủ các điều kiện cần
thiết. Hoạt động này mới xuất hiện từ sau năm 1986 với việc chuyển nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung cao độ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dưới đây là định nghĩa về đấu thầu đã được đề cập trong một số tài liệu trong
nước cũng như nước ngoài.
Định nghĩa 1: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (do Trung tâm biên soạn từ
điển bách khoa Việt Nam biên soạn, xuất bản năm 1995) “đấu thầu là phương thức
giao dịch đặc biệt, người muốn xây dựng công trình (người gọi thầu) công bố trước
các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình để người nhận xây dựng công trình
(người dự thầu) công bố giá mà mình muốn nhận. Người gọi thầu sẽ lựa chọn người
dự thầu nào phù hợp với điều kiện của mình với giá thấp hơn. Phương thức đấu thầu
được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sắm tài sản và xây dựng các công
trình tư nhân và nhà nước”.
Định nghĩa 2: Theo từ điển tiếng Việt (do Viện ngôn ngữ khoa học biên soạn,
xuất bản năm 1998) đấu thầu được giải thích là “đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán
với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng”.
Định nghĩa 3: Theo Từ điển Kinh tế học hiện đại (do NXB CTQG và ĐH
KTQD hợp tác xuất bản năm 1999) thì đấu thầu là “một đề nghị trả mà một cá nhân
hay một tổ chức đưa ra để sở hữu hoặc kiểm soát tài sản, các đầu vào, hàng hóa hay
dịch vụ. Người ra quyết định tối đa hóa lợi ích sẽ cân đối mức tự nguyện trả biên của
mình với chi phí cơ hội của số tiền được yêu cầu để trả”
Định nghĩa 4: Theo Hiệp hội quản lý mua sắm Canada (năm 1999) thì đấu thầu
là “một phương pháp mua sắm mà người mua yêu cầu những nhà cung cấp có năng
lực nộp cho mình những bản chào hàng cho các hàng hóa, dịch vụ hay công trình và
trên cơ sở đó người mua sẽ lựa chọn được người bán thích hợp nhất”

Định nghĩa 5: Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Đấu thầu của Việt Nam
(năm 2009) thì đấu thầu là “quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời
thầu để thực hiện gói thầu trong các (i) Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên,
(ii) Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính tri- xã hội, tổ chức
chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hôi- nghề nghiệp, đơn vị vũ
trang nhân dân, (iii) Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản phục vụ việc cải
9


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư
của doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh
bạch và hiệu quả kinh tế”.
Tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu bao gồm hai bên: bên mua hay còn
được gọi là bên mời thầu và bên bán hay còn được gọi là các nhà thầu. Những yêu
cầu đặt ra đối với nhu cầu mua sắm và những thông tin liên quan khác được bên mời
thầu cung cấp cho các nhà thầu trong một tài liệu có tên là hồ sơ mời thầu (HSMT).
Các nhà thầu sau khi nhận được HSMT sẽ nghiên cứu các yêu cầu này và đưa ra đề
xuất thực hiện công việc trong tài liệu có tên là hồ sơ dự thầu (HSDT).
1.2. Vai trò của đấu thầu
Hoạt động đấu thầu hay mua sắm công với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của nhà nước đã xuất hiện rất sớm ở nhiều nước trên thế giới. Có tài liệu cho rằng,
đơn hàng mua sắm công đầu tiên được thực hiện ở Sirya vào khoảng những năm 2400
- 2800 trước Công nguyên, sau đó có nhiều bằng chứng cho thấy hoạt động này được
phát triển trong việc mua bán lụa tơ tằm giữa Trung Quốc và Hy Lạp. Ở Mỹ, hoạt
động đấu thầu cũng xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước ở cả cấp độ tiểu bang cũng như
quốc gia. Dịch vụ in ấn là một trong số ít loại dịch vụ mà chính phủ Mỹ phải thuê các
cơ sở tư nhân thực hiện nên đã sớm trở thành đối tượng của hoạt động đấu thầu. Ngoài

dịch vị này thì còn một số loại hàng hóa khác phục vụ cho quân đội và các cơ quan
hành chính cũng được thực hiện đấu thầu. Tuy nhiên, khi đó ở Mỹ chưa hình thành
những tổ chức chính thức có chuyên môn để thực hiện hoạt động này mà chủ yếu
thông qua những người môi giới. Những người này được hưởng một khoản hoa hồng
sau khi giúp chính phủ tìm được một cá nhân hoặc một tổ chức để cung cấp hàng hóa,
dịch vụ. Năm 1810, bang Oklahoma là bang đầu tiên của Mỹ có quy định về đấu thầu
và đã thành lập một cơ quan đấu thầu tập trung. Tiếp theo đó mãi đến cuối những năm
1800 và đầu những năm 1900, lần lượt các bang khác cũng đã học tập bang Oklahoma
thực hiện và phát triển hoạt động đấu thầu. Cho đến nay, đấu thầu đã khẳng định được
vai trò quan trọng và trở thành một hoạt động mang tính bắt buộc đối với các nhu cầu
mua sắm sử dụng nguồn vốn của nhà nước ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
1.2.1. Vai trò đối với bên mời thầu
Việc thực hiện đấu thầu có thể mang lại những lợi ích sau:
10


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

Thứ nhất là tiếp cận với những nhà cung cấp mới và có tiềm năng thay vì chỉ
biết đến những nhà cung cấp truyền thống trước đây. Trong hầu hết các lĩnh vực của
nền kinh tế thì sự xuất hiện liên tục của những nhà cung cấp mới là điều tất yếu tại một
quốc gia cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Những nhà cung cấp mới này thường có
lợi thế nhất định so với những nhà cung cấp cũ và điều này không phải bên mời thầu
nào cũng có thể cập nhật được. Khi được tham gia đấu thầu thì trong HSDT, các nhà
thầu sẽ cung cấp thông tin về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, điều
này giúp bên mời thầu hiểu biết tốt hơn về thị trường các nhà cung cấp.
Thứ hai là nắm bắt được các công nghệ mới. Đối tượng của đấu thầu có thể là
hàng hoá, dịch vụ hay công trình xây dựng. Để có được những sản phẩm này, mỗi nhà
thầu sẽ sản xuất hoặc thực hiện bằng các phương án công nghệ khác nhau. Vì vậy, mặc
dù cùng một mục đích sử dụng song mỗi sản phẩm có thể mang đặc điểm riêng và chất

lượng khác nhau. Công nghệ sản xuất hoặc thực hiện cũng như đặc điểm của sản phẩm
được các nhà thầu đề xuất trong HSDT. Quá trình đánh giá các HSDT này giúp bên
mời thầu có được thông tin đầy đủ về công nghệ cũng như về sản phẩm của công nghệ,
đánh giá được ưu điểm, hạn chế của từng công nghệ cũng như xu hướng phát triển
công nghệ trong cùng lĩnh vực.
Thứ ba là nâng cao trình độ chuyên môn và uy tín trên thị trường. Kết quả lựa
chọn nhà thầu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề
nghiệp của các nhân sự bên mời thầu. Để có thể chọn được nhà thầu tốt thì bên mời
thầu phải rất am hiểu về đối tượng của đấu thầu (dịch vụ, hàng hóa hay công trình).
Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn của nhà nước rất dễ dẫn đến sự lãng phí do vô tình
hoặc cố ý của bên mời thầu. Vì vây, bên mời thầu sẽ được đánh giá cao khi thực hiện
đấu thầu nghiêm túc. Đây là điều kiện thuận lợi để bên mời thầu thực hiện tốt những
công việc tiếp theo.
1.2.2. Vai trò đối với các nhà thầu
Trước hết, đấu thầu tạo cơ hội cho các nhà thầu tiếp cận với bên mời thầu- một
khách hàng mới và những yêu cầu mới về sản phẩm. Thay vì việc phải tự tìm kiếm
khách hàng thì thông qua những thông tin về nhu cầu mua sắm của các bên mời thầu
trong đó có những bên mời thầu là khách hàng mới, nhà thầu có thể tiếp cận trực tiếp
với những khách hàng này để nắm bắt được xu hướng cũng như những yêu cầu mới về
sản phẩm trên thị trường.
11


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

Thứ hai, đấu thầu mang lại cơ hội được tiếp cận với các đối thủ cạnh tranh bao
gồm cả những đối thủ cũ và mới, đánh giá chính xác hơn về năng lực của mình đồng
thời có thể có những cơ hội hợp tác với các nhà thầu khác. Mỗi nhà thầu có lợi thế so
sánh riêng nên bên cạnh việc cạnh tranh với nhau thì còn có thể hợp tác với nhau để
cùng tồn tại và phát triển trong những lần đấu thầu sau đó. Đối với nhà thầu mới xuất

hiện trên thị trường, do sự hạn chế về kinh nghiệm và uy tín nên khả năng giành được
phần thắng là không nhiều. Vì vậy, sự hợp tác với các nhà thầu cũ và đã có tiếng tăm
trên thị trường là điều rất cần thiết khi tham gia đấu thầu.
Các nhà thầu tham gia đấu thầu có thể với tư cách nhà thầu độc lập hoặc nhà
thầu liên danh. Nhà thầu liên danh được hình thành từ sự liên kết của hai hay nhiều
nhà thầu độc lập và chỉ được nộp một HSDT. Năng lực của các nhà thầu trong liên
danh có thể không đồng đều, những nhà thầu mới thường đảm nhiện công việc có tính
chất đơn giản hơn. Liên danh với những nhà thầu cũ và có năng lực sẽ giúp nhà thầu
mới tích lũy thêm được kinh nghiệm chuyên môn cũng như quản lý, tạo điều kiện
tham gia đấu thầu với tư cách nhà thầu độc lập trong tương lai.
Thứ ba, đấu thầu giúp các nhà thầu tăng cường sự hiểu biết về các quy định liên
quan đến đấu thầu của một quốc gia cũng như của các tổ chức quốc tế. Một trong các
nguồn vốn do nhà nước quản lý là nguồn vốn ODA vay của các tổ chức quốc tế hoặc
của chính phủ các nước khác. Như vậy, để có thể trúng thầu thì bên cạnh việc phải
cung cấp sản phẩm hợp lý nhất thì nhà thầu còn phải tuân thủ các quy định liên quan
của các tổ chức sở hữu vốn, trong đó đặc biệt là các tổ chức quốc tế.
Thứ tư, đấu thầu tạo động lực cho sự tự hoàn thiện. Có nhiều yếu tố chủ quan
ảnh hưởng đến kết quả tham gia đấu thầu của các nhà thầu như chất lượng sản phẩm,
giá cả, chất lượng các dịch vụ đi kèm, kinh nghiệm của nhà thầu hay chất lượng của
HSDT,... Sau mỗi lần tham gia đấu thầu không thành công thì nhà thầu sẽ tìm ra được
nguyên nhân để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục trong
những lần tham gia đấu thầu tiếp theo.
Thứ năm, nhà thầu có thể khẳng định được vị trí, nâng cao uy tín trên thị trường
khi tham gia đấu thầu và trúng thầu, điều này giúp cho nhà thầu có được hợp đồng, ổn
định hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo đà phát triển trong môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt.
1.2.3. Vai trò đối với nền kinh tế
12



BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

Đấu thầu tạo ra một môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp, khuyến khích
tính sáng tạo của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ, từ đó nền kinh tế được hưởng
những sản phẩm chất lượng tốt với giá cả hợp lý. Theo thống kê của nhiều nước thì
đấu thầu đã giúp nhà nước tiết kiệm được một phần đáng kể vốn đầu tư vì giá trúng
thầu thường nhỏ hơn giá ước tính. Hiệu quả của đấu thầu được xét trên hai góc độ, đó
là hiệu quả về kinh tế và hiệu quả về xã hội. Hiệu quả kinh tế thể hiện qua việc tiết
kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Hiệu quả xã hội thể
hiện qua yếu tố bảo vệ môi trường, bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng lao động
trong nước, ưu tiên phụ nữ,... Chính phủ phải kết hợp hài hòa hai loại hiệu quả này khi
thực hiện các hoạt động mua sắm công. Như vây, đấu thầu có thể được coi như một
trong các công cụ điều tiết xã hội của chính phủ.
Trong xu thế hội nhập hiện nay thì việc các nhà thầu nước ngoài cùng tham gia
đấu thầu sẽ khiến các nhà thầu trong nước có thêm động lực để tự hoàn thiện, đồng
thời cũng tạo ra cơ hội hợp tác, học hỏi kinh nghiệm từ các nhà thầu quốc tế. Thực tế ở
Việt Nam đã cho thấy rất rõ điều này, trong thời kỳ những năm 1990, phần lớn các
công trình giao thông nói riêng và trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung
đều do các nhà thầu nước ngoài thực hiện, các nhà thầu Việt Nam thường chỉ tham gia
với tư cách là nhà thầu phụ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng các nhà
thầu Việt Nam thực hiện những công trình này với tư cách là nhà thầu chính ngày một
tăng, nhiều doanh nghiệp xây dựng đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường
trong nước và khu vực như VINACONEX, LILAMA, LICOGI, HUD,...
Đối với những nước nghèo thì vốn đầu tư từ nước ngoài đặc biệt là vốn ODA là
một nguồn vốn rất quan trọng. Việc thực hiện tốt hoạt động đấu thầu sẽ khiến cho
nguồn vốn này được sử dụng hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng
thời nâng cao được uy tín trên trường quốc tế. Việt Nam là một trong những nước
được đánh giá là sử dụng vốn ODA có hiệu quả nhờ hoạt động đấu thầu ngày một
hoàn thiện, tạo lòng tin cho các nhà tài trợ. Điều này đã khiến mức vốn ODA cam kết
cho Việt Nam trong những năm gần đây ngày một tăng, đặc biệt năm 2010 mức vốn

này đạt kỷ lục trong lịch sử 16 năm thu hút ODA của Việt Nam (kể từ năm 1993) là
hơn 8 tỷ USD.
1.3. Nguyên tắc thực hiện đấu thầu
13


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

Để đạt được mục đích của đấu thầu là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì hoạt
động này cần tuân thủ một số nguyên tắc, đó là:
Nguyên tắc cạnh tranh
Trên góc độ lý thuyết thì cạnh tranh trong đấu thầu được hiểu là các nhà thầu
được tạo mọi điều kiện thuận lợi để tham gia đấu thầu, tất cả các nhà thầu có đủ khả
năng về kỹ thuật cũng như tài chính và mong muốn thì đều có quyền tham gia đấu
thầu, số lượng các nhà thầu tham gia đấu thầu càng lớn thì bên mời thầu càng có nhiều
cơ hội để lực chọn nhà thầu tốt nhất.
Tuy nhiên trong thực tế thì nguyên tắc này không phải lúc nào cũng thực hiện
được vì một số nguyên nhân khách quan. Thứ nhất, do mô hình tổ chức của các doanh
nghiệp (nhà thầu) hiện nay thì công ty cổ phần là mô hình tổ chức phổ biến nhất. Các
nhà thầu có thể là cổ đông của nhau, vì vậy khi cùng tham gia trong một cuộc đấu thầu
thì tính cạnh tranh có thể bị ảnh hưởng. Các tổ chức sở hữu vốn cần có sự nghiên cứu
thực tế này để có những quy định cụ thể về điều kiện tham gia đấu thầu của các nhà
thầu. Thứ hai, các nhà tài trợ vốn ODA song phương trên thế giới thường đưa ra
những ràng buộc đối với các nước vay vốn, đó là phải sử dụng dịch vụ, hàng hóa của
nước cho vay. Để thực hiện ràng buộc này thì nhà tài trợ thường đưa ra yêu cầu là chỉ
chấp nhận một số nhà thầu thuộc nước cho vay và nước đi vay có thể tham gia đấu
thầu, các nhà thầu đến từ các quốc gia khác không được phép tham gia dù có đủ năng
lực và mong muốn. Rõ ràng là vẫn có sự cạnh tranh vì số lượng nhà thầu tham gia
không ít, song với sự chênh lệch về trình độ công nghệ giữa nhà thầu của nước vay
vốn và nước cho vay vốn thì trong phần lớn các cuộc đấu thầu, nhà thầu trúng thầu là

nhà thầu của nước cho vay. Điều này phản ánh rất rõ tính chất ràng buộc về kinh tế
của nguồn vốn ODA song phương trên thế giới từ hàng chục năm qua.
Nguyên tắc cạnh tranh thể hiện thông qua những quy định về điều kiện tham gia
dự thầu của các nhà thầu được đưa ra trong HSMT.
Nguyên tắc công bằng
Công bằng là việc tất cả các nhà thầu khi tham gia đấu thầu được hưởng những
quyền lợi và phải chịu trách nhiệm như nhau. Tuy nhiên trong thực tế thì có những
trường hợp mà một nhóm nhà thầu nào đó được ưu tiên hơn so với các nhà thầu khác.
Ví dụ, trong đấu thầu quốc tế có sự tham gia0 của các nhà thầu trong nước và nước
ngoài thì các nhà thầu trong nước thường sẽ được ưu tiên hơn. Mục đích của ưu tiên là
14


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhà thầu trong nước có khả năng trúng thầu, góp phần
nâng cao được trình độ chuyên môn cũng như năng lực tài chính của nhà thầu. Đây
chính là một trong các điều kiên nhằm đảm bảo hiệu quả xã hội của đấu thầu. Chính
sách ưu tiên cho nhà thầu trong nước được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng khi
thực hiện đấu thầu quốc tế. Mức độ ưu tiên được thể hiện cụ thể trong HSMT.
Nguyên tắc công bằng còn được thể hiện thông qua việc cung cấp thông tin về
đấu thầu của bên mời thầu cho các nhà thầu, cụ thể là: thời điểm cung cấp thông tin, số
lượng và chấ lượng thông tin được cung cấp đối với các nhà thầu là như nhau.
Công khai
Công khai trong đấu thầu được hiểu là các thông tin về hoạt động đấu thầu (ai
tổ chức đấu thầu, khi nào, đấu thầu gì, quy mô như thế nào, nhà thầu nào trúng thầu,
nhà thầu nào vi phạm, xử lý các vấn đề trong đấu thầu,...) phải được thông báo rộng rãi
và đầy đủ trên các phương tiện thông tin phù hợp để các tổ chức và cá nhân có liên
quan trực tiếp được tiếp cận một cách kịp thời. Việc xác định phạm vi, phương tiện và
thời điểm truyền thông có vai trò quan trọng đối với các bên có liên quan. Ví dụ,

truyền thanh, truyền hình được coi là một trong những phương tiện truyền thông đại
chúng, tuy nhiên các phương tiện này ít khi được sử dụng trong đấu thầu vì tính chất
“quá rộng rãi” của nó. Việc chắt lọc và lưu giữ thông tin về đấu thầu qua truyền thanh,
truyền hình là không thuận lợi. Phương tiện này có thể sử dụng để hỗ trợ thêm cho các
phương tiện truyền thông khác như báo đọc và mạng internet.
Nguyên tắc công khai không nên thực hiện một cách máy móc. Một số thông
tin trong đấu thầu cần đảm bảo tính bí mật như nội dung của HSDT, kết quả đánh giá
chi tiết HSDT hoặc nội dung chi tiết của hợp đồng,... Những thông tin này do bên mời
thầu lưu giữ, không cung cấp cho các nhà thầu cũng như các tổ chức hoặc cá nhân
không có trách nhiệm.
Minh bạch
Nguyên tắc minh bạch được coi là nguyên tắc khó kiểm soát nhất trong hoạt
động đấu thầu đói riêng và các hoạt động kinh tế nói chung. Minh bạch được hiểu là
các thông tin cũng như các quyết định do các chủ thể liên quan đến hoạt động đấu thầu
(bao gồm: bên mời thầu, nhà thầu và tổ chức sở hữu vốn- cụ thể hơn là các cơ quan
quản lý nhà nước) phải được cung cấp đầy đủ, rõ ràng và phải dựa trên cơ sở khoa học,
khách quan, luật pháp,.. Nguyên tắc minh bạch có mối quan hệ chặt chẽ với nguyên
15


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

tắc công khai, muốn thực hiện nguyên tắc minh bạch thì trước tiên phải thực hiện được
nguyên tắc công khai.
Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế thì sự thiếu minh bạch trong nền
kinh tế (chủ yếu là do thiếu công khai) sẽ dẫn tới tình trạng tham nhũng. Nghiên cứu
của tổ chức này cho thấy, chỉ số minh bạch thấp nhất thuộc về các nước đang phát
triển có nạn tham nhũng hoành hành trong nhiều năm qua.
1.4. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu môn học
Xét trên góc độ của một tổ chức thì hoạt động đầu tư được thực hiện dưới hai

hình thức, thứ nhất là đầu tư theo các dự án nhằm đạt một mục tiêu được xác định rõ
ràng, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của tổ chức này. Thứ hai là đầu tư thường
xuyên (hay chi tiêu thường xuyên) như đầu tư mới hoặc sửa chữa cơ sở vật chất kỹ
thuật một cách định kỳ nhằm duy trì hoạt động của tổ chức. Môn học sẽ nghiên cứu
hoạt động đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển của tổ chức này. Với đối tượng và
phạm vi nghiên cứu như vậy, môn học tập trung vào những nội dung sau:
-

Phương pháp lập kế hoạch đấu thầu của dự án đầu tư

-

Các hình thức và phương thức đấu thầu

-

Quy trình lựa chọn nhà thầu

-

Phương pháp soạn thảo HSMT

-

Phương pháp đánh giá HSDT

-

Một số vấn đề về quản lý đối với hoạt động đấu thầu ở Việt Nam.


Mục đích nghiên cứu môn học là cung cấp cho người học những kiến thức cơ
bản (bao gồm cả lý luận và thực tiễn) về hoạt động đấu thầu (mua sắm công), để từ đó
có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động này với tư cách là bên mời thầu hoặc tham gia
vào công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu ở các cấp độ khác nhau (chủ đầu
tư, ban quản lý dự án, cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư).
Câu hỏi :
1.

Phân tích sự cần thiết phải thực hiện đấu thầu trong các dự án đầu tư
sử dụng vốn của nhà nước hoặc do nhà nước quản lý

2.

Phân tích các nguyên tắc của đấu thầu và lấy ví dụ cụ thể minh họa
về việc vi phạm những nguyên tắc này.

16


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.1. Gói thầu
2.1.1. Khái niệm
Khi cần lựa chọn nhà thầu để thực hiện các nhu cầu mua sắm trong một dự án
đầu tư thì bên mời thầu có thể tổ chức đấu thầu một hoặc nhiều lần nhằm lựa chọn một
hoặc nhiều nhà thầu. Số lần tổ chức đấu thầu phụ thuộc vào đặc điểm của các nhu cầu

mua sắm này và tình hình hoạt động của các nhà thầu trên thị trường. Ví dụ, trong một
dự án giáo dục, khi cần trang bị máy tính và máy in để phục vụ công việc giảng dạy thì
bên mời thầu có thể chỉ cần tổ chức đấu thầu một lần để lựa chọn ra một nhà thầu vì
thực tế trên thị trường cho thấy nhiều nhà thầu có khả năng cung cấp đồng thời hai loại
hàng hóa này.
Cũng trong dự án trên, giả sử có nhu cầu trang bị cả các thiết bị trong phòng thí
nghiệm hóa học hoặc vật lý thì bên mời thầu khó có thể tổ chức đấu thầu một lần để
lựa chọn nhà thầu cung cấp đồng thời cả ba loại hàng hóa đó vì trên thực tế số lượng
nhà thầu tham gia là rất ít hoặc thậm chí không có. Lý đo là các hàng hóa này quá khác
biệt nhau, không thuộc cùng “nhóm hàng”. Do đó, bên mời thầu phải thực hiện đấu
thầu ít nhất hai lần để lựa chọn nhà thầu cung cấp 3 mặt hàng trên: một lần cho máy
tính, máy chiếu và một lần cho trang thiết bị thí nghiệm. Trong trường hợp này bên
mời thầu có hai gói thầu cần thực hiện.
Vậy, gói thầu được hiểu là một hoặc nhiều nhu cầu mua sắm trong một dự án
đầu tư, được bên mời thầu tổ chức đấu thầu một lần. Một dự án đầu tư có thể có một
hoặc nhiều gói thầu và thường không có các gói thầu với nội dung giống hệt nhau, mỗi
gói thầu chỉ có một HSMT. Theo Luật Đấu thầu của Việt Nam thì gói thầu là một
phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu
có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án... Từ đó, ta thấy
rằng một dự án đầu tư có ít nhất một gói thầu và không có giới hạn số lượng tối đa.
2.1.2. Phân loại gói thầu
Các gói thầu được phân loại theo hai tiêu chí, đó là theo quy mô và theo đặc
điểm. Theo quy mô hay là theo giá trị ước tính, gói thầu có thể chia thành 3 loại: quy
17


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn. Khái niệm “lớn”, “vừa” hay “nhỏ” chỉ mang tính
tương đối và phụ thuộc vào lĩnh vực của nhu cầu mua sắm. Vì lý do này nên trong

thực tế, tiêu chí phân loại theo quy mô rất ít khi được áp dụng và nếu có thì chỉ đề cập
đến gói thầu quy mô nhỏ ở từng lĩnh vực cụ thể.
Dựa vào đặc điểm của các nhu cầu mua sắm cần thực hiện trong dự án, gói thầu
đượcc phân thành 5 loại: gói thầu dịch vụ tư vấn, gói thầu xây dựng (hoặc xây lắp), gói
thầu hàng hóa, gói thầu tư vấn thiết kế- xây dựng- cung cấp lắp đặt máy móc thiết bị
(còn gọi là gói thầu EPC) và gói thầu thực hiện toàn bộ dự án đầu tư.
Gói thầu dịch vụ tư vấn
Chu kỳ của dự án đầu tư bao gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư
và vận hành kết quả đầu tư (hay còn gọi là giai đoạn khai thác hoặc sản xuất kinh
doanh). Trong cả 3 giai đoạn này, đặc biệt là 2 giai đoạn đầu tiên có nhiều công việc
mang tính chất tư vấn và đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của dự án,
do đó chúng ta sẽ tập trung vào 2 giai đoạn đầu.
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, một số công việc như nghiên cứu cơ hội đầu
tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi (hay còn gọi là
lập dự án đầu tư) phải được hoàn thành để làm căn cứ ra quyết định đầu tư. Chủ đầu
tư tiến hành đấu thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn thực hiện các công việc trên. Nhà
thầu tư vấn bằng kinh nghiệm chuyên môn của mình trong lĩnh vực của dự án sẽ đề
xuất cho chủ đầu tư phương án đầu tư tốt nhất. Trong giai đoạn này, dự án thường chỉ
có một gói thầu tư vấn lập dự án đầu tư.
Giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn mà chủ đầu tư tập trung phần lớn thời
gian và chi phí để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra kết quả đầu tư như xây dựng,
mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực,... Dịch vụ tư vấn ở giai
đoạn này bao gồm những công việc như khảo sát thiết kế, lập dự toán, giám sát thi
công xây dựng, giám sát lắp đặt máy móc thiết bị, tư vấn đấu thầu, quản lý dự án đầu
tư... Số lượng gói thầu tư vấn trong giai đoạn này thường nhiều hơn giai đoạn chuẩn bị
đầu tư. Tùy vào đặc điểm và quy mô của gói thầu tư vấn, nhà thầu tư vấn có thể là một
hoặc một nhóm cá nhân hoặc là một tổ chức có tư cách pháp nhân.
Gói thầu xây lắp
Xây lắp là những công việc liên quan đến xây dựng và lặp đặt các công trình,
hạng mục công trình. Trong dự án đầu tư, việc thực hiện các gói thầu xây lắp có thể ở

18


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

cả 2 giai đoạn: thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư, điều này phụ thuộc vào
việc dự án đầu tư mang tính chất huy động toàn phần hay bộ phận. Ví dụ trong một dự
án xây dựng khu đô thị gồm nhiều tòa nhà chung cư, mỗi tòa nhà được hoàn thiện
xong là có thể đưa vào sử dụng mà không cần phụ thuộc vào mức độ hoàn thành của
các tòa nhà khác. Hoặc dự án xây dựng đường quốc lộ, mỗi đoạn đường được hoàn
thành là có thể thông xe, trong khi các đoạn khác vẫn đang tiếp tục được xây dựng.
Hai dự án đầu tư trên có tính chất huy động bộ phận. Ngược lại, trong dự án đầu tư
xây dựng một cây cầu, phần xây lắp bao gồm 3 hạng mục công trình: hai đoạn đường
dẫn lên cầu và cầu, ba hạng mục này nhất thiết phải hoàn thành thì cây cầu mới đưa
vào sử dụng được, như vậy dự án này có tính chất huy động toàn bộ. Số lượng gói thầu
xây lắp trong một dự án đầu tư phụ thuộc vào tính chất và quy mô của dự án.
Gói thầu cung cấp hàng hóa
Hàng hóa trong dự án đầu tư rất đa dạng, có thể là phương tiện vận tải vận
chuyển, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, thuốc men, lương thực thực phẩm,
nguyên vật liệu,... Trong phạm vi một dự án đầu tư thì các gói thầu cung cấp hàng hóa
tập trung ở giai đoạn thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành kết quả đầu
tư sẽ xuất hiện những nhu cầu mua sắm khác như nguyên nhiên vật liệu sản xuất, thay
thế phụ tùng, sửa chữa lớn,... Những nhu cầu mua sắm này không nằm trong kế hoạch
đấu thầu của dự án và kinh phí cho các nhu cầu đó cũng không được đưa vào tổng mức
đầu tư của dự án mà nằm trong chi phí vận hành hàng năm. Số lượng gói thầu cung
cấp hàng hóa trong một dự án đầu tư thường là lớn và phụ thuộc vào số loại hàng hóa
cần thiết cho dự án.
Gói thầu tư vấn thiết kế- xây dựng- cung cấp lắp đặt máy móc thiết bị (
Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm các công việc có tính chất hoàn toàn khác
nhau song lại có liên quan chặt chẽ với nhau. Nhằm đảm bảo tính đồng bộ của công

trình, hạng mục công trình, các công việc này nhất thiết phải do một nhà thầu thực
hiên. Gói thầu EPC thường có trong các dự án xây dựng nhà máy công nghiệp như sản
xuất alumin, nhà máy nhiệt điện, thủy điện... hoặc một số dự án xây dựng dân dụng
khác như nhà làm việc.
Gói thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án
Trong thực tế có một số trường hợp sau khi các cơ quan quản lý nhà nước trên
một địa phương hoặc trong một ngành nào đó có kế hoạch đầu tư hoặc thậm chí đã
19


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

thực hiện một số công việc chuẩn bị đầu tư (nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền
khả thi) thì sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu để thực hiện toàn bộ các công việc của dự án.
Như vậy, cơ quan này (bên mời thầu) chỉ cần thực hiện đấu thầu một lần để lựa chọn
nhà thầu cho dự án. Sau khi thực hiện xong việc xây dựng dự án thì nhà thầu chuyển
giao lại quyền sở hữu và vận hành cho bên mời thầu. Trong nhiều trường hợp, nhà
thầu thực hiện dự án sẽ tiếp tục giai đoạn vận hành và sau một thời gian dài mới
chuyển giao lại cho bên mời thầu. Phần lớn các gói thầu loại này là các dự án đầu tư
được thực hiện theo hình thức BOT, BT hoặc BTO. Loại gói thầu này thường được áp
dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng các nhà máy điện, nước hay
các công trình giao thông.
2.2. Kế hoạch đấu thầu của dự án đầu tư
2.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác lập kế hoạch đấu thầu
Lập kế hoach đấu thầu cho dự án đầu tư là việc phân chia các nhu cầu mua sắm
của dự án này thành các gói thầu khác nhau và xác định đặc điểm của từng gói thầu
như giá trị ước tính, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, tiến độ thực
hiện,... Công tác lập kế hoạch đấu thầu được tiến hành trước và cả sau khi dự án có
quyết định đầu tư. Dự án được quyết định đầu tư sau khi các công việc chuẩn bị đầu tư
đã được hoàn thành. Công tác lập dự án đầu tư là một trong các công việc tư vấn đầu

tư thuộc giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Chủ đầu tư cần lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu để
thực hiện công viẹc này. Công tác lập kế hoạch đấu thầu trong giai đoạn chuẩn bị đầu
tư được thực hiện tương đối đơn giản vì ở giai đoạn này dự án chỉ có một số ít gói thầu
tư vấn, đó là lập dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư.
Sau khi dự án có quyết định đầu tư thì công tác lập kế hoạch đấu thầu cho dự
án sẽ được tiến hành. Việc lập kế hoạch đấu thầu ở giai đoạn này phức tạp hơn rất
nhiều, đòi hỏi độ chính xác cao vì đó là cơ sở để thực hiện hàng loạt các gói thầu sau
này. Kế hoạch đấu thầu của dự án do chủ đầu tư hoặc các tổ chức do chủ đầu tư ủy
quyền lập trước khi thực hiện hoạt động đấu thầu. Chương này sẽ tập trung nghiên cứu
công tác lập kế hoạch đấu thầu của dự án đầu tư sau khi đã có quyết định đầu tư
Vai trò của kế hoạch đấu thầu
Đối với chủ đầu tư, việc lập kế hoạch đấu thầu giúp chủ đầu tư xác định được
số lượng gói thầu của dự án một cách hợp lý nhằm đáp ứng các yêu cầu về chi phí
20


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

cũng như tiến độ thực hiện dự án. Kế hoạch đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tư có kế hoạch
bố trí vốn đầu tư phù hợp. Kế hoạch đấu thầu là một trong các công cụ quản lý hoạt
động đấu thầu nói riêng và quản lý dự án nói chung của chủ đầu tư, là căn cứ pháp lý
cho các quyết định liên quan đến hoạt động đấu thầu sau này.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, kế hoạch đấu thầu của các dự án đầu
tư sử dụng vốn do nhà nước quản lý có vai trò rất quan trọng, đó là cơ sở để các cơ
quan này xem xét và quyết định cho phép dự án được thực hiện đấu thầu và đồng thời
là cơ sở để phê duyệt kết quả đấu thầu của các gói thầu sau này. Kế hoạch đấu thầu
cũng là một trong các công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu nói riêng
và hoạt động đầu tư nói chung. Thông qua kế hoạch đấu thầu các cơ quan quản lý nhà
nước có thể đánh giá được mức độ am hiểu về dự án của chủ đầu tư hoặc của các tổ
chức do chủ đầu tư ủy quyền thực hiện đấu thầu.

Đối với các nhà thầu thì việc thông báo công khai kế hoạch đấu thầu của các
chủ đầu tư sẽ giúp cho họ giảm bớt thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin về
các khách hàng trên thị trường. Kế hoạch đấu thầu sẽ giúp các nhà thầu đánh giá được
quy mô cũng như tính phức tạp của dự án đồng thời xem xét năng lực của mình và có
kế hoạch tham gia đấu thầu một cách chọn lọc và hiệu quả.
2.2.2. Trình tự và nội dung lập kế hoạch đấu thầu của dự án đầu tư
Để công tác lập kế hoạch đấu thầu cho dự án được thuận lợi và kế hoạch mang
tính khả thi cao thì chủ đầu tư cần có đầy đủ các căn cứ về pháp lý cũng như tính khả
thi về nguồn vốn của dự án. Thiếu một trong các căn cứ này thì kế hoạch đấu thầu
không thể hiện được vai trò quan trọng của nó bởi lẽ trong quá trình thực hiện sẽ có
nhiều nội dung phải thay đổi. Các căn cú để lập kế hoạch đấu thầu có thể là:
-

Quyết định đầu tư, đây là căn cứ pháp lý xác nhận việc dự án đã được chấp
thuận.

-

Hiệp ước thỏa thuận đối với các dự án vay vốn ODA, thể hiện sự cam kết
của các nhà tài trợ quốc tế cung cấp vốn cho dự án.

-

Nguồn vốn cụ thể được huy động cho dự án nhằm đảm bảo tính khả thi
trong việc cung cấp vốn.

-

Các căn cứ cần thiết khác trong từng trường hợp dự án cụ thể
Công tác lập kế hoạch đấu thầu của dự án được tiến hành theo trình tự từ tổng


thể đến chi tiết, cụ thể như sau:
21


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

- Bước thứ nhất: xác định các loại gói thầu có trong dự án (thường được gọi là
xác định các mảng công việc), có nghĩa là chủ đầu tư phải trả lời được câu hỏi: dự án
có bao nhiêu loại gói thầu? Dựa vào đặc điểm của dự án thì một dự án có thể có ba loại
nhu cầu mua sắm hay ba mảng công việc, đó là mảng công việc tư vấn, mảng công
việc xây lắp và mảng công việc mua sắm hàng hóa. Tương ứng với 3 mảng công việc
này thì về mặt lý thuyết dự án có thể gồm nhều nhất 4 loại gói thầu, đó là tư vấn, xây
lắp, cung cấp hàng hóa và EPC. Tuy nhiên trên thực tế rất ít khi một dự án đồng thời
có cả gói thầu xây lắp và gói thầu EPC. Trong một số trường hợp đặc biệt, dự án chỉ
có một mảng công việc. Ví dụ, một dự án đầu tư trong lĩnh vực giáo dục với nội dung
biên soạn sách giáo khoa thì có thể sẽ chỉ có một mảng công việc, đó là dịch vụ tư vấn.
Như vậy dự án này chỉ có một loại gói thầu là gói thầu tư vấn.
- Bước thứ hai: xác định số lượng gói thầu trong từng loại gói thầu (hay phân
chia từng mảng công việc thành các gói thầu). Mỗi mảng công việc gồm một hoặc
nhiều nhu cầu mua sắm. Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng nhu cầu mua sắm mà mỗi
mảng công việc được phân chia thành một hoặc nhiều gói thầu. Các gói thầu được
phân chia theo những nguyên tắc: hợp lý về quy mô; đồng bộ về kỹ thuật và công
nghệ; đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Các nguyên tắc này không nhất thiết cùng phải
tuân thủ đối với một dự án.
Quy mô hợp lý được hiểu là gói thầu có giá trị ước tính không quá lớn hoặc
quá nhỏ, tuy nhiên khái niệm “lớn” ,“nhỏ” chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào lĩnh
vực của gói thầu. Nếu giá trị gói thầu lớn thì số lượng nhà thầu tham gia sẽ hạn chế vì
nó đòi hỏi các nhà thầu phải có khả năng tài chính tương ứng. Ngược lại, nếu giá trị
gói thầu nhỏ thì tính hấp dẫn đối với các nhà thầu có thể sẽ giảm do lợi nhuận mang lại

không cao, đặc biệt những nhà thầu có năng lực se không tích cực tham gia. Quy mô
gói thầu không hợp lý dẫn tới hạn chế tính cạnh tranh của hoạt động đấu thầu.
Để đảm bảo tính đồng bộ về công nghệ sản xuất thì chúng ta không thể tách
các công việc có liên quan chặt chẽ với nhau thành những gói thầu riêng lẻ. Ví dụ, một
dây chuyền sản xuất gồm nhiều máy móc thiết bị thì không nên chia thành các gói thầu
khác nhau mặc dù giá trị của dây chuyền sản xuất là lớn, vì như vậy có thể dẫn đến
tình trạng từng thiết bị thì hoạt động tốt song lại không phù hợp hoặc đồng bộ với
nhau. Hoặc trong dự án xây lắp đường dây truyền tải điện thì công việc xây dựng cột

22


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

và lắp đặt đường dây không thể tách rời thành hai gói thầu riêng biệt vì hai công việc
này phải thực hiện cùng tiến độ và phụ thuộc rất nhiều vào nhau.
Trong trường hợp dự án được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau thì mảng
công việc nào đó của dự án như xây lắp hoặc tư vấn thường được chia thành nhiều gói
thầu có nội dung tương tự, mỗi gói thầu được thực hiện ở một địa điểm nhằm đảm bảo
tiến độ thực hiện dự án. Ví dụ, một dự án đầu tư trong lĩnh vực giáo dục với nội dung
xây dựng mới nhiều trường học trên địa bàn một tỉnh, thì mảng công việc xây lắp có
thể chia thành nhiều gói thầu, mỗi gói thầu là công việc xây lắp một hoặc một vài
trường học gần nhau. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu xây lắp này sẽ
được thực hiện cùng một lúc nhằm tiết kiệm chi phí tổ chức. Như vậy, giá mỗi gói
thầu sẽ không quá lớn, tạo điều kiện để nhiều nhà thầu tham gia. Các nhà thầu tùy theo
năng lực có thể tham gia một hoặc nhiều gói thầu. Cách chia gói thầu như vậy sẽ rút
ngắn tiến độ xây dựng của dự án vì các nhà thầu đồng thời tham gia xây dựng các
trường ở các địa điểm khác nhau. Số lượng gói thầu trong các dự án đầu tư là rất khác
nhau, từ vài gói thầu đến hàng chục gói thầu.
Bước thứ ba: xác định đặc điểm của từng gói thầu. Với mỗi gói thầu đã được

phân chia ở bước thứ hai, người lập kế hoạch đáu thầu tiến hành xác định giá trị ước
tính hay còn gọi là giá gói thầu, nguồn vốn thực hiện (trong trường hợp dự án sử dụng
nhiều nguồn vốn khác nhau), hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, thời
gian tổ chức đấu thầu, loại hợp đồng sẽ được áp dụng cũng như tiến độ thực hiện.
Giá gói thầu có thể được hiểu là mức giá cao nhất mà chủ đầu tư dành cho gói
thầu này, nó phản ánh quy mô của gói thầu, từ đó các nhà thầu đánh giá được khă năng
tài chính của doanh nghiệp mình có đáp ứng hay không. Thông tin về nguồn vốn sẽ
giúp các nhà thầu biết được những quy định về đấu thầu được áp dụng đối với gói thầu
này. Mỗi nguồn vốn có những yêu cầu riêng về các nhà thâu cũng như về các thủ tục
thanh toán. Ví dụ, đối với gói thầu sử dụng vốn của Ngân hàng thế giới (WB) thì các
tổ chức thuộc chủ đầu tư hoặc của Bộ Quốc phòng ở Việt Nam sẽ không được tham
gia đấu thầu. Hoặc, việc lựa chọn nhà thầu trong các gói thầu sử dụng vốn của JICA
không áp dụng chính sách ưu tiên cho nhà thầu của nước nhận tài trợ, trong khi đó WB
và ADB lại dành cho các nhà thầu của nước nhận tài trợ những điều kiện ưu tiên nhất
định,... Các nhà thầu sẽ tìm hiểu các quy định liên quan để xem xét mức độ đáp ứng
của mình nhằm mang lại hiệu quả cao khi tham gia đấu thầu.
23


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

Dưới đây là ví dụ về kế hoạch đấu thầu của một số dự án đầu tư.
Bảng 2.1. Kế hoạch đấu thầu dự án Đường Cơ động ven biển Hải An Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Chủ đầu tư: Ban chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị. Tổng mức đầu tư: 128.496.000.000
VND, loại dự án: nhóm A.
STT

Số hiệu
gói thầu


Tên gói
thầu

Giá gói thầu
(VND)

Nguồn vốn

Phương
thức ĐT

Hình thức
lựa chọn NT

Thời
Thời
Phương
gian lựa
gian thực
thức HĐ
chọn NT
hiện HĐ

02

Thẩm tra
thiết kế
bản vẽ thi 138.149.000
công và dự
toán


Vốn ngân
sách Trung
ương

Chỉ định thầu,
Một túi hồ
Quý
trong nước,

III/2010
không sơ tuyển

Theo tỷ lệ
15 ngày
phần trăm

03

Lập Hồ sơ
mời thầu
và đánh giá 78.863.000
hồ sơ dự
thầu

Vốn ngân
sách Trung
ương

Chỉ định thầu,

Một túi hồ
Quý III /
trong nước,

2010
không sơ tuyển

Theo tỷ lệ
15 ngày
phần trăm

04

Tư vấn
giám sát
1.443.003.000
xây dựng
công trình

Vốn ngân
sách Trung
ương

Chỉ định thầu,
Một túi hồ
Quý III /
trong nước,

2010
không sơ tuyển


Theo thời
24 tháng
gian

05

Tư vấn
kiểm toán 191.370.000
công trình

Vốn ngân
sách Trung
ương

Chỉ định thầu,
Một túi hồ
Quý
trong nước,

IV/2012
không sơ tuyển

Trọn gói

30 ngày

5

06


Đo Đạc địa
100.000.000
chính

Vốn ngân
sách Trung
ương

Chỉ định thầu,
Một túi hồ
Quý
trong nước,

III/2010
không sơ tuyển

Trọn gói

11 ngày

6

09

Bảo hiểm
389.675.000
công trình

Vốn ngân

sách Trung
ương

Chỉ định thầu,
Một túi hồ
Quý
trong nước,

III/2010
không sơ tuyển

Trọn gói

Theo quy
định BTC

10

Toàn bộ
phần xây
lắp tuyến
chính và
tuyến
nhánh

Đấu thầu rộng
Một túi hồ
Quý III
rãi, trong nước,


/2010
không sơ tuyển

Theo đơn
24 tháng
giá

1

2

3

4

7

8

9

06

08

Vốn ngân
92.779.757.000 sách Trung
ương

Đo đạc địa

100.000.000
chính

Rà phá
bom, mìn, 218.460.000
vật nổ

Vốn ngân
sách Trung
ương
Vốn ngân
sách Trung
ương

Chỉ định
Một túi hồ thầu, trong Quý
nước, không III/2010


Trọn gói

11 ngày

Trọn gói

30 ngày

sơ tuyển

Chỉ định

Một túi hồ thầu, trong


Quý
nước, không sơ III/2010
tuyển

24


BÀI GIẢNG K53- KTĐT-2014

10

01

Tư vấn
khảo sát,
thiết kế
bản vẽ thi 2.052.583.000
công và lập
tổng dự
toán

Vốn ngân
sách Trung
ương

Chỉ định thầu,
Một túi hồ

Quý
trong nước,

II/2010
không sơ tuyển

Hợp đồng
30 ngày
hỗn hợp

Bảng 2.2: Kế hoạch đấu thầu của dự án “Năng lượng nông thôn II
tỉnh Cà Mau – Đợt 2”
Chủ đầu tư: Ban QLDA Điện lực Miền Nam TCT Điện lực Miền Nam. Tổng mức đầu
tư: 83.957.000.000 VND
STT

Tên gói thầu

Giá gói thầu

Nguồn

Hình

Thời

Hình thức

Thời gian


vốn

thức

gian tổ

hợp đồng

thực hiện

chức
Các gói thầu vật tư thiết bị
Gói 3: Dây dẫn
Lô 1: Dây trần các loại

1

14.542.914.000

Lô 2: Đay bọc các loại

Vay

Cạnh

Gói 4: Canh điện và phụ

WB

tranh rộng


Quý

rãi quốc tế

III/2010

kiện trung áp
2

Lô 4: Canh điện treo và

Trọn gói

12-15 tuần

rãi trong

Theo đơn

150 - 210

nước

giá

ngày

Theo đơn


210 ngày

1.898.973.000

phụ kiện
Lô 5: Canh điện đứng và
phị kiện
3

Gói 5: Máy biến áp

3.766.912.000

4

Gói 6: Các thiết bị đóng cắt

396.441.000

Chào hàng

và bảo vệ
5

Gói 7: Tủ điện hạ áp

cạnh tranh
677.771.000
Các gói thầu xây lắp


6

Gói 8: Xây lắp đường dây

9.745.905.000

và trạm huyện A
7

Gói 9: Xây lắp đường dây

9.142.819.000

Vay

Cạnh

Quý

WB

tranh rộng

III/2010

và trạm huyện B,C
8

Gói 10: Xây lắp đường dây


13.673.937.000

và trạm huyện D,E
9

Gói 11: Xây lắp đường dây

6.791.767.000

và trạm huyện F
Các gói thầu tư vấn
10

Gói 12: Gói thầu Tư vấn

3.778.249.000

Vốn đối

Tự thực

Quý

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×