Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Thử nghiệm gây trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et Feng) Tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MẠNH HOÀNG

THỬ NGHIỆM GÂY TRỒNG CÂY TAM THẤT
HOANG (Panax stipuleanatus Tsai et Feng) TẠI HUYỆN
ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MẠNH HOÀNG

THỬ NGHIỆM GÂY TRỒNG CÂY TAM THẤT
HOANG (Panax stipuleanatus Tsai et Feng) TẠI
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số ngành: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Đ ng Kim Vui

Thái Nguyên - 2016




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào để bảo vệ luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ. Các hình và ảnh sử dụng
trong công trình là của tác giả và tập thể cộng tác.
Tác giả

Nguyễn Mạnh Hoàng


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu một cách nghiêm túc tại Khoa
sau Đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự giảng dạy và
chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo, tôi đã trang bị cho mình kiến thức
cơ bản về chuyên môn.
Để củng cố, xâu chuỗi lại kiến thức đã học cũng như làm quen với công
việc ngoài thực tiễn thì thời gian thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian rất
quan trọng đối với học viên. Qua quá trình thực tập học viên có điều kiện,
thời gian tiếp cận và đi sâu vào thực tế, qua đó học hỏi kinh nghiệm, kiến thức
bản địa, từng bước nâng cao kiến thức kỹ năng của bản thân.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường
và Ban chủ nghiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi về thực tập tại phòng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn huyện Đại Từ và thực hiện luận văn tốt nghiệp với
tên luận văn là: “Thử nghiệm gây trồng cây Tam thất hoang (Panax
stipuleanatus Tsai et Feng) Tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên”. Sau một
thời gian nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Có được kết quả này trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự
giúp đỡ tận tình của GS. TS. Đ ng im Vui trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô giáo
trong khoa Lâm nghiệp, xin chân thành cảm ơn bà con nhân dân xã San Xả
Hồ huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Các cấp chính quyền và bà con nhân xã La
Bằng, huyện Đại Từ, các cán bộ phòng Nông Nghiệp huyện Đại Từ đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2016

Học vi n
Nguyễn Mạnh Hoàng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đ t vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3

4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ........................................................... 3
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ................................................................ 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Tổng quan về cây Tam thất hoang ............................................................. 5
1.2. Các nghiên cứu về cây Tam thất hoang ..................................................... 6
1.2.1. Các nghiên cứu về cây Tam thất hoang trên thế giới.............................. 6
1.2.2. Các nghiên cứu về Tam thất hoang tại Việt Nam ................................... 8
1.3. Cơ sở khoa học về sinh thái học và bảo tồn ............................................. 19
1.4. Tổng quan khu vực Nghiên cứu ............................................................... 20
1.4.1. Tổng quan khu vực phân bố trong tự nhiên của cây Tam thất hoang... 20
1.4.2. Tổng quan khu vực bố trí thí nghiệm gây trồng cây Tam thất hoang xã
La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên ....................................................................... 21
1.4.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 21
1.4.2.2. Đ c điểm địa hình địa mạo, địa chất đất đai ...................................... 22
1.4.2.3. Đ c điểm khí hậu, thủy văn ............................................................... 22


iv
1.4.2.4. Tài nguyên rừng của xã La Bằng ....................................................... 23
1.4.2.5. Điều kiện giao thông, thủy lợi............................................................ 23
1.4.2.6. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội .................................................... 24
1.4.2.7. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng tới đối tượng
nghiên cứu ....................................................................................................... 25
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 27
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 27

2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 27
2.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài ............................................................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28
2.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu có chon lọc....................................... 28
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 28
2.4.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 29
2.4.3.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................ 29
2.4.3.2. Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị phục vụ thí nghiệm. ........................... 33
2.4.3.3. Tiến hành các bước thí nghiệm .......................................................... 33
2.4.3.4. Thu thập số liệu .................................................................................. 35
2.4.3.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu. ...................................... 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 37
3.1. ết quả nghiên cứu về đ c điểm sinh vật học, sinh thái học và vai trò của
cây Tam thất hoang ......................................................................................... 37
3.1.1. Phân loại cây Tam thất hoang ............................................................... 37
3.1.2. Đ c điểm sinh vật học của cây Tam thất hoang.................................... 37
3.1.3. Đ c điểm sinh thái học .......................................................................... 39


v
3.1.4. Giá trị và tính cấp thiết của cây Tam thất hoang. ................................. 39
3.2. ết quả phỏng vấn kiến thức bản địa về cây Tam thất hoang ................. 40
3.3. ết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng và phát
triển của cây Tam thất hoang tại Đại Từ - Thái Nguyên ................................ 45
3.4. ết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp đất trồng đến sinh trưởng và
phát triển của cây Tam thất hoang tại Đại Từ - Thái Nguyên ........................ 48
3.5. ết quả nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố độ cao đến sinh trưởng và phát
triển của cây Tam thất hoang Tại Đại Từ - Thái Nguyên ............................... 51
3.6. ết quả nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố trạng thái rừng nơi trồng đến sinh
trưởng và phát triển của cây Tam thất hoang tại Đại Từ - Thái Nguyên.............. 53

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 57
1. ết luận ....................................................................................................... 57
2. Đề nghị ........................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 59
II. Tài liệu tiếng Anh ....................................................................................... 61
III. Tài liệu mạng ............................................................................................. 61
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTTN

Công thức thí nghiệm

ĐDSH

Đa dạng sinh học

HST

Hệ sinh thái

NAA

Chất điều hòa sinh trưởng Naphthalene Acetic Acid

LSNG


Lâm sản ngoài gỗ
Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên

IUCN

thiên nhiên (International Union for Conservation of
Nature and Natrual Resources)

phổ IR, NMR.
VQG

Phổ hồng ngoại (FT-IR) và phổ cộng hưởng từ hạt
nhân (1H-NMR, 13C-NMR)
Vườn quốc gia


vii
DANH MỤC CÁC ẢNG
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn tri thức bản địa về cây Tam thất
hoang tại Lào cai và Đại từ ............................................................... 40
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của Tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng và phát triển của
Tam thất hoang .................................................................................. 45
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của hỗn hợp đất trồng đến sinh trưởng và phát triển của
cây Tam thất hoang ........................................................................... 48
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của yếu tố độ cao sinh trưởng và phát triển của cây Tam
thất hoang .......................................................................................... 51
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của yếu tố trạng thái rừng nơi trồng đến sinh trưởng và
phát triển của cây Tam thất hoang .................................................... 54



viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Gieo cây con Tam thất hoang trước khi ra ngôi trồng .................... 34
Hình 2.2. Đo chiều cao cây, chiều dài rễ cây Tam thất hoang ....................... 35
Hình 3.1. Thân củ và thân phụ của cây Tam thất hoang ................................. 37
Hình 3.2. Lá cây Tam thất hoang .................................................................... 38
Hình 3.3. Hoa cây Tam thất hoang ................................................................. 38
Hình 3.4. Quả cây Tam thất hoang ................................................................. 39
Hình 3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (thí nghiệm tỷ lệ che bóng).. 47
Hình 3.6. Động thái tăng trưởng chiều dài rễ (thí nghiệm tỷ lệ che bóng) ..... 47
Hình 3.7. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (thí nghiệm hỗn hợp đất trồng) .... 50
Hình 3.8. Động thái tăng trưởng chiều dài rễ (thí nghiệm hỗn hợp đất trồng) ..... 50
Hình 3.9. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (thí nghiệm độ cao) .............. 52
Hình 3.10. Động thái tăng trưởng chiều dài rễ (thí nghiệm độ cao) ............... 53
Hình 3.11. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (thí nghiệm sinh cảnh) ....... 55
Hình 3.12. Động thái tăng trưởng chiều dài rễ (thí nghiệm sinh cảnh) .......... 56


1
MỞ ĐẦU
1. Đ t vấn đề
Môi trường thế giới đang bị huỷ hoại nghiêm trọng. Sự tăng trưởng của
dân số cùng với những nhu cầu ngày càng cao của con người trong cuộc sống
do những tiến bộ khoa học và công nghệ, nhu cầu việc làm, nơi sinh sống, công
nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng đã gây nên sức ép trực tiếp đến tài nguyên
thiên nhiên. Hiện nay trên trái đất có khoảng 17.291 loài thì trong tổng số đó có
khoảng 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm 21%
động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống và
70% loài thực vật - là số liệu được đưa ra trong các nghiên cứu gần đây của

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN).Thế giới đang phải đối m t với
một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của tình trạng tuyệt chủng và suy giảm loài.
Bằng chứng của cuộc khủng hoảng này có thể thấy rõ ở mọi nơi trên thế giới.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam châu Á, với tổng diện tích tự
nhiên khoảng 330.541 km2, Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng
sinh học cao trên thế giới. Với vị trí địa lý và đ c điểm khí hậu nhiệt đới gió
mùa của Bắc bán cầu, đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các
loài sinh vật. Nhưng hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn
tài nguyên Đa dạng sinh học (ĐDSH) đã và đang suy giảm. Nhiều hệ sinh thái
và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều taxon bậc loài và dưới loài
đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong tương lai gần. Để ngăn ngừa sự
suy thoái ĐDSH này ngoài công tác bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen của địa
phương, thì việc tạo ra sinh kế cho người dân miền núi là một trong những giải
pháp quyết định cho quá trình bảo tồn và phát triển rừng một cách bền vững.
Nằm trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc và có chứa nhiều hệ sinh
thái rừng. Việt Nam là một quốc gia có nguồn cây thuốc dồi dào và truyền
thống sử dụng dược liệu có nguồn gốc từ lâu đời. Hiện nay nhu cầu sử dụng


2
cây dược liệu chế xuất thuốc trong nước và trên thế giới ngày càng tăng, riêng
trong nước hàng năm cần 50.000 tấn cây dược liệu để chế xuất thuốc. Trong
vài thập kỷ qua các loài cây dược liệu thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các
công ty sản xuất dược phẩm trong và ngoài nước. Bảo tồn và phát triển nguồn
cây dược liệu có thể được xem như một giải pháp hiệu quả trong bảo tồn rừng
và đa dạng sinh học, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế vùng cao.
Cây Tam thất hoang hay còn gọi là cây Sâm tam thất, tên Hán Việt là
cây Kim Bất Hoán, có tên khoa học là (Panax stipuleanatus Tsai et Feng)
thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae.) là một loài cây thuốc quý, mọc hoang trên
những vùng núi cao, có nhiệt độ mát mẻ thường xuyên dưới 25 C. Hiện nay

0

Tam thất hoang và những công dụng của nó đã và đang được nghiên cứu ngày
càng nhiều, việc sử dụng Tam thất hoang trong phòng ngừa và điều trị bệnh
cũng ngày càng phổ biến. Trong y học dân gian, Tam thất hoang được coi như
một loại thần dược đúng như tên gọi của nó (Kim Bất Hoán) có nghĩa là vàng
không đổi.Trên thị trường củ của loài cây này được giao bán với giá
3.500.000đ/ kg, bột củ giá 400.000đ/ 100g, hoa từ 500.000 đến
1.000.000/1kg.
Tuy nhiên với việc sử dụng và khai thác quá mức, không chú trọng đến
công tác bảo tồn và phát triển dẫn đến việc cây Tam thất hoang hiện nay có
nguy có bị tuyệt chủng trong tự nhiên (theo đánh giá của tổ chức UICN). Với
mục đích bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý này, tạo ra một nghề mới
trong canh tác rừng của bà con vùng cao, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho
người nông dân. Từ đó giảm áp lực vào rừng, sản xuất nguồn nguyên liệu cho
các ngành chế biến và chiết xuất dược liệu. Tôi đã lựa chọn và thực hiện Đề
Tài có tên là: "Thử nghiệm gây trồng cây Tam thất hoang (Panax
stipuleanatus Tsai et Feng) tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên". Bước
đầu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây Tam thất hoang trên địa
bàn xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả một số đ c điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây Tam
thất hoang.
- Tìm hiểu thông tin của người dân địa phương về loài cây Tam thất
hoang.
- Xác định tỉ lệ che bóng phù hợp để gây trồng cây Tam thất hoang (Panax
stipuleanatus Tsai et Feng).

- Tìm ra loại hỗn hợp đất trồng phù hợp để gây trồng cây Tam thất hoang
(Panax stipuleanatus Tsai et Feng).
- Tìm ra độ cao tối thiểu để cây Tam thất hoang có thể sinh trưởng và
phát triển tại xã La Bằng- huyện Đại Từ
- Xác định loại sinh cảnh phù hợp để gây trồng cây Tam thất hoang
(Panax stipuleanatus Tsai et Feng).
3. Mục đích nghi n cứu
Thử nghiệm gây trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et
Feng) tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. Từ đó bước đầu đánh giá khả năng sinh
trưởng và phát triển của cây Tam thất hoang tại địa phương, tìm ra loại giá thể
trồng, độ tàn che và độ cao và loại sinh cảnh phù hợp để trồng loài cây này ở địa
phương.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa trong nghiên c u hoa h c
- Góp phần củng cố thêm những thông tin và kiến thức có liên quan đến
loài cây Tam thất hoang. hoàn chỉnh dữ liệu khoa học là cơ sở cho các nghiên
cứu chuyên sâu loài cây này trong tương lai.
- Qua kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để lựa chọn các giải pháp
bảo tồn và phát triển loài cây Tam thất hoang.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Đề tài nghiên cứu bước đầu sẽ là một tài liệu tham khảo về kỹ thuật
trồng và chăm sóc cây Tam thất hoang. Giúp cho người dân lựa chọn được loại


4
hỗn hợp đất trồng, tỉ lệ che bóng hợp lí, độ cao tối thiểu có thể gây trồng, loại
trạng thái rừng nơi trồng phù hợp để áp dụng vào mô hình sản suất cây Tam
thất hoang tại địa phương.
- Việc áp dụng thành công các biện pháp kĩ thuật vào mô hình sản xuất
góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân, bảo tồn nguồn gen quý và

giảm áp lực tới quá trình bảo vệ và phát triển rừng.


5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về cây Tam thất hoang
Cây Tam thất hoang: Tên khoa học (Panax stipuleanatus Tsai et Feng)
Tên khác: Tam thất rừng, sâm tam thất, Bỉnh biên tam thất, Phan xiết,
Xán xỉ.
Họ: Ngũ gia bì - Araliaceae.
Cây Tam thất hoang cũng đã được sử dụng rất nhiều trong y học và
cũng đã được đưa vào nhiều bài thuốc chữa bênh ở Việt Nam, Tam thất hoang
cũng được nhắc đến nhiều trong các tài liệu y học và các báo cáo khoa học
của các tác giả.
- Đ c điểm nhận dạng: Cây thảo sống nhiều năm; cao 30-100cm. Thân
rễ mập, phân nhánh, nằm ngang và thường nổi trên m t đất, đường kính 1,53,5cm. Phần thân mang lá gồm 1-3, tuỳ theo số đầu nhánh của thân rễ; đường
kính thân từ 0,3-0,6cm; lá kép chân vịt, mọc vòng ở ngọn, thường gồm 3-5
cái; 3-7 lá chét, mép khía răng cưa. Cụm hoa tán đơn, mọc ở ngọn; cuống
cụm hoa 5-10cm, mang từ 20-90 hoa; cuống hoa mảnh, dài 1-1,5cm. Hoa màu
vàng xanh, 5 lá đài nhỏ, 5 cánh hoa; 5 nhị, bầu 2 ô; đầu vòi nhụy chẻ đôi. Quả
hình cầu đến hình cầu dẹt, đường kính 0,6-1,2cm, khi chín màu đỏ. Hạt 2, nếu
chỉ có 1 hạt là do hạt kia bị lép. Hạt gần hình cầu ho c gần giống hạt đậu; màu
xám trắng; vỏ cứng, có rốn hạt[1][12].
- Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-5, quả tháng 5-9 (10). Gieo
giống tự nhiên từ hạt. Quả chín chim thường ăn (bỏ hạt), hạt rơi xuống lại bị
một loại sóc nâu nhỏ ăn nhân hạt. Thân rễ bị gãy ho c khai thác mất phần già,
phần đầu thân rễ (có chồi ngủ) còn lại vẫn có khả năng tái sinh. Toàn bộ phần
thân mang lá tàn lụi vào mùa đông, đến đầu mùa xuân năm sau từ đầu mầm

thân rễ sẽ mọc lên các chồi thân mới. Tam thất hoang đ c biệt ưa ẩm và ưa


6
bóng; mọc rải rác dưới tán rừng kín thường xanh núi cao, ở độ cao từ 1.6002.300m.
- Phân bố: Trong nước: Lai Châu (Tả Phình, Than Uyên), Lào Cai
(Sapa, Bát Xát: núi Hoàng Liên Sơn).
Thế giới: Trung Quốc.
- Giá trị: Là nguồn gen đ c biệt quý hiếm của Việt Nam và Thế Giới. Tất
cả các bộ phận của cây đều sử dụng để làm thuốc. Thân rễ (củ) làm thuốc bổ,
cầm máu, tăng cường sinh dục, chống stress, phòng ngừa và điều trị ung thư. Lá,
thân, nụ hoa làm trà uống kích thích tiêu hoá, an thần và chữa bệnh thận.
- Tình trạng: Thường xuyên bị tìm kiếm để khai thác từ 1962 đến nay.
Nạn phá rừng làm nương rẫy (núi Hàm Rồng) ho c để trồng Thảo quả trực
tiếp làm mất nơi sống vốn có của cây. Hiện đã trở nên cực hiếm, đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
- Phân hạng: CR A1a,c,d, B1+ 2b,c,e.
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"đang nguy cấp" (E) và danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm (nhóm IIA) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của
Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Viện Dược
Liệu đang nghiên cứu bảo tồn và nhân trồng[1] [9].
1.2. Các nghiên cứu về cây Tam thất hoang
1.2.1. Các nghiên c u về cây Tam thất hoang trên thế giới
Hiện nay trên thế giới cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et
Feng) cũng đã được sử dụng khá phổ biến. Cây Tam thất hoang được biết đến
trong các bài thuốc cổ truyền của Trung Quốc. Ở Trung Quốc có nhiều tỉnh
trồng cây Tam thất hoang, như Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây. Ở
Tỉnh Vân Nam trồng nhiều nhất và Tam thất hoan ở đây được coi là tốt nhất.
Chính thành phần hóa học của loại dược thảo này cũng được nghiên cứu và

công nhận từ năm 1937- 1941 ở Trung Quốc bởi các giáo sư Triệu Thừa Cổ và


7
Chu Nhiệm Hoàng. Vào thập kỷ 90 (thế kỷ XX) đã thành lập Sở nghiên cứu
khoa học kỹ thuật các loài Tam thất ở châu Văn Sơn, nghiên cứu trồng "Tam
thất sạch" theo tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Practice) cho sản phẩm có
tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn của Dược Điển Trung Quốc [23], [24], [25].
Lịch sử nuôi trồng Tam thất nhiều năm qua tại Văn Sơn đã cho thấy,
tốc độ sinh trưởng của các loài Tam thất rất nhạy cảm với độ cao so với mực
nước biển, cây giống Tam thất hoang thích hợp với những khu có độ cao
1300-1500m so với mức nước biển, còn khi đã sinh trưởng được 2-3 năm thì
lại thích hợp với những khu cao 1800-2000m so với mực nước biển. Tại
những huyện gần Văn Sơn, có cùng nhiệt độ, cùng độ cao so với mực nước
biển, khí hậu tương tự và thổ nhưỡng tương đồng, chất lượng của các loại
Tam thất cũng không có sự khác biệt.
Tại Văn Sơn - Vân Nam công ty nuôi trồng Tam thất Tasly Vân Nam
được thành lập vào năm 2000, vốn đăng ký hiện nay là 59 triệu NDT. Trước
năm 2010, khí hậu ở khu Văn Sơn - Vân Nam ổn định, điều kiện nuôi trồng
Tam thất tốt, nguồn cung ứng các loại Tam thất trên thị trường dồi dào, chất
lượng tốt, giá cả ổn định, công ty Tam thất Tasly đã tiến hành thu mua các loại
Tam thất tại Văn Sơn với tiêu chuẩn cao, đồng thời tiến hành chiến lược trù bị.
Năm 2010, Chủ tịch Diêm Hy Quân đã tiến hành định vị lại công ty Tam thất
Tasly, bắt đầu mở rộng từ thu mua Tam thất sang nuôi trồng Tam thất, tạo cơ
sở cho công cuộc hiện đại hóa, quốc tế hóa đông dược của Tasly [24].
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các báo cáo khoa học công bố về
thành phần hóa học có trong rễ, của và thân lá của loài cây Tam thất hoang và
các loài thuộc chi Panax như Nhân sâm, Sâm ngọc linh...và các tác dụng dược
tính của các chất này trong việc điều trị các bệnh cho con người. Trong một
nghiên cứu của mình, Wang và cộng sự đã nghiên cứu sự tích lũy các saponin

trong thân và rễ củ của cây Tam thất hoang, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất cả các
saponin được hình thành khi cây Tam thất hoang trồng được 5 tháng tuổi, các


8
saponin sẽ dần dần được tích lũy qua các năm và khả năng tích lũy đạt cao nhất
khi Tam thất hoang được 5 năm tuổi. Sự tích lũy này có sự thay đổi theo mùa,
đạt cao nhất vào mùa sinh trưởng của cây Tam thất hoang [21], [22].
1.2.2. Các nghiên c u về Tam thất hoang tại Việt Nam
 Các nghi n cứu về Phân bố, đ c điểm sinh vật học sinh thái học
của loài cây tam thất hoang
Trong công trình nghiên cứu về “ ết quả nghiên cứu về phân bố, sinh
thái cây Sâm vũ diệp và Tam thất hoang ở Việt Nam”của tác giả Nguyễn Tập
và cộng sự. Nhóm tác giả đã tiến hành: điều tra, xác định vùng phân bố của
Sâm vũ diệp và Tam thất hoang ở Việt nam; xác định các điểm phân bố còn
sót lại tại vùng núi Hoàng Liên Sơn cùng với hiện trạng thực tế của chúng.
Đồng thời nghiên cứu mô tả một số đ c điểm sinh thái cơ bản của hai loài
Sâm trên. Cuối cùng nhóm tác giả đã đưa ra kết luận rằng:
- Sâm vũ diệp và Tam thất hoang là hai loài cây thuốc cực kí quý hiếm
ở Việt Nam. ết quả điều tra đã xác định Sâm vũ diệp và Tam thất hoang chỉ
mọc tự nhiên ở sườn núi đông bắc dãy Hoàng Liên Sơn và một vài nhánh phụ
cận kề của nó, thuộc địa phận của 6 xã, huyện Bát Xát và Sapa tỉnh Lào Cai.
Xét về m t phân bố địa lí, Sâm vũ diệp và Tam thất hoang ở Việt Nam và tây
nam Trung Quốc có mối liên hệ ch t chẽ với nhau.
- Việc tìm kiếm khai thác trong nhiều năm qua và nạn phá rừng đã làm
thu hẹp nơi sống vốn có của của Sâm vũ diệp và Tam thất hoang, làm cho
chúng trở nên cực kì hiếm tại vùng Hoàng Liên Sơn.

ích thước quần thể tự


nhiên của chúng đã trở nên vô cùng nhỏ bé. Sâm vũ diệp và Tam thất hoang
đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao ở Việt Nam.
- Sâm vũ diệp và Tam thất hoang là loài cây ưa bóng, ưa ẩm, thích hợp
với nền khí hậu quanh năm mát mẻ. Cây thường mọc rải rác hay tập trung
thành đám nhỏ dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, độ tàn che từ 80% (bởi
tầng cây gỗ lập tán phía trên). Cây trồng thí nghiệm dưới tán rừng có trồng


9
thảo quả và ở vườn có mái che bằng phên nứa và lưới nhựa màu đen với độ
che bóng khoảng 90% đều sinh trưởng phát triển tốt. Nếu vườn mái che bị
hỏng, cây trồng bị vàng úa và có thể bị chết sau 3 đến 4 tháng không kịp tu
sửa và tưới nước thường xuyên.
- Sâm vũ diệp và Tam thất hoang là loại cây thảo sống nhiều năm. Tuy
nhiên, phần thân mang lá trên m t đất lụi hàng năm vào mùa đông; mọc chồi
thân mới từ giữa tháng hai dương lịch. Đến giữa tháng 3, khi lá non đạt gần
đến độ trưởng thành, cây bắt đầu có mầm hoa. Hoa nở rộ trong khoảng cuối
tháng 4, giai đoạn quả xanh kéo dài đến cuối tháng 7 và đầu tháng 8, cuối
tháng 8 thì chín. Cá biệt trong tự nhiên, quả chín tồn tại đến tháng 9 ho c
tháng 10. Quả chín rụng ngay xuống đất, xung quanh gốc mẹ, nếu không bị
tác động, hạt sẽ nảy mầm vào tháng 2 năm sau. Đáng tiếc là quả chín thường
bị động vật g m nhấm và chim ăn cả phần vỏ lẫn hạt. Vì thế, lượng cây con
mọc trong tự nhiên rất ít so với số quả của mỗi cây.
- Sâm vũ diệp và Tam thất hoang thường mọc trên đất ẩm, có nhiều
mùn (do lá cây rừng mục nát và tích tụ); độ pH của đất đo được từ 5,5 đến
6,5. Thân rễ của cả 2 loài này mọc nổi hẳn lên m t đất. Đồng thời với sự mọc
lên chồi thân mới, phần rễ củ cũng được dài ra và lớn lên về đường kính. Số
vết thân tàn lụi còn lại trên thân rễ có thể cho ta biết về số tuổi của Sâm vũ
diệp và Tam thất hoang.
- Phần thân rễ (củ) của Sâm vũ diệp và Tam thất hoang cũng có khả

năng tái sinh vô tính tốt, nhất là phần đầu mầm thân rễ khi khai thác còn sót
lại một đoạn [12].
Trong Báo cáo đề tài khoa học; chuyên ngành Lâm Nghiệp của Thạc sỹ
Nguyễn Thanh Tiến, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên năm 2006 về
“Nghiên cứu đ c điểm phân bố tự nhiên của cây Tam thất trên địa bàn vườn
quốc gia Hoàng liên, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai”. Tác giả đã đưa ra kết luận về
phân bố của loài cây Tam thất tại vườn quốc gia Hoàng Liên như sau:


10
- Địa hình: Tam thất phân bố nhiều ở các xã San xả Hồ và xã Lao Chải,
độ cao so với mực nước biển là trên 2500m
- Phân bố theo trạng thái rừng: Tam thất sinh trưởng mạnh trong trạng
thái rừng IIb, và chúng phân bố cả trong trạng thái rừng Ic, IIa, IIIa2.
- Phân bố theo cấp chiều cao: Cây Tam thất phân bố chủ yếu ở cấp
chiều cao từ 0-50cm đối với trạng thái rừng IIa và cấp 50 đến 100cm ở trạng
thái rừng IIb và IIIa1 [17].
 Các nghi n cứu về thành phần hóa học, giá trị và công dụng của
loài cây tam thất hoang
Năm 2011 Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật Hà Nội đã xuất bản
quyển sách về “Công trình nghiên cứu khoa học viện Dược Liệu 2006-2011”.
Trong đó có công trình nghiên cứu của Phạm thanh Huyền và nhóm cộng sự;
nghiên cứu về “ ết hợp các chỉ thị hình thái, ADN và hóa học trong nghiên
cứu phân loại, định hướng bảo tồn và góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu của
hai loài cây thuốc Sâm vũ Diệp (Panax bipinnatifidus seem) và Tam thất
hoang (Panax stipuleanatus Tsai et Feng) ở Việt Nam”. Nhóm tác giả đã đưa
ra kết luận:
- Hai loài Sâm vũ diệp và Tam thất hoang ở Việt Nam hiện nay có tính
đa hình không cao. Hệ số tương đồng di truyền dao động trong khoảng 0,89 1,00. Điều này còn cho biết hai loài này có phạm vi phân bố hẹp, với kích
thước quần thể nhỏ bé. Bởi vậy vấn đề bảo tồn Sâm vũ diệp và Tam thất

hoang hiện nay ở Việt Nam là việc làm khẩn cấp.
- Thành phần hóa trong thân rễ hai loài Sâm vũ diệp và Tam thất hoang
có Phytosterol, tinh dầu, axit hữu cơ, saponin, axits uronic, axit béo và đường
khử tự do. Trong đó thành phần tinh dầu là tương đối giống nhau giữa hai loài.
- Xác định được thành phần tinh dầu lá Sâm vũ diệp và Tam thất hoang
đều thuộc nhóm giàu β-farnesen với hàm lượng trong tinh dầu toàn phần.


11
Thành phần germacren D trong lá của cây Tam thất hoang cao hơn nhiều so
với cây Sâm vũ diệp [8].
Trong cuốn “Công trình nghiên cứu khoa học 1972-1986 của viện
Dược Liệu. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội-1986”. Trong đó có công trình
nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Duy Mai, Vũ thị Tâm, Trần

im Lang

“Góp phần nghiên cứu cây Sâm vũ diệp” đã chỉ ra các tác dụng về nhiều m t
của các loại Sâm, trong đó có Tam thất hoang, đó là tác dụng về nội tiết (tăng
khả năng sinh lý cả nam và nữ), tác dụng tới hệ thần kinh trung ương (an
thần), và tác dụng bổ (bồi bổ sức khỏe). Tam thất hoang có độ độc cấp tính rất
thấp, sử dụng an toàn trên lâm sàng [11].
Tác giả Trần công Luận, Lưu Thảo Nguyên, Nguyễn tập đã công bố
công trình nghiên cứu của mình trên Tạp chí Dược Liệu số 1- 2009 về thành
phần hóa học của hai loài Sâm vũ diệp và Tam thất hoang; cho thấy sự tương
đồng của 2 loài này. Các thành phần dinh dưỡng như acid béo, acid amin tự
do và các khoáng chất khá tương đồng, tuy nhiên tỷ lệ giữa các thành phần có
thay đổi, nhất là tỷ lệ các acid béo không no trong Tam thất hoang cao gấp 4,5
lần trong Sâm vũ diệp. Lần đầu tiên hợp chất polyacetylen được nhận diện
trong Sâm vũ diệp và Tam thất hoang. Đây là nhóm hợp chất thường có trong

phân cực của các loài thuộc chi Panax nói riêng và của họ Nhân sâm nói
chung. Chúng được xem là hợp chất có tác dụng chống ung thư trong Nhân
sâm, gợi mở cho hướng nghiên cứu của 2 loài này. Hợp chất saponin là thành
phần chính của Sâm vũ diệp và Tam thất hoang, trong đó các saponosid chủ
yếu thuộc nhóm acid oleanolic [10].
 Các mghi n cứu về bảo tồn, nhân giống và gây trồng loài cây
Tam thất hoang
Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên cây thuốc rất
phong phú từ lâu đời nay. Người dân, đ c biệt là đồng bào các dân tộc sống
trong và gần rừng đã biết sử dụng các bài thuốc từ cây rừng để chữa bệnh và


12
bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng bị thu hẹp,
một số loài có nguy cơ bị biến mất vĩnh viễn do quá trình khai thác sử dụng
không đi đôi với bảo tồn và phát triển. Nhận thấy điều đó, gần đây các nhà
khoa học, các tổ chức đã bắt đầu có những nghiên cứu chuyên sâu về cây
dược liệu, đ c biệt là những nghiên cứu về kỹ thuật sử dụng và gây trồng các
loại cây thuốc có giá trị.
Theo Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền
(CREDEP) từ trước đến nay nhiều địa phương trong nước đã có truyền thống
trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về thuốc như: Quế (ở Yên Bái, Thanh
Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi...), Hồi (ở Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu..).
Hòe ở Thái Bình, vv... Có những làng chuyên trồng cây thuốc như Đại Yên
(Hà Nội), Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên). Gần đây nhiều loài thuốc ngắn
ngày cũng được trồng thành công trên quy mô lớn như: Bạc hà, Ác ti sô, Cúc
hoa, Địa liên, Gấc, Hương nhu, Ích mẫu, im tiền thảo, Mã đề, Sả, Thanh cao
hoa vàng, Ý dĩ,vv..
Từ nhiều năm qua, Viện dược liệu đã thu thập được 7300 loài cây
thuốc đem về trồng, nhân giống ở các vườn cây thuốc. 65 loài có nguy cơ cao

đã được trồng ở Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc (Lào Cai), Vườn trạm
nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Vườn trung tâm nghiên
cứu và chế biến thuốc Thanh Trì (Hà Nội), Vườn trung tâm nghiên cứu dược
liệu Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa) và Vườn bảo tồn cây thuốc vùng cao Phó
Bảng (Đồng Văn - Hà Giang). Các vườn cây thuốc này có đủ điều kiện sống
giống như điều kiện sống của chúng. Lý lịch thu thập, ngày trồng,tình hình
sinh trưởng, phát triển, ra hoa, quả.... được ghi lại để đánh giá khả năng bảo
tồn. Trong đó 3 loài sâm thuộc chi Panax là Sâm Vũ Diệp, Sâm Ngọc Linh,
Tam thất hoang đã được bảo tồn on farm tại Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc
Sapa [5].


13
Trong công trình nghiên cứu khoa học 1987-2000 của Viện Dược Liệu.
Tác giả Nguyễn Tập và cộng sự đã bước đầu nghiên cứu bảo tồn ngoại vi (Ex
situ con) một số cây thuốc quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó có các
loài Tam thất thuộc chi Panax tại trại thuốc Sapa và trại thuốc Tam Đảo và
đưa ra kết luận; trong số khoảng 40 loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị
tuyệt chủng cao ở Việt Nam, đã du nhập về trồng tại vườn thuốc Sapa và Tam
Đảo (Viện Dược Liệu) cho thấy phần lớn chúng tỏ ra thích nghi với điều kiện
nhân tạo. Các loài sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa kết quả và hạt của chúng
gieo đã nảy mầm. Điển hình các loài Hoàng liên gai, Ba gạc, các loài Hoàng
tinh, Bảy lá một hoa và các loài Tế tân...Một số loài cần theo dõi, nghiên cứu
thêm, như các loài Hoàng liên, Thổ hoàng liên, Hoàng liên gai và các loài
Sâm mọc tự nhiên. Với kết quả bước đầu kể trên, có thể khẳng định hầu hết
các loài đã thu thập và trồng ở trại Sapa, Tam Đảo đều có triển vọng bảo tồn
ngoại vi thành công [14].
Trong Tạp chí dược liệu số 3+4_2007, tập 12 do Viện Dược Liệu xuất
bản, đã công bố kết quả bước đầu nghiên cứu khả năng nhân giống Sâm vũ
diệp và Tam thất hoang phục vụ công tác bảo tồn, do nhóm tác giả Nguyễn

Tập, Phạm Thanh Huyền....thực hiện. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận [15].
- Trong tổng số 3620 hạt của hai loài (1833 hạt Sâm vũ diệp và 1787
hạt Tam thất hoang). Tỷ lệ nảy mầm của hạt ở hai loài là khá cao: Sâm vũ
diệp đạt 78,94% và Tam thất hoang đạt 79,63%.
- Thu thập được tổng số 92,853 kg thân rễ (củ) của hai loài, ủ mầm làm
cây giống để trồng. Tỷ lệ ra chồi đạt 79,45%.
- Việc nhân giống bằng hạt và bằng thân rễ (củ) của hai loài Sâm vũ
diệp và Tam thất hoang là có triển vọng. ết quả này là cơ sở khoa học quan
trọng cho công tác bảo tồn đi đôi với phát triển sử dụng bền vững hai loài cây
thuốc quý giá trên [15].


14
Trong một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Tập và cộng sự về
“Một số kết quả nghiên cứu bảo tồn cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng ở
Việt nam. Nhóm tác giả đã nghiên cứu và bảo tồn loài Sâm vũ diệp (Panax
bipinnatifidus) và Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) bằng việc khoanh và
bảo tồn In situ và Ex sirtu hàng ngàn cá thể, cây được bảo tồn đã sinh trưởng
phát triển tốt trong trạng thái tự nhiên. Hạt giống thu được đem trồng lại có
kết quả khả quan. Ngoài ra, đối với hai loài này còn xác định được về mức độ
đa dạng di truyền thông qua nghiên cứu ADN. Về trồng tại chỗ: đã xây dựng
được quy trình sơ bộ cách nhân giống từ hạt, cách trồng bán tự nhiên dưới tán
rừng và dưới vườn có mái che. Đáng lưu ý rằng công trình này được tiến hành
ngay tại nơi phân bố tự nhiên vốn có của chúng và được thực hiện bởi cộng
đồng dân cư địa phương [13].
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Thủy về sự ảnh hưởng của giá thể
và chế độ ánh sáng đến khả năng nhân giống bằng hom chồi củ cây Tam thất
bắc (Panax pseudoginseng Ness) trong điều kiện vườn ươm tại huyện Hoàng
Su Phì, tỉnh Hà Giang”. Luận văn tốt nghiệp năm 2012 cho thấy: Tam thất
bắc là loài cây có thời gian nảy chồi khá muộn, ở ngày thứ 30 quan sát trên tất

cả các ô thí nghiệm bắt đầu thấy các chồi bắt đầu nhú lên m t đất, với điều
kiện che sáng từ 50% đến 75% thì hom củ của cây Tam thất bắc phát triển tốt
nhất và tốc độ phát triển của rễ là mạnh nhất, đối với giá thể giâm hom thì loại
giá thể được trộn hỗn hợp của đất tầng A với 20kg phân chuồng hoai mục và
trấu hun tạo ra khả năng thoát nước tốt nhất, tạo sự tơi xốp cho giá thể giúp
cho Tam thất bắc phát triển tốt hơn các công thức còn lại [18].
Tam thất bắc và Tam thất hoang là hai loài cùng họ, có nhiều đ c điểm
tương đồng về đ c điểm sinh vật học, sinh thái học do vậy có thể kế thừa kết
quả nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thủy vào đề tài.
Trong một Dự án “Nghiên cứu trồng cây sâm Việt Nam dưới tán rừng
tự nhiên” của Viện Dược Liệu năm 2001 đã đưa ra kết luận về các điều kiện


15
gây trồng loài cây Sâm Ngọc Linh (Panax Vietnamensis), và một số loại cây
có cùng họ (Araliaceae) và cùng chi (Panax) với loài cây Tam thất hoang
(Panax stipuleanatus Tsai et Feng) như sau:
- Tam thất (Panax stipuleanatus Tsai et Feng) trồng đại trà tại Châu
Vân Sơn Trung Quốc có độ cao trên 1400m.
Giàn che: Một mái kín cả xung quanh, cao 1,5 - 1,6m.

hoảng cách

trồng: 15 - 20cm.
Độ chiếu sáng dưới giàn che: 80 - 90%.
- Sâm Triều Tiên (Panax ginseng) Trồng đại trà tại tỉnh

angwon và

tỉnh yungbuk, độ cao so với m t nước biển 1000 - 1500m.

Giàn che: Mái nhiều tầng, không che khoảng cách giữa các tầng mái và
xung quanh giàn.
hoảng cách trồng: 15 - 20cm.
Độ chiếu sáng dưới giàn che: 60 - 70%.
- Sâm Nhật Bản (Panax Japonicus). Trồng đại trà tại tỉnh Nagano, có
độ cao so với m t nước biển là 1200 - 1500m.
Mật độ khoảng cách trồng: 20 x 20cm
Giàn che: Giàn nhân tạo ho c rừng tự nhiên ho c rừng trồng để che bóng.
- Sâm Mỹ: (Panax quinquefolius). Được trồng nhiều ở Georgia,
Minnesota, phần lớn được trồng trong các giàn nhân tạo.

hoảng cách trồng

20 x 20cm ho c thưa hơn.
- Sâm Việt Nam (Panax Vietnamensis): Năm 1980, Trường Đại học Y
dược thành phố Hồ Chí Minh đã trồng trong điều kiện nhân tạo; Độ cao 1000
- 1200m. Sườn núi phía đông, sườn dốc 15 - 200. Giàn che kiểu một mái liền,
xung quanh có che liếp, các cửa thông gió đủ thoáng. Để môi trường ẩm về
mùa khô đủ nước thường xuyên có nước chảy ở một số rãnh luống chính.
Giàn cao 1,5 - 1,6m một mái kiểu giàn Tam thất. Đất có độ phì vừa phải. Môi


×