Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây tam thất hoang (panax stipuleanatus tsai et feng) từ hom tại vườn quốc gia hoàng liên huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 107 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LÊ QUANG HÒA


NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY TAM
THẤT HOANG (Panax stipuleanatus Tsai et Feng) TỪ
HOM TẠI VƢỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN HUYỆN
SA PA TỈNH LÀO CAI


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP








THÁI NGUYÊN, NĂM 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÊ QUANG HÒA



NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY TAM
THẤT HOANG (Panax stipuleanatus Tsai et Feng) TỪ
HOM TẠI VƢỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN HUYỆN
SA PA TỈNH LÀO CAI

CHUYÊN NGÀNH: LÂM SINH
MÃ SỐ: 60620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG




THÁI NGUYÊN, 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu
3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các

thông tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả









Số hóa bởi trung tâm học liệu
4
LỜI CẢM ƠN
Với mong muốn góp phần công sức của mình vào sự nghiệp bảo tồn đa
dạng sinh học, từ năm 2012 đến nay, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống cây Sâm Tam Thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et
Feng) từ hom tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên -Huyện Sa Pa- Tỉnh Lào
Cai”. Để hoàn thành được đề tài và bản luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng
góp quý báu của các thày, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này cho tôi
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Lê Sỹ
Trung đã tận tình giúp đỡ tôi trong cả quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn, xin cảm ơn các thầy cô giáo và Ban giám hiệu Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu để hoàn thành các nội dung và chương trình mà luận văn đặt ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên của
Vườn Quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong việc điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu tại hiện trường và thừa kế các

số liệu sẵn có để hoàn thành tốt luận văn.
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản
luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Thái nguyên tháng năm 2013
Tác giả


Số hóa bởi trung tâm học liệu
5

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
i
LỜI CẢM ƠN
ii
MỤC LỤC
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
viii
MỞ ĐẦU
1
1. Sự cần thiết

1
2. Mục tiêu của đề tài
3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
1.1. Giới thiệu về cây Tam thất hoang
4
1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
5
1.2.1. Trên thế giới
5
1.2.1.1. Công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hữu ích
5
1.2.1.2. Nghiên cứu về gây tạo, sử dụng thực vật hữu ích
6
1.2.1.3. Nghiên cứu về giâm hom
7
1.2.1.4. Nghiên cứu về cây Tam thất hoang
8
1.2.2. Ở Việt Nam
9

Số hóa bởi trung tâm học liệu
6
1.2.2.1. Hoạt động bảo tồn tài nguyên thực vật hữu ích
9
1.2.2.2. Nghiên cứu về gây trồng, sử dụng thực vật hữu ích
10

1.2.2.3. Nghiên cứu về giâm hom
13
1.2.2.4. Nghiên cứu về cây Tam thất hoang
14
1.3. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hom
15
1.3.1. Cơ sở tế bào của sự hình thành rễ bất định
15
1.3.2. Cơ sở sinh lý của sự hình thành chồi và rễ bất định
16
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu
27
1.4.1. Điều kiện tự nhhiên
27
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
38

Số hóa bởi trung tâm học liệu
7

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
41
2.1. Đối tượng nghiên cứu
41
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
41
2.2.1. Địa điểm
41
2.2.2. Thời gian thực hiện
41

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
41
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
41
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
41
2.3.2.1. Điều tra, khảo sát ngoài thực địa kết hợp thu mẫu vật, mô tả
đặc điểm hình thái của loài cây Tam thất hoang
41
2.3.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Tam thất hoang bằng
phương pháp giâm hom
42
2.3.2.3. Nội nghiệp
46
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
52
3.1. Kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm hình thái, vật hậu của
loài Tam thất hoang

52
3.2. Kết quả nhân giống cây Tam thất hoang bằng phương pháp giâm
hom tại VQG Hoàng liên

54
3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến tỷ
lệ sống, khả năng ra rễ, chồi của hom cây Tam thất hoang ở vụ thu
(15/8-15/9/ 2012)


54


Số hóa bởi trung tâm học liệu
8
3.2.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến
tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang

54
3.2.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến
khả năng ra rễ của hom cây Tam thất hoang ở vụ thu

55
3.2.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến
khả năng ra chồi của hom cây Tam thất hoang

59
3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến tỷ
lệ sống, khả năng ra rễ, chồi của hom cây Tam thất hoang ở vụ xuân
(15/2-15/3/ 2013)


61
3.2.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến
tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang

61
3.2.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến
khả năng ra rễ của hom cây Tam thất hoang

62
3.2.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến

khả năng ra chồi của hom cây Tam thất hoang

66
3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến tỷ lệ sống, khả năng ra
rễ, chồi của hom cây Tam thất hoang tại VQG Hoàng liên

68
3.2.4. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến tỷ lệ sống, khả năng ra
rễ, chồi của hom cây Tam thất hoang ở vụ xuân (15/2-15/3/2013)

71
3.2.4.1. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến tỷ lệ sống của hom cây
Tam thất hoang

71
3.2.4.2. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra rễ của hom


Số hóa bởi trung tâm học liệu
9
cây Tam thất hoang
72
3.2.4.3. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra chồi của
hom cây Tam thất hoang

73
3.2.5. Ảnh hưởng của loại hom giâm đến tỷ lệ sống, khả năng ra rễ,
chồi của hom cây Tam thất hoang ở vụ xuân (15/2-15/3/2013)

75

3.2.5.1. Ảnh hưởng của loại hom giâm đến tỷ lệ sống của hom cây
Tam thất hoang

75
3.2.5.2. Ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra rễ của hom
cây Tam thất hoang

76
3.2.5.3. Ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra chồi của hom
cây Tam thất hoang

77
3.3. Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Tam thất hoang bằng
phương pháp giâm hom

79
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ
81
1. Kết luận
81
2. Tồn tại
82
3. Khuyến nghị
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
83
PHỤ BIỂU
86

Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTTN
Công thức thí nghiệm
TTH:
Tam Thất hoang
VQG:
Vườn Quốc gia
PP:
Phương pháp






Số hóa bởi trung tâm học liệu
11
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thời gian và tỷ lệ ra rễ của hom Phi lao
22
Bảng 1.2: Thí nghiệm với Bạch đàn trắng tại Đông Nam bộ cho kết
quả

22
Mẫu bảng 2.1: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1
nhân tố
47

Bảng 3.1: Tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang trong các công
thức thí nghiệm ở vụ thu

54
Bảng 3.2: Kết quả về ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh
trưởng IBA đến khả năng ra rễ của hom cây Tam thất hoang ở vụ thu

55
Bảng 3.3: Kết quả về ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng
IBA đến khả năng ra chồi của hom cây Tam thất hoang ở vụ thu

59
Bảng 3.4: Tỷ lệ sống của hom cây Tam thất hoang trong các công
thức thí nghiệm ở vụ xuân

61
Bảng 3.5: Kết quả về ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng
IBA đến khả năng ra rễ của hom cây Tam thất hoang ở vụ xuân

62
Bảng 3.6: Kết quả về ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng
IBA đến khả năng ra chồi của hom cây Tam thất hoang ở vụ xuân

67
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả năng hình thành rễ,
chồi hom cây Tam thất hoang có sử dụng chất IBA tại VQG Hoàng Liên

69
Bảng 3.8:Kết quả về ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến tỷ lệ sống
của hom cây Tam thất hoang


71

Số hóa bởi trung tâm học liệu
12
Bảng 3.9: Kết quả về ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng
ra rễ của hom cây Tam thất hoang

72
Bảng 3.10: Kết quả về ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng
ra chồi của hom cây Tam thất hoang

74
Bảng 3.11: Tỷ lệ sống của loại hom cây Tam thất hoang ở các công
thức thí nghiệm

75
Bảng 3.12: Kết quả về khả năng ra rễ của loại hom giâm cây Tam thất
hoang tại VQG Hoàng Liên

76
Bảng 3.13: Kết quả về ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra
chồi của hom cây Tam thất hoang

78

Số hóa bởi trung tâm học liệu
13
DANH MỤC HÌNH


Trang
Hình 1.1: Bản đồ hành chính VQG Hoàng liên tỉnh Lào cai
29
Hình 1.2: Biểu đồ các kiểu khí hậu ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
34
Hình 3.1: Đặc điểm hình thái cây Tam thất hoang
52
Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ hom ra rễ ở các công thức thí nghiệm giâm
hom ở vụ thu

56
Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ hom ra rễ ở các công thức thí nghiệm giâm
hom TTH ở vụ xuân

63
Hình 3.4: Hom cây Tam thất hoang ra rễ ở các công thức thí nghiệm.
63
Hình 3.5: Chiều dài chồi của cây hom Tam thất hoang ở các công
thức thí nghiệm

68



Số hóa bởi trung tâm học liệu
14
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết
Sâm Tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et Feng) là loài thực vật

mọc hoang, được người dân sử dụng làm thuốc bổ, chữa và phòng ngừa bệnh
tật rất có giá trị nên đã bị khai thác quá mức và sử dụng trực tiếp qua nhiều
năm không chú ý bảo vệ tái sinh, cùng với nhiều nguyên nhân tác động khác,
đã làm cho loài cây này tại Sa Pa nói chung và ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên
nói riêng đã bị giảm sút nghiêm trọng. Cùng với một số loài như Hoàng tinh,
Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Ngũ gia bì gai, Tam Thất hoang Sa Pa… từ năm 1995
đã phải đưa vào “Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam” và “Sách Đỏ Việt Nam”.
Xét về mức độ bị đe dọa, theo khung phân hạng của IUCN, 1994 áp dụng vào
Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam 2001 và 2003 thì Sâm Tam thất hoang nằm
trong nhóm 7 loài thuộc cấp CR (cực kỳ nguy hiểm). Đó là những loài đặc
biệt qúi hiếm thuộc chi Panax, Coptis, Aristolochia [18].
Các loài thực vật thuộc các chi trên đều là những thực vật có nguồn gốc
từ vùng ôn đới và cận nhiệt đới. Khi đến Việt Nam, Hoàng Liên Sơn là điểm
phân bố cuối cùng về phía Nam của chúng. Một số loài như Tam thất hoang
(Panax stipuleanatus T. H. Tsai et K. M. Feng), Hoàng liên 5 thùy (Coptis
quinquesecta W. T. Wang), Hoàng liên gai (Berberis julianae Schneid)…[6],
Hoàng Liên Sơn là điểm phân bố thứ hai trên toàn thế giới. Ngoài ra còn có
khoảng 10 loài, ở Việt Nam chỉ tìm thấy duy nhất tại Hoàng Liên Sơn. Tuy
nhiên so với khoảng 30 năm trước đây, nguồn tài nguyên cây thuốc ở toàn bộ
vùng Hoàng Liên Sơn hiện đã giảm sút một cách nghiêm trọng. Sự giảm sút
này có thể tóm tắt như sau:
Nhiều vùng rừng trước kia tập trung nhiều loài cây thuốc quí, nay đã
hoàn toàn bị phá hủy. Ví dụ: rừng ở núi Hàm Rồng thị trấn Sa Pa, năm 1972
và 1973 vẫn còn nhiều Tam thất hoang, Sâm vũ diệp… nay là địa điểm du

Số hóa bởi trung tâm học liệu
15
lịch và nương rẫy. Hoặc vùng rừng từ nông trường Rau Sa Pa cũ vào xã Tả
Giàng Phình; vùng rừng dưới thung lũng thôn Ô Quí Hồ; rừng ở Trạm khí
tượng cũ tại đèo Hoàng Liên Sơn… tất cả đã bị mất đi do nạn phá rừng làm

nương rẫy và hái lượm đem bán tìm kế sinh nhai của đồng bào địa phương.
Tổng diện tích gọi là còn rừng tự nhiên thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên chỉ
có 11.071 ha / 28.576 ha (37,09%) - trên thực tế rừng chỉ còn từ độ cao 2.000
- 2.400m trở lên. Rừng mất đi, toàn bộ cây thuốc ở đó cũng bị tuyệt chủng
theo [1].
Tất cả các loài vốn được coi là quí hiếm ở Hoàng Liên Sơn, như Sâm
vũ diệp, Tam thất hoang, Hoàng liên, Thổ hoàng liên, Hoàng liên gai…do vẫn
bị khai thác lén lút nên đang có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao.
Là một trong các loài cây hoang dại hữu ích có giá trị, Tam Thất hoang
Hoàng Liên chỉ phân bố tự nhiên ở những vùng núi cao, có khí hậu quanh
năm mát mẻ, vì đây là loài cây của vùng Á nhiệt đới hoặc Ôn đới núi cao. Ở
Việt Nam, Tam Thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et Feng) chỉ có ở Sa Pa
nơi có các dãy núi thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên, đây được coi là trung
tâm có nhiều loài cây thuốc quý hiếm nhất với khoảng 60 loài khác nhau.
Chính về sự đa dạng về giá trị và công dụng, nhiều loài bị khai thác quá tải
nên có nguy cơ bị đe dọa tiêu diệt, với nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Nhu cầu chơi cây cảnh, nhu cầu làm dược liệu, và đặc biệt loài cây Tam Thất
hoang, loài cây duy nhất có ở Hoàng Liên mà theo các nghiên cứu đông y thì
công dụng của nó không kém nhiều so với Sâm Ngọc Linh, bởi vậy thị trường
tiêu thụ rất lớn với giá mua rất cao nên người dân địa phương đã vào rừng thu
hái trái phép ngày càng nhiều, điều đó đã dẫn đến làm suy giảm số lượng và
trữ lượng của loài. Bên cạnh đó, nạn cháy rừng, khai thác gỗ củi cũng đã làm
mất đi nơi sống của chúng. Trong khi đó, việc nghiên cứu cơ bản về loài cây
này còn rất hạn chế, rất có thể loài sẽ bị tiêu diệt trước khi được nghiên cứu.

Số hóa bởi trung tâm học liệu
16
Nhằm bảo tồn và phục tráng loài cây TTH và ngăn chặn các tổn thất đa
dạng sinh học. Đồng thời tạo hướng sản xuất hàng hóa loài cây này phục vụ
nhu cầu sử dụng làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, và tăng thu nhập cho

người dân địa phương, giảm áp lực của cộng đồng lên tài nguyên thiên nhiên
VQG Hoàng Liên.
Xuất phát từ thực tế và yêu cầu của sản xuất, tiêu dùng và bảo tồn đa
dạng sinh học, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân
giống cây Tam Thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et Feng) từ hom tại
Vườn Quốc gia Hoàng Liên -Huyện Sa Pa - Tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Mô tả một số đặc điểm hình thái loài cây Tam Thất hoang tại khu vực
Hoàng Liên.
- Nghiên cứu, đề xuất hướng dẫn kỹ thuật nhân giống loài cây Tam thất
hoang bằng phương pháp giâm hom tại vườn quốc gia Hoàng Liên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về loài cây Tam Thất hoang, sử dụng làm tài
liệu tham khảo trong quá trình thực hiện các đề án phát triển cây thuốc tại Sa
Pa, Lào Cai.
- Góp phần xây dựng quy trình nhân giống loài Sâm Tam Thất hoang
bằng phương pháp giâm hom.
Ý nghĩa thực tiễn
Ứng dụng kết quả nghiên cứu phát triển loài cây Tam Thất hoang phục
vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước, từ đó tạo công ăn việc làm, tăng thu
nhập cho người dân địa phương.

Số hóa bởi trung tâm học liệu
17
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về cây Tam thất hoang
Tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et Feng) hay Sâm Tam thất
hoang thuộc họ Nhân Sâm (Araliaceae).

Đặc điểm: Cây thân thảo sống nhiều năm; thân dài, mọc bò, rải rác có
đốt phình tròn; rễ hình sợi nhỏ, không phình to thành chất thịt. Thân cao 30 -
50cm, Lá kép chân vịt, mọc vòng ở ngọn, mép khía răng cưa, xếp 2-3 cái ở
thân ngọn, lá chét 5-7, dạng màng mỏng, hình bầu dục, mép xẻ thuỳ dạng
răng, dài 5-9cm, rộng 2-4cm, chóp có mũi dài, gốc hình nêm men xuống, trên
các gân của mặt trên rải rác có lông cứng, mặt dưới thông thường không lông;
cuống lá chét dài đến 2cm.
Cụm hoa dạng tán đơn ở ngọn, có khi có một tán nhỏ mọc đối ở phía
dưới; hoa nhỏ màu lục nhạt, đài có mép chia 5 răng; cánh hoa 5; 5 nhị, bầu hạ,
2 ô, ít khi 3 - 4 ô, tách ra hoặc dính nhau ở phần gốc, phần giữa trở lên rời
nhau, ở đỉnh có những chấm đen. Quả hình cầu đến hình cầu dẹt khi chín màu
đỏ. Hạt 2, nếu chỉ có một hạt là hạt kia bị lép. Hạt gần hình cầu hoặc gần
giống hạt đậu; màu xám trắng; vỏ cứng, có rốn hạt.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-5, quả tháng 5-10. Gieo giống
tự nhiên từ hạt. Quả chín chim thường ăn (bỏ hạt), hạt rơi xuống lại bị một
loài sóc nâu nhỏ ăn nhân hạt. Toàn bộ phần thân mang lá tàn lụi vào mùa
đông, đến đầu mùa xuân năm sau từ đầu mầm thân rễ sẽ mọc lên các chồi
thân mới. Tam thất hoang đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng; mọc rải rác trong rừng
kín thường xanh núi cao, ở độ cao 1.000-2800 m. Phân bố: Phân bố nhiều nơi
ở Trung Quốc (Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Tây Tạng); ở nước ta chỉ
gặp ở vùng Sa Pa tỉnh Lào Cai, núi Hoàng Liên Sơn [6].
Rễ củ mập chắc, chứa nhiều hoạt chất, vị hơi đắng và có mùi thơm
riêng của tam thất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu
18
Trong thân củ có chứa các hoạt chất: Sapomin: Arasapomin A và
Arasapomin B. Arasapomin A là chất bột tan trong rượu metylic, etylic và
amylic.
Giá trị: Theo Đông y, và kinh nghiệm dân gian củ Tam Thất hoang vị

đắng, tính ôn, vào 2 can và vị [2]. Có tác dụng cầm máu, lưu thông máu,
chống ứ trệ tiêu hủy dùng để điều trị thổ huyết (ho ra máu), chảy máu cam, lỵ
ra máu, đẻ xong máu có mùi hôi, cơ bắp va chạm mạnh có nốt bầm xuất
huyết, bị đánh bầm tím cục bộ, ù tai chưa rõ nguyên nhân dùng bột tam thất
uống với mật ong rất tốt.
Dùng bột Tam Thất hoang rắc hoặc đắp lên nơi chảy máu để cầm máu,
giảm đau, chống viêm, bồi dưỡng cơ thể khi suy nhược, sụt cân trong lao tâm,
lao lực chưa rõ nguyên nhân, mới ốm khỏi, tăng sức đề kháng sau phẫu thuật
nhất là với bỏng, chấn thương, chữa chậm kinh, đau bụng khi có kinh, đầy
bụng ăn không tiêu. Đặc biệt với phụ nữ sau khi sinh…[16].
Liều lượng dùng: Bột củ Tam Thất hoang xay mịn dùng từ 4g-8g, trung
bình 6g, pha với nước sôi để nguội thêm 1-2 thìa mật ong rồi uống hàng ngày.
Hoặc ngâm rượu tam thất dùng cho những bệnh nhân đau nhức xương khớp,
đau lưng (chống chỉ định với bệnh nhân cao huyết áp). Người ta còn dùng
ngâm rượu Tam Thất hoang với củ đinh lăng lại càng tốt và quý [3].
Là loài thực vật hoang dại hữu ích có nguồn gốc từ vùng ôn đới và cận
nhiệt đới, Hoàng Liên Sơn là điểm phân bố cuối cùng về phía Nam của chúng
[4]. Cây Tam thất hoang cần được nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ,
khách quan và khoa học.
1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hữu ích
Năm 1988, hội thảo (consultation) quốc tế về bảo tồn thực vật hoang
dại hữu ích đã được tố chức ở Chiang Mai Thái Lan với sự tham gia của 24

Số hóa bởi trung tâm học liệu
19
chuyên gia y tế và bảo tồn cây cỏ đến từ 16 quốc gia thuộc các khu vực khác
nhau trên thế giới (trừ Australia và Nam Mỹ). Kết quả là "Tuyên ngôn Chiang
Mai" (Chiang Mai declaration) đã ra đời, bản tuyên ngôn đánh giá cao tầm

quan trọng của thực vật hoang dại hữu ích trong chăm sóc sức khỏe ban đầu,
giá trị kinh tế và tiềm năng của cây cỏ đối với việc tìm ra các loại thực phẩm
và thuốc mới [1]. Đồng thời báo động về việc mất tính đa dạng sinh vật cây
cỏ và các nền văn hoá trên thế giới có thể ảnh hưởng đến việc tìm kiếm loài
hoang dại hữu ích mới mang lại lợi ích toàn cầu.
Nhằm bảo tồn các nguồn đa dạng sinh vật cũng như tạo ra và duy trì
mối quan hệ hợp tác, bảo vệ quyền lợi của các quốc gia trong việc bảo tồn và
phát triển các nguồn lợi đa dạng sinh vật, đã có 3 công ước toàn cầu được ký
kết là Công ước đa dạng sinh học (CBD), Công ước về chống buôn bán các
loài động thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt (CITES), Công ước Ramsa về bảo
vệ đất ngập nước và chim di cư. Với công ước CBD, lần đầu tiên thế giới đã
chuyển các nguồn tài nguyên sinh học từ một di sản chung của nhân loại
thành tài sản quốc gia. Mặc dù vậy, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học (trong
đó có thực vật hoang dại hữu ích) đang gặp phải mối thách thức kép là: (i)
mối thách thức của bản thân việc bảo tồn đa dạng sinh học, (ii) bảo vệ tri thức
truyền thống về sử dụng các nguồn tài nguyên khỏi sự khai thác mang tính
chất thương mại trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, (iii) phát triển các
sản phẩm từ đa dạng sinh học và bản quyền tri thức cộng đồng.
1.2.1.2. Nghiên cứu về gây tạo, sử dụng thực vật hữu ích
* Nghiên cứu và phát triển trồng thực vật hoang dại hữu ích bao gồm:
(i) thiết lập các vườn ươm thực vật hoang dại hữu ích, (ii) cải thiện mặt nông
học các loài thực vật hoang dại hữu ích có nhu cầu nhưng chưa được trồng
trước đây, (iii) chọn tạo các giống thực vật hoang dại hữu ích thuần chủng, có
năng suất và chất lượng cao, (iv) hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong trồng
thực vật hoang dại hữu ích, (v) đào tạo và cung cấp thông tin về kỹ thuật

Số hóa bởi trung tâm học liệu
20
trồng trọt thực vật hoang dại hữu ích, đặc biệt là cho cộng đồng. Cải tiến kỹ
thuật thu hái, bảo quản, sử dụng và sản xuất hàng hóa.

* Nghiên cứu tri thức sử dụng cây cỏ truyền thống trong việc chăm sóc
sức khỏe của các cộng đồng, trong đó Thực vật dân tộc học đóng vai trò quan
trọng. Nội dung hoạt động bao gồm: (i) xác định và hỗ trợ một tổ chức để xây
dựng kế hoạch, điều phối và tiến hành điều tra về thực vật dân tộc học. (ii)
tiến hành điều tra sử dụng cây cỏ làm thuốc trên qui mô toàn quốc bằng nhóm
nghiên cứu đa ngành và với sự tham gia thực sự của những người hành nghề y
truyền thống ở địa phương, (iii) phân loại và phân tích dữ liệu về thực vật
dân tộc học qua chương trình điều tra, (iv) đưa các phương thuốc cổ truyền đã
được chứng minh vào các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu của quốc
gia, (v) thành lập tổ chức của những người hành nghề y truyền thống ở cấp
quốc gia để tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khỏe.
Tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích phải được sử dụng một cách bền
vững, an toàn thông qua cơ chế: (i) Nhà nước điều hòa hoạt động thu hái,
khai, thác thực vật hoang dại hữu ích từ hoang dại, (ii) nghiêm cấm thu hái
các loài thực vật hoang dại hữu ích đang bị đe doạ, (trừ việc thu thập vật liệu
nhân giống với lượng nhỏ, theo cách không làm nguy hại đến, loài thực vật
hoang dại hữu ích đó) (iii) kiểm soát hoạt động buôn bán thực vật hoang dại
hữu ích và các sản phẩm của chúng.
1.2.1.3. Nghiên cứu về giâm hom
Trong Lâm nghiệp, nhân giống sinh dưỡng cho cây rừng đã được sử
dụng trên 100năm nay. Ngay từ 1840, Marrier de Boisdyver (người Pháp) đã
ghép 10000 cây Thông Đen. Năm 1883, Velinski A.H công bố công trình
nhân giống một số loài cây lá kim và cây lá rộng thường xanh bằng hom. Ở
Pháp năm 1969, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới bắt đầu chương trình nhân
giống cho Bạch đàn, năm 1973 mới có 1ha rừng trồng bằng cây hom, đến

Số hóa bởi trung tâm học liệu
21
1986 có khoảng 24000ha rừng trồng bằng cây hom, các rừng này đạt tăng
trưởng bình quân 35m

3
/ha/năm.
Theo tài liệu của Trung tâm Giống cây rừng Asean - Canada (gọi tắt là
ACFTSC), những năm gần đây, nghiên cứu và sản xuất cây hom được tiến
hành ở các nước Đông Nam Á.
Ở Thái Lan, Trung tâm Giống cây rừng Asean - Canada[25] đã có
những nghiên cứu nhân giống bằng hom từ năm 1988, nhân giống với các hệ
thống phun sương mù tự động không liên tục được xây dựng tại các chi nhánh
vườn ươm của Trung tâm, đã thu được nhiều kết quả đối với các loài cây họ
Dầu, với 1 ha vườn giống Sao đen 5 tuổicó thể sản xuất 200.000 cây hom, đủ
trồng 455 đến 500 ha rừng [29] .
Ở Malaysia, nhân giống sinh dưỡng các loại cây họ Sao dầu bắt đầu từ
những năm 1970, hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ở Viện nghiên cứu
Lâm nghiệp Malaysia [27], ở trường Đại học Tổng hợp Pertanian, Trung tâm
nghiên cứu Lâm nghiệp ở Sepilok, cũng đã báo cáo các công trình có giá trị
về nhân giông sinh dưỡng cây họ Dầu. Tuy nhiên, tỷ lệ ra rễ của các cây họ
Dầu còn chưa cao, sau khi thay đổi các phương tiện nhân giống như: các biện
pháp vệ sinh tốt hơn, che bóng hiệu quả hơn, phun xương mù, kỹ thuật trẻ hóa
cây mẹ, thì tỷ lệ ra rễ được cải thiện (ví dụ: Hopea odorta có tỷ lệ ra rễ là
86% [28], Shorea Leprosula 71%, Shorea Parvifolia 70%,
Ở Indonesia, các nghiên cứu giâm hom cây họ Dầu được tiến hành tại
trạm nghiên cứu cây họ Dầu Wanariset đã áp dụng phương pháp nhân giống
mới “Tắm bong bóng” [30], sử dụng phương pháp này thu được tỷ lệ ra rễ 90-
100% với các loài Shorea Leprosula,
1.2.1.4. Nghiên cứu về cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et
Feng)
Các loài Tam thất nói chung chỉ thấy ở Trung Quốc, mọc hoang và
được trồng từ lâu đời tại các miền ôn đới có độ cao trên 1.200m (so với mặt

Số hóa bởi trung tâm học liệu

22
biển), như các tỉnh Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây, Quảng Tây và Vân Nam.
Trong đó Vân Nam là vùng trồng tam thất lớn nhất và có chất lượng cao nhất.
Vào thập kỷ 90 (thế kỷ XX) đã thành lập Sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật
Tam thất ở châu Văn Sơn, nghiên cứu trồng "Tam thất sạch" theo tiêu chuẩn
GAP (Good Agriculture Practice) cho sản phẩm có tiêu chuẩn cao hơn tiêu
chuẩn của Dược điển Trung Quốc.
Người ta cũng đã nhân giống thành công hầu hết tất cả các loài Tam
thất bằng phương pháp nhân giống giâm hom và gieo hạt. Ngoài ra, họ đã tiến
hành nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào từ hạt và chồi, có giá trị thương mại
cao. Tuy nhiên chưa thấy tài liệu nào cụ thể nói về gây trồng loài Sâm Tam
thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et Feng), hoặc nếu có thì chúng ta cũng
chưa được tiếp cận.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Hoạt động bảo tồn tài nguyên thực vật hữu ích
*
Ban hành các chính sách và luật pháp liên quan
Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ
thiên nhiên bằng việc ban hành nhiều luật lệ và chính sách nhằm bảo vệ thiên
nhiên và môi trường như sắc lệnh bảo vệ rừng (1972), Chiến lược bảo tồn
(1985), Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn
1991- 2000 (1991), giai đoạn 2000- 2020.vv. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng,
Luật Đa dạng sinh học và nhiều nghị định, quyết định khác…Đây là những
văn bản pháp lý quan trọng đối với công tác bảo tồn và phát triển các nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học nói chung, cũng như đối với nguồn tài nguyên thực
vật hoang dại hữu ích tại Việt Nam.
Tại Hội thảo về "Xây dựng mạng lưới hoạt động giữa các tổ chức hoạt
động trong các lĩnh vực liên quan đến nguồn tài nguyên thực vật hoang dại
hữu ích" các thành viên của nhóm bảo tồn đã đề xuất một kế hoạch hành động
tập trung vào các hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh vật, điều kiện sinh thái,


Số hóa bởi trung tâm học liệu
23
xác định các mối nguy cơ, xác định loài ưu tiên bảo tồn, các vấn đề chính
sách và luật pháp, đào tạo và tăng cường năng lực và nghiên cứu các mẫu
hình bảo tồn nguyên vị. bằng việc thành lập các khu Bảo tồn, Vườn Quốc
gia…
Bên cạnh đó bảo tồn chuyển vị được quan tâm và thực hiện như: Đề án
"Lưu giữ nguồn gen, giống cây thuốc và cây tinh dầu làm thuốc" (do Viện
Dược liệu chủ trì) đã được phê duyệt và thực hiện từ năm 1988 đến nay với sự
tham gia của 14 đơn vị, cơ quan khác nhau trong toàn quốc và đã xây dựng
được mạng lưới các cơ quan bảo vệ nguồn gen và giống thực vật hoang dại
hữu ích ở 11cơ sở khoa học với 250 loài [8] được trồng bảo tồn, theo dõi,
đánh giá, trao đổi, cung cấp giống cho nhu cầu nghiên cứu, sản xuất. Đề án đã
đề xuất 500 loài thực vật hoang dại hữu ích cần ưu tiên bảo tồn trong giai
đoạn 2001-2005. Đã có 12 loài thực vật hoang dại làm thực phẩm chức năng
và làm thuốc thuộc diện quí hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng ở các mức độ
khác nhau được nghiên cứu về mặt sinh học và trồng thử,…
1.2.2.2. Nghiên cứu về gây trồng, sử dụng thực vật hữu ích
* Nghiên cứu về gây trồng
Ở Việt Nam, nhân giống bằng hom cây lâm nghiệp và cây ăn quả một
cách có hệ thống mới được tiến hành vài thập kỷ nay tại hầu hết các trường đại
học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, cơ sở sản xuất, vườn quốc gia vv.
Từ những năm 1986 đến nay, Phòng nghiên cứu giống cây rừng (nay là Trung
tâm nghiên cứu nhân giống thuộc Phân viện lâm nghiệp Miền Nam), Trung
tâm Phát triển Lâm nghiệp Phù Ninh, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm
Nghiên cứu giống cây trồng (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp) đã tiến hành
nghiên cứu giâm hom các loài phục vụ công tác trồng rừng như Bạch đàn,
Thông, Lõi thọ, Sở, Mỡ, Phi lao, Giáng hương, Keo giậu và một số cây thuộc
họ Quả hai cánh như Dầu rái, Sao đen, vv Một số loài quí hiếm như: Pơ mu,

Bách xanh, Tùng, thông đỏ, Tùng tháp; cây cảnh như: Đỗ quyên, Hải đường,

Số hóa bởi trung tâm học liệu
24
Chè rừng, Dạ hợp; cây hoang dại hữu ích bản địa như Tai chua, Dọc, Trám
đen, Rau sắng, Giâu gia đất [17].
Nhân giống bằng hom có tiềm năng và tầm quan trọng lớn vì nó góp
phần nhân nhanh các vật liệu nhân giống quí, hiếm, nguồn gen của các loài bị
khai thác quá mức, các loài không cho hạt vv. Do đó, nhân giống bằng hom
có ý nghĩa to lớn
trong công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật có ích. Nghiên cứu
nhân giống thực vật hoang dại hữu ích bằng phương pháp giâm hom ở Việt
Nam có thể được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn trước thập kỷ 90 của thế kỷ XX
Nghiên cứu nhân giống thực vật hoang dại hữu ích bằng phương pháp
giâm hom được thực hiện ở mức độ đơn giản cả về kỹ thuật cũng như khả
năng áp dụng các chất kích thích ra rễ. Việc nhân giống thường được thực
hiện trực tiếp trong điều kiện thường, mà chưa qua hệ thống vườn ươm với
các kỹ thuật phức tạp.
Giai đoạn từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay
Việc nghiên cứu nhân giống bằng hom thực vật hoang dại hữu ích được
thực hiện có hệ thống hơn trong các hệ thống vườn ươm hoàn thiện của ngành
lâm nghiệp, hay tự xây dựng theo các mô hình khác nhau. Kỹ thuật cắt hom,
xử lý và duy trì hom cũng được phát triển ở mức cao hơn. Nhiều loài đã được
nghiên cứu nhân giống bằng hom thành công. Mặc dù vậy, hầu hết các nghiên
cứu mới chỉ ở qui mô thí nghiệm hay thử nghiệm trong địa phương hẹp.
* Sử dụng thực vật hữu ích
Ở Việt Nam việc sử dụng thực vật hữu ích đã gắn liền với sự sinh tồn
của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Trong thập kỷ gần đây, làng
nghề truyền thống sử dụng nguyên liệu là thực vật hoang dại hữu ích hoặc có

nguồn gốc là thực vật hoang dại hữu ích được phục hồi và có xu hướng phát
triển nhanh đã thu hút một lực lượng lớn lao động trong khu vực nông thôn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu
25
Mặt khác, cùng với việc mở rộng quy mô hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo nên
những cơ hội kinh tế quan trọng cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân,
làng nghề sản xuất, kinh doanh lâm sản hữu ích phát triển, góp phần vào việc
cải thiện đời sống người dân và làm thay đổi diện mạo nền kinh tế ở một số
địa phương.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển
trước đây sử dụng rừng chủ yếu là khai thác gỗ, ít quan tâm tới việc bảo tồn
và phát triển bền vững nguồn tài nguyên Lâm sản hữu ích này. Vì vậy cùng
với diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm, nguồn thực vật hoang dại hữu ích
cũng nghèo đi, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của các cộng đồng dân cư
địa phương sống dựa vào rừng và các tác động xã hội khác. Trong bối cảnh
như vậy chúng cần phải được nhìn nhận và coi trọng đúng mức.
Thực vật hoang dại hữu ích bản địa có vai trò rất quan trọng đối với
người dân miền núi sống ở gần rừng và trong rừng. Ở một số địa phương,
thực vật hoang dại hữu ích bản địa là nguồn thu nhập chủ yếu để nâng cao đời
sống, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân. Phát triển thực vật hoang
dại hữu ích bản địa dưới tán rừng tự nhiên vừa tăng thêm thu nhập vừa bảo vệ
được tầng cây gỗ của rừng, đồng thời bảo vệ được môi trường sống cho loài
người.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn tản mạn chưa tập trung và
chưa hệ thống, chú yếu tập trung thống kê, phân loại các loài thực vật hoang
dại hữu ích bản địa; một số công trình khác cũng chỉ tập trung nghiên cứu về
nhân giống, điều kiện gây trồng, chế biến và bảo quản cho một hay một số
loài cụ thể. Vì thế chưa thể phát triển các loài thực vật hoang dại hữu ích bản
địa trên quy mô lớn để tạo thành hàng hoá và chưa tạo được thị trường.

Để thực hiện tốt chương trình phát triển thực vật hoang dại hữu ích bản
địa nói riêng và phát triển tài nguyên rừng nói chung cần thiết phải đánh giá
được thực trạng và kỹ thuật gây trồng các loài thực vật hoang dại hữu ích bản

×