Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Lịch sử Văn hóa dòng họ Trần Danh ở thôn Phương Triện xã Đại Lai huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

LỊCH SỬ - VĂN HÓA DÕNG HỌ TRẦN DANH
Ở THÔN PHƢƠNG TRIỆN XÃ ĐẠI LAI
HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

LỊCH SỬ - VĂN HÓA DÕNG HỌ TRẦN DANH
Ở THÔN PHƢƠNG TRIỆN XÃ ĐẠI LAI
HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ THU THỦY

THÁI NGUYÊN - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là của tôi, do chính tôi viết,
nghiên cứu và hoàn thành, chƣa đƣợc công bố ở đâu trên bất kì tạp chí hay các
công trình nghiên cứu cho bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trình
bày trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Bắc Ninh, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô hƣớng dẫn:
PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy, các thầy cô giáo trong bộ môn Lịch sử
Việt Nam và Khoa Lịch sử, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã động
viên, chỉ bảo, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm lƣu trữ Quốc gia I Hà Nội, Thƣ
viện và Bảo tàng Tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè, đồng
nghiệp và những ngƣời thân trong gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Mai

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .............................................................................................................. i
Lời cảm ơn................................................................................................................. ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3
3. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................. 6
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................... 7
5. Đóng góp khoa học của đề tài .......................................................................... 9
6. Bố cục luận văn ............................................................................................... 10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.. 12
1.1. Về vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm dòng họ.................................................................................... 12
1.1.2. Một số dòng họ ở Bắc Ninh ..................................................................... 13
1.2. Khái quát về xã Đại Lai ............................................................................... 15
1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên............................................................. 15
1.2.2. Lịch sử hành chính.................................................................................... 17
1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 19
1.2.4. Truyền thống lịch sử - văn hóa................................................................. 21
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 29
Chƣơng 2. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG
HỌ TRẦN DANH Ở THÔN PHƢƠNG TRIỆN XÃ ĐẠI LAI HUYỆN
GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH ............................................................................. 30
2.1. Nguồn gốc dòng họ Trần Danh ................................................................... 30
2.2. Sự phát triển dòng họ Trần Danh ................................................................ 36
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 45
Chƣơng 3. VĂN HOÁ DÕNG HỌ TRẦN DANH Ở THÔN PHƢƠNG

TRIỆN XÃ ĐẠI LAI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH ...................... 46
3.1. Truyền thống hiếu học ................................................................................. 46
iii


3.2. Gia phong của dòng họ ................................................................................ 48
3.3. Nhà thờ họ Trần Danh ................................................................................ 55
3.4. Văn bia ghi gia phả họ Trần Danh .............................................................. 57
3.5. Giữ gìn và phát huy truyền thống của dòng họ........................................... 60
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................... 63
Chƣơng 4. ĐÓNG GÓP CỦA DÕNG HỌ TRẦN DANH ĐỐI VỚI LỊCH
SỬ ĐỊA PHƢƠNG VÀ LỊCH SỬ DÂN TỘC ................................................... 64
4.1. Đối với địa phƣơng ...................................................................................... 64
4.2. Đối với dân tộc............................................................................................. 71
Tiểu kết chƣơng 4 ............................................................................................... 77
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 81
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 86

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, bên cạnh sức mạnh
kinh tế thì sức mạnh văn hóa có vai trò không hề nhỏ để làm nên những chiến
thắng hào hùng. Văn hóa dân tộc luôn là sợi dây vô hình tạo nên sức mạnh Đại
Việt. Chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc,
hội nhập thế giới để cùng phát triển, hƣớng tới một nền văn minh toàn diện.
Song chúng ta luôn biết rằng bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc kết hợp với tinh

hoa văn hóa nhân loại đƣợc xem là nền tảng, là nhân tố điều tiết đích thực của sự
phát triển. Bởi vậy để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh phải dựa trên cơ
sở trân trọng, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, mà trƣớc hết là phải phát huy đƣợc
truyền thống của gia đình, của dòng họ. Chế độ chính trị xã hội thay đổi theo tiến
trình phát triển của lịch sử, song tổ chức gia đình và dòng họ thì luôn trƣờng tồn
cùng non sông đất nƣớc. Mỗi dòng tộc, nhất là các dòng họ lớn, đều có truyền
thống văn hóa, bản sắc riêng của mình. Những nét riêng đó góp lại hình thành
nên nền văn hóa dân tộc. Nói cách khác, văn hóa của dòng họ chính là cơ sở nền
tảng của truyền thống và bản sắc văn hóa quốc gia.
Nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của các dòng họ một mặt là động lực
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, mặt khác củng cố và khơi dậy
ý thức, lòng biết ơn và niềm tự hào về công đức cũng nhƣ những giá trị tinh
thần, vật chất mà tổ tiên truyền lại. Dòng họ là nơi lƣu giữ, bảo tồn những di
sản văn hóa của các thành viên trong dòng tộc gây dựng từ nhiều đời nhƣ: Gia
phả, nhà thờ, sắc phong, câu đối, văn bia, sách truyện, nghề truyền thống…
Trong dòng họ ngƣời trƣởng họ giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và chỉ
đạo các hoạt động nhƣ cúng tế, giỗ tổ, mừng thọ.
Ngƣời Việt Nam rất coi trọng dòng họ, là một trong những giá trị văn
hóa hàng đầu của ngƣời Việt, là ý thức tìm về cội nguồn. Dù ở bất cứ nơi đâu
thì ý thức về tổ tiên, trƣớc hết là tổ tiên dòng tộc vẫn là một trong những ý thức

1


sâu sắc nhất. Chính vì vậy mà ngày nay, đang hình thành một xu hƣớng, một
trào lƣu ghép nối gia phả, trùng tu tôn tạo từ đƣờng của dòng họ… Đây là biểu
hiện của ý nghĩa giá trị văn hóa cũng nhƣ đạo lý mang đậm tính nhân văn của
dân tộc ta. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó và ở vài nơi đôi khi cũng có
những biểu hiện lệch lạc bản chất tốt đẹp của văn hóa dòng họ, đó là việc một
số gia đình lợi dụng một số hoạt động để trục lợi cho bản thân hoặc cho dòng

họ mình. Cùng với đó là việc xây dựng nhà thờ họ một cách bừa bãi, chạy theo
văn hóa lai căng… do đó việc tìm hiểu cặn kẽ về lịch sử, văn hóa các dòng họ
là cần thiết để gìn giữ những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của dân tộc.
Bên cạnh yếu tố truyền thống, mỗi dòng tộc còn có những nét riêng.Một
dòng họ có thể sống trong cùng một địa phƣơng, cũng có thể phân tán ở nhiều
nơi. Do đó, nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của một dòng họ ở một địa phƣơng
cụ thể vừa có thể hiểu đƣợc những giá trị truyền thống cơ bản vừa có ý nghĩa
nhận diện tính địa phƣơng của dòng họ đó, làm phong phú bộ lịch sử địa phƣơng
và góp phần nâng cao nhận thức về lịch sử dân tộc.
Để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, chúng ta cần nhận thức sâu sắc
hơn về mối quan hệ giữa các dòng họ. Nhất là mối quan hệ giữa các danh nhân
với gia đình, dòng họ và cộng đồng. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, phát huy
những mặt tích cực của dòng họ, hạn chế mặt tiêu cực và thắt chặt hơn nữa
khối đại đoàn kết toàn dân.
Đại Lai là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, đấu tranh cách mạng. Nơi
đây có những dòng họ với lịch sử phát triển lâu đời, có những đóng góp to lớn
cho sự nghiệp dựng nƣớc, giữ nƣớc và sự đi lên của dân tộc. Trong bối cảnh
hội nhập quốc tế và giao lƣu văn hóa ngày càng mở rộng hiện nay thì vai trò
của dòng họ đối với việc định hƣớng bản sắc văn hóa gia đình, dòng tộc là rất
quan trọng. Truyền thống dòng họ góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đi đôi với nỗ lực xây dựng và phát triển kinh
tế của đất nƣớc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về lịch sử dòng họ cũng nhƣ

2


những đóng góp của dòng họ với đất nƣớc là vấn đề rất cần thiết, vừa có ý
nghĩa khoa học lẫn thực tiễn.
Về khoa học, thông qua nghiên cứu về lịch sử - văn hóa dòng họ góp
phần hiểu biết sâu sắc hơn về đời sống văn hóa - kinh tế - xã hội của dòng họ

và của địa phƣơng; hiểu đƣợc tầm quan trọng và vai trò của dòng họ đó trong
việc lƣu giữ và trao truyền các giá trị truyền thống; thấy đƣợc nét đặc trƣng
cũng nhƣ tính địa phƣơng của một dòng họ.
Về thực tiễn, nghiên cứu lịch sử - văn hóa dòng họ sẽ thấy đƣợc những
giá trị tích cực cũng nhƣ mặt hạn chế của một thiết chế dòng họ; kết quả nghiên
cứu góp thêm cơ sở khoa học cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng
trong việc hoạch định và triển khai có hiệu quả các chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc tại địa phƣơng, nhất là trong công cuộc xây
dựng nông thôn mới hiện nay.
Trên cơ sở ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn, tôi đã quyết định chọn đề
tài “Lịch sử -Văn hóa dòng họ Trần Danh ở thôn Phương Triện xã Đại Lai
huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sỹ Lịch sử cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu dòng họ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn không chỉ về
lịch sử dòng họ đó mà còn nhận diện đƣợc phần nào đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội và văn hóa của địa phƣơng đó. Chính vì vậy, vấn đề này đã thu hút đƣợc
nhiều học giả trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Khi tìm hiểu
các công trình nghiên cứu liên quan đến dòng họ, chúng tôi thấy các tác giả đề
cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống dòng họ nhƣ sau:
Nhóm thứ nhất, đề cập đến dòng họ trong mối liên quan đến làng xã,
văn hóa làng, văn hóa Việt Nam, trong đó đáng chú ý là cuốn “Cơ cấu tổ chức
của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ” của Trần Từ xuất bản năm 1984, cuốn sách
đã trình bày khá chi tiết bức tranh làng Việt nhìn ở nhiều góc độ khác nhau.
Tác phẩm “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh (2003), là cuốn

3


sách đã đƣa ra những thông tin giá trị về dòng họ đặt trong mối tƣơng quan
với văn hóa Việt Nam, cuốn sách đƣợc chia làm 5 thiên: Thiên thứ nhất: Tự

Luận; thiên thứ hai: Kinh Tế Sinh Hoạt; thiên thứ ba: Xã Hội Kinh Tế Sinh
Hoạt; Thiên thứ tƣ: Tri Thức Sinh Hoạt; thiên thứ năm: Tổng Luận. Ngoài ra
còn nhiều tác phẩm khác.
Nhóm thứ hai, gồm những công trình tập trung nghiên cứu về lịch sử các
dòng họ ngƣời Việt. Năm 1996, tổ chức UNESCO đã thành lập Câu lạc bộ
UNESCO Thông tin các dòng họ Việt Nam, sự kiện đó đã đƣợc nhiều dòng họ
ở địa phƣơng nhiệt liệt hƣởng ứng. Câu lạc bộ này đã đều đặn ra ấn phẩm “Cội
nguồn”, đặc biệt trong đó đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến nguồn gốc của các
dòng họ. Lê Trung Hoa với cuốn “Họ và tên người Việt Nam” (2005) đã nêu
lên khá chi tiết về những dòng họ của Việt Nam và cách đặt tên, cũng nhƣ cách
dùng biệt danh, danh hiệu để giữ bí mật của ngƣời Việt.
Nhóm thứ ba, các công trình nghiên cứu về gia phả các dòng họ và văn
hóa dòng họ giai đoạn hiện nay. Ngay từ năm 1956, Phạm Côn Sơn đã quan
tâm nghiên cứu về gia phả của tộc họ mình cũng nhƣ nhiều tộc họ khác trong
đất nƣớc, và từ năm 1994 trở đi nhiều công trình của ông đã đƣợc xuất bản và
giới thiệu, nhƣ: “Nề nếp gia phong”, “Gia lễ xưa và nay”, “Gia phả (biểu mẫu
và lược biên hướng dẫn)”, “Đạo nghĩa trong gia đình”... Riêng cuốn “Tinh
thần gia tộc: Gia sử và phả ngoại” tác giả Phạm Côn Sơn đã viết phần đầu
dành cho các gia đình, gia tộc ghi lại những đặc điểm truyền thống của tông tộc
mình, phần hai hƣớng dẫn một số biểu mẫu cách ghi mang tính khoa học cao.
Nguyễn Đức Dụ với cuốn “Gia phả khảo luận và thực hành” (1992),
ngoài việc trình bày một cách có căn cứ khoa học, lịch sử ra đời và phát triển
của việc làm gia phả ở nƣớc ta, tác giả còn có sự so sánh rất công phu Gia phả
Việt Nam và gia phả các nƣớc. “Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông Hồng” của
Mai Văn Hai, Phan Đại Doãn (2000) đã khảo sát một số làng là làng Đào Xá và
Tứ Kỳ và đã bƣớc đầu nêu bật mối quan hệ giữa các dòng họ ở khu vực đồng

4



bằng sông Hồng. Nguyễn Từ Chi trong cuốn “Góp phần nghiên cứu văn hóa và
tộc người” (2003) đã dành một phần nhỏ nghiên cứu về dòng họ và văn hóa các
dòng họ trên đất nƣớc Việt Nam.
Nhóm thứ tƣ, những công trình nghiên cứu về vùng đất, con ngƣời Gia
Bình và những nhân vật nổi tiếng của dòng họ Trần Danh ở thôn Phƣơng Triện,
xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”. Đầu tiên phải kể đến tác phẩm
Lược truyện các tác gia Việt Nam - tập1 (xuất bản năm 1972) ông Trần Văn
Giáp và các tác giả giới thiệu về cụ Trần Danh Án với rất nhiều tác phẩm về
văn, sử và địa.
“Lịch sử Đảng bộ xã Đại Lai từ 1930- 2002” do Ban chấp hành Đảng bộ
xã Đại Lai biên soạn 2003 cũng là một tác phẩm đề cập đến toàn bộ vị trí địa
lý, truyền thống lịch sử, cách mạng và phong trào đấu tranh anh dũng của nhân
dân Đại Lai trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong truyền
thống đấu tranh đó có sự đóng góp rất lớn của con cháu họ Trần Danh. Tác
phẩm cũng đề cập đến công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của
nhân dân Đại Lai từ khi đất nƣớc lập lại hòa bình đến nay. Qua đó, ta thấy đƣợc
những đóng góp của họ Trần Danh trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp đó ngày 05/10/2009 mộ và nhà thờ các vị Tiến sĩ họ Trần đã đƣợc Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Ninh cấp Bằng xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa theo
quyết định số 1489/QĐ-UBND. Và đến ngày 28/01/2015 di tích đƣợc Bộ văn
hóa thể thao du lịch đã ra quyết định số 224/QĐ- BVHTTDL công nhận là Di
tích Quốc gia. Dòng họ Trần Danh từ sau sự kiện này càng đƣợc nhiều ngƣời
biết tới.
Về tài liệu của họ Trần Danh ở Phƣơng Triện - xã Đại Lai, năm 1996 ông
Trần Dực và Trần Khánh - ngƣời rất tâm huyết với dòng họ đã dịch từ quyển
gia phả bằng chữ Hán sang tiếng việt và biên soạn thành cuốn “Gia phả họ:
Trần Bảo Triện”. Đây là tƣ liệu quan trọng của dòng họ để tìm hiểu về lịch sử

5



cũng nhƣ truyền thống văn hóa của dòng họ Trần Danh ở Phƣơng Triện Đại Lai
trong suốt chiều dài lịch sử.
Tất cả những bài viết đó ít nhiều đề cập đến một số thành viên của dòng
họ Trần Danh, tuy nhiên còn mang tính sơ lƣợc, riêng lẻ, chƣa đi sâu nghiên
cứu một cách có hệ thống và toàn diện về lịch sử - văn hóa dòng họ Trần Danh
ở thôn Phƣơng Triện, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, Bắc Ninh. Với những đóng
góp của dòng họ cho quê hƣơng, đất nƣớc đã đặt ra cho chúng tôi nhiệm vụ
nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về lịch sử - văn hóa dòng họ này. Đây cũng
là một việc làm nhỏ góp phần giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ, văn hóa
truyền thống của dòng họ Trần Danh ở thôn Phƣơng Triện, xã Đại Lai, huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh cũng nhƣ những đóng góp của dòng họ này đối với lịch
sử địa phƣơng và lịch sử dân tộc.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và KT-XH của xã
thôn Phƣơng Triện, xã Đại Lai huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh và lịch sử văn
hóa dòng họ Trần Danh, đề tài đi sâu nghiên cứu những đóng góp về kinh tế,
chính trị, văn hóa của dòng họ Trần Danh với quê hƣơng, đất nƣớc trong lịch
sử cũng nhƣ trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ nguồn gốc và quá trình phát triển của dòng họ Trần Danh ở thôn
Phƣơng Triện, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Làm rõ truyền thống văn hóa của dòng họ qua những di sản văn hóa của
dòng họ.
- Đánh giá vai trò của dòng họ qua những đóng góp của dòng họ Trần
Danh ở địa phƣơng và đối với lịch sử dân tộc qua các thời kỳ, trên các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội.


6


3.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thôn Phƣơng Triện, xã Đại Lai, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: Từ nguồn gốc hình thành cho đến nay.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Tƣ liệu thành văn: Các luận văn, luận án, sách tham khảo, đặc biệt là
sách chuyên khảo viết về lịch sử dòng họ, gia phả dòng họ đã đƣợc các tác giả
công bố xuất bản.
- Tài liệu lƣu trữ: Các Văn kiện của Đảng, các chỉ thị, Nghị quyết; các
bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc liên quan tới nội dung
nghiên cứu của đề tài.
- Tài liệu điền dã: Hệ thống các tài liệu gồm Hồ sơ di tích, thần phả đình
Tổ, văn bia, câu đối, sắc phong trong đền thờ của dòng họ đƣợc tác giả thu thập
đƣợc trong quá trình thực địa tại thôn Phƣơng Triện, xã Đại Lai, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp lịch sử: Tác giả vận dụng phƣơng pháp này để để tìm hiểu
nguồn gốc lịch sử hình thành và phát triển của dòng họ Trần Danh. Thông qua
các nguồn tƣ liệu, tác giả làm rõ đƣợc giá trị văn hóa cũng nhƣ giá trị lịch sử
của dòng họ trong lịch sử văn hóa nƣớc nhà. Từ đó đánh giá một cách khách
quan những đóng góp to lớn về kinh tế, văn hóa của dòng họ đối với lịch sử
quê hƣơng và lịch sử dân tộc. Đặc biệt, thông qua công tác xử lý tƣ liệu, tác giả
làm rõ đƣợc truyền thống hiếu học từ đời xƣa truyền lại trong dòng họ. Là một

nét đẹp trong văn hóa dòng họ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
Phương pháp logic: Trên cơ sở khái quát về điều kiện tự nhiên,lịch sử
văn hóa truyền thống của mảnh đất và con ngƣời nơi đây, tác giả đã làm rõ
7


đƣợc ý nghĩa to lớn của những truyền thống trong dòng họ nhất là truyền thống
hiếu học. Để hình thành nên truyền thống tốt đẹp đó là cả một quá trình từ khi
mới hình thành của dòng họ. Từ đời thứ nhất Cụ Tổ đã là dòng dõi Hoàng tộc
nhà Trần, là ngƣời làm quan thanh liêm, yêu nƣớc. Những đời con cháu kế tiếp
về sau luôn có sự đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Đây
cũng chính là lý do mà dòng họ Trần Danh xứng đáng đƣợc vinh danh và đề
cao không chỉ thời trƣớc mà trong cả xã hội hiện đại ngày nay. Các thế hệ con
cháu hôm nay và mai sau, không chỉ là ngƣời trong dòng tộc mà đối với cả
ngƣời Việt Nam cũng luôn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.
Đây là
phƣơng pháp truyền thống đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và
nghiên cứu sử học nói riêng. N
đƣợc thu thập tƣơng đối đa dạng, phong phú, bao gồm các tài liệu thành văn,
lƣu trữ và tài liệu điền dã
dòng họ Trần Danh nhƣ: Gia phả, thần phả, văn bia. Các tác phẩm trực
tiếp đề cập tới lịch sử dòng họ. Để có đƣợc thông tin đầy đủ, chính xác, tác giả
đã

, tổng hợp
và đƣa ra những nhận định, kết luận cho đề tài ở các cách tiếp cận

khác nhau (đi từ cái chung tới cụ thể, từ dễ tới phức tạp).
ng: Quá trình hình thành, phát triển của
dòng họ Trần Danh đã có những đóng góp to lớn trong lịch sử văn hóa quê

hƣơng nói riêng và dân tộc nói chung. Để làm rõ đƣợc điều đó, tác giả cần đánh
giá khách quan, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của từng thời kỳ. Ở đây tác
giả chú ý tới gia phong, tinh thần hiếu học, sự đóng góp trong lĩnh vực kinh tế,
văn hóa của dòng họ Trần Danh cho quê hƣơng đất nƣớc. Từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm quý báu để giúp các thế hệ con cháu mai sau đƣợc học tập
nhiều hơn. Đồng thời cũng sẽ là những tấm gƣơng sáng trong công cuộc rèn
đức luyện tài cho cộng đồng xã hội.
8


Phương pháp điền dã dân tộc học: đƣợc vận dụng trong quá trình đi khảo
sát thực tế ở địa phƣơng, với các kỹ năng quan sát, phỏng vấn ngƣời cao tuổi và
trƣởng tộc của dòng họ tại địa bàn nghiên cứu... Trên sơ sở đó, tác giả có so
sánh, giám định tƣ liệu để có đƣợc những căn cứ khoa học nghiên cứu vấn đề.
Phương pháp chuyên gia: Khi nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành tham
khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực văn hóa, dòng
họ, lãnh đạo các phòng, ban của Sở Văn hóa, Ban tuyên giáo của huyện, của
tỉnh… Từ đó, đƣa ra những kết luận, nhận định xác thực cho đề tài.
5. Đóng góp khoa học của đề tài
Luận văn “Lịch sử - Văn hóa dòng họ Trần Danh ở thôn Phương Triện
xã Đại Lai huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh” là một công trình khảo cứu cung
cấp cho ngƣời đọc bức tranh toàn cảnh về nguồn gốc, lịch sử phát triển của
dòng họ Trần Danh trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt, văn hóa truyền thống của
dòng họ với nề nếp gia phong tốt đẹp, là tấm gƣơng sáng cho thế hệ trẻ noi
theo. Vì thế, tác giả mong muốn luận văn này có những đóng góp nhƣ sau:
Thứ nhất, những ngƣời trong dòng họ hiểu rõ cội nguồn gia tộc mình với
những truyền thống nhân văn cao quý, sẽ noi theo gƣơng sáng của ngƣơi xƣa
mà nhận biết trách nhiệm, xây dựng lý tƣởng cho mình. Đó là truyền thống đạo
lí “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tốt đẹp của dân tộc ta.
Thứ hai, những ngƣời ngoại tộc biết đến dòng họ Trần Danh cũng cảm

nhận đƣợc sức lan tỏa của văn hóa dòng họ Trần Danh, từ đó hăng hái xây
dựng gia phong riêng cho mình.
Thứ ba, luận văn làm rõ văn hóa gia tộc trong di sản văn hóa Việt, góp
phần thực hiện chiến lƣợc con ngƣời trong thế kỷ XXI, làm nền tảng cơ sở để
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ tƣ, luận văn còn là một nguồn tƣ liệu về lịch sử địa phƣơng để giáo
dục thế hệ trẻ những truyền thống gia phong tốt đẹp của dân tộc mình. Qua đó
thế hệ trẻ ý thức gìn giữ, phát huy truyền thống đó và coi nó là một hành trang
trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc.

9


6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung
của luận văn đƣợc bố cục thành 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: Nguồn gốc và lịch sử dòng họ Trần Danh ở thôn Phƣơng
Triện xã Đại Lai huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Văn hóa dòng họ Trần Danh ở thôn Phƣơng Triện xã Đại Lai
huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.
Chương 4: Đóng góp của dòng họ Trần Danh đối với lịch sử địa phƣơng và
lịch sử dân tộc.

10


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH XÃ ĐẠI LAI
Nguồn: Phòng địa chính xã Đại Lai


11


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm dòng họ
Dòng họ là toàn thể nói chung những ngƣời cùng huyết thống làm thành
các thế hệ nối tiếp nhau. Dòng họ là một hiện tƣợng lịch sử - xã hội đặc biệt
mang tính phổ quát của nhân loại. Ý thức về dòng họ là dấu hiệu quan trọng
đánh dấu bƣớc phát triển của xã hội loài ngƣời từ mông muội đến văn minh.
Dòng họ có từ trƣớc khi xã hội phân chia thành giai cấp và một khi Nhà nƣớc
đã tiêu vong, thì dòng họ với tƣ cách là sự liên tục giữa cha và con cháu vẫn
tồn tại.
Nói về dòng họ, ngƣời Trung Hoa từ thời cổ đại đã có hai từ khác nhau
là "Tính" và "Thị". "Tính" là ký hiệu nói rõ một gia tộc đã sản sinh ra một con
ngƣời nào đó. Bộ từ điển cổ nhất tƣơng đối hoàn chỉnh là "Thuyết văn giải tự"
hoàn thành vào năm 1000 sau Công nguyên giải thích về chữ "Tính" nhƣ sau: "
Nhân sinh dĩ vi tính, tòng nữ sinh" (Thời cổ đại xa xƣa, loài ngƣời đã trải qua
chế độ thị tộc mẫu hệ, trong đó chế độ hôn nhân là ngoại tộc quần hôn. Cả một
tốp những ngƣời nam cùng lứa tuổi của thị tộc A đƣợc đƣa đến thị tộc B làm
chồng của cả một tốp ngƣời nữ cùng lứa. Con đẻ ra tất nhiên không biết bố, mà
chỉ sống với mẹ. Đó chính là nguyên nhân việc tạo ra chữ "Tính" bằng cách
ghép chữ "Nữ" với chữ "Sinh").
Rất nhiều họ thời cổ đại ghi lại trong "Thuyết văn giải tự" đều viết với bộ
Nữ nhƣ họ Khƣơng đƣợc chú thích là họ của Thần Nông, đẻ ra ở Khƣơng
Thủy. Họ Cơ đƣợc chú thích là họ của Hoàng Đế, đẻ ra Cơ Thủy. Họ Diêu
đƣợc chú thích là họ của Ngu Thuấn, đẻ ra ở Diêu Khƣ... và nhiều họ khác nhƣ
họ Cất, họ Vân, họ Hào, họ Doanh... Đó là những minh chứng cho thấy "Tính"
(họ) khởi nguồn từ xã hội mẫu hệ.


12


Nói rằng "họ" là sản phẩm của xã hội mẫu hệ không có nghĩa là tất cả
các "họ" đều có từ xã hội thị tộc mẫu hệ, xã hội phát triển thì "họ" cũng phát
triển. Sau khi xã hội phụ hệ thay thế cho xã hội mẫu hệ, con cháu sinh sôi ngày
một đông, một thị tộc chia thành nhiều chi, thì thƣờng thƣờng các con cháu có
thể phân hóa thành nhiều họ.
Nếu nhƣ "Tính" bắt nguồn từ xã hội mẫu hệ thì "Thị" lại là sản phẩm
của xã hội phụ hệ. Nhân loại từ bầy ngƣời nguyên thủy sang xã hội mẫu hệ là
một bƣớc phát triển lớn khiến chất lƣợng nhân khẩu đƣợc nâng cao đáng kể.
Từ xã hội mâu hệ phát triển sang xã hội phụ hệ, chế độ hôn nhân càng chặt
chẽ hơn, con cháu ngày một sinh sôi nhiều hơn, sau khi những thế hệ con
cháu độc lập thành những chi phái riêng, mỗi chi phái có ký hiệu riêng của
minh, đó là "Thị". Sau khi ra đời xã hội có giai cấp, thì "Thị" chẳng những là
ký hiệu phân nhánh của "Tính", mà còn là tiêu chí khu biệt địa vị thân phận
của ngƣời đàn ông.
Ý thức về dòng họ gắn liền với ý thức về tổ tông, theo sự nghiên cứu của
các học giả về văn tự giáp cốt thì chữ "Tổ" thoạt đầu không cò bọ "Thị", viết
tựa nhƣ "Thả" sau này. Còn trong kim văn sơ kỳ thi là chữ tƣợng hình, cái hình
của bộ phận sinh dục nam tính, tƣợng trƣng cho khái niệm tổ tiên, gắn liền ý
thức sùng bái vai trò trọng yếu của ngƣời bố trong việc duy trì huyết thống của
gia tộc, cùng dòng họ.
1.1.2. Một số dòng họ ở Bắc Ninh
Dòng họ là nơi bảo tồn những di sản văn hóa của các thành viên trong
họ. Việc tìm hiểu về văn hóa các dòng họ, một mặt góp phần vào sự nghiệp xây
dựng và phát triển văn hoá, mặt khác góp phần củng cố và khơi dậy ý thức, biết
ơn và tự hào của con cháu về công đức tổ tiên để lại.Trong quá trình tồn tại và
phát triển, mối liên kết giữa con ngƣời và cộng đồng đƣợc xây dựng thành

những quy phạm gia phong, lệ tục, khoán ƣớc của gia đình, dòng họ, hƣơng
ƣớc, phong tục của làng xã, phản ánh cuộc sống cộng đồng có quy củ và tổ

13


chức cao. Nhờ đó, các giá trị chuẩn mực văn hóa vật chất và tinh thần của gia
đình, dòng họ làng xã đƣợc xây dựng, bảo tồn và phát triển, đồng thời tạo nên
nội lực mạnh mẽ để tiếp thu tinh hoa văn hóa ngoại nhập. Bởi vậy mà từ xa xƣa
ở miền quê Kinh Bắc, nhiều gia đình, dòng họ, làng xã đƣợc nhà nƣớc phong
kiến và xã hội suy tôn là “Mỹ tục khả phong”, “Địa linh nhân kiệt”, “Gia phong
văn hiến”… và ngày nay con cháu vẫn kế tục và phát huy những giá trị tốt đẹp
của dòng họ.
Dòng họ Nguyễn Đức là gia tộc lớn ở Quế Ổ - Chi Lăng - Quế Võ - Bắc
Ninh từ đầu thế kỷ XV và liên tục từ đó đến nay đã hơn 600 năm. Theo trƣờng
kỳ lịch sử, đây là thời kỳ độc lập tự chủ, hội tụ nhiều bậc anh hùng, hào kiệt,
văn tài võ lƣợc; Cũng đúng thời kỳ này dòng họ Nguyễn Đức đã nổi tiếng võ
công lừng lẫy mà dấu thơm muôn thuở còn truyền. Tại nhà thờ Nguyễn Đức
Đại Tổ đƣờng còn lƣu lại đôi câu đối “Thế thụ quân ân: Vương, công hầu, bá,
tử/ Thiên xương Nguyễn Đức: Phú, quý, thọ, khang, ninh” (Đời đời nhận ơn
vua, đƣợc ban các tƣớc: Vƣơng, công hầu, bá, tử/ Trời phú cho họ Nguyễn Đức
đƣợc: Phú, quý, thọ, khang, ninh). Sách “Địa phƣơng chí Bắc Ninh qua tƣ liệu
Hán Nôm” của Viện KHXH Việt Nam; sách “Lê Quý kỷ sự” Lê Quý Đôn viết:
“Thời Lê Trung hƣng ở thôn Quế Ổ có một dòng họ To và Mạnh nhất Kinh
Bắc, đó là dòng họ Nguyễn Đức có đến 8 đời nối nhau làm tƣớng phò vua giúp
nƣớc với 18 Quận công,… Trong Nguyễn Đức tộc phả ghi:… chỉ nói những
ngƣời có khoa danh, ở đời có tiếng tăm mới kể: 18 Quận Công, 3 Đại Vƣơng, 76
tƣớc hầu, 3 tạo sỹ, 4 vị lấy công chúa, trúng vũ cử 2 ông, thi văn trúng hƣơng cử
4 ông…”. Đặc biệt dòng họ đã có đóng góp rất ý nghĩa cho quê hƣơng. Tập thơ
“Loa hồ bách vịnh” của Phó bảng Nguyễn Đức Lâm, ngƣời làng Phù Lƣu ngày

nay đã phần nào nói lên cảnh đẹp nơi đây. Nhờ đó mà những nét đặc trƣng của
làng chợ Phù Lƣu đƣợc truyền trong dân gian để đến nay ngƣời ta vẫn nhớ đến
“Phù Lƣu” một “làng” nổi tiếng với nghề buôn bán nhƣng lại luôn gắn bó đoàn
kết với nhau. Trong trang 23 sách Văn hiến Kinh Bắc có ghi [40]:

14


“Phù lưu - Trùng Quán hai dân
Cùng nhau hiệp ước tình thân muôn đời.
Dẫu trước sau cơ trời vận hội
Vẫn đinh ninh không đổi lời giao”
Dòng họ Nguyễn Xuân bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ XIV. Theo bản
tộc phả cổ còn lƣu ở từ đƣờng xóm Phù Chẩn thì cụ Cao tổ đời đầu của dòng
họ sống vào khoảng năm 1370, đời vua Trần Nghệ Tông, tại xóm Phù Chẩn,
huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay là xóm Phù Chẩn, huyện Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh). Tính đến thời điểm năm 2009, dòng họ đó có đến đời thứ 22 và chia
thành 18 chi nhánh, tập trung ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên. Đây cũng
là một dòng họ có truyền thống khoa cử. Gia phả ghi lại: đời thứ 4, thứ 5, 6, 8,
9,10 đều có ngƣời đỗ đạt và làm quan trong triều. Sau này ở thời hiện đại cũng
có nhiều ngƣời có danh vọng (Thứ trƣởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Vọng là
ngƣời thuộc họ Nguyễn Xuân - đời thứ 19).
Dòng họ Ngô ở Vọng Nguyệt, Tam Giang, Yên Phong là một dòng họ
khoa bảng ở đất Kinh Bắc. Dòng họ đã có 5 đời đỗ tiến sĩ. Ngay từ đời cụ tổ
thứ nhất là cụ bà Chu Thị Bột đã là một ngƣời ăn ở hiền lành tốt bụng, luôn
phát thóc gạo cho mọi ngƣời nên còn gọi với tên là Thí Thóc. Con cháu ngày
nay có hai nhánh lớn ở Nghệ An và ở Yên Phong Bắc Ninh. Dù hai nơi xa về
khoảng cách nhƣng sự gắn bó lại bền chặt gần gũi. Con cháu cả hai nơi đều làm
tốt việc hƣơng khói nhằm tỏ lòng biết ơn và kính trọng tổ tiên mình đã để lại
phúc cho con cháu ngày nay. Nhà thời họ Ngô ở Nghệ An đƣợc công nhân là di

tích cấp quốc gia còn ở Quế Võ đƣợc công nhận là di tích cấp tỉnh.
1.2. Khái quát về xã Đại Lai
1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đại Lai là một trong 13 xã, thị trấn của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh,
nằm ở phía Bắc, Đông Bắc huyện Gia Bình, phía Tây giáp xã Xong Giang,

15


Đông giáp xã Thái Bảo, Nam giáp xã Nhân Thắng, phía Bắc giáp Sông Đuống,
bên kia là xã Đào Viên (huyện Quế Võ). Vốn là vùng đất cổ, đƣợc hình thành
từ sớm nên Đại Lai có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn hoá Việt
Nam nói chung và văn hiến Kinh Bắc nói riêng. Ngay từ rất sớm, làng Trung
Thành xã Đại Lai có lò gốm “lò này có từ thế kỷ II sau Công Nguyên, vào loại
sớm nhất Kinh Bắc... Các vật dụng của đoàn thợ với 16 kiểu dáng, có men và
không men...”... “Đồ gốm của di chỉ này có nhiều nét gần gũi với Lãng Ngâm
(Hà Bắc); Đƣờng Cổ, Nam Chinh (Hà Tây); Chùa Thông (Hà Nội). Hiện vật thu
đƣợc gồm: 1 bàn niêu và 1 đôi xe chỉ... nhƣ vậy có thể xếp di chỉ Đại Lai vào
giai đoạn Đông Sơn muộn của thời đại đồng thau - sắt sớm Việt Nam” (Qua
nghiên cứu khảo cổ học và tài liệu Dƣ địa chí Hà Bắc do Sở Văn Hóa - Thông
tin xuất bản năm 1982) [6, tr. 10].
Xã có diện tích đất tự nhiên là 815 ha, trong đó đất canh tác là 446 ha, dân
số là 7871 ngƣời, mật độ dân cƣ 966 ngƣời/km2 (số liệu tháng 9 năm 1999).
Là một xã nằm liền kề bên dòng sông Đuống (sông Thiên Đức) thuộc
đồng bằng Bắc Bộ. Xã có 4 thôn, nằm trải dài ven đê sông Đuống, đất đai ở đây
khá bằng phẳng, nó đƣợc bồi tụ bởi hai con sông là Sông Lai (sông cổ ngày
xƣa, nay chỉ còn dấu tích) và sông Thiên Đức (sông Đuống ngày nay). Do đó
đất đai rất màu mỡ, có đê ngăn nƣớc, vùng đất bãi trồng màu, thuận tiện cho
phát triển nền kinh tế nông nghiệp khá toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi.
Địa hình trong vùng tƣơng đối bằng phẳng, hệ thống giao thông, thuỷ lợi

thuận tiện, có đƣờng đê, đƣờng thuỷ sông Đuống chạy dọc theo chiều dài của
xã nên thuận lợi cho việc giao lƣu phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng.
Hầu hết diện tích đất trong xã đều có độ dốc nhỏ hơn 30 xuôi từ Tây Bắc xuống
Đông Nam.
Khí hậu nhiệt độ trung bình cả năm là 23,3 oC, nhiệt độ trung bình tháng
cao nhất là 29oC tập trung vào tháng 7 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình tháng
thấp nhất là 15,8oC tập trung vào tháng 1; lƣợng mƣa trung bình 1.400 đến

16


1.500 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lƣợng mƣa trong năm;
độ ẩm trung bình là 78%.
Về thủy văn: xã Đại Lai có một con kênh giữa chảy qua, tạo điều kiện
cung cấp nƣớc cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống đƣờng
thủy xuôi dòng sông Đuống có nhiều bến bãi rất thuận tiện cho giao thông vận
chuyển than củi, lƣơng thực, thực phẩm từ Đại Lai, Gia Bình đi ngƣợc về xuôi.
Tuy nhiên, xã cũng là nơi trũng, có thể úng ngập cục bộ, do nƣớc của các địa
phƣơng khác đổ về.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo điều kiện cho quá
trình tụ cƣ và sinh sống của nhiều dòng họ từ thủa sơ khai. Trải qua bao biến cố
lịch sử, nhân dân xã Đại Lai luôn luôn kiên cƣờng trong đấu tranh, cần cù và
sáng tạo trong lao động, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngƣời dân nơi đây liên tục đƣơng đầu
gánh chịu rất nhiều khó khăn do hậu quả lũ lụt gây ra. Điều kiện tự nhiên ấy đã
tạo nên sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí kiên cƣờng bất khuất của ngƣời dân
trải trƣờng kỳ trong đấu tranh lao động sản xuất.
1.2.2. Lịch sử hành chính
Theo các nguồn tài liệu cổ sử và khảo cổ học tại các xã Thái Bảo, Đại
Lai, Lãng Ngâm chúng ta biết đƣợc rằng, vùng đất Gia Bình thời Hùng Vƣơng

đã có ngƣời Việt tụ cƣ ở đó. Thời các vua Hùng chia nƣớc Văn Lang thành 15
bộ, Gia Bình nằm trong bộ Vũ Ninh. Thời Thục Phán - An Dƣơng Vƣơng thì
vùng đất Gia Bình ngày nay thuộc bộ lạc An Định. Thời thuộc Tần (214 - 209
TCN) Bắc Ninh (trong đó có vùng đất Gia Bình) thuộc Tƣợng Quận. Thời
Triệu Đà (208 - 207 TCN) Bắc Ninh thuộc quận Giao Chỉ. Nhƣ vậy đất Gia
Bình khi đó cũng thuộc quận Giao Chỉ. Thời thuộc Hán (210 TCN - 40) đất Gia
Bình gọi là huyện An Định. Thời thuộc Đƣờng (TK VIII) đất Gia Bình là địa
phận của hai huyện An Bình và Nam Định.

17


Trải qua các đời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê sáp nhập hai huyện An Bình và
Nam Định thành huyện An Định thuộc lộ Bắc Giang. Thời thuộc Minh (1414 1427 ) huyện An Định thuộc châu Gia Lâm và thuộc phủ Bắc Giang. Đầu thời
Lê Quang Thuận (1460 - 1469) huyện An Định đƣợc đổi là huyện Gia Định và
trực thuộc phủ Thuận An. Đời Gia Long (1802 - 1819) huyện lị huyện Gia
Định đóng ở xã Bảo Khám. Năm Minh Mệnh thứ nhất (1820) huyện Gia Định
đổi tên là huyện Gia Bình. Từ đầu thời Nguyễn đến năm 1884: huyện Gia
Bình có 8 tổng 68 xã thôn phƣờng sở [43, tr. 219]. Khi đó tổng Đại Lai có 14
xã phƣờng: Đại Lai xã; Nhân Hữu xã gồm 4 thôn Cầu (làng Ngụ Ngoài), Đào
(làng Ngụ Trong), Đoàn, Lê (làng Lời); Gia Phú xã; Bồng Trì xã (làng Đìa);
Phƣơng Độ xã; Phùng Xá xã (làng Bùng); Huề Đông xã; Bảo Triện xã; Ngô
Cƣờng xã (làng Ngò); Hƣơng Triện xã; Địch Trung xã; Cẩm Xá xã (làng
Vối); Ngọc Triện xã; Bái Giang phƣờng.
Thời Pháp thuộc từ năm 1884 - 1945: huyện Gia Bình có 8 tổng và 66 xã
thôn [42, tr. 231]. Lúc này tổng Đại Lai có 11 xã phƣờng, trong đó xã Phƣơng
Triện gồm 2 thôn Cống (làng Triện Quang) và thôn Trung. Thời kỳ kháng
chiến chống Pháp 1945 - 1954: các xã Đại Lai, Địch Trung, Huề Đông của tổng
Đại Lai hợp thành xã Thái Lai gồm 3 thôn: Đại Lai, Địch Trung, Huề Đông.
Sang đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954: các xã Đại Lai, Địch

Trung, Huề Đông của tổng Đại Lai hợp thành xã Thái Lai gồm 3 thôn: Đại Lai,
Địch Trung, Huề Đông. Xã Phƣơng Triện, xã Ngọc Triện của tổng Đại Lai hợp
thành xã Bảo Triện gồm 2 thôn Phƣơng Triện và thôn Ngọc Triện. Thời kỳ
1963 - 1996: năm 1971 xã Tân Lập đổi thành xã Đại Lai. Thời kỳ 1997 - 2009:
xã Đại Lai có 4 thôn: thôn Đại Lai, thôn Huề Đông, thôn Phƣơng Triện và thôn
Trung Thành. Trải qua các thời kỳ lịch sử, đơn vị hành chính xã Đại Lai đã có
nhiều thay đổi. Ngày nay xã vẫn gồm 4 thôn: Phƣơng Triện, Huề Đông, Trung
Thành và Đại Lai.

18


1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Kết cấu kinh tế truyền thống của các làng xã Đại Lai là sự kết hợp chặt
chẽ giữa kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp, trong đó,
nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất.
Về nông nghiệp: Trong khoảng 20 năm từ đổi mới đến nay, tổng diện
tích gieo trồng hàng năm là 885ha, năng suất bình quân 60 tạ/ ha/vụ. Tổng sản
lƣợng lƣơng thực quy thóc 4.320 tấn; lƣơng thực bình quân đầu ngƣời 520
kg/năm; thu nhập bình quân 3.500 nghìn đồng/ngƣời/năm (2005) [6, tr. 146].
Nhƣ vậy nhờ tinh thần cần cù, chịu khó của ngƣời dân Đại Lai, năng suất và sản
lƣợng lúa qua từng năm không ngừng tăng trƣởng vƣợt bậc. Thu nhập từ nghề
nông chiếm gần 50% tổng thu nhập của toàn xã.
Bên cạnh các cây lƣơng thực, hoa màu, phong trào trồng cây ăn quả, cây
lấy gỗ cũng có bƣớc phát triển. Mỗi năm xã trồng gần 13 nghìn cây các loại,
nhiều vƣờn cây ăn quả đã cho thu hoạch 3 - 5 triệu đồng/ năm. Phong trào
trồng cây môi sinh, cây bóng mát ở những nơi công sở, khu di tích lịch sử và
dọc các tuyến đƣờng liên xã, trong thôn đƣợc đẩy mạnh.
Ngoài nông nghiệp, dân các làng còn có một số nghề thủ công. Tận dụng
thời gian nông nhàn, ngƣời nông dân đã phát huy tính cần cù, khéo léo và sáng

tạo của mình để làm ra những sản phẩm thủ công phong phú và đa dạng. Đó là
nghề làm quang tre có từ lâu đời ở Phƣơng Triện, đƣợc bán khắp vùng sang các
tỉnh bạn nhƣ Quảng Ninh, Hải Phòng... Bên cạnh đó còn một số nghề nhƣ nghề
đan nia, nghề làm đó tôm...
Về thƣơng nghiệp: Với vị trí thuận lợi nằm sát sông Đuống, thuyền bè đi
lại thuận tiện, có bến đò ngang nên thƣơng nghiệp ở đây phát triển sớm. Chợ
Đại Lai đƣợc ra đời, là chợ lớn nhất của xã. Chợ họp hàng ngày vào cả hai buổi
sáng và chiều nhƣng đông đúc nhất là vào những ngày chợ phiên. Chợ họp mỗi
tháng 12 phiên vào các ngày 2, 5, 7, 10. Ngày chợ phiên, ngƣời mua ngƣời bán
tấp nập, họp ra cả đƣờng cái, kéo dài hàng cây số. Chợ bán các loại: bánh kẹo,

19


×