Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giáo dục trong cộng đồng người Việt định cư ở trung Lào (19752015) (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MANIVANH SINGHALATH

GIÁO DỤC TRONG CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI VIỆT ĐỊNH CƯ Ở TRUNG LÀO
(1975 - 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MANIVANH SINGHALATH

GIÁO DỤC TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
ĐỊNH CƯ Ở TRUNG LÀO
(1975 - 2015)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGHIÊM THỊ HẢI YẾN

THÁI NGUYÊN - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Giáo dục trong cộng đồng
người Việt định cư ở trung Lào (1975 - 2015)” dưới sự hướng dẫn của TS.
Nghiêm Thị Hải Yến là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực chưa được công bố.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

MANIVANH SINGHALATH

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
hướng dẫn khoa học TS. Nghiêm Thị Hải Yến đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên và sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo khoa Lịch Sử. Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Nguyễn Du,
trường Hữu nghị Việt - Lào Quảng Bình - Khăm Muộn, trường Thống Nhất ở
khu vực trung Lào.
Chân thành cảm ơn bạn bè ở Việt Nam, đồng nghiệp nơi tôi công tác và
gia đình đã cổ vũ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

MANIVANH SINGHALATH


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................. 6
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 7
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 8
6. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 8
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TRUNG LÀO, QUÁ TRÌNH
ĐỊNH CƯ VÀ GIÁO DỤC TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
TRƯỚC NĂM 1975 ........................................................................................... 9
1.1. Khái quát về miền Trung Lào ....................................................................... 9
1.2. Người Việt đến Lào và định cư ở Trung Lào ............................................. 12
1.3. Giáo dục trong cộng đồng người Việt ở Trung Lào trước năm 1975 ........ 16
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 21
Chương 2: GIÁO DỤC TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT ĐỊNH
CƯ Ở TRUNG LÀO (1975 - 2015) ................................................................. 23
2.1. Hoàn cảnh lịch sử mới và nhu cầu phát triển giáo dục trong cộng
đồng người Việt ở Lào....................................................................................... 23
2.2. Khôi phục và xây dựng mới các trường học của người Việt ở Trung Lào ...... 25
2.2.1. Trường Nguyễn Du.............................................................................. 26
2.2.2. Trường Thống Nhất Savẳnnakhệt ....................................................... 27

2.2.3. Trường Hữu Nghị Việt - Lào Quảng Bình-Khăm Muộn .................... 28

iii


2.3. Vấn đề quản lí hành chính và đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các
trường của người Việt ở Trung Lào .................................................................. 30
2.3.1. Công tác quản lí ................................................................................... 30
2.3.2. Đội ngũ giáo viên ................................................................................ 37
2.4. Chương trình và thành tích đào tạo hàng năm tại các trường học của
người Việt ở Trung Lào ..................................................................................... 40
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 45
Chương 3: NHẬN XÉT VỀ GIÁO DỤC TRONG CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI VIỆT ĐỊNH CƯ Ở TRUNG LÀO (1975 - 2015)............................ 47
3.1.Quy mô và hoạt động giáo dục của các trường người Việt ở Lào là
trường tư thục và đa cấp học phổ thông ............................................................ 47
3.2. Hoạt động giáo dục của các trường người Việt ở Trung Lào cần sự
quan tâm và đầu tư toàn diện từ phía Chính phủ Lào. ...................................... 49
3.2.1.Về vấn đề kinh phí ................................................................................ 50
3.2.2. Chính phủ Lào cần có chính sách hợp lí đối với việc nâng cao
chất lượng cuộc sống cho giáo viên trường Việt ở Trung Lào ......................... 51
3.2.3. Đội ngũ giáo viên tại các trường người Việt cần nâng cao năng
lực chuyên môn.................................................................................................. 54
3.3. Giáo dục của người Việt ở Trung Lào có vai trò quan trọng trong việc
gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc trong cộng đồng người Việt và gắn kết
mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào ........................................ 57
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 60
KẾT LUẬN....................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 65
PHỤ LỤC


iv


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết là

Đọc là

CHDCND LÀO

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NSNN

Ngân sách nhà nước

THPT


Trung học phố thông

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bố tộc người ở một số thành phố/ thị xã những năm sau
Chiến tranh thế giới thứ hai ............................................................... 14
Bảng 1.2. Người Việt định cư tại các tỉnh Trung Lào năm 2005 ...................... 15
Bảng 1.3. Thống kê học sinh trong từng lớp học năm 1945 ............................. 18
Bảng 2.1. Thống kê lớp học và học sinh năm học 2014 - 2015 tại trường
Hữu Nghị Việt - Lào Quảng Bình - Khăm Muộn ............................. 29
Bảng 2.2. Thống kê nguồn thu học phí từ năm 2005 đến 2015 ........................ 35
Bảng 2.3. Thống kê số học sinh trường Nguyễn Du (2012 - 2016) .................. 35
Bảng 2.4. Giáo viên giảng dạy trường Nguyễn Du ........................................... 38
Bảng 2.5. Trình độ học vấn của giáo viên ......................................................... 39
Bảng 2.6. Chương trình dạy học cấp Trung học phổ thông .............................. 41
Bảng 2.7. Thống kê đào tại học sinh trường Nguyễn Du năm học 2014 -2015 ..... 42
Bảng 2.8. Học sinh trường Hữu Nghị Việt - Lào Quảng Bình - Khăm
Muộn (Năm học 2014 - 2015) ........................................................... 43
Bảng 2.9. Kết quả thi tốt nghiệp của trường Nguyễn Du và trường Hữu nghị
Việt - Lào Quảng Bình - Khăm muộn (Năm học 2014 -2015)............. 44
Bảng 3.1. Số lớp học và số lượng học sinh trường Tiểu học Thống Nhất
Savẳnnakhệt....................................................................................... 51
Bảng 3.2. Trình độ học vấn của người Việt ở Lào ............................................ 58

v



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng thân thiết, gần gũi. Hai nước có
chung đường biên giới hơn nghìn km, cùng dùng chung dòng nước Mêkông và
tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ. Quan hệ Việt - Lào đoàn kết gắn bó đặc
biệt, giúp đỡ lẫn nhau trên tình đồng chí anh em trong sáng, thuỷ chung như
ánh trăng rằm. Đây là tài sản quý giá của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân
hai nước Việt Nam - Lào.
Trung Lào là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của nước
CHDCND Lào. Nơi đây, do vị trí địa lí và điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên
mật độ dân số đông gồm nhiều tộc người cùng nhau sinh sống. Trong số những
người nhập cư đến khu vực Trung Lào tỉ lệ người Việt chiếm số đông. Người
Việt sang Lào, chọn định cư tại Trung Lào theo những đợt di cư khác nhau. Họ
đã cùng dân tộc Lào trải qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử.
Cùng với quá trình định cư, cộng đồng người Việt đã hình thành trên đất
Lào. Người Việt sống xa quê hương nhưng không nguôi nhớ về Tổ quốc. Từ
rất sớm họ đã quan tâm đến giáo dục thế hệ trẻ người Việt sống ở Lào giữ gìn
bản sắc dân tộc Việt. Các trường học của người Việt đã được xây dựng trên đất
Lào. Khu vực Trung Lào là nơi thành lập các trường học của người Việt sớm
nhất. Giáo dục của người Việt thông qua hoạt động của các trường học đã có
đóng góp nhất định trong hệ thống giáo dục của Lào. Thế nhưng, lâu nay vấn
đề này chưa thực sự được giới khoa học, các nhà nghiên cứu giáo dục trong và
ngoài nước Lào quan tâm tìm hiểu tường tận.
Tôi là người Lào, là giáo viên giảng dạy tại trường Cao đẳng sư phạm
Savẳnnakhệt thuộc khu vực Trung Lào. Hàng ngày, tôi vẫn thường xuyên giao
tiếp với người Việt sinh sống tại Savẳnnakhệt , thậm trí trong số học sinh tôi

1



đã giảng dạy cũng có con em Việt kiều theo học. Thế nhưng, tôi cũng như một
số đồng nghiệp của mình thực sự không quan tâm nhiều lắm về hoạt động giáo
dục trong các trường học người Việt.
Với mong muốn hiểu rõ về cộng đồng người Việt, về giáo dục tại các
trường học của người Việt ở Trung Lào nên tôi đã chọn chủ đề nghiên cứu luận
văn thạc sĩ: “Giáo dục trong cộng đồng người Việt định cư ở Trung Lào (1975
- 2015”. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao sự nhận thức của người Lào về
đóng góp của người Việt, trường Việt đối với việc nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo hiện nay của Lào. Đó cũng là minh chứng rõ nét nhất về tình đoàn
kết , hữu nghị Việt Nam - Lào.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tác giả Việt Nam
Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã tìm hiểu và tiếp cận một số
công trình khoa học của các tác giả người Việt có nội dung liên quan đến
hướng nghiên cứu của đề tài:
Trước hết đó là cuốn sách với tiêu đề “Đất nước Lào: Lịch sử và văn
hoá” do Giáo sư Lương Ninh chủ biên, xuất bản năm 1997. Nội dung cuốn
sách được trình bày gồm 3 phần theo tiến trình lịch sử Lào từ nguồn cội cho
đến khi kết thúc kháng chiến chống Mỹ. Trong phần thứ hai , tác giả đã phân
tích quá trình thực hiện chính sách cai trị của Pháp ở xứ Lào cũng như trên toàn
cõi Đông Dương thuộc Pháp không ngoài mục đích đào tạo tay sai phục vụ cho
bộ máy cai trị thực dân của Pháp.
Nghiên cứu chuyên sâu về Đông Nam Á, về Lào, viện Nghiên cứu Đông
Nam Á, năm 2006 và năm 2008, nhóm chuyên gia với sự chủ trì của PGS.TS
Phạm Đức Thành đã công bố với bạn đọc hai công trình:

2


Công trình thứ nhất tìm hiểu về: “Vai trò của cộng đồng người Việt ở

Lào trong mối quan hệ Việt Nam - Lào”. Nội dung công trình bước đầu khái
quát về đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục…của cộng đồng người Việt ở Lào.
Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia khi thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học cấp nhà nước năm 2004 - 2005.
Công trình thứ hai: “Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt
Nam - Lào”. Cuốn sách là những nét chấm phá ban đầu khi nghiên cứu về cộng
đồng người Việt. Nội dung của cuốn sách được trình bày trong 200 trang đánh
máy. Ở đây, tác giả tiếp cận và trình bày về quá trình hình thành cộng đồng
người Việt ở Lào; Vai trò Việt kiều được nhấn mạnh về công lao đóng góp
trong quá trình cách mạng Lào. Chính sự có mặt và hoạt động cách mạng của
người Việt ở Lào là nhân tố thắt chặt tình đoàn kết, chiến đấu Việt Nam - Lào
trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Cũng trong năm 2008, bạn đọc yêu thích và quan tâm đến cộng đồng
người Việt ở Lào đón nhận thêm công trình: “Di cư và chuyển đổi lối sống
trường hợp cộng đồng người Việt ở Lào” do Nguyễn Duy Thiệu - Chủ biên.
Công trình đã được kiểm duyệt và in ấn tại Nhà xuất bản Thế giới. Đây là kết
quả hợp tác nghiên cứu chung của những nhà khoa học Lịch Sử. Công trình
gồm có 6 chương do 7 nhà nghiên cứu người Việt và người Lào viết. Nội dung
của công trình có đề cập và giải thích về quá trình di cư của người Việt; Những
biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa của người Việt ở Lào; Những nguồn
tài liệu tin cậy thời thuộc Pháp có thể khai thác để tìm hiểu về cộng đồng người
Việt ở Lào cũng như ở Campuchia….
Ban biên tập tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, năm 2007 đã dành riêng
số tạp chí tháng 2 đăng các bài viết cho chuyên đề: Việt kiều ở Lào.

3


Bài viết: “Cộng đồng dân tộc người Việt tại Lào sinh tồn và gìn giữ bản
sắc” của tác giả Nguyễn Duy Thiệu đã đề cập tới thực trạng quá trình giao thoa

văn hoá Việt - Lào trong cuộc sống của người Việt tại Lào, đồng thời tác giả
cũng đã chỉ rõ sự nỗ lực của người Việt về việc thực hiện công tác giáo dục
trong cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc Việt đối với thế hệ tương lai.
Khai thác khối tài liệu lưu trữ của Pháp tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I,
tác giả Nguyễn Hào Hùng cung cấp cho bạn đọc những nội dung khoa học có
giá trị liên quan đến cộng đồng người Việt ở Lào thời thuộc Pháp.
Tác giả Nguyễn Lệ Thi có bài viết: “Chùa của người Việt ở Lào”. Nội
dung bài viết đã miêu tả về kiến trúc , tín ngưỡng tôn giáo của người Việt sống
trên đất Lào. Đặc biệt, tác giả cũng đã nhấn mạnh đến vai trò giáo dục của chùa
Việt đối với cộng đồng người Việt tại đây.
Tóm lại, những bài viết trong số tạp chí tháng 2 rất phong phú khi tìm
hiểu về cộng đồng người Việt dưới nhiều lăng kính khác nhau (cách nhìn nhận
của người Việt; Cách đánh giá của người Lào).
Gần đây, năm 2012, Ban Tuyên giáo Trung ương đã xuất bản cuốn “Lịch
sử đặc biệt quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 -2007”. Đây là cuốn
tài liệu tuyên truyền về tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Lào. Nội dung tài
liệu gồm 4 chương, trong chương thứ III đã đề cập đến hợp tác toàn diện Việt
Nam - Lào trong thời kỳ lịch sử mới từ năm 1976 đến năm 2007. Hợp tác giáo
dục giữa hai Chính phủ là một trong những nội dung được ưu tiên trong quá
trình phát triển của mỗi quốc gia. Tài liệu do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
có nhiệm vụ in ấn. Tài liệu được phát miễn phí cho các cơ quan, ban ngành và
trường học tại Việt Nam.
Ngoài những công trình khoa học trên, tôi đã tiếp cận với một số luận
văn, luận án đề cập đến giáo dục Lào nhưng dưới góc độ nghiên cứu hợp tác
toàn diện Việt Nam - Lào theo tiến trình lịch sử.

4


Trước hết, luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của học

viên Nguyễn Thị Hương đã bảo vệ tại trường ĐHSP Hà Nội năm 2002, đã
nghiên cứu về “Quan hệ giáo dục Việt - Lào từ năm 1975 - 2002”. Tác giả đã
tập trung trình bày về những thuận lợi, khó khăn trong hợp tác giáo dục giữa
hai nước Việt Nam - Lào trong đào tạo hệ Đại học và Sau đại học theo hai giai
đoạn 1975 - 1986 và 1986 - 2002.
Luận án Tiến sĩ của học viên Nguyễn Phương Nam (2007) nghiên cứu về
“Quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1975 đến năm 2005”. Quan hệ Việt Nam Lào được tác giả tìm hiểu theo hai giai đoạn lớn: 1975 - 1986; 1986 - 2005.
Trên cơ sở tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào, tại chương IV của luận án, tác giả
đã đưa ra đánh giá về thực trạng, đặc điểm của mối quan hệ đặc biệt giữa hai
dân tộc.
Nhìn chung, mảng luận văn, luận án nghiên cứu về giáo dục của Lào
không nhiều. Nội dung của luận văn, luận án đã đề cập trên, giúp tôi có cái nhìn
tổng quát về lĩnh vực giáo dục của Lào giai đoạn 1975 - 2005.
2.2. Tác giả Lào
Tìm tài liệu tại Lào, có một số công trình, bài viết liên quan đến nội dung
nghiên cứu đề tài đang hướng tới như:
Tại Đại học Quốc gia Lào, khoa Giáo dục - Tâm lý đã tập trung nhóm tác
giả viết giáo trình “Lịch sử phát triển giáo dục Lào” xuất bản năm 1996. Giáo
dục của Lào được trình bày theo tiến trình lịch sử từ thời cổ đại đến năm 1995.
Giáo dục của người nước ngoài tại Lào (trường của người Việt) được đề cập tới
không nhiều bởi đó không phải là nội dung trọng tâm của giáo trình.
Năm 2008, Đại học Quốc gia Lào đã xuất bản sách “Sự phát triển của
giáo dục Lào từ năm 1893-2020” của tác giả Soukkongseng Xayyalert. Trong
cuốn sách này tác giả Soukkongseng Xayyalert nghiên cứu về tình trạng và hệ
5


thống giáo dục của Lào; Sự hình thành và phát triển các trường học của người
nước ngoài (người Việt và người Hoa) hình thành trên đất Lào. Nhưng nội
dung chỉ được khai thác dưới góc độ hợp tác giữa Lào với chính phủ của hai

nước Việt Nam, Trung Quốc.
Qua quá trình tìm tài liệu nghiên cứu cho đề tài, tôi nhận thấy:
Thứ nhất, những tài liệu tìm hiểu về lịch sử Lào rất nhiều cả ở Việt Nam
và Lào. Nhưng, nội dung các công trình chỉ tập trung đề cập tới quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Lào hoặc hợp tác toàn diện Việt - Lào trong thời kỳ đổi mới
trong đó có hợp tác giáo dục.
Thứ hai, Nghiên cứu về cộng đồng người Việt định cư tại Lào đã có một
số công trình được công bố. Nhưng thực tế, nội dung các công trình còn dừng ở
mức khái quát về hoạt động kinh tế, văn hoá, giáo dục của cộng đồng người
Việt trên toàn Lào. Tài liệu điền dã còn hạn chế. Chưa có một công trình nào
nghiên cứu chi tiết về giáo dục của cộng đồng người Việt định cư các khu vực
khác nhau của Lào. Điều này khiến tôi vững tâm, tích cực nghiên cứu chủ đề
mà mình đã chọn mặc dù nguồn tài liệu quá ít ỏi.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi
trước, để hoàn thành đề tài, tôi xác định đẩy mạnh khai thác nguồn tài liệu điền
dã tại tại các trường học của người Việt định cư tại Trung Lào.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu về giáo dục của cộng đồng người Việt định cư tại các
tỉnh thuộc khu vực Trung Lào.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ nguyên nhân và quá trình định cư, hình thành cộng đồng người
Việt tại Trung Lào.

6


- Quá trình hình thành các trường học và hoạt động giáo dục của
người Việt.
- Nhận xét về thành tựu và hạn chế của hoạt động giáo dục trong các

trường học của người Việt tại khu vực Trung Lào.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Lĩnh vực khoa học: Giáo dục
- Phạm vi không gian: Khu vực Trung Lào [Hoạt động của các trường:
Tiểu học Thống Nhất Savẳnnnakhệt (Tỉnh Savẳnnnakhệt) ; trường Nguyễn Du
(Viêng Chăn); Trường Hữu Nghị Việt Nam - Lào, Quảng Bình - Khăm Muộn
(tỉnh Khăm Muộn)].
- Phạm vi thời gian: 1975 -2015.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Các công trình khoa học: Sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án... đã
được công bố bằng tiếng Việt và tiếng Lào.
- Tài liệu lưu trữ:
+ Tài liệu của các trường: Tiểu học Thống Nhất Savẳnnnakhệt ;trường
Nguyễn Du ;Trường Hữu Nghị Việt Nam - Lào, Quảng Bình - Khăm Muộn
+ Tài liệu của Hội Người Việt Nam tại Viêng Chăn, Khăm Muộn.
- Tài liệu điền dã của tác giả.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử và logic là phương pháp chủ đạo, xuyên suốt trong
quá trình thẩm định, nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở tiếp cận với các nguồn tài

7


liệu, để có được những số liệu và nhận định chính xác, khoa học về đối tượng
nghiên cứu, tác giả đã vận dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,
thống kê thể hiện qua một số bảng biểu đã trình bày trong luận văn. Phương
pháp điều tra được thực hiện triệt để trong quá trình điền dã của tác giả tại
Trung Lào.
5. Đóng góp của luận văn

- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống
về giáo dục của cộng đồng người Việt tại Trung Lào.
- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho cho môn học Lịch sử quan hệ
quốc tế, Lịch sử Đông Nam Á, Lịch sử Lào, Lịch sử văn hóa, tộc người...
- Luận văn là cứ liệu lịch sử khẳng định quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
trong quá khứ và hiện tại.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, thư mục tài liệu tham khảo và
mục lục theo quy định của một luận văn, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về miền Trung Lào, quá trình định cư và giáo dục
của cộng đồng người Việt trước năm 1975.
Chương 2: Giáo dục trong cộng đồng người Việt định cư ở Trung Lào
(1975 - 2015)
Chương 3: Nhận xét về giáo dục trong cộng đồng người Việt ở Trung
Lào (1975 - 2015)

8


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TRUNG LÀO, QUÁ TRÌNH ĐỊNH CƯ VÀ
GIÁO DỤC TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TRƯỚC NĂM 1975
1.1. Khái quát về miền Trung Lào
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam
Á. Nước Lào có diện tích lãnh thổ rộng khoảng 236.800 km2, giáp Việt Nam ở
phía đông, Campuchia ở phía nam, Thái Lan ở phía tây, Mianma ở phía tây bắc
và Trung Quốc ở phía bắc.
Nước Lào nằm trong khoảng 140 đến 2205 vĩ Bắc, chiều đông - tây hẹp,
nhưng trải dài trên 1.000 km theo chiều bắc - nam. Hình thể trải dài tạo nên sự
đa dạng và khác biệt tự nhiên giữa các vùng. Do vậy, Lào được chia thành ba

miền: Thượng Lào, Trung Lào và Hạ Lào.
Trung Lào có diện tích 81,033 km2. Đây là vùng đất rất quan trọng nối
với Thượng Lào và Hạ Lào, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của
Lào. Trước năm 2006, Trung Lào có 4 tỉnh, 1 thủ đô và 1 khu đặc biệt như:
Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Bo Li Khăm Xay, Khăm Muộn,
Savẳnnakhệt và một Đặc khu Xay Sôm Boun... Từ năm 2013, Trung Lào bao
gồm 5 tỉnh và 1 thủ đô: Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Xay Sôm boun,
Bo Li Khăm Xay, Khăm Muộn, Savẳnnakhệt. Trung Lào có biên giới giáp với
Việt Nam ở phía Đông, giáp với tỉnh Xay Ya Bou Ly, tỉnh Luông Pha Băng và
tỉnh Xiêng Khoảng ở phía Bắc, giáp với tỉnh Sa La Van ở phía Nam và giáp với
Thái Lan ở phía Tây.
Miền Trung Lào nằm trong toạ độ từ kinh tuyến 100°50′ Đông đến
106°47′ Đông và từ vĩ tuyến 15°55′ Bắc đến 19°50′ Bắc. Do nước Lào không
có biển nên Trung Lào cũng là nơi biểu hiện rõ rệt của khí hậu nhiệt đới, một

9


năm có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng
4, thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình 200c, không mưa. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng, có nhiều mưa nhiệt độ trung bình 28-300c.
Trên bề mặt, Trung Lào có hai đồng bằng lớn là đồng bằng Viêng Chăn
và Savẳnnakhệt cùng với cao nguyên Na Kai. Phía Đông Trung Lào được bao
bọc bởi dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Địa hình Trung Lào đa dạng tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế nông, công nghiệp.
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của Lào nói chung cũng là ngành
kinh tế chủ yếu của các tỉnh tại miền Trung Lào nói riêng. Vùng đồng bằng
Viêng Chăn và đồng bằng Savẳnnakhệt là vùng đất dành cho việc sản xuất lúa
gạo lớn nhất trong nước, gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Trung Lào.
Ngoài ra, nông dân trồng nhiều loại cây khác như: Cây đậu, cây hương, cây

mía, bông, thuốc lá, sắn, ngô... và các loại cây ăn quả (chuối, mít ,dưa hấu, dừa,
dứa, me, ổi, táo, cam, bưởi).
Bên cạnh việc trồng cây nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm ở
Trung Lào cũng được chú trọng phát triển. Nhìn chung, việc sản xuất nông
nghiệp tại Trung Lào phát triển hơn vùng khác do điều kiện tự nhiên thuận lợi
và có thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng.
Công nghiệp ở Trung Lào được Chính phủ Lào đầu tư phát triển. Các
nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến khu vực này. Các ngành công nghiệp
chủ yếu là công nghiệp chế biến, cơ khí nhỏ, thủy điện…Công nghiệp chế biến
gồm có chế biến gỗ, chế biến sản phẩm nông nghiệp, ẩm thực. Trung Lào có
nhiều công ty nổi tiếng, tiêu biểu là Công ty Beer Lao - nước ngọt, Công ty
thuốc, Công ty thuốc lá, Công ty sản xuất xi măng, Công ty sản xuất đồ xây
dựng, Công ty bột giặt, Công ty sản xuất muối. Nhà máy thủy điện có nhiều tại
các tỉnh Trung Lào như: Nhà máy thủy điện NamngermI và Nam ngerm II

10


(Viêng Chăn), Nhà máy thủy điện Namthern I-II-III (Khăm Muộn). Các công
ty khai thác mỏ như: Công ty khai thác Vàng Lan Xang Minilone hay còn gọi
là công ty khai thác Vàng Xe Pone (huyện Vilabouly, Savẳnnakhệt), công ty
khai thác mỏ Than (Viêng Chăn, Savẳnnakhệt), công ty khai thác mỏ Kẽm (Bo
Neng, Phon Tiu, Khăm Muộn), công ty sản xuất sắt (huyện Xay Bou Ly,
Savẳnnakhệt), công ty khai thác mỏ Muối (thủ đô Viêng Chăn, Khăm Muộn,
Savẳnnakhệt).
Trung Lào là khu trung tâm kinh tế thương mại của quốc gia, Chính phủ
Lào đang và đã xây dựng nhiều khu trung tâm thương mại như ở nhiều tỉnh
như: Tại thủ đô Viêng chăn là Trung tâm thương mại ITEC, khu Trung tâm
thương mại Beungthatluong, Viêng Chăn Center, Trung tâm thương mại
Dimark, Trung tâm thương mại Savan ITEC tại thành phố Savẳnnakhệt. Việc

xây dựng các chợ và nơi bán hàng tại Trung Lào ngày càng tăng từ nông thôn
đến thành thị. Các chợ và nơi bán hàng chính của Trung Lào gồm có rất nhiều
nơi, tiêu biểu đó là Chợ Sáng, Chợ Xăng Chiêng, chợ Vangthong night plaza,
chợ Paksan, chợ Thakhẹc, chợ Sa Van Xay, chợ Sa Ma Khi Xay, chợ Kheo Tha
Vi Sặp… hiện nay, nhà nước đang xây dựng Trung tâm thương mại tại
Savẳnnakhệt với tên gọi : Sa Van-SENO. Việc đầu tư xây dựng hệ thống chợ
lớn của Chính phủ Lào đã thúc đẩy giao thương nội địa phát triển mạnh mẽ
nhằm xoá dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn,
giữa các miền của Lào.
Phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, ở Trung Lào hệ thống giao
thông phát triển đồng bộ. Về giao thông hàng không, Trung Lào có sân bay
Wat Tay và sân bay tỉnh Savẳnnakhệt . Sân bay Wat Tay thuộc địa phận thủ đô
Viêng Chăn, là sân bay lớn của Lào đạt tiêu chuẩn quốc tế; Về giao thông
đường bộ, giao thông chính của Trung Lào là con đường số 8, số 9 và số 12.
Những con đường này hướng tới Việt Nam. Con đường số 13 là con đường
11


giao thông huyết mạch nối thượng Lào - Trung Lào - Hạ Lào. Bên cạnh đó,
nhằm đẩy mạnh giao thương với nước láng giềng Thái Lan, chính phủ Lào đã
xây dựng ba cây cầu qua sông Mê Công tại các địa điểm như: Thủ đô Viêng
Chăn, Khăm Muộn và Savẳnnakhệt . Nếu so với Thượng Lào và Hạ Lào, hệ
thống giao thông tại Trung Lào thuận lợi nhất cho công việc vận chuyển hàng
hóa và việc hợp tác với nước ngoài.
Với bề dày lịch sử và văn hoá, ngành du lịch ở Trung Lào phát triển mạnh.
Trung Lào có nhiều điểm du lịch nối tiếng như: Tháp Luống, chùa
Hophakeo, chùa Phabathphonsane, Tháp Inghang, chùa Sikhottabong, hang
Nongpapha (Khăm Muộn), hang Nang En….
Lào là quốc gia đa dân tộc, sinh sống ở Trung Lào có nhiều dân tộc
khác nhau như: Tày, Phu Tày, Lự, Nhuôn, Dắng, Sẹk, Thay Nưa, Kưm Mụ,

Pray, Xinh Mun, Phoọng, Then, Ơ Đu, Bít, La Mệt, Xam Tao, Kạ Tang, Mạ
Coong, Triu, Drụ, Triêng,Ta Ôi, Dẹ, Brâu, Kạ Tu, Ha Rắc, Ôi, Kriêng,
Chênh…. Dân tộc Lào ở Lào có ba bộ phận: Lào Lùm, Lào Thơng, Lào Xủng.
Cư trú ở khu vực Trung Lào chủ yếu là người Lào Lùm ( người Lào ở thấp).
Họ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân cư các vùng Khăm Muộn, Viêng Chăn,
Xaynhabuli ( trên 90%) [ 11, tr.12]. Trung Lào với diện tích rộng, địa hình
phong phú, đa dạng lại có vị trí địa lí thuận lợi cho quá trình định cư và phát
triển của nhiều tộc người. Vì thế, từ rất sớm Trung Lào là nơi tập trung đông
đảo thành phần nhập cư người Việt.
1.2. Người Việt đến Lào và định cư ở Trung Lào
Trong lịch sử di cư của người Việt trên phạm vi bán đảo Trung Ấn thì
việc người Việt nhập cư vào sinh sống ở đất Lào có từ rất sớm, khoảng từ
giữa thế kỷ thứ XV kéo dài cho tới nay. Quá trình di cư và định cư của người
Việt ở Lào diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử vì giữa Việt Nam và Lào có

12


khoảng cách gần gũi về địa lí với 2067 km đường biên giới, hai nước lại có
sự tương đồng về văn hoá, đó là cư dân của nền sản xuất nông nghiệp trồng
lúa nước. Chính sự tương đồng và giao thoa văn hoá giữa hai dân tộc Việt Lào đã giúp người Việt khi di cư và định cư tại Lào dễ dàng hoà nhập vào
cuộc sống nơi đây.
Hiện tượng di cư của người Việt đến Lào tăng nhanh khi vùng đất này là
một xứ nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Người Việt đến Lào
dưới thời Pháp thuộc được phân thành hai loại:
Thứ nhất, di cư tự phát do điều kiện làm ăn thuận lợi hơn. Mặc dù thiên
nhiên Lào khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, nhưng việc Pháp sáp nhập Lào vào
khối Đông Dương đã hình thành một địa bàn thống nhất và tạo điều kiện cho
người dân chuyển đổi địa bàn sinh sống dễ dàng.
Thứ hai, di cư có tổ chức. Hình thức này phục vụ cho mục đích khai thác

thuộc địa của Pháp. Do đặc điểm dân cư của Lào nên Pháp thực sự khó khăn
trong vấn đề tìm kiếm nguồn nhân lực phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa lần
1 và lần 2 ở xứ Lào. Để khắc phục tình trạng đó, Pháp đã đưa người Việt sang
lao động tại Lào.
Người Việt sang Lào đảm trách các chức năng khác nhau như: Công chức
phục vụ bộ máy hành chính của Pháp; làm culi, phu làm đường và phục vụ trong
các hầm mỏ. Đời sống của họ khổ cực dưới sự giám sát chặt chẽ của các viên
quản lí người Pháp. Trong đợt nhập cư lớn nhất của người Việt sang Lào trong
thời thuộc Pháp là từ năm 1939 đến năm 1945, phần lớn người Việt chọn khu
vực Trung Lào (Viêng Chăn, Savẳnnakhệt, Khămmuộn và một phần cao nguyên
Bôlôven) làm nơi định cư chủ yếu với số lượng 39.500 người. Sự định cư của
người Việt đã làm thay đổi tỷ lệ dân cư tại hầu hết các thị xã như Viêng Chăn,
Savẳnnakhệt, Thàkhẹc, Xiêng Khoảng, điều đó thấy rõ qua số liệu sau:

13


Bảng 1.1. Phân bố tộc người ở một số thành phố/ thị xã những năm sau
Chiến tranh thế giới thứ hai
Đơn vị: %
Thành phố/Thị xã

Người Việt Người Lào Người Hoa Người khác

Viêng Chăn

53

41,5


4

1,5

Thàkhẹc

85

10

4

1

72,5

16

8

3,5

Xiêng Khoảng

72

11

15


3

Luong Pha Băng

28

61

10

1

Savẳnnakhệt

Nguồn: [14, tr.21]
Từ số liệu của bảng thống kê cho thấy rõ tỷ lệ người Việt sinh sống ở
Lào, đặc biệt là khu vực Trung Lào chiếm tỷ lệ cao trong kết cấu dân cư. Đây
là một đặc điểm xã hội Lào từ thời thuộc Pháp. Do vậy, trong phong trào đấu
tranh chống Pháp giành độc lập của nhân dân các bộ tộc Lào có sự đóng góp
lớn công sức của người Việt.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1946), thực dân Pháp mở những đợt
càn quét lớn vào một số địa bàn quan trọng của miền Trung Lào, người Việt
sinh sống tại khu vực này phải cấp tập tản cư sang vùng Đông Bắc Thái Lan.
Số lượng Việt kiều sinh sống tại Trung Lào giảm.
Khi thực dân Pháp rút khỏi Lào, thời kỳ thuộc Mỹ số lượng người Việt
sinh sống tại Lào khó thống kê chính xác.
Sau năm 1975, trong điều kiện hoà bình, trên tinh thần hữu nghị, chính
phủ hai nước Việt Nam - Lào đã đẩy mạnh hợp tác phát triển trên mọi lĩnh vực.
Lào là một thị trường tiềm năng đối với các doanh nhân Việt. Theo đó, quá
trình di cư sang Lào của người Việt cũng tăng nhanh. Người Việt sang Lào


14


bằng nhiều con đường: Một số cán bộ người Việt sang Lào thực hiện nhiệm vụ
giúp đỡ Lào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Khi công trình hoàn thành
một bộ phận nhỏ công nhân đã chủ động xin định cư tại Lào;Thăm thân nhân
rồi ở lại Lào; Sang Lào theo giấy thông hành, hết hạn giấy thông hành lại xin
gia hạn; Tự do sang Lào kiếm việc làm… Theo kết quả điều tra của Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á (Việt Nam) trong Dự án 2005-SE 020 về Cộng đồng
người Việt tại Lào do quỹ Rockefeller tài trợ cho biết, hiện tại có khoảng
30.000 người Việt sống tại Lào và dân số Lào thời điểm hiện tại 6,1 triệu
người. Như vậy, tỉ lệ giữa dân bản địa và người Việt di cư ở Lào không nhỏ.
Ở các tỉnh thuộc Trung Lào, dựa trên số liệu của Hội người Việt
Nam cung cấp đến thời điểm năm 2005, số lượng người Việt định cư tại
Lào như sau:
Bảng 1.2. Người Việt định cư tại các tỉnh Trung Lào năm 2005
Đơn vị: Người
Các tỉnh/ thành phố

Số người Việt (Năm 2005)

Xiêng Khoảng

112

Viêng Chăn

4.715


Bolikhămxay

196

Khăm Muộn

1.446

Savănnakhệt

2.821
Tổng

9.290
Nguồn: [14,tr. 36]

Từ các số liệu trên, chúng tôi nhận thấy, s ố lượng người Việt định cư tại
các tỉnh thuộc Trung Lào chiếm tới 1/3 số người Việt sinh sống trên toàn đất
Lào vào thời điểm năm 2005. Năm 2015, tuy chưa có điều kiện thống kê số
người Việt định cư tại các tỉnh thuộc Trung Lào, song với số liệu của Hội Việt
Nam tại Viêng Chăn cung cấp, chúng tôi được biết số người Việt đang sinh

15


sống tại Viêng Chăn có khoảng 5000 người. So sánh con số người Việt ở Viêng
Chăn năm 2005 và năm 2015 cho thấy số lượng người Việt nhập cư tăng không
đáng kể. Lí giải hiện tượng này, ông Đào Minh Châu (Chủ tịch Hội người Việt
ở Viêng Chăn) cho biết nguyên nhân do chính phủ Lào thực hiện những quy
định mới, hạn chế nhập cư của người nước ngoài vào Lào.

Như vậy, quá trình di cư của người Việt đến Lào theo chiều dài lịch sử
đã hình thành nên cộng đồng người Việt vững chắc tại đây. Tuy số lượng
người Việt định cư tại Lào thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, nhưng họ đã trở
thành một bộ phận quan trọng trong bức tranh đa dân tộc của đất nước Lào.
Cộng đồng người Việt ở Lào tuân thủ pháp luật Lào, hoạt động hiệu quả với sự
chỉ đạo của các Hội người Việt Nam tại các tỉnh Lào.
1.3. Giáo dục trong cộng đồng người Việt ở Trung Lào trước năm 1975
Ở khu vực Trung Lào, nhất là Viêng Chăn, trong cộng đồng người Việt
thời gian định cư của gia đình người Việt lâu nhất đã trải qua 7 đời. Số người
Việt sinh sống ở đây từ 4 đến 5 đời chiếm tỉ lệ đông nhất (55,14%). Đây là
những người Việt đến định cư tại Lào vào thập niên đầu thế kỷ XX. Người Việt
đến Lào từ sau năm 1975 chiếm tỉ lệ thấp và khó điều tra đầy đủ.
Trong quá trình định cư tại Lào, người Việt phải đối mặt với nhiều biến
cố khó khăn những họ vẫn kiên cường vượt qua tất cả. Định cư ở quê người,
một trong những đức tính quý báu của người Việt luôn được phát huy, đó chính
là tinh thần hiếu học. Người Việt lấy sự học tập làm điều căn bản để thực hiện
đạo lý làm người “nhân bất học bất tri lý”. Do đó, trong suốt mấy trăm năm,
trải qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, tại quê hương mới, giáo dục luôn
là một lĩnh vực được coi trọng và đề cao. Việc “học” đã trở thành yếu tố quyết
định tương lai, vị thế của người Việt trong môi trường xã hội Lào.
Việc “học” đối với người Việt rất quan trọng. Tuy nhiên, những ngày
đầu tiên làm ăn sinh sống tại Lào họ gặp rất nhiều khó khăn, cách học của

16


người Việt là tự tổ chức giảng dạy cho con cái ở nhà, con học theo cha mẹ, ông
bà; Do có sự tương đồng về văn hoá nên một số người Việt cũng đã đưa con
cháu mình đi học tại các chùa của người Lào hoặc chùa của người Việt tại Lào.
Thời thuộc Pháp, cùng với việc củng cố bộ máy thống trị, tiến hành khai

thác kinh tế, thực dân Pháp cũng quan tâm đến lĩnh vực đời sống văn hoá - xã
hội. Nếu như ở Việt Nam, việc “học” được người Pháp chú trọng ngay khi đặt
ách cai trị thì ở Lào ít khẩn trương hơn. Chiếm được xứ Lào năm 1893 nhưng
đến năm 1902 thực dân Pháp mới bắt đầu tổ chức nền giáo dục ở đất này. Mục
đích nền giáo dục thuộc địa chỉ là để duy trì vĩnh viễn ách thống trị của Pháp.
Khâm sứ Lào Fournier khẳng định: “Nền giáo dục ở nước Lào không có mục
đích nào khác là đào tạo các thông ngôn cho các công sở mà còn cho các nhu
cầu thương mại ngày càng phát triển nữa” [11, tr. 30].
Theo mô típ chung, ngay thời gian đầu thực dân Pháp lợi dụng nền giáo
dục bản xứ để áp đặt nền giáo dục Pháp. Nếu ở VN với hệ thống trường làng và
nền giáo dục ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho học thì ở Lào hệ thống trường chùa
làm cơ sở cho giáo dục phổ cập trong nhân dân đã có trước khi Pháp đến.Thực
dân Pháp chủ trương đưa thêm một số kiến thức sơ đẳng về khoa học tự nhiên
vào các chương trình học.
Năm 1906, Toàn quyền Paul Beau chủ trương tiến hành cải cách giáo
dục trên toàn cõi Đông Dương. Ở Lào trường sư phạm cho các nhà sư được
thành lập ở Viêng Chăn. Sau đó, các trường tương tự được thành lập ở
Savảnnakhệt, Pắc Xế…. Như vậy, với chương trình cải cách giáo dục lần thứ
nhất trên toàn Đông Dương ở Lào có hai loại trường: Trường chùa và trường sư
phạm. Về việc phân cấp học, trường chùa nằm trong hệ thống trường cấp I,
nghĩa là tương đương với trường sơ học trong cả nước.
Cải cách giáo dục toàn Đông Dương được Pháp thực hiện năm 1917. Dự
án được thực nghiệm ở bốn vùng khác nhau, trong đó có Viêng Chăn và
17


×