Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

B26 CO CAU NEN KINH TE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.11 KB, 4 trang )

BÀI 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
Sinh viên thực tập: Sùng A Cải
Ngày dạy: /3 /2017
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Phân tích được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội
- Trình bày được khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và nhận xét sơ đồ, bảng số liệu về nguồn
lực phát triển kinh tế và cơ cấu của nền kinh tế.
- Biết cách tính toán cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành
kinh tế của các nhóm nước.
3. Thái độ, hành vi
Nhận thức được các nguồn lực để phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của Việt
Nam và địa phương, từ đó có những cố gắng trong học tập nhằm phục vụ nền kinh tế
đất nước sau này.
4. Định hướng phát triển năng lực
Trong bài định hướng cho học sinh một số năng lực sau: Năng lực tự học, năng
lực làm việc nhóm, phân tích số liệu, biểu đồ,...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Sơ đồ nguồn lực và sơ đồ cơ cấu nền kinh tế trong SGK (phóng to).
- Biểu đồ cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (vẽ theo số liệu trong SGK).
- Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
Dựa vào bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới và bảng 22:
a) Hãy xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc.
b) Tại sao lại có sự phân bố dân cư không đồng đều như vậy?
3. Mở bài/Định hướng bài mới (1)


Mở bài: Sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ dựa trên các nguồn lực nào? Vai
trò của các nguồn lực đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ra sao? Cơ cấu của nền
kinh tế được xác định gồm các thành phần nào?...Đó là các vấn đề chúng ta cần tìm
hiểu trong bài học hôm nay.


4. Bài mới
Hoạt dộng 1: Tìm hiểu về các nguồn lực phát triển kinh tế
- Mục tiêu: Phân tích được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội.
- Phương pháp dạy học: đàm thoại gợi mở.
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm nhỏ, cả lớp.
- Thời gian: 15 phút.
- Các bước tiến hành:
Hoạt động dạy và học
GV: Yêu cầu HS đọc nhanh trong SGK và nêu
khái niệm nguồn lực phát triển kinh tế?
HS: Nêu khái niệm nguồn lực trong phần I.1
SGK trang 99 và cho ví dụ.
GV: Dựa vào sơ đồ trang 99/SGK, các em cho
thầy biết người ta dựa vào đâu để phân loại
nguồn lực?
HS: Trả lời, HS khác bổ sung.
- Theo nguồn gốc, nguồn lực được chia ra các
loại nào? HS quan sát kĩ sơ đồ trang 99.
- GV: Ngoài ra, theo phạm vi lãnh thổ có thể
chia ra nội lực và ngoại lực.
Các loại nguồn lực trên có vai trò như thế
nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội các
em cùng thầy tìm hiểu phần 3.

GV: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm
hiểu vai trò của một nguồn lực và cho ví dụ.
HS: Các nhóm hoạt động, sau 3 phút GV gọi
HS bất kì đại diện nhóm đứng lên trả lời. HS
khác trong nhóm bổ sung.
GV: Nêu thêm ví dụ và chuẩn kiến thức
1. Ví dụ với vị trí nằm ở trung tâm khu vực
Đông Nam á, tạo điều kiện cho nước ta giao
lưu thuận lợi với các nước....
2. Ví dụ: với dân số, nguồn lao động dồi dào
là cơ sở cho việc xác định phát triển các ngành
đòi hỏi nhiều nhân lực lao động như công
nghiệp dệt, chế biến lương thực, thực phẩm....

Nội dung
I. Các nguồn lực phát triển kinh tế:
1) Khái niệm:
Nguồn lực là tổng thể vị trí, các
nguồn tài nguyên, hệ thống tài sản quốc
gia, nguồn nhân lực, đường lối chính
sách, vốn và thị trường... ở cả trong
nước và ngoài nước có thể được khai
thác nhằm phục vụ cho việc phát triển
kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
2) Các loại nguồn lực:
a) Phân theo nguồn gốc:
- Vị trí địa lí.
- Nguồn lực tự nhiên.
- Nguồn lực kinh tế- xã hội.
b) Phân theo phạm vi lãnh thổ:

- Nguồn lực trong nước (nội lực)
- Nguồn lực nước ngoài (ngoại lực)
3) Vai trò của nguồn lực đối với phát
triển kinh tế - xã hội:
- Vị trí: Tạo ra thuận lợi hay gây khó
khăn trong việc trao đổi, tiếp cận giữa
các vùng trong nước, giữa các quốc gia.
- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên
của quá trình sản xuất:
- Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò
quan trọng để lựa chọn chiến lược phát
triển kinh tế


Hoạt động 2: Tìm hiểu vè cơ cấu nền kinh tế
- Mục tiêu: Trình bày được khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu
kinh tế.
- Phương pháp dạy học: đàm thoại gợi mở.
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm nhỏ, cả lớp.
- Thời gian: 20 phút.
- Các bước tiến hành:
Hoạt động dạy và học
GV: Yêu cầu HS đọc nhanh trong SGK và nêu
khái niệm cơ cấu kinh tế?
HS: Nêu khái niệm cơ cấu kinh tế trong và cho
ví dụ.
GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SGK và
cho biết cơ cấu nền kinh tế gồm các bộ phận
nào?
HS: Trả lời và phân tích, nhận xét BSL trong

SGK và giải thích.
GV: Lấy ví dụ ở Việt nam để HS hiểu rõ hơn về
cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta năm 2015.
GV chuẩn kiến thức.
HS: HS ghi bài vào vở.
GV: Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu HS
hoàn thành Cơ cấu thành phần kinh tế, Cơ cấu
lãnh thổ theo các tiêu chí sau:
- Khái niệm
- Cơ cấu (gồm những bộ phận nào)
- Ví dụ minh họa.
HS: Làm việc và trình bày quan điểm của mình.
GV: Nêu thêm ví dụ và huẩn kiến thức.

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (5p)

Nội dung
II. Cơ cấu kinh tế:
1) Khái niệm
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các
ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có
quan hệ hữu cơ tương đối ổn định
hợp thành.
2) các bộ phận hợp thành cơ cấu
nền kinh tế
a) Cơ cấu ngành
Gồm 3 nhóm:
- Nông - lâm - ngư nghiệp.
- Công nghiệp - Xây dựng.
- Dịch vụ.

b) Cơ cấu thành phần kinh tế
Bao gồm 2 khu vực:
- Khu vực kinh tế trong nước
- Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài.
c) Cơ cấu lãnh thổ
Là sản phẩm của quá trình phân
công lao động theo lãnh thổ, được
hình thành do việc phân bố của các
ngành theo không gian địa lí, bao
gồm:
- Toàn cầu và khu vực.
- Quốc gia.
- Vùng.


1. Kiểm tra, đánh giá
Yêu cầu HS viết sơ đồ tư duy.
2. Tổng kết
3. Giáo bài tập về nhà
- Hoàn thiện bài tập cuối bài.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
V. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực tập


Nguyễn Tiến Luật

Sùng A Cải



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×