Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thực trang và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu của các ngân hàng thương mại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.04 KB, 4 trang )

III.
1.

Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu
các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Phương hướng hoàn thiện pháp luật về nợ xấu

Để xử lý nhanh và căn bản nợ xấu trong các TCTD, NHNN đã phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 phê duyệt án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và
thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Kết quả đạt
được là hết sức tích cực, hạn chế gia tăng nợ xấu. Vì vậy phương hướng trước mắt.
Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để các ngân hàng có căn cứ thực hiện xếp
hạng tín dụng nội bộ, hướng theo thông lệ quốc tế. Song song với việc xây dựng,
hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ, cần có chính sách phát triển các đơn vị xếp
hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác xếp hạng tín
dụng. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, việc phát triển các tổ
chức xếp hạng tín dụng không do Nhà nước quản lý để hạn chế việc chi phối của tổ
chức hay cá nhân làm sai lệch kết quả xếp hạng là rất quan trọng trong hoạt động
tín dụng của ngân hàng.
Nhanh chóng xử lý những bất ổn trong nội tại của một số ngân hàng, giám sát dòng
tiền luân chuyển trong nội bộ ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ
bản làm hệ thống ngân hàng luôn bất ổn, và tích tụ rủi ro hệ thống lớn. Khi giám
sát được dòng vốn ra khỏi vòng luẩn quẩn bởi một số ngân hàng, nợ xấu của các
ngân hàng thương mại có điều kiện được xử lý, điểm nghẽn về vốn sẽ được khắc
phục, việc tiếp cận vốn của DN sẽ dễ dàng hơn.
2.


Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu
Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về phân loại nợ xấu.



Để có thể tiến hành giải quyết nợ xấu thì việc đầu tiên mà các TCTD cần tiến hành
là phải xác định rõ, chính xác tình hình nợ của doanh nghiệp. Để làm được điều
này, thiết nghĩ pháp luật hiện hành nên có quy định rõ ràng hơn trong việc phân
loại nợ xấu, nên thống nhất một tiêu chí phân loại nợ áp dụng cho tất cả các TCTD,
nên kết hợp giữa phương pháp định lượng và phương pháp định tính trong việc
phân loại nợ xấu. Đồng thời cần đưa ra một quy chuẩn chung về tiêu chí định tính,
quy định cụ thể về quy trình, cách thức để thực hiện phân loại nợ theo tiêu chí định
tính. Cần có quy định mang tính chất bắt buộc chung đối với các TCTD trong việc
nghiêm túc thực hiện phân loại nợ xấu theo đúng quy chuẩn đã ban hành, nghiêm
cấm việc đảo nợ, cơ cấu lại khoản nợ… để che dấu tình trạng nợ xấu.




Thứ hai, cần phát triển thị trường mua bán nợ phát triển và nâng cao năng
lực cạnh tranh.

Theo quy trình hoạt động quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày
06/9/2013 của NHNN, VAMC phải mua nợ, sau đó mới tái cơ cấu lại các khoản
nợ, cuối cùng bán nợ xấu đã mua và các tài sản bảo đảm của các khoản nợ này.
Ngoài VMAC, đang có hơn 20 AMC của các NHTM và DATC thuộc Bộ Tài
Chính. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các AMC của các NHTM hoạt động chưa thực
sự hiệu quả
Để phát triển thị trường mua bán nợ, cần chú trọng các giải pháp sau:
(i)

(ii)

(iii)




Nâng cao năng lực của các công ty mua bán nợ trong nước, trong đó, chú
trọng thúc đẩy phạm vi hoạt động của các AMC, khuyến khích các AMC
tham gia mua bán các khoản nợ của các ngân hàng khác, ngoài việc xử lý nợ
của ngân hàng mẹ, để giảm bớt gánh nặng cho VAMC;
Phát triển thị trường mua bán nợ thứ cấp với sự tham gia của các nhà đầu tư
trong và ngoài nước nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu đã mua, cũng như
tạo lối ra cho thị trường nợ sơ cấp với VAMC. Giải pháp này cũng giúp các
TCTD thấy được triển vọng trong xử lý đầu ra các khoản nợ đã bán cho
VAMC và giảm được áp lực phải nhận lại khoản nợ xấu sau 5 năm bán, do
đó, giúp đẩy nhanh tiến độ bán nợ của các TCTD đối với VAMC;
Xây dựng quy trình, phương pháp định giá nợ, tài sản, cho phép VAMC định
giá nợ xấu theo giá thị trường nhưng sẽ thương lượng phần lãi hoặc lỗ với
các TCTD14, đồng thời quy định các công ty tư vấn định giá tài sản hay các
công ty kiểm toán tham gia định giá phải là các công ty hoạt động độc lập.
Thứ ba, cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa VAMC và các TCTD trong
quá trình xử lý nợ

Giữa VAMC và các TCTD cần thống nhất phương án, lộ trình, kế hoạch xử lý
cũng như việc giải quyết những vướng mắc trong quá trình xử lý các khoản nợ đã
mua bán. Cần xây dựng một cơ chế phối hợp hiệu quả và chủ động giữa VAMC và
các TCTD với các giải pháp như Với tư cách là chủ nợ mới của các khoản nợ xấu
đã mua, VAMC cần tăng cường trách nhiệm xử lý và phối hợp cùng các TCTD để
nhanh chóng thu hồi nợ, chứ không chỉ thực hiện chức năng quản lý danh mục và
hồ sơ nợ xấu như hiện nay; Hoàn thiện cơ sở pháp lý để VAMC có thể trực tiếp xử


lý tài sản, xử lý nợ xấu như các TCTD, vì thực chất, sau khi mua nợ, với vai trò là

chủ nợ mới, VAMC nên được toàn quyền xử lý nợ thông qua các biện pháp: Phát
mại tài sản, khởi kiện, tái cơ cấu nợ… thay vì chỉ quản lý các khoản nợ dựa theo
báo cáo từ các NHTM như hiện nay; Xét về dài hạn, VAMC nên hoạt động như
một công ty mua bán nợ chuyên nghiệp để tạo tính cạnh tranh cũng như nâng cao
hiệu quả của hoạt động mua bán nợ xấu.
Thứ tư, về cơ chế xử lý tài sản đảm bảo.



Cùng với những khó khăn trong việc tìm khách hàng mua nợ, xử lý đầu ra cho các
khoản nợ xấu đã mua, VAMC còn gặp khó khăn cả trong quá trình thu hồi và phát
mãi tài sản khiến cho quá trình xử lý nợ xấu mất nhiều thời gian.
Nguyên nhân :VAMC được phép tổ chức bán đấu giá đối với tài sản đảm bảo các
khoản nợ xấu không có thỏa thuận với TCTD và chủ nợ trị giá dưới 10 tỷ đồng và
tài sản bảo đảm không thuê được tổ chức đấu giá chuyên nghiệp thực hiện. Tuy
nhiên, do chưa có quy định về tiêu chí, cách thức lựa chọn nơi tổ chức đấu giá tài
sản nên mỗi nơi thực hiện khác nhau;
-Chưa có quy định rõ ràng về cách thức UBND và cơquan công an thực thi vai trò
hỗ trợ cho bên xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm như thế nào.
-Quy trình giải quyết tài sản đảm bảo hiện nay có liên quan đến rất nhiều đối tác,
gây khó khăn cho việc giải quyết dứt điểm khoản nợ xấu. Bất cập này dẫn đến
việc VAMC dù đã mua được các khoản nợ, nhưng cũng không thể phối hợp với
các TCTD để phát mãi các tài sản đảm bảo
giải pháp :





Xem xét để trao cho VAMC các quyền hạn đặc biệt trong việc xử lý các

khoản nợ xấu chuyển giao để cắt giảm các thủ tục pháp lý
Căn cứ theo khả năng hồi phục của các doanh nghiệp phân loại nợ thành 2
nhóm. Với những doanh nghiệp có khả năng phục hồi nhưng thiếu hụt tài
chính, VAMC nên kêu gọi vốn đầu tư và thực hiện tái cấu trúc. Với những
doanh nghiệp không có khả năng phục hồi, VAMC nên tìm cách xử lý bằng
cách phát mại, hóa giá tài sản.
Có quy định cụ thể về trách nhiệm cũng như cách thức thực hiện vai trò
“giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền


thu giữ tài sản bảo đảm” của UBND và cơ quan công an theo Nghị định số
11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ nhằm hỗ trợ cho VAMC
trong công tác thu hồi tài sản đảm bảo
 Phát hành trái phiếu căn cứ theo mức độ rủi ro của khoản nợ cũng như giá
trị thực của tài sản đảm bảo. Theo đó, có thể chia trái phiếu thành 3 hạng
tương ứng với 3 nhóm nợ là nhóm 3, 4 và 5 với các mức lãi suất khác nhau
nhưng tối thiểu phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn.
• Thứ năm, thị trường thông tin nợ xấu cần phải được minh bạch,
Tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa VAMC với các TCTD và nhà đầu tư để giải
quyết vấn đề minh bạch thông tin của bên vay nợ. Đồng thời, VAMC có thể yêu
cầu giảm giá mua nợ xấu trong trường hợp TCTD từ chối tạo điều kiện cung cấp
các thông tin về bên vay nợ.
Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD, nâng cao tính minh bạch và xử
lý vấn đề sở hữu chéo. Kinh nghiệm các nước cho thấy, để minh bạch thị trường nợ
xấu, nên đẩy nhanh quá trình quốc hữu hóa, theo đó, NHNN có thể tham gia mua
cổ phần của những ngân hàng yếu kém, nhằm minh bạch quá trình thoái vốn của
các chủ sở hữu của ngân hàng. Đây cũng là hình thức chứng khoán hóa nợ xấu đã
được thực hiện ở nhiều nước phát triển (Hoa Kỳ, HànQuốc)




×