Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Vẽ sơ đồ tuyến tham quan du lịch tại điểm du lịch Vịnh Hạ Long thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu tư liệu. Xây dựng chương trình tham quan và viết thuyết minh chương trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.39 KB, 24 trang )

Báo cáo kết quả nghiên cứu nhóm
Đề tài nghiên cứu:Vẽ sơ đồ tuyến tham quan du lịch tại điểm du lịch Vịnh Hạ
Long thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu tư liệu. Xây dựng chương trình tham
quan và viết thuyết minh chương trình.

BỐ CỤC
1.
2.
3.

TỔNG QUAN
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN
NỘI DUNG BÀI THUYẾT MINH

NỘI DUNG
1


TỔNG QUAN
Vị trí: Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía tây Vịnh
1.

-

Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần
của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam giáp đảo Cát Bà, phía tây giáp đất liền với
đường bờ biển dài 120 km, Vịnh có tổng diện tích 1553 km 2 gồm 1969 hòn đảo lớn
nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới
công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba
đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía
đông).


Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu
tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư
trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên
nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang
động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó,
vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái
điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.Nơi
đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.
-

Giá trị thẩm mĩ: Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt
đẹp. Đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai
vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh
Hạ Long. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250
- 280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ
lục địa thành trũng biển. Quá trình Carxto bào mòn, phong hoá gần như hoàn toàn
tạo ra một Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới.
Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh
động: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái,
hòn Lư Hương... Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp
2


gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động
Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung... Đó thực sự là những lâu đài của tạo
hoá giữa chốn trần gian.Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi
mệnh danh là "kỳ quan đất dựng giữa trời cao”.
-

Thông tin cần biết:


Giá vé tham quan vịnh Hạ Long (đơn vị tính: đồng):
Phí tham quan vịnh được áp dụng cho từng tour cụ thể:
Giá vé cho 1
Giá vé cho
người Việt Giá vé cho 1
1 người
Nam cao
trẻ em
lớn
tuổi

Tuyến tham quan vịnh
Tuyến 1:
Động Thiên Cung – Hang Đầu Gỗ - Hòn
Chó Đá - Làng chài Ba Hang - Hòn Đỉnh
Hương - Hòn Trống Mái (Cặp Gà) - Làng
chài Hoa Cương

80.000

40.000

40.000

Tuyến 2:
Hang Sửng Sốt, Đảo Ti Tốp (hoặc Hòn Soi
Sim) - Động Mê Cung - Hồ Động Tiên
(hoặc Hang Trống hoặc Hang Trinh Nữ
hoặc Hang Bồ Nâu hoặc Hang Luồn)


90.000

45.000

40.000

130.000

65.000

60.000

Tuyến 2 và nghỉ đêm:
Hang Sửng Sốt - Đảo Ti Tốp hoặc hòn Soi
Sim - Động Mê Cung - Hồ Động Tiên (hoặc
Hang Trống hoặc Hang Trinh Nữ hoặc Hang
Bồ Nâu hoặc Hang Luồn).
Điểm nghỉ đêm : Hòn 690 - Lạch Đầu Xuôi
- Hòn Lờm Bò (hoặc Hang Trinh Nữ - Hang
Trống hoặc Hồ Động Tiên - Hang Luồn
hoặc Hòn 587 Hang Lát).
3


Tuyến 3:
Trung tâm Văn hóa làng chài Cửa Vạn Làng chài Cửa Vạn - Hang Tiên Ông - Hồ
Ba Hầm

60.000


30.000

30.000

100.000

50.000

50.000

60.000

30.000

10.000

100.000

50.000

30.000

Tuyến 5: Cảng tàu – Bến Gia Luận (Cát
Bà – Hải Phòng):
Hòn Chó Đá, làng chài Ba Hang, Hòn Đỉnh
Hương, Hòn Trống Mái (Gà Chọi), Làng
chài Hoa Cương

40.000


20.000

20.000

Tham quan bổ sung điểm dành cho người
lớn: Hang Ba Hang hoặc Hòn Soi Sim
(Khi khách tham quan đã có vé tham quan
tuyến 1 hoặc tuyến 2 tương ứng)

20.000

10.000

10.000

Tuyến 3 và nghỉ đêm:
Trung tâm Văn hóa làng chài Cửa Vạn Làng chài Cửa Vạn - Hang Tiên Ông - Hồ
Ba Hầm.
Điểm nghỉ đêm: Hồ Ba Hầm (hoặc Làng
chài Cửa Vạn).
Tuyến 4:
Hang Cỏ - Hang Thầy - Làng chài Vông
Viêng - Hang Cạp La - Làng chài Cống
Đầm hoặc Khu sinh thái Tùng Áng - Cống
Đỏ hoặc Hòn Xếp
Tuyến 4 và nghỉ đêm:
Hang Cỏ, Hang Thầy, Làng chài Vông
Viêng, Hang Cạp La, Làng chài Cống Đầm
hoặc Khu sinh thái Tùng Áng-Cống Đỏ

(hoặc Hòn Xếp).
Điểm nghỉ đêm Cống Đỏ

4


Tham quan bổ sung điểm trong tuyến:
Hang Bồ Nâu (hoặc Hang Luồn hoặc Hang
Trống hoặc Hang Trinh Nữ )
(Khi khách đã có vé tham quan tuyến 2)

10.000

Lưu ý:
Mỗi loại vé tham quan vịnh có thể dùng chung cho nhiều đối tượng khách
khác nhau và các nội dung tham quan khác nhau nhưng chỉ có giá trị đối với một
trong những nội dung tham quan (tuyến hoặc điểm tham quan) được ghi trên vé.
Khách đã mua vé tham quan một tuyến nếu có nhu cầu tham quan các tuyến khác
hoặc điểm tham quan bổ sung thì phải mua thêm loại vé có mệnh giá qui định theo
tuyến (điểm tham quan bổ sung) đó.
+ Vé tham quan chỉ có giá trị một lần sử dụng cho 1 người trong ngày, khách mua
vé nghỉ đêm trên vịnh có giá trị sử dụng từ 12 giờ ngày hôm trước đến 12 giờ trưa
ngày hôm sau.
+ Người cao tuổi được hưởng ưu đãi theo Thông tư 127/2011/TT-BTC phải là công
dân Việt Nam đủ 60 tuổi trở lên (theo Điều 2 Luật Người cao tuổi) và phải xuất
trình giấy CMND hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh là người cao tuổi. Trẻ em
dưới 6 tuổi miễn vé, đủ từ 6 đến 15 tuổi thu theo mệnh giá ghi trên vé.
- Dịch vụ du lịch khác:
+ Tour tham quan vịnh bằng du thuyền: Du khách sẽ có cơ hội nghỉ đêm tại những
điểm tham quan trên vịnh như hang Bồ Nâu, hang Sửng Sốt, hang Luồn, hang

Trinh Nữ, đảo Cống Đỏ, hồ Ba Hầm và tham dự tiệc rượu tại hang Trống. Giá
tiền tùy theo từng loại du thuyền và thời gian tham quan trên vịnh.
+ Tour chèo thuyền kayak khám phá vịnh: Du khách có thuê kayak ở cảng tàu
khách du lịch Bãi Cháy hoặc các làng chài với giá từ 100.000 – 200.000 đồng/giờ,
tùy loại thuyền 1, 2 hay 3 chỗ.
5


+ Tại bãi tắm trên đảo Ti Tốp và đảo Soi Sim, du khách có thể lựa chọn các loại
hình giải trí biển như dù bay (có xuồng kéo), lái môtô nước, đi xuồng “bay”, kéo
chuối (ngồi trên xuồng caosu do xuồng cao tốc kéo)...
+ Tại khu vực hồ Cống Đỏ và hồ Ba Hầm có dịch vụ câu cá, lặn biển khám phá rạn
san hô.
+ Khám phá vịnh bằng trực thăng do Công ty TNHH MTV Trực thăng Miền Bắc
tổ chức (điện thoại: (84-4) 3877 1410/ máy lẻ 105; Hotline: 0983848909 hoặc
0983116067; email:;)
+ Tour tắm biển, leo núi ở đảo Ti Tốp; du lịch sinh thái ở hòn Soi Sim; du lịch văn
hóa cộng đồng ở làng chài Cửa Vạn, Vông Viêng…
+ Dịch vụ ăn uống: Du khách có thể đặt thực đơn với chủ tàu trước khi tàu khởi
hành 1 tiếng để vừa thưởng thức các món đặc sản biển trên vịnh, vừa thưởng ngoạn
phong cảnh tuyệt vời của Hạ Long.
+ Đồ lưu niệm: Du khách có thể mua đồ lưu niệm (sản phẩm thủ công mỹ nghệ
truyền thống được làm từ than đá, gốm sứ, ngọc trai, vỏ ốc, vỏ sò, gỗ, thủy tinh;
các loại khảm trai, tranh thêu, bưu ảnh, bản đồ vịnh Hạ Long…).
2.

Xây dựng chương trình tham quan

Các tuyến tham quan trên Vịnh:
Tuyến 1: Cảng tàu Du lịch - Thiên Cung - Đầu Gỗ - Đỉnh Hương - Gà Chọi (thời

gian 4h).
Tuyến 2: Cảng tàu Du lịch - Thiên Cung - Đầu Gỗ - Đỉnh Hương - Gà Chọi - Sửng
Sốt - Ti Tốp. (thời gian 6h).
Tuyến 3: Cảng tàu Du lịch - Tam Cung - Sửng Sốt - Ti Tốp (thời gian 6h).
Tuyến 4: Cảng tàu Du lịch - Mê Cung - Sửng Sốt - làng chài Cửa Vạn - Hồ Ba
Hầm (thời gian 8h).
Tuyến 5: Cảng tàu Du lịch - Ngọc Vừng - Quan Lạn (thời gian 2 ngày, một đêm).
6


3.

-

Nội dung bài thuyết minh
Tuyến 2:
Động Thiên Cung
Động Thiên Cung toạ lạc trên Đảo Đầu Gỗ, cách bến tầu du lịch Bãi Cháy

khoảng 4 km. Đông được coi là một trong những hang động đẹp và lớn nhất
của Vịnh Hạ Long. Do cửa hang khá hẹp đồng thời với sự phát triển của hệ thực
vật trên đảo nên cửa động bị che khuất vì vậy mà động được phát hiện khá muộn.
Đến năm 1993 trong một trận bão lớn, ngư dân đã lên đảo Đầu Gỗ để tránh bão và
tình cơ phát hiện ra một động lớn…. Do những hình thù của thách nhũ có trong
động khiến người ta liên tưởng đến cung đình như: Hình Rồng – Phượng, Tứ Trụ
… nên tên Thiên Cung đã được đặt cho động. Quả thực đến thăm động du khách sẽ
có cảm nhận như mình đang lạc vào chốn thiên cung với hệ thống thạch nhũ kỳ ảo
và tráng lệ.
Ðộng gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa. Chuyện kể rằng sau khi
vua Rồng giúp dân ta đánh tan giặc giã, vua Rồng trở về động của mình an tọa,

năm ấy trời hạn hán nặng, dân tình mất mùa nhiều nên họ phải cầu cứu vua Rồng
ra tay làm mưa. Bao nhiêu người đã ra đi mà không có ngày trở về. Không sợ nguy
hiểm gian nan, đôi trai gái quyết tâm cùng nhau đi tìm gặp vua Rồng.
Trong những hang động đẹp nổi tiếng vịnh Hạ Long mới được phát hiện
trong những năm gần đây phải nói đến động Thiên Cung. Ðộng nằm ở phía tây
nam vịnh Hạ Long cách bến tàu du lịch 4 km, trên đảo Ðầu Gỗ ở độ cao 25 m so
với mực nước biển, có tọa độ 107o00'54" và 20o54'78". Ðảo Ðầu Gỗ xưa còn có
tên là đảo Canh Ðộc có đỉnh cao 189 m, dãy đảo như một chiếc ngai ôm trong lòng
mình hai hang động đẹp. Ðường lên động Thiên Cung vách đá cheo leo, hai bên
tán lá rừng che phủ um tùm, vào những đêm trăng, những chú khỉ tinh nghịch leo
xuống tận đây để kiếm hoa quả. Qua một khe cửa hẹp, lòng động đột ngột mở ra
không gian có tiết diện hình tứ giác với chiều dài hơn 130 mét. Càng vào trong ta
7


càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lộng lẫy của tạo hoá.Ðộng gắn liền với truyền thuyết
về vua Rồng xưa. Chuyện kể rằng sau khi vua Rồng giúp dân ta đánh tan giặc giã,
vua Rồng trở về động của mình an tọa, năm ấy trời hạn hán nặng, dân tình mất
mùa nhiều nên họ phải cầu cứu vua Rồng ra tay làm mưa. Bao nhiêu người đã ra đi
mà không có ngày trở về. Không sợ nguy hiểm gian nan, đôi trai gái quyết tâm
cùng nhau đi tìm gặp vua Rồng. Người con gái của họ ra đời được đặt tên là nàng
Mây. Nàng Mây lớn lên đã làm xao xuyến trái tim Hoàng tử Rồng và tình yêu đã
giúp họ tìm đến với nhau, đám cưới được tổ chức 7 ngày 7 đêm tại khu vực trung
tâm động. Ðể chúc mừng đám cưới, những chú rồng bay lượn lúc ẩn lúc hiện trong
rừng mây nhũ đá, những chú voi con công kênh nhau lên nhảy múa, những con
mãng xà lớn trườn mình quấn quanh cây đa cổ thụ, hai chú sư tử đá nhảy múa bờm
tóc tung bay, trên cao những chú đại bàng giang rộng đôi cánh khổng lồ trên không
trung... Một chú voi lớn được trang trí diêm dúa công phu đang nằm phủ phục chờ
cô dâu chú rể bước xuống. Nam Tào, Bắc Ðẩu tóc bạc như mây cũng đến dự tiệc
vui, cảnh tượng tưng bừng náo nhiệt và vô cùng sống động.

Tất cả những hình ảnh đó như vừa được hoá đá nơi này. Trên vách động phía
đông là một bức tranh hoành tráng đồ sộ, trong đó chạm nổi những nhân vật trong
truyện cổ tích xưa, nét chạm khắc mềm mại uyển chuyển và vô cùng tinh tế sắc sảo
tới từng chi tiết nhỏ, những khối điêu khắc dù là đồ sộ hay nhỏ bé đều được bàn
tay của tạo hoá trau chuốt tỉ mỉ. Trung tâm động là 4 cột trụ to lớn lực lưỡng chống
đỡ thiên đình. Từ chân cột tới đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kỳ lạ như
chim cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành... Trên vách động phía bắc là
cảnh một bầy tiên nữ đang múa hát chúc mừng đám cưới.Dưới vòm động cao vút,
từng chùm nhũ đá rủ xuống muôn màu tạo thành bức rèm đá thiên nhiên lộng
lẫy.Ðâu đó có tiếng trống bập bùng như trong đêm hội làng xưa.Ðó chính là tiếng
gió thổi qua kẽ đá.Ðứng giữa vòm động cao vút, màu thạch nhũ xanh như dát ngọc
ta ngỡ như đang đứng trong tiên cảnh bồng lai vậy.
8


Tới ngăn động cuối cùng, những luồn ánh sáng trắng xanh đỏ xen lẫn phối
màu tạo nên khung cảnh hoa lệ. Một vòi nước tự nhiên bốn mùa tuôn chảy róc
rách, nơi đây có ba chiếc ao, nước trong vắt. Ðây là nơi nàng Mây thường tắm cho
100 người con của mình và nuôi họ khôn lớn trưởng thành. Một con đường dẫn ra
phía ngoài quanh co uốn khúc, đó chính là con đường mà nàng Mây cùng 50 người
con của mình ra đi để khai phá vùng đất mới, 50 người con còn ở lại cùng với
người cha xây dựng quê hương, di vật mà người mẹ để lại là bầu vú tiên tràn trề
sức sống.
-

Hang Đầu Gỗ
Vịnh Hạ Long có nhiều đảo, hang động, trong đó có nhiều hang động đã và

đang là điểm đến hấp dẫn trong hành trình tham quan của du khách như Trinh Nữ,
Hồ Động Tiên, Mê Cung, Sửng Sốt… nhưng có lẽ không có hang động nào có

được quy mô và nhiều huyền tích lịch sử như hang Đầu Gỗ. Người Hòn Gai đã lưu
truyền câu ca dao: “Hòn Gai có núi Bài Thơ/ Có hang Đầu Gỗ có chùa Long Tiên”.
Không phải bỗng nhiên mà hang Đầu Gỗ được người Pháp tôn là “Động của các
kỳ quan” và không phải vô tình mà Đầu Gỗ được Bác Hồ - và trước đó vua Khải
Định cùng toàn quyền Pháp đến thăm, đề thơ ca ngợi…
+ Nguồn gốc:
Về nguồn gốc tên gọi Đầu Gỗ, hiện nay, điều thú vị là có rất nhiều dữ liệu
khác nhau.Cụ thể, trên các tài liệu giới thiệu du lịch Vịnh Hạ Long và trong dân
gian, có 3 cách giải thích khác nhau.
Thuyết thứ nhất, theo truyền thuyết xưa kể rằng: Trong cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây
để cắm xuống lòng sông Bạch Đằng, tạo nên một trận thuỷ chiến vang lừng trong
lịch sử. Sau đó còn rất nhiều mẩu gỗ sót lại vì vậy hang mang tên là hang Đầu Gỗ.
9


Lại có tên gọi là hang Giấu Gỗ vì theo truyền thuyết đây chính là nơi Trần Hưng
Đạo cho giấu các cọc gỗ lim để chuẩn bị cho trận chiến Bạch Đằng chống quân
Nguyên – Mông. Nếu động Thiên Cung hoành tráng tinh tế, hiện đại thì hang Đầu
Gỗ trầm mặc uy nghi và rất đồ sộ. Cuốn Merveille de Monde (kỳ quan thế giới)
của Pháp xuất bản năm 1938 chuyên về du lịch giới thiệu các danh thắng nổi tiếng
thế giới đã gọi hang Đầu Gỗ là Grotte des merveilles (động của các kỳ quan). Điều
đó hoàn toàn chính xác. Hang Đầu Gỗ như tập trung được một quần thể kiến trúc
cổ xưa, Vẻ đẹp hoang sơ và tĩnh mịch với nhiều cột đá, trụ đá, măng đá nhỏ nhắn,
cao vút như muốn vươn tận trời xanh…
Thuyết thứ 2, thì giải thích dãy đảo Đầu Gỗ có hình cánh cung tạo ra trước
hang Đầu Gỗ một vụng kín gió, nên ngư dân thường tụ về đây trong những ngày
giông bão, hoặc sau một thời gian đánh bắt, họ thả neo sinh sống đông đúc và sửa
chữa đóng lại thuyền bè tại đây nên có nhiều mấu gỗ sót lại. Có lẽ tên hang Đầu
Gỗ hình thành từ sự việc này.

Thuyết thứ 3 giải thích, do đảo Đầu Gỗ trông xa có dáng tựa một súc gỗ
khổng lồ, có hai lỗ ở đầu để luồn dây thừng nên căn cứ vào hình dáng của đảo,
người ta đặt cho hang trên đảo là hang Đầu Gỗ.
+ Đặc điểm:
Giữa non nước mây trời Hạ Long tuyệt mỹ, một cái hang mang tên rất mộc
mạc dân dã: Hang Đầu Gỗ. Hang nằm trên đảo Đầu Gỗ. Từ phía xa nhìn lại, cửa
hang có màu xanh lam hình một con sứa biển, qua 90 bậc đá xây ta tới cửa hang.
Vòm hang cao khoảng 25m, từ trên cao ấy hàng trăm nhũ đá khổng lồ rủ xuống
như một dòng thác kỳ lạ.
Theo số liệu khảo sát của các nhà khoa học rộng khoảng 5000m2, cửa hang
rộng 17m và cao 12m. Hang Đầu Gỗ nằm ở độ cao 27m so với mực nước biển.
Hang có cùng độ tuổi kiến tạo với động Thiên Cung - tức được hình thành từ thời
10


Pleixtocen muộn cách ngày nay khoảng 2 triệu năm. Giống như một chiếc điều hoà
nhiệt độ khổng lồ, mùa đông nhiệt độ trong hang Đầu Gỗ thì ấm, mùa hè, bên
ngoài nóng nực nhưng trong hang lúc nào cũng chỉ 20-22oC.
Hang Đầu Gỗ như tập trung được một quần thể kiến trúc cổ xưa. Cấu trúc
hang toát ra một vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ và tĩnh mịch với nhiều cột đá, trụ đá,
măng đá nhỏ nhắn, cao vút như muốn vươn tận trời xanh... Hang có hệ động thực
vật đa dạng phong phú. Do có cửa hang được mở rộng nên độ ẩm trong lòng hang
cao, cộng với sự tác động của ánh sáng mặt trời nên có thể thấy ngay được sự phát
triển đa dạng của hệ thực vật, đặc biệt là rêu, cây dương xỉ và cây thân gỗ... Đây là
một đặc điểm khác biệt so với nhiều hang động khác trên Vịnh Hạ Long.
Dưới “bàn tay” tạo hoá của thiên nhiên, hang Đầu Gỗ gồm có ba ngăn chính:
Ngăn phía ngoài có hình vòm cuốn tràn trề ánh sáng tự nhiên, trần hang giống như
là một bức “tranh sơn dầu” khổng lồ, mô tả phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với
những rừng măng, nhũ đá nhiều màu tạo nên nhiều hình thù kỳ lạ tuỳ theo trí
tưởng tượng phong phú của mỗi người: những đàn voi đang đi kiếm ăn, những chú

hươu sao ngơ ngác, chú sư tử lim dim ngủ…, phía dưới là một chú rùa đang bơi
giữa bể nước mênh mông. Đứng dưới vòm hang ta có cảm giác như đang đứng
giữa một toà lâu đài cổ kính, có lối kiến trúc đồ sộ và hùng vĩ.
Vượt qua ngăn thứ nhất, qua một khe cửa hẹp, du khách sẽ bước vào ngăn
thứ hai của hang. Ánh sáng chiếu vào đây mờ ảo, những bức tranh mới lạ hiện lên
long lanh huyền bí. Những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện, những hình ảnh vừa quen
thuộc vừa xa lạ... tạo cho con người vừa sợ sệt vừa tò mò. Tới ngăn thứ ba của
hang, lòng hang lại đột ngột mở rộng. Bất giác nhìn lên phía trên trong ánh sáng
mờ ảo, ta nhận ra bốn xung quanh là hình ảnh toà thành cổ, trên đó đang diễn ra
một trận hỗn chiến gươm đao dưới thời các triều đại phong kiến trung cổ khi xưa.
11


Hẳn vẻ đẹp của hang Đầu Gỗ phải rất thuyết phục khiến tạp chí chuyên về
du lịch của Pháp có tựa đề Merveille de Monde (kỳ quan thế giới) xuất bản năm
1938 - khi giới thiệu các danh thắng nổi tiếng thế giới đã vinh danh hang Đầu Gỗ
là Grotte des merveilles (động của các kỳ quan). 95 năm trước - tức năm 1918, vua
Khải Định và Toàn quyền Pháp Albert Pierre Saraut nhân chuyến đi kinh lý đã ra
Vịnh Hạ Long chơi và lên thăm hang Đầu Gỗ. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần tiên
của tạo hoá, nhà vua đã cho làm thơ và bài tựa ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ
Long và hang Đầu Gỗ. Tấm bia kèm theo bản dịch hiện được dựng bên trái cửa
hang Đầu Gỗ (không có phần dịch thơ). Trên trán bia và đế bia có trang trí đôi rồng
chầu mặt trời; hai diềm bia là các hình mây lửa mang phong cách mỹ thuật cung
đình đặc trưng của triều Nguyễn. Trong lời tựa, vua Khải Định đã đặt tên cho động
Đầu Gỗ là động “Ngũ sắc tường vân”. Có ý kiến cho rằng, đó là hàm ý vua Khải
Định muốn ví vẻ đẹp của động Đầu Gỗ như chùa Tường Vân dựng năm 1843 ở
Huế.
Tháng 10-1957, trong chuyến về thăm khu Hồng Quảng, Bác Hồ đã tới tham
quan hang Đầu Gỗ. Chuyện kể rằng khi đứng ngắm cảnh tại hang Đầu Gỗ, Người
đã dặn những người cùng đi rằng “Các chú phải là người vãn cảnh như Bác, thế

mới vui! Cảnh đẹp một người không thể truyền đạt lại cho nhiều người.Tất cả các
chú phải cùng Bác thưởng thức”.
Ông Vũ Đức Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn công viên Vạn Cảnh
(Ban Quản lý Vịnh Hạ Long) cho biết, có lẽ chính vì danh hiệu tôn vinh năm xưa
của tạp chí ở Pháp cộng với giá trị lịch sử, văn hoá của hang Đầu Gỗ khiến “Động
của các kỳ quan” được nhiều du khách nước ngoài, nhất là du khách Pháp, Mỹ và
các nước châu Âu khác quan tâm và chiếm đa phần trong số lượng khách quốc tế
đến tham quan nơi đây.

12


-

Hòn Chó Đá:
Sau khi rời động Thiên Cung, Đầu Gỗ trên đường đi tham quan vịnh tàu
khoảng 10 phút là tới hòn Chó Đá.
Hòn Chó Đá như một biểu tưởng canh chừng cho những chuyến ra khơi của
du khách luôn được bình an. Và biểu tượng ấy đã đi vào lòng du khách hàng triệu
năm nay
Hòn Chó Đá gần Hang Ðầu Gỗ về phía tây, trong tổng thể 1969 hòn đảo lớn
nhỏ tạo nên một quẩn thể các đảo xung quanh vịnh Hạ Long xinh đẹp. Sở dĩ có tên
“hòn Chó Đá” là vì nó có hình thù giống một chú chó quay lưng ra biển.Như chúng
ta đã biết, Chó là một trong những động vật thân thiết với người dân Việt Nam, và
đó cũng là một trong những con vật linh thiêng có mặt trong các đền, chùa. Với
hình ảnh hòn Chó đá đứng trên mặt biển như để bảo vệ sự an toàn cho những du
khách tham quan khi đến vớ Hạ Long, là một hình ảnh có ý nghĩa sâu sắc, góp
phần làm tăng giá trị của cảnh quan thiên nhiên nơi đây.
Hòn Chó Đá cao khoảng 8m, giống như một con chó đá gác cổng khổng lồ.
Chó đá là một hình ảnh rất quen thuộc của người Việt Nam. Ở tất cả các đền miếu

thờ tự dân gian và cả ở hai bên cổng của các ngôi nhà cổ trước kia đều có những
đôi chó đá, để báo tin vui khi có khách đến thăm và để gác cổng ngăn chặn các kẻ
ác và tà khí xâm nhập.
Ngày ngày hòn Chó Đá như một biểu tượng canh chừng cho những chuyến
ra khơi của du khách luôn được bình an. Và biểu tượng ấy đã đi vào lòng du khách
hàng triệu năm nay.
Nếu đến với Hạ Long, bạn đừng bỏ qua hình ảnh đẹp này nhé. Hãy thưởng
thức cảnh sông nước hòa lẫn vào các điểm du lịch hấp dẫn sẽ để lại những ấn
tượng thú vị , khó quên trong lòng du khách.
-

Làng chài Ba Hang
13


Làng chài Ba Hang nằm cạnh động Thiên Cung, Làng chài có khoảng 50 hộ
dân sinh sống. Phần đông trong các hộ dân làm nghề đánh bắt hải sản để sinh sống.
Gần đây, khi nhiều du khách đến thăm làng chài, một số hộ đã chuyển sang nghề
dịch vụ du lịch như bán hải sản cho du khách.
Làng chài Ba Hang là một trong những làng chài nổi tiếng với du khách
trong và ngoài nước khi đến với du lịch Hạ Long. Đến với làng chài Ba Hang, du
khách không những được tận hưởng cảnh đẹp của sông núi đất trời nơi đây mà còn
được tự mình trảin ghiệm cuộc sống của những người ngư dân quanh năm đánh cá
trên biển mênh mông sông nước.
Khi màn đêm buông xuống, du khách được cùng những người dân làng chài
ra khơi, thú vị hơn du khách sẽ được tự mình thả lưới đánh cá.Ngoài ra còn nhiều
hoạt động thú vị khác như bơi thuyền thăm quan vịnh cũng là một trong những
điểm thu hút khách du lịch khi đến với nơi đấy.
Một lần đến với du lịch Hạ Long, du khách nhất định phải ghé qua thăm
làng chài Ba Hang để tận hưởng hết vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hóa ban cho nơi

đây!
-

Hòn Đinh Hương
Nằm trong các địa điểm tham quan Hạ Long nên một lần đặt chân tới nhất,

khung cảnh khi ngắm nhìn hòn Đỉnh Lư Hương vịnh Hạ Long, hình ảnh đã được in
trên tờ tiền 200.000 vnđ chắc chắn sẽ khiến cho bạn thấy thú vị và ngạc nhiên hơn
bao giờ hết.
Tới vịnh Hạ Long, đi về hướng Tây Nam của hang Đầu Gỗ, bạn sẽ nhìn thấy
một tuyệt tác của tạo hóa. Nói Hạ Long là sự sắp xếp có chủ đích của thiên nhiên
quả không sai.Những vũng, vịnh, hòn đều như thể được khéo léo đẽo gọt từ chính
sự tinh tế, ý vị của mẹ thiên nhiên.Hòn Đỉnh Lư Hương nằm gần hòn Chó Đá.
14


Dáng vẻ của Đỉnh Lư Hương bề thế, có hình ảnh như hai chân mảnh mai chắn
ngang lối đi, phía trên, phiến đá tạo được hình lư hương khổng lồ. Bức tranh hòn
Đỉnh Lư Hương giữa trời đất đã được rất nhiều nơi đưa vào làm hình ảnh tham
quan, một số công ty du lịch còn có những poster, sticker có hình ảnh nơi này như
một biểu tượng đáng tự hào của vịnh Hạ Long. Để ra thăm hòn Đỉnh Lư Hương
này, bạn có thể sử dụng tàu du lịch Hạ Long với những hướng dẫn viên bản địa
nhiệt tình và chu đáo nhất. Họ sẽ đưa bạn tới từng kì quan của thiên nhiên, tạo hóa,
phủ lên trên đó một câu chuyện hay một đoạn truyền thuyết nào đó, vừa tạo sự
hứng khởi, vừa gây tò mò cho chính khách tham quan.
Hòn Đỉnh Lư Hương sừng sững giữa biển khơi như một vật thiêng liêng
nhất. Không biết thời gian và sóng biển có bào mòn hòn đá ấy nhưng có lẽ, đi theo
năm tháng, Đỉnh Lư Hương sẽ mãi vẫn là một biểu tượng linh thiêng của đất trời,
của con người và vạn vật. Một chuyến tàudu lịch Hạ Long chắc hẳn sẽ còn mang
bạn đến một không gian tuyệt diệu với hòn đỉnh Lư Hương như thế.

-

Hòn Trống Mái
Hòn Trống Mái nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long, cách cảng tàu du lịch 5

km, gần hòn Đỉnh Hương khoảng chừng 1km.
Giữa một vùng biển nước bao la, hai con gà một con trống và một con mái
hiện lên ngạo nghễ trên mặt. Lúc bình minh lên từ phía xa chiếu ánh sáng rực rỡ
nhuộm đỏ đôi gà khổng lồ bên nhau trên sóng nước mênh mông. Từ mặt nước,
chiều cao mỗi con tới hơn chục mét. Tấm thân khổng lồ đứng trên cái chân thót lại,
thế chênh vênh tưởng chừng chỉ vài con sóng vỗ mạnh, cả khối đá nặng ấy có thể
đổ ập xuống bất cứ lúc nào.
Nhưng không, đã hàng triệu năm trôi qua, hai con gà vẫn thuỷ chung đứng
đó. Dường như sự hấp dẫn được nhân lên ở đôi chân không cân đối đó. Ðã có rất

15


nhiều tác phẩm nhiếp ảnh, hội họa, thơ ca… về hai con gà này.Hình ảnh của chúng
đã trở thành biểu tượng của du lịch Hạ Long và Du lịch Việt Nam.
“Có những người tha thiết yêu nhau
Khắc tên mình lên hòn Trống Mái
Chữ chưa mờ họ đã quên nhau
Tình đá vẫn ngàn năm cùng trăng dãi…”
-

Hang Sửng Sốt
Nằm ở khu vực trung tâm của Di sản Thế giới vịnh Hạ Long, hang Sửng Sốt

trong đảo Bồ Hòn. Đây là một hang rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long và

đây cũng là nơi tập trung nhiều đảo đá có hình dáng đặc sắc không nơi nào có
được. Đường lên hang Sửng Sốt luồn dưới những tán lá rừng, những bậc đá ghép
cheo leo, du khách vừa có được cái thú của người leo núi, vừa có cái háo hức như
đang đi lên trời.
Từ bến tàu leo lên khoảng 50 bậc đá dựng đứng rồi lại đi xuống chừng mươi
bậc đá nữa là đến cửahang với chiều cao khoảng 25 m. Động rộng khoảng 10.000
m2 với hàng ngàn măng đá, nhũ đá. Trong hang có một hệ thống đường đi lát đá
dọc từ cửahang vào đến lối ra dài hơn 500 m. Hai bên lối đi là những cột đèn
đường thấp vừa là cột giới chỉ đường vừa là vật trang trí, chiếu sáng. Hệ thống đèn
chiếu sáng với những kiểu đèn trang nhã, ánh sáng dịu mắt càng tôn thêm vẻ đẹp
của hang.
Hang được chia làm 2 ngăn chính, toàn bộ ngăn đầu như một khán phòng
rộng thênh thang, được ví như một nhà hát opera trên Vịnh Hạ Long. Ngăn thứ 2
được dẫn vào bằng một con đường nhỏ và mở ra một khung cảnh hoàn toàn khác
lạ, với lòng hang rộng mênh mông, có thể chứa được hàng ngàn người. Đi vào
trong còn rất nhiều điều thú vị khác.Tới đỉnh cao nhất củahang, bất ngờ một khu
"vườn thượng uyển" mở ra trước mắt ta, có hồ nước trong vắt, phong cảnh sơn
16


thuỷ hữu tình, muôn loài cây cỏ cùng nhiều loài chim muông sinh sống.Từng đàn
khỉ vẫn thường kéo nhau xuống đây tìm hoa quả làm náo động cả một vùng.
Ngay cạnh lối ra vào là nhũ đá có hình con ngựa và một thanh gươm dài gắn
với câu chuyện truyền thuyết xưa kể lại rằng: Sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh
Gióng đã giúp dân chúng ở đây đánh đuổi yêu ma, khi dẹp xong loạn, Thánh
Gióng bay về trời, để lại thanh gươm và con ngựa quý để trấn an dân chúng, xua
đuổi yêu quái. Hiện nay, trong lòng hang còn nhiều hình ảnh tự nhiên dường như là
những dấu tích của trận chiến ác liệt đó, vết chân ngựa Gióng trở thành những ao
hồ nhỏ xinh xinh cùng nhiều tảng đá to lớn vỡ vụn... Tới đây du khách không chỉ
trầm trồ vì vẻ đẹp kỳ lạ mà còn thán phục sự hùng vĩ, tuyệt diệu mà thiên nhiên đã

ban tặng cho con người. Mỗi cảnh trí trong hang mang đến cho du khách những
cảm giác mới lạ, ngạc nhiên.
Hang nằm ở vùng trung tâm du lịch của vịnh Hạ Long (bãi tắm Ti Tốp hang Bồ Nâu - động Mê Cung - hang Luồn - hang Sửng Sốt) và được người Pháp
đặt cho hang cái tên "Grotte des surprises" (động của sự sửng sốt).Hang Sửng Sốt
là một trong những hang động karst điển hình, có giá trị khoa học cao, được người
Pháp phát hiện vào năm 1901
-

Đảo Ti Tốp
Nằm ở khu vực trung tâm di sản, kỳ quan thiên thế giới Vịnh Hạ Long, cách

cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 7-8km về phía Đông Nam, đảo Ti Tốp được coi
là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất được khá nhiều du khách lựa chọn trong
hành trình tham quan Vịnh của mình.
Trước đây, theo cách gọi dân gian, đảo Ti-tốp có tên là đảo Hồng Thập Tự
hay đảo Nghĩa Địa. Sở dĩ có tên gọi này là do năm 1905, một tàu chở hàng của
Pháp khi vào vịnh Hạ Long do không có hoa tiêu thông thạo luồng lạch đã đâm
vào đá ngầm, bị đắm ở vũng Con Cóc, các thủy thủ đoàn thiệt mạng được đưa về
17


chôn ở đảo này. Từ đó, dân chài ít dám đến khu đảo này khai thác hải sản, đảo trở
nên hoang sơ. Đến năm 1962 nhận lời mời của Trung ương Đảng, Chính phủ nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của Bác Hồ, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô,
Chính phủ Liên Xô nhận lời để đồng chí Ti-tốp, anh hùng du hành vũ trụ Liên Xô,
sang thăm Việt Nam.
Ngày 22-1-1962 là một ngày thật đáng nhớ đối với vịnh Hạ Long khi Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã cùng đồng chí Ti-tốp đáp máy bay từ Hà Nội đi Hồng Quảng
(nay là tỉnh Quảng Ninh). Người muốn trực tiếp giới thiệu và cùng dạo chơi với
người anh hùng phi công vũ trụ, cùng chiêm ngưỡng cảnh đẹp huyền thoại của

vịnh Hạ Long. Đoàn nghỉ dừng chân ăn trưa trên một hòn đảo nhỏ với hình dáng
như bệ phóng tên lửa.
Màu xanh của cây cỏ phủ trên núi đá càng làm đẹp thêm bãi cát vàng trên
mặt nước trong veo nhìn thấy tận đáy. Chợt Bác quay sang hỏi đồng chí Nguyễn
Ngọc Đàm (là Chủ tịch ủy ban hành chính khu Hồng Quảng): “Hòn đảo này có tên
gọi gì chưa? “. Đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm chưa kịp trả lời thì Bác nói: “Hôm
nay Bác cháu ta và Anh hùng Liên Xô Ti-tốp cùng ăn cơm trưa dưới chân hòn núi
đá này. Để nhớ lâu, Bác cháu ta cùng đặt tên cho hòn đảo này là đảo Ti-tốp.Các
chú có đồng ý không? “. Tất cả đều cười vui nhất trí.
Khác với nhiều điểm du lịch khác trên Vịnh Hạ Long, ngoài phong cảnh
thiên nhiên tươi đẹp, sơn thuỷ hữu tình, đảo Ti Tốp còn sở hữu một bãi tắm tuyệt
đẹp, gọi là bãi tắm Ti Tốp. Đến đây, du khách có thể leo lên đỉnh núi để ngắm toàn
cảnh hòn đảo xinh đẹp này. Từ trên cao nhìn xuống, bãi tắm Ti Tốp có hình dáng
như một vầng trăng ôm trọn lấy chân đảo.Bãi tắm tuy diện tích không lớn nhưng
yên tĩnh, thoáng đãng và rất sạch, cát ở bãi tắm liên tục được nước thuỷ triều lên
xuống rửa sạch, trắng tinh, nước biển trong xanh bốn mùa. Có lẽ nhờ những ưu thế
nổi bật đó, Ti Tốp luôn thu hút đông khách du lịch đến tham quan, đặc biệt là
18


khách du lịch quốc tế rất thích đến bãi biển này. Vào mùa hè, mỗi ngày có hàng
chục chuyến tàu du lịch đưa khách đến đảo tham quan, tắm biển.
Trong các tuyến tham quan Vịnh Hạ Long, Ti Tốp đã và đang là một điểm
đến không thể thiếu trong hành trình khám phá của mỗi du khách. Nếu chưa đến Ti
Tốp, bạn hãy thử một lần đến đây để cảm nhận những gì thiên nhiên ưu ái, ban
tặng cho hòn đảo xinh đẹp này…
BÀI THUYẾT MINH:
Thưa các bạn trong chuyến thăm quan ngày hôm nay chúng ta sẽ đi thăm
quan Vịnh Hạ Long theo tuyến Vịnh Hạ Long – Động Thiên Cung – Hang Đầu Gỗ
- Hòn Đinh Hương - Hòn Gà Chọi – Hang Sửng Sốt – Đảo Ti Tốp. Bây giờ mời

các bạn xuống tàu thăm Vịnh, các bạn lưu ý lên xuống tàu cẩn thận và luôn nhớ
giữ vé thăm quan vì đến mỗi điểm thăm quan chúng ta phải trình vé cho trạm kiểm
soát vé. Tàu đang chầm chậm đưa chúng ta dạo chơi trên mặt Vịnh, mời các bạn
nhìn theo tay tôi chỉ phía xa kia chính là ngọn núi bài thơ, một ngọn núi rất đẹp và
có cái tên thật nên thơ của thành phố này.
Núi bài thơ cao 106m ,một nửa chân núi gắn với đất liền, một nửa ngâm
trong nước biển đã trở thành một tấm bình phong thiên nhiên che chở cho thành
phố và bến cảng. dưới các triều đại phong kiến trên ngọn núi này có đồn trú của
quân đội triều đình , lính triều đình thay nhau đến đây canh gác nếu có giặc kéo
vào họ liền nổi lửa cho khói bốc cao để báo về đất liền. những lúc bình thường
người lính gác chỉ cần thắp một ngọn đèn lồng treo trên mỏm núi đá cao nhất để
báo cho những nơi khác biết tình hình biên thùy yên ổn, do vạy mà núi có tên là
núi rọi đèn, tên chữ là truyền đăng. Mùa xuân năm 1468 vua lê thánh tông ra thăm
Vịnh Hạ Long có lên núi truyên đăng, cảm hứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên
ông đã làm bài thơ cho khắc lên vách đá ở đỉnh núi , từ đó núi truyền đăng có tên
là núi bài thơ.
19


Và để hiểu rõ hơn về Vịnh Hạ Long tôi xin giới thiệu một chút về nơi
đây, Vịnh Hạ Long nằm ở trung tâm vùng ven biển tỉnh quảng ninh,đây là một
phần rìa của đại lục châu á bị chìm xuống biển, Vịnh Hạ Long rộng 1533km2 gồm
1969 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên , đảo ở
Vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo thạch phiến , tập trung ở hai vùng
chính là vùng phía đông nam(thuộc Vịnh bái tử long) và vùng phía tây nam(thuộc
Vịnh Hạ Long). Vùng di sản thiên nhiên được thế giới hai lần công nhận có diện
tích 434km2 bao gồm 775 đảo mỗi đảo mang một dáng vẻ khác nhau chắc chắn sẽ
tạo cho các bạn nhiều thú vị, bất ngờ khi tới thăm.chắc hẳn các bạn vừa chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long vừa tự hỏi: “cái tên Vịnh Hạ Long từ đâu mà
có?” xin thưa Hạ Long có nghĩa là rồng xuống, cái tên này gắn với một truyền

thuyết trong dân gian của người việt nam, chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa
không nhớ rõ đời nào một lần giặc ngoại xâm hung giữ đánh chiếm nước ta, may
thay trời sai rồng mẹ cùng một đàn rồng con xuống giúp dân đánh giặc, rồng mẹ
và rồng con lập tức phun châu nhả ngọc, những châu ngọc ấy thoắt biến thành
muôn đảo đá kết thành trận địa ngăn bước quân giặc tạo điều kiện cho nhân dân
việt nam đánh thắng quân giặc, giặc tan rồng mẹ và rồng con không trở về trời
nữa mà ở lại trần gian. In dấu chiến công giết giặc chỗ rồng mẹ xuống nước gọi là
Hạ Long, chỗ rồng con xuống nước gọi là bái tử long, chỗ đuôi rồng quẫy lên
trắng xóa gọi là bạch long vĩ, vâng!cái tên Hạ Long đã xuất hiện trong một câu
chuyện thần thoại rực rỡ dược trí nhớ của người việt nam lưu truyền trong dân
gian như vậy đấy ạ! Còn về mặt thư tịch thì tên Hạ Long lần đầu tiên xuất hiện
vào thế kỷ 19, trên bản đồ hàng hải của pháp vẽ Vịnh bắc bộ và trên một số bài
báo chữ pháp và chữ việt viết về Vịnh Hạ Long lúc bấy giờ. Từ cuối thế kỷ 19trở
về trước, tên Hạ Long không thấy được ghi chép trong các thư tịch cổ còn lưu trữ
được mà nó dược gọi bằng những cái tên khác như biển giao châu, lục thủy, vân
đồn, an bang. Các bạn thân mến để có thể chiêm ngưỡng hết cảnh đẹp ở Hạ Long
20


có lẽ chúng ta phải rong buồm cả tháng thì mới đủ, bởi vẻ đẹp của đảo đá ở đây vô
cùng sống động , muôn hình ,muôn vẻ, có đảo cao vút, có đảo chỉ cao vài chục
mét, có đảo hình cánh buồm, có đảo hình con rùa,con rồng, hình ông lão câu cá…
hình dáng của đảo đá luôn thay đổi theo mỗi sắc độ của thời gian và theo các góc
nhìn. Tiềm ẩn bên trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như
động thiên cung, hang đầu gỗ… mà chỉ ít phút nữa thôi là các bạn sẽ được chiêm
ngưỡng tận mắt. Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với hệ sinh
thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, tùng áng. Cùng với
hàng nghìn loài động thực vật phong phú và quý hiếm, với những giá trị đặc biệt
về địa mạo địa chất như vậy Vịnh Hạ Long đã được công nhận là di sản thiên
nhiên thế giới hai lần,lần một năm 1994 và lần hai năm 2000. Tàu đã cập bến

động Thiên Cung, mời các bạn lên thăm quan động, ban đầu động này chưa có tên
là động Thiên Cung mà những người dân nơi đây gọi nó là vú chị vú em bởi trong
động có haivú đá màu son, một to ,một nhỏ trông giống như hai bầu vú của chị và
em.
Như các bạn nhìn thấy cửa hang có hình gần tròn, lúc mới phát hiện có
đường kính 1.05m cách mép nước chừng 40m, động này đã có người tham quan từ
rất lâu, nhưng trong một thời gian dài cho đến năm 1995, động Thiên Cung bị
lãng quên và cửa động bị cây cối rậm rạp che phủ kín. Sau khi Vịnh Hạ Long được
công nhận là di sản thiên nhiên thế giới thì đã dấy lên phong trào tìm kiếm hang
động trong Vịnh, những người trong ban quản lý hang đầu gỗ đã tìm thấy động
thiên cung. Động có tiết dện hình chữ nhật rộng khoảng 25m cao trên 20m, mời
các bạn nhìn lên trần động các bạn sẽ nhìn thấy những hình ảnh tuyệt đẹp trông
giống như cảnh nơi thượng giới, kia là hình ảnh Ngọc Hoàng, thiên Lôi, Tam Tào,
Bắc Đẩu. Mời các bạn nhìn sang phía bên này các nhũ đá ở đây lại trông giống
như những nàng tiên nữ xiêm y lộng lẫy đang say sưa múa hát, lơ lửng trên trần
động kia là hình ảnh chiếc gậy đá thần diệu của tôn ngộ không. Tất cả những hình
21


ấy tựa như quang cảnh chốn thiên cung thần bí, chính vì vậy mà người ta đặt tên
cho động này là động Thiên Cung thay cho tên gọi vú chị vú em như ban đầu. Mời
quý khách nhìn theo tay tôi chỉ, tai vách động phía bắc có một cột thạch nhũ trắng
xanh, giống hình cô gái khỏa thân, bởi vậy những người mới tìm ra động thiên
cung đã dặt cho nó một cái tên khác là động bạch tuyết, ở phía bên kia nhũ đá lại
trông giống như những chú voi tinh nghịch đang công kênh nhau hoặc hình ảnh
của một chú ngựa đang phi nước đại. chúng ta vừa mới tìm hiểu về động thiên
cung, bây giờ mời các bạn cùng tôi sang thăm hang Đầu Gỗ, đây là một trong
những hang động đẹp nhất Hạ Long
Hang Đầu Gỗ cách động Thiên Cung 120m, chúng ta có thể đi bộ sang,
hang đầu gỗ mở trong lòng một ngọn núi có cùng tên cao189m so với mực nước

biển,như các bạn nhìn thấy cửa hang trông rất giống hình một con sao biển.
Chúng ta phải leo qua 90 bậc đá xếp thì mới lên được cửa hang, hang đầu gỗ hay
còn gọi là hang dấu gỗ gắn liền với một câu chuyện lịch sử, theo nhân dân trong
vùng kể lại để chuẩn bị cho trận phục kích giặc nguyen mông trên sông bạch đằng
năm 1288 ,trần hưng đạo đã cho người đẵn gỗ lim,táu trên rừng đẽo thành những
cọc nhọn giấu trong hang để cắm xuống sông bạch đằng tạo thành chướng ngại
vật ngăn bước tiến quân thù. Hang đầu gỗ còn là nơi giấu quân của tướng trần
khánh dư trong trận phục kích đoàn thuyền lương của giặc do tướng trương văn
hổ cầm đầu vào năm 1287. cũng có thuyết cho rằng cái tên hang đầu gỗ xuất hiện
bởi những người dân trong vùng đặt cho, những người dân đi biển gặp những hôm
trời mưa to gió lớn , biển nổi bão đã vào hang đầu gỗ trú chân, họ đốt lửa sưởi
những thanh gỗ không cháy hết đã để lại những đầu mẩu gỗ sót lại trong hang và
người dân đã gọi hang là hang đầu gỗ.
Nếu như các bạn vừa được chiêm ngưỡng những hình ảnh tráng lệ lộng lẫy
của các măng đá nhũ đá của động thiên cung thì hình ảnh tại hang đầu gỗ lại
hoàn toàn khác hẳn, một khung cảnh khác được mở ra với những đường nét rêu
22


phong cổ kính . hang đầu gỗ được chia làm ba ngăn, ngăn ngoài là một lòng chảo
lớn thoạt nhìn trông giống như một sân khấu vũ kịch ngăn này có sức chứa có thể
lên tới ba, bốn nghìn người ,đây là ngăn có nhiều măng đá nhũ đá với nhiều màu
sắc khác nhau. Mời quý khách nhìn theo tay tôi chỉ, ở vách hang phía đông thẳng
đứng phía đông thẳng đứng nước thấm từ trần hang xuống tạo thành những đường
nét uyển chuyển với màu sắc xanh, nâu, vàng rực rỡ trông giống như một bức
tranh sơn dầu đang vẽ dở. còn ở vách hang phía tây kia, dưới đáy ngăn là hàng
loạt các măng đá lớn, nhỏ khác nhau, cái này thì trông giống như con rùa, măng
đá này thì trông giống như con voi, kia lại là hình ảnh của con nghê con hổ. trông
những nhũ đá ấy dễ tạo cho chúng ta cảm giác như là sự hội tụ của những sinh vật
hóa đá. Còn trụ đá thẳng đứng vút lên giữa hang kia là hình một vị la hán mặc áo

thụng cầm chiếc gậy đá nét mặt tươi vui như đón chào mọi người tới thăm. Mời
các bạn vào thăm hang thứ hai, ngay cửa ngăn có một khối đá tròn cao, màu trắng
trong ,khi có ánh đèn chiếu vào khối đá này bỗng rực lên phản chiếu lại luồng óng
ánh như kim cương rất đẹp, những nhũ đá măng đá trong ngăn này có hình dáng
phảng phất của tháp chàm cổ kính ở miền trung. Còn đây là ngăn trong cùng của
hang ngăn này đẹp hơn hai ngăn ngoài, nhưng các măng đá nhũ đá tựa như những
khối điêu khắc có đường nét cực kỳ tinh xảo, ngăn này được thắt lại với chiếc
giếng tròn quanh năm tràn trề nước ngọt. thưa các bạn sinh viên thân mến, sự đa
dạng của các măng đá nhũ đá làm cho hang đầu gỗ trở thành hang đảo đẹp nổi
tiếng của Hạ Long, người pháp đã gọi hang đầu gỗ là động của các kỳ quan, và
tôi cũng xin thông báo với các bạn buổi thăm quan Vịnh Hạ Long trong tuyến
“động thiên cung- hang đầu gỗ” của chúng ta kết thúc tại đây, hy vọng sau chuyến
thăm quan này các bạn càng hiểu thêm về giá trị to lớn của di sản thiên nhiên này,
có thêm nhiều kiến thức mới phục vụ cho công việc học tập của các bạn cũng như
thêm yêu quý và trân trọng những thắng cảnh của đất nước. bây giờ xin mời các
bạn chúng ta cùng đi ra cầu tàu và lên tàu trở về khách sạn, chúng ta cùng chào
23


và hẹn gặp lại Hạ Long, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ trong những chuyến đi
tiếp theo.

24



×