Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG SỮA BỘT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.26 KB, 80 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC KINH TẾ KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ
TRƯỜNG SỮA BỘT VIỆT NAM

Chủ nhiệm đề tài
Sinh viên lớp
Giảng viên hướng dẫn
Địa điểm

: Đỗ Quý Phái
: ĐHQTKD 8A5 HN
: Th.S Vũ Đình Chuẩn
: Trường đại học Kinh tế
Kỹ thuật Công nghiệp
Thời gian hoàn thành : Tháng 05/2016

Hà Nội – 2016


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

Giảng viên hướng dẫn

: Th.s Vũ Đình Chuẩn


Nhóm sinh viên thực hiện :
1. Vũ Thị Nhẹ
2. Đỗ Quý Phái

ĐH QT 8A5
(chủ nhiệm đề tài)

ĐH QT 8A5

3. Đỗ Thúy An

ĐH QT 8A5

4. Nguyễn Thị Mơ

ĐH QT 8A5

5. Nguyễn Hữu Tuyển

ĐH QT 8A5


MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU BẢNG.............................................................................6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................7
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: TỔng quan nghiên cỨu vỀ khẢ năng cẠnh tranh trên thỊ
trưỜng sỮa bỘt ViỆt Nam.............................................................................4
1.1Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh...................................................4
1.1.1 Cạnh tranh................................................................................................4

1.1.2 Khả năng cạnh tranh..............................................................................4
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp............5
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh................................6

1.2 Tổng quan nghiên cứu về cạnh tranh trên thị trường sữa bột.........10
1.2.1. Ước lượng độc quyền trên thị trường sữa......................................10
1.2.2. Tác động của mức độ cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp sữa:....................................................................................11

1.3 Tổng quan về sữa bột và thị trường sữa bột việt nam......................12
1.3.1. Sữa bột và thị trường sữa bột...............................................................12
1.3.1.1 Sữa bột:.............................................................................................12
1.3.1.2 Thị trường sữa bột:............................................................................13
1.3.2 Thị trường sữa bột của Việt Nam.........................................................16
1.3.2.1 Phân tích tổng cung...........................................................................16
1.3.2.2 Phân tích cầu:...................................................................................19

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ
TRƯỜNG SỮA BỘT VIỆT NAM...............................................................23
2.1. Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa bột Việt Nam. . .23
2.1.1. Khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm sữa bột Việt Nam...........23
2.1.2. Khả năng cạnh tranh về chất lượng của sản phẩm sữa bột Việt Nam
.......................................................................................................................... 23

2.2. Các nhân tố chủ yếu tác động tới khả năng cạnh tranh của sữa bột
việt nam.......................................................................................................25
2.2.1. Nguồn nguyên liệu.................................................................................25
2.2.2. Lao động................................................................................................27
2.2.3. Công tác khoa học công nghệ...............................................................27


2.3. Tác động của mức độ cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp:...........................................................................28
2.3.1. Mô hình và số liệu:...............................................................................28
2.3.2. Phương pháp và kết quả ước lượng:...................................................30


2.3.3. Gỉai thích kết quả và hàm ý chính sách cạnh tranh trên thị trường
sữa bột:............................................................................................................31

2.4. Đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường sữa bột: góc nhìn từ
người tiêu dùng...........................................................................................33
2.4.1. Phương pháp khảo sát:.........................................................................33
2.4.2. Mẫu khảo sát:........................................................................................33
2.4.3. Kết quả khảo sát:..................................................................................34
2.4.3.1. Hành vi tiêu dùng sữa bột:...............................................................34
2.4.3.2 Đánh giá về giá cả và chất lượng sữa bột hiện nay:.........................42
2.4.3.3 Vấn đề cạnh tranh hiện tại trên thị trường sữa bột:..........................43

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM SỮA BỘT VIỆT NAM.........47
3.1. Kết luận chung.....................................................................................47
3.2. Kiến nghị một số giải pháp phát triển sản phẩm sữa bột việt nam 48
3.2.1. Hoàn thiện, bổ sung, cụ thê hóa trong văn bản hướng dân thi hành
các điều luật cạnh tranh:................................................................................48
3.2.2. Minh bạch hóa thông ti, tăng tính thống nhất và tiến hành phân cấp,
phân quyền với cơ chế quản lý giá sữa hiện tại:...........................................49
3.2.3. Tăng cường thẩm quyền và nâng cao tính độc lập của cơ quan quản
lý cạnh tranh:..................................................................................................50
3.2.4. Tăng cường phân bổ nguồn lực, đào tạo và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ cho hoạt động quản lí cạnh tranh:..............................................51

3.2.5. Tích cực tuyên truyền sâu rộng kiến thức pháp luật cạnh tranh:.....51
3.2.6. Giảm thiểu các rào cản gia nhập thị trường sữa bột:.........................51
3.2.7. Gíam sát chặt chẽ hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị
trường sữa bột:................................................................................................52
3.2.8. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức người tiêu dùng về sữa bột:.......52
3.2.9. Nâng cao chất lượng hệ thống kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm:......................................................................................................53
3.2.10. Thành lập trung tâm hỗ trợ thông tin tiêu dùng:.............................54
3.2.11. Hiện đại hóa khu vực bán lẻ:..............................................................54

3.3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp......................54
3.3.1. Ước lượng độ độc quyền trên thị trường sữa bột:..............................54
3.3.2. Mô hình nghiên cứu tác động của mức độ cạnh tranh đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp sữa bột:.........................................................54
3.3.3. Nghiên cứu nhận thức người tiêu dùng về các vấn đề cạnh tranh trên
thị trường sữa bột:..........................................................................................55


3.3.4. Thảo luận về hiệu quả chính sách cạnh tranh nên thị trường sữa bột:
.......................................................................................................................... 55
3.3.5. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý cạnh tranh trêb thị
trưỡng sữa bột:................................................................................................55

KẾT LUẬN....................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................57
PHỤ LỤC.......................................................................................................60


DANH MC BIU BNG
Bng 1.1: S lng n bũ sa ca Vit Nam 2001-2013..........................16

Bng 1.2: sn lng sa bt sn xut trong nc giai on 2008-2013...18
Bng 1.3: c cu dõn sụ Vit Nam 2009-2013...........................................20
Bng 2.1. D bỏo sn lng sa ca Vit Nam 2010-2020.......................25
Bng 2.2: Mt s n v nhp khu sa......................................................26
Bảng 2.3: Số lợng lao động của các đơn vị sản xuất.................................27
Bng 2.4: Thụng tin mu kho sỏt:..............................................................33
Bng 2.5: Mc hi lũng v giỏ c v cht lng sa bt ang dựng.. .43
Bng 2.6: Nhn thc v nh hng ca mc cnh tranh trờn th
trng sa bt................................................................................................44
S 1.1: chui giỏ tr trong ngnh sa bt...............................................13
Biu 1.2: Th phn sa bt Vit Nam 2010-2013.................................19
Biu 1.3: khi lng v giỏ tr tiờu th cỏc loi sn phm sa 2013.. 20
Biu 1.4: thu nhp kh dng bỡnh quõn u ngi Vit Nam..........21
Biu 1.5: Chi tiờu bỡnh quõn u ngi Vit Nam.............................21
Biu 2.1 : Tn sut mua sa bt ca cỏc ỏp viờn.................................35
Biu 2.2: i tng tiờu dựng sa bt....................................................35
Biu 2.3: Lý do khụng s dng sa bt nc ngoi..............................36
Biu 2.4: Lý do khụng a dựng sa bt trong nc..............................36
Biu 2.5: Cỏc hóng sa bt ỏp viờn thng dựng...............................37
Biu 2.6: Cỏc kờnh tip cn thụng tin v sn phm..............................37
Biu 2.7: a im mua hng..................................................................39
Biu 2.8: Cỏc yu t nh hng n quyt nh mua hng..................39
Biu 2.9: Chi phớ sa bt bỡnh quõn thỏng............................................40
Biu 2.10: Mi quan h gia thu nhp v chi mua sa bt bỡnh quõn
thỏng...............................................................................................................40
Biu 2.11: ỏnh giỏ v mc giỏ c sa bt hin nay.............................42
Biu 2.12: Quan im v cỏc hnh vi lm tng giỏ sa bt..................45
Biu 2.13: ỏnh giỏ v mc cnh tranh ca cỏc hóng trờn th
trng sa bt................................................................................................46



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài:
Sữa là nguồn dinh dưỡng quý giá cần thiết cho cơ thể con người ở mọi lứa
tuổi. Nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam đang tăng lên hàng ngay khi mức sống của
người dân ngày càng được cải thiện.
Trong đó sữa bột là một loại thực phẩm quan trọng, bổ sung dinh dưỡng
cũng như các loại vi chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể của nhiều đối tượng từ
trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, các bà mẹ đanh mang thai cho đến người cao tuổi…Cùng
với sự gia tăng của thu nhập, mức chỉ tiêu dành cho sữa bột ngày càng có trọng số
lớn hơn trong giỏ hàng hóa tiêu dùng của mỗi gia đình người Việt.
Tuy nhiên, thị trường sữa bột Việt Nam hiện đang bị chi phối bởi một số ít
các doanh nghiệp lớn trong ngành. Theo số liệu nghiên cứu thị trường của
Uuromonitor (2013), 4 doanh nghiệp lớn nhất chiếm tới 72,1% thị phần trên thị
trường sữa bột: Abbott (24,5), Vinamilk (19%), FrieslandCampina (14,4%),
MeadJohnson (14,2%). Với tỷ lệ này, 4 hãng sữa hoàn toàn có thể dẫn dắt thị
trường và quyết định giá bán. Và thực tế, giá sữa bột ở Việt Nam đã liên tục tăng
trong thời gian qua và cao hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Tính chung từ 2010-2015, cả 4 hãng lớn đã có 4 lần tăng giá sữa bột gần như
cùng lúc, với mức tăng trung bình đều trên 8% mỗi đợt. Trong đó Abbott dẫn đầu
với mức tăng bình quân 9,85%, xếp thứ 2 là FrieslandCampina với mức tăng là
9,38%, Vinamilk tăng trung bình 8,75% và MeadJohnson là 8,38%.
Kết quả điều tra Cục Quản lý Cạnh tranh- Bộ Công Thương (2012) cũng cho
thấy, giá sữa bột Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu
vực. Cụ thể: Sữa EnsureGold, PediaSure (của Abbott) nhập khẩu từ Mỹ, giá ở Việt
Nam cao hơn Thái Lan, Malaysia, Indonesia 20-30%. Sữa EnfaGrow, Enfakid,
EnfaMama… (của MeadJohnson) nhập khẩu từ Mỹ, tại Việt Nam cũng cao hơn

Thái Lan từ 20-70%. Sữa của Nestle nhập khẩu từ nhiều nước vào Việt Nam bán
cao hơn Thái Lan, Indonesia, Malaysia từ 10-65%. Friso nhập khẩu từ Hà Lan, tại
Việt Nam giá bán cao hơn so với Malaysia, Singapore từ 10-60%. Cá biệt có sữa
Dugro 1, 2, 3 của hãng Dumex tại Việt Nam cao hơn các nước Thái Lan, Malaysia,
Indonesia từ 130-220%. Với dòng sữa XO, nhóm nghiên cứu không thu thập được
hết các chủng loại XO như bán ở Hàn Quốc nhưng giá của XO hương vani tại Việt
Nam cũng cao hơn khoảng 26-30% giá bán ở Hàn Quốc.
Việc giá sữa quá cao, trong khi chất lượng gần như không thay đổi đã cho
thấy lợi ích của người tiêu dùng đang bị xâm hại. trong khi đó, các chính sách điều
tiết của cơ quan quản lý tỏ ra không hiệu quả vì không điều tra đực mức giá cao là
do các doanh nghiệp thỏa thuận nâng giá.

1


Tình hình trên đã đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu, đánh giá mức độ cạnh
tranh trên thị trường sữa bột Việt Nam, những tác động của nó tới kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, đến lợi ích của người tiêu dùng, cũng như đánh giá
hiệu quả của các chính sách điều tiết cạnh tranh của Chính Phủ thời gian qua đối
với thị trường sữa bột; trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện
tình hình.
Mặc dù vậy, cho đến nay các nghiên cứu về cạnh tranh trên thị trường sữa
bột Việt Nam chỉ tồn tại phổ biến dưới dạng những bài viết chính sách ngắn, bàn
luận về các hiện tượng và đề xuất kiến nghị. Còn những nghiên cứu mang tính chất
hàn lâm, với nền tảng khoa học vững chắc vẫn chưa hề có.
Xuất phát từ những nguyên do trên nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định
lựa chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh trên thị trường sữa bột Việt
Nam”.

2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu:

2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm nghiên cứu, đánh giá mức độ khả năng cạnh tranh và tác động
của nó đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường sữa
bột; xem xét mức độ nhận thức về các vấn đề cạnh tranh của người tiêu dùng và
đánh giá thực trạng chính sách cạnh tranh trên thị trường sữa bột thời gian qua. Trên
cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện một thị trường sữa bột
cạnh tranh lành mạnh ở Việt Nam.

2.2.

Câu hỏi nghiên cứu:

Nhằm đạt được những mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài tập trung giải quyết
các câu hỏi nghiên cứu:
- Có tồn tại tình trạng độc quyền nhóm trên thị trường sữa bột Việt Nam?
- Mức độ cạnh tranh ảnh hưởng thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp trên thị trường sữa bột?
- Chính sách cạnh tranh có tác động thế nào trên thị trường sữa bột thời gian
qua?
- Người tiêu dùng nhận thức như thế nào về các vấn đề cạnh tranh trên thị
trường sữa bột?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu khả năng cạnh tranh trên thị trường có thể được thực hiện ở
nhiều phạm vi, với nhiều cách thức, phương pháp, chỉ số khác nhau. Do hạn chế về
tri thức, kinh nghiệm cũng như thời gian và nguồn dữ liệu, đề tài chỉ giới hạn phạm
vi nghiên cứu vào phân tích cạnh tranh trên thị trường sữa bột thông qua chỉ số mức
độ tập trung.
Về mặt thời gian, đề tài nghiên cứu từ năm 2010 đến nay.


2


Về không gian, đề tài nghiên cứu trên địa bàn Việt Nam.
Về đối tượng nghiên cứu, để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, đề
tài tập trung nghiên cứu các đối tượng: quá trình sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp sữa bột; người tiêu dùng sữa bột và các chính sách cạnh tranh trên thị
trường sữa bột.

4. Giả thuyết khoa học:
- Thị trường sữa bột Việt Nam đang tồn tại tình trạng độc quyền nhóm.
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường sữa bột có quan hệ thuận chiều với kết
quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, ngược chiều với lợi ích của
người tiêu dùng.
- Các chính sách điều tiết cạnh tranh của Chính phủ chưa thực sự hiệu quả
trong việc hạn chế các vấn đề cạnh tranh trên thị trường sữa bột Việt Nam.

5. Phương pháp nghiêm cứu và số liệu:
Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm: nghiên
cứu định tính và định lượng để đạt mục tiêu nghiên cứu. cụ thể như sau:
(i) Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, nghiên cứu tại bàn.
(ii) Phân tích định lượng để:
- Lượng hóa mức độ cạnh tranh trên thị trường sữa bột thông qua tính toán
chỉ số mức độ tập trung của thị trường và chỉ số HHI. Các chỉ số này sẽ được tính
cho khoảng thời gian từ năm 2010 trở lại đây do hạn chế về mặt số liệu.
- Đánh giá tác động của hành vi độc quyền nhóm đến kết quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường sữa bột thông qua mô hình Cấu
trúc-Dẫn dắt-Kết quả (SCP).
(iii)Phân tích định tính thể hiện qua phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên
gia và phương pháp điều tra xã hội học để đánh giá về hiệu quả chính sách điều tiết

cạnh tranh trên thị trường sữa bột Việt Nam.
Nguồn dữ liêu đầu vào cho mô hình Cấu trúc-Dẫn dắt-Kết quả (SCP) được
lấy từ “Điều tra doanh nghiệp” của Tổng Cục Thống kê từ năm 2008-2012. Đề tài
nghiên cứu mức độ nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề cạnh tranh trên thị
trường sữa bột thông qua cuộc khảo sát tiến hành từ 05/03/2015-05/04/2015.

6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có cấu
trúc 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về khả năng cạnh tranh trên thị trường sữa
bột Việt Nam
Chương 2: Đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường sữa bột Việt Nam
Chương 3 : Kiến nghị một số giải pháp nhằn tăng khả năng cạnh tranh của
sản phẩm sữa bột Việt Nam

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG SỮA BỘT VIỆT NAM
1.1Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh
1.1.1 Cạnh tranh
Adam Smith cho rằng cạnh tranh có thể làm giảm giá thành và giá cả sản
phẩm, do đó: Làm cho xã hội được lợi nhờ nâng cao năng suất của doanh nghiệp.
Cạnh tranh điều tiết sự phân phối tư bản và các tài nguyên kinh tế - xã hội giữa các
ngành sản xuất với nhau, làm cho giá cả thay đổi, thúc đẩy kỹ thuật phát triển, đổi
mới cơ cấu tổ chức kinh tế, kết quả kinh tế tăng trưởng. Chính vì vậy, cạnh tranh
được xem là động lực hạ giá thành sản phẩm, cải tiến chất lượng sản phẩm và sáng
tạo ra sản phẩm mới.
Sau hơn hai trăm năm, trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội, lý luận về

cạnh tranh đã không ngừng được các nhà kinh tế điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện
cho phù hợp với môi trường kinh tế mới.
Ngày nay, nền kinh tế thị trường đã phát triển ở mức độ cao, trên qui mô
toàn cầu. Kinh tế thị trường vận động theo qui luật cạnh tranh, đòi hỏi các chủ thể
tham gia kinh doanh phải dùng mọi biện pháp để chiếm cho được ưu thế trên thị
trường nhằm thu được lợi nhuận cao. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường, một mặt
là động lực cho sự phát triển; song mặt khác, nó cũng dẫn đến các sự phá sản và
nhiều hậu quả tiêu cực khác. Do đó, muốn tồn tại thì phải giành thắng lợi trong cạnh
tranh. Để giành thắng lợi trong cạnh tranh thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nói đến năng lực cạnh tranh, tùy theo yêu cầu nghiên cứu có thể đề cập đến năng
lực cạnh tranh ở những cấp độ khác nhau: Cấp độ quốc gia là nói đến năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, ở cấp độ ngành là nói đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trong ngành và ở các cấp độ hẹp hơn là năng lực cạnh tranh của từng loại
sản phẩm.
1.1.2 Khả năng cạnh tranh
Khả năng cạnh tranh đó chính là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử
dụng các nguồn lực có giới hạn như: Nhân lực, vật lực, tài lực,… biết lợi dụng các
điều kiện khách quan một cách có hiệu quả nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh để từ đó
đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững, tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh
tranh. Từ đó cho thấy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng lớn thì lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tác động của doanh
nghiệp đến các lực lượng cạnh tranh bằng các biện pháp sáng tạo - tạo ra được các
“khác biệt” hơn hẳng hãng cạnh tranh. Khác biệt đó có thể là hệ thống phân phối

4


dịch vụ tốt, sản phẩm độc đáo, giá rẻ,… Những khác biệt này giúp doanh nghiệp
xác lập được vị thế của mình trong thị trường. Theo tác giả Tôn Nhất Nguyến

Thiêm trình bày trong tác phẩm: “Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về
giá trị gia tăng và định vị doanh nghiệp” (NXB Tp. HCM - 2004), một danh nghiệp
có thể tạo ra vị thế cạnh tranh, hay nói một cách khác, chúng ta có thể đánh giá khả
năng cạnh tranh của một doanh nghiệp thông qua sáu lĩnh vực chất lượng sau:
(1) Chất lượng sản phẩm: Giành và giữ thị phần bằng cách mở rộng hoặc
chuyên biệt hóa các chức năng của sản phẩm; hoặc đưa ra thị trường sản phẩm hoàn
toàn mới chưa bao giờ được biết đến trước đó.
(2) Chất lượng thời gian: Là sản phẩm của doanh nghiệp hiện diện kịp thời
ở thị trường, nghĩa là đúng lúc mà khách hàng yêu cầu và trước hơn nhiều so với
các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực.
(3) Chất lượng không gian: Tạo ấn tượng về vị thế và thông qua tạo kinh
nghiệm tốt cho khách hàng từ qui trình 3S: Nhìn từ bên ngoài cửa tiệm, khách đã
cảm nhận những khao khát cần thỏa mãn (Satisfaction); khi bước vào cửa tiệm,
khách hàng ở tâm lý sẵn sàng hi sinh (Sacrifice) thời gian, tinh thần, tiền bạc và khi
không gian cửa tiệm tạo cho khách hàng một bất ngờ đầy ấn tượng (Surprise);
(4) Chất lượng dịch vụ: Dịch vụ là thực hiện những gì mà doanh nghiệp đã
hứa hẹn nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những mối quan hệ đối tác lâu dài với
khách hàng và thị trường. Dịch vụ chỉ đạt chất lượng khi khách hàng cảm nhận rõ
ràng là việc thực hiện các hứa hẹn đó của doanh nghiệp mang đến cho khách hàng
giá trị gia tăng nhiều hơn các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong cùng lĩnh
vực;
(5) Chất lượng thương hiệu: Chất lượng thương hiệu được hình thành và
cũng cố thông qua mối quan hệ ràng buộc giữa việc khách hàng nhận dạng thương
hiệu, trung thành với thương hiệu và doanh nghiệp trung thành với thương hiệu của
mình. Thương hiệu đạt vị thế cao nhất là lúc mà chu kỳ sống của thương hiệu phát
triển đến độ bao gồm đầy đủ việc biểu trưng cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
nhân cách và giá trị đề cao bởi doanh nghiệp.
(6) Chất lượng giá cả: Chất lượng giá cả cơ bản phải xuất phát từ sự hợp ý,
hợp thời đối với khách hàng. Nói cách khác, khi doanh nghiệp chứng minh được
hiệu quả mang lại từ chi phí mà khách hàng phải trả là phù hợp với ý muốn và thời

điểm yêu cầu của khách hàng thì bảng giá áp dụng sẽ mang đến cho doanh nghiệp
thêm một lợi thế cạnh tranh đặc thù.
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần: Một doanh nghiệp có khả năng duy
trì và mở rộng thị phần càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên.
Thật vậy, nhìn vào thị phần chiếm lĩnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của một
5


doanh nghiệp ta sẽ biết doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào trên thị trường, uy tín
của sản phẩm của doanh nghiệp đối với khách hàng ra sao.
 Lợi nhuận: Bên cạnh chỉ tiêu thị phần, một doanh nghiệp có lợi nhuận
càng tăng và vượt trội hơn các hãng cạnh tranh trên thị trường sẽ chứng tỏ sự gia
tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó một cách toàn diện.
 Vốn: Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp. Qui mô vốn càng lớn thì sẽ dễ dàng cho doanh nghiệp
trong việc đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại từ đó góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
 Trình độ công nghệ: Doanh nghiệp nào có trình độ công nghệ tiên tiến,
hiện đại thì sẽ sản xuất ra được sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao không những
về chất lượng mà còn về giá cả.
 Năng lực, trình độ quản lý: Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế tri thức với
sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin
nếu như các cán bộ quản lý có trình độ cao sẽ vận dụng một cách hiệu quả những
thành tựu của khoa học và công nghệ vào sản xuất và kinh doanh giúp cho công ty
cải thiện khả năng cạnh tranh của mình.
 Sản phẩm: Những sản phẩm có chất lượng cao và ổn định chính là một
trong những tiêu chí được sử dụng làm thước đo khả năng cạnh tranh của các công
ty.
 Nghiên cứu và phát triển (R & D): Trong nền kinh tế thị trường ngày nay,

nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi, hoạt động R & D ra đời là để giải quyết
sự đa dạng trong nhu cầu của người tiêu dùng và do đó nó cũng là một nhân tố có
tác động tích cực đến khả năng cạnh tranh.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
- Như phần trên đã trình bày, để đánh giá tính cạnh tranh của 1 doanh
nghiệp người ta thường dựa vào những tiêu chí như Quy mô; Thị phần; Chất lượng
sản phẩm; Kênh phân phối ... để nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực
cạnh tranh ta cần gắn doanh nghiệp với môi trường hoạt động của nó, mặc dù khái
niệm môi trường phù hợp tương đối rộng, bao gồm rất nhiều yếu tố, kinh tế, xã hội,
nguồn lực doanh nghiệp..
- Hiểu biết về nguồn gốc của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh sẽ giúp làm rõ những mặt mạnh và điểm yếu, đem lại sức sống cho doanh
nghiệp trong ngành, chỉ ra những khu vực mà sự thay đổi chiến lược có thể đem lại
lợi ích lớn nhất và chỉ ra những khu vực mà xu hướng trong ngành hứa hẹn sẽ có
tầm quan trọng lớn nhất, dù là cơ hội hay nguy cơ. Hiểu được những nguồn gốc này
cũng tỏ ra hữu ích khi xem xét những lĩnh vực để đa dạng hóa các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
6


 Các nhân tố bên ngoài
 Nhân tố thuộc môi trường kinh tế:
- Những thông tin về môi trường kinh tế thường được phản ánh qua chính
sách tài chính quốc gia, kiểm soát dòng tiền nội tệ và ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát, cán
cân thanh toán, kết quả của chu kỳ kinh tế, tổng thu nhập quốc dân (GNP), tổng thu
nhập quốc nội (GDP), thu nhập và việc làm, năng suất lao động. Với những số liệu
thống kê có thể nhìn ra triển vọng tốt, xấu cho công ty. Nên nhớ rằng xu thế biến
đổi này tác động khác nhau, thậm chí theo chiều hướng trái ngược nhau trong các
ngành khác nhau. Đặc biệt khi hoạt động trên quy mô quốc tế, các thông tin kinh tế
phải thường xuyên cập nhật và phải tìm kiếm những nguồn cung cấp thông tin đáng

tin cậy cập nhật và phải tìm kiếm những nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy.
 Nhân tố thuộc môi trường dân số:
- Các vấn đề liên quan đến dân số hoặc sẽ cho chúng ta một bức tranh toàn
cảnh về sức mua, đặc điểm và tập tính, thói quen tiêu dùng phổ quát, cũng như khả
năng cung ứng nguồn nhân lực. Chi tiết hơn về khách hàng và nguồn nhân lực được
phản ánh qua các nhân tố văn hóa - xã hội, với tính truyền thống xã hội, hệ thống
các giá trị, đức tin, chuẩn mực đạo đức, thái độ và các cách ứng xử phổ biến. Những
thông tin sẽ có giá trị lớn khi phân tích hành vi của con người trong cách họ sống,
làm việc, sinh hoạt và mua sắm cho bản thân và gia đình.
 Nhân tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật:
- Trong nhiều ngành chính phủ là một khách hàng hay nhà cung cấp và có
thể ảnh hưởng đến cạnh tranh trong ngành với các chính sách nó áp dụng. Nhiều khi
vai trò khách hàng hay nhà cung cấp của chính phủ được quyết định bởi những yếu
tố chính trị hơn là kinh tế và đây có lẽ là một thực tế của cuộc sống. Các quy định
của chính phủ cũng có thể hạn chế hành vi của các doanh nghiệp cung cấp hoặc
khách hang.
- Chính phủ cũng có thể tác động đến vị trí của một ngành so với ngành sản
xuất sản phẩm thay thế thông qua các quy định trợ cấp hoặc phương tiện khác. Ví
dụ, để hỗ trợ giá xăng chính phủ Việt Nam hạ thuế nhập khẩu, đảm bảo cho các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bán với mức hợp lý. Chính phủ cũng có thể ảnh
hưởng đến cạnh tranh giữa các đối thủ bằng cách tác động vào tang trưởng ngành,
vào cơ cấu chi phí thông qua các quy định.
- Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cạnh tranh sẽ không hoàn chỉnh
nếu thiếu phần chẩn đoán chính sách hiện tại và tương lai của chính phủ, ở tất cả
các cấp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cạnh tranh. Để phân tích, thường sẽ rõ
rang hơn nếu xem xét tác động của chính phủ đối với cạnh tranh thông qua năm yếu
tố cạnh tranh. Tuy vậy, ở một khía cạnh nào đó có thể coi chính phủ là một tác nhân
bị ảnh hưởng.

7



 Các nhân tố thuộc môi trường tự nhiên:
- Các nhân tố tự nhiện bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, phân bố
địa lý của các tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố này tạo những
điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn ban đầu cho quá trình kinh doanh của một doanh
nghiệp. Nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp cho các
doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, vận chuyển… và do đó tăng
khả năng cạnh tranh. Hơn nữa vị trí địa lý thuận lợi tạo cho doanh nghiệp một lợi
thế so sánh. Ngược lại nhân tố tự nhiên không thuận lợi sẽ tạo khó khăn ban đầu
cho doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của nó bị thuyên giảm.
 Các nhân tố thuộc công nghệ:
- Việc tìm kiếm các phát minh khoa học, những cải tiến sáng tạo và tăng
cường khả năng ứng dụng chúng vào trong thực tiễn đã làm tăng nhanh sự ra đời
của các sản phẩm mới. Cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, việc phát minh và ứng
dụng công nghệ mới đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của nền kinh tế toàn cầu như máy
tính, công nghệ viễn thông và Internet, công nghệ sinh học với các phát hiện mới
nhất về gen, dược phẩm và các phụ gia thực phẩm. Kết quả công nghệ và sự ảnh
hưởng của nó đến các ngành công nghiệp cũng rất khác nhau và điều quan trọng là
các công ty cần nắm bắt được những cơ hội và thách thức tiềm tàng ẩn sau sự chi
phối của nhóm các nhân tố bên ngoài.
 Các nhân tố bên trong
Trong hệ thống các nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp, năng lực tài
chính, cơ sở vật chất kĩ thuật, nhân sự, marketing, điều hành kinh doanh, cơ cấu tổ
chức, văn hóa công ty, hoạt động nghiên cứu và phát triển, uy tín danh tiếng của
công ty và sản phẩm do công ty cung ứng là những điểm nổi trội cần quan tâm.
Toàn bộ các nhân tố tạo nguồn sức mạnh từ bên trong giúp cho công ty phát triển
năng lực cạnh tranh chủ chốt.
 Nguồn nhân lực
- Con người là một trong những nhân tố quan trọng nhất và đóng vai trò

quyết định trong việc phát huy đồng bộ có hiệu quả các nguồn lực của doanh
nghiệp. Khả năng tổ chức quản lý doanh nghiệp. Khả năng tổ chức quản lý doanh
nghiệp có quan hệ mật thiết, quyết định đối với việc nâng cao năng lực cạnh trạnh
của doanh nghiệp. Nếu tổ chức quản lý không tốt sẽ gây ra lãng phí trong việc sử
dụng nguồn lực và các yếu tố đầu vào. Điều đó sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới giá thành
sản xuất, tăng cao giá bán sản phẩm làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
- Nếu doanh nghiệp có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, năng động,
nhanh nhạy với những thay đổi thường xuyên của thị trường, để từ đó có thể kịp
thời đưa ra những đối sách phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh

8


nghiệp. Đồng thời nếu doanh nghiệp có một đội ngũ thợ có tay nghề cao sẽ vận
hành sử dụng máy móc, công nghệ, phát huy tối đa năng lực sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
 Trang thiết bị và công nghệ sản xuất sản phẩm:
- Công nghệ và máy móc thiết bị đó là bộ phận cơ bản tạo ra sản phẩm, làm
tăng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay với sự tiến bộ của
khoa học công nghệ, xuất phát từ nhu cầu thị trường về số lượng, chủng loại, chất
lượng, giá cả sản phẩm, khả năng điều kiện của mình mà mỗi doanh nghiệp lựa
chọn mục tiêu phương hướng trình độ đổi mới công nghệ khác nhau. Trong nền
kinh tế thị trường muốn tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp, cần cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm, tạo ra được sản phẩm
có nhiều điểm khác biệt, thu hút, hấp dẫn người tiêu dùng hơn các sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh. Điều đó cũng có nghĩa rằng cùng với nỗ lực của con người, doanh
nghiệp cũng phải đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc, thiết bị, áp
dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để đạt được hiệu quả tốt nhất.
 Năng lực tài chính:

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp là nhân tố quyết định rất lớn đến sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Có vốn doanh nghiệp mới có điều kiện đầu
tư phát triển mở rộng sản xuất. Vốn là một yếu tố cơ bản chủ yếu tạo nên tài sản
hữu hình của doanh nghiệp, nó quyết định đến khả năng sản xuất cũng như nâng
cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp kể cả về chiều rộng và chiều sâu. Như
vậy, vốn là yếu tố quyết định đến số lượng và chất lượng của sản phẩm mà doanh
nghiệp sản xuất ra, là yếu tố tiền đề để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản
phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, kết
hợp với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
- Hiệu quả của việc sử dụng vốn có thể được đánh giá bằng tỷ suất lợi
nhuận của vốn đầu tư. Tỷ suất càng cao càng kích thích doanh nghiệp tái đầu tư mở
rộng sản xuất. Cùng với quá trình đầu tư mở rộng sản xuất là quá trình đầu tư chiều
sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
 Điều hành quản trị kinh doanh:
- Trong doanh nghiệp, điều hành quản trị kinh doanh có vai trò quan trọng
và có tác động lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Làm tốt công
tác này, sẽ giúp cho doanh nghiệp đối phó được với những bất ổn và sự thay đổi
trong nội bộ doanh nghiệp cũng như ngoài môi trường. Hình thành nên cơ cấu quản
trị hợp lý, hướng các nguồn lực của doanh nghiệp vào các mục tiêu mà doanh
nghiệp đề ra, thống nhất hành động và ý chí của tập thể người lao động trong doanh

9


nghiệp, tạo khả năng cho việc điều hành, tác nghiệp nhằm phối hợp nỗ lực các cá
nhân, các bộ phận đồng thời việc kiểm tra thực hiện cũng dễ dàng, chính xác hơn.
- Các nhân tố trên tạo nguồn sức mạnh nội lực giúp công ty nâng cao năng
lực cạnh tranh. Tuy nhiên mọi yếu tố nguồn lực không tự nó có ích, mà mới chỉ coi
là khối nguyên liệu đầu vào và nếu không biết cách chế biến dưới những đôi bàn tay

khéo léo và một bộ óc biết tổ chức thì các nguồn lực ban đầu này cũng chưa trở
thành sức mạnh của doanh nghiệp.

1.2 Tổng quan nghiên cứu về cạnh tranh trên thị trường sữa bột
1.2.1. Ước lượng độc quyền trên thị trường sữa
Việc xác định cấu trúc thị trường và đo lường mức độ cạnh tranh trong thực
tế là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức công nghiệp. Một phần
tư thế kỷ sau công trình nghiên cứu tiên phong của Bain (1951), mô hình cấu trúc –
dẫn dắt – kết quả (SCP) đã trở thành trọng tâm trong các nghiên cứu thực nghiệm
của nhiều ngành công nghiệp. Nghiên cứu tổ chức công nghiệp (IO) ( hay còn gọi là
SCP) thường sử dụng các biện pháp như tỷ lệ tập trung (CR), rào cản gia nhập và
một loạt các chỉ số sức mạnh độc quyền khác như một phương tiện để xác định cấu
trúc thị trường. Tuy nhiên, họ không cung cấp các ước tính kinh tế trực tiếp hoặc
kiểm tra thống kê của các giả thuyết khác về cấu trúc thị trường hay mức độ cạnh
tranh trong ngành.
Vào cuối thập niên 70 của thế kỷ 20, một vài nghiên cứu xuất hiện, cung cấp
bộ khung cho việc ước tính mức độ cạnh tranh một cách trực tiếp và đánh dấu sự ra
đời của lý thuyết “tổ chức công nghiệp thực nghiệm mới” (NEIO). Trong
Appelbaum (1978,1979) và Appelbaum và Kohli (1979), một khung đơn giản được
cung cấp để kiểm tra hành vi độc quyền và đo lường mức độ sức mạnh độc quyền.
Diewert (1978) thảo luận về các phương pháp áp dụng nguyên tắc nhị nguyên được
đề xuất để phân tích các hành vi độc quyền. các nghiên cứu thực nghiệm khác của
Iwata (1974) và Gollop và Roberts (1978) cũng xem xét các công ty độc quyền
nhóm và thực hiện kiểm chứng cho một vài giả thuyết về bản chất của hành vi độc
quyền nhóm. Bresnahan (1989) đã cung cáp một bộ hung chặt chẽ về lý thuyết kinh
tế để hướng dẫn kỹ thuật và suy luận trong các mo hình thực nghiệm: giá cả và sản
lượng xoay quanh các quyết định trong độc quyền nhóm; việc hình thành và thực
thi các thỏa thuận, thông đồng ngầm; bản chất của sự tương tác độc quyền nhóm
không hợp tác trên thế giới; đo lường mức độ sức mạnh thị trường của công ty khi
sản phẩm được xem là thuần nhất, khi có sự khác biệt của sản phẩm; độ lớn và các

yếu tố quyết định đến chênh lệch giá-chi phí của ngành công nghiệp.
Ứng dụng mô hình NEIO vào công nghiệp sữa, trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu với kết luận có giá trị. SelimAdem HATIRLI (2002) ước lượng tham số
độc quyền trên thị trường sữa Thổ Nhĩ Kỳ là 0,11, gợi ý rằng, thị trường sữa không
10


phải là cạnh tranh hoàn hảo, tuy nhiên, hành vi của các công ty là gần hơn với giá
thị trường thay vì là thông đồng. LajosZoltanBakucsetal (2010) cũng có một nghiên
cứu thực nghiệm ứng dụng NEIO trên thị trường sữa Hungary, cho thấy lợi nhuận
tăng theo quy mô trong ngành chế biến sữa Hungary; giả thuyết cạnh tranh hoàn
hảo bị bác bỏ với tham số ước tính mức độ độc quyền là 0,22 và 0,30. Sử dụng
NEIO cho trường hợp thị trường sữa cấp khu vực của Brazil, P.R Scalco, M.J Braga
(2014) đưa ra kết luận từ chối giả thuyết độc quyền ở 6 vùng (giả thuyết cạnh tranh
hoàn hảo không bị bác bỏ) 9 vùng còn lại, tham số độc quyền tiến dần đến mức 0…
Mặc dù vậy, đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứu mang tính
hàn lâm nào, phân tích về cấu trúc trên thị trường sữa nói chung và thị trường sữa
bột nói riêng.
Điểm hạn chế cho khả năng ứng dụng NEIO vào phân tích cấu trúc thị
trường là dữ liệu đầu vào cho các biến của mô hình. Do không thể thu nhập đầy đủ
dữ liệu cần thiết cho mô hình NEIO trên thị trường sữa bột Việt Nam, chúng tôi đã
phải quay lại sử dụng mô hình SCP. Đây cũng là một trong những hạn chế trong
nghiên cứu của chúng tôi.
1.2.2. Tác động của mức độ cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp sữa:
Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của mức độ cạnh tranh đến kết quả
hoạt động của doanh nghiệp được thiết lập bằng mô hình IO
(IndustrialOrganization), mô hình về mối quan hệ giữa cơ cấu ngành
(Structureofindustry), vận hành hay dẫn dắt chiến lược (Conduct/strategy) của
doanh nghiệp và kết quả kinh doanh (Performance) của ngành, hay còn gọi là mô

hình SCP (StructureConductPerformance).
Nguồn gốc của mô hình nghiên cứu SCP là từ nghiên cứu của nhà kinh tế
HarvardEdwardMason trong những năm 1930. Các công trình nghiên cứu của đồng
nghiệp Mason là EdwardChamberlin đã cung cấp nguồn cảm hứng cho cả Mason và
học trò của ông, JoeBain, để nghiên cứu thực nghệm về chính sách giá cả và sản
xuất của công ty.
Điểm then chốt của mô hình IO là kết quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu
vào cơ cấu ngành mà doanh nghiệp đang tham gia cạnh tranh. Cơ cấu ngành quyết
định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và điều này sẽ dẫn đến kết quả kinh
doanh ngành.
Tuy nhiên, mô hình IO dựa trên 3 giả định mà không phải lúc nào thực tế
cũng đúng đắn: (i) chênh lệch giá-chi phí kinh tế (Performance) có thể được trực
tiếp quan sát thấy trong dữ liệu kế toán; (ii) sự biến đổi chéo phần trong cơ cấu
ngành công nghiệp có thể được phản ánh bởi một số nhỏ biện pháp quan sát; (iii)
nghiên cứu thực nghệm nên được nhắm vào việc ước lượng mối quan hệ giữa cấu
11


trúc và hiệu suất. Hơn nữa, các tham số mô hình SCP cũng gặp phải bế tắc trong
câu hỏi là liệu lợi nhuận kế toán cao có được hiểu như một dấu hiệu tốt hay xấu về
hiệu suất?
Mặc dù vậy, sau công trình tiên phong của J.Bain (1951) phương pháp SCP
đã gần như trở thành một phương pháp chiếm ưu thế trong các nghiên cứu phân
tích ngành công nghiệp 25 năm sau đó (R.J.Sexton, 2000).
Đối với ngành công nghiệp sữa, việc ứng dụng mô hình SCP còn tương đối
hạn chế. Các bài nghiên cứu chỉ tập trung vào việc làm rõ mối quan hệ giữa mức độ
tập trung trên thị trường với giá bán và giá mua (Lamm 1981; Marionetal 1979;
Dobson và Waterson 1997). Trong đó, một số nhỏ hãng chế phẩm nắm phần lớn thị
phần vừa là người có sức mạnh trong cả mua và bán. Các phân tích gợi mở về tác
động của mức độ tập trung ngày càng cao sẽ làm hạn chế sản lượng, người nông

dân bán với mức giá thấp nhưng người tiêu dùng phải trả với mức giá cao hơn.
Luồng quan điểm trái chiều lại cho rằng, tập trung kinh tế thúc đẩy đổi mới công
nghệ, tiết kiệm chi phí và điều này hứa hẹn sẽ đem lại lợ ích lớn hơn những thiệt hại
do độc quyền nhóm gây ra (Bucklin 1986; Cotterill 1986; Cotterill 1900;
AaltoSeta”la” 2000).
Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng SCP vào phân tích
mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và kết quả hoạt động: Nguyễn Phạm Thanh
Nam và các cộng sự 2005 (thị trường cam Đồng bằng sông Cửu Long); Trương
Quang Thông 2010 (ngành ngân hàng); Nguyễn Văn Thuận, Võ Thành Danh 2014
(thị trường cá tra Đồng bằng sông Cửu Long); Từ Thúy Anh và các cộng sự 2014
(ngành điện)… Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu thực nghiệm nào
kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc thị trường và kết quả kinh doanh của
các doanh nghiệp trên thị trường sữa bột.

1.3 Tổng quan về sữa bột và thị trường sữa bột việt nam
1.3.1. Sữa bột và thị trường sữa bột
1.3.1.1 Sữa bột:
Sữa bột là một sản phẩm được sản xuất từ sữa dạng bột khô, được chế biến
bằng cách làm bốc hơi sữa để khô sau đó nghiền nhỏ, tán nhỏ thành bột. Mục đích
của sữa dạng bột khô là phục vụ ch việc bảo quản, tích trữ, sử dụng. Sữa bột có thời
hạn sử dụng lâu hơn so với sữa nước. một mục đích khác là để giảm khối lượng lớn
đối với việc vận tải qua đó tiết kiệm chi phí.
Sữa bột và các sản phẩm từ sữa bao gồm các thành phần như sữa khô nguyên
chất, sữa khô không có chất béo, sữa khô sản phẩm và các hỗn hợp sữa khô. Sữa bột
được sử dụng thông dụng như một loại sản phẩm và đem lại nhiều lợi ích cho sức
khỏe. Ngoài ra, nó còn được dùng trong công nghệ sinh học.

12



Thành phần dinh dưỡng của sữa bột bao gồm tất cả 21 loại aminoacidtieeu
chuẩn (thành phần chính của protein) và có hàm lượng vitamin và khoáng hòa tan
cao. Theo USAI (Cơ quan phát triển Mỹ) hàm lượng dinh dưỡng bình quân trong
sữa bột không béo (tính theo cân nặng) là: 36% pro-te-in, 52% hy-đrát ca-bon
(carbohydrate), 1,3% can-xi (calcium), 1,8% ka-li (potassium).
1.3.1.2 Thị trường sữa bột:
Có thể hiểu chung nhất về thị trường sữa bột là nơi nhà cung ứng sữa bột và
người có nhu cầu về sữa bột gặp nhau, qua đó xác định giá và lượng cung ứng sữa
bột nhằm thỏa mãn các lợi ích của cả hai bên.
Mô tả nhu cầu sữa bột
Cũng giống như nhiều mặt hàng khác, theo kinh tế học, nhu cấu tiêu thụ sữa
bột được mô tả bằng đường càu sữa bột thông qua cách biểu diễn lượng cầu sữa bột
là một hàm của giá.
Tuy nhiên, ngoài giá, vẫn còn rất nhiều biến ngoại sinh khác tác động lên
lượng cầu về sữa bột, ví dụ như dân số, thị hiếu, thu nhập của người tiêu dùng,
quảng cáo, những khuyến cáo về các chất có trong sữa bột, khuyến cáo về việc ủng
hộ nuôi con bằng sữa mẹ…
Các sản phẩm sữa bột ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu cho nhiều đối
tượng sử dụng như: sữa bột công thức cho trẻ em, sữa bột ngăn ngừa loãng xương
cho người già, sữa bột tăng cân cho người gầy, sữa bột tăng cơ cho những người tập
gym…Trong đó, sữa bột cho trẻ em vần chiếm lượng tiêu thụ lớn nhất.
Co giãn của cầu đối với giá
Sữa bột ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong việc cung cấp năng
lượng, bổ sung dinh dưỡng,…và đã trở thành một mặt hàng thiết yếu. Người tiêu
dùng dần hình thành thói quen sử dụng sữa bột, do đó, khi giá sữa bột tăng thì
lượng cầu về sữa bột giảm không đáng kể, co giãn của cầu đối với giá sữa bột thấp.
Sơ đồ 1.1: chuỗi giá trị trong ngành sữa bột

Chuỗi giá trị trong ngành sữa bột
Nguyên liệu đầu


Chế biến sữa bột

Nhập khẩu sữa
nguyên liệu

13

Tiêu thụ sữa bột


14


Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất sữa bột có thể là nguồn từ chăn
nuôi bò sữa trong nước hoặc là nhập khẩu từ nước ngoài. Chăn nuôi bò sữa yêu cầu
về kỹ thuật rất khắt khe từ khâu chọn giống đến khâu vắt sữa, từ tỉ lệ giữa thức ăn
tinh và thức ăn thô, chất khoáng, đến cách thức chăn thả,…mới có thể đảm bảo
được năng suất và chất lượng của sữa. Người nông dân chăn nuôi bò sữa sẽ phải bỏ
ra khá nhiều vốn để có được hệ thống tưới mát tốt, chuồng trại hợp lý và hệ thống
vắt sữa tự động đảm bảo. Bởi sự đòi hỏi khắt khe đó nên không phải nước nào cũng
có đủ nguồn nguyên liệu để có thể chế biến sữa. Vì vậy, việc nhập khẩu sữa nguyên
liệu gần như là điều tất yếu đối với một số nước.
Việc nhập khẩu sữa cũng gặp một số khó khăn bởi bột sữa nguyên liệu để
sản xuất sữa bột không phải nước nào cũng có thể sản xuất được. Nhiều công ty sữa
bột sản xuất sữa bột cũng chế biến trên cơ sở sữa bột nền có pha trộn thêm các vi
chất có lợi. Hiện nay, chỉ có một số nước trên thế giới có thể sản xuất sữa bột nền
có chất lượng như Mỹ, Úc, NewZealand, Hà Lan…Giá của sữa nguyên liệu nhập
khẩu thường không ổn định, biến động theo giá trên thị trường thế giới.
Ở khâu chế biến, doanh nghiệp chế biến chiếm vị thế cao trong việc đưa ra

các quyết định về chất lượng và giá sữa đầu vào. Người nông dân sản xuất sữa
nguyên liệu trong mối quan hệ này thường chịu thiệt thòi. Từ sữa bò tươi, qua các
quy trình chuẩn hóa, thanh trùng, cô đặc, đồng hóa, sấy, xử lý, đóng gói bao bì để
trở thành sản phẩm sữa bột hoàn chỉnh đưa ra thị trường. Còn với sữa bột nền nhập
khẩu, các doanh nghiệp nhập theo container, sau khi pha trộn thêm một số vi chất
thì sẽ đóng gói lại thành các hộp, túi nhỏ.
Ở khâu tiêu thụ sữa, sản phẩm sữa bột đến tay người tiêu dùng thông qua
nhiều kênh phân phối khác nhau. Hiện nay, mạng lưới phân phối sữa bột rất đa dạng
và mật độ phân phối phủ rộng khắp, việc tiếp cận với sữa bột đến với người tiêu
dùng dễ dàng thông qua các kênh phân phối như: siêu thị, chợ, các đại lý cấp
1,2,3…Kinh doanh sữa bột thì yếu tố marketing chiếm vai trò quan trọng, có thể
thấy các công ty sữa lớn trên thế giới bỏ ra khoản chi phí không hề nhỏ vào việc
thiết kế, quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Marketing tác động tích cực đến thị hiếu
người tiêu dùng. Tuy nhiên, dư luận về chất lượng của sản phẩm sữa bột có chứa
một số chất độc hại, hoặc phong trào khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ…lại gây
khó khăn cho việc tiêu thụ sữa. Có thể thấy, việc tiêu thụ sữa bột ảnh hưởng lớn bởi
các nguồn thông tin đại chúng.
Các rào cản ra nhập và rút lui khỏi thị trường sữa bột
Một cách chung nhất, rào cản gia nhập thị trường là những nhân tố ngăn
cản hoặc kìm hãm các doanh nghiệp tham gia vào một thị trường riêng biệt. Theo
cách phân loại phổ biến, rào cản gia nhập thị trường bao gồm: rào cản tự nhiên –
các nhân tố khách quan, vố có cản trở doanh nghiệp gia nhập vào thị trường; rào

15


cản chiến lược – các rào cản được tạo ra bởi các doanh nghiệp hiện tại đang hoạt
động trên thị trường nhằm hạn chế sự tham gia của các đối thủ mới và các rào cản
pháp lý – các cản trở liên quan đến thủ tục hành chính và các quy định pháp lý hiện
hành.

Đối với thị trường sữa bột, các nhân tố hạn chế sự tham gia của các doanh
nghiệp mới có thể là: các rào cản tự nhiên như các sáng chế, phát minh trong sản
xuất, chế biến sữa bột; các rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất,
phân phối, xác tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài
chính; tập quán của người tiêu dùng sữa bột…Các rào cản chiến lược phát sinh từ
hợp đồng sản xuất kinh doanh, từ hoạt động cung ứng vượt quá nhu cầu thị trường
hay bán dưới giá thành sản phẩm nhằm hạn chế gia nhập của các doanh nghiệp hiện
tại…Các rào cản pháp lý: các quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước,
các quy định về điều kiện kinh doanh liên quan đến ngành sữa; thuế nhập khẩu và
hạn ngạch nhập khẩu…
Tương tự, rào cản rút lui thị trường là các yếu tố ngăn trở việc doanh
nghiệp rời khỏi một thị trường. Tuy nhiên, các rào cản rút lui thị trường thường hạn
chế hơn và chủ yếu liên quan đến các quy định pháp lý về giải thể, phá sản doanh
nghiệp hay chuyển đổi ngành nghề kinh doanh…
1.3.2 Thị trường sữa bột của Việt Nam
1.3.2.1 Phân tích tổng cung
Với nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng tăng đã thúc đẩy sản xuất sữa trong
nước. Trong các năm qua, ngành chế biến sữa Việt Nam đã không ngừng đầu tư
máy móc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại với tổng số vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng
để chiếm lĩnh thị trường trong nước và đạt được tốc độ tăng trưởng từ
8-12%.
Nhu cầu tăng cùng với quy mô thị trường tiêu thụ thuộc loại lớn ở Đông Nam Á đã
thu hút nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào sản xuất sữa ở Việt Nam. Hiện nay tình
hình cạnh tranh trên thị trường sữa rất gay gắt, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sữa
trong nước và sữa ngoại nhập.
 Các nguồn cung sữa bột:
- Nguồn cung trong nước:
Bảng 1.1: Số lượng đàn bò sữa của Việt Nam 2001-2013

Năm


Số bò (1000
con)

2000

34,98

Tăng/giảm so
với năm trước
(%)
19,00

2001

41,24

17,89

16

51,458

Tăng/giảm so
với năm trước
(%)
31,40

64,703


25,73

Sản lượng sữa
(1000 tấn)


2002

55,85

35,43

78,453

21,25

2003

79,23

41,84

126,697

61,49

2004

95,79


20,92

151,314

19,43

2005

104,12

8,70

197,679

30,65

2006

113,22

8,73

215,953

9,24

2007

98,66


-12,86

234,438

8,56

2008

107,98

9,45

262,160

11,82

2009

115,52

6,89

278,190

6,11

2010

128,58


11,30

306,662

11,00

2011

142,70

10,98

345,444

12,65

2012

166,99

17,02

381,740

10,51

2013

186,39


11,62

456,390

19,56

Nguồn: Cục chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Giai đoạn 2001-2006 ,số lượng đàn bò liên tục tăng do chính sách phát
triển bò sữa Việt Nam thời kì 2001-2010 thông qua quyết định 167/2001/QĐ-TTg
của thủ tướng chính phủ ngày 26/10/2001 . Giai đoạn 2005-2009 tốc độ tăng đàn
giảm dần, thậm chí vào năm 2007 , do giá sữa bột thế giới giảm mạnh tác động đến
giá thu mua sữa trong nước khiến cho số lượng bò giảm .
Trong một thời kì dài , giá sữa tươi được thu mua chỉ bằng hoặc dưới giá
thành làm cho người nông dân phải giảm đàn . Trong quá trình giảm đàn , những
con bò sữa năng suất thấp bị loại đã góp phần chọn lọc và nâng cao chất lượng
giống . Do đó năm 2007 , tuy số lượng bò sữa giảm 12% so với năm 2006 nhưng
sản lượng sữa tươi vấn tăng trên 8,5% .
Từ ăm 2008-2009 , tốc độ tăng đàn thấp do tin tức sữa nhiễm melanine từ
Trung Quốc gây bất lợi đến sản xuất , chế biến và tiêu thụ sữa ở Việt Nam . Một
lượng lớn sữa tươi của nông dân Hà Nội và một số tỉnh lân cận không có người mua
, phải đổ đi , nhiều bò sữa phải bán với giá bò thịt , ảnh hưởng lớn đến nghành chăn
nuôi bà sữa . Năm 2010 nền linh tế thế giớ và Việt Nam dần chuyển sang giai đoạn
phục hồi , tác động tích cực đến Chương trình phát triển bò sữa của nước ta ở giai
đọan mới . Năm 2010 số lượng bò sữa đạt 128,5 nghìn con tang 11,3% so với năm
2009 , tổng sản lượng sữa 306.000 tấn tăng 10,2% so với năm 2009 . Măm 2011
đàn bò sữa đạt gần 142,7 nghìn con tăng 10,98 % so với năm 2010. Sản lượng sữa
bò tươi năm 2011 đạt 345,44 nghìn tấn tăng 12,65% so với cùng kỳ năm 2010; năm

17



2012 đàn bò sữa đạt 166,9 ngàn con tăng 17,02 % so với cùng kỳ năm 2011 và tăng
29,9 % so với năm 2010; sản lượng sữa đạt 381,74 ngàn tấn tăng 10,74% so với
cùng kỳ năm 2011 và tăng 24,5% so với năm 2010. Năm 2013 đàn bò sữa đạt 186
ngàn con, tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu thống kê sơ bộ đến
01/04/2014 đàn bò sữa đạt 200,4 ngàn con tăng 14% so với năm 2013.
Hiện nay, đàn bò sữa của nước ta chủ yếu là bò lai HF ( 132 ngàn con); bò
thuần HF và bò ngoại ( 68 ngàn con). Số lượng đàn bò sữa nuôi tại công ty: TH
milk có 45.000 con; Mộc Châu milk là: 14.000 con, Vinamilk đạt 8773 con tại 5
trang trại, Future milk nuôi 1.000 con, Đà Lạt milk là 727 con.
Về khâu chế biến, trong nước chưa thực sự phát triển, có chưa đến 20 nhà
máy chế biến sữa tươi nguyên liệu, sữa bột nguyên liệu thành sữa bột thành phẩm.
Bảng 1.2: sản lượng sữa bột sản xuất trong nước giai đoạn 2008-2013

Năm

2008

2009

2010

2011

Sản lượng

42,8

43,8


58,9

76,1

Đơn vị tính: nghìn tấn
2012
2013
81,2

86,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê
- Nhập khẩu sản phẩm và nguyên liệu sữa:
Nguồn sữa tươi nguyên liệu trong nước chỉ đủ để đáp ứng kho hàng 2528% nhu cầu, do đó, phần lớn nguyên liệu để sản xuất được nhập khẩu từ nước
ngoài. Từ năm 2000 đến nay, khối lượng nhập khẩu các sản phẩm sữa tăng ổn định
trên 12%/năm. Năm 2000 nhập 73,45 ngàn tấn sữa các loại. Năm 2008 tăng lên
177,28 ngàn tấn và năm 2009 trên 212 ngàn tấn. Kim ngạch nhập khẩu có mức tăng
nhanh hơn khối lượng do tốc độ tăng giá nhanh. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình
quân 9 năm là 15,61%, từ 140 triệu USD năm 2000 lên 520 triệu USD năm 2009.
Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất trên thế giới,
mỗi năm nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại. Nhập khẩu sữa của Việt Nam
trong năm 2012 khoảng 842 triệu USD, giá trị kim ngạch nhập khẩu sữa và sản
phẩm sữa đạt 802,42 triệu USD, giảm 1,25% về giá trị so với năm 2011. Nhập khẩu
sữa trong nước sụt giảm vào thời điểm nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi khó
khăn kinh tế năm 2012. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là sữa và kem cô đặc, pha chế.
Năm 2013, giá trị kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 1,1 triệu USD.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến rủi ro cao do
biến động bất thường từ giá sữa thế giới, sự thay đổi của tỷ giá,… tuy nhiên rủi ro
này được giảm bớt do niềm tin của người tiêu dùng vào các thương hiệu lớn và sự
co dãn của cầu với giá sữa bột thấp.

 Tình hình phân phối sữa bột

18


×