Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Những món ăn ngày Tết Nguyên Đán truyền thống của người Tày ở xã Bình Dương , huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 69 trang )

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài
7. Bố cục
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI TÀY Ở XÃ BÌNH DƢƠNG,
HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.2. Đặc điểm xã hội
1.3. Giới thiệu về ngƣời Tày ở Xã Bình Dƣơng
1.3.1. Nguồn gốc lịch sử
1.3.2. Cấu trúc và phân bố dân cƣ
1.3.3. Tập quán mƣu sinh
1.3.4. Xã hội truyền thống
1.3.5. Đặc điểm văn hóa vật chất
1.3.6. Đặc điểm văn hóa tinh thần
Chƣơng 2: CÁC MÓN ĂN TRONG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA
NGƢỜI TÀY Ở XÃ BÌNH DƢƠNG TRONG TRUYỀN THỐNG
2.1. Khái quát về ngày Tết Nguyên đán ở xã Bình Dƣơng
2.2. Các món ăn và cách chế biến món ăn trong ngày Tết
2.2.1. Những món ăn đƣợc chế biến từ gạo
2.2.2. Những món ăn chế biến từ thịt
2.2.3. Những món ăn khác
2.2.4. Những món ăn chế biến từ cá
2.2.5. Món nƣớc chấm ớt
2.3. Đồ uống, hút
1



2.4. Phƣơng thức ứng xử trong ẩm thực
2.5. Một số quan niệm trong ăn uống ngày tết Nguyên Đán của ngƣời Tày
ở Bình Dƣơng
Chƣơng 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ẨM THỰC NGÀY TẾT
NGUYÊN ĐÁN CỦA NGƢỜI TÀY Ở XÃ BÌNH DƢƠNG HIỆN NAY
3.1. Gía trị văn hóa trong ẩm thực ngày Tết của ngƣời Tày ở Binh Dƣơng
3.1.1.Giá trị dinh dƣỡng
3.1.2.Giá trị tâm linh
3.1.3. Giá trị nghệ thuật
3.1.4. Giá trị xã hội
3.2. Một số biến đổi trong ẩm thực ngày tết Nguyên Đán của ngƣời Tày ở
xã Bình Dƣơng hiện nay
3.3. Nguyên nhân biến đổi ẩm thực ngày tết Nguyên Đán của ngƣời Tày ở
Bình Dƣơng hiện nay
3.3.1. Do cƣ trú xen ké với ngƣời Kinh (Việt)
3.3.2. Do phát triển nền kinh tế thị trƣờng
3.3.3. Do mức sống ngày càng đƣợc nâng cao
3.3.4. Do sự tác động của điều kiện tự nhiên
3.4. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong ẩm thực ngày Tết
Nguyên Đán của ngƣời Tày ở xã Bình Dƣơng trong bối cảnh hiện nay
3.4.1. Sự cần thiết phải bảo tồn
3.4.2. Những giải pháp để bảo tồn và phát huy
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt Nam là thể
thống nhất văn hóa của các dân tộc sống trên đất nƣớc Việt Nam .Tính thống
nhất ấy không chỉ là phép cộng đơn giản, các dân tộc chỉ có thể đóng góp và làm
nên sự phong phú của văn hóa Việt Nam với điều kiện không đánh mất bản sắc
văn hóa tộc ngƣời. Nền văn hóa này đã chịu đc sự thử thách và khảo nghiệm lịch
sử trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc. Chúng ta đang xây dựng và phát triển
một nền văn hóa Việt Nam với tất cả sự phong phú và độc đáo của 54 dân tộc
đang sinh sống trên đất nƣớc ta. Vì vậy việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc
là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại đối với
mỗi dân tộc.
Ngƣời Tày là một tộc ngƣời có nguồn gốc bản địa ở Việt Nam, họ đã
xây dựng nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú . Nói đến ngƣời Tày, ngƣời
ta không thể không nhắc đến những điệu Then, sli, lƣợn ngọt ngào; những sắc
màu chàm truyền thống đơn giản nhƣng độc đáo; những món ăn dân dã mang
đậm chất núi rừng,...Họ phân bố trên phạm vi rộng từ biên giới phía Bắc của
các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai... xuống vùng trung du, từ biên giới phía
đông của tỉnh Quảng Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng qua huyện Văn Chấn tỉnh Yên
Bái và huyện Đài Bắc tỉnh Hòa Bình. Cao Bằng là một trong những tỉnh có
đồng bào Tày có mặt lâu đời và có dân số đông .
Do sớm có mặt ở Cao Bằng nói chung và xã Bình Dƣơng nói riêng
chiếm tỉ lệ dân số khá đông, trong tiến trình phát triển của lịch sử đồng bào Tày
ở nơi đây đã sớm xây dựng cho mình một nền văn hóa truyền thống phong phú
và đa dạng, góp phần xây dựng nên truyền thống văn hóa Việt Nam.
Nhƣng bên cạnh văn hóa truyền thống riêng vốn có của mình , dân
tộc Tày luôn tiêp thu và giao tiếp văn hóa với các dân tộc anh em, trong đó có
đồ ăn, uống . Do đó , trong đồ ăn uống của ngƣời Tày luôn có sự pha trộn và
thống nhất giữa cái truyền thống của dân tộc mình và tiếp thu về mặt nguyên
3



liệu và kĩ thuật của dân tộc bạn khiến cho dân tộc Tày có một nét ẩm thực rất
phong phú và đa dạng. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập khi văn hoá ngoại lai
đang ngày càng xâm chiếm mạnh mẽ đã làm cho các giá trị văn hoá truyền
thống biến đổi và đang có nguy cơ bị mai một, trong đó có ẩm thực ngày Tết.
Vậy nên cần có những chính sách thực tiễn nhằm bảo tồn phát huy các giá trị
văn hoá truyền thống trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Việc tìm hiểu ẩm thực và giữ gìn nhƣng nét đẹp truyền thống của
ngƣời Tày là việc làm cấp thiết, góp phần bảo tồn và phát huy các di sản Văn
hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Hơn nữa với mong muốn trau dồi kĩ năng
tìm hiểu văn hóa tộc ngƣời . Tôi chọn đề tài “Những món ăn ngày Tết Nguyên
Đán truyền thống của ngƣời Tày ở xã Bình Dƣơng , huyện Hòa An, tỉnh Cao
Bằng” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Cho đến nay, việc nghiên cứu của ngƣời Tày đã trở thành vấn đề
nghiên cứu không ít của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và đã đƣợc đề cập
trog một số công trình nghiên cứu sau:
Ngay từ thời phong kiến, các nhà sử học đã nói tới xã hội , phong tục
tập quán của các dân tộc thiểu số trong đó có ngƣời Tày. Tiêu biểu là tác phẩm
Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn. Cuốn sách đã này đã đề cập đến văn hóa của
ngƣời Tày nói chung. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, có các công
trình tiêu biểu nhƣ cuốn Văn hóa Tày, Nùng của Nhã Văn Lô, Hà Văn Thƣ đã
giới thiệu đầy đủ về xã hội , con ngƣời và văn hóa của hai dân tộc Tày, Nùng ở
Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, nhiều đặc trƣng văn hó mang tính cấp địa
phƣơng của dân tộc Tày, trong đó có Hòa An chƣa đƣợc quan tâm đến đầy đủ.
Cuốn Các dân tộc Tày – Nùng ở Việt Nam do Viện Dân tộc học xuất bản năm
1992 là công trình nghiên cứu có tính toàn diện và công phu nhất về điều kiện tự
nhiên, dân cƣ, lịch sử tộc ngƣời, kinh tế truyền thống, văn hóa vật chất, văn hóa
tinh thần, tổ chức xã hội.. của hai dân tộc Tày- Nùng nói chung.

Các tác phẩm nghiên cứu về đồ ăn uống của ngƣời Tày nhƣ :
4


Cuốn Văn hóa ẩm thực của các Dân tộc thiểu số Việt Nam vùng Đông Bắc
của Nguyễn Thị Hồng Mai cũng đã đề cập đến văn hóa ẩm thực của các dân tộc
thiểu số vùng Đông Bắc nói chung, trong đó có ngƣời Tày. Và cuốn Văn hóa
ẩm thực của dân tộc Tày của Ma Ngọc Dung cũng đã nêu lên một số cách cụ
thể về văn hóa ẩm thực của dân tộc Tày nói chung, nhƣng chƣa đi đƣợc cụ thể
ngƣời Tày ở từng khu vực cƣ trú.
Nhƣ vậy các tác phẩm trên đã phản ánh một bƣớc tiến lớn trong lịch sử
nghiên cứu về văn hóa dân tộc Tày trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Song phần lớn các tác phẩm nghiên cứu trên một phạm vi rộng với những đặc
trƣng văn hóa của dân tộc Tày nói chung, chƣa làm rõ đƣợc những sắc thái
phong phú, đa dạng của văn hóa Tày ở từng địa phƣơng. Mặc dù vậy, các công
trình của các nhà nghiên cứu đi trƣớc đã tạo ra những cơ sở, điều kiện để tôi
tiếp tục khai thác,làm rõ hơn về đời sống văn hóa dân tộc Tày ở xã Bình Dƣơng,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm tìm hiểu tập quán ăn uống ngày Tết Nguyên Đán
truyền thống của ngƣời Tày ở xã Bình Dƣơng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng,
cũng nhƣ những xu hƣớng biến đổi trong tập quán ăn uống ngày Tết của đồng
bào hiện nay. Từ đó, bƣớc đầu xây dựng những cơ sở khoa học cho việc đề xuất
một số kiến nghị, giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực
tốt đẹp của ngƣời Tày ở Bình Dƣơngtrong phát triển bền vững thời hội nhập.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, đề tài có những nhiệm vụ cụ thể
nhƣ sau:
Khái quát đƣợc ngƣời Tày ở xã Bình Dƣơng, huyện Hòa An, tỉnh Cao

Bằng. Qua đó tìm hiểu về ẩm thực ngày Tết Nguyên Đán truyền thốngcủa ngƣời
Tày ở nơi đây nhƣ : nguyên liệu, cách chế biến, sử dụng, các món ăn tiêu biểu
và cách sử dụng, bảo quản..
5


Nêu đƣợc sự biến đổi trong ẩm thực ngày Tết .Từ đó có giải pháp bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hoá tộc ngƣời trong ẩm thực ngƣời Tày ở Bình
Dƣơng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là ẩm thực ngày Tết Nguyên Đán
cũng nhƣ các hoạt động liên quan của ngƣời Tày ở xã Bình Dƣơng
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là xã Bình Dƣơng, huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong bài viết này, phƣơng pháp thực hiện đƣợc đề tài sử dụng chủ yếu
là phƣơng pháp điền dã Dân tộc học, điều tra, điền dã thực địa, quan sát, phỏng
vấn, phân tích...
Quan sát tham dự đƣợc thực hiện trong suốt quá trình điền dã. Các đối
tƣợng quan sát chủ yếu là điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, tập quán chăn
nuôi hái lƣợm, cách chế biến, thƣởng thức thực phẩm, những ứng xử xã hội
trong ăn uống ...
Đối tƣợng phỏng vấn sâu đƣợc lựa chọn là những ngƣời cao tuổi còn
minh mẫn có uy tín trong cộng đống và am hiểu phong tục tập quán trong ăn
uống xƣa kia. Bên cạch đó, còn phỏng vấn đối tƣợng khác (giới tính, nghề
nghiệp, địa vị, học vấn, lứa tuổi, dân tộc...) để tìm hiểu rõ hơn về sự thay đổi
trong tập quán ăn uống.
Ngoài ra các phƣơng pháp phỏng vấn sâu và quan sát tham dự cón sử
dụng phƣơng pháp chụp ảnh trong quá trình điền dã dân tộc học. Thực hiện
phƣơng pháp này sẽ cung cấp những tài liệu sinh động, hình ảnh chân thực hơn.

Bên cạnh đó, tôi cũng sử dụng phƣơng pháp thống kê , tổng hợp để
thu thập những tài liệu hiện có của địa phƣơng nơi nghiên cứu về những nội
dung liên quan về đề tài, nhƣ các báo cáo và số liệu thống kê.
Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích: tổng hợp, tham khảo tài liệu từ
những công trình đã công bố về ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực ngƣời Tày.
6


6. Đóng góp của đề tài.
Cung cấp những tƣ liệu mới về ẩm thực ngày tết Nguyên Đán của ngƣời
Tày ở xã Bình Dƣơng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Chỉ ra đƣợc những giá trị truyền thống tốt đẹp trong ẩm thực của
ngƣờin Tày tại địa bàn nghiên cứu cần đƣợc bảo tồn và phát huy.
Từ những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc đề tài sẽ cung cấp những luận
cứ khoa học cho việc đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp trong ẩm thực của ngƣời Tày ở xã Bình
Dƣơng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
7. Bố cục
Ngoài lời mở đầu, phụ lục, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung bài
tiểu luận đƣợc kết cấu nhƣ sau :
Chƣơng 1: Khái quát về ngƣời Tày ở xã Bình Dƣơng, huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng Tày
Chƣơng 2: Những món ăn ngày Tết Nguyên Đán truyền thống của ngƣời
Tày ở xã Bình Dƣơng , huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
Chƣơng 3: Những biến đổi trong ẩm thực ngày Tết Nguyên Đán của ngƣời
ở xã Bình Dƣơng , huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng hiện nay.

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI TÀY Ở XÃ BÌNH DƢƠNG,
HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG

1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí
7


Địa danh Cao Bằng đƣợc ghi chép trong sử sách từ rất sớm. Cao Bằng
là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, đƣợc giới hạn
từ tọa độ địa lí từ 23 độ 07’ 12” đến 22 độ 21’ 21” vĩ đọ Bắc và từ 105độ 16’
15” đến độ 53’ 25” kinh độ đông, phái bắc và phía đông giáp Quảng Tây -Trung
Quốc có đƣờng biên giới dài 332km với một của khẩu quốc tế, hai cửa khẩu
quốc gia và nhiều cửa khẩu tiểu nghạch, nhiều đƣờng mòn đi lại giƣa hai nƣớc
thuận lợi cho việc phát triển giao lƣu kinh tế, văn hóa với nƣớc láng giềng. Cao
Bằng có tổng diện tích tự nhiên 6.690.72km vuông, là cao nguyên đá vôi xen với
núi đất, có độ cao trung bình trong khoảng dƣới 200m, và độ cao lớn nhất so với
mặt nƣớc biển là 1.300m. Núi non trùng điệp, núi rừng chiếm hơn 90% diện
tích toàn tỉnh. Hình thành ba khu vực rõ rệt : vùng núi đá, vùng núi đất xen lẫn
với núi đá, vùng núi đát có nhiều rừng rậm. Địa hình khá phức tạp thấp từ Tây
sang Đông
Bình Dƣơng là một xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Hòa an, tỉnh Cao
Bằng, cách UBND huyện 18km . Xã có vị trí:
Phía Bắc giáp xã Hoàng Tung.
Phía Đông giáp xã Bạch Đằng.
Phía Nam giáp xã Thịnh Vƣợng (Nguyên Bình)
Phía Tây giáp xã Hoa Thám, Nguyên Bình & Lang Môn (Nguyên Bình)
nhiều nếp gấp.
Xã Bình Dƣơng có diện tích là 33,16 km², dân số năm 1999 là 1.393 ngƣời
, mật độ dân cƣ đạt 42 ngƣời/km² và có 355 hộ dân.
Xã Bình Dƣơng đƣợc chia làm 8 nhóm hành chính : xóm Bó Mỵ, Khuổi
Rì-Roỏng Bó, Khuổi Lầy, Nà Niển, Nà Phung, Nà Vƣờng, Nà Hoan, Thin Tẳng.
1.1.2. Địa hình

Địa hình xã Bình Dƣơng chủ yếu là đồi núi chiếm 60% diện tích tự
nhiên. Độ cao trung bình là 300m so với mực nƣớc biển, thấp dần từ tây sang
đông. Xã có rất ít các ngọn núi cao, chủ yếu là địa hình núi đồi thấp thuận lợi
cho việc sản xuất nông nghiệp của dân cƣ
8


1.1.3. Khí hậu
Khí hậu ở xã Bình Dƣơng thuộc loại khí hậu lục địa, nhiệt đới gió
mùa, một năm thƣờng chia làm hai mùa khô và mƣa rõ rệt. Mùa mƣa bắt đầu từ
tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Thời tiết mùa này thƣờng ẩm ƣớt, oi bức, nóng
nực và thƣờng có bão lớn và mƣa to. Lƣợng mƣa trung bình từ 200- 250ml,
nhiệt độ trung bình từ 20- 24oc , mùa mƣa bắt đầu từ từ tháng 10 năm trƣớc đến
tháng 3 năm sau. Mùa này khí hậu ôn đới mát mẻ, gió lạnh hay có sƣơng mù, có
nhiều năm một số nơi xuất hiện sƣơng muối. Gió mùa đông bắc thƣờng xuyên
thổi đến gây khô và lạnh. Nhiệt độ trung bình là 12- 15o c.
1.1.4. Các tài nguyên thiên nhiên.
 Tài nguyên nƣớc :
Do địa hình núi đồi, chia cắt tƣơng đối mạnh, nên Bình Dƣơng có nhiều
sông suối. Đáng kể nhất, ở xã có con sông Hiến chảy qua, sông có lòng sâu,
rộng rất thuận tiện cho giao thông vận tải. Hệ thống sông Hiến và các nhánh đã
bồi đắp nên những cánh đồng tƣơng đối bằng phẳng và phì nhiêu. Ngoài ra, ở xã
còn có hồ Khuổi Lái để cung cấp nƣớc cho vụ mùa và có tiềm năng phát triển du
lịch lớn.
 Tài nguyên đất:
Do địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên xã Bình Dƣơng có nhiều diện tích
để trồng trọt. Diện tích để trồng lúa của xã là 170 ha, diện tích để trồng ngô là
là 352 ha và diện tích đất để trồng các loại cây hoa màu khác là 20 ha.
 Tài nguyên rừng:
Cho đến nay, diện tích rừng ở xã còn khá lớn, chue yếu là rừng tự nhiên .

Trong đó rừng tái sinh là khoảng 500 ha, rừng phòng hộ 500 ha . Rừng trồng
hiện có 100ha bao gồm các loại trúc, thông, bạch đàn, keo, sa mộc và một số cây
công nghiệp, cây ăn quả nhƣ trám, dẻ..
Bình Dƣơng có một hệ động, thực vật phong phú về số lƣợng và đa dạng về
chủng loại. Trên những khu rừng xƣa có nhiều lọi cây quý nhƣ : lát, sao, dẻ...và
một số cây đặc sản nhƣ : sa nhân, hà thủ ô, ba kích..
9


Động vật có nhiều loại nhƣ gấu, lợn rừng, hƣơu , nai, cầy hƣơng, tắc kè,
trăn, gà rừng, trĩ..
1.2. Điều kiện xã hội
1.2.1. Cơ sở hạ tầng
Bình Dƣơng là xã vùng ba đƣợc hƣởng chƣơng trình 135 của nhà nƣớc.
Do vậy, cơ bản xã đã đƣợc nhà nƣớc xây dựng hệ thống điện - đƣờng – trƣờng
– trạm – giao thông, thủy lợi phục vụ cho đồng bào trong xã.
 Về giao thông :
Đến nay, xã có mạng lƣới giao thông trong xã đƣợc các cấp các ngành và
Nhà nƣớc quan tâm xây dựng, đầu tƣ và nâng cấp. Đến nay , mạng lƣới giao
thông trong xã từ trung tâm xã đến các xã khác tƣơng đối thuận lợi, đã có đƣờng
đi tận các xóm xa , khó khăn nhƣ xã Khuổi Lầy, đã có đƣờng giao thông chính
từ quốc lộ 34 đến trung tâm xã dài 4km .. phục vụ việc đi lại thuận tiện cho bà
con trong xã, góp phần thúc đẩy giao lƣu buôn bán với các vùng khác, tạo điều
kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an ninh quốc phòng.
 Về thủy lợi
Hiện nay, xã đang tập trung xây dựng và nâng cấp một số công trình lợi
hiện có, các đập, kênh, mƣơng nội đồng đang đƣợc kiên cố hóa. Các công trình
thủy lợi đã áp ứng đƣợc phần nào diện tích trong việc tới tiêu, phục vụ sản xuất
nông ghiệp. Trong đó, hồ đập lớn nhƣ hồ Khuổi Lái đƣợc xây dựng kiên cố, có
khả năng cung cấp một lƣợng nƣớc lớn tƣới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp...

1.2.. Đặc điểm văn hóa - xã hội
 Về giáo dục- Đào tạo :
Trên địa bàn xã có hệ thống trƣờng học từ cấp mẫu giáo đến cấp tiểu
học, cấp II. Toàn xã hiện nay đã phổ cập xong giáo dục tiểu học và trung học cơ
sở. Chất lƣợng dạy và học ngày càng đƣợc nâng cao, các cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cho việc dạy và học ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu dạy
và học.
 Y tế
10


Mạng y tế cũng đƣợc đầu tƣ nâng cấp đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
cho ngƣời dân . Trạm xá có đội ngũ bác sĩ, y tá ngày càng đƣợc bổ sung, nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ , chăm sóc sức khỏe cho bà con
Cùng với sự phát triển kinh tế thì văn hóa- xã hội trong huyện hiện nay
cũng đang đƣợc đầu tƣ phát triển. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao đang đƣợc đẩy mạnh. Các tệ nạn xã hội cũng đang đƣợc đƣợc đấu tranh
ngăn chặn và thu đƣợc nhiều kết quả đáng kể.
Công tác lao động- thƣơng binh xã hội tiếp tục đƣợc chỉ đạo xây dựng
các mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm. Ban Thƣơng binh xã hội thực hiện
các nhiệm vụ giải quyết chế độ chính sách cho các đối tƣợng thƣơng binh,
bệnh binh, quân nhân tham gia kháng chiến và nhiều chế độ khác .. đáp ứng nhu
cầu của bà con trong xã, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, vƣơn lên xóa đói
giảm nghèo, từng bƣớc đi lên xây dựng đời sống kinh tế mới.
1.3. Giới thiệu ngƣời Tày ở xã Bình Dƣơng
1.3.1. Nguồn gốc lịch sử
Trên lãnh thổ Việt Nam, ngƣời Tày sống rải rác và xen kẽ với nhiều dân
tộc anh em khác ở Đông Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang,
Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Thái
Nguyên. Từ sau năm 1975 đến nay, một số bộ phận ngƣời Tày đã di cƣ vào các

tỉnh nhƣ : Lâm Đồng, Đăk Lăk, Gia Lai, Kom Tum. Theo tài liệu tổng điều tra
dân số năm 1999, ngƣời Tày ở nƣớc ta có 1.190.342 ngƣời, đứng thứ nhất về
dân số trong 53 dân tộc ít ngƣời, trong đó ở Cao Bằng có 247.814 ngƣời.
Tộc danh Tày là một tộc danh có từ lâu đời mà nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng cuối thiên nhiên kỉ thứ sáu sau công nguyên và cùng trong khối Bách
Việt. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng ngƣời thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái có
nguồn góc lịch sử với ngƣời Bách Việt cổ đại. Trong cùng nhóm ngôn ngữ,
ngƣời Tày có quan hệ mật thiết với ngƣời Nùng mà nhiều nhà nghiên cứu trƣớc
đây đã xếp hai tộc danh Tày , Nùng thành một dân tộc. Mặt khác, ngƣời Tày đã
sớm tiếp xúc với ngƣời Việt và ngƣời Hán, dẫn tới sự giao lƣu văn hóa giữa các
11


dân tộc này cũng xảy ra sớm. Ngày nay, ngƣời ta đã thống nhất quan điểm cho
rằng dân tộc Tày là một bộ phận của cƣ dân Tày – Thái, có địa bàn sinh sống ở
Nam Trung Quốc và bắc Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu thì ngƣời Tày đƣợc chia thành ba nhánh :
 Thứ nhất : Nhánh ngƣời gốc bản địa và có thể là tộc ngƣời có mặt ở Cao
Bằng lâu đời nhất. Ngƣời Tày cổ trƣớc kia có tên gọi là ngời Thổ, họ là nhóm
dân cƣ khá đông đúc ở Việt Nam.
 Thứ hai : Nhánh ngƣời Ngạn, theo cuốn sách Sơ khảo lịch sử Cao Bằng (
do Bộ thông tin – văn hó xuất bản năm 1963) viết : “ người Ngạn có nguồn gốc
ở Quý Châu – Trung Quốc, trong các cuộc giao thoa với tộc người, người Ngạn
dạt sang Cao Bằng sinh sóng, sát nhập vào cư dân địa phương, đồng dòng với
người Tày cổ bản địa trong tiến trình lịch sử về sau...”
 Thứ 3 : Ngƣời Tày là lƣu quan, là một nhánh ngƣời Kinh hóa Tày, đó là
con cháu các quan lại và binh lính dƣới xuôi lên cai quản, bảo vệ biên giới, lấy
vợ ngƣời Tày ở địa phƣơng rồi con cháu trở thành ngƣời Tày. Ngƣời Kinh dƣới
xuôi lên nhiều nhất khi nhà Mạc lập triều ở Cao Bằng ( 1594- 1677), nhung khi
nhà Mạc thất thế, để tránh bị truy nã, số ngƣời Kinh đã đổi họ hoặc mang tên họ

mẹ và tự coi mình là ngƣời Tày.
Từ hoàn cảnh đó đã làm cho ngƣời Tày lƣu quan với ngƣời Tày ở địa
phƣơng sát nhập, đồng hóa một cách tự nhiên. Ngƣời Tày lƣu quan có mang nền
văn hóa dƣới xuôi lên miền núi, nên về sau, văn hóa miền núi cũng chịu nhiều
ảnh hƣởng của văn hóa miền xuôi. Song do điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên
và xã hội miền núi chịu chi phối, ngƣời Tày vẫn giữ đƣợc sắc thái riêng về
phong tục tập quán của mình. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đấu tranh sinh
tồn, ngƣời Tày đã làm nên một truyền thống lịch sử văn hóa đồ sộ, phong phú.
Dân tộc Tày là một dân tộc định cƣ lâu đời ở Cao Bằng , chiếm đa số, sinh sống
ở các huyện thị trong tỉnh, nhƣng tập trung đông nhất là ở huyện Hòa An, trong
đó có xã Bình Dƣơng. Mọi giai đoạn lịch sử ở Cao Bằng, ngƣời Tày vẫn giữ vai
trò trung tâm trong khối đại đoàn kết các dân tộc, trong tất cá các lĩnh vực đời
12


sống xã hội nhƣ : chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng.., ngƣời Tày
luôn giữ vai trò nòng cốt. Bản sắc văn hóa của ngƣời Tày có vai trò nền tảng
trong bản sắc văn hóa các tộc ngƣời ở Cao Bằng.
1.3.2. Cấu trúc và phân bố dân cƣ
Xã Bình Dƣơng là mảnh đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội.
Xã có dân số khá đông , hơn 1.393 ngƣời theo tổng điều tra dân số năm 1999,
mật độ dân cƣ đạt 42 ngƣời/km².. trong đó có 5 thành phần dân tộc gồm : Tày,
Nùng, Mông, Dao và một bộ phận nhỏ ngƣời Kinh, trong đó dân đông nhất là
ngƣời Tày chiếm 70%. Dân số đƣợc phân bố trong 8 xóm, tập trung ở những
nơi gần nguồn nƣớc , địa hình bằng phẳng và trục đƣờng giao thông. Cƣ dân
nơi đây sinh sống bằng kinh tế nông nghiệp lúa nƣớc, nƣơng rẫy, cây hoa màu
và một bộ phận buôn bán ở nhũng trục đƣờng chính. Các dân tộc cƣ trú gần gũi
với nhau, cùng đoàn kết xây dựng và phát triển quê hƣơng.
1.3.3. Tập quán mƣu sinh
* Trồng trọt

Trồng trọt là hoạt động kinh tế chủ đạo đảm bảo đời sống của ngƣờiTày.
Ngƣời Tày là một cƣ dân nông nghiệp sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng cây
lúa nƣớc. Ở xã Bình Dƣơng do đất canh tác có nhiều cánh đồng màu mỡ, sẵn
nƣớc tƣới nên cây lúa có vai trò chủ đạo trong sinh hoạt kinh tế của họ. Họ
thƣờng trồng cây lúa tẻ và trồng mỗi năm hai vụ, còn vụ đông họ trồng cây hoa
màu.
Ngoài việc trồng lúa nƣớc, cây thuốc lá cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho đồng bào nơi đây. Có thể nói, cây thuốc lá là một trong những nguồnlợi to
lớn của xã, là nguồn thu thập chủ yếu của cƣ dân địa phƣơng.
Ngƣời Tày còn trồng thêm các loại cây hoa màu và cây lƣơng thực trên các
thửa ruộng bằng phẳng và ở các vƣờn quanh nhà. Làm vƣờn cũng có một ý
nghĩa kinh tế to lớn. Làm vƣờn cung cấp rau xanh cho bữa ăn hàng ngày trong
gia đình đồng thời góp phần tích cực phục vụ cho chăn nuôi.
* Chăn nuôi
13


Đóng vai trò là một nền kinh tế phụ. Chăn nuôi của ngƣời Bình Dƣơng
trƣớc hết nhằm mục đích cung cấp sức kéo và phân bón cho nông nghiệp , đồng
thời đem lại thịt, trứng để dùng cho các dịp lễ Tết, hội hè, cũng nhƣ trong cuộc
sống hàng ngày. Một số ít đƣợc đem bán ra thị trƣờng nhằm tăng thêm thu nhập
cho gia đình. Đồng bào chăn nuôi các loại gia súc nhƣ trâu, bò, ngựa; các loại
gia cầm nhƣ lợn gà, vịt, ngan..
* Tiểu thủ công nghiệp
Ngƣời Tày ở Bình Dƣơng rất khéo tay, vì thế họ vẫn duy trì một số nghề
truyền thống nhƣ : Nghề mộc, đan lát, dệt, làm đồ gốm.. Nghề dệt vải là nghề
phổ biến của ngƣời Tày , vì nó mang lại chăn đắp, quần áo mặc hay một khoản
thu nhập nhỏ trong gia đình mà còn là một công việc gần nhƣ bắt buộc đối với
các cô gái Tày xƣa kia, nó còn thể hiện sự tài năng và khéo léo của họ.
Họ đan lát các vật dụng trong nhà từ các nguồn nguyên liệu trong tự nhiên

nhƣ tre, nứa, giang, mây.
Nghề mộc của ngƣời Tày chủ yếu là do đàn ông đảm nhiệm, họ tận dụng
các cây gỗ trong tự nhiên . Qua bàn tay khéo léo , họ đã sản xuất đƣợc những
chiếc giƣờng, bàn ghế, tủ.. , phục vụ cho việc làm nhà cửa, đình miếu...
* Khai thác nguồn lợi từ tự nhiên
Săn bắt, hái lƣợm là hoạt động kinh tế phụ gắn bó với cuộc sống thƣờng
ngày của ngƣời Tày ở xã Bình Dƣơng. Các loại rau rừng nhƣ : rau ngót rừng,
rau dớn, măng, mộc nhĩ.. đƣợc khai thác một cách hợp lí để cung cấp thêm thực
phẩm cho bữa ăn hàng ngày. Hoạt động săn bắt chim thú cũng thƣờng diễn ra để
bổ sung cho bữa ăn và là công việc do đàn ông đảm nhiệm
*Trao đổi mua bán
Do sinh sống ở địa bàn tƣơng đói thuận tiện, chỉ cachs trung tâm huyện
và thành phố gần 20km nên hoạt động trao đổi, mua bán trong xã khá phát triển.
Chợ phiên có vai trò rất quan trọng ở nơi đây, chợ không chỉ là nơi gặp gỡ của
mọi ngƣời mà quan trọng là nơi để trao đổi buôn bán các loại lƣơng thực, thực
phẩm, nông cụ sản xuất, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng...
14


Tóm lại, tập quán mƣu sinh truyền thống của ngƣời Tày ở xã Bình
Dƣơng thì trồng trọt luôn đóng vai trò chính. Chăn nuôi, nghề thủ công chỉ đóng
vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào trồng trọt. Chăn nuôi nhằm cung cấp sức kéo ,
vận chuyển cho trồng trọt và cung cấp phân hữu cơ phục vụ cho thâm canh. Tất
cà hòa với nhau trong một tổng thể kinh tế, hỗ trợ nhau và tạo điều kiện cho
nhau phát triển.
1.3.4. Xã hội truyền thống
 Cấu trúc làng bản
Ngƣời Tày ở Bình dƣơng thƣờng cƣ trú với nhau theo từng làng, bản.
Ngoài ra họ còn sống chung với ngƣời Nùng hoặc ngƣời Kinh trong vài bản
khác. Nơi cƣ trú của ngƣời Bình Dƣơng thƣờng nằm ven những quả đồi thấp

hay trên gò thấp giữa cánh đồng, nơi có nguồn nƣớc hoặc gần sông suối. Các
bản đều dựa lƣng vào đồi núi và hƣớng ra cánh đồng. Cƣ dân thƣờng tập trung
sống với nhau trong một khu đất nào đấy và đôi khi họ cùng dòng họ. Xã có
nhiều xóm, trong đó có một xóm gốc và các xóm khác phụ thuộc vào nó.
Ngƣời Tày ở Bình Dƣơng cũng là tập hợp của các gia đình theo quan hệ
láng giềng nhƣ bất cứ bản của một dân tộc nào khác nhƣng mặt khác việ duy trì
quan hệ huyết thống vẫn c òn duy trì ở một mức độ đáng kể
Có thể nói làng bản của ngƣời Bình Dƣơng đơn giản chỉ là một nơi cƣ
trú chứ không đƣợc xây dựng theo lối phòng thủ..
 Dòng họ
Ngƣời Tày truyền thống ở xã Bình Dƣơng gồm có các họ lớn nhƣ : họ
Nông, họ Trƣơng, họ Hoàng, họ Đặng... . Ngƣời Tày rất coi trọng những ngƣời
trong cùng một dòng họ. Họ yêu thƣơng giúp đỡ nhau trong sản xuất, cƣới xin,
ma chay. Họ nội luôn đƣợc coi trọng hơn họ ngoại
 Hôn nhân và gia đình
Gia đình
Các gia đình của ngƣời Tày ở đây chủ yếu là các gia đình nhỏ, phụ hệ gồm
có bố mẹ, con cái. Ngoài ra cũng có nhiều gia đình ông bà vẫn ở với con cháu.
15


Trong gia đình, ngƣời đàn ông, nhất là ngƣời con cả có vai trò quan trọng, là trụ
cột của gia đình, có vai trò quyết định các vấn đề của gia đình và có quyền thừa
kế tài sản. Còn con gái khi đi lấy chồng đƣợc cha mẹ cho của hồi môn nhƣng
không đƣợc chia tài sản. Tuy nhiên, do ngƣời phụ nữ có vai trò quan trọng trong
sản xuất nên trong gia đình, họ cũng đƣợc tham gia họp bàn công việc.
Hôn nhân
Chế độ hôn nhân của ngƣời Tày ở Bình Dƣơng là chế độ hôn nhân một vợ,
một chồng và cô dâu cƣ trú bên nhà chồng. Trƣớc kia, trai gái đến tuổi vẫn đƣợc
tự do tìm hiểu, yêu đƣơng nhƣng việc hôn nhân cơ bản vẫn do cha mẹ quyết

định và mang tính chất mua bán thể hiện qua khoản tiền thách cƣới cao và các lễ
vật nà trai nộp cho nhà gái trƣớc và trong lễ cƣới
Các nghi thức trong cƣới xin của họ cũng rất đa dạng và phức tạp gồm một
số nghi lễ cính nhƣ lễ dạm hỏi, lễ so lá số, nghi lễ cƣới, lễ lại mặt....
Đám cƣới của ngƣời Tày thƣờng đƣợc tổ chức vào lúc chiều tối (tầm 4 -5
giờ trở đi). Cƣới vào giờ này không ảnh hƣởng đến công việc trong ngày của
mọi ngƣời, ngƣời ở xa mấy cũng đến kịp. Hơn nữa, mọi ngƣời sẽ có thời gian ở
chơi lâu hơn. Tiệc cƣới đƣợc chia làm hai tiệc. Tiệc thứ nhất dành cho ngƣời lớn
tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh niên,
bạn bè gần xa của cô dâu chú rể. Tiệc này bắt đầu vào khoảng 7-8 giờ đêm. Ăn
uống xong, mọi ngƣời vẫn ở lại. Ngƣời lớn ngồi uống nƣớc, hàn huyên với gia
chủ. Thanh niên, đám thì tổ chức lày cỏ (một trò chơi nhƣ kiểu oẳn tù tì, ngƣời
thua sẽ bị uống rƣợu phạt), đám thì bên trai bên gái hát lƣợn với nhau. Cuộc vui
ồn ã, kéo dài thâu đêm, mờ sáng mới tan. Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức
đám cƣới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu hết: tiền mặt, lợn, gà, gạo, rƣợu…
Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao
dƣỡng dục của bố mẹ cô gái. Nhà gái sẽ trích ra một số tiền để sắm sửa tƣ trang,
cho con gái làm của hồi môn: quần áo mới, vòng bạc, xà tích bạc, chăn màn thổ
cẩm, chiếu hoa… và những đồ gia dụng khác. Còn rƣợu, thịt, gạo nếp, gạo tẻ sẽ
dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Tất nhiên, hai bên gia đình có thể điều
16


đình với nhau. Tùy theo gia cảnh, nhà gái có thể đòi ít hay đòi nhiều. Có trƣờng
hợp, thấy nhà trai điều kiện kinh tế không mấy dƣ dả, nhà gái chỉ đòi một ít gọi
là, cốt để tránh tiếng là con mình theo không ngƣời ta.
Có một điều đặc biệt là lễ cƣới cử hành xong, cô gái không ở lại nhà chồng
mà quay về nhà bố mẹ đẻ ngay đêm đó. Dù đêm đã khuya, chú rể và đại diện
nhà trai vẫn phải đƣa cô dâu và phái đoàn nhà gái trở về. Nếu vì lý do nào đó
nhƣ đƣờng sá quá xa xôi, không thể về ngay mà phải ở lại thì đêm đó cô dâu và

các cô gái phù dâu sẽ ngủ chung một phòng rồi sáng hôm sau về sớm. Ngày thứ
ba tính từ ngày cƣới, chàng trai mới đi đón vợ về. Đêm đó mới chính thức là
đêm tân hôn của hai ngƣời. Tục gọi đó là lễ slam nâƣ (ba ngày) - hiểu nôm na là
lễ lại mặt.
Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trong việc
cƣới xin của ngƣời Tày cũng có sự thay đổi, không còn nguyên nhƣ xƣa nữa. Ví
nhƣ bây giờ ngƣời con gái không còn phải đợi đến khi có con mới về nhà chồng,
hoặc nhà gái cũng không còn đòi hỏi nhà trai quá nặng về vật chất… Việc cƣới
xin bây giờ ngày càng giản tiện, văn minh hơn xong vẫn giữ đƣợc bản sắc dân
tộc.
 Tang ma
Xuất phát từ quan niệm lâu đời là vạn vật đều có linh hồn và con ngƣời
sau khi chết linh hồn vẫn còn tồn tại ở thế giới bên kia, nên khi có ngƣời chết,
ngƣời ta phải thực hiện hàng loạt các nghi lễ tang ma thể hiện quan hệ tình cảm,
lòng hiếu thảo của ngƣời sống đối với ngƣời chết. Mặt khác, lễ tang ma còn là
để linh hồn ngƣời chết khỏi phải oán giận, quay trở lại quấy quả, làm hại những
ngƣời đang sống ở trần gian.
Tang ma của ngƣời Tày ở BÌnh Dƣơng cũng đƣợc tổ chức rất chu đáo
gồm nhiều nghi lễ nhƣ lễ báo tang, lễ tắm rửa cho ngƣời chết, lễ khâm liệm,
nhập quan, lễ phá ngục, lễ đƣa ma, lễ hạ huyệt, lễ mở của mả...

17


Đặc biệt, trong tang ma thầy cúng có vai trò rất quan trọng, xuyên suốt
trong các lễ , làm mo then..để đƣa linh hồn ngƣời chết về với trời. Sau khoảng 3
năm, họ làm lễ thôi tang và không giỗ nhƣ ngƣời Kinh.
 Tập quán sinh đẻ và nuôi dạy con cái
Đối với ngƣời Tày ở Bình Dƣơng, sinh đẻ là một sự kiện quan
trọng nhất trong cuộc đời. Khi có thai phụ nữ không dám đi đám ma bởi vì sợ

con sinh ra sẽ ốm yếu, khó nuôi. Trong vòng 1 tháng sau khi sinh, sản phụ
không đƣợc lên nhà ngƣời khác hoặc đi ngang qua đền thổ công hoặc bàn thờ tổ
tiên.. vì sợ đang bẩn mình do đó sẽ làm ô uế cho ngƣời ta và những nơi tôn
nghiêm. Ngƣời ngoài không đƣợc vào nha khi nhà có ngƣời đẻ, ngƣời ta thƣờng
cắm một cành cây xanh ở ngoài cửa ra vào để báo cho mọi ngƣời biết. Sau khi
đẻ sản phụ đƣợc chăm sóc chu đáo. Ngoài ăn thịt gà và cơm nếp với nghệ, ngƣời
ta còn cho sản phụ đu đủ hầm với chân giò.
Trẻ mới sinh ra thƣờng đƣợc đặt những tên xấu xí. Sau này trẻ đầy
tháng ngƣời ta mới chính thức đặt tên cho nó. Theo quan niệm của ngƣời Tày thì
đặt những cái tên xấu xí nhƣ vậy để che mắt ma hoặc để cho vía độc của ngƣời
ngoài khỏi phạm đến chúng.
Tâm lí chung của đồng bào là sinh nhiều con. Nếu lấy nhau lâu mà vẫn
chƣa có con thì ngƣời ta phải mời thầy mo về lập đàn bà mụ và lấy con cháu
trong dòng họ về nuôi với mục đích xƣng hô với nhau đƣợc dễ dàng và “ lót
đƣờng” cho sự ra đời của đứa trẻ.

1.3.5. Đặc điểm văn hóa vật chất
 Nhà cửa
Do đặc điểm cƣ trú nên nhà của ngƣời Tày ở đây chủ yếu là nhà đất,
làm bằng gỗ. Còn nhà sàn thì không có hành lang nhỏ chạy suốt mặt trƣớc của
nhà nên cửa chính không nằm ở gian giữa mà lại mở ngay ở sƣờn nhà.

18


Những nhà truyền thống thƣờng là nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ gianh và
một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng
nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Phổ biến là loại nhà đất 3 gian, 2 mái (không có
chái), tƣờng trình đất hoặc thƣng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh,
ngói âm dƣơng hoặc tấm Prôximăng. Bố trí mặt bằng sinh hoạt đƣợc quy định

thống nhất qua từng vị trí trong ngôi nhà. Ngƣời Tày sống định cƣ, quây quần
thành từng bản chừng 15 đến 20 hộ, có quan hệ gần gũi với ngƣời Nùng và với
ngƣời Choang (Trung Quốc).
 Trang phục
Nói đến trang phục của ngƣời Tày, ai cũng liên tƣởng đến màu chàm.
Màu chàm đã đi gắn bó và đi vào cuộc sống ngàn đời của đồng bào. Màu chàm
là màu của núi rừng, màu của ruộng lúa, nƣơng ngô đã nuôi dƣỡng cuộc sống
con ngƣời ở nơi đây, đã kết hợp họ với thiên nhiên và giúp họ hòa vào thiên
nhiên. Màu chàm đối với ngƣời Tày thật đẹp và thiêng liêng, họ nâng niu, coi
trọng và coi đó là cái chất riêng của miền núi, của dân tộc mình.
Y phục nam giới Tày không có gì đặc biệt, về hình thức nó gần giống y
phục nam của các dân tộc khác ở miền phía phía Bắc, họ mặc áo chàm và quần
trắng. Trên đầu đội khăn xếp, chân đi giầy vải.
Còn phụ nữ Tày đầu vấn ngang, ngoài trùm khăn vuông có mỏ quạ, áo
dài màu chàm dài có khuy đồng kéo từ nách phải lên cổ. Ngang lƣng thắt vải
chàm khổ 30cm, dài 1,5m , khi buộc để hai đuôi vải buông ra đằng sau.
Đồ trang sức của họ cũng là những thứ quen thuộc nhƣ những chiếc
vòng tay, còng cổ, khuyên tai, bộ dây xà tích, túi đeo, túi đừng trầu.. làm bằng
bạc hoặc bằng đồng. Ngoài ra nhuộm răng đen cũng là một cách làm đẹp của họ.
 Ẩm thực
Thức ăn hàng ngày của họ chủ yếu lấy từ trồng trọt tăng gia hoặc chăn
nuôi. Do đó thịt, cá , trứng là những thứ không thể thiếu. Trong các ngày lễ tết
cỗ bàn của họ rất thịnh soạn. Tết Nguyên Đán các gia đình làm nhiều thứ bánh

19


nhƣ : bánh chƣng, bánh khảo, bánh chè lam, bánh Khẩu sli..và các lọai thịt nhƣ
thịt gà thiến, thịt lợn..
Ngƣời Tày cũng có nhiều ngày lế tết. Trong các ngày lế đó, các bà, các

mẹ thƣờng hay làm các loại bánh đặc trƣng để cúng tổ tiên trong ngày lễ đó.
Nhƣ ngày lễ tảo mộ họ làm xôi bảy màu, làm bánh trứng kiến. Dịp tết Đoan ngọ
nguƣời dân làm bánh gio chấm mật, ăn mận, mơ để trừ sâu bọ. Vào Tết rằng
tháng Bảy nhà nào cũng làm “ pẻng tải”, thịt vịt để cúng tổ tiên và là dịp để mọi
ngƣời nghỉ ngơi, gặp gỡ nhau.
Nói đến Cao Bằng, không thể không nói đến những món ăn đặc trƣng
nhƣ : bánh khảo, bánh chè lam, khẩu sli, lợn quay Quảng uyên, vịt thất khê...
Nên ngƣời dân ở đây cũng làm các món này trong các ngày lế tết.
Đồ uống của ngƣời Tày ở Bình Dƣơng chủ yếu là rƣợu, rƣợu dùng trong
các bữa ăn hàng ngày, dùng để tiếp khách, gặp gỡ bạn bè và dùng trong các
ngày lễ. họ còn dùng các lại lá để nấu nƣớc uống nhƣ lá chè xanh, lá vối..
Việc hút thuốc lá ở đây cũng rất phổ biến vì nơi đây cũng dƣợc coi là
nơi trồng nhiều cây thuốc lá.
Ẩm thực của ngƣời Tày ở nơi đây mang đậm chất núi rừng, mang
hƣơng vị đặc trƣng của quê hƣơng khiến những ngƣời con xa quê luôn mong
ngóng về để tìm lại tuổi thơ ngọt ngào bên mâm cơm gia đình, khiến những du
khách ăn một lần không thể nào quên.
1.3.6. Đặc điểm văn hóa tinh thần
 Ngôn ngữ, chữ viết
Ngày xƣa, đồng bào Tày ở nơi đây sử dụng ngôn ngữ chính để giao tiếp
là tiếng Tày và sử dụng chữ Nôm Tày.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhiều cơ hội
học tập và giao lƣu giữa các vùng miền và các dân tộc khác, đặc biệt là ngƣời
Kinh nên ngôn ngữ và chữ viết nơi đây đã có nhiều thay dổi. Bây giờ đồng bào
đa phần vẫn sử dụng ngôn ngữ Tày nhƣng lại viết chữ phổ thông. Tuy nhiên,
hiện nay một bộ phận giới trẻ đã không còn biết nói tiếng dân tộc, chỉ nghe đƣợc
20


mà không nói đƣợc. Còn về chữ Nôm Tày chỉ còn bộ phận ít thầy cúng, thầy mo

và số ít ngƣời già biết sử dụng
 Tôn giáo- tín ngƣỡng
Cũng giống nhƣ nhiêu dân tộc khác, ngƣời Tày không theo một tôn giáo
nào. Họ có quan niệm Vạn vật hữu linh cho nên họ có tín ngƣỡng đa thần, thờ
ông bà tổ tiên và các vị thần linh nhƣ thần rừng, thần núi, thần sông, thần suối..
Trong quan niệm của ngƣời Tày ở đây thì ma có nhiều loại nhƣ ma ông
bà tổ tiên, ma hiền, ma ác, ma gà... Mỗi khi có bệnh tật, hay trong may chay,
mừng nhà mới, lễ thôi nôi... họ thƣờng mời thầy mo đến làm Then, cúng tế. Bên
cạnh đó, các đạo cũng có nhiều ảnh hƣởng đến đời sống của họ trong gia đình
đƣợc quy định một cách chặt chẽ nhƣ vấn đề trọng nam khinh nữ, phụ quyền của
Nho giáo; xem bói, xem tƣớng số trong Đạo giáo hay lòng yêu thƣơng, từ bi,
bác ái của Phật giáo.
 Lễ hội
Trong một năm, ngƣời Tày có nhiêu lễ hội, lễ tết nhƣ tết Nguyên Đán,
Tết Thanh Minh, tết rằm tháng 7... Những ngày lễ tết họ thƣờng làm các loại
bánh, các loại thịt khác nhau đặc trƣng cho lễ tết.
Đặc biệt , vào dịp tết sau tết Nguyên Đán, họ có tổ chức lễ hội Lồng
Tồng. Lễ hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội thƣờng đƣợc tổ chức ở
ngoài cánh đồng, để cúng tế thần nông cầu cho mƣu thuận gió hòa, mùa màng
tốt tƣơi và vào dịp này trong các bản trai gái hẹn hò, tìm hiểu lẫn nhau thông qua
các bài hát trao duyên, lƣợn.. và diễn ra nhiều trò chơi dân gian nhƣ ném còn, đá
sáng, múa sƣ tử..
Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày đƣợc bắt đầu vào tháng giêng và kéo
dài đến trung tuần tháng ba.Theo tín ngƣỡng dân gian dân tộc Tày thì trên cung
trăng có Mẹ Trăng và mƣời hai nàng tiên - con gái của mẹ. Mẹ cùng các nàng
hằng năm chăm lo bảo vệ mùa màng cho dân. Hội Nàng Hai đƣợc tổ chức với ý
nghĩa tƣợng trƣng các mẹ các nàng ở dƣới trần gian hành trình lên trời đón Mẹ

21



Trăng và các nàng tiên xuống thăm trần gian và giúp trần gian trong công việc
làm ăn để sinh sống.
 Văn học, nghệ thuật dân gian
Ngƣời Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại
thơ, ca, các truyện cổ tích, truyện cƣời dân gian, múa nhạc... Các điệu dân ca
phổ biến nhất là hát lƣợn, hát đám cƣới, ru con. Ngƣời Tày phổ biến hát lƣợn
nhƣ hát ví ở miền xuôi. Hai bên nam nữ hát đối đáp về mọi khía cạnh của đời
sống xã hội, nhất là về tình yêu đôi lứa. Có nhiều điệu lƣợn nhƣ lƣợn Slƣơng,
lƣợn Then, lƣợn Nàng Hai...
Ngƣời Tày còn có các điệu hát Then, gọi là Văn ca, đƣợc ngâm hát
trong đám tang, gọi là hát hội trong các hội Lồng tồng, gọi là Cỏ lẩu trong hát
đám cƣới. Then gắn với đời sống tâm linh và tín ngƣỡng của ngƣời Tày, góp
phần làm nên bản sắc văn hóa của cộng đồng Tày, Nùng. Hát Then, đàn tính là
linh hồn cho các lễ nghi, hội hè. Tiếng đàn tính vang vọng, lời Then ngọt ngào
nồng ấm cùng yêu tố thiêng là món ăn tinh thần hơn tất thảy các món ăn tinh
thần khác. Trƣớc hiện tƣợng văn hoá dân gian tổng thể có tính nguyên hợp hay
một nghi lễ tôn giáo đƣợc diễn xƣớng bằng hình thức hát, hát kể có kèm theo
nhạc và nhảy múa, cùng những biểu tƣợng tôn giáo mang tính tƣợng trƣng nhƣ
hát Then đã đặc biệt gây đƣợc sự quan tâm và chú ý không chỉ với cộng đồng
Tày ở Bình Dƣơng mà cả với các tộc ngƣời khác trong đại gia đình các dân tộc
Việt Nam.
Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá
tinh thần của đồng bào Tày. Nó nhƣ linh hồn trong nghệ thuật dân ca dân vũ
Tày. Bao đời nay đàn tính nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc Tày.
Bên cạnh ca hát, ngƣời Tày ở BÌnh Dƣơng còn có một hình thức sinh
hoạt văn nghệ dân gian khá phổ biến khác là kể chuyện. Vì chuyện thơ dài nên
họ thƣờng kể dƣới hình thức văn xuôi và những đoạn gần nhủ thật hay mới đƣợc
họ giữ nguyên bản. Những câu chuyện nhƣ vậy thƣờng đƣợc ghi lại bằng những

22


chữ Nôm Tày hoặc thông qua hình thức kể chuyện nhƣ vậy mà đƣợc lƣu truyền
từ đời này sang đời khác

CHƢƠNG 2
CÁC MÓN ĂN NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƢỜI TÀY Ở XÃ BÌNH DƢƠNG
2.1. Khái quát về ngày Tết Nguyên đán ở xã Bình Dƣơng
Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi
phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tƣng bừng,
23


nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trƣớc, từ đời Lý – Trần – Lê, ông cha
ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ
hội Việt Nam , nó mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh
tinh thần hòa điệu giữa con ngƣời và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ
trụ. Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi
điểm của năm mới. Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm,
ngƣời thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tƣởng nhớ, tri
ân ông bà tổ tiên. Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên, Tết là
do xuất xứ từ “tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự
chu chuyển lần lƣợt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất
đặc biệt đối với một nƣớc thuần nông nhƣ nƣớc ta.
Theo tín ngƣỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mƣa nắng
phải thì” ngƣời nông dân còn cho đây là dịp để tƣởng nhớ các vị thần linh có
liên quan đến nông nghiệp nhƣ thần Đất, thần Mƣa, thần Sấm, thần Nƣớc…

Ngƣời nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả
nhƣ trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lƣơng thực, thực phẩm đã nuôi
sống họ. Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, đó là Tết của gia đình, Tết
của mọi nhà. Ngƣời Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến
dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả ngƣời xa xứ cách hàng ngàn ki-lômét vẫn mong đƣợc về sum họp dƣới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, đƣợc
khấn vái dƣới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một
thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong đƣợc sống lại với những kỷ niệm đầy
ắp yêu thƣơng nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Mấy tiếng “Về quê ăn Tết”
không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hƣơng về
với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn.
Theo quan niệm truyền thống của ngƣời Việt Nam nói chung và ngƣời
Tày nói riêng, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng
làng xóm đƣợc mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội;
24


tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa.. Tết cũng là
dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới
với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng. Tết Nguyên Đán là lễ hội
truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt
động đều hƣớng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Rõ nét nhất là không khí chuẩn bị
nhộn nhịp khẩn trƣơng, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa,
chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp ngƣời thân ở xa về… Theo tập tục, đến ngày
23 tháng Chạp là ngày đƣa tiễn ông Táo về Trời tâu việc trần gian thì không khí
Tết bắt đầu rõ nét.
Ngày xƣa, dƣới thời phong kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh,
hàng huyện đều nghỉ lễ từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày khai hạ (từ 7 tháng
Giêng). Ngày nay, trong thời kỳ hiện địa, việc tổ chức nghỉ Tết, vui Tết đƣợc
quy định hợp lý, khoa học hơn – Vừa văn minh, lịch sự, không lãng phí thời
gian, phù hợp nếp sống công nghiệp vừa bảo lƣu đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc

và ý nghĩa nhân sinh của ngày Tết thì không có gì thay đổi. Đó cũng là nét đẹp
truyền thống văn hóa dân gian cần đƣợc giữ gìn và phát huy.
2.2. Các món ăn và cách chế biến món ăn trong ngày Tết
Ăn uống trong cuộc sống hàng ngày của ngƣời Tày rất độc đáo, phong
phú với nhiều món ăn, đồ uống và cách chế biến khác nhau. Trong ngày Tết,
ngƣời phụ nữ Tày càng trổ tài nấu nƣớng của mình. Họ nấu nhiều món ăn ngon,
hấp dẫn để cúng tổ tiên, cầu cho năm mới mùa màng bội thu, an khang, thịnh
vƣợng và là dịp để nhũng ngƣời thân yêu trong gia đình cùng thƣởng thức
những món ăn ngon.
Mâm cỗ ngày Tết đƣợc chế biến thành nhiều món ăn với nhiều ý nghĩa
sâu sắc và đậm tính nhân văn, mỗi một món ăn là sự gửi gắm những ƣớc nguyện
của con cháu đối với tổ tiên họ cũng nhƣ tinh thần của mọi ngƣời trong gia đình.
Chính vì vậy mà các món ăn trong ngày Tết Thƣờng đƣợc chế biến rất cầu kì,
công phu hơn những món ăn thƣờng ngày.

25


×