Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 18 trang )

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
Trần Phước*
Đỗ Thị Thu Thủy**
Tóm tắt
Ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp khởi nghiệp là một trong những vấn đề
mà các nhà quản lý lưu tâm. Sự thành công đó phải bắt đầu từ hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB)
trong doanh nghiệp. Mục tiêu là kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
sao cho hữu hiệu và hiệu quả. Nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố tác động đến việc xây
dựng HTKSNB tại các doanh nghiệp khởi nghiệp. Với phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm
đo lường các yếu tố “Môi trường kinh doanh” tác động đến các thành phần của HTKSNB và đo
lường các yếu tố tác động đến sự “hữu hiệu và hiệu quả” của HTKSNB. Thông qua đánh giá hệ
số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (Exploration Factor Analysis - EFA),
kiểm định lại thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA)
và đánh giá sự phù hợp của mô hình với bằng mô hình cấu trúc tuyến tính
(Structural Equation Modeling - SEM). Kết quả cho thấy có 5 nhân tố tác động đến Môi trường
kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp như quản lý rủi ro (RM), hoạt động kiểm soát (CA),
giám sát (SA), thông tin - truyền thông (IAC) và sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn (CSN).
Đồng thời nhân tố Môi trường doanh nghiệp tác động rất tích cực đến sự hữu hiệu và hiệu quả
của HTKSNB doanh nghiệp. Do đó, có thể kết luận môi trường doanh nghiệp là một yếu tố cơ bản
và rất quan trọng trong việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.
Từ khóa: hệ thống kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp khởi nghiệp, nhân tố tác động.
1. Giới thiệu
Khởi nghiệp nghĩ đơn giản là “khởi đầu sự nghiệp”, một người sau khi học nghề xong
không muốn đi làm thuê cho người khác mà muốn làm chủ công việc và khởi đầu sự nghiệp mà
mình yêu thích. Còn khởi nghiệp theo kiểu của Mỹ tại Silicon Valley thì phải dựa trên nền tảng
công nghệ, phải có công nghệ “mới và độc”… do đó, khởi nghiệp là hành trình tạo ra cách sản
xuất mới, dịch vụ mới, sản phẩm mới. Tuy nhiên không phải ai cũng khởi nghiệp thành công. Câu
hỏi đặt ra là tại sao như vậy? Rất nhiều số liệu đã thống kê trên các phương tiện báo chí truyền
thông đã nhận định. Các thông tin như “Tại VN, riêng năm 2013 với gần 61.000 DN giải thể và
ngừng hoạt động, cách thức làm ăn của các DN chụp giật trong ngắn hạn, chỉ tập trung nhắm tới


những lợi ích trước mắt, chứa đựng nhiều rủi ro (Tuổi trẻ, 3/9/2013).
Để khởi nghiệp thành công, tất nhiên phải có tham vọng và biến tham vọng ấy thành ý chí,
phải chủ động nắm bắt cơ hội, phải tránh tối đa các sai lầm. Cần nghiên cứu kỹ môi trường kinh
doanh bên ngoài DN, xem môi trường này có tác động đến hoạt động kinh doanh của DN không?
Cụ thể DN khởi nghiệp phải có một kế hoạch kinh doanh cụ thể, khả thi trên nền tảng khảo sát thị
trường thật kỹ lưỡng, tránh vội vã bắt đầu với những ý tưởng kinh doanh không rõ ràng. Cùng với
đó, cần có sự hỗ trợ nguồn lực tài chính nhất định.
Chính vì vậy, trong phạm vi của bài nghiên cứu này, tác giả muốn chỉ ra các nhân tố nào
gây ra những tác động đến sự bền vững của một DN khởi nghiệp, sự bền vững đó thể hiện qua
việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) để quản trị công ty. Vậy hệ thống kiểm soát
nội bộ là gì? Vai trò và mục đích? Nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đó được đo lường
như thế nào?
1


Nghiên cứu thực hiện khảo nghiệm, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng qua việc khảo sát với
kích thước của mẫu là 350, mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phi ngẫu nhiên – lấy
mẫu thuận tiện. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu, làm sạch với phần
mềm MS Excel 2010 và phân tích trên SPSS Version 20 và AMOS 22. Mục đích là trả lời cho câu
hỏi nghiên cứu “Có bao nhiêu nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp khởi
nghiệp?”. Đồng thời nhân tố “Môi trường doanh nghiệp” tác động rất tích cực đến sự hữu hiệu và
hiệu quả của HTKSNB doanh nghiệp khởi nghiệp không?
2. Cơ sở lý thuyết
2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống KSNB là một hệ thống do nhà quản lý và nhân viên thiết lập và chi phối để cung
cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu (i) Báo cáo tài chính đáng tin cậy, (ii) Các
luật lệ và qui định được tuân thủ; (iii) Mọi hoạt động trong đơn vị đều hữu hiệu và hiệu quả.
Hệ thống KSNB là một công cụ quản lý hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực kinh tế của
doanh nghiệp mình như: con người; tài sản; vốn; … góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh và làm tăng mức độ của báo cáo tài chính đảm bảo được các

mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất.
2.2 Một số nghiên cứu trước
Có khá nhiều nghiên cứu về HTKSNB tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về các nhân tố
tác động đến HTKSNB cho những DN khởi nghiệp. Các nghiên cứu có liên quan như:
Tatiana Danescu và các cộng sự (2012), trong nghiên cứu “Vai trò của việc quản trị rủi ro
và các hoạt động kiểm soát nội bộ trong việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho công tác kế
toán và báo cáo tài chính”, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những thông tin tài chính hữu ích
cho quá trình đưa ra quyết định nội bộ cũng như những người sử dụng với mục đích khác phải hợp
lý, có thể so sánh được và đáng tin cậy. Cơ chế kiểm soát nội bộ thích hợp, sẽ ngăn ngừa được các
rủi ro ảnh hưởng đến các báo cáo kế toán – tài chính một cách hiệu quả và nhanh chóng. Để đạt
được những mục tiêu đó, phải có một công cụ quản trị dự báo rủi ro xảy ra trong tương lai. Dựa
trên nó, người ta có thể thực hiện các hoạt động kiểm soát nội bộ nhanh nhất. Bài nghiên cứu nhằm
tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: “Bằng cách nào để quản trị các rủi ro làm ảnh hưởng đến thông tin
trên báo cáo tài chính kế toán?”.
Karen C. Miller và các cộng sự (2013), trong nghiên cứu “Dạy về trách nhiệm quản trị của
kiểm soát nội bộ: Khoảng cách nhận thức giữa người kế toán và nhà quản trị”, nghiên cứu này chỉ
ra rằng: Một tổ chức cần có phong cách quản trị hợp lý nhằm duy trì môi trường kiểm soát bền
vững. Nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò quan trọng nhà kế toán trong việc tối thiểu hóa lỗ hổng
về khoảng cách này.
She- Ichang và các cộng sự (2014), trong nghiên cứu “Khung KSNB cho Hệ thống hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp phù hợp”, bài nghiên cứu này phát triển một bộ khung KSNB có thể
áp dụng vào hệ thống quản lý nguồn lực, những công ty dựa vào hệ thống quản trị CNTT có thể
thiết lập một cơ chế quản lý mạnh mẽ hơn.
Lại Thị Thu Thủy (2013), trong bài viết “Các bước đánh giá rủi ro trong kiểm soát nội bộ
tại các doanh nghiệp Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 65
năm 2013. Nghiên cứu đã kết luận rằng: Đánh giá rủi ro là một yếu tố quan trọng trong kiểm soát
nội bộ, giúp các doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Nghiên cứu
2



này cũng đưa ra quan điểm của tác giả về quy trình các bước có thể thực hiện đánh giá rủi ro trong
KSNB tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Hoàng Thị Hồng Vân (2012), trong bài viết “Bàn thêm về nguyên tắc cân nhắc chi phí và
lợi ích trong tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ” được đăng trên Tạp chí kế toán & kiểm toán, số
4 năm 2012. Nghiên cứu đã kết luận rằng: hệ thống KSNB là các quy định và các thủ tục kiểm
soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật
và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, để lập báo cáo
tài chính trung thực và hợp lý, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.
Tựu trung lại, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nhân tố tác động đến sự thành
công hay thất bại của DN khởi nghiệp đứng từ góc nhìn môi trường kinh doanh bên ngoài, sự hữu
hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB.
3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua hai bước, bước 1: nghiên cứu sơ bộ; bước 2:
nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật chuyên
gia. Mục đích dùng để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng đo lường các khái niệm nghiên
cứu. Các chuyên gia là giảng viên trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Công nghiệp
TP.HCM, Đại Học Nguyễn Tất Thành và người đang làm công tác kiểm toán.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên
cứu định lượng được tiến hành thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi trực tiếp từ các
nhà quản lý cấp trung (trưởng/phó phòng, kế toán trưởng) và cấp cao (giám đốc/phó giám đốc hoặc
tương đương) hoặc các nhân viên làm việc lâu năm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính. Dữ liệu trong
nghiên cứu được dùng đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết
đã đặt ra.
3.1.2 Xây dựng thang đo
Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro và sự hiệu quả của Hệ
thống KSNB.
Công tác điều chỉnh và bổ sung là không thể thiếu trong nghiên cứu này. Chúng tôi đã tổ

chức các cuộc thảo luận nhóm về chủ đề quản lý rủi ro doanh nghiệp và giải pháp hoàn thiện
HTKSNB. Kết quả thảo luận đã đề xuất được các thành phần nhằm đánh giá sự hiệu quả của
HTKSNB như sau:
- Quản lý rủi ro (RM): Thể hiện sự nhận thức của nhà quản lý, nhận diện rủi ro, doanh
nghiệp có phương pháp quản lý và đánh giá rủi ro. Quản lý rủi ro được đo lường bằng 5 biến quan
sát RM(RM1, RM2, RM3, RM4, RM5) – Xem chi tiết phụ lục 1.
- Hoạt động kiểm soát (CA) :Xây dựng quy định, quy chế kiểm soát lẫn nhau, phân chia
trách nhiệm, phương pháp ủy quyền và kiểm soát hoạt động. Hoạt động kiểm soát được đo lường
bằng 5 biến quan sát : CA(CA1, CA2, CA3, CA4, CA5). Chi tiết phụ lục 1.
- Thông tin và truyền thông (IAC): Thể hiện phương pháp hay hệ thống tiếp nhận thông
tin, sự thuận tiện trong tiếp cận thông tin, thông tin đầy đủ và chính xác. Thông tin và truyền thông
được đo lường bằng 5 biến quan sát IAC(IAC1, IAC2, IAC3, IAC4, IAC5). Chi tiết phụ lục 1.
3


- Giám sát (SA): Thể hiện phương pháp giám sát và tần số hay tính thường xuyên của hoạt
động giám sát. Hoạt động giám sát được đo lường bằng 4 biến quan sát SA(SA1, SA2, SA3, SA4).
- Tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn (CSN): thể hiện sự tuân thủ các quy định, luật của
nhà nước và chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp. Tuân thủ các chuẩn mực được đo lường bằng 4
biến quan sát CSN(CSN1, CSN2, CSN3, CSN4). Chi tiết phụ lục 1.
- Môi trường doanh nghiệp (EIE):Thể hiện quan điểm, sự nhận thức và các phương pháp
quản lý phù hợp của nhà lãnh đạo cấp cao. Môi trường doanh nghiệp được đo lường bằng 6 biến
quan sát EIE(EIE1, EIE2, EIE3, EIE4, EIE5, EIE6). Chi tiết phụ lục 1.
- Môi trường bên ngoài (EOE): Thể hiện sự hoàn thiện về các quy định, luật pháp, ổn định
về chính trị, phát triển về kinh tế vĩ mô. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp được đo lường bằng
8 biến quan sát EOE(EOE1, EOE2, EOE3, EOE4, EOE5, EOE6, EOE7, EOE8).
- Hệ thống kiểm soat nội bộ (Z): Thể hiện tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB của
doanh nghiệp, báo cáo tài chính đáng tin cậy và đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định của
chính phủ. Hệ thống kiểm soát nội bộ được đo lường bằng 3 biến quan sát Z(Z1,Z2,Z3).
Sau khi được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tính chất của khảo sát nghiên cứu,

thang đo các thành phần tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao
gồm 40 biến quan sát đo lường 8 thành phần như trên. Chi tiết phụ lục 1.
3.2 Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và các nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu như sau (hình 3.1&3.2).

RM

CA

EIE

SA

ICS

IAC

EOE

CSN

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 1

4


RM

CA


ICS

EIE

SA

IAC

CSN

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu 2
Trong đó: ICS: Hệ thống kiểm soát nội bộ; EIE: Môi trường doanh nghiệp; EOE: Môi trường
bên ngoài; RM: Quản ly rủi ro doanh nghiệp; CA: Hoạt động kiểm soát; SA: Hoạt động giám sát;
IAC: Thông tin và truyền thông; CSN: Tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn, quy định
3.3 Các giải thuyết nghiên cứu
Giải thuyết 1: Môi trường bên ngoài có tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 2: Môi trường bên ngoài tác động đến sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn nghề
nghiệp của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 3: Môi trường bên ngoài tác động đến sự quản lý rủi ro doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 4: Môi trường bên ngoài tác động đến yếu tốhoạt động kiểm soát (+)
Giải thuyết 5: Môi trường bên ngoài tác động đến yếu tốhoạt động giám sát (+)
Giải thuyết 6: Môi trường bên ngoài tác động đến yếu tốthông tin và truyền thông (+)
Giải thuyết 7: Quản lý rủi ro tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB của
doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 8: Hoạt động kiểm soát tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB
của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 9: Hoạt động giám sát tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB của
doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 10: Thông tin&truyền thông tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống

KSNB của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 11: Sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môntác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của
hệ thống KSNB của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 12: Môi trường doanh nghiệp tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống
KSNB của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 13: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động quản lý rủi ro hiệu quả tại
doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 14: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động kiểm soát (+)
Giải thuyết 15: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động giám sát (+)
Giải thuyết 16: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động thông tin & truyền thông (+)
5


Giải thuyết 17: Môi trường doanh nghiệp tác động đến sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn
nghề nghiệp (+)
Giải thuyết 18: Quản lý rủi ro tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 19: Hoạt động kiểm soát tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 20: Hoạt động giám sát tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 21:Thông tin&truyền thông tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 22: Sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp tác động đến Môi trường
doanh nghiệp (+)
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết quả khảo sát chính thức được tóm tắt như sau:
- Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu chủ yếu là trưởng/phó phòng hoặc tương đương chiểm tỷ
trọng cao (44,2%) và Giám đốc/phó giám đốc với tỷ trọng 32,5%. Cuối cùng Nhân viên chuyên
môn là 23,3%.
Bảng 4.1: Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát
Tần số
tỷ trọng (%)

Giám đốc/phó giám đốc
92
32.5
Trưởng/phó phòng
125
44.2
Nhân viên
66
23.3
tỷ trọng

Tần số

Nhân viên

Trưởng/phó phòng

GĐ/PGĐ
0

20

40

60

80

100


120

140

Hình 4.1: Biểu đồ thống kê đối tượng khảo sát
Kết quả kiểm định chi tiết
Quá trình phân tích thống kê mô tả dữ liệu cho thấy phương pháp lấy mẫu phi ngẫu nhiên
- lấy mẫu thuận tiện đã đảm bảo nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu đa dạng về đối tượng, ngành nghề
kinh doanh của doanh nghiệp thuộc nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước.
4.1 Đánh giá sơ bộ thang đo thiết kế nghiên cứu
Theo kết quả tổng hợp ý kiến trả lời các thang đo như bảng 4.2 thể hiện mức trả lời trung
bình của các thang đo xấp xỉ 4,0 và các trị mốt (mode), trung vị (median) đều bằng 4. Điều này
cho thấy bộ thang đo thiết kế để đo lường cho các khái niệm nghiên cứu là khá phù hợp (tốt) về
nội dung đánh giá.
Bảng 4.2: Thống kê ý kiến khảo sát của các thang đo trong nghiên cứu
Mức trả lời
Trung bình
Trung vị
Mốt (Mode)
Thang đo
(Mean)
(Median)
ICS – Hệ thống Kiểm soát nội bộ

4.0
6

4

4



RM – Quản lý rủi ro doanh nghiệp

3.7

4

4

CA – Hoạt động kiểm soát

3.8

4

4

IAC – Thông tin và truyền thông

3.9

4

4

SA – Hoạt động giám sát

4.1


4

4

CSN – Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn

4.3

4

4

EIE – Môi trường doanh nghiệp

3.8

4

4

EOE – Môi trường bên ngoài

3.7

4

4

Tổng số quan sát: 283
4.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Kết quả kiểm nghiệm độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy: 30/40 biến quan
sát của các nhân tố là phù hợp (đạt chuẩn), các nhân tố đều có tương quan biến với biến tổng lớn
hơn 0.3; hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 nên có thể kết luận: sau khi loại bỏ 10 biến quan sát
không đạt yêu cầu thì độ tin cậy của các thang đo dùng trong mô hình đảm bảo độ tin cậy cho
phép. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả phân tích kiểm tra các thang đo sử dụng trong nghiên
cứu.
Bảng 4.3: Tổng hợp đánh giá các thang đo nghiên cứu
Trung bình
Phương sai
Hệ số tương Cronbach's
nếu loại biến nếu loại biến quan biến tổng Alpha nếu loại
biến
Hệ số Cronbach’s Alpha: .894
RM1
14.94
10.351
.714
.876
RM2
14.87
11.284
.709
.878
RM3
15.12
10.011
.795
.857
RM4
15.11

9.719
.800
.856
RM5
14.87
10.993
.687
.881
Hệ số Cronbach’s Alpha: .673
CA1
7.34
2.756
.583
.458
CA2
7.96
2.530
.490
.577
CA4
7.31
3.110
.398
.685
Hệ số Cronbach’s Alpha: .879
IAC1
11.71
5.676
.680
.867

IAC3
11.62
5.648
.737
.847
IAC4
11.59
5.434
.785
.828
IAC5
11.81
4.914
.766
.837
Hệ số Cronbach’s Alpha: .804
SA1
8.22
2.361
.649
.733
SA2
8.17
2.326
.650
.732
SA3
8.23
2.241
.651

.730
Hệ số Cronbach’s Alpha: .873
CSN1
8.50
1.783
.708
.877
CSN2
8.51
1.925
.855
.742
CSN3
8.49
1.988
.727
.847
Hệ số Cronbach’s Alpha: .782
EIE1
11.55
4.355
.460
.806
7


EIE3
EIE4
EIE5
EOE1

EOE2
EOE4
EOE5
EOE8
ICS1
ICS2
ICS3

11.31
11.42
11.13

4.428
.597
4.130
.723
4.487
.605
Hệ số Cronbach’s Alpha: .864
14.78
8.446
.721
14.86
8.413
.768
14.63
9.106
.803
14.67
8.833

.679
14.74
10.321
.475
Hệ số Cronbach’s Alpha: .688
8.31
1.944
.417
7.81
2.084
.497
7.75
2.146
.635

.724
.661
.721
.826
.812
.810
.837
.882
.734
.602
.463

4.3 Phân tích nhân tố EFA
Kết quả phân tích EFA cho thấy thang đo các thành phần vớicác biến quan sát có hệ số
tải nhân tố (Factor Loading) đều lớn hơn 0.5. Kết quả EFA có hệ số KMO = .822, trị Sig. =

0.000, tổng phương sai trích được 75.23% (>60%), cho biết các nhân tố rút trích ra giải thích
được 75.23% biến thiên của dữ liệu. Sau khi phân tích nhân tố EFA, thang đo các thành phần
không có sự xáo trộn biến quan sát giữa các thành phần, do đó tên gọi các thành phần ban đầu
vẫn được giữ nguyên (kết quả bảng 4.4, 4.5 và 4.6).
Thang đo nhân tố Môi trường doanh nghiệp có KMO = .747, Sig. = 0.000, và tổng
phương sai trích = 61.88% vàThang đo nhân tố Sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB có
KMO = .611, Sig. = 0.000, với tổng phương sai trích = 63.46% .
Dưới đây là một số kết quả phân tích khám phá nhân tố (EFA). Kết quả chi tiết phân tích
EFA.
Bảng 4.4: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.822
Adequacy.
Approx. Chi-Square
4681.269
Bartlett's Test of
Df
253
Sphericity
Sig.
.000
Bảng 4.5: Kết quả xoay nhân tố
Rotated Component Matrixa
Component
1
2
3
4
5

6
RM4
.842
RM3
.835
RM1
.781
RM2
.773
RM5
.745
EOE4
.868
EOE2
.825
EOE1
.764
EOE5
.727
EOE8
.716
IAC3
.874
IAC4
.799
8


IAC5
.776

IAC1
.743
CSN2
.884
CSN1
.819
CSN3
.764
SA2
SA3
SA1
CA1
CA4
CA2
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.

.810
.804
.683
.537
.523
.504

Bảng 4.6: Bảng phương sai trích
Total Variance Explained
Comp
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared

Rotation Sums of Squared
onent
Loadings
Loadings
Total
% of Cumulativ Total
% of Cumulativ Total
% of Cumulativ
Variance
e%
Variance
e%
Variance
e%
1
8.271 35.960
35.960
8.271
35.960
35.960 4.242 18.442
18.442
2
2.867 12.463
48.423
2.867
12.463
48.423 3.461 15.050
33.491
3
2.329 10.128

58.551
2.329
10.128
58.551 3.324 14.450
47.942
4
1.501 6.527
65.078
1.501
6.527
65.078 2.831 12.307
60.248
5
1.285 5.588
70.667
1.285
5.588
70.667 2.266 9.851
70.100
6
1.050 4.566
75.233
1.050
4.566
75.233 1.181 5.133
75.233
7
.797
3.467
78.700

8
.673
2.924
81.624
9
.619
2.693
84.316
10
.482
2.095
86.412
11
.436
1.896
88.308
12
.413
1.795
90.102
13
.362
1.575
91.677
14
.304
1.321
92.998
15
.278

1.209
94.207
16
.245
1.064
95.271
17
.231
1.003
96.274
18
.209
.907
97.182
19
.180
.783
97.965
20
.139
.603
98.568
21
.132
.576
99.144
22
.109
.475
99.619

23
.088
.381
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Như vậy, với kết quả của phép phân tích EFAcho thấy phân tích nhân tố khám phá là
thích hợp, các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và tổng phương sai trích được
lớn hơn 60%, cho biết các nhân tố rút trích ra giải thích được sự biến thiên của dữ liệu là
tốt.Chúng ta tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA.
9


4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Hình 4.3: Mô hình đo lường - CFA
Kết quả của phép phân tích CFA cho thấycác chỉ số đo độ phù hợp mô hình đều đạt yêu
cầu: Chi-square/df = 2.043; TLI = 0.919; CFI=0.937 và RMSEA = 0.057 nên có thể kết luận mô
hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và đạt được tính đơn nguyên (hình 4.3).
Các trọng số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê (P-value <0.05)và các trọng số
chuẩn hóa đều lớn hơn 0.5. Vì vậy ta có thể kết luận các biến quan sát dùng để đo lường các
thành phần, nhân tố của mô hình đạt được giá trị hội tụ.
Hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích được đều >0.5, nên các
thang đo trong mô hình đều đạt độ tin cậy - Bảng 4.6
Bảng 4.6 Hệ số tin cậy và tổng phương sai trích các thang đo
Thành phần
Độ tin cậy tổng
Phương sai trích
hợp
(%)
ICS – Hệ thống KSNB

.688
63.460
RM – Quản lý rủi ro
.894
70.334
CA – Hoạt động kiểm soát
673
60.955
SA – Hoạt động giám sát
.804
71.812
IAC – Thông tin và truyền thông
.879
73.739
10


CSN – Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn
EIE – Môi trường doanh nghiệp
EOE – Môi trường bên ngoài

.873
.782
.864

80.612
61.877
65.671

Ta cũng có, hệ số tương quan giữa các thành phần đều <0.9. Mặt khác, các giá trị P-value

đều <0.05, nên hệ số tương quan của từng cặp thành phần khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%.
Vậy, các thang đo của mô hình đạt giá trị phân biệt.
4.5 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
Phân tích mô hình 1
Sau khi phân tích và hiệu chỉnh cấu trúc của mô hình nghiên cứu bằng phần mềm AMOS
22 ta có kết quả như hình 4.4- Mô hình cấu trúc tuyến tính(SEM). Kết quả ước lượng mô hình đề
xuất phù hợp với dữ liệu nghiên cứu thể hiện qua các chỉ số Chi-square/df = 2.156; CFI=0.929;
TLI = 0.910 và RMSEA = 0.06.

Hình 4.4: Mô hình SEM sau khi đã điều chỉnh (kết quả)
Bảng 4.7 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình SEM trước điều chỉnh
Estimate S.E. C.R. P
Label
EIE <--- EOE .521
.065 7.967 ***
IAC <--- EIE 1.184
.202 5.853 ***
RM <--- EIE .500
.131 3.809 ***
11


CSN
SA
CA
CSN
SA
CA
IAC
RM


<--<--<--<--<--<--<--<---

EIE
EIE
EIE
EOE
EOE
EOE
EOE
EOE

Estimate
.468
.532
1.000
.262
-.235
-.292
-.393
-.004

S.E. C.R. P
Label
.175 2.668 .008
.172 3.100 .002
.104
.076
.062
.092

.070

2.511
-3.099
-4.696
-4.273
-.064

.012
.002
***
***
.949

Ước lượng các tham số hồi quy
Phép phân tích và ước lượng các hệ số hồi quy cho thấy các hệ số hồi quy chưa chuẩn
hóa đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc 2%, ngoại trừ hệ sốcủa EOE đến RM. Tuy nhiên,
các hệ số của EOE đến SA, CA, IAC thì không có ý nghĩa thực tế hay chưa có kết luận về các
mối quan hệ này. Kết quả cho thấy Môi trường bên ngoài (EOE) có tác động đến Môi trường
doanh nghiệp (EIE) và sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn của doanh nghiệp. EIE tác động
tích cực đến các thành phần như: RM-quản lý rủi ro, CA-hoạt động kiểm soát, SA-hoạt động
giám sát, IAC-thông tin và truyền thông, CSN-tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn. Cuối cùng
các thành phần RM, CA, SA, IAC, CSN đều có ảnh hưởng đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ
thống KSNB với các trọng số và mức độ đóng góp của các thành phần như trong bảng 4.8 dưới.
Tiến hành điều chỉnh các quan hệ không có ý nghĩa thống kê hay ý nghĩa thực tế, cuối cùng ta có
kết quả như sau.
Bảng 4.8: Bảng các trọng số hồi quy đã chuẩn hóa
Hệ số hồi quy
Mức đóng góp (%)
Hướng tác động

ước lượng
ICS
<--- IAC
.245
19.8
ICS
<--- RM
.227
18.4
ICS
<--- CSN
.340
27.5
ICS
<--- SA
.176
14.2
ICS
<--- CA
.249
20.1
IAC
<--- EIE
.639
RM
<--- EIE
.515
SA
<--- EIE
.589

CA
<--- EIE
.817
CSN
<--- EIE
.406
61.6
CSN
<--- EOE
.253
38.4
EIE
<--- EOE
.710
Nhận xét: Hai nhân tố cơ bản tác động đến sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn
(CSN) là Môi trường doanh nghiệp (EIE) với hệ số là 0.406 (61.6%) và Môi trường bên ngoài
(EOE) với hệ số là 0.253 (38.4%). Yếu tố môi trường doanh nghiệp tác động tích cực đến các
hoạt động quản lý rủi ro (RM), hoạt động kiểm soát (CA), giám sát (SA), thông tin&truyền thông
(IAC) và sự tuân thủ các chuẩn mực, quy định (CSN) thể hiện qua các hệ số hồi quy chuẩn hóa
đều cao (lớn hơn 0.5). Cuối cùng 5 thành phần đó tác động làm cho hệ thống KSNB trở nên hữu
hiệu và hiệu quả. Trong đó, thành phần tác động tích cực đến HTKSNB là sự tuân thủ các chuẩn
mực, quy định (CSN) với hệ số là 0.34 (27.5%), tiếp đến là hoạt động kiểm soát (CA) với hệ số

12


0.249 (20.1%), thông tin&truyền thông với hệ số 0.245 (19.8%), quản lý rủi ro (RM) với hệ số
0.227 (18.4%) và cuối cùng là hoạt động giám sát với hệ số 0.176 (14.2%).
Phân tích mô hình 2
Kết quả ước lượng mô hình đề xuất 2 phù hợp với dữ liệu nghiên cứu thể hiện qua các chỉ số

Chi-square/df = 2.067; CFI=0.935; TLI = 0.917 và RMSEA = 0.058. s

Hình 4.5: Mô hình SEM 2
Bảng 4.9 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình SEM 2
Estimate S.E. C.R. P
Label
EIE <--- IAC .375
.097 3.866 ***
EIE <--- RM .308
.123 2.515 .012
EIE <--- CSN .615
.097 6.319 ***
EIE <--- SA .184
.091 2.013 .044
EIE <--- CA .394
.230 1.714 .086
ICS <--- EIE 1.111
.134 8.299 ***
Ước lượng các tham số hồi quy
Theo kết quả phân tích mô hình 2 ở bảng 4.10, cho thấy các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa 5% hoặc 9%. Kết quả hệ số hồi quy chuẩn hóa và mức đóng góp như
sau:
Bảng 4.10: Hệ số hồi quy chuẩn hóa mô hình SEM 2 và mức đóng góp
Hệ số hồi quy
Hướng tác động
Mức đóng góp (%)
chuẩn hóa
EIE <--- IAC
.431
19.9

EIE <--- RM
.371
17.2
EIE <--- CSN
.685
31.7
EIE <--- SA
.215
9.9
EIE <--- CA
.460
21.3
ICS <--- EIE
.909
13


Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
Một là, Yếu tố Môi trường doanh nghiệp tác động rất tích cực đến sự hữu hiệu và
hiệu quả của hệ thống KSNB doanh nghiệp khởi nghiệp thể hiện qua hệ số hồi quy chuẩn hóa
là 0.909. Do đó, có thể kết luận môi trường doanh nghiệp là một yếu tố cơ bản và rất quan trọng
trong việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.
Hai là, Các yếu tố như quản lý rủi ro (RM), hoạt động kiểm soát (CA), giám sát (SA),
thông tin&truyền thông (IAC) và sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn (CSN) đều có tác
động đến Môi trường doanh nghiệp khởi nghiệp một cách tích cực thể hiện qua bảng hệ số
và mức đóng góp trong bảng 4.15. Trong đó, yếu tố tích cực nhất là CSN với hệ số 0.685
(31.7%), tiếp đến là CA với hệ số 0.460 (21.3%), IAC với hệ số 0.431 (19.9%), RM với hệ số
0.371 (17.2%) và cuối cùng là yếu tố SA.
5. Kết luận và hàm ý giải pháp
Tóm lại, dựa vào kết quả trên, ta có thể kết luận về các giải thuyết nghiên cứu như Bảng

5.1, tổng cộng 18/22 giải thuyết có ý nghĩa thực tế.
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả kiểm định các giải thuyết nghiên cứu
Ý nghĩa
Giải thuyết nghiên cứu
thực tế
Giải thuyết 1: Môi trường bên ngoài có tác động đến Môi trường doanh nghiệp
(+)

Giải thuyết 2: Môi trường bên ngoài tác động đến sự tuân thủ các chuẩn mực
chuyên môn nghề nghiệp của doanh nghiệp (+)

Giải thuyết 3: Môi trường bên ngoài tác động đến sự quản lý rủi ro doanh nghiệp
Không
(+)
Giải thuyết 4: Môi trường bên ngoài tác động đến yếu tố hoạt động kiểm soát (+) Không
Giải thuyết 5: Môi trường bên ngoài tác động đến yếu tố hoạt động giám sát (+)
Không
Giải thuyết 6: Môi trường bên ngoài tác động đến yếu tố thông tin và truyền
Không
thông (+)
Giải thuyết 7: Quản lý rủi ro tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống
KSNB của doanh nghiệp (+)

Giải thuyết 8: Hoạt động kiểm soát tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ
thống KSNB của doanh nghiệp (+)

Giải thuyết 9: Hoạt động giám sát tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ

thống KSNB của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 10: Thông tin&truyền thông tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của


hệ thống KSNB của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 11: Sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn tác động đến sự hữu hiệu

và hiệu quả của hệ thống KSNB của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 12: Môi trường doanh nghiệp tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả

của hệ thống KSNB của doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 13: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động quản lý rủi ro

hiệu quả tại doanh nghiệp (+)
Giải thuyết 14: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động kiểm soát (+)

Giải thuyết 15: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động giám sát (+)

Giải thuyết 16: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động thông tin &

truyền thông (+)

14


Ý nghĩa
thực tế

Giải thuyết nghiên cứu

Giải thuyết 17: Môi trường doanh nghiệp tác động đến sự tuân thủ các chuẩn mực

chuyên môn nghề nghiệp (+)

Giải thuyết 18: Quản lý rủi ro tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)

Giải thuyết 19: Hoạt động kiểm soát tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)

Giải thuyết 20: Hoạt động giám sát tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)

Giải thuyết 21:Thông tin&truyền thông tác động đến Môi trường doanh nghiệp

(+)
Giải thuyết 22: Sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp tác động đến

Môi trường doanh nghiệp (+)
5.2 Các hàm ý về giải pháp
- Giải pháp về xây dựng môi trường quản lý
+ Thay đổi tư duy về rủi ro trong kinh doanh theo hướng hội nhập
+ Chuẩn hóa các mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể, kết hợp với tổ chức rèn luyện cập
nhật kiến thức chuyên môn một cách thường xuyên
+ Giảm áp lực kinh doanh trong các hoạt động của DN
- Giải pháp về thiết lập mục tiêu
+ Củng cố, xem xét định kỳ mức độ rủi ro chấp nhận được trong hoạt động kinh doanh,
làm nền tảng để xây dựng các mục tiêu kinh doanh thích hợp
+ Đề ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, mang tính chiến lược phù hợp với tình
hình kinh doanh thực tế của DN
- Giải pháp về nhận diện sự kiện tiềm tàng
+ Xây dựng cơ chế nhận diện rủi ro cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm từ các yếu tố bên
trong và bên ngoài DN.
+ Sử dụng các phương tiện dự báo, phân tích dữ liệu, rà soát và khuyến khích nhân viên
phát hiện các sự kiện có thể làm phát sinh rủi ro.
- Giải pháp về các hoạt động kiểm soát
- Giải pháp về thông tin và truyền thông

+ Đảm bảo thông tin thích hợp, kịp thời và chính xác
+ Xây dựng các kênh truyền thông vững mạnh, hỗ trợ cho việc truyền đạt thông tin
- Giải pháp về đánh giá rủi ro
+ Xây dựng cơ chế đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh rõ ràng, cụ thể
+ Xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ kiến thức chuyên môn để phân tích dự
báo và quản trị rủi ro hiệu quả
- Giải pháp về phản ứng với rủi ro
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật canh tác, nghiên cứu tìm ra các mẫu
mã mới với chất lượng tốt để nâng cao giá bán sản phẩm
+ Các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh tìm thị trường, quảng cáo tiếp thị, xây dựng
thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu
- Giải pháp về giám sát
+ Kiểm tra giám sát thường xuyên và phân tích đánh giá định kỳ
+ Hoàn thiện và nâng cao nhận thức hoạt động của bộ phận KSNB hoặc bộ phận QTRR
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt:
15


1. Bùi Thị Tĩnh, 2014. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các DN VN. Luận văn thạc sĩ.
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Hồng Phúc, 2012. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến quản trị rủi ro
tại Công ty TNHH Fujikura Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Nguyễn Văn Sơn, 2012, Xuất khẩu gạo: Bài toán giá trị.
4. Bộ môn Kiểm toán - Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, 2010, giáo trình Kiểm soát nội bộ,
trang 2-3.
[5] Võ Văn Nhị (2011), trong nghiên cứu “Xây dựng mô hình tổ chức kế toán tài chính và kế
toán quản trị cho DNNVV ở Việt Nam”

4. Tổ chức đào tạo PTC, 2013. Rủi ro doanh nghiệp, quản lý rủi ro doanh nghiệp
< />edout> [Ngày truy cập: 20 tháng 5 năm 2014]
5. Vũ Hữu Đức, 2012, Giới thiệu Báo cáo COSO 2004 về Quản trị rủi ro:
< />[Ngày truy cập: 10 tháng 5 năm 2014]
Tiếng Anh:
1. Tatiana Danescu & et al, 2012, Risk management and calculative cultures. Management
Accounting Research 20 (1), 18–40, />2. Karen C. Miller, 2008. The relations between transactional characteristics, trust and risk in the
start-up phase of a collaborative alliance. Management Accounting Research 19 (4), 344–364,
/>3. Karen C. Miller, Williamson, 2013. A call for management accounting and control research
into risk management. In: Paper presented to the Sixth International Management Control
Systems Conference, Edinburgh,July.
4. She- Ichang, Woods, 2014. A contingency theory perspective on the risk management control
system within Birmingham City Council. Management Accounting Research 20 (1), 69–81,
/>10.1016/j.mar.2008.10.003.
Phụ lục 1:

RM1
RM2
RM3

QUẢN LÝ RỦI RO: Đánh giá sự quản lý rủi ro của Doanh nghiệp tốt/ hiệu quả
thông qua các nội dung sau:
Doanh nghiệp (DN) có xác định mục tiêu kinh doanh theo hướng phòng ngừa rủi ro
Doanh nghiệp có nhận diện rủi ro khi xây dựng kế hoạch SXKD
Doanh nghiệp có xây dựng quy trình đánh giá rủi ro kinh doanh

RM4

Doanh nghiệp có sử dụng các phương pháp đánh giá rủi ro KD


RM5

Doanh nghiệp có đề ra các biện pháp quản lý rủi ro

CA

HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT: Đánh giá Hoạt động Kiểm soat hiệu quả thông qua các
nội dung:

CA1

DN có xây dựng cơ chế kiểm soát lẫn nhau, phân chia trách nhiệm rõ ràng, đầy đủ

CA2

DN có sử dụng phương pháp ủy quyền cho các hoạt động SXKD

CA3

DN có xây dựng quy định bảo vệ tài sản vật chất và thông tin

RM

16


CA4

DN có tổ chức kiểm tra độc lập (giữa thực tế và sổ sách)


CA5

DN có tồ chức phân tích rà soát (giữa kế hoạch và thực tế)

IAC1
IAC2
IAC3

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG: Đánh giá Hệ thống thông tin và truyền thông
hiệu quả thông qua các nội dung sau
Thông tin tại DN cập nhật chính xác, truy cập thuận tiện
Luôn đảm bảo yêu cầu thông tin phù hợp với quy định
Tiếp nhận thông tin đầy đủ và chính xác từ cấp trên xuống cấp dưới

IAC4

Thông tin từ bên ngoài phải được tiếp nhận đầy đủ, trung thực

IAC5

Có phương pháp hoặc hệ thống tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin hiệu quả

IAC

SA1
SA2
SA3

GIÁM SÁT: Đánh giá hoạt động Giám sát của Doanh nghiệp tốt/ hiệu quả thông qua
các nội dung sau

Thường xuyên tiếp cận và cập nhật thông tin khách hàng
Thường xuyên tiếp cận và cập nhật thông tin nhà cung cấp
Thường xuyên tiếp cận và cập nhật thông tin biến đông thị trường

SA4

Thực hiện kiểm tra định kỳ do kiểm toán viên nội bộ, hoặc KTV độc lập

SA

CSN
CSN1
CSN2
CSN3
CSN4
EIE
EIE1
EIE2
EIE3
EIE4
EIE5
EIE6

TUÂN THỦ CÁC CHUẨN MỰC CHUYÊN MÔN: Đánh giá tính tuân thủ các quy
định, chuẩn mực của Doanh nghiệp thông qua các nội dung sau
Doanh nghiệp tuyệt đối tuân thủ pháp luật
Đảm bảo thực thi đầy đủ các chính sách quản lý của nhà nước
Đảm bảo luôn tuân thủ các tiêu chuẩn ngành/chuyên môn
DN có xây dựng quy chế đạo đức nghề nghiệp hay kinh doanh
MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP: Đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp

thông qua các nội dung sau
Phương pháp có xây dựng phương pháp ủy quyền phù hợp
Tất cả hoạt động SXKD trong DN đều có sự tham gia của hội đồng quản trị và Ban
kiểm soát
Luôn chú ý bồi dưỡng trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo dức của đội ngũ cán bộ
nhân viên.
DN có chính sách nhân sự phù hợp và thích đáng
Trách nhiệm của từng thành viên trong DN được quy định rõ ràng
Luôn đề cao sự trung thực và các giá trị đạo đức

MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP: Đánh giá môi trường bên ngoài DN
thông qua các nội dung sau
EOE1 Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của đất nước
EOE

EOE2
EOE3
EOE4
EOE5

Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ
Chính sách tài chính - tiền tệ (lạm phát, tỷ giá, lãi suất,..,)
Sự hội nhập của đất nước đối với khu vực và thế giới (WTO, AFTA, EAC, TPP,…)
Tình hình an ninh và ổn định chính trị
17


Khung pháp lý trong KD của VN hiện tại đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và sẵn sàng cho
hội nhập
EOE7 Khung pháp lý hiện nay của VN có tính răn đe, đủ mạnh

DN có bị ảnh ảnh hưởng bởi xu thế hội nhập của VN đối với kinh tế thế giới (WTO,
EOE8
TPP, AEC,…)
EOE6

Z
Z1
Z2
Z3

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ: Đánh giá tính hiệu quả của Hệ thống KSNB thông
qua các nội dung sau:
Tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KSNB hiện tại trong DN
Báo cáo tài chính của DN đã và đang lập là đáng tin cậy
Có sự đảm bảo hợp lý rằng DN luôn tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành của
Chính phủ

Lời cám ơn
Nhóm tác giả chân thành cám ơn các đồng nghiệp đến từ ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Công
nghiệp TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM và các doanh nghiệp trong khắp mọi miền đất nước,
chuyên gia khác đã góp ý, trả lời phỏng vấn để chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Thông tin tác giả:
* Trần Phước, Phó Giáo sư Tiến sĩ, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành;
email: ; - Điện thoại: 0983.427.496
* Đỗ Thị Thu Thủy, ThS, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; email:
- Điện thoại: 0988.191.324

18




×