Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Bài giảng an toàn vệ sinh viên phần 5 quy định về an toàn vệ sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.88 KB, 32 trang )

BÀI 5:
Các qui định của nhà nước
về công tác ATVSLĐ


I- LẬP LUẬN CHỨNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG,
BẢO HỘ LAO ĐỘNG.

-Bộ luật lao động: Điều 96.1

-Nghị định 06/ CP; Điều 2.1

-Nghị định 110/ 2002/NĐ-CP


1. Phải lập báo cáo khả thi về biện pháp
bảo đảm an toàn vệ sinh lao động khi:
- Xây dựng mới;
- Mở rộng, cải tạo các công trình, cơ sở sản xuất, sử dụng,
bảo quản, lưu giữ các loại máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Nội dung báo cáo gồm:
- Địa điểm, quy mô, khoảng cách công trình, cơ sở đến khu
vực dân cư và các công trình khác.
- Những yếu tố nguy hiểm, độc hại, những sự cố phát sinh
trong quá trình hoạt động.
- Các giải pháp phòng ngừa, xử lý.



3. Báo cáo phải được các cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt, chủ đầu tư, người sử dụng lao động
phải sao gửi cơ quan thanh tra Nhà Nước
về lao động địa phương để theo dõi.


II. KHAI BÁO, KIỂM ĐỊNH, ĐĂNG KÝ
SỬ DỤNGCÁC LOẠI MÁY MÓC, THIẾT BỊ, VẬT TƯ,
CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG.
(BLLĐ- Điều 96.2; Thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH, ngày 14
tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động-TB&XH).
Danh mục các đối tượng có y/c nghiêm ngặt về ATLĐ.

1. Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm
nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar
(theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7704:
2007).
2. Nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên
115oC (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
7704: 2007).


3.

Đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II
có đường kính ngoài từ 51 mm trở lên, các đường ống
dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76 mm trở
lên (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158 và
6159:1996).

 4. Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức
cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thuỷ tĩnh) (theo phân
loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010).
5. Bể (xi téc) và thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hoá
lỏng hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7
bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp
suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar
(theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
8366:2010).


6.

Chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hoá
lỏng, khí hoà tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar (theo
phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và
Tiêu chuẩn ISO 1119-2002 chế tạo chai gas hình trụ
bằng composite).
7. Các đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim
loại.
8. Hệ thống lạnh các loại (theo phân loại tại Tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 6104:1996), trừ hệ thống lạnh
có môi chất làm việc bằng nước, không khí; hệ thống
lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5 kg đối với
môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5 kg đối
với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng
môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3.
9. Hệ thống điều chế, nạp khí, khí hoá lỏng, khí
hoà tan.



10. Cần trục các loại: Cần trục ô tô, cần trục bánh
lốp, cần trục bánh xích, cần trục đường sắt, cần trục
tháp, cần trục chân đế, cần trục công xôn, cần trục thiếu
nhi.
11. Cầu trục: Cầu trục lăn, cầu trục treo.
12. Cổng trục: Cổng trục, nửa cổng trục.
13. Trục cáp chở hàng; Trục cáp chở người; Trục cáp
trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng.
14 . Pa lăng điện; Pa lăng kéo tay có tải trọng từ
1.000 kg trở lên.
15. Xe tời điện chạy trên ray.
16. Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương
nghiêng; bàn nâng, sàn nâng dùng để nâng người. 17. Chai dùng
để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan có
áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar (theo phân loại tại TCVN
6153: 1996 và Tiêu chuẩn ISO 1119-2002 chế tạo chai gas
hình trụ bằng composite);


17.

Tời thủ công có tải trọng từ 1.000 kg trở lên.
18. Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000 kg
trở lên.
19. Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng
người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích
truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2 m.
20. Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm
người; máy vận thăng nâng người.

21. Thang máy các loại.
22. Thang cuốn; băng tải chở người.
23. Sàn biểu diễn di động.
24. Trò chơi mang theo người lên cao từ 2 m trở lên, tốc
độ di chuyển của người từ 3 m/s so với sàn cố định (tàu
lượn, đu quay, máng trượt) trừ các phương tiện thi đấu
thể thao.
25. Hệ thống cáp treo vận chuyển người.


III. XÂY DỰNG QUI TRÌNH, BIỆN PHÁP
LÀM VIỆC AT LĐ, VSLĐ
1.

Hệ thống qui phạm, tiêu chuẩn Nhà Nước do
Chính Phủ ban hành và áp dụng chung cho tất cả các ngành
sản xuất.
2. Hệ thống qui phạm, tiêu chuẩn ngành do Bộ, ngành
ban hành và áp dụng trong phạm vi Bộ, ngành.
3. Căn cứ vào qui phạm, tiêu chuẩn Nhà Nước, ngành và
những điều kiện làm việc cụ thể của mình các Doanh
Nghiệp phải xây dựng các qui trình đảm bảo an toàn, vệ
sinh lao động cho từng loại máy, thiết bị, vật tư và nội
qui an toàn vệ sinh nơi làm việc.


-

Khi thay đổi phương pháp sản xuất, thay đổi thiết bị,
máy móc, địa điểm, điều kiện sản xuất… phải sửa đổi qui

trình kỹ thuật an toàn cho thích hợp.
-

Phải tổ chức phổ biến, huấn luyện cho mọi người
nắm vững qui phạm, qui trình, nội qui.
-

Qui phạm, qui trình, nội qui là những văn bản pháp qui
bắt buộc mọi người phải chấp hành.


IV. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KĨ THUẬT
AN TOÀN BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG BỊ
TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG SX.



* Đánh giá các yếu tố nguy hiểm;
* Thực hiện các biện pháp loại trừ yếu tố nguy hiểm.
1. Thiết bị che chắn.
Mục đích:
- Cách li vùng nguy hiểm và người lao động.
- Ngăn ngừa người lao động rơi, tụt ngã và vật rơi vào người
Phân loại:
- Che chắn các bộ phận, cơ cấu truyền động;
- Che chắn vùng văng,bắn các mảnh dụng cụ,vât liệu gia công;
- Che chắn bộ phận dẫn điện;
- Rào chắn vùng làm việc trên cao, hào hố.



2. Thiết bị bảo hiểm (thiết bị phòng ngừa).
Là phương tiện KTAT tự động ngắt máy khi một thông
số kĩ thuật náo đó vượt qua giới hạn cho phép chẳng hạn
như:
Quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển qua vị trí
giới hạn, nhiệt độ ra ngoài phạm vi kĩ thuật qui định,
cường độ, áp suất, mức phóng xạ…
Các loại thiết bị bảo hiểm:
- Phòng ngừa quá áp ở thiết bị áp lực;
- Phòng ngừa quá tải máy động lực;
- Phòng ngừa các bộ phận chuyển động dịch chuyển
quá giới hạn;
- Phòng ngừa nguy cơ nổ do tạt lửa ở bình sinh khí
axetilen.


3.

Tín hiệu an toàn (TCVN 4979- 89 màu sắc tín hiệu
và dấu hiệu an toàn).
Là

phương tiện kĩ thuật an toàn báo trước cho người
lao động nguy cơ có thể xảy ra tai nạn.
Tín hiệu an toàn gồm: Tín hiệu ánh sáng, màu sắc, tín
hiệu âm thanh, dụng cụ chỉ báo và dấu hiệu cử động (xi
nhan).
*

Màu sắc: Đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, màu tương

phản cao.
* Dấu hiệu an toàn: Dấu hiệu cấm, dấu hiệu phòng
ngừa, dấu hiệu chỉ thị và dấu hiệu chỉ dẫn.


4. Khoảng cách bảo đảm an toàn.
Là khoảng cách nhỏ nhất giữa người lao động và các loại
phương tiện, thiết bị hoặc giữa chúng với nhau với tác động xấu,
thí dụ:
- Khoảng các giữa nhà ở và công trình, kho tàng;
- Khoảng cách giữa đường ô tô, tàu hỏa với tường nhà;
- Khoảng cách giữa máy, thiết bị với kết cấu nhà xưởng;
- Khoảng cách giữa máy, thiết bị;
- Khoảng cách giữa các phương tiện vận tải với nhau;
- Khoảng cách giữa khu dân cư và khu sản xuất, kho chứa các
chất độc hại, nguy hiểm, (chất cháy nổ, hóa chất độc, chất phóng
xạ);
- Khoảng cách đường dây cao thế với công trình, đường giao
thông, nơi có con người hoạt động;
- Khoảng cách an toàn khi bắn mìn.
 5. Cơ khí hóa, tự động hóa và điều khiển từ xa: nhằm cách li
người lao động với môi trường có yếu tố nguy hiểm, có hại.



V. THỰC HIỆN QUẢN LÝ VSLĐ
QUẢN LÝ SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG
VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
(Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 c ủa B ộ Y t ế)


1. Nguyên tắc quản lý
- Mọi cơ sở lao động đều phải lập và định kỳ bổ sung hồ sơ
quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người
lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Việc đo, kiểm tra môi trường lao động phải được thực
hiện bởi đơn vị có đủ điều kiện theo quy định.
- Việc quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và
bệnh nghề nghiệp được thực hiện trên cơ sở phân cấp và kết hợp
quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ.
2 . Nội dung quản lý vệ sinh lao động
2.1 Lập hồ sơ vệ sinh lao động theo mẫu quy định tại bao
gồm các nội dung chính sau đây:
a) Phần I. Tình hình chung của cơ sở lao động.
b) Phần II. Vệ sinh lao động các bộ phận của cơ sở lao động;


 c)

Phần III. Thống kê các thiết bị bảo đảm an toàn vệ sinh môi
trường LĐ;
 d) Phần IV. Đăng ký kiểm tra môi trường lao động định kỳ.
 2.2 Lập kế hoạch về quản lý vệ sinh lao động theo định k ỳ
hằng năm bao gồm các thông tin về dự kiến thời gian thực hiện
việc đo, kiểm tra môi trường lao động, giải pháp xử lý, phòng
ngừa.
 3. Thực hiện việc đo, kiểm tra các yếu tố vệ sinh lao động
theo mẫu quy định.
 4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng, thành l ập m ới c ơ sở lao
động phải thực hiện việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động sức
khỏe theo quy định.

 Nội

dung quản lý sức khỏe người lao động
 1. Quản lý sức khỏe tuyển dụng:
 a) Khám, phân loại sức khoẻ trước khi tuyển d ụng theo
hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Thông tư số 13/2007/TT-BYT
ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe và b ố trí
công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;


b)

Lập hồ sơ quản lý sức khỏe tuyển dụng của người lao
động theo Biểu mẫu số 1 của Phụ lục số 3 ban hành kèm theo
Thông tư này.
2. Khám sức khỏe định kỳ:
a) Khám sức khoẻ định kỳ hằng năm cho người lao động,
kể cả người học nghề, thực tập nghề. Khám sức khoẻ định kỳ
6 tháng 1 lần cho đối tượng làm nghề, công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
b) Quy trình khám sức khỏe định kỳ và việc ghi chép trong Sổ
khám sức khỏe định kỳ thực hiện theo quy định tại Phụ lục số
3 của Thông tư số 13/2007/TT - BYT ngày 21/11/2007 của B ộ Y
tế về hướng dẫn khám sức khỏe;
c) Quản lý và thống kê tình hình bệnh tật của người lao
động hằng quý.
d) Lập hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động.
3. Khám bệnh nghề nghiệp:
a) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với người lao
động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề

nghiệp;


b)

Khám phát hiện và định kỳ theo dõi bệnh nghề nghiệp;Tiến
hành sơ cứu, cấp cứu tại chổ;
c) Lập và lưu giữ hồ sơ quản lý bệnh nghề nghiệp và lưu
trữ cho đến khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi
chuyển đến cơ sở lao động khác.
4. Cấp cứu tai nạn lao động:
a) Xây dựng phương án xử lý cấp cứu tai nạn lao động bao
gồm cả việc trang bị các phương tiện cấp cứu phù hợp với tổ
chức và hoạt động của cơ sở lao động;
b) Hàng năm tổ chức tập huấn cho đối tượng an toàn vệ
sinh viên và người lao động các phương pháp sơ cấp cứu theo
hướng dẫn nội dung tại Phụ lục số 1 về danh mục nội dung
huấn luyện về vệ sinh lao động, cấp cứu ban đầu cho người
lao động được ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT - BYT
ngày 28/4/2000 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chăm sóc sức
khỏe người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa và Thông
tư số 37/2005/TT–BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện
an toàn lao động, vệ sinh lao động;


 c)

Lập hồ sơ cấp cứu đối với mọi trường hợp tai
nạn lao động xảy ra tại cơ sở lao động.

 5. Các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn
lao động được giám định y khoa để xác định mức độ
suy giảm khả năng lao động theo quy định hiện hành.
4. Quản lý hồ sơ
 1. Hồ sơ vệ sinh lao động được lập và lưu giữ như sau:
 a) 01 bộ lưu tại cơ sở lao động;
 b) 01 bộ lưu tại đơn vị quản lý về sức khỏe người lao động
và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đơn vị
đo, kiểm tra môi trường lao động đặt trụ sở.
 2. Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động được lập và l ưu
giữ như sau:
 a) 01 bộ lưu tại cơ sở lao động;
 b) 01 bộ lưu tại đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi tr ường
lao động;
 c) 01 bộ lưu tại đơn vị quản lý về sức khỏe người lao động
và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở lao
động đặt trụ sở.


3. Hồ sơ quản lý sức khỏe và bệnh tật người lao động, hồ sơ
cá nhân bệnh nghề nghiệp, hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động
được lưu giữ tại cơ sở lao động cho đến khi người lao động
thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động khác.

VI.TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN ATLĐ-VSLĐ
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.
Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH. Ngày 29/12/2005
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về AT
LĐ, VSLĐ cho người lao động.
- Khi tuyển dụng;

- Khi thay đổi máy móc thiết bị, công nghệ, công việc…
- định kì hàng năm hoặc 6 tháng;
2. Doanh nghiệp phải có kế hoạch huấn luyện hàng năm, sổ
theo dõi kết quả huấn luyện. Đối với công việc có nhiều yếu tố
nguy hiểm, độc hại thì sau khi huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu
thì cấp thẻ an toàn.


3. Trong thời gian học tập, người lao động được hưỡng các
quyền lợi như khi làm việc.
4. Nội dung huấn luyện
a. Đối với người lao động.
- Những quy định chung về an toàn lao động, VSLĐ;
+ Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, VSLĐ;
+ Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về an toàn lao
động, vệ sinh lao động;
+ Nội qui an toàn lao động, vệ sinh L/động của DN;
+ Những qui định cụ thể về an toàn lao động, VSLĐ;
+ Đặc điểm và qui trình làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh đối
với máy móc, thiết bị, công nghệ nơi làm việc;
+ Các qui chuẩn,tiêu chuẩn bắt buộc liên quan tới công việc;
+ Các biện pháp an toàn, vệ sinh khi làm việc;
+ Cấu tạo, tác dụng, cách sử dụng, bảo quản phương tiện bảo
vệ cá nhân;
+ Các yếu tố nguy hiểm, có hại, các sự cố có thể xảy ra vầ cách
đề phòng, xử lí khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố và khi sự cố
xảy ra;


+


Các biện pháp sơ cứu, cấp cớu người bị nạn.
+ Các biện pháp an toàn, vệ sinh khi làm việc;
+ Cấu tạo, tác dụng, cách sử dụng, bảo quản phương ti ện
bảo vệ cá nhân;
+ Các yếu tố nguy hiểm, có hại, các sự cố có thể xảy ra vầ cách
đề phòng, xử lí khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố và khi s ự c ố
xảy ra;
+ Các biện pháp sơ cứu, cấp cớu người bị nạn.
b. Đối với người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp hoặc
người được uỷ quyền, giám đốc doanh nghiệp, thủ trưởng các tổ
chức, cơ quan trực tiếp sử dụng người lao động, người chỉ huy,
điều hành sản xuất, cán bộ chuyen trách bảo hộ lao động).
- Các văn bản pháp qui về BHLĐ của Chính phủ, các Bộ;
- Các qui phạm tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh LĐ phải thi hành;
- Các thủ tục hành chính khi nhập thiết bị vật tư, khi xây dựng
mở rộng, cải tạo công trình, khi xảy ra tai nạn lao động;
- Tổ chức hoạt động về vệ sinh lao động trong doanh
nghiệp.


5.

Tổ chức thực hiện
- Hàng năm các doanh nghiệp phải lập kế hoạch hu ấn
luyện, mở sổ đăng ký huấn luyện nếu có sử dụng người cai
thầu thì chủ doanh nghiệp giao kế hoạch và trrách nhiệm tổ
chức huấn luyện cai thầu.
- Kế hoạch huấn luyện:
+ Nội dung;

+ Số lượng các đối tượng huấn luyện;
+ Thời gian huấn luyện;
+ Kinh phí và cơ sở vật chất huấn luyện;
+ Giảng dạy, tài liệu.
- Sổ đăng ký huấn luyện:
+ Các lớp;
+ Số người được huấn luyện;
+ Số đạt yêu cầu;
+ Số được cấp thẻ;


-

Các doanh nghiệp cùng ngành, cùng địa bàn có thể phối
hợp để tổ chức huấn luyện.
- Tài liệu huấn luyện:
+ Các bộ, ngành tổ chức biên soạn chương trình, nội dung
huấn luyện chuyên ngành như điện, hoá, xây dựng…
+ Người sử dụng lao động tổ chức biên soạn chương
trình, nội dung hạot động cho đơn vị mình.
6. Những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động, vệ sinh lao động.
Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH, ngày 29/12/2005.
a. Là những công việc:
-Sử dụng máy móc, thiết bị dễ gây TNLĐ;
- Làm việc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm (trên cao,
lặn sâu, có phóng xạ cường độ cao, tiếp xúc chất độc, cháy
nổ…)
- Quy trinh thao tác an toàn phức tạp.



×