Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu sự đa dạng và đặc điểm phân bố của khu hệ ếch nhái ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

Tên đề tài:
Nghiên cứu sự đa dạng và đặc điểm phân bố của khu hệ
ếch nhái ở Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai

Tóm tắt:
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Khóa: 16
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số:60420103
Ngƣời thực hiện: Hoàng Văn Chung
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quảng Trƣờng

Hà Nội – 12/2014

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN



1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

Tên đề tài:


Nghiên cứu sự đa dạng và đặc điểm phân bố của khu hệ
ếch nhái ở Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai

Tóm tắt:
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Ngƣời thực hiện: Hoàng Văn Chung
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quảng Trƣờng

Hà Nội – 12/2014

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN



2


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 4
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 6
Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 7
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 8
1.1. Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu về đa dạng các loài ếch nhái ở Việt Nam
........ ………………………………………………………………………..8
1.2. Một số nghiên cứu về ếch nhái ở khu vực Tây Nguyên và VQG Kon
Ka Kinh ....................................................................................................... 10
CHƢƠNG II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 13

2.1. Thời gian và địa điểm khảo sát……………………………………….11
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 16
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 21
3.1. Thành phần loài ếch nhái ở VQG Kon Ka Kinh .................................. 21
3.2. Sự đa dạng về thành phần loài và đặc điểm phân bố của các loài ếch
nhái ở VQG KKK ....................................................................................... 86
3.3. Các loài ếch nhái quý hiếm và đặc hữu ............................................... 88
3.4. So sánh sự tƣơng đồng về thành phần loài ếch nhái của khu vực nghiên
cứu với một số khu bảo tồn có dạng sinh cảnh tƣơng tự ............................ 90
3.5. Các vấn đề liên quan đến bảo tồn ........................................................ 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 95
1.Kết luận .................................................................................................... 95
2.Kiến nghị .................................................................................................. 95
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
VĂN ................................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 97
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN



3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
et al. (tài liệu tiếng Anh)

cộng sự

cs. (tài liệu tiếng Việt)
KBTTN


Khu Bảo tồn thiên nhiên

VQG

Vƣờn Quốc gia

KKK

Kon Ka Kinh

GL

Gia Lai

CMR

Chƣ Mom Rây

CYS

Chƣ Yang Sin

CP

Chƣ Prông

NL_KT

KBTTN Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum)


NL_QN

KBTTN Ngọc Linh (tỉnh Quảng Nam)

Nxb

Nhà xuất bản

Tr.

Trang

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN



4


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nƣớc có khu hệ ếch nhái đa dạng nhất
trên thế giới với hơn 200 loài ếch nhái hiện đƣợc ghi nhận (Nguyen et al.
2009, Frost 2014). Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc ghi nhận 82
loài, số lƣợng loài tăng lên gấp đôi (162) vào năm 2005 (Nguyễn Văn Sáng và
cs. 2005) và lên tới 177 loài vào năm 2009 theo tài liệu của Nguyen et al.
(2009). Chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây, có tới 31 loài ếch nhái mới
đƣợc công bố với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam gồm: Leptolalax applebyi
Rowley & Cao, 2009; Odorrana geminata Bain, Stuart, Nguyen, Che & Rao,
2009; Theloderma lateriticum Bain, Nguyen & Doan, 2009; Leptolalax

croceus Rowley, Hoang, Le, Dau & Cao, 2010; Rhacophorus vampyrus
Rowley, Le, Tran, Stuart & Hoang, 2010; Gracixalus quangi Rowley, Dau,
Nguyen, Cao & Nguyen, 2011; Theloderma nebulosum Rowley, Le, Hoang,
Dau & Cao, 2011; Theloderma palliatum Rowley, Le, Hoang, Dau & Cao,
2011; Gracixalus waza Nguyen, Le, Pham, Nguyen, Bonkowski & Ziegler,
2012; Ichthyophis nguyenorum Nishikawa, Matsui & Orlov, 2012;
Rhacophorus helenae Rowley, Tran, Hoang & Le, 2012; Rhacophorus
robertingeri Orlov, Poyarkov, Vassilieva, Ananjeva, Nguyen, Nguyen &
Geissler, 2012; Theloderma bambusicolum Orlov, Poyarkov, Vassilieva,
Ananjeva, Nguyen, Nguyen & Geissler, 2012; Tylototriton ziegleri
Nishikawa, Matsui & Nguyen 2013; Oreolalax sterlingae Nguyen, Phung, Le,
Ziegler & Böhme, 2013; Rhacophorus larissae Ostroshabov, Orlov &
Nguyen, 2013; Rhacophorus viridimaculatus Ostroshabov, Orlov & Nguyen,
2013; Liuixalus calcarius Milto, Poyarkov, Orlov & Nguyen, 2013; Philautus
catbaensis Milto, Poyarkov, Orlov & Nguyen, 2013; Leptolalax botsfordi
Rowley, Dau, Nguyen, 2013; Kaloula indochinensis Chan, Blackburn,
Murphy, Stuart, Emmett, Ho & Brown, 2013; Kalophrynus honbaensis
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN



5


Vassilieva, Galoyan, Gogoleva & Poyarkov, 2014; K. criptophonus
Vassilieva, Galoyan, Gogoleva & Poyarkov, 2014; Gracixalus lumarius
Rowley, Le, Dau, Hoang & Cao, 2014; Kurixalus viridescens Nguyen, Matsui
& Hoang, 2014; Liuixalus catbaensis Nguyen, Matsui, Yoshikawa, 2014; và 5
loài nhái bầu Microhyla pineticola, M. pulchella, M. minuta, M. darevskii, M.
arboricola cùng đƣợc công bố bởi Poyarkov, Vassilieva, Orlov, Galoyan,

Dao, Le, Kretova & Geissler, 2014. Ngoài ra, có 2 giống mới ghi nhận cho
Việt Nam là Oreolalax và Liuixalus (Nguyen et al. 2013, Milto et al. 2013).
Số lƣợng loài tăng lên nhanh chóng và những khám phá mới liên tục đƣợc
công bố chứng tỏ khu hệ ếch nhái của Việt Nam rất đa dạng và cần tiếp tục
đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng hơn.
Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh nằm trên cao nguyên Kon Tum thuộc
tỉnh Gia Lai, có diện t ch rừng tự nhiên tƣơng đối lớn nên có tiềm năng đa
đạng sinh học cao. Tuy nhiên, các công tr nh công ố về đa dạng sinh học vẫn
c n t, đặc iệt là các loài

sát ếch nhái. Theo Nguyễn Văn Sáng (1999) đã

ghi nhận đƣợc 22 loài ếch nhái trong báo cáo xây dựng luận chứng kinh tế kỹ
thuật thành lập KBTTN Kon Ka Kinh.
Vì vậy, để góp phần đánh giá giá trị đa dạng sinh học làm cơ sở cho
công tác quy hoạch bảo tồn của Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh, tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu sự đa dạng và đặc điểm phân bố của khu hệ ếch nhái ở
Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai”.
Mục tiêu nghiên cứu
+ Đánh giá sự đa dạng các loài ếch nhái ở VQG Kon Ka Kinh, chú ý
phát hiện mới về phân bố của các loài ếch nhái ở khu vực nghiên cứu.

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN



6


+ Phân t ch đặc điểm phân bố của khu hệ ếch nhái theo sinh cảnh ở

VQG Kon Ka Kinh và so sánh thành phần loài của khu vực nghiên cứu với
các khu bảo tồn lân cận.
+ Đánh giá giá trị bảo tồn của khu hệ ếch nhái của VQG Kon Ka Kinh.
Nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá đa dạng về thành phần loài ếch nhái:
-

Lập danh sách loài ếch nhái, xác định các loài chiếm ƣu thế về số
lƣợng cá thể trong khu vực nghiên cứu.

-

Ghi nhận bổ sung các loài ếch nhái cho VQG Kon Ka Kinh và
tỉnh Gia Lai.

+ Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái:
-

Đánh giá phân ố theo các dạng sinh cảnh sống.

-

So sánh sự tƣơng đồng về thành phần loài ếch nhái giữa VQG
Kon Ka Kinh với các khu bảo tồn lân cận.

+ Đánh giá giá trị bảo tồn của khu hệ ếch nhái:
-

Theo tiêu chí số loài đặc hữu và bị đe dọa.


-

Theo tiêu chí sự đa dạng loài.

+ Xác định các nhân tố đe dọa đến sinh cảnh sống và các quần thể của
các loài ếch nhái ở khu vực nghiên cứu thông qua quan sát trực tiếp và phỏng
vấn các nhà quản lý và ngƣời dân địa phƣơng.

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN



7


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu về đa dạng các loài ếch nhái ở Việt

1.1.
Nam

Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009), lịch sử nghiên cứu ếch nhái bò
sát ở Việt Nam có thể chia ra bốn thời kỳ: thời kỳ thứ nhất từ năm 1954 trở về
trƣớc; thời kỳ thứ hai từ năm 1954 đến năm 1975; thời kỳ thứ ba từ năm 1976
đến năm 1987 và thời kỳ thứ tƣ từ năm 1988 đến nay.
1.1.1. Thời kỳ thứ nhất
Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XVII) là ngƣời đầu tiên đã thống kê đƣợc 16
vị thuốc có nguồn gốc từ ếch nhái bò sát trong số 498 vị thuốc nam dùng chữa
bệnh (Tuệ Tĩnh, ản in lại 1972).

Sang đến đầu thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu nổi bật nhất về khu
hệ bò sát và ếch nhái ở khu vực Đông Dƣơng (Việt Nam, Lào, Campuchia) là
của Bourret đƣợc xuất bản trong khoảng thời gian từ năm 1924 đến năm
1944.
Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009), từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX có 84 loài mới về ếch nhái và

sát đã đƣợc mô tả với mẫu chuẩn thu

đƣợc ở Việt Nam.
1.1.2. Thời kỳ thứ hai
Giai đoạn 1968–1970: Viện nghiên cứu Khoa học tự nhiên thuộc Uỷ
ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nƣớc đã tiến hành điều tra ở nhiều tỉnh nhƣ:

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN



8


Hà Bắc, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tĩnh. Thời kì này các nhà khoa học Việt
Nam đã thống kê ở Miền Bắc Việt Nam có 69 loài ếch nhái.
1.1.3. Thời kỳ thứ ba
Thời kỳ này những nghiên cứu thƣờng tập trung thống kê thành phần
loài của một vùng hay một khu vực. Ngoài ra có một số nghiên cứu về sinh
thái, sinh học của một số loài có giá trị kinh tế.
Ở Miền Bắc, từ năm 1975 công tác điều tra ếch nhái đƣợc tiến hành ở
các nhiều tỉnh nhƣ: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh...
Năm 1977, Đào Văn Tiến đã công ố khóa định loại 87 loài ếch nhái

trong ài áo “Về định loại ếch nhái Việt Nam”.
1.1.4. Thời kỳ thứ tư
Đây là thời kỳ các nghiên cứu ếch nhái nƣớc ta đƣợc thực hiện bởi
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc. Từ năm 1995 trở lại đây có nhiều
công trình công bố của các tác giả: Đinh Thị Phƣơng Anh, Hồ Thu Cúc, Ngô
Đắc Chứng, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Văn Sáng,
Nguyễn Quảng Trƣờng....Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân
loại học và thống kê danh sách loài ở các địa điểm khác nhau. Có một số
nghiên cứu về sinh thái học và nhân nuôi một số loài có giá trị kinh tế, khoa
học đƣợc thực hiện bởi các nghiên cứu sinh. Ngoài ra những nghiên cứu có
liên quan đến sinh học phân tử và tiến hóa; sinh học, sinh thái; ký sinh trùng
và bệnh học cũng đƣợc đề cập đến trong một số sách chuyên khảo và bài báo
khoa học.
Một số công trình tiêu biểu theo hƣớng đa dạng khu hệ ếch nhái ở Việt
Nam nhƣ:
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN



9


Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã xuất bản cuốn “Danh
lục bò sát và ếch nhái Việt Nam” ghi nhận 82 loài ếch nhái ở Việt Nam.
Năm 1999, nghiên cứu tổng quan về ếch nhái của tác giả Hồ Thu Cúc
đã thống kê đƣợc 100 loài ếch nhái ở Việt Nam.
Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng và cs. đã thống kê trong “Danh lục ếch
nhái và bò sát Việt Nam” có 162 loài ếch nhái thuộc 9 họ, 3 bộ.
Nguyen et al. (2009) đã thống kê đƣợc 176 loài ếch nhái thuộc 10 họ, 3
bộ ở Việt Nam.

Ngoài ra còn có rất nhiều công trình cung cấp danh mục các loài ếch
nhái ở các khu bảo tồn hoặc các tỉnh đƣợc công bố trong thời gian gần đây.

300
240

250
200

176

162

150
82

100
50
0

Nguyen & Ho (1996)

Nguyen et al. (2005)

Nguyen et al. (2009)

Frost (2014)

Hình 1: Sự đa dạng của khu hệ ếch nhái Việt Nam qua các thời kì (1977-2012)


1.2.

Một số nghiên cứu về ếch nhái ở khu vực Tây Nguyên và VQG Kon

Ka Kinh
Ở khu vực Tây Nguyên:
Ở VQG Chƣ Yang Sin, Đắk Lắk: Ross Hughes và Lê Trọng Trải
(2010) đã ghi nhận 54 loài ếch nhái.

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

10




Ở VQG Chƣ Mom Ray, Kon Tum: Jestrzemski et al. (2013) đã ghi
nhận 25 loài ếch nhái.
Ở KBTTN Ngọc Linh, Kon Tum: Nguyễn Văn Sáng (1999) đã ghi
nhận 23 loài ếch nhái.
Ở KBTTN Ngọc Linh, Quảng Nam: Nguyễn Quảng Trƣờng (2000) đã
ghi nhận 23 loài ếch nhái.
Ở VQG Yok Đôn, Đắk Lắk: Eames et al. (2004) đã ghi nhận 13 loài
ếch nhái.
Trong quá trình nghiên cứu ở khu vực Tây Nguyên, đã có nhiều loài
mới cho khoa học đƣợc mô tả và hàng loạt ghi nhận mới cho khu hệ ếch nhái
bò sát Việt Nam đƣợc công bố bởi các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc.
Một số công bố gần đây nhƣ:
Stuart et al. (2011) nghiên cứu nhóm Cóc mày Leptobrachium ở cao
nguyên Langbian (Lâm Đồng) và mô tả loài mới Leptobrachium xanthops.

Nishikawa et al. (2012) phát hiện một loài ếch giun mới Ichthyophis
nguyenorum ở Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Orlov et al. (2012) đã đánh giá hiện trạng phân loại và phân bố của ếch
cây thu đƣợc trong hệ thống núi biệt lập ở Nam Trƣờng Sơn và khu vực phụ
cận. Đồng thời các tác giả đã mô tả và công bố 3 loài mới trong họ Ếch cây là
Theloderma chuyangsinensis, T. bambusicolum và Rhacophorus robertingeri
(trƣớc đây đƣợc định loại là loài R.calcaneus). Nhóm tác giả này cũng chuyển
loài Philautus laevis sang giống Theloderma (Orlov et al. 2012).
Ở tỉnh Gia Lai:
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

11




Ở KBTTN Chƣ Prông: Nguyễn Văn Sáng (2001) đã ghi nhận 11 loài
ếch nhái.
Chan et al. (2013) đã phát hiện một loài mới là Ễch ƣơng đông dƣơng
Kaloula indochinensis ở xã Krông Pa, huyện K„Bang, tỉnh Gia Lai.
Riêng ở VQG Kon Ka Kinh mới chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Văn
Sáng (1999). Trong báo cáo xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật thành lập
KBTTN Kon Ka Kinh tác giả này đã ghi nhận 22 loài ếch nhái.

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

12





CHƢƠNG II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành a đợt khảo sát trên địa bàn VQG Kon Ka Kinh:
Đợt 1:
o Khảo sát khu vực trạm nghiên cứu Voọc (3) thuộc địa bàn xã
Ayun, huyện Mang Yang từ 30/05 đến 3/6/2011.
o Khảo sát khu vực gần trụ sở Vƣờn (4) thuộc địa bàn xã Ayun,
huyện Mang Yang từ 4-5/6/2011.
o Khảo sát khu vực gần buôn Kon Lốc 1 (1) thuộc địa bàn xã Đắc
Roong, huyện KBang từ 6-10/6/2011.
Đợt 2:
o Khảo sát khu vực gần buôn Kon Lốc (1) từ 22-25/2/2012.
o Khảo sát khu vực gần trạm 6 (2) thuộc địa bàn xã Kon Pnê,
huyện KBang từ ngày 26-28/2/2012.
o Khảo sát khu vực trạm nghiên cứu Voọc (3) từ ngày 29/2 đến
2/3/2012.
Đợt 3:
o Khảo sát khu vực gần trạm nghiên cứu Voọc ngày (3)13/7/2012.
o Khảo sát khu vực Trạm 6 (2) từ 14-17/7/2012.

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

13




Hình 2: Bản đồ vị trí VQG Kon Ka Kinh (hình thoi màu đỏ) (nguồn: K.

Koy)
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

14




Hình 3: Bản đồ các điểm khảo sát ở VQG Kon Ka Kinh
Ghi chú: 1: khu vực gần buôn Kon Lốc 1; 2: khu vực gần trạm 6; 3: khu vực trạm nghiên
cứu Voọc; 4: khu vực gần trụ sở VQG (Nguồn FIPI)
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

15




2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập mẫu vật
+ Khảo sát thực địa
Chọn địa điểm thu mẫu: Các tuyến khảo sát đƣợc thiết lập ở quanh các
điểm nghiên cứu chính. Mẫu vật thu ở ven các suối, vũng nƣớc, ao nhỏ hoặc
các vùng ẩm ƣớt ven các đƣờng mòn trong rừng hay cửa hang động. Toạ độ
các điểm nghiên cứu đƣợc xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin
60CSx.
Thời gian thu mẫu: Một số loài ếch nhái (cóc) có thể thu thập mẫu vật
và quan sát vào an ngày. Nhƣng nhiều loài ếch nhái thƣờng hoạt động vào
an đêm, do đó thƣờng tiến hành quan sát và thu mẫu từ 18:00 đến 24:00.
Phƣơng pháp thu mẫu: Chủ yếu thu thập bằng tay, mẫu nòng nọc đƣợc

thu thập bằng vợt.
Xử lý mẫu vật: Mẫu vật ếch nhái thu đƣợc thƣờng đựng trong các túi
nilon. Sau khi chụp ảnh mẫu vật, một số mẫu thông thƣờng (nhƣ cóc nhà,
ngóe) đƣợc thả lại tự nhiên, mẫu vật đại diện cho các loài thƣờng đƣợc giữ lại
làm tiêu bản nghiên cứu.
+ Làm tiêu bản:
Gây mê: Mẫu vật đƣợc gây mê trong vòng 24 giờ bằng miếng bông
thấm ethyl a-xe-tat. Mẫu cơ hoặc mẫu gan dùng để phân tích sinh học phân tử
(ADN) đƣợc lƣu giữ trong cồn 95%.

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

16




Ký hiệu mẫu: Sau khi gây mê, mẫu vật đƣợc đeo nhãn có đánh số ký
hiệu. Nhãn và chỉ buộc không thấm nƣớc, chữ viết trên nhãn không bị tan
trong cồn. Đối với ếch nhái thì buộc nhãn vào đầu gối.
Cố định và bảo quản mẫu: Việc cố định mẫu cần đảm bảo mẫu có hình
dạng dễ phân tích hoặc quan sát sau này. Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng
mong muốn, sau đó phủ vải màn hoặc giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80–
90% trong vòng 8–10 tiếng. Đối với mẫu ếch nhái cỡ lớn, cần tiêm cồn 80%
vào bụng và cơ của con vật để tránh thối hỏng mẫu. Để bảo quản lâu dài, sau
khi cố định mẫu đƣợc chuyển sang ngâm trong cồn 70%.
2.2.2. Mẫu vật nghiên cứu
Mẫu vật nghiên cứu: đã phân t ch đặc điểm hình thái của 149 mẫu vật.
Mẫu vật đƣợc lƣu trữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR) và
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (VNMN).

2.2.3. Các chỉ tiêu hình thái
Các chỉ tiêu về k ch thƣớc đƣợc đo ằng thƣớc kẹp điện tử Alpha-Tool
với đơn vị đo nhỏ nhất là 0,01 mm.
Bảng 1: Các chỉ tiêu hình thái (đơn vị đo:mm)
Thân và đầu
1.

SVL

Chiều dài mút mõm đến lỗ hậu môn

2.

AG

Khoảng cách từ nách đến bẹn

3.

HW

Rộng đầu

4.

HL

Dài đầu

5.


HD

Cao đầu

6.

UEW

Rộng mí mắt

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

17




7.

IOD

Khoảng cách gian ổ mắt

8.

AOD

Khoảng cách giữa góc trƣớc ổ mắt


9.

POD

Khoảng cách giữa góc sau ổ mắt

10.

ED

Đƣờng kính lớn nhất của mắt theo chiều ngang

11.

TD

Đƣờng kính lớn nhất của màng nhĩ

12.

SL

Khoảng cách từ mút mõm đến góc trƣớc của mắt

13.

TED

Khoảng cách màng nhĩ-mắt


14.

IND

Khoảng cách gian mũi

15.

END

Khoảng cách mắt đến mũi

Chi trƣớc
16.

FLL

Dài chi trƣớc từ mép ngoài của đĩa ngón III đến nách

17.

F1L

Chiều dài ngón I

18.

F2L

Chiều dài ngón II


19.

F3L

Chiều dài ngón III

20.

F4L

Chiều dài ngón IV

21.

FTD

Đƣờng k nh đĩa ám ngón III

22.

NPL

Chiều dài chai àn

23.

MKTi

Chiều dài củ bàn trong


24.

MKTe

Chiều dài củ bàn ngoài

Chi sau
25.

HLL

Dài chi sau từ mép ngoài đĩa ngón IV chân sau tới bẹn

26.

FL

Chiều dài đùi

27.

TL

Chiều dài ống

28.

FOT


Chiều dài bàn chân

29.

T1L

Chiều dài ngón I

30.

T2L

Chiều dài ngón II

31.

T3L

Chiều dài ngón III

32.

T4L

Chiều dài ngón IV

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

18





33.

T5L

Chiều dài ngón V

34.

HTD

Đƣờng k nh đĩa ám ngón IV.

35.

MTTi

Chiều dài củ bàn trong

36.

MTTe

Chiều dài củ bàn ngoài

2.2.4. Định loại và phân tích số liệu
Định loại mẫu vật: So sánh hình thái của mẫu vật thu đƣợc với các mẫu
đã đƣợc định tên đang lƣu giữ ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà

Nội. Định loại theo các tài liệu của Bain & Nguyen (2004), Bain et al. (2006,
2009), Hendrix et al. (2008), Inger et al. (1999), Nguyen Van Sang et al.
(2009), Nguyen Quang Truong et al. (2012) và một số tài liệu khác có liên
quan. Tên khoa học và phổ thông của loài theo Nguyen Van Sang et al.
(2009) và một số tài liệu mới công bố gần đây.
Đánh giá loài quý hiếm dựa vào danh lục đỏ IUCN (2014), Sách đỏ
Việt Nam (2007) và Nghị định 32/2006/ND-CP của Chính phủ ban hành ngày
30/3/2006.
Đánh giá tần suất bắt gặp dựa vào số cá thể bắt gặp trong cả ba đợt
khảo sát, chúng tôi chia ra các mức sau:
-

Số cá thể bắt gặp ≥30: phổ biến (++++)

-

Số cá thể bắt gặp 15-29: trung bình (+++)

-

Số cá thể bắt gặp 5-14: hiếm gặp (++)

-

Số cá thể bắt gặp <5: rất hiếm gặp (+).

Để đánh giá sự thay đổi về thành phần loài theo sinh cảnh, căn cứ vào
dạng thảm thực vật chính và mức độ tác động của con ngƣời đến sinh cảnh tự
nhiên, chúng tôi chia các dạng sinh cảnh sau:
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN


19




-

Rừng thƣờng xanh trên núi đất ít bị tác động

-

Rừng thƣờng xanh trên núi đất bị tác động

-

Rừng trồng và các dạng sinh cảnh quanh khu dân cƣ.

Phân tích thống kê: Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer et al.
2001) để phân tích thống kê và so sánh sự tƣơng đồng về thành phần loài ếch
nhái của khu vực nghiên cứu với các khu vực lân cận.
Số liệu về phân bố đƣợc mã hóa theo dạng đối xứng (1: có mặt, 0:
không có mặt). Chỉ số tƣơng đồng (Dice index) dựa trên công thức của
Sorensen đƣợc t nh nhƣ sau:
djk = 2M/ (2M+N)
Trong đó M là số loài ghi nhận ở cả 2 vùng, N là tổng số loài chỉ ghi
nhận ở một vùng.

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN


20




CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài ếch nhái ở VQG Kon Ka Kinh
Thông qua định loại mẫu vật, chúng tôi đã ghi nhận ở VQG Kon Ka
Kinh có tổng số 43 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 2 bộ (Bảng 2). Đáng chú ý, lần
đầu tiên chúng tôi ghi nhận vùng phân bố mới của loài Ếch giun nguyễn
Ichthyophis nguyenorum ở VQG Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai. Loài này mới
đƣợc Nishikawa et al. công bố vào năm 2012 dựa trên mẫu chuẩn thu ở Kon
Plông, tỉnh Kon Tum.
So với tài liệu của Nguyen et al. (2009), chúng tôi đã ghi nhận bổ sung
11 loài cho tỉnh Gia Lai gồm các loài nhƣ (Bảng 2).
So với tài liệu của Nguyễn Văn Sáng (1999), chúng tôi đã ghi nhận bổ
sung 33 loài cho VQG Kon Ka Kinh gồm các loài nhƣ (Bảng 2).
Bảng 2: Danh sách loài các ếch nhái ghi nhận ở VQG Kon Ka Kinh
TT

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Bộ Không chân

1.

Tần suất


Ghi nhận

bắt gặp

mới

+

KKK, GL

Gymnophiona

Họ Ếch giun

Ichthyophiidae

Ếch giun nguyễn

Ichthyophis nguyenorum Nishikawa,
Matsui & Orlov, 2012

2.

Bộ Không đuôi

Anura

Họ Cóc


Bufonidae

Cóc nhà

Duttaphrynus melanostictus

+++

(Schneider, 1799)
Họ Cóc bùn
3.

Megophryidae

Cóc mắt trung gian Brachytarsophrys intermedia (Smith,
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

21

+

KKK




1921)
4.

Cóc mày việt nam


Leptobrachium pullum (Smith, 1921)

+

KKK, GL

5.

Cóc mày ap-li-bai

Leptolalax applebyi Rowley & Cao,

+

KKK, GL

+

KKK

2009
6.

Cóc mày sần

Leptolalax tuberosus Inger, Orlov &
Darevsky, 1999

7.


Cóc núi han-si

Ophryophryne hansi Ohler, 2003

++++

KKK

8.

Cóc núi got

Ophyryophryne gerti Ohler, 2003

+++

KKK

9.

Cóc mắt bên

Megophrys major (Boulenger, 1908)

+++

KKK

Họ nhái bầu


Microhylidae

10.

Nhái bầu út lơ

Microhyla butleri Boulenger, 1900

11.

Nhái bầu hoa

Microhyla fissipes (Boulenger, 1884)

+++

12.

Nhái bầu hây-môn

Microhyla heymonsi Vogt, 1911

++

13.

Nhái bầu hoa

Microhyla marmorata Bain &


+

cƣơng

Nguyen, 2004

Họ Ếch nhái

Dicroglossidae

+
KKK

KKK, GL

chính thức
14.

Ngoé, nhái

Fejervaria limnocharis (Gravenhorst,

+++

1829)
15.

Ếch đồng


Hoplobatrachus rugulosus

++

(Wiegmann, 1834)
16.

Ếch nhẽo

Limnonectes cf. bannaensis Ye, Fei,

++++

KKK, GL

& Jiang, 2007
17.

Ếch poa-lan

Limnonectes poilali (Bourret, 1942)

+++

KKK

18.

Cóc nƣớc mac-ten


Occidozyga martensii (Peters, 1867)

++

KKK

19.

Ếch gai sần

Quasipaa verrucospinosa (Bourret,

+++

1937)

20.

21.

Họ Ếch nhái

Ranidae

Ếch ám đá gai

Amolops spinapectoralis Inger, Orlov

ngực


& Darevsky, 1999

Ếch đồng dạng

Hylarana attigua (Inger, Orlov &

++++

KKK

+++

KKK

Darevsky, 1999)
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

22




22.

Chẫu

Hylarana guentheri (Boulenger,

++


1882)
23.

Ếch suối

Hylarana nigrovittata complex

+

(Blyth, 1856)
24.

Ếch ba na

Odorrana banaorum (Bain, Lathrop,

+++

KKK

+

KKK

++

KKK, GL

+++


KKK, GL

KKK, GL

Murphy, Orlov & Ho, 2003)
25.

Chàng

Odorrana cf. chloronata (Günther
1876)

26.

27.

Éch màng nhĩ

Odorrana gigatympana (Orlov,

khổng lồ

Ananjeva & Ho, 2006)

Ếch ta-bu

Odorrana khalam (Stuart, Orlov &
Chan-ard, 2005)

28.


Ếch suối

Odorrana sp.

+

29.

Hiu hiu

Rana johnsi Smith, 1921

+

Họ Ếch cây

Rhacophoridae

30.

Nhái cây mí

Feihyla palpebralis (Smith, 1924)

++++

KKK

31.


Nhái cây sọc

Feihyla vittata(Boulenger, 1887)

+

KKK

32.

Nhái cây sừng

Gracixalus supercornutus (Orlov, Ho

+

KKK, GL

++

KKK

+++

KKK,

+

KKK


+

KKK, GL

& Nguyen, 2004)
33.

Ếch cây bụng đốm

Kurixalus baliogaster (Inger, Orlov
& Darevsky, 1999)

34.

Nhái cây bà nà

Kurixalus cf. banaensis Bourret,
1939

35.

Nhái cây đốm ẩn

Philautus abditus Inger, Orlov &
Darevsky, 1999

36.

Nhái cây tí hon


Philautus parvulus (Boulenger, 1893)

37.

Ếch cây mi-an-ma

Polypedates mutus (Smith, 1940)

+++

38.

Ếch cây trung bộ

Rhacophorus annamensis Smith,

+

KKK

+

KKK

++++

KKK

1924

39.

40.

Ếch cây nếp da

Rhacophorus exechopygus Inger,

mông

Orlov & Darevsky, 1999

Ếch cây ki-ô

Rhacophorus kio Ohler & Delorme,

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

23




2006
41.

42.

Ếch cây màng ơi


Rhacophorus rhodopus Liu & Hu,

đỏ

1960

Ếch cây rô-bớt-tin-

Rhacophorus robertingeri Orlov,



Poyarkov, Vassilive, Ananjeva,

+++

KKK

++++

KKK

+

KKK, GL

Nguyen, Nguyen & Geissler, 2012
43.

Ếch cây sần a-x-pơ Theloderma asperum Boulenger,

1886

Ghi chú: KKK: VQG Kon Ka Kinh, GL: tỉnh Gia Lai

Mô tả đặc điểm nhận dạng các loài ếch nhái ở VQG Kon Ka Kinh

Bộ Không chân Gymnophiona
Họ Ếch giun Ichthyophiidae
1.

Ếch giun nguyễn Ichthyophis nguyenorum Nishikawa,

Matsui & Orlov, 2012
Mẫu vật nghiên cứu: 1 mẫu con cái trƣởng thành KKK-GL2012.1
(SVL 302,9 mm) thu vào tháng 2/2012, ở độ cao 1078 m.
Đặc điểm hình thái: Mẫu kiểm tra phù hợp với mô tả của Nishikawa
(2012).
Mẫu mô tả đại diện: KKK-GL2012.1
Cơ thể hình trụ dài (SVL 302,9 mm), hơi dẹp ở mặt bụng; đầu rộng hơn
dài (HW 9,5 mm, HL 9,3 mm); ở giữa hàm, gần hai bên mép hàm trên có đôi
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

24




mấu xúc tu; mắt có viền mỏng màu trắng đục; màng nhĩ không rõ; số đốt dọc
thân 315 trong đó có 4 đốt phần đuôi.
Màu sắc mẫu sống: Mặt lƣng có màu t m đen, dƣới bụng nhạt hơn màu

hoa cà, hai ên sƣờn có sọc màu vàng liên tục, không đứt quãng, chạy từ
khoảng giữa hàm trên (mấu xúc-tu) đến gần mút đuôi.
Phân bố:
Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu đƣợc thu ở suối trong rừng thứ sinh, bị
tác động, gần buôn Kon Lốc 1.
Việt Nam: Kon Tum (Nishikawa et al. 2012).
Thế giới: Mới ghi nhận ở Việt Nam (Nishikawa et al. 2012).
Ghi chú: Đây là lần đầu tiên ghi nhận vùng phân bố mới của loài này ở
Gia Lai.

Bộ Không đuôi Anura
Họ Cóc Bufonidae
2.

Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799)

Mẫu vật nghiên cứu: 1 mẫu con đực trƣởng thành NQT2011.91 (SVL
35,3mm), thu vào tháng 06/2011, ở độ cao 1040 m.
Đặc điểm hình thái: Các mẫu kiểm tra phù hợp với mô tả của Bourret
(1942) và Ziegler (2002).
Mô tả mẫu đại diện: NQT2011.91
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN

25




×