i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------
NGUYỄN TIẾN NAM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG SỐ 9 - VINACONEX
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hà Nội, Năm 2017
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------
NGUYỄN TIẾN NAM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG SỐ 9 - VINACONEX
CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ
: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
: 60.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN
iii
Hà Nội, Năm 2017
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------
NGUYỄN TIẾN NAM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9 - VINACONEX
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2016
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------
NGUYỄN TIẾN NAM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9 - VINACONEX
CHUYÊN NGÀNH: …………TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: ………………….. 60.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
……………………………PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN
HÀ NỘI, NĂM …..2016
ii
i
LỜI CAM ĐOAN
\
Tôi xin cam đoan bản Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của
tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn đều là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Tiến Nam
ii
MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO........................................................................................................................ I
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI.............................................................................................................. I
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO....................................................................................................................... II
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI............................................................................................................. II
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP........................................................................................................................................ 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ
9 (-– VINACONEX.................................................................................................................................... 28
)............................................................................................................................................................. 28
Hình 2.1. Địa bàn thi công xây lắp của Công ty.....................................................................................30
Hình 2.2: Logo của Công ty....................................................................................................................31
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty..................................................................................................32
Hình 2.4: Sơ đồ khái quát quy trình SXKD..............................................................................................34
Bảng 2.1. Cơ cấu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần xây dựng số 9...............................................35
Nnăm 2015............................................................................................................................................35
Bảng 2.12: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2013 - 2015................................44
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY............................46
Bảng 2.23. Số lượng cán bộ, công nhân viên của Công ty 31/12/2015.................................................50
2.3. THỰC TRẠNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9 - VINACONEX
(VINACONEX)...................................................................................................................................................51
Bảng 2.34: Tình hình biến động tài sản của Công ty giai đoạn cổ phần xây dựng số 9 (Vinaconex) năm
2013 - 2015............................................................................................................................................53
................................................................................................................................................................55
Hình 2.565: Biểu đồ đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản của..............................................55
Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex(Vinaconex) giai đoạn năm 2013-2015.............................56
2.3.1.2. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty ..............................................................................56
Cơ cấu vốn và nguồn tài trợ có tác động rất lớn đến hiệu quả vốn kinh doanh của DN cũng như hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Một cơ cấu vốn hợp lý có sự kết hợp giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải
trả phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn và tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
sở hữu....................................................................................................................................................56
Bảng 2.45: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2013- 2015..............................57
Bảng 2.56: Phân tích biến động quy mô cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn năm 2013
- 2015.....................................................................................................................................................60
Hình: 2.6. Biểu đồ cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2014-2015......................................62
Hình: 2.676. Quy mô cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2014-2015..................................62
Bảng 2.67: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giai đoạn năm 2013 2015.......................................................................................................................................................65
Bảng 2.87: Sự biến động vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn năm 2013 - 201567
iii
Hình 2.787: Biểu đồ sự biến động vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn năm 2013 2015 của công ty ...................................................................................................................................69
Bảng 2.89: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty giai đoạn năm 2013 - 2015........72
Bảng 2.910: Vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân của Công ty giai đoạn năm 2013 2015.......................................................................................................................................................76
Bảng 2.101: So sánh các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty giai đoạn năm 2013 - 2015
................................................................................................................................................................77
Bảng 2.112: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty giai đoạn năm 2013
- 2015.....................................................................................................................................................81
Bảng 2.123: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty giai đoạn năm 2013 2015.......................................................................................................................................................83
2.3.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ..................................................................................84
Bảng 2.124: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD của Công ty giai đoạn năm 2013 - 2015....86
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 - (Vinaconex)......89
2.4.1. Những kết quả đạt được.......................................................................................................................89
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân............................................................................................................90
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp thực hiện các chỉ tiêu SXKD năm 2015 và kế hoạch năm 2016....................99
3.3.2 KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ...................................................................................112
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO........................................................................................................................ I
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI.............................................................................................................. I
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO....................................................................................................................... II
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI............................................................................................................. II
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP........................................................................................................................................ 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ
9 (-– VINACONEX.................................................................................................................................... 28
)............................................................................................................................................................. 28
Hình 2.1. Địa bàn thi công xây lắp của Công ty.....................................................................................30
Hình 2.2: Logo của Công ty....................................................................................................................31
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty..................................................................................................32
Hình 2.4: Sơ đồ khái quát quy trình SXKD..............................................................................................34
Bảng 2.1. Cơ cấu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần xây dựng số 9...............................................35
Nnăm 2015............................................................................................................................................35
Bảng 2.12: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2013 - 2015................................44
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY............................46
Bảng 2.23. Số lượng cán bộ, công nhân viên của Công ty 31/12/2015.................................................50
iv
2.3. THỰC TRẠNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9 - VINACONEX
(VINACONEX)...................................................................................................................................................51
Bảng 2.34: Tình hình biến động tài sản của Công ty giai đoạn cổ phần xây dựng số 9 (Vinaconex) năm
2013 - 2015............................................................................................................................................53
................................................................................................................................................................55
Hình 2.565: Biểu đồ đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản của..............................................55
Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex(Vinaconex) giai đoạn năm 2013-2015.............................56
2.3.1.2. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty ..............................................................................56
Cơ cấu vốn và nguồn tài trợ có tác động rất lớn đến hiệu quả vốn kinh doanh của DN cũng như hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Một cơ cấu vốn hợp lý có sự kết hợp giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải
trả phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn và tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
sở hữu....................................................................................................................................................56
Bảng 2.45: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2013- 2015..............................57
Bảng 2.56: Phân tích biến động quy mô cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn năm 2013
- 2015.....................................................................................................................................................60
Hình: 2.6. Biểu đồ cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2014-2015......................................62
Hình: 2.676. Quy mô cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2014-2015..................................62
Bảng 2.67: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giai đoạn năm 2013 2015.......................................................................................................................................................65
Bảng 2.87: Sự biến động vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn năm 2013 - 201567
Hình 2.787: Biểu đồ sự biến động vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn năm 2013 2015 của công ty ...................................................................................................................................69
Bảng 2.89: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty giai đoạn năm 2013 - 2015........72
Bảng 2.910: Vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân của Công ty giai đoạn năm 2013 2015.......................................................................................................................................................76
Bảng 2.101: So sánh các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty giai đoạn năm 2013 - 2015
................................................................................................................................................................77
Bảng 2.112: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty giai đoạn năm 2013
- 2015.....................................................................................................................................................81
Bảng 2.123: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty giai đoạn năm 2013 2015.......................................................................................................................................................83
Bảng 2.124: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD của Công ty giai đoạn năm 2013 - 2015....86
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 - (Vinaconex)......89
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp thực hiện các chỉ tiêu SXKD năm 2015 và kế hoạch năm 2016....................99
3.3.2 KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ...................................................................................112
PHỤ LỤC
v
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG
BẢNG 2.1. CƠ CẤU MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9........................................................35
NNĂM 2015..................................................................................................................................................35
BẢNG 2.12: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM 2013 - 2015.........................................44
BẢNG 2.23. SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY 31/12/2015........................................................50
BẢNG 2.34: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9 (VINACONEX) NĂM 2013 2015.............................................................................................................................................................53
BẢNG 2.45: CƠ CẤU NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM 2013- 2015......................................57
BẢNG 2.56: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG QUY MÔ CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM 2013 - 2015
......................................................................................................................................................................60
BẢNG 2.67: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM 2013 - 2015.....65
BẢNG 2.87: SỰ BIẾN ĐỘNG VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN GIAI ĐOẠN NĂM 2013 - 2015..........67
BẢNG 2.89: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM 2013 - 2015..................72
BẢNG 2.910: VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU, KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM 2013 - 2015 76
BẢNG 2.101: SO SÁNH CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM 2013 - 2015......77
BẢNG 2.112: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM 2013 2015.............................................................................................................................................................81
BẢNG 2.123: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM 2013 - 2015
......................................................................................................................................................................83
BẢNG 2.124: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN NĂM 2013 - 2015..............86
BẢNG 3.1: BẢNG TỔNG HỢP THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU SXKD NĂM 2015 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2016..............................99
HÌNH VẼ
Hình 2.1. Địa bàn thi công xây lắp của Công ty.....................................................................................30
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty..................................................................................................32
Hình 2.4: Sơ đồ khái quát quy trình SXKD..............................................................................................34
Hình 2.565: Biểu đồ đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản của..............................................55
Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex(Vinaconex) giai đoạn năm 2013-2015.............................56
Hình: 2.6. Biểu đồ cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2014-2015......................................62
Hình 2.787: Biểu đồ sự biến động vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn năm 2013 2015 của công ty ...................................................................................................................................69
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chữ viết tắt
CPSXKD:
DTT:
DN
HTK:
SXKD
TSCĐ:
TSDH:
TSNH:
TSLĐ:
VLĐ:
VCĐ:
VKD:
Giải nghĩa
Chi phí sản xuất kinh doanh
Doanh thu thuần
Doanh nghiệp
Hàng tồn kho
Sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Tài sản lưu động
Vốn lưu động
Vốn cố định
Vốn kinh doanh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO........................................................................................................................ I
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI.............................................................................................................. I
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO....................................................................................................................... II
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI............................................................................................................. II
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP........................................................................................................................................ 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ
9 (-– VINACONEX.................................................................................................................................... 28
)............................................................................................................................................................. 28
Hình 2.1. Địa bàn thi công xây lắp của Công ty.....................................................................................30
Hình 2.2: Logo của Công ty....................................................................................................................31
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty..................................................................................................32
Hình 2.4: Sơ đồ khái quát quy trình SXKD..............................................................................................34
Bảng 2.1. Cơ cấu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần xây dựng số 9...............................................35
Nnăm 2015............................................................................................................................................35
Bảng 2.12: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2013 - 2015................................44
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY............................46
Bảng 2.23. Số lượng cán bộ, công nhân viên của Công ty 31/12/2015.................................................50
viii
2.3. THỰC TRẠNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9 - VINACONEX
(VINACONEX)...................................................................................................................................................51
Bảng 2.34: Tình hình biến động tài sản của Công ty giai đoạn cổ phần xây dựng số 9 (Vinaconex) năm
2013 - 2015............................................................................................................................................53
................................................................................................................................................................55
Hình 2.565: Biểu đồ đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản của..............................................55
Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex(Vinaconex) giai đoạn năm 2013-2015.............................56
2.3.1.2. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty ..............................................................................56
Cơ cấu vốn và nguồn tài trợ có tác động rất lớn đến hiệu quả vốn kinh doanh của DN cũng như hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Một cơ cấu vốn hợp lý có sự kết hợp giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải
trả phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn và tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
sở hữu....................................................................................................................................................56
Bảng 2.45: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2013- 2015..............................57
Bảng 2.56: Phân tích biến động quy mô cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn năm 2013
- 2015.....................................................................................................................................................60
Hình: 2.6. Biểu đồ cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2014-2015......................................62
Hình: 2.676. Quy mô cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2014-2015..................................62
Bảng 2.67: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giai đoạn năm 2013 2015.......................................................................................................................................................65
Bảng 2.87: Sự biến động vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn năm 2013 - 201567
Hình 2.787: Biểu đồ sự biến động vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn năm 2013 2015 của công ty ...................................................................................................................................69
Bảng 2.89: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty giai đoạn năm 2013 - 2015........72
Bảng 2.910: Vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân của Công ty giai đoạn năm 2013 2015.......................................................................................................................................................76
Bảng 2.101: So sánh các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty giai đoạn năm 2013 - 2015
................................................................................................................................................................77
Bảng 2.112: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty giai đoạn năm 2013
- 2015.....................................................................................................................................................81
Bảng 2.123: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty giai đoạn năm 2013 2015.......................................................................................................................................................83
Bảng 2.124: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD của Công ty giai đoạn năm 2013 - 2015....86
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 - (Vinaconex)......89
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp thực hiện các chỉ tiêu SXKD năm 2015 và kế hoạch năm 2016....................99
3.3.2 KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ...................................................................................112
Hình 2.1. Địa bàn thi công xây lắp của Công ty....Error: Reference source not
found
Hình 2.2: Logo của Công ty.........................Error: Reference source not found
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty........Error: Reference source not found
Hình 2.4: Sơ đồ khái quát quy trình SXKD. .Error: Reference source not found
Hình 2.5: Biểu đồ đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản của Công ty
cổ phần xây dựng số 9 (Vinaconex) năm 2014-2015......Error: Reference source not
ix
found
Hình: 2.6. Quy mô cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2014-2015
.............................................................................. Error: Reference source not found
Hình 2.7: Sự biến động vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2015
của công ty............................................................ Error: Reference source not found
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ nước ta đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, đất nước đang từng bước hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế quốc tế. Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển được thì vấn đề sử dụng vốn làm sao cho hiệu quả được đặt ra một
cách cấp thiết.
Vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh, là
nhân tố sống còn của một doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất
định. Vốn là điều kiện để đổi mới thiết bị, công nghệ, tăng quy mô sản xuất, nâng
cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo việc làm và thu nhập
cho người lao động, tạo ra lợi nhuận và đóng góp cho ngân sách Nhà nước…Vì vậy,
trong cơ chế thị trường làm thế nào để huy động vốn với chi phí thấp, để bảo toàn
được vốn, để một đồng vốn bỏ ra thu được hiệu quả cao nhất luôn là nhiệm vụ trọng
tâm đặt ra trong quản trị tài chính của mỗi Doanh nghiệp (DN)
Trên thực tế khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường thì có nhiều DN thích
nghi được và kinh doanh có hiệu quả, song bên cạnh đó nhiều DN với sức ỳ lớn đã
không có được sự thay đổi kịp thời dẫn đến tình trạng thua lỗ và phá sản. Tuy
nhiên, một lý do phải kể đến và là một trong những nguyên nhân chính là công tác
quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, vấn đề
rất quan trọng đặt ra với các DN hiện nay là phải xác định và đáp ứng được đầy đủ
nhu cầu về vốn và sử dụng đồng vốn đó sao cho có hiệu quả. Vấn đề nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn của các DN đã trở thành yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng
đối với mỗi DN cũng như toàn nền kinh tế. Quản lý sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp
DN nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, làm cho tình hình tài
chính của DN luôn trong trạng thái ổn định và minh bạch.
2
Ngành xây lắp là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, có chức năng tái tạo tài sản cố
định ( TSCĐ) cho nền kinh tế. Với đặc điểm nổi bật của sản phẩm xây lắp là: sản phẩm
mang tính đơn chiếc, cố định một chỗ, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây
dựng và sử dụng lâu dài… Công ty cổ phần xây dựng số 9 – Vinaconex là một công ty
hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp cũng chịu sự chi phối đó. Trong xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các DN xây lắp ngày càng trở lên
gay gắt. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường thì việc tìm ra
các biện pháp quản lý vốn chặt chẽ, khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là
hết sức quan trọng. Khi đó DN mới có thể đạt được mục tiêu phát triển theo chiều sâu,
tăng lợi nhuận tối đa với chi phí bỏ ra tối thiểu.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó cùng với quá trình nghiên cứu thực tế tại Công
ty cổ phần xây dựng số 9 (- Vinaconex), em quyết định chọn vấn đề “Nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex
(Vinaconex)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
quá trình tồn tại và phát triển của các DN hiện nay. Vì vậy, vấn đề này đã nhận được sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước dưới góc độ khác nhau.
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, một số các công trình nghiên cứu khoa học mang tính
chuyên sâu có liên quan đến việc sử dụng vốn kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau
được công bố. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã được chọn làm đề tài
nghiên cứu cho nhiều luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ ở những DN cụ thể. Do đó các
công trình nghiên cứu trong nước đã đề cập và giải quyết một số vấn đề liên quan đến
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dưới các góc độ và phạm vi khác nhau liên quan đến
đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu của đề tài. Những nghiên cứu này góp
phần tạo nền tảng về phương pháp nghiên cứu cho đề tài.
- Nguyễn Thanh Hội (1994)”Những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”. Luận án phó tiến
3
sĩ kinh tế tại Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Luận án trình bày khái quát cơ sở
chung về vốn của DN sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; phân tích tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của DN công nghiệp nhà
nước tại TP. Hồ Chí Minh; những giải pháp nâng cáo hiệu quả sử dụng vốn cho các
DN Nhà Nước tại TP. Hồ Chí Minh.
- Lê Quang Bính (1995)” Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn và một số
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp công nghiệp
quốc phòng trong cơ chế thị trường”. Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế tại Đại học
Kinh tế quốc dân. Luận án hệ thống hóa và nâng cao một bước những vấn đề lý luận
chung về vốn, hiệu quả sử dụng vốn, các tiêu chí, phương pháp phân tích hiệu quả sử
dụng vốn các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn đối với doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng
giai đoạn quá độ chuyển sang cơ chế thị trường; đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong nền kinh tế
thị trường.
- Lê Mai Hoa (2010) ”Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ
phần Kim khí Bình An” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Cần Thơ. Luận văn hệ thống
hóa những vấn đề lý luận chung về vốn của Công ty, phân tích tình hình sản xuất kinh
doanh và hiệu quả sử dụng vốn, từ đó tác giả đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Kim khí Bình An.
- Hà Thị Thanh Huyền (2012) “ Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần liên
doanh tư vấn và xây dựng COFEC”. Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế - Đại học quốc
gia Hà Nội. Luận văn lý luận cơ bản về vốn, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sử
dụng vốn, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong DN, phân
tích thực trạng sử dụng vốn tại Công ty trong 3 năm để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
của Công ty, đề ra những giải pháp hay nhằm hạn chế những yếu kém của việc sử dụng
vốn kinh doanh.
Tóm lại, cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu nhưng chỉ đề cấp tới một số khía
cạnh liên quan như vốn, vốn kinh doanh mà chưa có một công trình nghiên cứu nào
4
mang tính toàn diện và có hệ thống về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho ngành xây
dựng Việt Nam nói chung cũng như cho Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex
nói riêng.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại các DN đã được quan tâm và nghiên cứu
khá nhiều ở ngoài nước dưới các góc độ và phạm vi khác nhau. Các công trình nghiên
cứu đã đề cập và giải quyết không ít các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
Những nghiên cứu này đã tạo nền tảng về phương pháp nghiên cứu cho đề tài.
- Federick H.deB Harris, giáo sư Đại học Wake Forest, Mỹ đã đề xuất nghiên cứu
mối quan hệ giữa cấu trúc tài sản, mức đảm nhận doanh thu và cơ cấu vốn nhằm đánh
giá hiệu quả của các doanh nghiệp, Williamson (1988-1991) cho rằng các DNcó tỷ
trọng tài sản cố định trên tổng tài sản càng cao thì càng phải sử dụng nhiều vốn chủ sở
hữu. Gentry (1994) đã so sánh mức độ đòn bẩy và tỷ lệ chi trả cổ tức của Công ty liên
doanh của Mỹ trong ngành xây dựng. Ông đã phát hiện ra rằng các Công ty liên doanh,
mặc dù không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, có tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn, sử dụng
nợ ít hơn. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu về vốn của DN.
- Rajan và Zingales (1995) đã đưa ra một nghiên cứu rất điển hình về hiệu quả sử
dụng vốn của DN các nước OECD và đã phát hiện ra mối quan hệ ngược chiều chặt
chẽ giữa vốn lưu động và vốn cố định, từ đó ông phát hiện chỉ cần một thay đổi nhỏ
trong chi phí vốn cũng dẫn đến một sự thay đổi đáng kế trong cơ cấu vốn mục tiêu.
- Nghiên cứu của Francis Cai và Arvin Ghosh (2003) về cơ cấu vốn, bằng các
kiểm định thực tế đã cho thấy các DN có xu hướng di chuyển cơ cấu vốn tối ưu khi họ
đã ở quá ngưỡng trung bình ngành nhanh hơn khi di chuyển đến điểm tối ưu khi họ ở
thấp hơn ngưỡng trung bình ngành. Điều này có nghĩa là các DN không quan tâm đến
việc sử dụng nợ nhiều hay ít khi họ ở mức trung bình ngành.
Tóm lại, xét một cách tổng thể, đã có nhiều nghiên cứu và báo cáo khẳng định
ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng vốn kinh doanh tại các DN. Luận văn
kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã đạt được đồng thời luận giải chuyên sâu về
vấn đề “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
số 9 - Vinaconex (Vinaconex)”.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất được các giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex
(Vinaconex).
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hoàn thiện những lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây
dựng số 9 - Vinaconex (Vinaconex) thông qua những số liệu của công ty thu thập được
trong 3 năm 2013- 2015 và qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
- Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của công ty, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex (Vinaconex).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công
ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex (Vinaconex).
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh đến hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của Công ty.
Về mặt thời gian:
+ Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giai
đoạn 2013-2015 của Công ty. Giai đoạn trước năm 2013 được nghiên cứu ở mức độ
phù hợp, các dữ liệu được sử dụng làm cơ sở tham khảo, so sánh.
+ Phần định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
tại Công ty phục vụ cho giai đoạn đến năm 2020.
6
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu từ khái quát đến chi tiết từng hoạt động về vốn.
- Thu thập thông tin từ các số liệu sổ sách và cả các số liệu thị trường để thấy
được những biến động thực tế của công ty. Nguồn số liệu chủ yếu là do Công ty cổ
phần xây dựng số 9 - Vinaconex (Vinaconex) cung cấp, một phần khác từ Tổng công
ty cổ phần xuất nhập khẩu và Xây xây dựng Việt Nam - Vinaconex (Vinaconex).
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Phương pháp so sánh: So sánh theo thời gian (giữa kỳ này với kỳ trước, giữa
thực tế với kế hoạch) để biết được sự thay đổi về tình hình biến động các chỉ tiêu kinh
tế của công ty; So sánh theo không gian để đánh giá vị thế của đơn vị trong ngành và
xem xét những biến động về vốn, tài sản của đơn vị là phù hợp hay chưa.
+ Phương pháp tỷ số: thiết lập các tỷ số tài chính cần thiết cho quá trình đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, chi phí, doanh thu, lợi nhuận.
+ Phương pháp phân tích Dupont: tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lời
của công ty.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn bao
gồm 3 Chương:
Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây
dựng số 9 - Vinaconex. (Vinaconex)
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ
phần xây dựng số 9 - Vinaconex (Vinaconex).
7
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ một DN nào cũng cần phải có các tài
sản nhất định như (tư liệu lao động, đối tượng lao động, và sức lao động). Biểu hiện
hình thái giá trị của các tài sản đó chính là vốn của DN. Vì vậy, điều đầu tiên DN cần
phải có là một lượng vốn nhất định. Chỉ khi nào có vốn DN mới có thể đầu tư các yếu
tố đầu vào để thực hiện sản xuất kinh doanh. Trong thực tế đã có rất nhiều học giả đã
nghiên cứu và đưa ra các khái niệm về vốn theo những cách khách nhau.
Theo quan điểm của C.Mác, dưới góc độ của yếu tố sản xuất cho rằng “Vốn
là giá trị mang lại giá trị thặng dư, là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất”.
Định nghĩa của C. Mác về vốn có tầm khái quát lớn vì nó bao hàm đầy đủ bản
chất và vai trò của vốn. Bản chất của vốn là “giá trị” cho dù nó được biểu hiện
dưới nhiều hình thức khách nhau như: Tài sản cố định, nhà cửa, nguyên vật liệu,
tiền công…
Theo P.A Samelson đại diện tiêu biểu của học thuyết tăng trưởng kinh tế hiện
đại “Vốn là hàng hóa được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới, là
đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN” theo cuốn “Kinh tế học - một
phân tích ban đầu xuất bản năm 1948”.
Theo David Begg, cho rằng “Vốn bao gồm vốn hiện vật và vốn tài chính, vốn
hiện vật là dự trữ các hàng hóa đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hóa khác. Vốn
tài chính là các giấy tờ có giá trị và các loại tiền của DN”, theo cuốn “kinh tế học”.
Nhiều nhà kinh tế học khác lại cho rằng “Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt
mà quyền sử dụng vốn có thể tách rời quyền sử hữu vốn”.
Như vậy, từ đó ta có thể hiểu “Vốn kinh doanh của DN là biểu bằng tiền của
toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm mục đích sinh lời”.
8
1.1.2. Các đặc trưng của vốn kinh doanh
Vốn là một trong những yêu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh
doanh đối với mỗi DN. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay để tồn tại
và phát triển, ngoài các yếu tố khác thì vốn là một trong các yếu tố đóng vai trò tiền
đề cho việc phát triển kinh doanh của DN. Vì vậy để quản lý và sử dụng vốn có
hiệu quả cần phải nhận thức đầy đủ hơn về các đặc trưng cơ bản của vốn như sau:
Thứ nhất, vốn là đại diện cho một lượng giá trị tài sản, điều đó có nghĩa vốn
là sự biểu hiện bằng tiền giá trị của các tài sản hữu hình và vô hình như: Nhà
xưởng, máy móc, thiết bị, đất đai, bằng phát minh, sáng chế, uy tín doanh nghiêp…
Ở đây cần phân biệt giữa vốn và tài sản, giữa sử dụng vốn và chi tiêu. Không phải
tất cả tài sản đều là vốn mà chỉ có tài sản hoạt động mới được gọi là vốn, còn tài sản
ở trạng thái tĩnh chỉ là vốn tiềm năng, chi tiêu mất đi thì không gọi là vốn, còn chi
phí kinh doanh được bù đắp lại thì được gọi là vốn. Nhận thức được đặc trưng này
giúp DN chủ động tìm mọi biện pháp để huy động vốn, biến vốn tiềm năng thành
vốn hoạt động.
Thứ hai, vốn phải vận động nhằm mục đich sinh lời. Vốn được biểu hiện bằng
tiền, nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để trở thành vốn thì đồng tiền phải
được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh để sinh lời. Trong quá trình vận động,
vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng kết thúc vòng tuần hoàn nó phải trở
về hình thái ban đầu là tiền với giá trị lớn hơn, đây cũng là nguyên tắc sử dụng vốn
và bảo toàn và phát triển vốn.
Thứ ba, vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới có thể
phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đặc trưng này cho thấy trong
quá trình sản xuất kinh doanh, DN phải xác định cho được nhu cầu VKD để tạo vốn
phù hợp, đảm bảo vốn cần thiết cho nhu cầu SXKD. Muốn làm được điều đó, các
DN không chỉ khai thác các tiềm năng về vốn của mình, mà phải tìm cách thu hút
nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau như phát hành cổ phiếu, góp vốn liên doanh
liên kết….
9
Thứ tư, vốn có giá trị về mặt thời gian. Trong nền kinh tế thị trường cần phải
xem xét về yếu tố thời gian của đồng vốn, bởi do ảnh hưởng của sự biến động của
giá cả thị trường, lạm phát, tiến bộ khoa học…nên sức mua của đồng tiền ở các thời
điểm khác nhau là khác nhau
Thứ năm, vốn là loại hàng hóa đặc biệt. Thông qua thị trường tài chính thì
người cần vốn và người có vốn có thể trao đổi vởi nhau. Tuy nhiên đối với loại
hàng hóa đặc biệt này việc trao đổi không làm thay đổi quyền sở hữu và chỉ là sự
chuyển nhượng quyền sử dụng trong một thời gian nhất đinh. Để có quyền sử dụng
vốn, người vay phải trả cho người cho vay một khoản tiền nhất định và khoản tiền
này phải được tuân thủ theo quan hệ cung - cầu về vốn trên thị trường.
Thứ sáu, vốn bao giờ cũng gắn liền với chủ sở hữu nhất định và được quản lý
chặt chẽ. Cũng tùy theo hình thức đầu tư mà người sở hữu vốn có thể đồng nhất với
người sử dụng vốn, hoặc người sở hữu vốn tách khỏi người sử dụng vốn. Xong dù
trong trường hợp nào thì người sở hữu vốn vẫn phải được ưu tiên đảm bảo quyền
lợi và được tôn trọng quyền sở hữu vốn của mình. Đây là nguyên tắc huy động và
quản lý vốn.
1.1.3. Phân loại vốn vốn kinh doanh
Vốn của DN tồn tại dưới nhiều hình thái, vật chất khác nhau và có mặt ở tất cả
các hoạt động, các khâu của quá trình SXKD của DN. Do vậy, việc phân loại vốn là
cần thiết để tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch SXKD, quản lý quá trình sản xuất,
đảm bảo huy động đủ vốn, sử dụng vốn tiết kiệm và đạt được mục tiêu mà DN đề
ra.
Tùy theo mục đích phân loại vốn, người ta có thể sử dụng các tiêu thức khác
nhau để phân loại vốn.
Căn cứ theo phương thức luân chuyển vốn, vốn được chia làm hai loại vốn cố
định và vốn lưu động.
1.1.3.1. Căn cứ vào phương thức luân chuyển vốn
* Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, hay vốn cố định là
toàn bộ giá trị bỏ ra đề đầu tư vào tài sản cố định nhằm phục vụ hoạt động kinh
10
doanh. Quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến lượng TSCĐ được hình thành và
ngược lại, đặc điểm luân chuyển của TSCĐ sẽ chi phối đặc điểm luân chuyển của
vốn cố định. Từ mối liên hệ này, ta có thể khái quát những đặc thù của vốn cố định
như sau:
Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. VCĐ có đặc
điểm này là do TSCĐ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp và phát huy tác dụng trong
nhiều chu kỳ sản xuất. Vì VCĐ là hình thái biểu hiện bằng tiền của TSCĐ nên VCĐ
cũng tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng.
Vốn cố định luân chuyển dần, từng phần trong các chu kỳ sản xuất. khi tham gia
vào quá trình sản xuất TSCĐ không bị giảm dần, tức là nó bị hao mòn, và cùng với sự
giảm dần về giá trị sử dụng, thì giá trị của nó cũng bị giảm đi, theo đó VCĐ gồm 2 phần:
Bộ phận thứ nhất: Tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ, được luân
chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao và
được tích lũy thành quỹ khấu hao, quỹ khấu hao này được sử dụng để tái đầu tư
TSCĐ nhằm duy trì năng lực sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bộ phận thứ hai: Phần giá trị còn lại của vốn cố định được cố định trong
TSCĐ, đó chính là giá trị còn lại của TSCĐ. Vốn cố định hoàn thành một vòng luân
chuyển sau nhiều chu kỳ sản xuất. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần VCĐ được luân
chuyển vào giá trị sản phẩm dần tăng lên, tương ứng với phần đầu tư ban đầu vào
TSCĐ giảm xuống. Cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị TSCĐ được
chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì VCĐ là bộ phận quan trọng và
chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ vốn đầu tư nói chung, vốn sản xuất kinh
doanh nó riêng. Quy mô của VCĐ và trình độ quản lý, sử dụng VCĐ là nhân tố ảnh
hưởng dến trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh. Nên việc sử dụng
VCĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của DN.
* Vốn lưu động: Để đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành thường xuyên,
liên tục đòi hỏi DN phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Đề hình thành nên tài
sản lưu động, DN phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số
vốn này được gọi là vốn lưu động của DN.