Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

quan ly chat luong nuoc nuoi tom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.27 KB, 9 trang )

I. Chất lượng nước nuôi thủy sản
Chất lượng nước bao gồm tất cả các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học ảnh
hưởng đến việc sử dụng nước. Trong nuôi thủy sản thường quan tâm đến tính
chất của nước ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, sinh sản, sinh trưởng hoặc quản lý cá
hay các sinh vật nuôi theo hướng có lợi. Có nhiều yếu tố chất lượng nước nhưng
chỉ có vài yếu tố thường đóng vài trò quan trọng. Người nuôi thủy sản nên điều
khiển các yếu tố đó bằng các biện pháp kỹ thuật. Ao nuôi có chất lượng nước tốt
sẽ cho năng suất cao và tôm cá khỏe hơn so ao nuôi có chất lượng nước kém.
Chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nuôi thủy sản; nhưng
khó dự đoán và khó kiểm soát. Chất lượng nước quyết định hiệu quả của thức ăn,
tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của con nuôi. Con nuôi chết, bệnh, chậm lớn, hay
thức ăn kém hiệu quả đều do chất lượng nước. Để các loài thủy sinh phát triển
bình thường thì nước phải sạch, không bị ô nhiễm. Chất lượng nước phụ thuộc
vào chất lượng nguồn nước, chất đất, chế độ cho ăn, thời tiết, công nghệ và chế
độ quản lý đầm nuôi; và thay đổi trong ngày do hoạt động của tảo.
Để quản lý tốt chất lượng nước trong ao nuôi tôm chúng ta chỉ cần quan
tâm đến một số thông số môi trường: nhiệt độ, Oxy, pH, Độ muối, Độ trong,
NH3, H2S, Độ kiềm ; và cần được kiểm tra liên tục để có thể xử lý nước kịp thời
và duy trì chất lượng nước trong ao nuôi để có cơ sở khắc phục khi môi trường
biến động theo hướng bất lợi.
1. Nhiệt độ
Sinh vật trong ao nuôi trồng thủy sản là nhóm động vật máu lạnh. Chúng có
thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp với môi trường trong điều kiện bình thường,
không như động vật máu nóng sẽ phản ứng để duy trì nhiệt độ cơ thể tối ưu.
Ví dụ: phạm vi nhiệt độ của tôm sú là khoảng 28-30 độ C. Nhiệt độ tăng hơn mức


30 độ C sẽ làm tăng hoạt động và sự trao đổi chất của tôm. Điều này cũng dẫn đến
tăng tốc độ tăng trưởng. Nếu nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng, tôm đạt đến ngưỡng chịu
đựng về thể chất và dinh dưỡng (33 độ trong điều kiện chất lượng nước kém và 35
độ trong điều kiện tốt) và đứng yên dưới đáy ao. Nếu môi trường không cải thiện,


ao nuôi dễ dàng bị lây nhiễm bởi mầm bệnh và sẽ mất phương hướng tới bề mặt do
kiệt sức.
Vào mùa mưa, có khả năng sẽ xuất hiện hiện tượng phân tầng nhiệt độ trong
các lớp nước ao, cũng như phân tầng độ mặn (mật độ) và phân tầng oxy hòa tan.
Độ sâu của nước và lượng nước ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của ao và mức
độ thẩm thấu của ánh sáng và liên quan đến sự biến động của tảo phù du và tảo
đáy. Nó cũng ảnh hưởng đến khối lượng ao vì thế ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ
oxy hòa tan, ảnh hưởng đến năng suất, sinh khối và năng suất sản xuất.
Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế. Các máy đo pH, độ muối, DO đều có chức
năng đo nhiệt độ.
2. Độ mặn
Độ mặn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các sinh vật
trong ao nhờ điều chỉnh áp suất thẩm thấu của khoáng chất trong nước đối với
khoáng chất mặt nước. Ví dụ: độ mặn tối ưu cho tôm sú là khoảng 10 – 25 ppt cho
dù tôm cũng chấp nhận độ mặn từ 5 – 38 ppt, đó là đặc tính chịu mặn của tôm.
Trong những giai đoạn đầu đời của cả tôm sú và tôm thẻ, chúng đều đòi hỏi phải
có độ mặn tiêu chuẩn như nước biển nhưng khi sinh trưởng có thể chịu được nước
lợ hoặc thậm chí nước ngọt. Để có mức độ sinh tồn và phát triển tốt hơn, độ mặn
tối ưu nên được duy trì trong ao nuôi trồng thủy sản.
3. Ôxy hòa tan (DO)


Khí quyển chứa 20,95% oxy. Ở áp suất tiêu chuẩn (760 mm thủy ngân), áp lực
của oxy trong không khí là 159,2 mm (760 x 0,2095). Áp lực của oxy trong không khí
chuyển oxy vào nước đến khi áp lực của oxy trong nước bằng với áp lực oxy trong
không khí. Khi áp lực oxy trong nước và không khí bằng nhau, oxy hòa tan được gọi là
cân bằng hay bão hòa.
Nồng độ ôxy trong ao cho thấy một đặc trưng của ao vào ban ngày, với đỉnh điểm
của sự quang hợp xảy ra vào buổi trưa cho tới chiều và thấp nhất là vào lúc bình minh do
thực vật hô hấp vào ban đêm và thải ra CO2. Mức độ biến động của DO rất nhỏ và gần

mức độ DO bão hòa khi mật độ sinh vật phù du trong ao thấp và tăng khi mật độ sinh vật
phù du tăng cao. Nên sục khí bổ sung vào ban đêm cho ao khi mức DO xuống thấp hơn
4.0 ppm.
Sự quang hợp của các sinh vật phù du đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp
phần tăng lượng DO trong ngày và khuếch tán giúp làm tăng lượng DO khi DO trong ao
dưới mức bão hòa vào ban đêm. Sự khuếch tán vào ban đêm là cực kỳ thuận lợi với sự hỗ
trợ của các thiết bị khuếch tán ôxy. Các thiết bị này tiếp xúc với mặt nước nhiều nhằm
cân bằng với lượng ôxy trong không khí. Sự quang hợp sản xuất ôxy cũng có thể bị hạn
chế khi sinh vật phù du chết hàng loạt. Hiện tượng này thường xuất hiện khi có giông
bão. Khi đó, làm sạch xác sinh vật phù du phân hủy, cung cấp thiết bị sục khí bổ sung và
sục khí thêm nếu cần thiết để duy trì DO ở mức tối ưu.
Khi mật độ sinh vật phù du trong nước tăng cao, nó sẽ làm hạn chế sự xuyên thấu
của ánh sáng mặt trời xuống ao, từ đó làm giảm hiệu quả của quá trình quang hợp sản
xuất ôxy của thực vật dưới đáy ao. Nguyên nhân của việc này chính là do hàm lượng chất
dinh dưỡng trong ao cao, lượng chất thải từ thức ăn và phân đọng lại dưới đáy ao.
Điều này gây ra sự gia tăng số lượng vi khuẩn và các hoạt động trao đổi chất trong
trầm tích đáy ở mức cao hơn mật độ chung của các vị trí khác trong ao. Do đó, lượng DO
tiêu thụ sẽ cao hơn nhiều ở đáy ao. Sự khó khăn để chiếu sáng tới đáy ao và gia tăng tiêu


thụ DO ở đáy có thể gây ảnh hưởng tới các phần khác của ao do suy giảm DO. Nếu mức
DO giảm thấp hơn tiêu chuẩn, tác hại xấu lên tôm có thể xảy ra. Sự hạn chế ánh sáng mặt
trời còn ảnh hưởng đến nhiệt độ của các lớp nước giữa bề mặt và đáy ao. Nhiệt độ phân
tầng thường xảy ra vào buổi chiều. Khi trông coi ao cần chú ý sự khác biệt nhiệt độ lớn
hơn 1 ° C. Có vẻ như sự xuất hiện của bệnh chuột rút (cong cứng) ở tôm càng xanh và
tôm, dẫn tới chết tôm có liên quan tới việc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Cần tăng cường lưu
thông nước hoặc sục khí đáy trong ao nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu sự phân tầng trong
ao nuôi. Ôxy hòa tan là dưỡng khí cho động vật dưới nước. Nước nuôi tôm phải đảm

bảo ôxy hòa tan > 3,5 mg/l, nhưng tối ưu là > 5 mg/l.

4. Độ pH

Độ pH hoặc nồng độ của các ion hydro (H +) có trong nước ao là thước đo
độ axit hoặc kiềm. Thang đo độ pH có mức từ 0 – 14 với 0 là chỉ tình trạng nhiễm
acid cao nhất và 14 là nhiễm kiềm cao nhất. pH bằng 7 là mức trung hòa, mức
thông thường trong nuôi trồng thủy sản là 7 – 9 (tối ưu là 7.5 tới 8.5). Nước với
mức độ kiềm cao (pH > 9) là cực kỳ nguy hiểm tương tự như khi chất độc
ammoniac tăng cao. Nhiệt độ càng cao, tôm càng nhạy cảm hơn với sự thay đổi độ
pH. Đây là một chỉ số hóa học quan trọng cần được lưu ý vì nó ảnh hưởng đến quá
trình trao đổi chất và các quá trình sinh lý khác của các sinh vật trong ao. Một
phạm vi nhất định của độ pH (pH 6.8 – 8.7) cần được duy trì để đạt được sự phát
triển và sản xuất mong muốn.
Tỷ lệ sản xuất CO2 phụ thuộc vào mật độ sinh vật. Tỷ lệ tiêu thụ CO2 phụ
thuộc vào mật độ các sinh vật phù du. CO2 có tính axit và nó làm độ pH trong
nước giảm xuống. Vào lúc độ pH xuống thấp, CO2 sẽ trở thành hình thức chi phối
của cacbon và số lượng bicarbonate và cacbonat sẽ giảm. Sự tiêu thụ CO2 trong
quá trình quang hợp khiến độ pH đạt mức cao nhất vào buổi chiều và sự tích tụ khí
CO2 khi trời tối khiến độ pH giảm xuống mức thấp nhất trước bình minh.


Độ pH cần được theo dõi khi ở mức độ thấp lúc bình minh và ở mức cao vào buổi
chiều. Mức độ biến động ngày đêm này phụ thuộc vào mật độ của các sinh vật sản
xuất và tiêu thụ CO2 và khả năng đệm của nước ao (dung lượng bộ đệm lớn hơn
khi độ kiềm cao hơn).
5. Độ cứng
Nhiều chất vô cơ (khoáng chất) được hòa tan trong nước. Trong số này,
lượng kim loại canxi và kim loại magiê, cùng với ion cacbonat (CO32-) là cơ sở cho
việc đo độ 'cứng' trong nước. Độ cứng tối ưu cho nuôi trồng thủy sản trong phạm
vi từ 40 đến 400 ppm. ‘Nước cứng’ có khả năng giảm ảnh hưởng của kim loại
nặng như đồng, kẽm là nói chung là các chất gây độc cho cá. Độ cứng là một yếu

tố quan trọng trong việc duy trì trạng thái cân bằng tốt trong ao hồ.
6. Độ đục
Độ đục của nước liên quan đến số lượng của vật chất nằm lơ lửng trong
nước, trong đó độ đục gây trở ngại cho sự thâm nhập ánh sáng trong cột nước.
Trong ao nuôi tôm, độ đục của nước có thể là kết quả của các sinh vật phù du hoặc
từ hạt đất sét. Độ đục giới hạn trong việc ánh sáng xâm nhập, do đó gây ra hạn chế
quang hợp ở lớp dưới cùng. Độ đục trong ao hồ cao có thể gây ra nhiệt độ và oxy
hòa tan phân tầng trong ao nuôi tôm.
Sinh vật phù du được mong muốn khi mật độ không quá nhiều, nhưng các
hạt đất sét nằm lơ lửng trong ao hồ thì không được mong đợi. Nó có thể gây ra tắc
nghẽn mang tôm hoặc gây chấn thương trực tiếp đến các mô của tôm.
7. Khí độc NH3, H2S, NO2
- Suynphua hyđrô là khí rất độc đối với tôm và động vật trong đó có người.
Tôm chết ngay lập tức ở nồng độ H2S 4 ppm. Sunphua thường tập trung ở lớp bùn
đáy, trong điều kiện thiếu ôxy. Các ao đất phèn có nguy cơ bị suynphua hydrô cao.
Theo TCVN cho nước nuôi tôm, nồng độ sunphua tự do H2S không được
vượt quá 0,05 mg/l.


- Nitrat không độc và là dưỡng chất để tảo phát triển. Tôm không bị ảnh
hưởng của nồng độ NO3-N cao đến 200 mg/l (tương đương nitrat 900 mg/l). Tuy
nhiên NO3 quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng; tảo, trong đó có tảo độc phát
triển mạnh, làm giảm chất lượng nước.
- Amôniac rất độc với tôm. Thử nghiệm trên 5 loại tôm cho thấy, nồng độ
NH3 0.45 mg/L làm giảm tốc độ lớn 50%. Theo TCVN, nồng độ amôniac tự do
NH3 trong nước nuôi tôm không được vượt quá 0,1 mg/l.
II. Giám sát các yếu tố môi trường và cách khắc phục trong nuôi tôm
Yếu tố môi trường có ý nghĩa quan trọng trong nuôi tôm, nhất là khi gặp
điều kiện bất lợi. Để giảm bớt rủi ro trong quá trình nuôi tôm, đồng thời giảm giá
và thành nâng cao hiệu quả sản xuất, bà con nên lưu ý một số vấn đề TSVN giới

thiệu dưới đây.

Thông số chất lượng nước ao nuôi tôm
Độ pH
Độ pH phù hợp với tôm là từ: 7,5-8,3 và dao động trong ngày không quá 0,5, sẽ dễ
dàng cho việc quản lý chất lượng nước, giúp cho tảo phát triển tốt, tôm nuôi mau lớn,


năng suất cao. Ngoài ra, độ pH còn chi phối tính độc hại của khí Amonia (NH 3) và khí
Hydro-sulfua (H2S) gây ra. Nên đo pH mỗi ngày 2 lần: sáng và chiều để có hướng xử lý
kịp thời.
Khi độ pH thấp (thấp hơn 7,5)
Cách khắc phục:
+ Nên thay nước.
+ Bón vôi: CaCO3, Dolomite, Zeolite liều lượng 10-15kg/1.000m2.
+ Khi trời mưa, rải vôi CaCO3 từ 20-30kg/1.000m2 xung quanh bờ ao.
Khi độ pH cao (cao hơn 8,5)
Cách khắc phục:
+ Khi cải tạo ao phải kiểm tra độ pH đất để tránh dùng vôi quá mức cần thiết.
+ Thay nước để làm giảm lượng bùn bã, chất lơ lửng trong ao, sử dụng vôi vừa
phải trong quá trình nuôi và giữ độ kiềm không quá cao.
+ Dùng một số hợp chất có tính acid để giảm pH.
Hàm lượng Oxy hòa tan (DO)
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thích hợp nhất cho tôm là khoảng 5-6ppm. Khi
hàm lượng oxy hòa tan trong ao thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và làm giảm sức đề
kháng của tôm.
Vào ban ngày, do quá trình quang hợp của tảo cung cấp oxy hòa tan trong nước.
Lượng oxy cao nhất vào buổi chiều và giảm dần vào ban đêm do quá trình hô hấp của
động thực vật sống trong ao. Vì vậy, hàm lượng oxy thiếu khi gần sáng, đặc biệt là với
những ao tảo phát triển nhiều và thả tôm với mật độ dày, tôm sẽ thường nổi đầu vào lúc

rạng sáng (từ 2-4 giờ sáng). Hàm lượng O 2tốt nhất là không nên dưới 4 ppm. Nếu thiếu
oxy trong thời gian quá lâu sẽ là điều kiện cho một số bệnh đỏ thân, đốm trắng bùng phát
và làm tôm chậm phát triển. Hàm lượng oxy quá thấp sẽ làm cho tôm nuôi chết đột ngột.
Cách khắc phục
+ Tăng cường máy quạt nước.
+ Thay nước, xi-phon đáy, cân đối khẩu phần thức ăn.


+ Xử lý đáy ao bằng Zeolite liều lượng 50kg/1.000m 2. Sau đó, kết hợp với cấy lại
vi sinh nền đáy để phân hủy chất cặn bã đồng thời ổn định lại môi trường ao nuôi.
+ Quản lý màu nước không để quá sẫm.
+ Dùng oxygen để tăng thêm hàm lượng oxy trong nước.
Độ kiềm
Độ kiềm thích hợp đối với tôm ở vào khoảng 80-150ppm. Ta nên đo độ kiềm 2
lần/tuần.
Độ kiềm thấp (nhỏ hơn 80mg CaCO3/L)
Cách khắc phục: Trong suốt quá trình nuôi phải thường xuyên kiểm tra độ kiềm nhất là
ở các khu vực mà nước có độ mặn thấp.
+ Giữ độ kiềm ổn định trước khi thả tôm (để có thể gây màu nước ban đầu nuôi
tôm, giúp tôm phát triển tốt).
+ Chuẩn bị ao: Sau khi làm vệ sinh phơi đáy ao sử dụng vôi thuộc nhóm Dolomite
để ổn định độ kiềm trong ao.
+ Trong quá trình nuôi sử dụng vôi Dolomite với liều lượng 15-20 kg/1.000m2.
+ Sau mỗi cơn mưa, pH thường giảm, thì khi đó độ kiềm cũng giảm theo. Vì vậy,
cần phải bón vôi để ổn định độ kiềm. Có thể dùng: Super Alkalite (10kg/10.00m 2) nếu vỏ
tôm bị mềm nên sử dụng các loại khoáng để bổ sung khoáng tạo vỏ tôm cứng.
Độ kiềm cao (lớn hơn 150mg CaCO3/L)
Tác hại: Làm cho tôm khó lột xác vỏ cứng, chậm lớn.
Cách khắc phục: Thay nước nhiều lần, sử dụng EDTA liều lượng từ 2-3 kg/1000m 3.
Khí Amonia(NH3)

Nguyên nhân: Là do có nhiều xác tảo chết, thức ăn dư thừa và phân tôm… tồn đọng ở
đáy ao khi phân hủy trong điều kiện thiếu Oxy.
Cách khắc phục lượng NH3 tăng:
+ Nên cân đối thức ăn tôm, tránh tình trạng thức ăn dư thừa và tồn đọng trong ao.
+ Máy quạt nước đặt đúng vị trí và đúng qui cách để khi vận hành sẽ gom được
bùn tập trung vào giữa ao.
+ Dùng Zeolite, Dolomite… để hấp thu NH3.


+ Nên dùng men vi sinh định kỳ cho ao nuôi (tùy theo mức độ NH 3 mà ta quyết
định thời gian dùng men vi sinh cho phù hợp).
+ Nếu nguồn nước bên ngoài tốt, nên tiến hành thay để giảm lượng cặn bã và
NH3 trong ao.
Hidrogen Sulfide (H2S)
Độ độc của khí H2S tăng khi độ pH giảm xuống, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp
của tôm, khiến tôm chán ăn và có thể chết.
Cách khắc phục: Nhanh chóng thay nước hoặc dùng Zeolite để giảm bớt khí độc ở đáy
ao. Mở máy quạt nước mạnh hơn, cũng có thể dùng một số sản phẩm để tăng cường hàm
lượng Oxy hòa tan, giảm thiểu độc tố của H2S.



×