Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sinh viên sư phạm bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kỹ năng nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.05 KB, 3 trang )

Nhóm 6: Sinh viên với việc bồi dưỡng và tự bồi
dưỡng kĩ năng nghề nghiệp
Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của
bạn hay những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi là không
thể đủ để giúp bạn trở thành giáo viên thành công. Bởi bên cạnh đó sinh viên sư
phạm cần phải có những kỹ năng nghề nghiệp được bồi dưỡng trong nhà trường
và tự bồi dưỡng của chính bản thân.
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu kỹ năng sư phạm là gì? Kỹ năng sư phạm
là tổng hợp các kỹ năng liên quan đến sư phạm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
trình bày bảng, kỹ năng xử lý tình huống,.. Nó được thể hiện trong quá trình
giảng dạy, giáo dục học sinh thông qua các hoạt động thực hành và hoạt động
giao tiếp…
Vậy thế nào là bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kỹ năng nghề? Bồi dưỡng kỹ
năng nghề là việc trang bị, cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc của
người học, đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi công việc, nhiệm vụ. Tự bồi dưỡng
kỹ năng nghề được hình thành trong quá trình luyện tập kiên trì có hệ thống,
trên cơ sở ý thức trách nhiệm, tính tự giác cao.
Việc phát triển năng lực nghề cho sinh viên cần phải được bắt đầu từ năm
nhất mới có thể đi vào chiều sâu và thiết thực, góp phần đào tạo được thế hệ
giáo viên Toán phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ngày càng cao
hiện nay. Trong quá trình học tại trường, ví dụ đối sinh viên khoa Toán được
học những kiến thức nền tảng như: Giải tích, đại số đại cương , hình học sơ cấp,
xác suất,... để sinh viên có điều kiện được tiếp cận với những điều liên quan đến
quá trình dạy học phổ thông ngay từ năm thứ nhất. SV sẽ biết mình nên dạy
những kiến thức nào là phù hợp, nên truyền đạt như thế nào để dễ hiểu,.. Đối
với các môn phương pháp dạy học Toán phần lý luận, vấn đề phát triển kỹ năng
nghề nghiệp cho sinh viên được lồng ghép trong từng chủ đề kiến thức.
Đặc biệt, sinh viên sư phạm được trang bị và được bồi dưỡng kỹ năng nghề một
cách có hệ thống, logic và khoa học thông qua các môn: Tâm lý học, Giáo dục
học, Giao tiếp sư phạm, thực hành sư phạm,.. Ngoài ra quy trình phát triển kỹ
năng nghề nghiệp cho sinh viên trong các hoạt động ngoài giờ chính khóa với 3


giai đoạn:


Giai đoạn 1: Lồng ghép rèn luyện năng lực nghề nghiệp theo nhóm tại trường
với việc đưa sv xuống trường phổ thông tìm hiểu đối tượng dự giờ, thăm lớp
(Kiến tập).
Giai đoạn 2: Tổ chức, phát triển ở sv năng lực tổ chức 1 tiết lên lớp và các năng
lực ngoại khóa môn Toán cho hs PT (Tập giảng).
Giai đoạn 3: Tổ chức cho sv xuống các trường PT để vận dụng những năng lực
nghề nghiệp đã rèn luyện được ở trường SP vào thực tiễn PT (Thực tập).
Do đó, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho sinh viên sư phạm là vấn đề đang
được chú trọng và quan tâm trong nhà trường.
Bởi, một giáo viên nếu chỉ có tri thức thì chỉ gọi là thợ dạy, và khi nào họ
có kỹ năng sư phạm cũng như bộc lộ hệ thống kỹ năng ấy 1 cách phù hợp vào
thực tiễn giáo dục mới gọi là thầy.
Mặc dù đã được trang bị các kiến thức và kỹ năng tại trường, chuẩn bị
giáo án đầy đủ nhưng vì chưa có kinh nghiệm giảng dạy thực tế nên đa số sv
thực tập đều gặp khó khăn trong lúc giảng bài, chẳng hạn như cách trình bày
bảng không hợp lý, giọng nói nhỏ, quá căng thẳng và lúng túng trong giờ
giảng,... Thực tế cho thấy, ngay đợt thực tập vừa qua, có không ít sv dù đã có sự
chuẩn bị trước ở nhà nhưng khi đứng trước lớp thì gặp lúng túng và thậm chí
quên sạch mọi thứ mình định nói.
Vậy các bạn nghĩ rằng nguyên nhân là do đâu? Do thiếu kinh nghiệm
thực tế, thiếu ý thức tự bồi dưỡng bản thân.
Đặc thù của giáo viên là “nói”. Nói đúng chưa đủ phải nói chuẩn, tròn
vành rõ chữ để tránh học sinh hiểu sai kiến thức, thông điệp mà GV muốn
truyền đạt. Thực tế rất nhiều SV nói ngọng do bẩm sinh hay do môi trường
sống, tiếng địa phương ví dụ“L” “N” hay về dấu,.. Nhưng với nguyên nhân bên
ngoài, SV nên có ý thức và chủ động sửa lỗi của mình bằng cách luyện tập các
bài thơ, văn,...

Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng cần thiết đối với SV sư phạm. Vì vậy SV
nên chủ động thuyết trình trước đám đông, luyện tập trước gương, quay video,
… để rèn luyện được sự tự tin, hoàn thiện những kỹ năng giao tiếp như cách sử
dụng từ ngữ, ngôn ngữ cơ thể từ đó nâng cao được hiệu quả giao tiếp


Bảng phấn là công cụ gắn liền với giáo viên. Nên việc rèn luyện kỹ năng
trình bày bảng khoa học, sạch sẽ, khéo léo, logic là rất quan trọng. Thêm vào
đó, SVSP nên làm quen, luyện tập với ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học.
Thảo luận và làm việc nhóm để nắm được cách trao đổi ý kiến trong
nhóm, tích lũy kĩ năng thăm dò và thu thập các dữ kiện, dữ liệu trong việc giải
quyết bất đồng, ngoài ra còn có thể phát hiện những tố chất, phát triển kỹ năng
điều hành và lãnh đạo.
Tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động này không chỉ mang
lại những giờ phút tận hưởng, giải lao ngoài giờ học trên lớp mà còn phát triển
được các kỹ năng như tư duy, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống, phản xạ, sáng
tạo.
Xử lí tình huống sư phạm là kỹ năng mà sinh viên sư phạm cần phải được
tích luỹ và luyện tập. Vấn đề gây nhức nhối hiện nay : thầy đánh trò nhập viện
vì trò ném chai nước qua đầu thầy. Dù hành động ném chai nước qua đầu GV
của HS là hành động vô ý hay cố ý thì GV giải quyết vẫn đề bằng bạo lực như
vậy là sai. Đó có thể coi là hành vi bạo lực học đường và hậu quả vấn đề rất
nghiêm trọng. GV bị đánh giá về đạo đức làm thầy, kỷ luật và xã hội nên án. Vì
vậy, SV sư phạm nên tự bồi dưỡng kỹ năng xử lí tình huống của mình hợp lý,
khéo léo.
Ngoài ra nếu có điều kiện, sv nên tham gia các hội thảo quốc tế, đây là cơ
hội lý tưởng để bắt kịp với kiến thức giáo dục toàn cầu với những phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học tiến bộ
Sv nên sắp xếp thời gian hợp lý đi gia sư hoặc dạy ở các trung tâm để tích

lũy kinh nghiệm thực tế.
Và bạn đã bao giờ mất bình tĩnh trươc đám đông chưa? Có khi nào trong
giao tiếp bạn không biết lựa chọn từ ngữ nào cho phù hợp chưa? Vậy chúng ta
là những người giáo viên tương lai ngay từ bây giờ hãy tích cực bồi dưỡng và tự
bồi dưỡng kỹ năng nghề của bản thân để trở thành một người giáo viên thành
công.



×