Tải bản đầy đủ (.ppt) (9 trang)

Từ bài toán đến chương trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.81 KB, 9 trang )


Tiết 21,22:TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
Một số ví dụ về thuật toán
Ví dụ1: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
+ Input: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên: 1,2,..., 100
+ Output: Giá trị tổng 1+2+....+100.
? Học sinh xác định được bài toán và có
thể mô tả thuật toán bằng các bước.

Để mô tả được thuật toán trên ta dùng biến S để lưu
giá trị của tổng và thực hiện phép toán : cộng thêm
vào biến tổng S lần lược các giá trị 1,2,3,..,100 tức là
thao tác “cộng” được lặp đi lặp lại 100 lần . Mặc khác
việc cộng thêm số i vào S khi biến i không vượt quá
100.
Vì vậy thuật toán tìm tổng S được mô tả như sau.
Bước 1. S← 0; i← 0
Bước 2. i← i+1;
Bước 3. Nếu i <=100 thì S←S + i và quay lại bước2
Bước 4. Đưa kết quả ra màn hình và kết thúc thuật
toán.

*Chú ý: trong biểu diễn thuật toán, người ta thường
dùng kí hiệu ← để gán một biểu thức cho một biến.
Để hiểu rõ hơn về thuật toán này, ta có thể minh hoạ
bằng bộ dữ liệu cụ thể sau:
Tính tổng N số tự nhiên, với N=5
Bước 1 2 3 4 5
i 1 2 3 4 5 6
i <=n Đ Đ Đ Đ Đ S
Tổng S 1 3 6 10 15


Kết
thúc

Ví dụ2: Đổi giá trị của 2 biến x và y.
?Các em có thể mô tả các bước của thuật toán này như
thế nào?
Đối với bài này ta không thể thực hiện trực tiếp phép
gán x← y; y ←x vì sau phép gán thứ nhất, giá trị của
x thay bằng giá trị y và kết quả của 2 phép gán này là
cả 2 biến x và y cùng có giá trị ban đầu của biến y. Vì
vậy cần dùng một biến trung gian z nào đó để lưu tạm
thời giá trị của biến x.

Bài toán được xác định

Input: hai biến x, y có giá trị tương ứng là a và b.

Output: hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a.
Ta có thuật toán:
Bước 1. z ← x { giá trị của z sẽ bằng a}
Bước 2 x ←y { giá trị của x sẽ bằng b}
Bước 3 y ←z { giá trị của y sẽ bằng a}

×