Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đề tài đặc điểm tâm lý và văn hóa giao tiếp của người pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.47 KB, 24 trang )

NHÓM 3
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ VĂN HÓA
GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI PHÁP

1


Mục lục
Giới thiệu chung về thị trường Pháp
1.1
Địa lý, lịch sử, văn hóa Pháp
1.2
Tổng quan về thị trường khách
II. Đặc điểm tâm lý của du khách Pháp
2.1
Sở thích tiêu dùng của khách du lịch Pháp
2.2
Hành vi tiêu dùng của người Pháp
III. Văn hóa giao tiếp của người Pháp
3.1
Các nghi thức cơ bản trong giao tiếp
3.2
Những điều nên làm, nên tránh đối với người Pháp
I.

2


ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ VĂN HÓA GIAO
TIẾP CỦA NGƯỜI PHÁP
I. Giới thiệu chung về thị trường Pháp


1.1 Địa lí, lịch sử, văn hóa Pháp
1.1.1. Địa lý

ST
T
1
2
3

Đặc điểm Nội dung
Tên nước Cộng hoà Pháp
Thủ đô
Pari
Hình
Hexagone: Hình lục lăng
dáng

3


4

5

6

Vị trí địa -Pháp nằm ở Tây Âu, giáp với Đại Tây Dương (Vịnh

Biscay), và biển Manche giữa Bỉ và Tây Ban Nha; nằm về
phía đông nam của Anh, giáp Địa Trung Hải giữa Ý và Tây

Ban Nha.
-Là quốc gia có diện tích lớn nhất Tây Âu.
-Có vị trí giao thông trung tâm của châu Âu, tiếp giáp với
nhiều quốc gia có nền phát triển: Đức, Tây Ban Nha,…
Địa hình -Địa hình đa dạng: đồng bằng và cao nguyên chiếm đa số.
+2/3 là đồng bằng, đồi và cao nguyên thấp.
+1/3 là núi.
-Những dãy núi chính: dãy Alpes (nơi có đỉnh núi MontBlanc là đỉnh núi cao nhất phía tây Âu - 4807m),dãy
Pyrénées, Jura, Ardennes, vùng Massif central et Vosges.
-Bờ biển : Pháp sở hữu 5500km bờ biển nhờ có 4 mặt giáp
biển ( biển bắc, biển Manche, Đại tây dương và Địa trung
hải).
Khí hậu
Nước Pháp có khí hậu ôn hoà hơn những nơi ở cùng vĩ độ do
chịu ảnh hưởng kết hợp của khí hậu Đại Tây Dương, Địa
Trung Hải và khí hậu lục địa.
-Miền Tây nước pháp có gió từ Đại Tây Dương thổi vào đem
mưa đến. Mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình 7°C.Mùa
hè thì ôn hòa mát mẻ, nhiệt độ trung bình 16°C.
-Ở sâu trong đất liền khí hậu chia mùa rõ rệt hơn, mùa hè
nóng hơn, còn mùa đông thì lạnh hơn. Hiện tượng khô hạn
và ẩm ướt cũng phân biệt rõ ràng hơn. Ở vùng thung lũng
Paris, nhiệt độ trong năm giao động từ 0°C đến 24°C.
-Vùng miền Đông nước Pháp và các vùng miền núi phải trải
qua những mùa đông khắc nghiệt và những mùa hè nhiều
mưa bão hơn. Dãy núi Vosges ảnh hưởng đến khí hậu của
vùng Alsace nên mùa đông thì lạnh như cắt da còn mùa hè
lại nóng nực. Những đỉnh núi cao nhất thường phủ tuyết
quanh năm và trên dãy núi Alpes xuất hiện những dòng sông
băng. Các dãy núi cũng thường có mưa nhiều, lượng mưa lên

tới 1.400mm mỗi năm. Nhưng ven bờ biển Địa Trung Hải
4


7

Sông
ngòi

8

Tài
nguyên
thiên
nhiên

lượng mưa trung bình chỉ khoảng 640mm mỗi năm.
-Vùng ven biển Địa Trung Hải có khí hậu khô và ấm áp nhờ
được dãy núi Alpes bảo vệ cho khỏi cái giá rét mùa đông.
Mùa hè ở đây nóng và khô, nhiệt độ lên tới 32°C. Ngoài ra,
những cơn gió phương Bắc lạnh lẽo, gọi là gió Mistral, thỉnh
thoảng lại thổi về miền Nam nước Pháp với vận tốc lên tới
hơn 100 km/giờ đủ để gây nên những thiệt hại trầm trọng
cho mùa màng.
Hệ thống sông ngòi dày đặc tạo nên hàng ngàn nhánh sông
lớn nhỏ, phân bố đều khắp đất nước, và phần lớn đổ ra Đại
Tây Dương.
- Các dòng sông lớn:
+ Sông Loire (sông Loa) dài 1010km
+Sông Seine (sông Xen) dài 776km, con sông phẳng lặng và

thơ mộng. Đây còn được xem là đường thuỷ chính của Pháp.
Bắt nguồn từ núi Tátsơlơ ở độ cao 470m, chảy qua vùng
kinh tế sầm uất, là đường giao thông quan trọng từ xưa đến
nay. Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Pháp nằm
trên bờ sông này
+Sông Garonne dài 650km, con sông với những vực xoáy
nguy hiểm.
+Sông Rhône, dòng sông chảy qua Đông Nam nước Pháp
với chiều dài 520km
- Sông ngòi của nước Pháp có giá trị về giao thông,
nông nghiệp, thuỷ điện, du lịch, góp phần nuôi dưỡng và
phát triển nền văn hoá Pháp.
-Than, quặng sắt, boxit, kẽm, urani, antimony, arsen,
kalicacbonat khô, khoáng chất penspat, plorit, thạch cao, gỗ,
cá, trữ vàng, dầu, cao lanh, niobium, tantalum, đất sét.
-Rừng rậm chiếm 26% lãnh thổ Pháp.

1.1.2. Văn hoá:
- Văn hóa gia đình đặc trưng của người Pháp
5


Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình, đây cũng là nét văn hóa đặc
trưng của người Pháp. Để tôn trọng nhau, mọi người thay phiên nhau làm những
công việc nhà như làm cơm, rửa bát, giặt đồ…
Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào như về muộn hay mời
thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần được báo trước. Ai cũng có quyền có
không gian riêng. Các bậc cha mẹ cần có khoảng riêng mà con cái không được
phép vào. Không xử lý những xung đột trước mặt con cái. Phải gõ cửa trước khi
vào phòng. Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái.

- Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp
Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp được thể hiện khi đi thang
bộ, phụ nữ và người già luôn được đi bên có tay vịn. Đàn ông đi sau và xuống
trước để có thể giúp đỡ khi cần thiết. Còn khi đi thang máy thì trẻ em, người già
và phụ nữ và người khuyết tật đi trước. Kèm với đó người đứng gần cửa thang
máy sẽ hỏi những người còn lại xem họ muốn đến tầng nào. Pháp cũng như các
đất nước văn minh khác, các công trình hay phương tiện công cộng đều rất chú ý
đến người khuyết tật.
Trên đường phố phải đi đều bước theo nhịp của dòng người qua lại. Khi đi trên
vỉa hè, người ta sẽ vượt người đằng trước bằng cách nhẹ nhàng lách qua bên trái,
đồng thời xoay ngang người để hạn chế tối đa không gian chiếm lĩnh, đây là nét
văn hóa tế nhị đặc trưng thường thấy của người Pháp. Người đàn đàn ông luôn là
người đi gần nhất với lề đường để bảo về cho những người già, phụ nữ và trẻ
em. Sự lôi thôi khi đi ra ngoài đường như mặc đồ ngủ hay đi dép trong nhà bị coi
là hành vi đáng trách và thiếu tôn trọng mọi người.
Trong rạp chiếu phim hay rạp hát, sự đúng giờ là điều lưu ý trước tiên. Người
Pháp không thích sự bàn tàn trong khi đang thưởng thức các ca khúc hay các vở
kịch, bởi sẽ ảnh hưởng tới người khác. Người ta vỗ tay tán thưởng khi kết thúc
phần biểu diễn. Và thường thì 2 nam giới sẽ ngồi ở 2 đầu của hàng ghế.
Xếp hàng cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Pháp, mọi lúc mọi nơi
người Pháp đều rất tôn trọng trật tự khi xếp hàng. Khi mua vé, khi vào cửa , nhất
là những khu có đông khách du lịch thì thời gian xếp hàng là khá dài, họ thường

6


có biển thông báo thời gian còn lại mà chúng ta phải đợi. Thông thường có hai
hình thức 1 là đứng xếp hàng hoặc là rút số thứ tự từ máy tự động.
- Văn hóa giao tiếp đặc trưng của người Pháp
Nụ hôn má chính là nét văn hóa đặc trưng thú vị của người Pháp, họ thường ôm

và hôn vào má nhau khi gặp và chia tay nhau, hay khi cảm ơn mỗi khi nhận
được quà. Thường thì những người trong gia đình, bạn bè thân thiết sẽ “Bisous”
còn những người chưa thân hoặc đồng nghiệp cơ quan, đối tác thì bắt tay lịch sự.
Và ở mỗi thành phố, mỗi vùng thì số lượng nụ hôn và má cũng khác nhau,
thường thì là 1 cái vào má phải, 1 vào má trái, tuy nhiên cũng có nơi họ hôn 3
cái, hoặc 4 cái. Nếu người Pháp chủ động hôn bạn thì đừng ngại nhé, điều đó thể
hiện họ rất thiện cảm và muốn gần gũi hơn với bạn.
-

Văn hóa trên bàn ăn của người Pháp

Mọi người ngồi ngay ngắn và những hành động như chống khủy tay hay đặt
mạnh tay lên bàn là những hành động của kẻ thiếu văn hóa - điểm đặc biệt của
văn hóa trên bàn ăn đặc trưng của người Pháp. Khăn ăn được trải dọc trên 2 đầu
gối. Ăn uống từ tốn và sau vài ba miếng, người Pháp lại lấy khăn lau miệng bằng
2 tay.. Không nhai ngấu nghiến, ngậm miệng khi nhai, ăn theo tiến độ chung của
bàn ăn. Người ta thường gợi chuyện bằng những câu chuyện thường ngày,
không mang sắc thái riêng tư. Không xoay đĩa thức ăn về phía mình hay múc
đến thìa cuối cùng. Đặc biệt không nên rời bàn ăn khi rượu của bạn còn trên nửa
ly. Cuối bữa, nếu là bữa ăn gia đình thì người ăn gấp một góc khăn, nếu là khách
mời họ sẽ tung khăn ra để ở bên phải đĩa ăn. Dao và dĩa để mũi nhọn quay xuống
dưới, thể hiện rằng mình đã dùng xong. Người Pháp dành nhiều thời gian trò
truyện trên bàn ăn. Đôi khi kéo dài đến 4 hay 5 tiếng.
Văn hóa đặc trưng của người Pháp còn được thể hiện khi người Pháp mời bạn
đến nhà ăn, bạn nên đến cùng với 1 chai rượu vang cùng hoa, hoặc 1 món quả
nhỏ, và ngược lại khi người Pháp mang rượu đến tặng bạn thường thì bạn sẽ sử
dụng luôn chai rượu đó. Người Pháp sẽ đánh giá cao việc làm đó của bạn.
1.1.3 Lịch sử

7



Lịch sử Pháp bắt đầu từ thời kỳ những thành viên của Chi Người đầu tiên di cư
tới khu vực này hàng nghìn năm trước, trong khi người Cro-Magnons, đến vào
khoảng 40.000 năm trước.
Cách mạng Pháp năm 1789 là cuộc cách mạng có ảnh hưởng lớn tới thế giới, nó
xóa bỏ xã hội phong kiến tại nước Pháp, khởi đầu cho những năm tháng tiếp
theo qua những thăng trầm của lịch sử để có một nước Pháp là cường quốc trên
thế giới ngày nay. Ba màu Xanh - Trắng - Đỏ được ghi dấu ấn trên mũ của
những người lính cách mạnh Pháp năm 1789 thể hiện cho Tự do - Bình đẳng Bác ái và đã được chọn làm quốc kỳ của Pháp từ những ngày đó. Ngày quốc
khánh Pháp 14 tháng 7 là ngày nhân dân Pháp phá ngục Bastille (1789), một
hành động hùng hồn tượng trưng cho sự phá bỏ cường quyền áp bức của chế độ
phong kiến.
Chế độ quân chủ tồn tại cho tới khi cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789.
Vua Louis XVI và Hoàng hậu Marie Antoinette, bị giết cùng hàng nghìn công
dân Pháp khác. Sau thời gian của một loạt những chính phủ tồn tại ngắn ngủi,
Napoléon Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Cộng hòa năm 1799, tự phong
mình làm Tổng tài, và sau này là Hoàng đế của cái hiện được gọi là Đế chế Pháp
thứ nhất (1804–1814). Trong thời của các cuộc chiến tranh, ông đã chinh phục
hầu hết lục địa Châu Âu và các thành viên gia đình Bonaparte được chỉ định làm
vua tại các vương quốc mới được thành lập. Vào năm 1813, quân đội tinh nhuệ
của Napoléon bị liên quân Phổ - Nga - Áo - Thụy Điển đập cho tan nát trong trận
đánh kịch liệt tại Leipzig. Sau khi Napoléon bị đánh bại năm 1815 tại Trận
Waterloo, nền quân chủ cũ Pháp được tái lập. Năm 1830, một cuộc khởi nghĩa
dân sự đã thành lập ra Quân chủ tháng 7 lập hiến, tồn tại tới năm 1848. Nền
Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi chấm dứt năm 1852 khi Louis-Napoléon Bonaparte
tuyên bố thành lập Đế chế Pháp thứ hai. Louis-Napoléon bị hất cẳng sau khi đại
bại trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 và bị thay thế bởi nền Cộng hòa
thứ ba. Pháp phải cống cho nước Phổ thắng trận một khoảng chiến phí lớn, lại
còn bị kiệt quệ và suy thoái nghiêm trọng. Vào năm 1873, người lính Phổ cuối

cùng đã rút khỏi đất Pháp.
Những năm 1930 được đánh dấu bởi nhiều cuộc cải cách xã hội do Chính phủ
Mặt trận Bình dân đưa ra. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau một trận đánh

8


ngắn, dữ dội và mang tính sai lầm chiến lược, Pháp đại bại, giới lãnh đạo Pháp
đã quyết định đầu hàng người Đức vào năm 1940. Chính sách hợp tác với người
Đức, một hành động khiến một số người phản đối, dẫn tới việc thành lập Các lực
lượng Pháp Tự do bên ngoài nước Pháp và Kháng chiến Pháp ở bên trong. Pháp
được quân Đồng Minh giải phóng năm 1944. Nền Đệ tứ Cộng hòa Pháp được
thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và đấu tranh nhằm lấy lại vị thế kinh
tế, chính trị của một cường quốc. Pháp đã nỗ lực giữ vững đế chế thuộc địa của
mình nhưng nhanh chóng rơi vào khủng hoảng. Nỗ lực miễn cưỡng năm 1946
nhằm giành lại quyền kiểm soát Đông Dương thuộc Pháp dẫn tới cuộc Chiến
tranh Đông Dương lần thứ nhất, chấm dứt với thất bại và việc rút quân của họ
năm 1954. Chỉ vài tháng sau, Pháp phải đối mặt với một cuộc xung đột mới và
ác liệt hơn cuộc chiến tại nước thuộc địa chính và lâu đời nhất của họ, Algérie.
Cuộc tranh luận việc có nên giữ quyền kiểm soát Algeria hay không sau này đã
khiến hơn 1 triệu người định cư Châu Âu tại đây trở về nước, gây ra sự bất đồng
và hầu như đã dẫn tới nội chiến. Năm 1958, nền Đệ tứ Cộng hòa ốm yếu và bất
ổn phải nhường chỗ cho nền Đệ Ngũ Cộng hoà, với việc mở rộng quyền lực tổng
thống; trong vai trò này, Charles de Gaulle đã tìm cách củng cố đất nước và tiến
hành những bước đi nhằm chấm dứt chiến tranh. Chiến tranh giành Độc lập
Algeria chấm dứt với các cuộc đàm phán hòa bình năm 1962 với việc Algeria
giành lại độc lập.
Trong những thập kỷ gần đây, sự hòa giải và hợp tác của Pháp với Đức đóng vai
trò trung tâm của họ trong việc hội nhập chính trị và kinh tế của Liên minh Châu
Âu, gồm việc phát hành đồng tiền chung Châu Âu euro tháng 1, 1999. Pháp luôn

là nước đứng đầu trong số các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu tìm cách
khai thác lợi thế của một đồng tiền chung nhằm tạo ra một Liên minh Châu Âu
với quan điểm thống nhất, đồng nhất chính trị, quốc phòng và an ninh ở mức cao
hơn. Tuy nhiên, cử tri Pháp bỏ phiếu phản đối Hiệp ước thành lập một Hiến
pháp chung Châu Âu tháng 5 năm 2005.
1.2 Tổng quan về thị trường khách
1.2.1. Số lượng
Pháp được đánh giá là một trong những thị trường khách du lịch quan trọng
của Việt Nam tại Tây Âu nói riêng và thế giới nói chung, luôn đứng đầu trong
9


top 10 nước có lượng khách đến Việt Nam lớn nhất. Những năm gần đây, ngày
càng có nhiều khách Pháp lựa chọn Việt Nam là một điểm đến an toàn, thân
thiện và hấp dẫn để khám phá. Số lượng khách Pháp đến Việt Nam tăng ổn định
qua các năm: năm 2013 Việt Nam đón 7,5 triệu lượt khách quốc tế, Đông Bắc Á
chiếm 50% thị trường, thị trường châu Âu có 750.000 người, trong đó du khách
Pháp có 210.000 người. Trong năm 2014, Việt Nam, đã đón được 213.745 lượt
khách Pháp, đứng đầu khu vực châu Âu. Mười tháng đầu năm 2015, Việt Nam
đã đón được 172.791 lượt khách Pháp còn trong tháng 2/2017, lượng khách
quốc tế đến Việt Nam ước đạt 1.199.421 lượt, tăng 19,1% so với tháng 1/2017
và tăng 42,2% so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung 2 tháng năm 2017 ước đạt
2.206.659 lượt khách, tăng 33,0% so với cùng kỳ năm 2016. Có thể nói đây là
thị trường có đóng góp rất lớn đối với ngành du lịch Việt Nam vì khách Pháp
thường đi du lịch dài ngày và có khả năng chi trả cao.
1.2.2 Đặc điểm của thị trường
Trước hết về cơ cấu theo hình thức tổ chức đi du lịch, kết quả điều tra năm
2013 cho thấy, trong tổng số du khách Pháp đến Việt Nam được điều tra có
khoảng 50,6% du khách đi theo tour do các cơ sở kinh doanh du lịch lữ hành tổ
chức và 49,4% du khách tự sắp xếp đi. Có thể nói tỷ lệ về cơ cấu tổ chức đi du

lịch của du khách Pháp là khá đồng đều nhau, có sự chênh lệch không đáng kể
bởi mỗi hình thức lại có những nét đặc sắc, phù hợp riêng với từng kiểu khách:
hình thức đi du lịch theo tour phù hợp cho những khách đi với mục đích thuần
túy là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Còn du khách tự sắp xếp đi là hình
thức du lịch mang tính chủ động,linh hoạt,có thể thỏa mãn được nhiều mục đích
riêng kết hợp trong chuyến đi của khách, đồng thời cũng có thể tiết kiệm hơn về
một số khoản chi phí.
Cơ cấu theo số lần đến Việt Nam của du khách Pháp năm 2009, kết quả điều
tra cho thấy, số khách đến Việt Nam lần đầu tiên là đông nhất, chiếm đến 58,2%
tổng số khách, trong khi đó số khách đến lần hai là 27,7%, và lần thứ ba chỉ
chiếm 14,2%. Kết quả điều tra đã chỉ ra rằng khách du lịch Pháp đến Việt Nam
rất đông nhưng tỷ lệ người quay trở lại lần thứ hai, thứ ba lại rất thấp, giảm đi
một cách rõ rệt, từ đó cần phải có một sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, khách

10


quan hơn để có thể tạo sức hút đưa du khách quay trở lại Việt Nam lần thứ hai,
ba và nhiều lần hơn nữa.
Cơ cấu du khách Pháp phân theo các loại cơ sở lưu trú, kết quả điều tra năm
2011 cho thấy có khoảng 18% khách nghỉ ở các cơ sở lưu trú cao cấp nhất –
khách sạn 5 sao, 17% nghỉ ở khách sạn 4 sao. Trong khi đó số du khách chọn lựa
nghỉ ngơi tại khách sạn 3 sao chiếm tới 41%, khách sạn 2 sao là 12%, một sao là
3% và 9% là nghỉ tại những cơ sử lưu trú khác. Như vậy tỷ lệ du khách quốc tế
nghỉ ở khách sạn 3 sao là loại khách sạn trung bình chiếm tỷ trọng lớn nhất với
41% tổng số du khách Pháp đến Việt Nam.
Cơ cấu du khách Pháp theo giới tính và độ tuổi, kết quả điều tra chỉ ra rằng,
trong tổng số du khách được điều tra có 55% số du khách đến Việt Nam là nam
giới và chỉ có 45% du khách Pháp là nữ chọn lựa tới Việt Nam. Về độ tuổi, số
khách có độ tuổi lớn hơn 55 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ 40%, xếp thứ

hai với 26% là những du khách có đô tuổi từ 18-35 tuổi, độ tuổi từ 36-55 tuổi
chiếm 24% và áp chót là những du khách dưới 18 tuổi với chỉ 10%. Như vậy có
thể thấy cơ cấu theo độ tuổi của khách du lịch Pháp đễn Việt Nam chủ yếu là
những người lớn, có xu hướng đi để nghỉ ngơi.
Khách du lịch Pháp đến nước ta thường tập trung từ tháng 7-8, là khoảng thời
gian thích hợp để có những trải nghiệm tuyệt vời trên những bờ biển với những
bãi cát trải dài vô tận. Thời gian lưu trú của du khách cũng khá đa dạng; dưới 7
ngày chiếm 14%, 1 tuần là 16%, đông nhất là 2 tuần với 45% và những du
khách lựa chọn ở lại nước ta trên 2 tuần chiếm 25%.
Cũng theo kết quả điều tra, có rất nhiều nguồn thông tin có thể giúp cho du
khách Pháp tiếp cận cũng như tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam trong
đó thông tin từ bạn bè chiếm 42%, thông tin từ các đại lý du lịch chiếm 19%, tìm
hiểu trên internet, quảng cáo trên truyền hình và các nguồn khác lần lươt là 18%,
16% và 15% còn thông tin trên sách, báo, tạp chí chỉ chiếm con số rất nhỏ
khoảng 10%. Có thể dễ dàng nhận thấy những phản hồi tích cực từ nhũng du
khách đã từng tới Việt Nam là điều kiện quan trọng nhất để thu hút du khách.
II. Đặc điểm tâm lý của du khách Pháp
2.1 Sở thích tiêu dùng của khách du lịch Pháp:
11


Pháp là một trong những nước có nền văn hoá lâu đời nhất ở châu Âu. Đây là
quê hương của rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà triết học và các văn nghệ sĩ nổi
tiếng thế giới như: Victor Hugo, Pablo Picasso… Nhắc đến Pháp là nhắc đến
một trong những đất nước có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn
của không chỉ riêng châu Âu. Người Pháp, những con người rất lịch sự, thông
minh và khéo léo, sau thời gian làm việc căng thẳng, họ cũng chọn cho mình
cách giải trí là đi du lịch. Nhưng người Pháp đi du lịch có điều gì khác so với
người dân các quốc gia khác đi du lịch? Điều đó chịu sự chi phối của rất nhiều
yếu tố, trong đó có yếu tố văn hoá.

Du khách Pháp thường dùng cà phê đen, cà phê sữa, sô cô la sữa, một ít bơ và
mứt với những lát bánh mình cho bữa ăn điểm tâm. Bữa ăn chính thường là bữa
trưa. Bánh mì trong mỗi bữa ăn của người Pháp được nhiều người dùng nhưng
với số lượng nhỏ. Người Pháp đề cao các món ăn ngon và rượu ngon. Trong bữa
ăn thường uống nước khoáng cùng rượu vang (tiêu thụ trung bình là 20 lít rượu
vang một năm). Các món ốc, thịt ếch hoặc thịt ngựa được rất ít người Pháp dùng.
Du khách Pháp thường tế nhị, cởi mở và thân thiện ở người có tuổi luôn thấy
sự hào hoa, phong nhã thể hiện qua trang phục, cử chỉ, lời nói. Trong khi đi với
đoàn khách Pháp, hướng dẫn viên có thể gọi một người Pháp: Monsieur là
President, bạn cũng không sai vì ông ta có thể là President của một số những
hiệp hội, câu lạc bộ và vì thế chức vụ nay vẫn còn mãi dù ông ta không chọn làm
ở đó nữa. Người Pháp rất thích được trao đổi quan điểm hay bình luận về mọi
phương diện của cuộc sống, coi trọng tình bạn, cuộc sống gia đình. Khi đến
thăm họ bạn không nên đến tay không. Đem theo một chậu hoa hoặc một bó hoa
(hoa lẻ số, thường là 7 nhưng không bao giờ là 13), không được đem hoa cúc
(loại hoa dành cho tang lễ), hoa cẩm chướng (tin xấu). Nên đem tặng hộp sô cô
la ngon hay một chai rượu Pháp ngon. Một món quà cho con cái họ cũng là một
sáng kiến hay. Đối với người Pháp, mọi quyết định được đưa ra khi đã bàn bạc
kỹ càng. Thường nói những chuyện quan trọng vào thời gian ăn tối. Coi trọng
đúng giờ, nghiêm túc và bảo thủ trong nghi thức thương mại.
12


Du khách Pháp đòi hỏi rất nghiêm ngặt về vệ sinh ga, gối, và buồng tolet cũng
như tất cả trang thiết bị có trong phòng ngủ của khách sạn. Chủ đề người Pháp
yêu thích như đồ ăn, thể thao và văn hóa, chủ đề nên tránh như tiền bạc, giá cả,
chính trị, những vấn đề riêng tư. Việt Nam trong những năm gần đây thu hút
người Pháp vào du lịch ngày càng đông. Trong hành trình của chuyến tham quan
du lịch, họ rất muốn tìm hiểu con người Việt Nam ở cả ba vùng đất nước. Họ
thích quay phim chụp ảnh ghi lại các cảnh sinh hoạt hàng ngày đặc biệt ở nông

thôn. Họ đi thăm các cơ sở sản xuất mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, trường học,
cơ sở y tế và đặc biệt là thăm chiến trường xưa – Điện Biên Phủ nơi khắc sâu
trong tâm khảm của đông đảo người dân Pháp thuộc nhiều thế hệ. Du khách
Pháp rất lấy làm tự hào về nền văn minh, về lịch sử, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục
và nghệ thuật, kiến trúc Pháp. Sang đất nước Việt Nam, khách du lịch Pháp cũng
rất ưa chuộng các loại hình nghệ thuật của Việt Nam như chèo, tuồng, múa rối
nước, nhạc dân tộc. Họ cảm thông với đất nước Việt Nam qua chiến tranh, gian
khổ và đang xây dựng đất nước. Họ trân trọng và đánh giá cao tính cần cù thông
minh và mến khách của người Việt Nam. Họ thích thưởng thức các món ăn
thường ngày của người Việt Nam.
2.2 Hành vi tiêu dùng của người Pháp
Cũng giống như những khách du lịch các nước châu Âu khác, người Pháp là
nhữngngười yêu thích độc lập, tự chủ nên khi đi du lịch họ không muốn người
hướng dẫnviên quan tâm quá mức mà để họ có nhiều thời gian tự do, thoải mái.
Thông thường,người Pháp có thời gian nghỉ ngơi khoảng 5 tuần mỗi năm. Trong
đó có 3 tuần nghỉrơi vào tháng 8 và 1 tuần nghỉ vào tháng 2 và 1 tuần vào tháng
4. Vào các khoảngthời gian này, họ thường đi du lịch. Tuy nhiên, họ lại chỉ dành
11% trong tổng sốthời gian nghỉ của mình để đi du lịch nước ngoài.
Pháp có thể coi là một trong những thiên đường du lịch của châu Âu. Khi đi du
lịchtại Pháp, du khách có thể nhận thấy rõ ràng phong cách chuyên nghiệp và tận
tìnhcủa nhân viên phục vụ tại đây. Hơn nữa, những người Pháp rất thông minh,
lịch sự.Họ ưa thích sự kiểu cách và xem trọng hình thức. Do vậy, khi đi du lịch,
ngườiPháp cũng luôn đòi hỏi phải được phục vụ tận tình, chu đáo. Họ thường
13


chọn nhữngkhách sạn từ 3-4 sao hoặc các kiểu nhà nghỉ giải trí để lưu trú. Bởi
chỉ có ở đây họ mới có cảm giác an toàn.
Người Pháp coi trọng sự riêng tư của cuộc sống gia đình. Họ thường hay chiêu
đãi bạn bè ở các nhà hàng. Chỉ đối với những người đặc biệt thân tình mới tổ

chức chiêu đãi tại nhà. Do vậy, họ cũng không thích ăn cùng với người lạ vì cảm
thấy khó tiếp xúc, không tự nhiên khi ăn và nói chuyện, mà thường thích phục
vụ ăn uống ngay tại phòng.
Có rất nhiều nhân viên phục vụ đánh giá rằng khách du lịchPháp là những người
thô lỗ và keo kiệt nhất trên thế giới. Nhưng không phải vậy,đối với người Pháp,
tiền bạc không quan trọng bằng chất lượng phục vụ của nhân viên. Khi họ đã trả
tiền cho một dịch vụ nào đó thì phải được phục vụ xứng đáng với những gì họ
bỏ ra.
Người Pháp không giỏi ngoại ngữ. Họ chỉ nói tiếng anh một cách miễn cưỡng.
Nên khi đi du lịch ở bất kì đâu, họ chủ yếu chỉ sử dụng ngôn ngữ của đất nước
mình và đề cao những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch có thể nói được tiếng
pháp một cách thông thạo.
Mục đích đi du lịch của người Pháp là nghỉ ngơi và mở mang tri thức cho bản
thân.Họ thích khám phá những danh lam thắng cảnh, nét văn hoá của các dân
tộc, phong tục tập quán và con người. Bản thân du khách Pháp là những người
yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật, vì vậy họ thường chọn những điểm đến có sự
kết hợp của yếu tố thiên nhiên và yếu tố con người hoặc các thành phố nổi tiếng
về nghệ thuật và bảo tàng. Việt Nam là một trong những điểm đến khá thu hút
du khách Pháp bởi có nhiều tinh hoa văn hoá đặc sắc và giá trị lịch sử hào hùng.
Người Pháp thường sử dụng các phương tiện vận chuyển như: ô tô, xe đạp trong
các chuyến du lịch của mình để có thể dễ dàng tiếp cận được với cảnh vật và con
người xung quanh. Có rất nhiều khách du lịch Pháp khi đến Việt Nam đã thuê
những chiếc xe đạp hoặc đi bằng xích lô, tự mình khám phá các con phố cổ của
thủ đô Hà Nội.Người Pháp rất quan tâm đến vấn đề ẩm thực. Đối với họ, ăn
uống cũng là một nghệ thuật. Nên khi nhắc đến nước Pháp không thể bỏ qua
phong cách ẩm thực của đất nước này. Món ăn Pháp ngon và được coi là nổi
tiếng nhất châu Âu. Người Pháp yêu thích chính những món ăn của đất nước họ

14



nhưng các món ăn dân tộc cũng rất thu hút. Khi thưởng thức một món ăn nào đó,
họ thường ăn “tất tần tật” để khám phá hương vị của nó. Mỗi bữa ăn của người
Pháp có thể kéo dài đến 3-4tiếng. Họ cho rằng, như thế mới đủ để hiểu hết cái
đặc sắc của món ăn. Ăn hết thức ăn được coi là lời cảm ơn chân thành nhất và
cũng là lời khen ngợi tài năng của người đầu bếp, có nghĩa là sự tôn trọng đối
với người nấu.
Người Pháp không có thói quen “tip” giống như một số quốc gia khác. Đối với
họ,khi hài lòng với sự phục vụ của một nhân viên nào đó, người Pháp thường
tặng mộtmón quà nhỏ để bày tỏ sự cảm ơn. Việc đưa tiền cho một người phục vụ
cũng bị coi như là một hành động xúc phạm người đó. Bởi tiền bạc là một trong
những vấn đề tế nhị và riêng tư đối với họ.
Khi hiểu được những nét văn hoá và thói quen khi đi du lịch của người Pháp,
chúng ta sẽ xác định được dễ dàng hơn những nhu cầu của họ. Từ đó có thể đề ra
những hoạt động hoặc thay đổi, đầu tư vào chất lượng các dịch vụ để làm hài
lòng nhữngvị khách khá khó tính này, biến Pháp trở thành một thị trường tiềm
năng của du lịch Việt Nam.
III. Văn hóa giao tiếp của người Pháp
3.1 Các nghi thức cơ bản trong giao tiếp:
a. Chào hỏi
- Hôn má, bắt tay:Hôn má của bạn bè và người thân, nói câu “bonne
journée” (chúc một ngày tốt lành), bắt tay mọi người là những cử chỉ mà người
Pháp dành cho nhau trong giao tiếp hàng ngày.
- Xưng hô họ thay vì tên: Sử dụng họ (thay vì tên) với màn giới thiệu lịch
sự, ngồi theo thứ bậc (có tôn ti trật tự).
- Không tự ý đến nhà người khác: khi đến nhà ai đó chơi hoặc có công
việc cần có hẹn trước và được sự đồng ý của chủ nhà. Bên cạnh đó, tự đẩy cửa
bước vào nhà bị coi là không lịch sự. Chỉ bước vào nhà khi được chủ nhà ra mở
cửa hoặc được yêu cầu tự mở cửa.


15


- Thích trao đổi về văn hóa – xã hội, ghét chính trị: Trong những cuộc trò
chuyện với người Pháp, nên trao đổi về chủ đề văn hóa- xã hội (ẩm thực, nghệ
thuật, âm nhạc, thể thao,…), tránh các chủ đề chính trị và nhạy cảm (đặc biệt
không nên nói xấu Napoleon – vị tướng có vị trí thiêng liêng trong tâm hồn mỗi
công dân Pháp). Hãy nhớ chăm chú lắng nghe họ nói và đừng lên mặt với họ.
b. Trong gia đình:
- Tôn trọng lẫn nhau:Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình.
Để tôn trọng nhau, mọi người thay phiên nhau làm những công việc nhà như làm
cơm, rửa bát, giặt đồ…
- Tôn trọng giờ giấc các bữa ăn: Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì
sự thay đổi nào như về muộn hay mời thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần
được báo trước.
- Mọi người đều có không gian riêng:Ai cũng có quyền có không gian
riêng. Các bậc cha mẹ cần có khoảng riêng mà con cái không được phép vào.
Không xử lý những xung đột trước mặt con cái. Phải gõ cửa trước khi vào
phòng. Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái. Khi cha
mẹ tiếp bạn bè hay đến nhà họ, không nhất thiết con cái phải đi theo nếu không
cần thiết.
c. Với hàng xóm:
Như đã nói ở trên, người Pháp coi trọng sự bình yên, vì vậy ứng xử với những
người hàng xóm sao cho phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Sảnh lớn của khu
chung cư là nơi người ta chào hỏi nhau, hỏi thăm công việc, gia đình, bàn về trận
bóng sắp tới hay tư vấn xem nên mua đồ dùng gì cho gia đình…
Phải để ý không gian riêng của mình không được làm ảnh hưởng tới những
người xung quanh. Hạn chế đi giầy gót nhọn vào những giờ nhạy cảm, mở cửa
nhà ken két, hút thuốc trong thang máy hay vứt rác của nhà mình sang nhà người
khác. Bởi vậy khi có bất kì sự tụ tập hay cuộc vui nào, bạn nên xin lỗi trước vì

sự ồn ào từ bữa tiệc của bạn gây ra. Mọi xung đột đa phần được giải quyết từ 2
phía, rất ít cósự can thiệp bởi bên thứ ba. Cũng như những nơi khác, ở thành thị

16


Pháp, đô thị lớn thường thì mối quan hệ hàng xóm sẽ không được mật thiết như
ở những thành phố nhỏ, hoặc nông thôn.
d, Khi giao tiếp bằng điện thoại:
- Thường không để chuông reo quá 8 lần, không gọi lại ngay khi vừa cúp
máy.
- Tránh gọi trước 9h và sau 21h30. Trường hợp khẩn cấp người ta mới gọi
đột xuất. Người Pháp luôn từ tốn, nhã nhặn ngay cả khi bị làm phiền, bởi khi
nghe điện, tất cả con người ta được thể hiện qua lời nói.
- Người nào gọi trước nên dập máy trước, đó là thông lệ. Người Pháp có
thói quen sử dụng hộp thư thoại, khi để lại tin nhắn thoại lưu ý nói ngắn gọn và
lịch thiệp.
e, Cuộc hẹn, gặp gỡ:
- Xin trước các cuộc hẹn quan trọng ít nhất 2 tuần. Bắt buộc đến cuộc hẹn đúng
giờ (nếu trễ thì phải gọi điện ngay lập tức hoặc đưa ra lời giải thích).
- Thời gian đàm phán thích hợp là 11h hoặc 15h. Tránh sắp xếp các cuộc hẹn
vào tháng 7-8 (vì đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi phổ biến ở Pháp) .
- Trang phục và nước hoa: người Pháp thường đánh giá cái nhìn đầu tiên
qua 2 điều này. Trang phục nên ăn mặc trang trọng tới buổi hẹn, duy trì phong
thái trang trọng và nhã nhặn suốt cuộc đàm phán.
- Người Pháp hiếm khi đưa ra các quyết định quan trọng ngay trong buổi
gặp mặt. Họ luôn kéo dài cuộc thảo luận, vì họ cho rằng đấy là một cách để làm
quen dần cũng như để phát hiện ra điểm yếu của đối tác.
f, Tại bàn ăn:
- Mọi người ngồi ngay ngắn và những hành động như chống khủy tay hay

đặt mạnh tay lên bàn là những hành động của kẻ thiếu văn hóa.
- Khăn ăn được trải dọc trên 2 đầu gối. Ăn uống từ tốn và sau vài ba
miếng, người Pháp lại lấy khăn lau miệng bằng 2 tay.

17


- Không nhai ngấu nghiến, ngậm miệng khi nhai, ăn theo tiến độ chung
của bàn ăn. Không xoay đĩa thức ăn về phía mình hay múc đến thìa cuối cùng.
Đặc biệt không nên rời bàn ăn khi rượu của bạn còn trên nửa ly.
- Thường gợi chuyện bằng những câu chuyện thường ngày, không mang
sắc thái riêng tư. Người Pháp dành nhiều thời gian trò chuyện trên bàn ăn. Đôi
khi kéo dài đến 4 hay 5 tiếng.
- Cuối bữa, nếu là bữa ăn gia đình thì người ăn gấp một góc khăn, nếu là
khách mời họ sẽ tung khăn ra để ở bên phải đĩa ăn. Dao và dĩa để mũi nhọn quay
xuống dưới, thể hiện rằng mình đã dùng xong.
- Ngoài ra, khi người Pháp mời bạn đến nhà ăn, bạn nên đến cùng với 1
chai rượu vang cùng hoa, hoặc 1 món quả nhỏ, và ngược lại khi người Pháp
mang rượu đến tặng bạn thường thì bạn sẽ sử dụng luôn chai rượu đó. Người
Pháp sẽ đánh giá cao việc làm đó của bạn.
g, Trả tiền:
- Khi mời nhau đi ăn ở Pháp thì một người trả tiền chứ không có chuyện
người nào tự trả cho người nấy.
- Có để lại tiền típ - nhưng không vượt quá 10%.
- Ai mời thì người đó trả tiền.
h, Quà tặng:
- Khi được mời riêng, nên mang theo hoa hoặc bánh kẹo ngon đến làm
quà tặng cho chủ nhà.
- Quà không cần đắt nhưng phải phù hợp với người nhận.
- Không nên kèm theo danh thiếp.

i, Hút thuốc:
Hiện nay ở Pháp thì thuốc lá đã bị cấm ở trong các nhà hàng và quán cafe. Khi
hút người Pháp phải xem trước hết nơi đó có được hút thuốc hay không. Người
ta tránh hút thuốc khi ăn uống trừ những bữa ăn thân mật và được sự cho phép
18


của người thân. Họ không dùng xì gà hay tẩu thuốc ở những nơi công cộng vì
mùi của nó khá nặng. Trước khi hút, người ta đưa điếu thuốc ra lưng chừng điếu
và mời những người xung quanh, châm lửa cho họ. Phụ nữ không châm thuốc
cho đàn ông. Khi có người bị dị ứng ngồi cách xa người hút thuốc, họ sẽ lịch sự
bỏ điếu thuốc đang hút để tránh gây hại cho những người xung quanh.
k, Trang phục:
Ăn mặc phù hợp với lứa tuổi là điều quan trọng. Khi trẻ bạn có thể mặc bất cứ
loại quần áo nào. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tính chất của những sự kiện và
người ta được mời. Thường thì càng trang trọng, người ta lại diện những bộ
trang phục chính thống. Một số sự kiện đi kèm theo cả chỉ dẫn “carvat đen, váy
dài” để thể hiện sự trang trọng của buổi tiệc hay buổi lễ đó. Với nam giới thì đồ
càng đậm càng thể hiện sự trang trọng. Với nữ giới, sự tinh tế thể hiện ở những
phụ kiện đi kèm như vòng tay, khuyên tai hay túi xách.
Trong đám tang người ta tránh những bộ đồ nổi bật, còn trong đám cưới, người
ta tránh mặc đồ đen vì là màu của đám tang, và màu trắng vì nó dành cho cô dâu.
Khi đi xin việc hay thi tuyển thì những gam màu trung tính được hầu hết mọi
người sử dụng. Mặc đồ sang trọng hơn người tuyển dụng hay trang điểm quá
đậm là những lỗi sơ đẳng mà người Pháp luôn tránh.

l, Cân bằng giữa công việc và cuộc sống:
Quan niệm của người Pháp là: Chúng ta làm việc để sống, chứ không phải
sống để làm việc. Vì thế phần lớn họ nghỉ hưu sớm và luôn tận dụng thời gian
rảnh rỗi quý báu để ăn bữa trưa và tối cùng bạn bè, người thân. Họ cũng luôn tận

dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi để du lịch, nghe nhạc, cắm trại, tụ tập với
bạn bè.
* Một số điều được coi là "hạn chế " đặc trưng trong lối sống và giao tiếp của
người Pháp.
Đi du lịch Pháp bạn sẽ thấy nước Pháp chậm rãi và lãng mạn vô cùng. Họ
sẽ dành cả ngày dài tản bộ và ngồi cafe tán gẫu hay chăm chú say sưa vẽ một
bức tranh phong cảnh hơn là lao đi vội vàng trong ga tàu điện để kịp giờ làm. Có
19


thể thấy một sự sâu lắng và hoài cổ đến kỳ lạ ở đất nước này. Người Pháp không
hối hả bằng người Đức, không hiện đại bằng người Hà Lan. Về thái độ sống,
người Pháp không lạnh lùng như người Anh, nhưng cũng chẳng thân thiện đến
xuề xoà như người Tây Ban Nha. Chỉ có một điểm đặc trưng duy nhất mà chẳng
dân tộc nào có được, đó là chất nghệ sĩ, sự điềm tĩnh và tinh tế. Đứng ngoài cuộc
đua về kinh tế dường như chỉ dành cho những nhà chính khách, người dân Pháp
sống mãi với quá khứ. Sự hoài cổ hiện hữu trong từng sinh hoạt hằng ngày,
trong từng bộ cánh họ khoác lên người, trong từng sự kiện văn hoá, thậm chí
trong từng cử chỉ, dáng điệu.
3.2. Những điều nên làm, nên tránh làm đối với người Pháp.
Văn hóa Pháp được gọi là văn hóa ngoại giao, nên người Pháp có phong cách
giao tiếp rất lịch sự, khôn ngoan, khéo léo và văn minh. Họ có biệt tài làm vừa
lòng người khác. Phong cách bông đùa, châm biếm của người Pháp rất tế nhị.
Nguồn gốc của ngày “ Cá tháng tư” chính là từ nước Pháp, cho nên họ không
giận ai lâu và cũng khó ai có thể giận được họ.
* Những điều nên làm:
- Bisous - Nụ hôn thân mật của người Pháp: Nụ hôn má chính là nét đặc trưng
thú vị của người Pháp, họ thường ôm và hôn vào má nhau khi gặp và chia tay
nhau, hay khi cảm ơn mỗi khi nhận được quà. Người Pháp chủ động hôn bạn thể
hiện họ rất thiện cảm và muốn gần gũi hơn với bạn.

- Nói chuyện nhẹ nhàng là nét văn hóa tế nhị đặc trưng thường thấy của người
Pháp. Khi nói chuyện với người Pháp, nên giảm âm lượng xuống đủ để đối
phương đủ nghe, cách nói khẽ của họ để không trở thành trung tâm của sự chú ý
khi đứng trên xe buýt hay ngồi trong quán cà phê.
- Một điểm quan trọng được coi như nguyên tắc sống của người Pháp đó là họ
luôn tôn trọng trong giờ giấc và lên lịch cho các buổi hẹn, hội họp hay làm việc.
Điều này có nghĩa là khi làm việc với họ, chúng ta phải có trách nhiệm cao với
công việc của mình.
- Tại nơi công cộng, nếu đi cùng một đoàn khách người Pháp trong thang bộ,
phụ nữ và người già luôn được đi bên có tay vịn, nếu bạn là đàn ông thì nên đi
20


sau và xuống trước để có thể giúp đỡ khi cần thiết. Còn khi đi thang máy thì trẻ
em, người già và phụ nữ và người khuyết tật đi trước. Kèm với đó người đứng
gần cửa thang máy sẽ hỏi những người còn lại xem họ muốn đến tầng nào. Đó là
cách ứng xử lịch sự trong mắt người Pháp.
- Khi được mời riêng, nên mang theo hoa hoặc bánh kẹo ngon đến làm quà
tặng cho chủ nhà. Bó hoa thường được bó và trang trí rất đẹp và được người
Pháp yêu thích.
- Trong bữa ăn của người Pháp, nên ngồi ngay ngắn, ăn uống từ tốn và sau vài
ba miếng, người Pháp lại lấy khăn lau miệng bằng 2 tay. Không nhai ngấu
nghiến, ngậm miệng khi nhai, ăn theo tiến độ chung của bàn ăn.
* Những điều nên tránh:
- Nếu thân quen thì có thể hôn nhẹ để chào hỏi, còn nếu gặp nhau lần đầu tiên
thì tuyệt nhiên không được phép làm việc đó với người Pháp.
- Tự đẩy cửa bước vào nhà bị người Pháp coi là không lịch sự. Chỉ bước vào nhà
khi được chủ nhà ra mở cửa hoặc được yêu cầu tự mở cửa. Trong chào hỏi, làm
quen và giao tiếp, việc tự công nhận đã mắc sai phạm được đánh giá cao, coi đó
là phẩm hạnh tốt. Điều rất quan trọng là giữ thể hiện cho người khác, tránh xung

khắc công khai.
- Khi được mời, tuyệt đối không được phép từ chối. Nếu thật sự không có thời
gian thì có thể thỏa thuận ăn nhẹ với nhau vì ở Pháp họ rất coi trọng bữa ăn. Nếu
bạn là người mời, bạn sẽ là người trả tiền, người Pháp không thích việc ai ăn
người đó trả tiền.
- Người Pháp rất thích nói và nói nhiều nên bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt nếu tỏ
ra chăm chú lắng nghe. Tuyệt đối không được sử dụng ngôn từ hay tỏ điều gì để
người Pháp có thể hiểu nhầm là lên mặt dạy họ.
- Người Pháp không thích vừa ăn vừa làm một việc khác. Đồ ăn mang đi ở Pháp
có nghĩa là đồ ăn mua về từ nhà hàng hay quán cà phê, rồi ngồi xuống ăn ở ghế
đá công viên hoặc ở nhà, chứ không phải vừa đi vừa ăn. Ngoài ra, mang đồ ăn
thức uống vào trong những nơi kinh doanh cũng được coi là thô lỗ.
21


-Trong khi người Mỹ thường ăn bằng tay hoặc dùng nĩa để cắt thức ăn, nhưng
ở Pháp, hành động này được coi là kém tế nhị. Người Pháp thường cầm dao
bằng tay phải trong suốt bữa ăn để cắt đồ ăn và chuyền thức ăn sang nĩa. Nĩa
được cầm bằng tay trái, không được dùng để cắt đồ ăn, trộn đồ ăn hoặc khua
khoắng trên đĩa.
-Người Pháp thường không ngụy tạo hành động như cười giả lả để tỏ ra thoải
mái. Vì vậy họ cũng không phản ứng khi người nước ngoài làm như vậy. Đối
với người Pháp, một nụ cười giả tạo được coi là ngớ ngẩn và không thành thật.
- Khi có việc phải liên lạc với khách du kịch Pháp bằng điện thoại, tránh gọi
trước 9h và sau 21h30. Trường hợp khẩn cấp người ta mới gọi đột xuất, vì họ rất
chú trọng việc cân bằng giữa công việc với cuộc sống.

-Không mặc định người Pháp nói được tiếng Anh vì người Pháp rất tự hào về
ngôn ngữ của họ, vì vậy họ rất cảm kích khi người nước ngoài nói tiếng Pháp.
Nếu bạn không nói được tiếng Pháp, hãy xin lỗi vì bạn buộc họ phải giao tiếp

bằng tiếng Anh.
- Không nói oang oang trong tàu điện ngầm: Mặc dù là phương tiện giao thông
công cộng, tàu điện ngầm ở Pháp thường rất yên tĩnh. Nếu trót nói lớn trên tàu,
bạn sẽ nhận được những cái nhìn khó chịu từ người bản địa và họ biết ngay bạn
là người nước ngoài. Điều này sẽ làm bạn trở thành mục tiêu của bọn móc túi..

Tài liệu tham khảo
/> />
22


/> />

/> /> /> />
23


24



×