Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

luận văn thạc sĩ Nhịp văn xuôi trong ký nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 148 trang )

Page 1

Header Page 1 of 166.
1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––

NGUYỄN THANH NGA

NHỊP VĂN XUÔI TRONG KÝ
NGUYỄN TUÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 1 of 166.




Page 2

Header Page 2 of 166.
2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––

NGUYỄN THANH NGA

NHỊP VĂN XUÔI TRONG KÝ
NGUYỄN TUÂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Giáo viên hƣớng dẫn: TS. HOÀNG CAO CƢƠNG

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 2 of 166.




Page 3

Header Page 3 of 166.
3

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn

thạc sỹ Ngôn ngữ học với đề tài: “Nhịp văn xuôi trong ký Nguyễn Tuân”.
Để thực hiện được luận văn, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi
đã được sự dạy bảo, động viên giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè đồng
nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Cao Cương người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, Ban chủ
nhiệm khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo trường đại học Sư phạm Thái Nguyên
đã tạo đều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và người thân, xin cảm ơn
anh em bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi thực hiện thành công
luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 08 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 3 of 166.




Page 4

Header Page 4 of 166.
4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 3
3.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................... 4
7. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................... 5
1.1. Nguyễn Tuân và thể ký ........................................................................ 5
1.2. Giới thiệu một số thuật ngữ có liên quan trực tiếp tới đề tài ............... 10
1.2.1. Ký ............................................................................................... 10
1.2.2. Nhịp điệu .................................................................................... 16
1.2.2.1. Nhịp điệu là gì?............................................................... 16
1.2.2.2. Nhịp văn xuôi và nhịp trong văn xuôi Việt Nam .............. 18
1.2.2.3. Nhịp điệu với nhạc tính và hình tượng trong văn xuôi ..... 26
1.2.3. Một số phương thức chính thường gặp trong văn xuôi có nhịp ... 30
1.2.3.1. Lặp Ngữ âm.................................................................... 31
1.2.3.2. Lặp Từ vựng ................................................................... 32
1.2.3.3. Lặp Cú pháp................................................................... 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 4 of 166.





Page 5

Header Page 5 of 166.
5
1.2.3.4. Phép Đối ........................................................................ 38
1.2.3.5. Cấu trúc Sóng đôi .......................................................... 39
1.2.3.6. Câu đơn Đặc biệt ........................................................... 40
1.2.3.7. Trường cú ...................................................................... 42
Chƣơng 2. NGUYỄN TUÂN TẠO NHỊP CHO KÝ ................................. 45
2.1. Nhận xét chung .................................................................................. 45
2.2. Ví dụ minh họa .................................................................................. 48
2.2.1. Lặp Ngữ âm ................................................................................ 48
2.2.2. Lặp Từ vựng ............................................................................... 49
2.2.3. Lặp Cú pháp ............................................................................... 49
2.2.4. Phép đối ..................................................................................... 50
2.2.5. Cấu trúc sóng đôi........................................................................ 50
2.2.6. Câu đơn Đặc biệt ........................................................................ 51
2.2.7. Trường cú ................................................................................... 51
2.3. Nhận xét bước đầu về cách tạo nhịp của Nguyễn Tuân trong ký ........ 52
2.4. Tiểu kết ............................................................................................. 57
Chƣơng 3. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NHỊP ĐIỆU TRONG KÝ
NGUYỄN TUÂN ...................................................................... 58
3.1. Tăng cường tiết nhịp nhằm gây ấn tượng nhạc điệu ........................... 58
3.2. Tăng cường tiết nhịp nhằm liên kết chặt văn bản ............................... 63
3.3. Tăng cường tiết nhịp nhằm nhấn mạnh chủ đề ................................... 71
3.4. Tiểu kết ............................................................................................. 77
KẾT LUẬN ................................................................................................. 78
DANH MỤC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ....................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 81
PHỤ LỤC.................................................................................................... 84


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 5 of 166.




Page 6

Header Page 6 of 166.
1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Maiacốpxki từng nói Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, là năng
lượng chủ yếu của câu thơ. Tuy nhiên, nhịp điệu không là đặc quyền chỉ của
thơ. Trong văn xuôi cũng tồn tại nhịp điệu. Nhịp trong văn xuôi không gò bó
quá như trong thơ mà tương đối tự do. Văn xuôi có nhịp điệu thường gặp,
đặc biệt trong "văn xuôi có chất thơ " (prose poetique). Chưa ai xác định
được ranh giới giữa văn xuôi có nhịp điệu và văn xuôi thông thường nên chỉ
có thể hiểu nhịp điệu là sự phân bố chỗ ngắt giọng, âm thanh bằng trắc, điểm
dừng có vai trò thẩm mỹ, tuy rằng nó độc lập với các vần, luật thơ. Việc
nghiên cứu về nhịp điệu của văn xuôi tuy khó khăn hơn, song lại là công
việc rất nên được quan tâm, bởi vì thực tiễn văn chương cho thấy nhiều áng
văn xuôi khi đưa được nhịp điệu vào thì sức lan tỏa trở nên rộng lớn hơn,
biểu cảm mạnh hơn. Những bài ký của Nguyễn Tuân, Thép Mới, Nguyễn
Trung Thành, Hoàng Phủ Ngọc Tường, v.v… Chính là những mẫu mực
ngày nay cho cách dùng văn chương có nhịp điệu.

1.2. Nguyễn Tuân là một trong chín nhà văn được chọn học trong
chương trình phổ thông với tư cách là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho
mình một phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo và có nhiều cống hiến cho
văn chương Việt Nam thế kỉ XX. Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học
đồ sộ với những trang viết độc đáo và tài hoa. Ông xứng đáng được coi là
một nghệ sĩ lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 6 of 166.




Page 7

Header Page 7 of 166.
2
Văn nghiệp của Nguyễn Tuân trải qua hai giai đoạn trước và sau cách
mạng. Với thể loại ký, Nguyễn Tuân đã tìm được cho mình một hướng đi
riêng, mà cho đến nay chưa ai vượt được. Ông được tôn vinh là nhà tùy bút
số một Việt Nam. Ông để lại được dấu ấn và tên tuổi của mình chính nhờ thể
loại này.
1.3. Nguyễn Tuân là nhà văn luôn có ý thức khám phá và cống hiến tài
năng của mình cho văn chương. Ông đã từng thử sức ngòi bút của mình qua
nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết…. nhưng tuỳ bút là thể loại mà
ông thành công nhất. Từ trước tới nay đã có nhiều công trình khảo sát, nghiên
cứu về sáng tác của Nguyễn Tuân ở nhiều góc độ khác nhau. Song, để tìm
hiểu và nghiên cứu chuyên sâu vào nhịp điệu văn xuôi trong ký Nguyễn Tuân,

làm rõ hơn phong cách Nguyễn Tuân thì chưa có công trình nào thực hiện
một cách hệ thống. Bên cạnh đó, với tinh thần đổi mới phương pháp và quan
điểm dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là chú ý tích hợp các
phương diện nghệ thuật liên quan đến tác phẩm văn học, chúng tôi đã chọn
nhịp điệu trong thể ký của Nguyễn Tuân để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Nhịp và nhạc điệu trong tác phẩm văn chương trong thơ ca truyền
thống thường được bàn thông qua các nguyên tắc về niêm, luật trong thi ca.
Nhịp và nhạc điệu trong văn xuôi ít được bàn luận hơn, do chỗ các sáng tác
trong truyền thống đa phần là thi ca hoặc bị thi ca hóa (lối văn bát cổ). Đây là
đặc trưng của thi pháp trung đại (Trần Đình Sử, Phan Ngọc).
Trong thời cận và hiện đại, khi văn xuôi thực sự có chỗ đứng trên văn
đàn, nhịp và nhạc điệu tồn tại như một thực tế tự nhiên, nhưng vẫn chưa được
các nhà lí luận quan tâm bởi các lí do sau đây:
- Ranh giới giữa thơ và văn, giữa văn vần và thơ trong thực tế chưa hẳn
đã rõ ràng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 7 of 166.




Page 8

Header Page 8 of 166.
3
- Khi bàn về thơ, người ta chú ý nhiều đến số lượng chữ trong dòng,
cách gieo vần, nhưng chưa chú ý thoả đáng đến cắt nhịp và vai trò của nhịp.
- Đặc trưng loại hình ngôn ngữ, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, ảnh

hưởng nhiều đến tri nhận thi ca: hầu như mỗi tiếng, do đặc điểm ngữ nghĩa có
tính độc lập tương đối, đều có thể được tách ra để tạo thành chân, thành nhịp
tương đương với hai đơn vị cơ bản của nhạc điệu phổ quát.
- Tài liệu lí luận về nhịp trong văn xuôi chưa nhiều.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của công trình là tìm hiểu đặc trưng và hiệu quả của nhịp
điệu trong ký Nguyễn Tuân. Qua đó, mong muốn bước đầu khắc họa được
thần thái của ký Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông.
Đề tài giúp cho việc hiểu tác phẩm ký của Nguyễn Tuân chân xác hơn
và giúp cho việc giảng dạy, học tập về Nguyễn Tuân ở các bậc học có kết quả
tốt hơn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của công trình này là nhịp điệu trong các tác phẩm ký sau
1945 của Nguyễn Tuân.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau:
Giới thiệu được những nét cơ bản về Nguyễn Tuân và thể ký.
Nêu được cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài, cụ thể là liên quan đến
nhịp điệu và các phương thức tạo nhịp văn xuôi.
Khảo sát tư liệu để tìm ra các phương thức tạo nhịp văn xuôi của ký
Nguyễn Tuân.
So sánh với vài tác giả ký nổi tiếng khác để thấy được nét riêng của
nhịp văn xuôi trong ký Nguyễn Tuân.
Chỉ ra được các tác dụng văn chương của nhịp trong ký Nguyễn Tuân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 8 of 166.





Page 9

Header Page 9 of 166.
4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn trong khảo sát nhịp và tính nhạc trong 13 bài ký sau
1945 của Nguyễn Tuân, khoảng 200 trang tác phẩm. Đương nhiên để khắc
họa sâu đặc tính nhịp và nhạc điệu của ông, luận văn có tiến hành so sánh ông
với các tác giả ký quen thuộc khác (sau 1945) như Thép Mới, Nguyễn Trung
Thành, Hoàng Phủ Ngọc Tường…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích diễn ngôn
- Phương pháp ứng dụng của thi pháp học
6. Đóng góp của luận văn
- Đề tài luận văn là sự tiếp nối những công trình khoa học nghiên cứu
về tác giả Nguyễn Tuân. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cố
gắng tìm ra điểm mới khi đi sâu vào mảng nhịp văn xuôi của ký Nguyễn Tuân
- một lĩnh vực còn chưa được quan tâm một cách đầy đủ và hệ thống.
- Đề tài Nhịp văn xuôi trong ký Nguyễn Tuân góp phần làm rõ hơn
phong cách và đặc điểm thể loại ký của Nguyễn Tuân nói chung và các bài ký
của ông mà luận văn đã chọn nghiên cứu nói riêng.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Thư mục tham khảo, luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Nguyễn Tuân tạo nhịp cho ký
Chương 3: Tìm hiểu vai trò của nhịp điệu trong ký Nguyễn Tuân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 9 of 166.




Page 10

Header Page 10 of 166.
5
Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Nguyễn Tuân và thể ký
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 - 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà
văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9
tác gia của văn học Việt Nam hiện đại. Ông quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là
Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân,
Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp Trung học
cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo
viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch"
qua biên giới không có giấy phép. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn.
Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ năm
1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng
một thời, Một chuyến đi... Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần

nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị. Năm 1945, Cách mạng
tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng
chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1958,
ông giữ chức tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. Các tác phẩm chính sau
cách mạng của Nguyễn Tuân là tập bút ký Sông Đà (1960), một số tập ký
chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tuỳ bút về cảnh sắc và hương vị đất nước.
Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền của
dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn
Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà..., những nhạc điệu hoặc ca từ của
các lối hát ca trù hoặc dân dã mà thiết tha, những nét đẹp rất riêng của Việt Nam.
Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 10 of 166.




Page 11

Header Page 11 of 166.
6
khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là
"chủ nghĩa xê dịch". Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với
chế độ thuộc địa (hai lần bị tù). Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa.
Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ,
điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Ông còn là một diễn viên kịch nói và là một
diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam.Ông thường vận dụng con mắt của
nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để mài sắc khả năng quan sát, diễn tả của
nghệ thuật văn chương. Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự

nghề nghiệp của mình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động
nghiêm túc, thậm chí "khổ hạnh" và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn
nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy.
Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác
phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: Thơ, bút ký, truyện ngắn
hiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở
trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến đi,
Vang bóng một thời, Thiếu quê hƣơng, Chiếc lƣ đồng mắt cua.
Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay
quanh ba đề tài: "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đời
sống truỵ lạc". Nguyễn Tuân đã tìm đến lí thuyết "chủ nghĩa xê dịch" này
trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về "chủ nghĩa
xê dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối
với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi
bút đầy trìu mến và tài hoa.
Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của
quá khứ còn "vang bóng một thời". Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thời xa xưa
với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã.
Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà Nho tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 11 of 166.




Page 12

Header Page 12 of 166.
7

hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng vẫn không chịu quy thuận về với xã
hội thực dân (như Huấn Cao - Chữ ngƣời tử tù). Nguyễn Tuân cũng hay viết
về đề tài đời sống truỵ lạc. Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy có
một nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc. Trong tình trạng khủng hoảng tinh
thần ấy, vẫn chợt lóe lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục những khát khao
về một thế giới tinh khiết, thanh cao (Chiếc lƣ đồng mắt cua).
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục
vụ cuộc chiến đấu của dân tộc. Nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục
vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và
phong cách độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều
trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân
dân lao động trong chiến đấu và sản xuất.
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân quả là độc đáo và sâu sắc.
Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách này có thể thâu tóm trong một chữ
"Ngông". Mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên
bác. Và mọi sự vật được miêu tả dẫu chỉ là cái ăn, cái uống, vẫn được quan
sát một cách tinh tường từ phương diện văn hoá của nó. Sau Cách mạng, ông
không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân, bao giờ
cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại.
Do cá tính và phong cách riêng, Nguyễn Tuân tìm đến thể tài tuỳ bút
như một tất yếu. Cả cuộc đời cầm bút, Nguyễn Tuân trung thành với lối chơi
ấy. Tuỳ bút là sở trường của Nguyễn Tuân và tài năng ấy cũng được ông phát
huy cao độ thể văn này. Chỉ có thể văn xuôi tự do phóng túng này mới giúp
nhà văn mặc sức phô bày những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những tài hoa
và sự uyên bác của mình một cách tự nhiên thoải mái. Tên tuổi của Nguyễn
Tuân gắn liền với thể loại tuỳ bút. Trên cơ sở thống kê sự nghiệp sáng tác của
nhà văn chúng tôi thấy: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự tổng cộng khoảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 12 of 166.





Page 13

Header Page 13 of 166.
8
1153 trang, trong khi đó tuỳ bút chiếm khoảng 3118 trang. Nguyễn Tuân dù
viết gì cũng hướng đến tuỳ bút, nói như Trương Chính thì: "Truyện ngắn,
truyện dài, phóng sự của ông tất cả đều là những thiên tuỳ bút trá hình"
[25,tr.54].
Tuỳ bút Nguyễn Tuân mang đậm chất ký, nghĩa là ghi chép sự thật và
thông tin thời sự chính xác, "một thứ tuỳ bút pha du ký" [25,tr.120]. Pôlêvôi đã
nói: "Một bài ký sự hay quả thật là một bài có đủ mọi đặc trưng của thể loại
báo chí thuần tuý, nó hết sức cụ thể, có thể tái hiện được sự thật chân chính.
Những nhân vật tạo nên phải là những con người có thật trong cuộc sống hiện
thực, những sự việc mô tả phải dính chặt với địa điểm đúng như người ta
thường nói: Ký sự có địa chỉ chính xác của nó" [26,tr.426]. Điều này thật có lí
khi thể loại ký ở nước ngoài còn được gọi là "văn học báo cáo", "văn học tư
liệu - nghệ thuật". Từ việc bám sát người thật việc thật, những bài ký đều nhằm
mục đích phục vụ kịp thời cho những nhu cầu hiểu biết thực tế của người đọc.
Bởi vậy, có thể thấy một đặc điểm trong những bài ký của Nguyễn Tuân là
thường xuyên liệt kê, thống kê, đếm và kể số lượng một cách chính xác, để
khẳng định tính xác thực của đối tượng phản ánh. Nguyễn Tuân đưa vào các
bài ký của mình những địa danh, những sự vật, những con người "có địa chỉ",
những số liệu chính xác, tỉ mỉ, những sự kiện có thật trong cuộc sống.
Nguyễn Tuân viết ký như một tất yếu, song đó không chỉ là những
trang ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe của một con người "đi để
viết", mà nó còn là nơi để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư… về con người và

cuộc sống. Nói cách khác, bên cạnh việc phản ánh hiện thực, tác giả ký còn
bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình một cách tự do. Và ở ký Nguyễn
Tuân, những suy nghĩ, cảm xúc chủ quan của tác giả là nguyên nhân khiến
cho tác phẩm đậm chất trữ tình. Trong tuỳ bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi,
ngoài những báo cáo về các trận chiến đấu cụ thể của Hà Nội thắng Mỹ, là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 13 of 166.




Page 14

Header Page 14 of 166.
9
những xúc cảm của nhà văn về thiên nhiên, cảnh trí, truyền thống của đất Hà
Nội, về tâm hồn, tính cách của người Hà Nội.
Đọc những bài ký Nguyễn Tuân, gặp những câu văn giàu hình ảnh và
chất trữ tình như thế, ta thấy nhà văn đã tái hiện không chỉ là nhịp sống mà
còn là nhịp điệu tâm hồn của chính tác giả. Phải thừa nhận rằng, để viết được
những câu văn như thế, Nguyễn Tuân phải là người có khiếu quan sát, trí
tưởng tượng và óc liên tưởng thẩm mỹ phong phú độc đáo. Bởi nếu như chỉ
miêu tả theo lối kể đơn thuần chắc chắn sẽ không thể tạo nên những lời văn
vừa giàu chất thơ, lại vừa đa dạng về hình ảnh như thế.
Mạch văn trong ký Nguyễn Tuân tuôn chảy theo dòng cảm xúc hết sức
thoải mái, chuyện này chồng chéo lên chuyện kia không theo một trình tự nào
và cũng không bị hạn chế bởi không gian, thời gian. Khi thì lướt rất nhanh,
chỉ điểm một vài nét chấm phá, khi thì dừng lại rất lâu ở một cảnh, một sự
việc rồi xoay dọc, xoay ngang, quan sát tỉ mỉ nhu muốn người đọc cũng ấn

tượng sâu về nó. Có những lúc tác giả huy động hết tất cả mọi giác quan của
mình để miêu tả kết hợp giữa mát nhìn, tai nghe, mũi ngửi, trí óc liên
tưởng…Và chính những đặc điểm này đã thực sự làm cho ký Nguyễn Tuân có
được những nét riêng biệt mà người đọc không thể nhầm lẫn.
Nhận xét về phong cách Nguyễn Tuân, Phan Cự Đệ đã đưa ra những
đánh giá xác đáng: "Những trang ký của Nguyễn Tuân chứng tỏ anh là một
nhà văn từng trải, lịch lãm, một cây bút thích la cà, tọc mạch, một con người
tỉ mỉ, kĩ tính, đã nghiên cứu cái gì thì tìm hiểu đến từng chi tiết, con số"
[25,tr.115].
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa, cùng vốn kiến thức uyên bác, sự
am hiểu sâu sắc nền văn hoá dân tộc cũng như văn hoá nhân loại và thái độ
lao động nghệ thuật nghiêm túc, là những yếu tố tạo nên thành công của
Nguyễn Tuân ở thể loại ký. Có thể nói, những trang ký của Nguyễn Tuân luôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 14 of 166.




Page 15

Header Page 15 of 166.
10
có sức cuốn hút mãnh liệt đối với người đọc bởi tính xác thực, tính thời sự và
chất trữ tình của nó. Nguyễn Tuân đã làm cho thể loại văn xuôi này thăng hoa
và ngược lại, ký cũng làm nên một Nguyễn Tuân có vị trí không ai có thể thay
thế được trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XX.
1.2. Giới thiệu một số thuật ngữ có liên quan trực tiếp tới đề tài
1.2.1. Ký

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về ký (reportage, essai). Có người
căn cứ vào phương thức biểu hiện và chất liệu kết cấu để chia ký thành ba
loại: ký tự sự, ký trữ tình và ký chính luận. Lại có người căn cứ vào bút pháp
và đối tượng được phản ánh để chia ký thành hàng chục thể loại: bút ký, hồi
ký,du ký, phóng sự, tuỳ bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm...
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên) định nghĩa ký là: "Một loại hình văn học trung gian, nằm
giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký,
hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tuỳ bút,... " [10, tr.162]. Ranh giới của
việc phân chia các thể ký nêu trên chỉ có tính chất tương đối, các thể ký luôn
luôn chuyển hoá xâm nhập lẫn nhau. Nói cách khác, không có ranh giới rạch
ròi giữa các thể ký mà chúng biến hoá tuỳ theo ý định sáng tác và đặc điểm,
bút pháp của nhà văn. Trong sáng tác, các nhà văn có thể không quan tâm đến
đặc trưng của từng thể loại mà chủ yếu là vận dụng các khả năng, phương tiện
của văn học để nhằm thể hiện một cách tốt nhất mục đích của mình.
Có người cho rằng đặc trưng của ký là tính chủ quan, chủ quan trong
ghi chép người thật, việc thật,được nhiều người sử dụng trong sáng tác văn
học và làm báo(ký văn học và ký báo chí). Không nên xem những tác phẩm
ký là kết quả của sự xâm nhập báo chí vào văn học. Trước khi có hoạt động
báo chí, trong lịch sử văn học từ nghìn xưa đã có những tác phẩm ký, như Sử
ký của Tư Mã Thiên cách đây mấy nghìn năm vừa là tác phẩm sử học vừa có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 15 of 166.




Page 16


Header Page 16 of 166.
11
thể coi là ký. Tuy vậy, không thể không thừa nhận báo chí có nhiều tác động
đến văn học, tính chất chính luận thời sự và chiến đấu của báo chí cũng đã
thâm nhập vào văn học nhất là đối với loại thể ký của nó. Trong khuôn khổ
luận văn này, chúng tôi chỉ bàn về ký văn học. Việc xác định một khái niệm
đúng đắn về ký khó khăn một phần vì trong ký có nhiều loại khác nhau, vả
lại, cũng vì cách gọi tên tác phẩm của mình của một số nhà văn. Chẳng hạn,
Tây sƣơng ký của Vương Thục Phủ thực chất là một vở kịch, Tây du ký của
Ngô Thừa Ân là một tiểu thuyết, Nhật ký ngƣời điên của Lỗ Tấn là một
truyện ngắn, Nhật ký ở rừng của Nam Cao là một truyện ngắn...
Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đưa ra định nghĩa ký là
"Tên gọi chung cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và
ngoài văn học(báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại...) chủ yếu là văn
xuôi tự sự, gồm các thể như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký...
"[2,tr.176]. Tuy nhiên, khi xem xét ký trong hệ thống trữ tình - tự sự - kịch ta
thấy: Hệ thống này hoàn toàn đúng cho văn chương thẩm mĩ mà không bao
gồm hết các loại, vốn không phải là văn chương thẩm mĩ nhưng vẫn có giá trị
nghệ thuật cao. Đó là văn chính luận. Không thể xếp văn chính luận vào ký
như quan niệm từ trước đến nay vì văn chính luận chủ yếu không phải nhằm
thông tin sự thật mà thông tin lí lẽ. Có thể sắp xếp bút ký chính luận vào văn
chính luận. Như vậy, ký sẽ không bao gồm tuỳ bút và bút ký chính luận.
Nhưng khi xem xét ký trong hệ thống Thơ - tiểu thuyết - kịch - ký thì ký lại
buộc phải bao hàm các loại văn xuôi còn lại. Và nếu chấp nhận hệ thống trữ
tình - tự sự - kịch thì ký hay tuỳ bút cần phải được xếp vào loại trữ tình. Bởi
vì trong tuỳ bút có nhiều chi tiết trữ tình chủ quan, sự việc chỉ là cái cớ để tác
giả bộc lộ tâm trạng, là cái đinh để tác giả treo lên bức tranh tình cảm của
mình... Như vậy, ký chỉ còn liên quan đến loại văn tự sự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Footer Page 16 of 166.




Page 17

Header Page 17 of 166.
12
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa ký là "thể văn tự
sự viết về người thật việc thật, có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực
đến mức cao nhất " [23,tr.664]. Định nghĩa này cho phép ta hình dung rõ hơn
về thể ký bởi nó nêu lên đặc trưng của ký.
Tính xác thực là đặc trưng quan trọng nhất của ký. Xét về bản chất và
gốc gác, ký không nhằm thông tin thẩm mĩ mà là thông tin sự thật nhưng
không vì thế mà ký thiếu tính nghệ thuật. Sở dĩ ký có tính nghệ thuật bởi vì
trước hết ngay trong hiện thực cũng đã bao hàm cái thẩm mĩ đồng thời chính
nhiệt tình khao khát mong biết được sự thật cũng góp phần tạo nên những
quan hệ thẩm mĩ. Do đặc điểm "viết về người thật việc thật" nên ký phải
"trung thành với hiện thực đến mức cao nhất". Tuy nhiên, đã là một tác phẩm
nghệ thuật, không thể không nói đến hư cấu. Tác giả ký không bao giờ chỉ
dừng lại ở chỗ trình bày sự thật, bởi vì những lí do sau: Một là, hiện thực chỉ
là xuất phát điểm, là cái cớ để thông qua đó nhà văn trình bày quan niệm thẩm
mĩ của mình. Hai là, về bút pháp, văn học thường sử dụng những phương thức
của văn học nói chung để tạo ra một giọng điệu phong phú, sinh động. Ba là,
trong thể ký văn học, cái Tôi bao giờ cũng là cái tôi thẩm mĩ, người nghệ sĩ
tái tạo hiện thực trên cơ sở những cảm xúc thẩm mĩ, trình bày những quan
điểm thẩm mĩ của mình qua tác phẩm. Chính bởi vậy, bên cạnh những thủ
pháp nghệ thuật khác, thủ pháp hư cấu vẫn thường được nhà văn sử dụng. Nói
cách khác, nhà văn có thể sử dụng những hình thức không xác định để trình

bày cái xác định. Hư cấu nghệ thuật được sử dụng trong ký còn bởi một thực
tế: tác giả không thể đồng thời chứng kiến tát cả các khía cạnh của sự việc
đang xảy ra. Muốn có được một bức tranh toàn cảnh của sự việc, nhà văn có
thể nghe từ nhiều nguồn khác nhau rồi thông qua đó sử dụng sự hồi tưởng hay
trí tưởng tượng để tái tạo hiện thực. Nhưng không phải người viết ký tưởng
tượng và hư cấu thế nào cũng được. Về nguyên tắc, những thành phần xác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 17 of 166.




Page 18

Header Page 18 of 166.
13
định của người thật việc thật (tên tuổi, ngoại hình, địa chỉ, nguồn gốc…)
người viết phải phấn đấu thể hiện xác thực đến mức tối đa. Nhà văn có thể
tưởng tượng hư cấu rộng rãi hơn với những thành phần không xác định (như
nội tâm nhân vật, cảm xúc, thiên nhiên, nhân vật phụ…) cũng như việc sắp
xếp, tổ chức hệ thống tác phẩm. Tóm lại, trong tác phẩm ký văn học, nhà văn
có thể hư cấu nhưng nhìn chung có phần hạn chế và thường ở những thành
phần không xác định.
Sáng tác văn học dạng thể ký thường thịnh hành ở các giai đoạn văn
học sử ứng với thời kỳ xã hội có khủng hoảng của các quan hệ cũ, nảy sinh
một nếp sống mới, làm tăng cường chú ý đến sự miêu tả các thói tục. Có thể
thấy những ví dụ sinh động trong nền văn học thế giới biểu hiện rõ rệt điều
này: văn học Nga giữa thế kỷ 19 khi sự hỗn loạn xã hội với chế độ nông nô
sụp đổ, quý tộc suy đồi, tầng lớp hạ lưu bị bần cùng hóa, ký trở thành một

trong những thể loại chủ đạo của văn học; hoặc nước Anh đầu thế kỷ 18 khi
các tạp chí châm biếm đăng những bài phác họa chân dung và cảnh sinh hoạt,
đã trở thành ngọn nguồn cho sự nở rộ thể ký.
Trong văn học Việt Nam, ký là một thể loại nhạy bén, linh hoạt, luôn
bám sát dòng chảy hiện thực vốn có nhiều biến động của đất nước suốt mấy
chục năm chiến tranh. Ngay trong văn xuôi trung đại, ký là một thể loại mang
yếu tố trữ tình rõ nét hơn cả. Đồng thời với việc ghi chép trung thực những
biến cố lịch sử, tái hiện chân thực bức tranh đời sống, miêu tả sinh động cảnh
sắc thiên nhiên, bao giờ các tác giả cũng ít nhiều bộc lộ quan điểm đánh giá,
những suy ngẫm chủ quan và những rung động nảy sinh từ chính trái tim
mình. Người đọc có thể thấy được tính chất, mức độ của yếu tố trữ tình xuất
hiện trong ký trung đại qua một số tác phẩm tiêu biểu: Thanh Hƣ động ký
của Nguyễn Phi Khanh (1384), Thƣợng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (1783),
Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ (khoảng cuối thế kỉ XVIII),… Sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 18 of 166.




Page 19

Header Page 19 of 166.
14
những tác phẩm ký bằng chữ Hán, vào những năm cuối thế kỉ XIX đã xuất
hiện tác phẩm ký bằng chữ quốc ngữ mà trong đó yếu tố chủ quan của người
viết dần được bộc lộ đậm nét. Tiêu biểu hơn cả là Chuyến đi Bắc Kì năm Ất
Hợi 1876 của Trương Vĩnh Ký.
Trong khoảng hai thập niên đầu thế kỉ XX, khi nhiều tờ báo bằng chữ

quốc ngữ lần lượt ra đời như: Gia Định báo - 1865, Đại Việt công báo - 1905,
Đông Dương tạp chí - 1913, Nam Phong tạp chí - 1917, An Nam tạp chí 1922,... thể loại ký đã có điều kiện phát triển với phương tiện sáng tác và bút
pháp mới. Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu như: Hƣơng Sơn hành trình
ký (1914) của Nguyễn Văn Vĩnh, Mƣời ngày ở Huế (1918) và Một tháng ở
Nam Kỳ (1919) của Phạm Quỳnh. Tuy có bước thay đổi đáng kể về chữ viết
nhưng giọng biền ngẫu, bản ngã cá tính còn dè dặt, miêu tả cụ thể nhưng vẫn
thiên về ngoại cảnh hơn là về tình cảm nội tâm. Đây chính là bước khởi đầu
về thời kì chuyển tiếp từ ký trung đại sang ký hiện đại.
Từ 1930 - 1945, các thể ký văn học đã được khẳng định với những tác
phẩm phóng sự về nông thôn của Ngô Tất Tố, về đời sống của phu nghèo
thành thị mọi tệ nạn trộm cắp, cờ bạc…của Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, về
Hà Nội ba sáu phố phƣờng của Thạch Lam và đặc biệt là qua phong cách
tuỳ bút tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân. Trong các thể của loại hình ký, có
thể nói gây nhiều chú ý hơn cả là những bài tuỳ bút. Về thể loại này, hai nhà
văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân được coi là hai "khai quốc công thần" với
vai trò tiên phong, chủ lực. Và tác phẩm tuỳ bút đầu tiên có lẽ là bài Chơi thành
Cổ Loa (1938) của Nguyễn Tuân. Đây là một bài tuỳ bút rất ngắn.Trong khuôn
khổ 4 trang sách in (từ trang 131 đến trang 134 - Nguyễn Tuân toàn tập, tập 1),
tác giả miêu tả cảnh rêu phong hoang phế của thành Cổ Loa, bộc lộ những
hoài niệm về những tấn bi kịch trong truyền thuyết và ngậm ngùi, xót xa trước
sức tàn phá của thời gian. Giọng điệu câu văn biến hoá rất linh hoạt: "Đường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 19 of 166.




Page 20


Header Page 20 of 166.
15
lối đã thuộc, dấu tích đã nhớ, ta chỉ còn đem cặp mắt thu cái tàn đô của Cổ
Loa, rồi đứng trước nếp thành cổ, nhớ lại người xưa, đem con tim khối óc mà
cảm khái cuộc đời đổi thay!".
Như vậy, đến năm 1945, thể ký đã cơ bản hoàn tất quá trình thai nghén
và sinh thành thể loại tuỳ bút. Cùng với thơ mới, truyện ngắn, phóng sự, bút
ký, tiểu thuyết, tuỳ bút là thể loại đóng góp đáng kể để làm nên một thời đại
văn chương với nhiều thành tựu rực rỡ. Tác giả Lê Dục Tú đã có nhận định:
"Phóng sự và tuỳ bút là hai tiểu loại ký tiêu biểu làm nên những thành tựu nổi
bật của ký giai đoạn 1930 - 1945" [6, tr.408].
Từ 1945 - 1975, trong văn học Việt Nam, ký giữ một vai trò đặc biệt
quan trọng. Nhiều tác phẩm ký có giá trị lần lượt xuất hiện, góp phần tạo nên
bộ mặt đa dạng của đời sống văn học. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ, thể ký thực sự là mũi nhọn xông xáo khắp các chiến trường khói
lửa, các nẻo đường mưa tuôn nắng dội, len lỏi vào những ngóc ngách tận cùng
của đời sống: Ký sự - Trần Đăng, Ký sự Cao Lạng - Nguyễn Huy Tưởng, Tuỳ
bút kháng chiến - Nguyễn Tuân, Bất khuất - Nguyễn Đức Thuận, Sống nhƣ
anh - Trần Đình Vân, Ngƣời mẹ cầm súng - Nguyễn Thi, Những ngày nổi
giận - Chế Lan Viên, Ký chống Mỹ - Nguyễn Tuân, Đƣờng lớn - Bùi Hiển,
Rất nhiều ánh lửa - Hoàng Phủ Ngọc Tường…. "Những tác phẩm ấy đã phản
ánh kịp thời, nhiều mặt của hiện thực đời sống bộn bề, phong phú, xứng đáng
là "bộ đội tiền tiêu" của văn học nghệ thuật" [10,tr.163].
Từ sau 1975, ngoài các nhà văn đã khẳng định tên tuổi ở giai đoạn
trước vẫn còn đều đặn sáng tác (Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyên Ngọc…),
những cây bút có tác phẩm ký tiêu biểu ở thời kì này là: Võ Văn Trực, Băng
Sơn, Nguyễn Ngọc Tư… Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, ký
càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày
càng sâu và rộng của độc giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Footer Page 20 of 166.




Page 21

Header Page 21 of 166.
16
Nói tóm lại, ký được hiểu là một thể loại văn học rộng lớn nằm giữa thể
văn xuôi hư cấu và thi ca. Như vậy, ký là một thể loại văn học có hình thức là
văn xuôi tự sự, phản ánh chất liệu thực của đời sống và cho phép tác giả phát
biểu được cảm xúc trực tiếp của mình trước các sự kiện mà tác phẩm đang
phản ánh.
1.2.2. Nhịp điệu
1.2.2.1. Nhịp điệu là gì?
Nhịp điệu (rhythm) là một thuật ngữ được sử dụng ở nhiều lĩnh vực
chứ không riêng trong văn học nghệ thuật. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê
chủ biên) định nghĩa nhịp điệu là "sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm
mạnh và nhẹ theo những trật tự, cách thức nhất định "[23,tr.892]. Với ý nghĩa
đó, chúng ta có thể nhận ra nhịp điệu khi nghe tiếng đập của trái tim, tiếng
tích tắc của kim đồng hồ quay, tiếng chân bước đều của đoàn quân duyệt
binh…và rất nhiều âm thanh, chuyển động hằng ngày khác có nhịp điệu.
Theo nghĩa rộng nhất, nhịp điệu là hình thức phân bố trong thời gian
những chuyển động nào đó. Như vậy, có thể nói về nhịp điệu của bất kì sự
chuyển động, trong đó có âm thanh của bất kì thứ ngôn ngữ nào chúng ta
nghe được mà không cần hiểu nghĩa. Nhịp điệu thể hiện tính chất đều đặn của
chuyển động, sự cân đối của những độ dài về thời gian hay sự luân phiên dưới
dạng chuyển động âm thanh.

Nhịp điệu được tạo bởi âm thanh và những khoảng lặng. Những âm
thanh và sự im lặng này hợp thành đơn vị âm thanh, lặp đi lặp lại phát sinh
thành nhịp điệu. Có người cho rằng, nhịp điệu là vấn đề của thời gian (matter
of timing), vì hiện tượng nhịp điệu xảy ra trong khoảng thời gian bằng nhau,
là sự lặp lại một "biến cố" một cách đều đặn. Lại có người cho nhịp điệu là
vấn đề của nhận thức (matter of cognitive) nên coi nhịp điệu là một chuỗi
những biến cố liên hệ với nhau trong những điều kiện nổi bật. Nhà thơ Geard
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 21 of 166.




Page 22

Header Page 22 of 166.
17
Manley Hopkins cho rằng nhịp điệu là một loại biểu tượng tái diễn có định kì
của âm thanh (recurrent figure of sound). Nói cách khác, nhịp điệu là sự lặp
lại của những âm thanh giống nhau. Nhưng mỗi âm thanh không phải lúc nào
cũng có những âm vực như nhau mà mạnh - nhẹ, dài - ngắn khác nhau nên
những nhịp điệu cũng không hề giống nhau.
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên) cho nhịp điệu là "Một phương tiện quan trọng để cấu tạo
hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chu kì, cách
quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tương đồng trong thời gian
hay quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm mĩ " [10,tr.238].
Như vậy, trong văn học nghệ thuật, nhịp điệu là sự lặp lại có quy luật
những thành tố, đơn vị đồng nhất và tương tự nhau sau những khoảng đều

nhau trong không gian hoặc trong thời gian. Nhịp điệu nghệ thuật là sự thống
nhất và tác động qua lại giữa chuẩn mực và sai lệch, trật tự và không trật tự
nhằm cảm thụ và tạo dựng hình thức, xây dựng nội dung hình tượng. Nói
cách khác, nhịp điệu trong văn học "là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có
thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, môtíp,… nhằm thể hiện sự
cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống
lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật". [10,tr.238]
Đã là nhịp phải có sự luân phiên đều đặn các yếu tố cùng loại để vừa
phân chia vừa tổng hợp hiệu quả thẩm mĩ. Tác phẩm có bao nhiêu cấp độ thì
có bấy nhiêu cấp độ về tổ chức nhịp điệu. Có hai tổ chức có cấu trúc nhịp điệu
là cấu trúc hình thức và cấu trúc chủ đề, hình tượng. Trong thơ ca, nhịp điệu
do nhiều yếu tố góp phần cấu thành: trọng âm, vần, phép lặp, chuỗi âm tiết,
hiệu ứng âm thanh, số lượng âm tiết… Chẳng hạn, sự lặp lại trong thơ là dòng
thơ với độ dài của nó gồm số tiếng và vần như là những điểm ngắt. Dòng thơ
lại có kiểu ngắt nhịp của luật thơ,có độ dài ngắn, cân đối hoặc không cân đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 22 of 166.




Page 23

Header Page 23 of 166.
18
khác nhau. Còn trong văn xuôi, người ta chú ý đến các đơn vị nhấn, trọng âm,
kết thúc câu, câu trùng điệp, phép lặp. Về cấu trúc chủ đề, hình tượng thì nhịp
điệu thể hiện ở sự lặp lại các sự kiện, hình ảnh, các đơn vị nhấn mạnh, không
gian, thời gian… Câu văn dài ngắn, khúc khuỷu được lặp lại cũng tạo nên

nhịp điệu cảm nhận đời sống. Ở cấp độ tư tưởng, hình tượng, cốt truyện, trần
thuật, … đơn vị của sự lặp lại không phải bao giờ cũng dễ phát hiện. Vì thế,
nhiều khi độc giả không phát hiện được nhịp điệu của tác phẩm. Trong văn
xuôi tự sự, đó có thể là sự luân phiên giữa mạch kể chuyện và mạch tả, sự lặp
lại các môtíp như ngày - đêm, bốn mùa, chia tay - gặp gỡ, buồn - vui…
Nhịp điệu liên quan chặt chẽ với tình cảm. Từ thời xa xưa, Arixtốt đã
giải thích rằng nếu sự vận động mà chúng ta cảm thấy bằng tình cảm rơi vào
một trật tự nhất định nào đấy thì cái đó là nhịp điệu (Nghệ thuật thơ ca). Còn
theo Hêghen, nhịp là một cách quy định cố định và sự lặp lại một dạng thức
không đổi. Nhịp diễn tả bước đi tạo hình của thế giới, bước vận động của nội
tâm, để con người tự nhìn thấy mình. Qua nhịp điệu và sự vang ngân, con
người cảm giác được mình, thấy được dòng tình cảm của mình. Nói nhịp điệu
chính là sự vận động của tâm hồn là vì lẽ đó.
1.2.2.2. Nhịp văn xuôi và nhịp trong văn xuôi Việt Nam
Trong tiềm thức của không ít người, thơ luôn thuộc về loại hình ngôn
ngữ có tiết tấu, nhịp điệu. Tư duy thơ khác tư duy văn xuôi. Văn xuôi không
có tiết tấu, nhịp điệu. Tiết tấu, nhịp điệu trong văn xuôi nếu có thường là sự
gián đoạn còn trong thơ, nhịp điệu vận động khá đều đặn theo một chu kì, quy
luật nào đó. Những người nhất quyết theo quan điểm này giải thích rằng văn
xuôi khó thuộc hơn thơ bởi chúng không có tính nhạc, không có vần nhịp
uyển chuyển! Tuy nhiên, độ dài ngắn của phát ngôn không bao giờ trở thành
tiêu chí phân biệt lời thơ và lời văn. Nhiều câu văn ngắn, nếu cố tình vẫn có
thể đọc thuộc lòng, nhưng không thể xếp đồng hạng với lời thơ. Tính thơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 23 of 166.





Page 24

Header Page 24 of 166.
19
thuộc về tính nhạc của ngôn từ nghệ thuật. Song ngay cả ngôn ngữ sử dụng
trong đời thường cũng có thể có tính thơ, tính nhạc nếu được người nói bắt
vần và chú trọng đến tiết tấu, nhịp điệu. Vậy là hiển nhiên văn xuôi cũng sẽ
nhịp điệu riêng của nó nếu nhà văn chủ ý chau truốt câu chữ cho nhịp nhàng,
cân đối. Cũng cần lưu ý rằng, những câu văn xuôi có nhịp điệu dù có gần với
thơ đến đâu chúng vẫn không phải là thơ, chúng là văn xuôi có chất thơ, có
tính nhạc. Chất thơ và nhạc chính là chiếc cầu nối mềm mại đưa văn xuôi
thấm vào hồn người êm ái và dịu dàng hơn bao giờ hết.
Nhịp điệu văn xuôi được thể hiện trước hết ở nhịp ngắt giữa các câu
văn và nhịp ngắt giữa các bộ phận của câu văn. Bởi vậy, khi trực tiếp làm việc
trên văn bản, người đọc rất chú ý đến các dấu câu và tác dụng của nó.
"Dấu câu là ký hiệu dùng trong văn viết. Dấu câu là phương tiện dùng
để phân biệt các ý nghĩa, các đơn vị ngữ pháp trong một câu văn. Chúng
được dùng để chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần câu, giữa các
thành phần trong câu, giữa các thành tố trong cụm từ, trong các liên hợp cụm
từ. Nhờ có dấu ngắt câu mà ta đọc đúng, hiểu đúng bài văn viết dễ dàng hơn,
đặc biệt là khi đọc diễn cảm bài văn, bài thơ " [22,tr73].
Dấu chấm ". " là dấu ngắt câu đặt ở cuối câu trần thuật. So với dấu phẩy
và dấu chấm phẩy, dấu chấm là chỗ có quãng ngắt tương đối dài hơn. Ví dụ:
"Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng
thẳng vào mình"
(Nguyễn Tuân)
Dấu chấm hỏi "?" thường dùng ở cuối câu hỏi (Câu nghi vấn). Khi đọc,
phải ngắt câu ở dấu hỏi với ngữ điệu hỏi thường là lên giọng ở cuối câu. Ví dụ:
"Tiếng Việt Nam có đứng riêng hẳn như thế không? Thơ Việt Nam có
thể bỏ vần mà vẫn Việt Nam hay không?"

(Hoài Thanh)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 24 of 166.




Page 25

Header Page 25 of 166.
20
Dấu chấm lửng, còn gọi là dấu ba chấm "…", được dùng để biểu thị sự
ngắt quãng tạo ý châm biếm, mỉa mai, hoặc để chỉ ra rằng người nói chưa nói
hết, hay chỉ ra rằng lời dẫn trực tiếp có bị lược bớt một số câu. Ví dụ:
"Giơ tay hàng tuốt quân ta. Té ra công sự chỉ là công …toi. "
(Tú Mỡ)
Cũng có khi dấu này dùng để ghi lại khoảng kéo dài của âm thanh.
Ví dụ:
"ù…ù…ù…Tầm một lượt. "
(Võ Huy Tâm)
Nói chung, dấu chấm lửng có sự ngắt đoạn dài hơn so với dấu chấm.
Dấu chấm phẩy ";" thường dùng trong câu phức hoặc câu đơn mở rộng,
để phân chia các thành phần tương đẳng, có tính độc lập tương đối. Đoạn
ngừng do dấu chấm phẩy ký hiệu thường dài hơn so với dấu phẩy nhưng ngắn
hơn so với dấu chấm. Ví dụ:
"Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm chị nuôi tần tảo; chị chăm
sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần…".
(Nguyễn Trung Thành)
Dấu chấm than "!" đặt ở cuối câu cảm thán hoặc cuối câu cầu khiến,

còn được gọi là dấu cảm, dấu than. Đoạn ngừng của dấu này được xác định
bởi mức độ cảm xúc do câu gây ra.
Ví dụ:
"Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những
nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ!"
( Phạm Văn Đồng)
"Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm…"
(Nam Cao)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 25 of 166.




×